Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 99 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
99
Dung lượng
198,38 KB
Nội dung
Trường: ĐH Giao thông vận tải GVHD: Đỗ Thị Ngọc Điệp
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thành Chung 1 Lớp: QTDNVT – K49
Trường: ĐH Giao thông vận tải GVHD: Đỗ Thị Ngọc Điệp
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt: Nguyên nghĩa:
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CBCNV Cán bộ công nhân viên
ĐGTTCV Đánh giá thành tích công việc
ĐGTHCV Đánh giá thực hiện công việc
KHHNNL Kế hoạch hóa nguồn nhân lực
KHKT Khoa học kỹ thuật
QTNNL Quảntrị nguồn nhân lực
SXKD Sản xuất kinh doanh
TW Trung ương
XHCN Xã hội chủ nghĩa
SV: Nguyễn Thành Chung 2 Lớp: QTDNVT – K49
Trường: ĐH Giao thông vận tải GVHD: Đỗ Thị Ngọc Điệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Những chuyến tàu xuất phát từ Ga Hà Nội
Bảng 2.2 Thiết bị phục vụ hành khách tại Ga Hà Nội
Bảng 2.3 Lượng hành khách luân chuyển trong ngày 23/1/2011
Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh 3 năm (2009 – 2011) của Ga Hà Nội
Bảng 2.5 Cơ cấu lao động của các năm gần đây (2009- 2011)
Bảng 2.6 Tình hình sử dụng ngày công bình quân trong năm/công nhân
Bảng 2.7 Hệ số sử dụng giờ lao động bình quân/ca
Bảng 2.8 Số lượng tuyển dụng từ năm 2009 – 2011 của Ga Hà Nội
Bảng 2.9 Kết cấu theo trình độ độ tuổi bộ máy gián tiếp năm 2011 của Ga
Hà Nội
Bảng 2.10 Tiền lương bình quân của Ga Hà Nội
SV: Nguyễn Thành Chung 3 Lớp: QTDNVT – K49
Trường: ĐH Giao thông vận tải GVHD: Đỗ Thị Ngọc Điệp
LỜI MỞ ĐẦU
Con người là nhân tố trung tâm, là nhân tố quyết định đến thành quả của quá
trình sản xuất, dịch vụ. Bởi mọi hoạt động của doanh nghiệp suy cho cùng là do con
người thực hiện, có thành công hay không, hiệu quả như thế nào đều do chính
nguồn lực con người quyết định. Nó chính là nguồn tài nguyên có giá trị lâu dài, là
tiềm năng phát triển của mỗi doanh nghiệp. Do đó, “Mọi quảntrị suy cho cùng đều
là quảntrị con người”, nhận định quan trọng này đã được kiểm chứng bằng cả lý
luận lẫn thực tiễn, và qua đó khẳng định tầm quan trọng của quảntrị nguồn lực con
người. Quảntrị nguồn nhânlực nhằm mục đích tuyển chọn được người có năng lực,
nhanh nhạy và cống hiến trong công việc; quản lý hoạt động và khen thưởng kết
quả hoạt động cũng như phát triển năng lực của họ.
Chính vì cảm nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết phải có công tác
quản trị nguồn nhânlực trong bất cứ một doanh nghiệp nào cho nên em đã lựa chọn
đề tài: “Một số giảipháp nhằm hoàn thiện công tác quảntrị nguồn nhânlực tại
Ga Hà Nội”.
Trong thời gian thực tập tại Ga Hà Nội, qua nghiên cứu công tác quản trị
nguồn nhânlực của Ga em thấy công tác này được Ga thực hiện tương đối tốt. Tuy
nhiên do còn có một vài khó khăn cho nên Ga vẫn còn một số điểm hạn chế nhất
định trong công tác này. Vì thế cho nên em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác quảntrị nguồn nhânlựctại Ga.
1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là tìm hiểu thực trạng công tác quảntrị nguồn nhân lực
như: kế hoạch hóa nhân lực, thiết kế công việc, tuyển dụng, đào tạo phát triển
nguồn nhân lực, chế độ duy trì nguồn nhânlực của Ga, đồng thời đánh giá ưu
nhược điểm của công tác này trong Ga. Từ đó đưa ra một số giảipháp nhằm giúp
Ga hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác quảntrị nguồn nhânlực trong bối
cảnh của ngành như hiện nay để phát triển bền vững, tăng sức cạnh tranh cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của Ga trong môi trường kinh doanh quốc tế.
SV: Nguyễn Thành Chung 4 Lớp: QTDNVT – K49
Trường: ĐH Giao thông vận tải GVHD: Đỗ Thị Ngọc Điệp
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đồ án là công tác quảntrị nguồn nhânlựctại Ga
Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu của đồ án là thực trạng và hiệu quả của công tác này
tại Ga.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, đồ án có sử dụng
phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phân tích, thống kê, so sánh, tổng
hợp…
4. Kết cấu đồ án
Ngoài phần: Mở đầu, kết luận, đồ án bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về quảntrị nguồn nhânlực trong doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng công tác quảntrị nguồn nhânlựctại Ga Hà Nội
Chương III: Một số giảipháp nhằm hoàn thiện công tác quảntrị nguồn
nhân lựctại Ga Hà Nội
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do hạn chế về kiến thức của bản thân cũng
như khó khăn trong việc thu thập tài liệu nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ, thiếu
sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo thêm của thầy cô giáo để đồ
án của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy, cô
giáo trong bộ môn QuảnTrị Kinh Doanh đã cung cấp cho chúng em những kiến
thức bổ ích trong suốt quá trình học tập tại trường. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới
các cô chú, các phòng ban Ga HàNội đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình tìm
hiểu thực trạng công tác quảntrị nguồn nhânlựctại Ga. Đặc biệt, em xin chân
thành cảm ơn cô giáo TS. ĐỖ THỊ NGỌC ĐIỆP đã dành nhiều thời gian và trực
tiếp hướng dẫn em rất tận tình, tỉ mỉ và khoa học về nội dung cũng như hình thức
của đồ án lẫn phương pháp nghiên cứu đề tài để em có thể hoàn thành tốt đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thành Chung
SV: Nguyễn Thành Chung 5 Lớp: QTDNVT – K49
Trường: ĐH Giao thông vận tải GVHD: Đỗ Thị Ngọc Điệp
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢNTRỊ NGUỒN NHÂNLỰC
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm về quảntrị nguồn nhân lực
1.1.1. Khái niệm, mục tiêu, tầm quan trọng của quảntrị nguồn nhân lực
Có rất nhiều cách phát biểu khác nhau về quảntrị nguồn nhânlực (còn gọi là
Quản trịnhân lực, Quảntrịnhân sự):
Theo giáo sư ngưỡi Mỹ Dimock “Quản trịNhânlực bao gồm toàn bộ các
biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết tất cả các
trường hợp xảy ra có liên quan tới một loại công việc nào đó”.
Còn giáo sư Felix Mirgo thì cho rằng: “ QuảntrịNhânlực là một nghệ thuật
chọn lựa nhân viên mới và sử dụng các nhân viên cũ sao cho năng suất và chất
lượng công việc của mỗi người đều đạt mức tối đa có thể”.
Vậy Quảntrị nguồn Nhânlực ( Human Resoure Management) là tất cả các
hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo
toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức
về mặt số lượng và chất lượng.
Quản trị nguồn nhânlực liên quan đến hai vấn để cơ bản là “quản trị” và
“nguồn nhân lực”. Quảntrị là quá trình làm cho những hoạt động được hoàn thành
với hiệu quả cao, bằng và thông qua người khác. Vấn đề quảntrị có sự phối hợp
giữa tính khoa học và nghệ thuật lãnh đạo. Nhà quảntrị phải nắm vững kiến thức,
kỹ năng quảntrị cũng như có năng lực lãnh đạo bẩm sinh như khả năng ra quyết
định, tài thuyết phục,… Nguồn nhânlực của một tổ chức thì được hình thành dựa
trên các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau với nhau theo những
mục tiêu nhất định. Nguồn nhânlực khác với các nguồn lực khác của doanh nghiệp
do chính bản thân của doanh nghiệp, do chính bản chất của con người. Nhân viên
có năng lực, đặc điểm cá nhân, có tiềm năng phát triển khác nhau, đồng thời bị ảnh
hưởng bởi cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp nên hành vi của họ
là rất khó nắm bắt. Do đó, quảntrị nguồn nhânlực khó khăn và phức tạp hơn nhiều
so với quảntrị các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh.
SV: Nguyễn Thành Chung 6 Lớp: QTDNVT – K49
Trường: ĐH Giao thông vận tải GVHD: Đỗ Thị Ngọc Điệp
Thực tế cho thấy, một lãnh đạo giỏi cần phải dành nhiều thời gian nghiên
cứu giải quyết các vấn đề nhânlực hơn các vấn đề khác. Nghiên cứu quảntrị nguồn
nhân lực giúp các nhà quảntrị học được cách thuyết phục người khác, biết tìm ra
ngôn ngữ chung, biết nhạy cảm với nhu cầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân
viên chính xác, biết lôi kéo nhân viên say mê với công việc, tránh được các sai lầm
trong tuyển chọn và sử dụng nhân viên, biết cách phối hợp thực hiện mục tiêu của
doanh nghiệp và mục tiêu của cá nhân; nâng cao hiệu quả tổ chức và dần dần có thể
đưa ra chiến lược con người trở thành một bộ phận hữu cơ trong chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực
Sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như mỗi doanh nghiệp
đều phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác, quản lý và sử dụng hợp lý – hiệu quả các
nguồn lực của đất nước như tài nguyên thiên nhiên, trình độ khoa học kỹ thuật và
công nghệ, nguồn vốn và tiềm lực về con người hay nguồn nhân lực. Nhưng trong
đó, nguồn lực có vai trò quan trọng nhất và mang tính quyết định chính là nguồn
nhân lực. Nguồn nhânlực là yếu tố của sự phát triển và mục tiêu cuối cùng của sự
phát triển là phục vụ ngày càng tốt hơn con người, nâng cao chất lượng cuộc sống
cho con người. Như vậy, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát
triển xã hội.
Mọi hoạt động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần xã hội đều do những
hoạt động của con người tạo nên. Họ phát minh sáng chế ra tư liệu lao động tác
động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ cho con người và
xã hội. Nguồn lực con người chính là nguồn “nội lực”, nếu biết khai thác và phát
huy tốt, nó có thể nhân lên sức mạnh của các nguồn lực khác.
Nền kinh tế và xã hội không thể phát triển nếu không có đội ngũ đông đảo
những công nhân lành nghề, những nhà khoa học kỹ thuật tài năng, những chuyên
gia giỏi có chuyên môn nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, những nhà
quản lý tài ba, những nhà lãnh đạo tận tụy biết nhìn xa trông rộng.
Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới trong mấy thập kỉ qua cho thấy,
nước nào biết chăm lo, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, biết phát huy nhân tố
SV: Nguyễn Thành Chung 7 Lớp: QTDNVT – K49
Trường: ĐH Giao thông vận tải GVHD: Đỗ Thị Ngọc Điệp
con người thì nước đó có thể đạt được tốc độ phát triển kinh tế nhanh mặc dù không
giàu tài nguyên thiên nhiên và trình độ khoa học kỹ thuật chưa phát triển. Nhật Bản
là một trong những nước minh chứng điển hình cho điều đó.
Trong điều kiện lực lượng sản xuất phát triển không ngừng như hiện nay,
trình độ quản lý và trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại, thế
giới đang chuyển sang “ Nền kinh tế tri thức”, thực chất là nền kinh tế dựa trên
động lực là sự sáng tạo cái mới về tri thức và cái mới về khoa học kỹ thuật. Như
vậy sự giàu có của mỗi quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ được xây dựng chủ yếu trên
nền tảng văn minh về trí tuệ con người, khác với trước đây là dựa trên sự giàu có
của nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nguồn lực khác tuy là điều kiện quan trọng
nhưng không có sức cạnh tranh tự thân mà phải được kết hợp với nguồn nhânlực để
phát huy tác dụng và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh.
Thực tế công cuộc đổi mới của nước ta trong những năm qua cho thấy, Đảng
và nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách và các biện pháp thiết thực quan
tâm, phát huy nhân tố con người, giải phóng mọi nguồn lực và tiềm năng sáng tạo,
đem lại những thành công bước đầu rất quan trọng cả về kinh tế và xã hội, đưa đất
nước vươn lên tầm cao mới của sự phát triển.
Cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
một hệ thống các loại thị trường trong đó có thị trường sức lao động sẽ được hình
thành và ngày càng phát triển. Đây là một xu hướng tất yếu, có ảnh hưởng lớn tới
việc đào tạo và sử dụng nguồn nhânlực cho các doanh nghiệp. Sự hình thành và
phát triển thị trường sức lao động, quan hệ thuê mướn lao động sẽ bị chi phối bởi
quy luật cung cầu và các quy luật khác của thị trường; sẽ làm thay đổi sâu sắc quan
hệ “biên chế” của cơ chế cũ. Thị trường lao động sẽ làm cho người lao động và cả
người sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế chủ động hơn, sáng tạo hơn,
khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động.
1.1.3. Các đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực
Nguồn nhânlực khác với các nguồn lực khác của tổ chức (nguồn lực tài
chính, nguồn lực công nghệ, nguồn lực vật chất…) ở chỗ, nguồn nhânlực của tổ
chức được đặc trưng bởi các yếu tố cơ bản phân biệt với các nguồn lực khác.
SV: Nguyễn Thành Chung 8 Lớp: QTDNVT – K49
Trường: ĐH Giao thông vận tải GVHD: Đỗ Thị Ngọc Điệp
Số lượng nguồn nhânlực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và
tốc độ tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu quy
mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ gia tăng dân số càng cao
thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhânlực càng cao và ngược lại. Tuy
nhiên, mỗi quan hệ giữa dân số và nguồn nhânlực được biểu hiện sau một thời gian
nhất định ( vì đến lúc đó con người mới phát triển đầy đủ, mới có khả năng lao
động).
Xét trong phạm vi một tổ chức thì số lượng nguồn nhânlực là tổng số người
được tổ chức thuê mướn, được trả công và được ghi vào danh sách nhânlực của tổ
chức.
Xét trong phạm vi quốc gia thì số lượng nguồn nhânlực hay còn gọi là dân
số hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng
lao động và đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc.
Giữa các quốc gia khác nhau có sự quy địn về độ tuổi lao động khác nhau. “Hiện
nay, nhiều nước lấy độ tuổi lao động tối thiểu là 15 tuổi, còn tuổi tối đa vẫn có sự
khác nhau, tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của từng nước. Có nước
quy định là 60, có nước quy định là 65, thậm chí có nước đến 70, 75 tuổi. Đặc biệt ở
Úc không có quy định về độ tuổi nghỉ hưu nên không có giới hạn tuổi tối đa”
1.
Ở
nước ta quy định tuổi lao động là 15 đến 60 tuổi đối với nam và từ 15 đến 55 tuổi
đối với nữ. Với tốc độ tăng dân số bình quân khoảng 1.38%, hàng năm nước ta có
them từ 1.2 đến 1.4 triệu lao động mới bổ sung vào nguồn nhânlực của đất nước.
Đây là nguồn lựcquan trọng có tiềm năng rất lớn, góp phần vào công cuộc phát
triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.
1.1.4. Chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhânlực là trạng thái nhất định của nguồn nhânlực trong
tổ chức, thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của
nguồn nhân lực. Chất lượng của nguồn nhânlực được biểu hiện thông qua một số
yếu tố chủ yếu như trạng thái sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ
thuật ( kỹ năng ) của nguồn nhân lực.
SV: Nguyễn Thành Chung 9 Lớp: QTDNVT – K49
Trường: ĐH Giao thông vận tải GVHD: Đỗ Thị Ngọc Điệp
• Thể lực của nguồn nhân lực.
Một trong những tiêu chí nói lên chất lượng của nguồn nhânlực là tình trạng
thể lực của người lao động, bao gồm các yếu tố như chiều cao, cân nặng, sức khỏe.
Các yếu tố này phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện như: mức sống, thu nhập, nghỉ
ngơi, chăm sóc y tế và các dịch vụ khác…Do đặc điểm về thể trạng của người châu
Á nên người lao động Việt Nam nói chung có thể lực yếu hơn so với một số nước
khác, nhất là các nước phương Tây. Người Việt Nam thường kém thích nghi trong
điều kiện lao động nặng nhọc và cường độ cao. Do đó, để nâng cao thể lực nguồn
nhân lực cần có các biện pháp cải thiện điều kiện dinh dưỡng, nhà ở và môi trường
cho người lao động, tạo ra lối sống lành mạnh, tác phong làm việc khoa học, thực
hiện tốt chế độ nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
• Trình độ học vấn của nguồn nhân lực.
Chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng nguồn nhânlực là trình độ
văn hóa nói chung và trình độ chuyên môn nghiệp vụ nói riêng. Trình độ văn hóa là
nền tảng cho việc tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật, đào tạo và tái đào tạo
nghề nghiệp. Công tác giáo dục và đào tạo đóng vai trò quyết định trong việc nâng
cao trình độ dân trí và trình độ học vấn cho người lao động. Giáo dục và đào tạo
phải theo kịp và phù hợp với thực tế phát triển của nền kinh tế. Ngành giáo dục và
đào tạo cần từng bước đổi mới chương trình cũng như phương pháp dạy và học ở tất
cả các bậc học, đặc biệt là trong giáo dục đại học và dạy nghề cẩn phải thường
xuyên cập nhật để theo sát sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật và công
nghệ. Đầu tư cho đào tạo là đầu tư trực tiếp, cơ bản và lâu dài vì sự phồn vinh của
đất nước, đó là đầu tư cơ sở hạ tầng, đó là đầu tư về con người. Vì vậy, cần có quan
điểm nhất quán và đầu tư tập trung hơn nữa cho lĩnh vực này.
• Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là trình độ hiểu biết, khả năng vận dụng, áp
dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ về một số chuyên môn nào đó vào hoạt động sản
xuất kinh doanh của tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho tổ chức đó.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động được thể hiện thông qua
cơ cấu lao động được đào tạo ở các cấp bậc khác nhau.
SV: Nguyễn Thành Chung 10 Lớp: QTDNVT – K49
[...]... muộn là làm sao cho người lao động hưởng thành quả do họ làm ra Quảntrị nguồn nhânlực gắn liền với mọi tổ chức, bất kì một cơ quan tổ chức nào cũng cần phải có bộ phận nhân lựcQuảntrị nguồn nhânlực hiện diện ở khắp các phòng ban, bất cứ cấp quảntrị nào cũng có nhân viên dưới quyền vì thê đều phải có quảntrị nguồn nhânlực Cung cách quảntrị nguồn nhânlực tạo ra bầu không khí văn hóa cho một... và thành công Nhà quảntrị phải thu thập và xử lí thông tin một cách khách quan, tránh tình trạng bất công vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp Nhà quảntrị đóng vai trò là phương tiện thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên Để làm được điều này phải nghiên cứu nắm vững Quảntrị nguồn nhânlực vì quảntrị nguồn nhânlực giúp nhà quảntrị học được cách tiếp cận nhân. .. SV: Nguyễn Thành Chung 32 Lớp: QTDNVT – K49 Trường: ĐH Giao thông vận tải GVHD: Đỗ Thị Ngọc Điệp Bảng 2.1: Những chuyến tàu xuất phát từ Ga HàNội Chuyến tàu Chiều dài (km) Tàu Thống Nhất: HàNội – Sài Gòn 1726 Tàu địa phương HàNội – Huế 442 HàNội – Hải Dương 71 HàNội – Lào Cai 296 HàNội – Hải Phòng 102 HàNội – Quán Triều 75 HàNội – Vinh 305 HàNội – Yên Bái 156 Tàu liên vận quốc tế HàNội – Bắc... trường, nhà quảntrị không chỉ phải cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh về nhân lựcNhânlực là cốt lõi của hoạt động quảntrị Để tồn tại và phát triển không còn con đường nào bằng con đường Quản trị nguồn nhânlực một cách có hiệu quả Nhânlực là tài nguyên quý giá nhất, vì vậy các doanh nghiệp phải lo giữ gìn, duy trì và phát triển Để thực hiện được điều này, các doanh nghiệp phải có chính sách nhân. .. triển của doanh nghiêp Người thực hiện các đường lối chính sách mà nhà quảntrị đề ra là các nhân viên thừa hành, kết quả công việc hoàn thành tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhân viên, vì vật cho nên có thể nói rằng: “ mọi quảntrị suy cho cùng cũng là quảntrị con người” Quản trị Nguồn nhânlực góp phần vào việc giải quyết các mặt kinh tế xã hội của vấn đề lao động Đó là một vấn... Thành Chung 30 Lớp: QTDNVT – K49 Trường: ĐH Giao thông vận tải GVHD: Đỗ Thị Ngọc Điệp CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢNTRỊ NGUỒN NHÂNLỰCTẠI GA HÀNỘI 2.1 Giới thiệu chung về Ga HàNội 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ga HàNội là một đơn vị vận tải của Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam, hạch toán phụ thuộc, là đơn vị thành viên trực thuộc Công ty VTHKĐS Hà Nội, có trách nhiệm vận chuyển hành... tố quyết định đem lại lợi thế cạnh tranh SV: Nguyễn Thành Chung 11 Lớp: QTDNVT – K49 Trường: ĐH Giao thông vận tải GVHD: Đỗ Thị Ngọc Điệp Ngày nay, các hoạt động của quản trịnhânlực đã phong phú và đa dạng nhằm tối ưu hóa các quá trình quảntrị con người Trong doanh nghiệp Quảntrị Nguồn nhânlực thuộc chức năng chính của nhà quảntrị Các nhà quảntrị có vai trò đề ra các chính sách, đường lối, chủ... vậy các nhà quảntrị phải đảm bảo được rằng nhân viên của mình sẽ sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng Nhà quảntrị phải làm cho nhân viên của mình hiểu là không có khách hàng thì không có doanh nghiệp và họ sẽ không có cơ hội làm việc nữa Họ phải hiểu rằng doanh thu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tiền lương của họ Nhiệm vụ của quảntrị nguồn nhânlực là làm cho các nhân viên... biệt lệ… của Ngành, của Công ty, bảo hành tốt các thiết bị phương tiện, bảo đảm chạy tàu an toàn, đúng giờ, chống được thất thu và chậm thu, phục vụ tốt hành khách, chủ hàng, nâng cao doanh thu, công suất thiết bị và năng lực vận tải - Ga HàNội có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Trụ sở tại 120 Lê Duẩn – Thành phố HàNội - Tên gọi: Ga HàNội - Tên quốc tế: Hanoi Railway Station... mặt với hàng loạt các tập đoàn và công ty lớn mạnh trên thế giới Tầm quan trọng của quản lý nguồn nhânlực xuất phát từ vai trò quan trọng của con người, đó là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ chức Nguồn nhânlực là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của tổ chức, quản lý nguồn nhânlực là một lĩnh vực quan trọng của quản SV: Nguyễn Thành Chung . nhau về quản trị nguồn nhân lực (còn gọi là Quản trị nhân lực, Quản trị nhân sự): Theo giáo sư ngưỡi Mỹ Dimock Quản trị Nhân lực bao gồm toàn bộ các biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên. Chương II: Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ga Hà Nội Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ga Hà Nội Mặc dù đã hết sức cố gắng,. của quản trị nhân lực đã phong phú và đa dạng nhằm tối ưu hóa các quá trình quản trị con người. Trong doanh nghiệp Quản trị Nguồn nhân lực thuộc chức năng chính của nhà quản trị. Các nhà quản trị