Luận văn thạc sĩ " Những khuynh hướng sáng tác kịch bản cải lương Nam Bộ trước năm 1945 " doc

51 740 8
Luận văn thạc sĩ " Những khuynh hướng sáng tác kịch bản cải lương Nam Bộ trước năm 1945 " doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn thạc Những khuynh hướng sáng tác kịch bản cải lương Nam Bộ trước năm 1945 Đào Lê Na Mặc dù mới ra đời nhưng trước năm 1945, cải lương đã có số lượng tác giả và tác phẩm rất lớn để phục vụ cho nhu cầu của đông đảo quần chúng cả miền Nam lẫn miền Bắc. Vì đây là loại hình nghệ thuật mới, có sự dung hòa giữa loại hình nghệ thuật phương Tây là kịch nói và kịch hát dân tộc nên đã đáp ứng được nhu cầu của đại bộ phận khán giả thời bấy giờ. Để đáp ứng được nhu cầu của quần chúng và để có những vở cải lương biểu diễn kịp thời cho công chúng, bên cạnh việc tự sáng tác, các soạn giả đã chuyển thể những tiểu thuyết Việt Nam và Trung Quốc rất “ăn khách” thời bấy giờ. Chính vì vậy, có những khuynh hướng sáng tác kịch bản cải lương trước năm 1945 là: dựa vào các tác phẩm văn học Việt Nam, dựa vào văn học các nước, dựa vào lịch sử Việt Nam, dựa vào các loại hình nghệ thuật khác và phản ánh xã hội, đề cao đạo lý. Trong số 137 kịch bản cải lương trước năm 1945 mà chúng tôi sưu tầm được, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là những vở cải lương phóng tác tiểu thuyết Trung Quốc. Theo chúng tôi, nguyên nhân là vì trong thời kỳ đầu mới ra đời, các soạn giả vẫn còn dè dặt trong việc tự sáng tác do lúc bấy giờ hát bội vẫn còn một chỗ đứng nhất định, các soạn giả vẫn giữ thói quen diễn lại “tuồng xưa tích cũ”. Mặt khác, với sự phát triển của văn học dịch, nhiều tiểu thuyết Trung Quốc được phổ biến ở Việt Nam và được đông đảo nhân dân yêu thích như: Tây du ký, Tam Quốc chí, Phong thần diễn nghĩa, Tái sanh duyên, Chung Vô Diệm, Vạn Huê Lầu, Thuyết Đường, Phản Đường, Quần anh kiệt, Tiết Đình San chinh Tây, Anh hùng náo tam môn giai…Chính vì thế, các soạn giả cải lương đã đưa những tiểu thuyết này lên sân khấu để vừa thu hút sự tò mò của khán giả vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu xã hội. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỷ lệ những khuynh hướng sáng tác kịch bản trước 1945: Đơn vị: % Dựa vào văn học Việt Nam Dựa vào lịch sử Việt Nam Dựa vào các loại hình nghệ thuật khác Dựa vào văn học nước ngoài Phản ánh xã hội, đề cao đạo lý Tổng 8.7 4.35 3.62 57.97 25.36 100.00 Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện các khuynh hướng sáng tác kịch bản cải lương trước năm 1945 2.1. Dựa vào các tác phẩm văn học Việt Nam: Các vở cải lương trước 1945 dựa vào các tác phẩm văn học Việt Nam chiếm số lượng tương đối lớn hơn so với các vở cải lương dựa vào lịch sử Việt Nam và dựa vào các loại hình nghệ thuật khác. Nguyên nhân là thời kỳ này, tiểu thuyết bằng chữ quốc ngữ ở Nam bộ bắt đầu phát triển mạnh và được nhiều người yêu thích, đặc biệt là: tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết tình cảm. Trong số các soạn giả cải lương thời kỳ này có một bộ phận là tiểu thuyết gia nên văn phong và cấu trúc tiểu thuyết của họ rất phù hợp cho việc chuyển thể. Chẳng hạn như: Giọt máu chung tình của Tân Dân Tử. Mặt khác, một bộ phận soạn giả thấy được trong một số tiểu thuyết quốc ngữ Việt Nam thời bấy giờ có nội dung phù hợp để chuyển thể thành kịch bản cải lương. Đó là những tiểu thuyết có sự hấp dẫn về nhân vật, cấu trúc và ý nghĩa xã hội. Ví dụ như: Giọt máu chung tình của Tân Dân Tử, Tiểu anh hùng Võ Kiết, Châu về hiệp phố của Phú Đức… Khuynh hướng sáng tác dựa vào các tác phẩm văn học Việt Nam chia làm ba loại: dựa vào truyện kể dân gian Việt Nam, dựa vào truyện Nôm Việt Nam và dựa vào tiểu thuyết Việt Nam. Trong Văn học Nam bộ từ đầu thế kỷ đến giữa thế kỷ XX (1900-1954) của Hoài Anh, Thành Nguyên, Hồ Hiệp có đề cập đến một số vở cải lương lấy đề tài từ văn học dân gian Việt Nam như: Nhân vật đạo đồng (tức Vè con cua) của Nguyễn Văn Môn, soạn theo Truyện đời xưa của Trương Vĩnh Ký, Ngốc tử cưỡi củi của Phạm Thị Phượng, Gánh củi trạng nguyên của Huỳnh Thủ Trung…nhưng trong 137 kịch bản cải lương Nam Bộ trước năm 1945 mà chúng tôi sưu tầm được không có những văn bản nêu trên do đó chúng tôi không khảo sát. So với các đề tài khác, những vở cải lương lấy đề tài từ cổ tích, thần thoại thường rất ít theo chúng tôi có nguyên nhân sau: cải lương ra đời trong tình hình đất nước đang bị giặc ngoại xâm xâm lược, phong trào yêu nước phát triển mạnh. Bên cạnh đó, những vấn đề xã hội do Âu hóa cũng ngày càng lan rộng. Thế nên, cải lương cũng phải phát triển theo để kịp phản ánh những vấn đề thời đại. Chính vì vậy, các soạn giả hoặc là sáng tác những vở cải lương xã hội, hoặc là phóng tác dựa trên những tác phẩm văn học mang chủ đề yêu nước. Trong khi đó, cổ tích thần thoại Việt Nam đa số theo mô típ “ở hiền gặp lành”, người tốt thường có hoàn cảnh khó khăn sau đó được thần linh cứu giúp trở nên thành công và có thể cưới được công chúa hoặc có một kết thúc có hậu nào đấy. Trong những câu chuyện cổ tích và thần thoại Việt Nam, yếu tố may mắn, thế lực bên ngoài, thế lực siêu nhiên đóng vai trò quan trọng cho nhân vật giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, trong tình hình đất nước hiện tại, quần chúng sẽ không còn tin vào điều đó mà phải để tự thân nhân vật giải quyết vấn đề của mình. Hơn nữa, những tác phẩm cải lương hiện tại còn định hướng cho phong trào đấu tranh của quần chúng nên thường nhấn mạnh vào vị trí và vai trò của những cá nhân anh hùng để cho quần chúng noi theo, học tập. Trong số 137 kịch bản cải lương mà chúng tôi sưu tầm được, các kịch bản cải lương lấy nguồn cảm hứng từ văn học Việt Nam chỉ có hai loại: dựa vào truyện Nôm Việt Nam và dựa vào tiểu thuyết Việt Nam thể hiện bằng kết quả sau: Đơn vị: % Dựa vào truyện Nôm Việt Nam Dựa vào tiểu thuyết Việt Nam 58.33 41.67 Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các nguồn ảnh hưởng của văn học Việt Nam đối với kịch bản cải lương Từ biểu đồ trên có thể thấy, các kịch bản cải lương dựa vào truyện Nôm chiếm tỷ lệ cao hơn các kịch bản cải lương dựa vào tiểu thuyết Việt Nam nhưng không phải quá chênh lệch. Theo chúng tôi, nguyên nhân truyện Nôm Việt Nam vẫn có ảnh hưởng lớn đối với các kịch bản cải lương là do so với tiểu thuyết Việt Nam, truyện Nôm là thể loại văn học ra đời trước hơn và đã khẳng định được vị trí trong văn học Việt Nam mà đỉnh cao là Truyện Kiều. Thứ hai, truyện Nôm chủ yếu được viết bằng thể thơ lục bát của dân tộc nên gần gũi với lời ca trong cải lương, dễ chuyển thể, dễ ngâm và nói lối. Thứ ba là, cốt truyện của truyện thơ Nôm dù có tác giả như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên hay khuyết danh như Quan Âm Thị Kính hay Lâm tuyền kỳ ngộ thì vẫn rất gần gũi với quần chúng, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và được quần chúng yêu thích, ngâm, kể. Trong khi đó, tiểu thuyết bằng chữ quốc ngữ vẫn còn khá xa lạ đối với nhân dân vì nhiều người không biết đọc. Cách kể chuyện của tiểu thuyết Việt Nam còn khá lạ so với tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc nên khi lựa chọn để chuyển thể, các soạn giả cải lương cũng cân nhắc cẩn thận. Hơn nữa, số lượng tiểu thuyết Việt Nam thời bấy giờ so với truyện thơ Nôm Việt Nam và tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc đang được dịch và đăng tải ồ ạt trên các tờ báo ít hơn rất nhiều. 2.1.1. Kịch bản cải lương dựa vào truyện Nôm Việt Nam: Những truyện Nôm được các soạn giả chuyển thể thành kịch bản cải lương trước 1945 theo chúng tôi khảo sát gồm có: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, Nhị độ mai (truyện Nôm khuyết danh), Quan âm Thị Kính (khuyết danh), Lâm tuyền kỳ ngộ (khuyết danh). Ngay từ khi mới ra đời, cải lương đã dựa vào Truyện Kiều và Lục Vân Tiên để sáng tác. Đó là hai vở cải lương Lục Vân Tiên và Kim Vân Kiều của soạn giả Trương Duy Toản. Sở dĩ Trương Duy Toản chọn hai vở này để viết kịch bản cải lương theo chúng tôi có những nguyên nhân sau: Thứ nhất, Lục Vân Tiên và Kim Vân Kiều là hai truyện Nôm cực kỳ nổi tiếng của dân tộc ta. Nhân dân ta thường sử dụng hai tác phẩm này để diễn xướng dân gian như: lẩy Kiều, tập Kiều, hát, ngâm…Vì cả hai tác phẩm đều viết bằng thể thơ lục bát, thể thơ đặc trưng của dân tộc Việt Nam nên rất được nhân dân ưa thích, dễ đi vào lòng người. Nếu như Truyện Kiều là tác phẩm truyện thơ Nôm đặc sắc với thể thơ lục bát mang tính chất bác học được nhân dân miền Bắc nói riêng và nhân dân cả nước nói chung yêu thích thì Lục Vân Tiên lại mang thể thơ lục bát đặc trưng của nhân dân miền Nam: giản dị, tróng sáng, dễ hiểu, được nhân dân miền Nam cực kỳ yêu thích. Do đó, từ thể thơ lục bát vốn có sẵn nhịp điệu chuyển thể thành bài bản cải lương sẽ dễ dàng hơn. Thứ hai, Truyện Kiều và Lục Vân Tiên là hai tác phẩm rất tiêu biểu mang đậm chất dân tộc Việt Nam. Nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh đã từng phát biểu: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn – tiếng ta còn, nước ta còn” (Nguyên Trang, Truyện Kiều còn tiếng ta còn, Báo Người Hà Nội, số 15 ra ngày 11 tháng 04 năm 2008). Còn ngay đoạn mở đầu Lục Vân Tiên, tác giả đã cho thấy việc “mượn xưa nói nay”, nêu cao tấm gương “trung hiếu tiết nghĩa”: Trước đèn xem truyện Tây Minh, Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le. Hỡi ai lẳng lặng mà nghe, Dữ răn việc trước, lành dè thân sau. Trai thời trung hiếu làm đầu, Gái thời tiết hạnh là câu trau mình. Do đó, việc sử dụng hai tác phẩm này trong bối cảnh đất nước đang bị thực dân Pháp khai thác bóc lột cũng là cách khơi gợi lòng yêu nước từ quần chúng nhân dân, giúp họ ghi nhớ những tác phẩm tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Không những thế, ẩn chứa đằng sau những câu hát tưởng chừng như đơn giản mộc mạc chính là lời kêu gọi lòng yêu nước. Nàng Kiều, phận nữ nhi “liễu yếu đào tơ” nhưng đã không cam tâm trước cảnh cha và em trai bị bắt và đánh đập oan ức thì tại sao chúng ta lại thờ ơ trước cảnh mất nước?: Thúy Kiều: Nghĩ tới thôi, ngẩn ngơ cho phận Sống thừa chi đây, Chi đây mà chẳng thảo thân Đâu há lại làm thinh, dễ thẹn kiếp sinh. (Kiều du thanh minh, Phạm Đình Khương) Truyện Kiều không chỉ được sử dụng trong thời kỳ cải lương mới ra đời mà sau đó, nhiều soạn giả khác cũng sáng tác những vở cải lương dựa trên nguồn cảm hứng Truyện Kiều. Trong những vở cải lương trước 1945 mà chúng tôi sưu tầm được có hai vở diễn theo Truyện Kiều của Nguyễn Du. Cả hai vở này đều do nhà xuất bản Phạm Đình Khương ấn hành. Đó là vở Hoạn Thơ tróc Kiều của Trương Quang Tiền và Kiều du thanh minh của Phạm Đình Khương. Mặc dù cả hai tác giả đều ghi là diễn theo truyện Kim Vân Kiều nhưng ở đây chúng tôi xin khẳng định, đó là dựa vào truyện Nôm Nguyễn Du chứ không phải Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân, tức là không chỉ dựa vào mặt cốt truyện. Cả hai vở cải lương này đều chỉ lấy một đoạn trong Truyện Kiều chứ không diễn lại cả truyện. Vở Hoạn Thơ tróc Kiều diễn từ đoạn Sở Khanh gạt Kiều trốn đi cho đến đoạn sư Giác Duyên gửi Kiều đến nhà họ Bạc. Còn vở Kiều du thanh minh diễn từ đoạn Kiều du thanh minh cho đến lúc Kiều theo Mã Giám Sinh vào lầu xanh của mụ Tú Bà. Sở dĩ hai vở cải lương chọn hai đoạn như trên đã nêu vì đây là hai đoạn mấu chốt trong Truyện Kiều, làm nên cuộc đời 15 năm lưu lạc của Thúy Kiều như Nguyễn Du đã viết: Hết nạn nọ đến nạn kia Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần. Dù tên gọi của hai vở cải lương này khác nhau, dù hai soạn giả lựa chọn diễn lại hai đoạn khác nhau trong Truyện Kiều nhưng cấu trúc của kịch bản về cơ bản giống nhau. Vở Hoạn Thơ tróc Kiều bắt đầu bằng cuộc gặp gỡ với Sở Khanh và dẫn đến tai họa phải ở lầu xanh tiếp khách. Từ lầu xanh, nàng gặp và được Thúc Sinh chuộc ra, làm lẽ Thúc Sinh. Hoạn Thơ biết chuyện, lập mưu chia rẽ Kiều và Thúc Sinh. Kiều trốn khỏi nhà Thúc Sinh đến gặp Giác Duyên. Tuy nhiên, vì nàng trộm chuông khánh nhà Thúc Sinh nên Giác Duyên đã gửi nàng cho nhà họ Bạc. Vở Kiều du thanh minh thì bắt đầu bằng cuộc gặp gỡ giữa Kiều và Kim Trọng nhưng cuối cùng hai người không đến được với nhau. Kiều bán mình chuộc cha và trao duyên cho Thúy Vân. Vở cải lương kết thúc ở đoạn Vương Ông tiễn Thúy Kiều về làm vợ Mã Giám Sinh. Có thể khái quát lại sự giống nhau về mặt kết cấu của hai kịch bản này như sau: [...]... nhiều đến nhân vật lịch sử còn những vở cải lương phóng tác từ truyện kể thì quan tâm nhiều đến cấu trúc kịch bản 2.3 Dựa vào văn học các nước: Các vở cải lương thời kỳ này dựa vào văn học các nước rất nhiều, đặc biệt là văn học Trung Quốc và văn học Phương Tây Những vở cải lương dựa vào văn học Phương Tây là: Hiếu tình của Nguyễn Công Mạnh dựa theo Lecid của Corneille, Vân công chúa của Đặng Công... thuyết mà những truyện kể dân gian Trung Quốc như Thanh xà bạch xà, Trinh nữ sự nhị phu… hay những điển cố văn học Trung Quốc về các giai nhân: Chiêu Quân, Tây Thi cũng đuợc các soạn giả cải lương lưu tâm lựa chọn Trong những vở cải lương mà chúng tôi sưu tầm được, đáng tiếc những vở cải lương dựa vào văn học phương Tây đều bị thất lạc nên trong tiểu mục này, chúng tôi chủ yếu khảo sát những vở cải lương. .. 2.1.2 Dựa vào tiểu thuyết Việt Nam: Vào thời điểm đầu thế kỷ XX, với sự ra đời và phát triển của báo chí, sự du nhập tiểu thuyết phương Tây và tiểu thuyết Trung Quốc cùng sự phát triển của văn học dịch, tiểu thuyết Việt Nam theo đó cũng có sự phát triển Vì cải lương ra đời ở Nam bộ nên thời kỳ đầu, những vở cải lương chủ yếu dựa vào tiểu thuyết Nam bộ Số lượng tiểu thuyết Việt Nam được chuyển thể không... tấm sắt son (…) Hai Bà dắt tay nhau đồng ca: Thà thác vinh còn hơn sống nhục Đời đục ngầu cõi tục lánh xa Trong khi đó, vở cải lương Nữ Trưng Vương của Đặng Thúc Liêng lại có nhiều điều hư cấu và theo đúng cấu trúc kịch bản hơn Đây là vở cải lương của Nam Bộ trước năm 1945 Vở cải lương này đề cập đến một nhân vật trung gian có tên là Lý Bấc Giao, kẻ gián tiếp gây ra cái chết của Thi Sách Lý Bấc Giao... Anh Kiệt đã chuyển thể thành kịch bản cải lương để ngấm ngầm tác động đến phong trào yêu nước sâu rộng 2.2 Dựa vào lịch sử Việt Nam: Dân tộc Việt Nam có câu tục ngữ: Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh Do đó không có gì lạ khi thời kỳ này có những vở cải lương lấy đề tài về Hai Bà Trưng như Nữ Trưng Vương của Đặng Thúc Liêng hay Nữ Trưng Vương khởi nghĩa của Kim Chung Hai vở cải lương này tuy cùng lấy nguồn... Liên tự…Do đó ông đã có thể định hình phong cách viết kịch bản cho mình và có khả năng phóng tác vững chắc Ngược lại, số vở cải lương mà chúng tôi sưu tầm được của Phạm Đình Khương chỉ có duy nhất một vở Kiều du thanh minh Dĩ nhiên không thể khẳng định Phạm Đình Khương chỉ sáng tác duy nhất một vở cải lương nhưng có thể khẳng định số lượng kịch bản do Phạm Đình Khương viết ít hơn Trương Quang Tiền... trong Nhị độ mai được miêu tả bằng một đoạn lục bát ngắn thì trong kịch bản cải lương, điểm truyện này được đẩy lên cao và nâng tầm kịch tính cho kịch bản Trong truyện thơ Nôm Nhị độ mai, tác giả viết: Trần-công rằng: "Sự lạ lùng, Hỉ Đồng này thực Mai-công-tử rồi !" Đòi thúy hoàn, mới dạy lời, Dặn dò hãy thử ướm chơi thăm tình Hoàn rằng: "Hơi hỡi Mai-sinh, Toan gieo cái vạ tày đình cho ai ? Bây giờ Lư... tuy cùng lấy nguồn cảm hứng lịch sử về Hai Bà Trưng nhưng mỗi vở có một cách khai thác vấn đề khác nhau bởi vì hai vở này là sáng tác của hai miền khác nhau Vở Nữ Trưng Vương khởi nghĩa của Kim Chung là vở cải lương của Bắc Bộ trước năm 1945 Vở cải lương này gần như tuân thủ những sự kiện có thật của lịch sử, từ lúc Thi Sách bị Tô Định bắt, giết khiến Trưng Trắc nổi giận cùng em khởi nghĩa Cuộc khởi... phương Tây đều bị thất lạc nên trong tiểu mục này, chúng tôi chủ yếu khảo sát những vở cải lương dựa vào văn học Trung Quốc Trong số 80 kịch bản cải lương dựa vào văn học Trung Quốc mà chúng tôi sưu tầm được, kịch bản cải lương dựa vào tiểu thuyết chiếm số lượng lớn nhất, thể hiện ở biểu đồ sau: Tỷ lệ: % Văn học dân Tiểu thuyết Điển cố gian Tổng ... Đình Khương viết ít hơn Trương Quang Tiền Cho nên vở Kiều du thanh minh cũng có thể xem là một sự thể nghiệm của nhà xuất bản Phạm Đình Khương trong việc chuyển thể kịch bản cải lương từ truyện Nôm Không chỉ có Truyện Kiều và Lục Vân Tiên được chuyển thể thành kịch bản cải lươngnhững truyện Nôm khuyết danh như: Nhị độ mai, Quan Âm Thị Kính hay Lâm tuyền kỳ ngộ cũng được các soạn giả để ý đến Nhị . Luận văn thạc sĩ Những khuynh hướng sáng tác kịch bản cải lương Nam Bộ trước năm 1945 Đào Lê Na Mặc dù mới ra đời nhưng trước năm 1945, cải lương đã có số lượng tác giả và tác. thể hiện các khuynh hướng sáng tác kịch bản cải lương trước năm 1945 2.1. Dựa vào các tác phẩm văn học Việt Nam: Các vở cải lương trước 1945 dựa vào các tác phẩm văn học Việt Nam chiếm số. Chính vì vậy, có những khuynh hướng sáng tác kịch bản cải lương trước năm 1945 là: dựa vào các tác phẩm văn học Việt Nam, dựa vào văn học các nước, dựa vào lịch sử Việt Nam, dựa vào các loại

Ngày đăng: 25/03/2014, 20:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan