1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nâng cao chất lượng cán bộ công chức của ubnd huyện ứng hoà thành phố hà nộ

100 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 531,88 KB

Nội dung

Tên đề tài BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH NGUYỄN ĐỨC THỤ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CỦA UBND HUYỆN ỨNG HÒA THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành Quản trị kinh doanh Mã số 60 34[.]

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH

NGUYỄN ĐỨC THỤ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CƠNG CHỨCCỦA UBND HUYỆN ỨNG HỊA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanhMã số: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn thạc sỹ kinh tế đề tài: “Nâng cao chất lượngcán bộ cơng chức của UBND huyện Ứng Hồ thành phố Hà Nội” đã được hồnthành trong q trình nghiên cứu nghiêm túc của Tôi cùng sự hướng dẫn và giúp đỡnhiệt tình của cơ giáo TS Ngơ Thị Việt Nga

Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa aicông bố trong bất kỳ một luận văn nào trước đây

Hà Nội, tháng 7 năm 2015

Học viên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lượng cán bộ công chứccủa UBND huyện Ứng Hoà thành phố Hà Nội” bên cạnh sự cố gắng của bản thân,tác giả còn nhận được được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy, cơ giáo và bạn bètrong và ngoài Trường Đại học Lương Thế Vinh.

Tác giả xin chân thành cảm ơn cô giáo – TS Ngô Thị Việt Nga – người đãtrực tiếp hướng dẫn để tìm được hướng đi trong luận văn, góp ý và chỉ ra nhữngthiếu sót hạn chế để Tác giả hồn thành bản luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tơi hồnthành luận văn này Tơi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của phịng Nội vụ, các cánbộ, cơng chức của UBND huyện Ứng hịa.

Do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên luận văn này cịn có những mặt chưahồn thiện, tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cơ giáo và cácbạn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 7 năm 2015

Học viên

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOANLỜI CẢM ƠNMỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨCCẤP HUYỆN .11

1.1 Một số khái niệm cơ bản 11

1.1.1 Khái niệm cán bộ, công chức 11

1.1.3 Chất lượng cán bộ cơng chức 13

1.1.4 Vai trị cán bộ cơng chức 14

1.1.5 Đặc điểm của cơng chức hành chính cấp huyện 14

1.2 Các tiêu chí đánh giá cán bộ công chức 15

1.2.1 Một số quan niệm về tiêu chuẩn đối với cán bộ, cơng chức 15

1.2.2 Tiêu chí đối với cán bộ, công chức 17

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ công chức 31

1.3.1 Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm 31

1.3.2 Chế độ chính sách 32

1.3.3 Cơng tác quản lý, kiểm tra giám sát 33

1.4 Kinh nghiệm Nâng cao chất lượng cán bộ công chức ở một số địaphương khác 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CƠNG CHỨC TẠIUBND HUYỆN ỨNG HỊA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 38

2.1 Tổng quan về huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội 38

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển huyện Ứng Hoà thành phố Hà Nội .38

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của UBND huyện Ứng Hoà .40

Trang 6

2.1.4 Kết quả hoạt động của UBND huyện Ứng Hoà thành phố Hà Nội 46

2.2 Thực trạng chất lượng cán bộ công chức tại UBND huyện Ứng Hoàthành phố Hà Nội .47

2.2.1 Số lượng và cơ cấu cán bộ cơng chức tại UBND huyện Ứng Hồ thànhphố Hà Nội 472.2.2 Phương pháp điều tra xác định chất lượng của cán bộ công chức làm việctại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện 51

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ công chức tại UBNDhuyện Ứng Hoà thành phố Hà Nội 53

2.3.1 Nhân tố bên trong UBND huyện Ứng Hoà thành phố Hà Nội 542.3.2 Nhân tố bên ngoài UBND huyện Ứng Hoà thành phố Hà Nội 55

2.4 Đánh giá chung về chất lượng cán bộ, công chức huyện Ứng Hoà thànhphố Hà Nội 56

2.4.1 Những kết quả đã đạt được 562.4.2 Những hạn chế về công tác nâng cao chất lượng cán bộ, cơng chức huyệnỨng Hồ thành phố Hà Nội trong thời gian qua .592.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 61

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘCƠNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN ỨNG HỊA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 633.1 Định hướng phát triển cán bộ công chức tại UBND huyện Ứng Hoàthành phố Hà Nội đến năm 2020 .63

3.1.1 Những định hướng về phát triển và nâng cao chất lượng cán bộ côngchức của UBND huyện Ứng Hoà thành phố Hà Nội 633.1.2 Những mục tiêu trong việc định hướng phát triển và nâng cao chất lượngcán bộ, công chức 65

3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ cơng chức tại UBND huyệnỨng Hồ thành phố Hà Nội .67

Trang 7

công chức 71

3.2.3 Tăng cường và nâng cao công tác thi tuyển cán bộ công chức 73

3.2.4 Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức .76

3.2.5 Nâng cao ý thức tự học của cán bộ cơng chức 80

3.2.6 Hồn thiện chính sách đãi ngộ về vật chất, tinh thần cho cán bộ công chức .803.2.7 Đầy mạnh công tác đánh giá, nhận xét cán bộ công chức .82

3.2.8 Đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ về các cơ sở và đơn vị mới .84

3.2.9 Ứng dụng và trang bị các trang thiết bị phù hợp với yêu cầu quản lý hiện đại 86

KẾT LUẬN 88

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBCC Cán bộ công chức

CCHC Cơng chức hành chính

CĐ Cao đẳng

CNH, HĐH Cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTT Cơng nghệ thơng tin

ĐH Đại học

ĐTBD Đào tạo bồi dưỡng

HĐND Hội đồng nhân dân

KT-XH Kinh tế xã hội

LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội

NXB Nhà xuất bản

QL Quản lý

QLNN Quản lý nhà nước

TC - HC Tổ chức hành chính

UBND Ủy ban nhân dân

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

BẢNG

Bảng 2.1: Tổng hợp số lượng, chất lượng cán bộ công chức huyện Ứng Hoà thànhphố Hà Nội 48

SƠ ĐỒ

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong mỗi giai đoạn lịch sử của cách mạng, đòi hỏi từ thực tiễn phải có độingũ cán bộ cơng chức về năng lực, trình độ, khả năng thích ứng với nhiệm vụ đảmnhiệm Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới địi hỏi đội ngũ cán bộ cơng chứcngày càng phải đạt tiêu chuẩn theo chức danh, chương trình và nhiệm vụ Đóchính là căn cứ để các cấp Ủy Đảng thực hiện tốt công tác quy hoạch, tuyển dụng,đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ và các chế độ, chính sách khác Vì vậyviệc khơng ngừng nâng cao chất lượng cán bộ công chức để đáp ứng yêu cầu củasự nghiệp đổi mới đất nước vừa là mục tiêu cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụthường xuyên, cấp bách trong tình hình hiện nay.

Cán bộ công chức là nguồn nhân lực quan trọng của bộ máy hành chính nhànước từ trung ương đến địa phương Nguồn nhân lực này quyết định việc hoànthành chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính Hiệu lực của hệ thống chínhtrị nói chung và của bộ máy hành chính Nhà nước nói riêng, xét cho cùng đượcquyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả của cán bộ công chức Sự thànhcông hay thất bại của một quốc gia, một địa phương phụ thuộc rất nhiều vào độingũ cán bộ công chức trong bộ máy quản lý nhà nước Do vậy việc nghiên cứuđánh giá khoa học về cán bộ công chức và chất lượng cán bộ cơng chức có ý nghĩahết sức quan trọng, là cơ sở góp phần giúp cho Đảng và Nhà nước có chiến lượctrong việc xây dựng và phát triển cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng vàphát triển của đất nước

Trước yêu cầu của thực tiễn cán bộ cơng chức đã có bước phát triển nhanhchóng cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợinhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ hiện nay

Trang 11

nhà nước, phát triển nền kinh tế theo xu hướng mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.Công tác cải cách hành chính phải được cụ thể hóa từng nội dung nhiệm vụ vànghiêm túc triển khai thực hiện theo quy định, chương trình, kế hoạch chung nhằmnâng cao hiệu quả cơng tác, góp phần cải cách mạnh mẽ trong hoạt động hànhchính cơng

Qua những năm đổi mới cơng tác cải cách hành chính nhận thấy đội ngũ cánbộ cơng chức đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, chất lượng của đội ngũ công chứcquản lý nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, chưa tạo ra tínhchun nghiệp trong thực thi cơng vụ của một nền hành chính hiện đại Thấy rõ tầmquan trọng của việc xây dựng và nâng cao chất lượng của cán bộ công chức trướcyêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ hiện nay, nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội;

Đối với huyện Ứng Hoà là một huyện phía nam tỉnh Hà Tây (cũ), từ tháng8 năm 2008 được sát nhập vào thành phố Hà Nội Ứng Hồ là một trong nhữnghuyện nơng nghiệp có nền kinh tế nghèo nhất của thành phố Hà Nội Việc pháttriển kinh tế trên địa bàn huyện ngoài việc phát huy được các lợi thế về sự đa dạnghoá ngành nghề, thổ nhưỡng tốt còn phụ thuộc chủ yếu nguồn nhân lực trên địabàn huyện Đó là một nguồn lực chiếm đa số và có vai trị lớn nhất Vậy ta phảilàm gì để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Ứng Hồ để phục vụ qtrình phát triển và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân cũng nhưgóp phần vào cơng cuộc đổi mới và hội nhập của thành phố Hà Nội.

Trên thực tế, việc điều hành và giải quyết công việc của Huyện cịn chưahiệu quả, sai sót cịn nhiều dẫn đến sự bức xúc của nhân dân Điều đó ảnh hưởngkhơng tốt đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quền các cấp từHuyện đế cơ sở

Trang 12

Với những những lý do vừa nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao chấtlượng cán bộ công chức của UBND huyện Ứng Hoà thành phố Hà Nội” để làm đềtài luận văn thạc sỹ.

2 Tổng quan về đề tài nghiên cứu

2.1 Các cơng trình đã nghiên cứu có liên quan2.1.1 Đề tài khoa học các cấp

- Đề tài khoa học cấp nhà nước: “Luận chứng khoa học cho việc nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” doPGS.TS Nguyễn Xuân Sầm làm chủ nhiệm.

- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, côngchức” do Bộ nội vụ thực hiện năm 2008.

- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Cơ sở khoa học của việc xây dựng đội ngũ côngchức nhà nước đến năm 2015” do Bộ nội vụ thực hiện năm 2010.

- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu xây dựng chính sách đối với đội ngũcán bộ chính quyền cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ” do đ/c Trần HữuThắng, Thứ trưởng Bộ nội vụ làm chủ nhiệm.

- Đề tài: “Năng lực, hiệu quả, hiệu lực quản lý hành chính nhà nước; thựctrạng, nguyên nhân, và giải pháp” do Ban chỉ đạo cải cách hành chính của chínhphủ thực hiện.

2.1.2 Các bài báo khoa học

- “Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quảnlý trong hệ thống chính trị TP HCM ” của tác giả Nguyễn Văn Đua – Tạp chícộng sản 08/10/2012.

- “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Vĩnh Phúc” của tácgiả Phạm Văn Vọng – Tạp chí cộng sản 18/9/2012.

2.1.3 Các luận văn Thạc sỹ

Trang 13

- Luận văn thạc sỹ của học viên Thái Hồng Thanh trường Đại học Kinh Tếquốc dân, mã số THS 5649 năm 2011 “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ côngchức cấp cơ sở tỉnh Nghệ An trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính ”.

- Luận văn thạc sỹ của học viên Lê Đình Lý, trường Đại học Kinh Tế quốcdân, mã số THS 1906 năm 2006 “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chứccấp xã đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở tỉnh Nghệ An ”.

- Luận văn thạc sỹ: “Giải pháp Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ởUBND huyện Bình Chánh, TP HCM” của tác giả Trương Văn Thành

- Luận văn thạc sỹ của học viên Trương Mạnh Thắng, chuyên ngành quản trịkinh doanh tổng hợp, trường Đại học Kinh Tế quốc dân, đề tài thạc sỹ năm 2012“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở huyện Thuận Châu,tỉnh Sơn La”.

2.2 Đánh giá các kết quả đã nghiên cứu

Cấp huyện, quận, thị xã là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương của nước ta; là nơi cụ thể hoá và triển khai, thực hiện các chủ trương, chỉthị, nghị quyết của Đảng, hiến pháp và pháp luật của nhà nước; là nơi tổ chức thựchiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh; chỉ đạohoặc trực tiếp giải quyết các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền và lợi ích củacác tổ chức, cá nhân, do vậy việc củng cố và không ngừng nâng cao chất lượng độingũ cơng chức hành chính cấp huyện là nhiệm vụ chính trị mang tính chiến lược lâudài của các cấp uỷ Đảng, chính quyền Đây là một giải pháp quan trọng, cơ bản nhằmxây dựng đội ngũ cơng chức hành chính cấp huyện bảo đảm số lượng, chất lượng, cơcấu hợp lý, phù hợp với điều kiện đặc điểm của từng địa phương.

Trang 14

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay đội ngũ công chứchành chính cấp huyện ở một số địa phương nhìn chung cịn có những tồn tại, hạnchế, bất cập về nhiều mặt như: Cơ cấu công chức theo ngành, lĩnh vực chưa đồngđều; trình độ chun mơn, năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành, thực thi cònnhiều hạn chế; năng lực điều hành chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, nhất làtrong điều kiện hội nhập quốc tế; nhận thức không đồng đều, thiếu chủ động sángtạo; việc vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điềukiện cụ thể của từng địa phương cịn chưa linh hoạt Một bộ phận cơng chức hànhchính cấp huyện sa sút về tư tưởng, phẩm chất, đạo đức lối sống; thiếu tinh thầntrách nhiệm, ý thức kỷ luật kém; tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân chưa tốt, cóbiểu hiện quan liêu, hách dịch, xa dân, gây phiền hà cho nhân dân Tình trạngtham nhũng, lãng phí cịn xảy ra ở một số địa phương Công tác quy hoạch, đàotạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng đội ngũ cơng chức hành chính cấp huyện chưađược các địa phương quan tâm.

Đề tài: “Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộtrong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” có ý nghĩa rất quan trọng Trên cơsở các quan điểm lý luận, tổng kết thực tiễn và kế thừa nhiều công trình đi trước,các tác giả đã phân tích, lý giải, hệ thống các căn cứ khoa học của việc nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ trong đó có đội ngũ cơng chức hành chính nhà nướcđáp ứng u cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tếtrong những thập niên đầu thế kỷ 21.

Trang 15

tác giả Nguyễn Văn Đua – Tạp chí cộng sản 08/10/2012 cũng như các cơng trìnhnghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cơ sở ở các địaphương như: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã đáp ứng yêucầu CNH, HĐH ở tỉnh Nghệ An ” của học viên Lê Đình Lý, trường Đại học KinhTế quốc dân năm 2006.

Từ nhận thức nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đối với q trình pháttriển kinh tế - xã hội, trong mọi hoạt động, nguồn nhân lực có vai trị tích cựcnhất, mang tính chất quyết định đến việc khai thác và sử dụng các nguồn lựckhác Do đó cần phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ cơng chức hành chínhcó đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức và yếu tố hội đủ để đáp ứng yêu cầuphát triển.

Trang 16

Như vậy các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khácnhau và có những đóng góp nhất định trong việc hoạch định chủ trương, chínhsách, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức cấp huyện ởnước ta Từ các nghiên cứu trên cho thấy:

- Các cơng trình nghiên cứu về công chức cấp huyện và chất lượng côngchức cấp huyện thường nghiêng về cách tiếp cận và dựa trên quan điểm của quảnlý hành chính nhà nước; ít cơng trình tiếp cận theo hướng khoa học quản trị nhânlực Do đó trong luận văn này, tác giả nghiên cứu, đánh giá chất lượng công chứccấp huyện và đưa ra các giải pháp trên cơ sở của triết học, khoa học, quản trịnguồn nhân lực.

Cùng nghiên cứu về cơng chức, Ban chỉ đạo cải cách hành chính của chínhphủ có báo cáo tổng hợp đề tài: “Năng lực, hiệu quả, hiệu lực quản lý hành chínhnhà nước; thực trạng, nguyên nhân, và giải pháp” Đề tài này đã tập trung nghiêncứu vê hiệu lực quản lý hành chính nhà nước, trong đó đã đặt cơng chức trong mốiquan hệ với nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý hành chính nhà nước Đề tài:“Nâng cao chất lượng cán bộ công chức nhà nước đáp ứng yêu cầu CNH, HĐHđất nước”.

Với luận văn thạc sỹ của mình, các tác giả Trương Văn Thành, Lê Đình Lý,Bùi Xuân Bắc, Vũ Xuân Thành đều phân tích và đánh giá cán bộ cơng chức ViệtNam, phân tích ngun nhân dẫn tới những hạn chế về chất lượng đội ngũ côngchức QLNN và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng công chức Nâng caochất lượng cán bộ công chức QLNN, đáp ứng thời kỳ CNH, HĐH đất nước tronggiai đoạn hiện nay và trong những năm tới.

Trang 17

Cán bộ công chức và chất lượng cán bộ công chức là 1 vấn đề rất quan trọngvà được nhiều tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu, là nội dung của nhiều cuộc hộithảo tại các hội nghị trong nhiều lĩnh vực.

- Các cơng trình nghiên cứu thường đánh giá chất lượng công chức dựa trênyêu cầu của cơng vụ trong bộ máy hành chính nhà nước, các giải pháp thườngquan tâm tới nâng cao chất lượng công chức để đảm bảo nâng cao năng lực, hiệuquả, hiệu lực của nền hành chính quốc gia; cịn ít đề tài nghiên cứu tới những thayđổi của các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng tới chất lượng cơng chức cũng như bộmáy quản lý.

Trong luận văn này sẽ tập chung tiếp cận theo hướng khoa học về quản trịnguồn nhân lực, đánh giá về chất lượng các bộ công chức một bộ phận nguồnnhân lực quan trọng trong đội ngũ công chức quản lý nhà nước tại UBND huệnỨng Hịa.

Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng cán bộ côngchức tại UBND huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu củaLuận văn thạc sỹ của mình

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận vầ chất lượng cán bộ công chức của UBNDhuyện Ứng Hồ thành phố Hà Nội.

- Phân tích thực trạng chất lượng cán bộ, cơng chức tại UBND huyện ỨngHồ thành phố Hà Nội.

- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, cơng chức UBND huyệnỨng Hồ thành phố Hà Nội.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là cán bộ, công chức đang làm việc và cơng tác tạiUBND huyện Ứng Hồ thành phố Hà Nội.

Trang 18

- Thời gian nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm2009 đến năm 2014 Đề xuất cho giai đoạn năm 2015-2020.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Thông tin và số liệu thu thập được dựa trên hồ sơ lưu trữ tại phòng Nội vụhuyện Ứng Hồ thành phố Hà Nội Thơng tin này được phịng Nội Vụ huyện ỨngHồ cung cấp.

- Tham khảo ý kiến các chuyên gia và người có kinh nghiệm trong lĩnh quảnlý cán bộ, cơng chức UBND huyện Ứng Hồ thành phố Hà Nội Tổ chức các buổigặp gỡ, trao đổi với các đồng chí cựu cán bộ trong lĩnh vực tổ chức, lao động quacác thời kỳ.

- Điều tra trực tiếp chọn lọc và kế thừa các công trình nghiên cứu trước đểlàm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu của luận văn Gặp gỡ các cán bộ công chứcđang làm việc trong UBND huyện với nhiều lứa tuổi khác nhau.

5.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Để thực hiện được mục tiêu của đề tài này, luận văn sử dụng các phươngpháp sử lý và phân tích sau:

- Thơng kê;- So sánh;- Phân tích;

- Tổng hợp và một số phương pháp khác.

6 Đóng góp của luận văn:

Là một đề tài nghiên cứu mang tính hệ thống về Nâng cao chất lượng cánbộ công chức tại UBND huyện Ứng Hoà thành phố Hà Nội, luận văn có nhữngđóng góp là:

Trang 19

- Khảo sát và phân tích thực trạng của việc nâng cao chất lượng cán bộ côngchức tại UBND huyện Ứng Hoà thành phố Hà Nội.

- Trên cơ sở lý luận và thực trạng đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng caochất lượng cán bộ công chức tại UBND huyện Ứng Hoà thành phố Hà Nội.

7 Kết cấu luận văn

Luận văn cao học về đề tài: “Nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại

UBND huyện Ứng Hoà thành phố Hà Nội” ngoài phần mở đầu, kết luận thì nội

dung luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng cán bộ công chức

Chương 2: Thực trạng chất lượng cán bộ cơng chức tại UBND huyện

Ứng Hồ thành phố Hà Nội.

Chương 3: Một số giải pháp Nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại

Trang 20

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được bầucử để thực hiện nhiệm vụ của nhà nước Đó là một phạm trù chung, nhưng cần cósự phân biệt khác nhau để có sự điều chỉnh phù hợp với đối tượng.

- Công chức là thuật ngữ dùng để chỉ những người làm việc thường xuyêntrong bộ máy hành chính nhà nước Họ được tuyển dụng, bổ nhiệm và làm việcổn định theo những chuyên môn nhất định, được nhà nước trả lương và bảođảm những điều kiện vật chất, tinh thần để thi hành công vụ Lao động củacông chức mang tính nghề nghiệp và chịu sự điều chỉnh của pháp lệnh cán bộcông chức.

- Cán bộ là khái niệm được xuất phát từ cơ chế tổng thể của nhà nước ta làĐảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý cho nên hệ thống chính trị củata là sự thống nhất giữa sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước và sự thamgia quản lý của các tổ chức chính trị - xã hội đối với toàn bộ hoạt động kinh tế - xãhội của đất nước Từ đặc trưng đó, bên cạnh phạm trù cơng chức, chúng ta cịnphạm trù cán bộ Thuật ngữ cán bộ được dùng để chỉ những người được bầu cử, bổnhiệm hoặc điều động để làm việc trong các tổ chức chính trị - xã hội, cùng với bộmáy hành chính thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng trong hệ thống chính trịthống nhất Lực lượng đó cũng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, cùng chịu sựđiều chỉnh bởi pháp lệnh cán bộ công chức.

Trang 21

1.1.2 Phân loại cán bộ công chức

1.1.2.1 Phân loại cán bộ công chức theo ngạch

Nghạch là một khái niệm chỉ trình độ, năng lực, khả năng chuyên môn vàngành nghề của cán bộ, công chức Ngạch là một dấu hiệu đặc thù của cán bộ, côngchức Bất cứ một người cán bộ nào sau khi được tuyển dụng chính thức đều đượcxét vào một ngạch nhất định Người ta căn cứ vào quá trình đào tạo, khả năngchuyên môn nghiệp vụ để phân loại cán bộ cơng chức theo ngạch khác nhau, và cóchức danh tiêu chuẩn riêng Người cán bộ, công chức muốn nhập ngạch hoặc lênngạch cao hơn phải được xét chọn và qua thi tuyển.

Căn cứ để xếp vào ngạch đối với cán bộ, công chức chủ yếu là do năng lựcchuyên mơn thể hiện qua văn bằng phản ánh q trình đào tạo Ví dụ: những ngườikhơng được đào tạo chính quy được tuyển vào làm các công việc giản đơn thì xếpvào ngạch nhân viên, những người được đào tạo bậc trung học thì xếp vào ngạchcán sự, cịn chun viên địi hỏi cán bộ phải đào tạo ở trình độ đại học…

Người công chức thuộc một ngạch nhất định nếu khơng được đào tạo để nânglên trình độ cao hơn thì sẽ mãi mãi nằm tại ngạch đó Muốn chuyển lên ngạch caohơn thì người cán bộ cơng chức phải có văn bằng cao hơn hoặc qua kỳ thi tuyểnnhập ngạch mới.

Hiện nay cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước ta được xếp theo ngạch:nhân viên, cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp.

Thực ra tên gọi các ngạch chỉ là quy ước Vấn đề quan trọng là phải định rõtiêu chuẩn cho từng ngạch để có căn cứ thoả đáng xếp cán bộ công chức vào ngạchnhất định.

1.1.2.2 Phân loại cán bộ công chức theo bậc

Trang 22

trình đào tạo thể hiện qua văn bằng Nếu người cán bộ công chức hồn thành nhiệmvụ được giao, khơng vi phạm pháp luật và quy chế thì cứ đến thời gian ấn định họ sẽđược nâng lên bậc trên kế tiếp Tuy nhiên những cán bộ cơng chức có cống hiến xuấtsắc thì có thể xét nâng bậc trước thời hạn hoặc vượt bậc Cán bộ cơng chức cũng cóthể khơng được chuyển ngạch, nhưng theo thâm niên họ liên tục được nâng bậc Bởivậy số bậc của mỗi ngạch phải tính đến yếu tố đảm bảo cho một cán bộ công chứcnếu nếu suốt đời chỉ thuộc một ngạch nào đó vẫn luôn được nâng bậc đúng niên hạncho đến khi về hưu Thông thường người ta sắp xếp công chức ngạch thấp có nhiềubậc vì người ra nhập ngạch thấp thường ít tuổi, nếu họ khơng có điều kiện chuyểnngạch mà suốt đời cơng tác trong ngạch đó thì rất dài nên phải có nhiều bậc để họ cóthể lên lương, khơng dẫn đến tình trạng đội khung, vượt khung của ngạch và tìnhtrạng khơng khuyến khích cơng chức phấn đấu Ngược lại khi cơng chức ra nhậpngạch cao thì tuổi đời đã lớn, thời gian cơng tác cịn lại ngắn nên cần số bậc ít.

1.1.3 Chất lượng cán bộ công chức

Chất lượng là một khái niệm, đa chiều, đa nghĩa được xem xét từ nhiều bìnhdiện khác nhau Chất lượng là cái tạo ra phẩm chất, giá trị một con người, một sựvật Đó là tổng thể những thuộc tính khẳng định sự tồn tại của đối tượng và phânbiệt nó với sự vật khác

Có quan điểm khác chất lượng là sự phù hợp mục tiêu, mục tiêu ở đây đượchiểu một cách rộng rãi, bao gồm sứ mạng, các mục đích , sự phù hợp với mục tiêucó thể đáp ứng mong muốn của những người quan tâm là đạt hay không đạt nhữngtiêu chuẩn đề ra Tuy nhiên ý nghĩa thực tiễn của định nghĩa này là ở chỗ xem xétchất lượng chính là xem xét sự phù hợp với mục tiêu.

Trang 23

+ Chất lượng là những thuộc tính bản chất của sự vật nó có tính ổn định vàtính bền vững tương đối;

+ Chất lượng là cái tạo ra phẩm chất, giá trị sản phẩm của sự vật, con người.Sự vật được đánh giá là có chất lượng cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng của sựvật đó đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của xã hội cao hay thấp;

+ Chất lượng của mỗi sự vật, đối tượng trong xã hội khơng giống nhau, nó tạonên sự khác biệt giữa sự vật này và sự vật khác trong hiện thực khách quan;

+ Khi xem xét chất lượng cần phải căn cứ vào phẩm chất, giá trị do nó tạo ra.Chất lượng cán bộ cơng chức là đặc tính bên trong của cán bộ cơng chức cóđược do q trình tích luỹ trong thực tế, trong đào tạo…đáp ứng cho yêu cầu củacông việc trong những điều kiện cụ thể.

1.1.4 Vai trị cán bộ cơng chức

Chất lượng cán bộ, cơng chức là vấn đề cốt lõi của mỗi của mỗi hệ thống, cơquan, tổ chức Đó vừa là mục tiêu vừa là căn cứ để hệ thống tồn tại và phát triển.Nếu chất lượng cán bộ, cơng chức khơng có hoặc yếu kém có thể dẫn tới suy thối,đổ vỡ của hệ thống.

1.1.5 Đặc điểm của cơng chức hành chính cấp huyện

Ngồi những đặc điểm chung của cơng chức Việt Nam, do đặc thù của cấp huyệnvà lĩnh vực công tác, cơng chức HCNN cấp huyện cịn có một số đặc điểm riêng sau:

- Cán bộ công chức cấp huyện là nguồn nhân lực quan trọng trong hệ thốngchính trị cấp huyện do UBND Huyện lãnh đạo Hệ thống chính trị ở cấp huyện baogồm Huyện ủy, HĐND, UBND, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xãhội nghề nghiệp và lực lượng vũ trang cấp huyện.

- Cán bộ công chức cấp huyện là những người vừa cụ thể hóa, vận dụng cácchủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước vào thực tiễn như xâydựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; vừa phải trực tiếp tổ chức thựchiện các chủ trương, đường lối, chính sách, quy hoạch, kế hoạch đó.

Trang 24

quyết các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền và lợi ích của các tổ chức, cánhân trong huyện; là những người trực tiếp tiếp xúc với các tổ chức và cá nhân khithi hành công vụ theo quy định của pháp luật.

- Cán bộ công chức cấp huyện được luân chuyển thường xuyên giữa các tổchức trong hệ thống chính trị Chẳng hạn như cán bộ, công chức làm việc tại Huyệnủy và các đồn thể có thể ln chuyển sang làm việc trong cơ quan QLNN cấphuyện và ngược lại Do vậy địi hỏi cơng chức HCNN cấp huyện ngồi am hiểu kiếnthức về cơng tác QLNN cịn phải am hiểu kiến thức về cơng tác xây dựng Đảng,đồn thể.

- Do đặc thù của Cán bộ công chức cấp huyện là đa ngành, đa lĩnh vực Mặtkhác theo quy định của pháp luật hiện hành một số chức danh lãnh đạo và một số vịtrí việc làm trong các cơ quan QLNN cấp huyện định kỳ phải luân chuyển vàchuyển đổi vị trí cơng tác, nên cơng chức HCNN ở cấp huyện ngồi việc am hiểukiến thức về cơng tác QLNN, tinh thơng nghiệp vụ của ngành cịn phải am hiểu kiếnthức QLNN ở các ngành, lĩnh vực khác.

1.2 Các tiêu chí đánh giá cán bộ cơng chức

1.2.1 Một số quan niệm về tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức.

Tiêu chuẩn công chức là những quy định cụ thể các yêu cầu về trình độ, nănglực, phẩm chất đạo đức… của những người công chức theo những tiêu chí nhất địnhđối với từng ngành nghề riêng biệt Tiêu chuẩn công chức do nhà nước ban hành,được áp dụng thống nhất trong nền công vụ Tiêu chuẩn công chức có ý nghĩa rấtquan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức chính quy hiện đại, là địihỏi bức bách của cơng cuộc cải cách nền hành chính nhà nước, thể hiện: Là cơ sở đểtuyển dụng, đánh giá công chức; Làm căn cứ để sắp xếp công chức vào các ngạchbậc khác nhau; chỗ dựa để đề bạt công chức vào những chức vụ khác nhau trong bộmáy nhà nước Vì vậy, tiêu chuẩn hóa cơng chức là một nội dung quan trọng để xâydựng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, cơng chức.

Trang 25

dung quan trọng để thực hiện có hiệu qủa các nhiệm vụ của nhà nước Cũng vínhư người đúc tượng phải coi trọng việc làm khn tượng Khn tượng trịn sẽđúc ra pho tượng trịn, khn tượng méo sẽ tạo ra pho tượng méo Xây dựng tiêuchuẩn cán bộ cũng có ý nghĩa như vậy Có xác định tiêu chuẩn cán bộ đúng mớicó thể xây dựng được đội ngũ cán bộ tốt, vì tiêu chuẩn cán bộ chính là điều đượcquy định dùng làm chuẩn để phân loại cán bộ Tiêu chuẩn cán bộ chính là cơ sở vàtiền đề để thực hiện tốt các khâu khác trong công tác cán bộ Xây dựng tiêu chuẩncán bộ đúng còn là cơ sở, là căn cứ để rà sốt, sắp xếp, bố trí lại cán bộ cho phùhợp Cũng căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ mới có cơ sở để loại bỏ những cán bộ cơhội, thối hóa, biến chất một cách đúng đắn, chính xác Hơn nữa, đất nước ta đangbước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhiệm vụ chính trị mớirất nặng nề, khó khăn, phức tạp, địi hỏi phải xây dựng được đội ngũ cán bộ ngangtầm, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xãhội chủ nghĩa.

Khi xác định tiêu chuẩn cán bộ, cần dựa trên cơ sở khoa học Những căn cứsau đây là những căn cứ lý luận, thực tiễn và cơ sở pháp lý của việc xác định tiêuchuẩn cán bộ Nói cách khác đó cũng là cơ sở khoa học của vấn đề xây dựng tiêuchuẩn cán bộ.

Thứ nhất, phải dựa vào những quan điểm, nguyên tắc của Chủ nghĩa

Mác-Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh và của Đảng ta về cán bộ và tiêu chuẩn cán bộ để xácđịnh tiêu chuẩn cho cán bộ ở các ngành, các cấp trong thời kỳ mới Tiêu chuẩnchung của đội ngũ cán bộ cách mạng là phẩm chất và năng lực, hay đức và tài Haimặt đó có mối quan hệ biện chứng khơng thể thiếu mặt nào hoặc tuyệt đối hóa mặtnào, trong đó đức là cái gốc.

Thứ hai, phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng từng thời kỳ và từ

Trang 26

khách quan và khả năng đáp ứng của các nhân tố chủ quan Khi xây dựng tiêuchuẩn cán bộ, phải bám sát và nắm bắt thực tiễn của cả nước và từng ngành, từngcấp Tránh tình trạng hình dung ra tiêu chuẩn của một mẫu người lý tưởng nhưngkhông phù hợp với thực tiễn nước ta, không quan sát cán bộ do lịch sử để lại Hoặckhi áp dụng tiêu chuẩn vào thực tế mà có những người tuy đạt được tiêu chuẩn theoquy định nhưng phẩm chất, năng lực, uy tín và hiệu qủa công việc lại không tốtbằng người không đạt tiêu chuẩn thì tiêu chuẩn đó cũng phải xem xét lại.

Thứ ba, phải căn cứ vào vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng loại cán bộ,

từng chức danh cán bộ để xác định tiêu chuẩn cán bộ Căn cứ này là căn cứ pháp lý,vì trên cơ sở đã được quy định về mặt pháp lý để xây dựng tiêu chuẩn cán bộ Đểtiến hành xây dựng tiêu chuẩn cán bộ cơng chức có chất lượng, cần phải tn theocác bước sau:

- Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, chủ trương của Đảng và nhànước về xây dựng tiêu chuẩn cán bộ Trong thực tế, nhiều người còn lẫn lộn giữađiều kiện và tiêu chuẩn Điều kiện là yếu tố cần, nhưng chưa đủ Ví dụ: bằng cấp,học vị, độ tuổi là điều kiện chứ chưa phải tiêu chuẩn Điều kiện quy định cũng quantrọng, cũng cần thiết, song điều kiện chưa nói lên chất lượng đầy đủ về người cánbộ cơng chức Tiêu chuẩn là những tiêu chí cụ thể hóa đức, tài của người cán bộ,cơng chức về phẩm chất, năng lực cần phải có để người cán bộ, cơng chức hồnthành tốt nhiệm vụ ở cương vị cơng tác địi hỏi Bằng cấp, học vị là điều kiện cầnnhưng trình độ, kiến thức, trí tuệ lại là tiêu chuẩn Người có bằng cấp, học vị caothường có trí tuệ cao nhưng nhiều trường hợp khơng hẳn vậy Một số người có điềukiện cao nhưng tiêu chuẩn thấp, trái lại có người điều kiện thấp nhưng tiêu chuẩn lạiđạt cao hơn.

Do đó, nếu đồng nhất điều kiện với tiêu chuẩn, hoặc khi bố trí, đề bạt cán bộchỉ nặng về điều kiện, không chú trọng đúng mức đến tiêu chuẩn, sẽ rất tai hại.

Trang 27

các vấn đề này Chẳng hạn, khi xác định tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ, công chức ở cáccơ quan hành chính nhà nước hiện nay, có cơng trình khoa học đã đưa ra ba tiêu chícơ bản Đó là phẩm chất chính trị, đạo đức; trình độ năng lực thực tiễn; phong cáchvà tác phong công tác Các nội dung tiêu chí này là một thể thống nhất, có vai trịquyết định đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ và uy tín của cán bộ, cơng chức.

- Phác thảo tiêu chuẩn cán bộ và lấy ý kiến đóng góp Tùy theo tính chất và

u cầu cụ thể mà hình thành tổ chức soạn thảo tiêu chuẩn cán bộ, công chức chophù hợp.

Những người tham gia soạn thảo phải có kiến thức, kinh nghiệm về vấn đềnày, phải có nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm cao Sau khi hồn thành bản thảo,cần thơng qua tập thể lãnh đạo trước khi lấy ý kiến các đối tượng khác Chỉ cần lấyý kiến của tổ chức, cá nhân thật sự am hiểu về vấn đề này Sau khi có ý kiến đónggóp, bộ phận soạn thảo cần trao đổi, tiếp thu và sửa chữa.

- Áp dụng thí điểm, xem tiêu chuẩn soạn thảo đó đã đúng đắn, phù hợp vớithực tiễn chưa Nếu áp dụng vào thực tế đa số cán bộ, công chức chấp nhận vànhiều người đạt được tiêu chuẩn càng cao trong thực tế; phẩm chất, năng lực, uy tínvà hiệu qủa cơng việc càng tốt, đó là tiêu chuẩn đúng Trường hợp ngược lại, ngườiđạt tiêu chuẩn đề ra nhưng trong thực tế lại không tốt bằng người khơng đạt tiêuchuẩn thì phải xem xét điều chỉnh lại tiêu chuẩn.

- Sau khi thực hiện thí điểm tiêu chuẩn một thời gian đã được khẳng định đúngđắn, cần có quy chế, quy định thực hiện rộng rãi, nghiêm túc, thống nhất và có sựchỉ đạo chặt chẽ.

1.2.2 Tiêu chí đối với cán bộ, cơng chức

Đánh giá chất lượng cán bộ công chức là việc so sánh, phân tích mức độ đạtđược của q trình phấn đấu, rèn luyện và thực hiện công việc của người cán bộcông chức, theo tiêu chuẩn và yêu cầu đề ra.

Trang 28

Như vậy suy cho cùng thì việc đánh giá chất lượng cán bộ công chức khôngphải chỉ để biết kết quả, mà nhằm nâng cao chất lượng , kết quả và hiệu quả côngviệc của người cán bộ công chức và cơ quan sử dụng họ, đem lại lợi ích cho cánhân, tập thể và Nhà nước.

Việc xây dựng các tiêu chí này cần tuân theo những u cầu có tính nguntắc, vì nó khơng chỉ trực tiếp tác động tới từng cơng chức mà cịn tác động tới cả độingũ cơng chức và có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của đất nước, các nguyêntắc đó là:

Thứ nhất, phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị từng giai đoạn cách

mạng và chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động của từng cấp, từng ngành, từnglĩnh vực hoạt động Đảng, nhà nước xây dựng đội ngũ cán bộ khơng ngồi mục đíchthực hiện mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng đề ra Muốn vậy, cơng chức nhànước phải là những người có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ năng lực,đủ sức thức hiện thắng lợi những nhiệm vụ cách mạng đề ra u cầu khách quanđó địi hỏi khi xây dựng tiêu chuẩn công chức tất yếu phải quy định những yêu cầu -điều kiện ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn.

Thứ hai, xây dựng tiêu chí cơng chức phải xuất phát từ yêu cầu xây dựng tổ

chức, phát huy vai trò, sức mạnh của tổ chức trong hệ thống chính trị Mỗi tổ chức dovị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động của mình mà quy định và địihỏi các thành viên phải có những phẩm chất cần thiết Xây dựng tiêu chuẩn cơngchức, vì thế phải xuất phát từ tổ chức nhằm phát huy vai trò, sức mạnh của tổ chức.

Thứ ba, xây dựng tiêu chí cơng chức phải xuất phát từ giá trị văn hố truyền

thống dân tộc, từ đạo lý Việt nam, vì nó là nhân tố bên trong của sự phát triển Dođó tiêu chuẩn công chức Việt Nam ngày nay phải thể hiện được sự thống nhất giữatruyền thống và hiện đại, vừa phải đáp ứng yêu cầu của thời đại vừa tiêu biểu chonhững giá trị truyền thông dân tộc.

Thứ tư, phải xuất phát từ yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới Ngày nay hội

Trang 29

tất yếu để các quốc gia phát triển đất nước, chấn hưng dân tộc Xây dựng đội ngũcông chức đáp ứng nhu cầu hội nhập là yêu cầu tất yếu khách quan.

Thứ năm, xây dựng tiêu chí cơng chức phải giải quyết một cách khoa học

giữa định tính và định lượng, giữa trước mắt và lâu dài phù hợp với thực tế ViệtNam Yêu càu này xuất phát từ đặc điểm đội ngũ các bộ, công chức nước ta hiệnnay là trưởng thành từ nhiều nguồn khác nhau, một bộ phận không nhỏ là trưởngthành từ chiến tranh cách mạng, họ có rất ít điều kiện học tập cơ bản, hệ thống,nhưng lại là những người có bề dày kinh nghiệm, có vốn tri thức được đúc rút từthực tiễn rất phong phú Bên cạnh đó là bộ phận trưởng thành trong hồ bình, đượcđào tạo cơ bản, có hệ thống nhưng vốn tri thức kinh nghiệm thực tế cịn hạn chế.

Tiêu chí thể lực của cán bộ cơng chức:

Sức khỏe vừa là mục tiêu vừa là điều kiện của sự phát triển Sức khỏe là sựphát triển hài hòa của con người về mặt thể chất lẫn tinh thần Sức khỏe cơ thể là sựcường tráng, là năng lực lao động chân tay Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai củahoạt động thần kinh, là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hoạt độngthực tiễn Theo tổ chức y tế thế giới “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải máivề thể chất, tâm thần và xã hội, chưa không chỉ là khơng có bệnh hay thương tật”.Sức khỏe con người chịu tác động bởi nhiều yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội vàđược phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu cơ bản về sứckhỏe, các chỉ tiêu về bệnh tật và các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện bảovệ và chăm sóc sức khỏe.

Trang 30

triển, nên yêu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người là một địi hỏi chínhđáng mà xã hội phải đảm bảo Tuy nhiên mức độ bảo đảm sức khỏe cho dân cưmỗi quốc gia rất khác nhau về tình hình dân số và các điều kiện kinh tế, xã hội, tựnhiên khác.

Tiêu chí trí lực của cán bộ cơng chức: Trong q trình sản xuất, con người

khơng chỉ sử dụng chân tay mà cịn sử dụng cả trí óc Bên cạnh sức khỏe, trí lực làyếu tố quan trọng của cán bộ công chức Sự phát triển như vũ bão của khoa họccông nghệ yêu cầu người lao động phải có trình độ học vấn cơ bản, trình độ chunmơn kỹ thuật và kỹ năng của lao động tốt để có khả nang tiếp thu và áp dụng côngnghệ mới Làm việc chủ động, linh hoạt và sáng tạo, sử dụng các công cụ phươngtiện lao động hiện đại, tiên tiến Nhân tố trí lực của cán bộ công chức thường xemxét đánh giá trên hai góc độ học vấn, chun mơn kỹ thuật và kỹ năng thực hànhcủa người lao động Việc đánh giá hai yếu tố này thường dựa trên một số chi tiết cơbản sau:

* Về trình độ học vấn:

Trình độ học vấn là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu nhữngkiến thức cơ bản, thực hiện những cơng việc để duy trì cuộc sống Trình độ học vấnđược cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, khơng chính quy, qua q trìnhhọc tập suốt đời của một cá nhân Đây là một trong những chỉ tiêu được Liên HợpQuốc (UNDP) sử dụng để đánh giá chất lượng cán bộ cơng chức.

* Về trình độ chun mơn nghiệp vụ:

Trình độ chun mơn là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương cácchức vụ quản lý và các hoạt động nghề nghiệp Lao động kỹ thuật bao gồm nhữngcông nhân kỹ thuật từ bậc 3 trở lên cho tới những người có trình độ trên đại học Họđược đào tạo nhờ kinh nghiệm thực tế trong sản xuất mà trình độ tương đương từbậc 3 trở lên Các chi tiêu chủ yếu đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ côngchức bao gồm:

Trang 31

đánh giá khái quát về trình độ chuyên môn của lực lượng lao động mỗi quốc gia,của các vùng lãnh thổ.

- Tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo.

- Cơ cấu bậc đào tạo tính theo đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề Cơ cấunày cho ta thấy mức độ giữa các bậc học so với thực tế cơng tác Trên cơ sở đó cókế hoạch điều chỉnh nhu cầu đào tạo tổng thể của quốc gia, vùng, ngành nào đó, cácchỉ tiêu này được tính tốn cho quốc gia hoặc theo vùng, theo ngành Qua các chỉtiêu tính tốn cho từng vùng, lãnh thổ, từng ngành có thể phát hiện ra những bất hợplý về cơ cấu bậc đào tạo sự chênh lệch về trình độ chun mơn kỹ thuật của laođộng từng vùng, từng ngành, từ đó có cơ sở điều chỉnh kế hoạch phát triển nguồnnhân lực của vùng, ngành cho phù hợp.

*Về phẩm chất chính trị, đạo đức:

Ngồi yếu tố thể lực và trí tuệ, q trình lao động địi hỏi người lao động hàngloạt phẩm chất như: tính kỷ luật, tự giác, tinh thần hợp tác và tác phong lao động,tinh thần trách nhiệm cao những phẩm chất này liên quan đến tâm lý cá nhân vàgắn liền với các giá trị văn hóa của con người Người lao động Việt Nam có truyềnthống cần cù, sáng tạo và thông minh, nhưng về kỷ luật lao động và tinh thần hợptác lao động còn nhiều nhược điểm, đang gây trở ngại cho tiến trình hội nhập củađất nước ta Để đánh giá yếu tố này rất khó dùng phương pháp thống kê và xác địnhcác chỉ tiêu định lượng như tếu tố về thể lực và trí tuệ của cán bộ cơng chức Vì vậy,phương pháp đánh giá chất lượng cán bộ công chức về yếu tố phẩm chất đạo đứcthường được tiến hành bằng cuộc điều tra xã hội học và được đánh giá chủ yếu bằngcác chỉ tiêu định tính.

Tuy nhiên, trong từng khía cạnh của phẩm chất nay người ta cũng có thể đánhgiá bằng hiện phương pháp thống kê và xác định bằng các chỉ tiêu định hướng, các

hiện tượng biểu hiện như tỷ lệ người lao động vi phạm kỷ luật (không chấp hành

Trang 32

+ Phẩm chất, bản lĩnh chính trị là yêu cầu quan trọng cơ bản nhất đối với độingũ cán bộ, cơng chức nhà nước Đó là sự trung thành, bản lĩnh chính trị vững vàng,kiên định với mục tiêu và con đường xã hội chủ nghĩa mà đảng và nhân dân đã lựachọn, nhiệt tình cách mạng, gương mẫu, tận tụy có tinh thần và ý thức trách nhiệmcao với cơng việc, hết lịng, hết sức vì sự nghiệp của nhân dân, tận tâm, tận trí phụcvụ nhân dân.

+ Phẩm chất về đạo đức: Đạo đức của người cán bộ, công chức gồm hai mặtcơ bản: đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.

Đạo đức cá nhân, trước hết thể hiện ở ý thức, niềm tin vào định hướng xã hộichủ nghĩa, quyết tâm thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng,dân chủ, văn minh” Ngồi ra phẩm chất đạo đức cá nhân còn được thể hiện ở tinhthần và ý thức, biết tơn trọng, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương, sống và làm việc theo phápluật, có lối sống lành mạnh, khơng tham ơ lãng phí, có trách nhiệm trong thi hànhcơng cụ, có lịng nhân ái vị tha, ứng xử đúng đắn trong quan hệ gia đình, bạn bè vatrong xã hội, có tinh thần hướng thiện, hiếu học Xã hội càng dân chủ càng đòi hỏiđạo đức cá nhân cần phải hoàn thiện, mẫu mực Địa vị pháp lý, cũng như sự tônvinh của xã hội đối với các bộ, công chức buộc họ phải luôn tự rền luyện nâng caophẩm chất đạo đức, tu dưỡng bản thân để không mắc phải các hiện tượng tiêu cựctrong xã hội Ngoài phẩm chất đạo đức cá nhân, người cán bộ, cơng chức cần phảicó đạo đức nghề nghiệp, đó là ý thức và trách nhiệm pháp lý đối với nghề nghiệpmà họ đã chọn.

Trang 33

Tiêu chí trình độ năng lực

- Năng lực đầu tiên mà Hồ Chí Minh địi hỏi ở người cán bộ cách mạng lànăng lực lãnh đạo, quản lý, là khả năng tổ chức động viên quần chúng thực hiện tốtđường lối, chủ trương của Đảng, của chính phủ đến với nhân dân, nên địi hỏi cánbộ phải có năng lực này, nếu khơng thì khơng xứng đáng là cán bộ cách mạng Vàđể tuyên truyền thực hiện tốt được đường lối của Đảng và nhà nước trong quầnchúng, đòi hỏi cán bộ phải có năng lực thực hành dân chủ, nghĩa là phải có mối liênhệ mật thiết với quần chúng, tin ở quần chúng và học hỏi ở chính quần chúng,“khơng học hỏi dân thì khơng lãnh đạo được dân” [22, tr.88]; và phải cần có sự giúpđỡ của dân, vì “Dân chúng đồng lịng việc gì cũng làm được Dân chúng khơng ủnghộ, việc gì làm cũng khơng nên” [21, tr.293].

Theo Hồ Chí Minh, năng lực tổ chức thực hành của người cán bộ thể hiện ởnhững điểm là: quyết định vấn đề một cách cho đúng, tổ chức thi hành cho đúng vàtổ chức kiểm soát cho đúng Để quyết định vấn đề một cách cho đúng cần phải cónăng lực, trí tuệ nắm được thơng tin và xử lý thông tin, đưa ra phương án để lựachọn, quyết định

- Trình độ học vấn (trình độ văn hóa) khơng phải là yếu tố duy nhất quyết

định hiệu quả hoạt động của cán bộ, công chức huyện nhưng đậy là tiêu chí quantrọng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý trong đội ngũ này Nó là nền tảng cho việcnhận thức, tiếp thu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước; làtiền đề tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật vào trongcuộc sống Hạn chế về trình độ học vấn sẽ hạn chế về khả năng nhận thức và nănglực tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật, cảntrở việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của cán bộ, công chức UBND huyện Do đó,trình độ học vấn là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực quản lý nhà nước củacán bộ, cơng chức UBND huyện

- Trình độ chun mơn nghiệp vụ: Trình độ chun mơn nghiệp vụ được hiểu

Trang 34

những cấp độ: Trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học Đây là những kiến thứcmà cán bộ, công chức UBND huyện khơng được thiếu khi giải quyết cơng việccủa mình Nếu thiếu kiến thức này thì cán bộ, cơng chức sẽ lúng túng trong việcgiải quyết công việc, chắn chắn sẽ khó hồn thành cơng việc, hiệu quả quản lý nhànước sẽ thấp.

- Trình độ lý luận chính trị: Lý luận chính trị là cơ sở xác định quan điểm, lập

trường giai cấp cơng nhân của cán bộ, cơng chức nói chung và cán bộ, cơng chứcUBND huyện nói riêng Thực tế cho thấy nếu cán bộ, cơng chức có lập trườngchính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được nhândân kính trọng, tin yêu và họ sẽ vận động được nhân dân thực hiện tốt các chủtrương, chính sách, phát luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước Ngượclại, nếu cán bộ, cơng chức nào lập trường chính trị khơng vững vàng, hoạt động vìlợi ích cá nhân, thối hóa, biến chất sẽ đánh mất lòng tin ở nhân dân dẫn đến hiệuquả quản lý nhà nước thấp Vì vậy, để nâng cao năng lực quản lý nhà nước thì cầnthiết phải nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, cơng chức chính quyềnUBND huyện.

- Trình độ quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước là hệ thống tri thức khoa học

Trang 35

Kỹ năng quản lý nhà nước.

Kỹ năng quản lý nhà nước của cán bộ, cơng chức chính quyền UBND huyệnlà khả năng vận dụng khéo léo, thàh thạo những kiến thức và kinh nghiệm vào thựchiện chức trách, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ở cơ sở.

Phương pháp quản lý nhà nước.

Phương pháp quản lý nhà nước của cán bộ, cơng chức chính quyền UBNDhuyện là cách thức mà cán bộ, cơng chức chính quyền UBND huyện sử dụng đểthực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ở cơ sở có hiệuquả cao.

Các phương thức quản lý nhà nước được chia làm 2 nhóm:

Nhóm thứ nhất: Các phương pháp chủ yếu của khoa học quản lý gồm: phương

pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa; phương pháp tổ chức; phươngpháp kinh tế; phương pháp hành chính.

Nhóm thứ hai: Các phương pháp của các môn khoa học khác được sử dụng

trong quản lý nhà nước gồm: phương pháp kế hoạch; phương pháp thống kê;phương pháp tâm lý – xã hội học; phương pháp toán học; phương pháp sinh lý học.

Nếu cán bộ cơng chức chính quyền UBND huyện có phương pháp quản lý nhànước tốt thì cơng việc được giải quyết nhanh chóng, được nhân dân đồng tình ủnghộ, hiệu quả quản lý nhà nước cao; ngược lại nếu cán bộ, cơng chức chính quyềnUBND huyện khơng có phương pháp quản lý nhà nước tốt thì cơng việc bị ứ đọng,làm phát sinh mâu thuẫn trong nhân dân, hiệu quả quản lý nhà nước thấp.

Ngồi ra, cịn có yếu tố như: sức khỏe, tác phong làm việc, kiến thức thực tế cũng có ảnh hưởng tới năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, cơng chức chínhquyền UBND huyện.

Năng lực cũng là yếu tố rất quan trọng đối với người cán bộ, cơng chức Chínhnăng lực quyết định hiệu quả cơng việc của người cán bộ, công chức.

Trang 36

thị quyền lực của bộ máy nhà nước trong thực tiến đời sống xã hội Nếu một cánhân hay một tổ chức nào đó có một khối quyền hạn to lớn do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền trao cho nhưng bản thân họ khơng có năng lực hoặc năng lực yếu kémthì họ khơng thể biến khối thẩm quyền đó thành hiện thực nghĩa là khơng thể thựchiện quyền lực của mình.

Lênin rất đề cao trình độ năng lực của người cán bộ Người viết: “ chỉ dựavào tinh thần xung kích phấn khởi và nhiệt tình khơng thơi, thì khơng thể làm đượcgì cả” [17, tr.253].

Đồng thời, theo người “lòng trung thành được kết hợp với năng lực hiểu biếtvề con người, về năng lực giải quyết những vấn đề về tổ chức thì chỉ có lịng trungthành đó mới có thể rèn luyện ra tổ chức lớn” [18, tr.509].

Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người không chỉ đề cao đạo đức cách mạngmà yêu cầu mọi cán bộ đảng viên phải luôn học tập, rèn luyện nâng cao trình độnăng lực Người phê phán bệnh lười biếng, lười học là: “khuyết điểm rất to, khácnào người thầy thuốc đi chữa bệnh cho người khác mà bệnh nặng trong mình thìquen chữa, do đó” phải chữa cái bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông”[21, tr.234].

Nhưng đông thời lý luận phải đi đôi với thực tiễn, học phải đi đôi với hành,nếu không thì đó cũng chỉ là lý luận sng mà thơi Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:“Năng lực của con người khơng phải hồn tồn tự nhiên mà có, mà phần lớn docơng tác, do luyện tập mà có” [21,tr.40].

Năng lực theo Người nói là kết quả của q trình học tập, rèn luyện, hoạt độngthực tiễn của con người không phải thự nhiên mà có; năng lực được phát triển trongquá trình hoạt động thực tiễn Người lười biếng, trốn tránh lao động thì năng lựckhơng thể phát triển được.

Trang 37

năng lực trình độ đối với cán bộ, cơng chức cơ quan này khơng hồn toàn giốngnhau Ngoài những yêu cầu chung như phẩm chất, đạo đức, lối sống, bản lĩnh chínhtrị , trình độ chun mơn nghiệp vụ cịn có những u cầu khác.

* Ðối với cán bộ của Hội đồng nhân dân với tu cách là đại biểu, là cơ quanquyền lực nhà nước ở huyện do nhân dân tín nhiệm bầu ra, họ có trách nhiệm lớnvới nhân dân; phải liên hệ chặt chẽ với cử tri trong hoạt động của Hội đồng nhândân; có trách nhiệm vận động nhân dân tham gia hoạt động quản lý nhà nước, thựchiện tốt đường lối chính sách của Ðảng và pháp luật của Nhà nước, thực hiện quyềngiám sát của mình với cơ quan nhà nước, thực hiện quyền chất vấn đối với thànhviên của Uỷ ban nhân dân; tham gia thảo luận, biểu quyết những vấn đề quan trọngvề phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tổ chức và điều hành tốt hoạt động của Hộiđồng nhân dân trong các kỳ họp của nhiệm kỳ Với vị trí, vai trị hết sức quan trọng

* Ðối với cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân huyện

Trang 38

Năng lực của cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân còn được đánh giá qua tác phonglàm việc, phương pháp quản lý điều hành nhằm đạt hiệu quả cao nhất, kỹ năng giaotiếp với nhân dân để có những ứng xử phù hợp với nhiều đối tượng; kỹ năng tuyêntruyền để giải thích thuyết phục nhân dân thực hiện chính sách của Nhà nước, kỹnăng hịa giải Năng lực của cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân được đánh giáqua nhiều tiêu chí nhu vậy là do hoạt động của họ liên quan đến tất cả các linh vựccủa đời sống và đương nhiên cũng phải hội đủ các tiêu chí như vậy chúng ta cũngmới có thể đánh giá chính xác năng lực của một cán bộ, cơng chức chính quyềnUBND huyện Trên thực tế, có những cán bộ, cơng chức mặc dù có trình độ cơ bảnvề lý luận, về chuyên môn nghiệp vụ nhưng khơng có phương pháp hoặc sử dụngphương pháp khơng tốt cũng sẽ dẫn đến hiệu quả công việc không cao.

Tiêu chí khả năng hồn thành nhiệm vụ được giao

Là năng lực "tiềm ẩn" của người cán bộ, công chức, nó quyết định sức mạnhđể có thể hồn thành cơng việc với mục đích cuối cùng là hiệu quả.

Thứ nhất là trình độ (trình độ văn hóa, chun mơn nghiệp vụ, kiến thức quảnlý nhà nước, lý luận chính trị).

- Trình độ văn hóa khơng phải là yếu tố duy nhất quyết định hiệu quả hoạtđộng của cán bộ, công chức chính quyền cấp huyện nhưng đây là yếu tố quan trọngảnh hưởng đến hoạt động quản lý của đội ngũ này Nó là nền tảng cho nhận thức,tiếp thu đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước và tạođiều kiện thuận lợi cho việc áp dụng chủ trương, chính sách trong thực tiễn.

Hạn chế về trình độ văn hóa sẽ hạn chế về khả năng nhận thức và năng lực tổchức thực hiện các văn bản của Nhà nước, cản trở viềc thực hiện nhiệm vụ quyềnhạn và trách nhiệm của người cán bộ, cơng chức Do vậy cần phải nâng cao trình độvăn hóa cho cán bộ, cơng chức chính quyền cấp huyện đặc biệt là trong thời kỳcơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trang 39

thức mà nhà trường trang bị cho người học theo các chuyên ngành nhất định đượcthể hiện qua hệ thống bằng cấp Chính quyền cấp huyện là thực hiện mọi hoạtđộng quản lý, giải quyết mọi tình huống phát sinh trên thực tế Nếu cán bộ, cơngchức khơng có chun mơn nghiệp vụ, chỉ làm theo kinh nghiệm hoặc giải quyếtmang tính cảm tính, tùy tiện chắc chắn hiệu quả sẽ khơng cao thậm chí cịn mắcsai phạm nghiêm trọng.

- Trình độ lý luận chính trị: Lý luận chính trị là cơ sở xác định lập trường quanđiểm của cán bộ, công chức nhà nước nói chung và cán bộ, cơng chức chính quyềncấp huyện nói riêng Có trình độ lý ln chính trị giúp xây dựng được lập trường,quan điểm đúng đắn trong quá trình giải quyết cơng việc của tổ chức, của nhân dântheo đường lối của Ðảng, pháp luật của Nhà nước Ðặc biệt trong điều kiện nền kinhtế thị trường đang hình thành ở nước ta với sự tác động khơng nhỏ của nó (cả tíchcực và tiêu cực) tới cuộc sống của mọi người trong đó có cán bộ, cơng chức chínhquyền cấp huyện thì việc giữ vững tác phong lối sống của người cán bộ, công chứclà vấn đề rất quan trọng Thực tế đã có khơng ít cán bộ, công chức bị sa ngã trướcnhững cám dỗ vật chất, lối sống thực dụng, ích kỷ làm giảm uy tín của người cán bộ"là cơng bộc của dân", làm mất lịng tin của nhân dân Vì vậy để nâng cao năng lựccủa cán bộ, cơng chức chính quyền cấp huyện cần thiết phải nâng cao trình độ lýluận chính trị.

- Trình độ quản lý hành chính nhà nước: Quản lý hành chính nhà nước là sựtác động mang tính tổ chức lên các quan hệ xã hội Ðó là những thủ pháp mà nhàquản lý sử dụng trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình để giải quyết các vụviệc cụ thể đặt ra.

Trang 40

lực hoạt động của họ cũng sẽ bị hạn chế Vì thế những kiến thức quản lý hành chínhnhà nước cũng là yếu tố quan trọng trong năng lực của cán bộ, cơng chức.

Ðể hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, cán bộ, cơng chức chính quyền cấphuyện phải có kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác về quản lý kinh tế, quản lý xãhội

Thứ hai: sức khỏe (thể chất tâm lý).

Sức khoẻ của mỗi con người được đánh giá qua nhiều tiêu chí, song tiêu chícơ bản nhất là thể lực và trí lực Trí lực được đánh giá thông qua sự minh mẫn linhhoạt trong phản ứng xử lý cơng việc Nếu chỉ có trình độ năng lực chun mơn màkhơng có một sức khỏe dẻo dai, bền bỉ thì cũng khơng thể biến năng lực chunmơn ý thành hoạt động thực tiễn được Sự phát triển bình thường về thể chất và tâmlý trong một cơ thể khoẻ mạnh cũng là một tiêu chí quan trọng của năng lực cán bộ,cơng chức chính quyền cấp huyện.

Trí lực cịn thể hiện người cán bơ, cơng chức có bản lĩnh trong công việc,giám nghĩ, giám làm, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền và trong khuôn khổpháp luật, đảm bảo quyết định đó phải đúng, trúng, phù hợp và hiệu quả.

Như vậy, năng lực hoạt động của cán bộ, cơng chức chính quyền cấp huyệnđược xác định bởi rất nhiều tiêu chí Các tiêu chí đó là những yếu tố cơ bản có tínhquyết định đến năng lực của người cán bộ, cơng chức chính quyền huyện Nghiêncứu nội dung này có một ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc đưa ra giải pháp nhầmnâng cao năng lực của cán bộ, cơng chức chính quyền cấp huyện.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ công chức

1.3.1 Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm

Ngày đăng: 16/02/2023, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w