I Mục tiêu Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các chiến luợc, các qui trình, công cụ, kỹ thuật… nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những thiệt hại của RR với DN Kiểm soát rủi ro l
Trang 1QUẢN TRỊ RỦI RO
TS Phạm Công Thắng
07/09
Chương IV: KIỂM SOÁT RỦI RO
Nội dung :
I Mục tiêu
II Một số vấn đề cơ bản về kiểm soát rủi ro
III Các biện pháp kiểm soát rủi ro
IV Những nỗ lực kiểm soát rủi ro của DN
Trang 2I Mục tiêu
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các chiến
luợc, các qui trình, công cụ, kỹ thuật…
nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm
thiểu những thiệt hại của RR với DN
Kiểm soát rủi ro liên quan đến việc thực
hiện kế hoạch quản lý rủi ro khi chúng xảy
ra
I Mục tiêu
Kết quả chính của việc giám sát và kiểm soát rủi
ro là điều chỉnh hoạt động, yêu cầu thay đổi dự
án, cập nhật những kế hoạch mới
Kiểm soát đối phó rủi ro liên quan đến việc chấp
hành những quy trình quản lý rủi ro và kế hoạch
rủi ro để đối phó với những sự kiện rủi ro.
Rủi ro phải được kiểm soát cơ bản theo đặc
điểm từng giai đoạn cụ thể, có sự quyết định đối
với những rủi ro và có chiến lược làm giảm nhẹ
rủi ro
Trang 3II MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT RR
Cách thức bảo vệ tốt nhất là
Quản trị tốt
Một ban giám đốc có trách nhiệm cùng với
nhiều kỹ năng quản lý có thể là lực lượng
bảo vệ quan trọng nhất đối với các nguy
cơ của doanh nghiệp
II MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT RR
Chính sách nhân sự tốt
Các chính sách luôn được đổi mới để điều chỉnh
mối quan hệ nhân sự Các vụ kiện liên quan đến
việc cho thôi việc, sự đối xử không công bằng,
không đồng tình về các quy định tiền lương và
thăng tiến đang ngày càng tăng lên
Bảo hiểm tốt
Theo cách hiểu truyền thống, quản lý rủi ro
được coi là việc xác lập một chiến lược bảo
hiểm có hiệu quả
Trang 4III CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT RR
Sau khi nhận biết mức độ rủi ro, Doanh
nghiệp phải quyết định đối phó như thế
nào, có 4 chiến lược chính:
TRAP
1 Terminate: Né tránh RR
2 Reduce: Giảm nhẹ tổn thất
3 Accept: Chấp nhận RR
4 Pass on: Chuyển giao RR
III CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT RR
Né tránh rủi ro:
Các biện pháp nhằm vào nguyên nhân gây ra
rủi ro khiến cho rủi ro không thể xảy ra như phát
hiện những dự án, công việc có rủi ro cao và
không tham gia vào
Giảm nhẹ tổn thất:
Giảm bớt ảnh hưởng một rủi ro bằng việc tối
thiểu hóa các ảnh hưởng của tổn thất
Trang 5III CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT RR
Chấp nhận rủi ro:
Chấp nhận kết quả nếu rủi ro xảy ra
Chuyển giao RR:
Luân phiên hậu quả rủi ro và giao trách
nhiệm quản lý cho bên thứ ba
Chú ý: Chuyển giao rủi ro không có nghĩa là
đã loại bỏ được rủi ro:
Ví dụ: một DN xuất nhập khẩu thực hiện bảo hiểm rủi ro tỉ
giá bằng một hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng Sau khi
ký hợp đồng với doanh nghiệp, ngân hàng này sẽ lập
tức thực hiện mua bán hợp đồng tương lai với cùng loại
ngoại tệ và kỳ hạn trên thị trường thị trường tài chính
quốc tế để hạn chế rủi ro cho mình.
Nhưng trong trường hợp xấu nhất là thị trường tài chính
khủng hoảng, có khả năng các hợp đồng tương lai
không thực hiện được Và như thế, mục tiêu ban đầu
của công ty là tránh rủi ro về biến động tỉ giá cũng không
thực hiện được
Trang 6IV NHỮNG NỖ LỰC KIỂM SOÁT RỦI RO CỦA
DOANH NGHIỆP
Những vấn đề cốt lõi của nỗ lực kiểm
sóat rủi ro của một Doanh nghiệp được
trình bày tóm tắt trong bảng câu hỏi dưới
đây
1 Doanh nghiệp có quan điểm như thê
nào đối với các rủi ro tài chính?
IV NHỮNG NỖ LỰC KIỂM SOÁT RỦI RO CỦA
DOANH NGHIỆP
Những vấn đề cốt lõi của nỗ lực kiểm
sóat rủi ro của một DN được trình bày
tóm tắt trong bảng câu hỏi dưới đây
(Nguồn: Viện Nghiên cứu Rủi ro Tài chính
Quốc tế ( IFRI ))
1 Doanh nghiệp có quan điểm như thế
nào đối với các rủi ro tài chính?
Trang 7IV NHỮNG NỖ LỰC KIỂM SOÁT RỦI RO CỦA
DOANH NGHIỆP
2 Các thành viên ban giám sát có hiểu
các công cụ tài chính mà doanh nghiệp
sử dụng hoặc sở hữu, đặc biệt là các
công cụ phái sinh hay không?
3 Ai là người hình thành các hướng dẫn
và chính sách về việc sử dụng các công
cụ tài chính của doanh nghiệp?
IV NHỮNG NỖ LỰC KIỂM SOÁT RỦI RO CỦA
DOANH NGHIỆP
4 Ban giám đốc đã thông qua những chính
sách này chưa?
5 Ban giám đốc duy trì văn hoá quản lý rủi
ro trong doanh nghiệp như thế nào?
6 Ban giám đốc bảo đảm tính trung thực
của hệ thống kiểm soát rủi ro như thế
nào?
Trang 8IV NHỮNG NỖ LỰC KIỂM SOÁT RỦI RO CỦA
DOANH NGHIỆP
7 Có sự tách biệt trách nhiệm giữa những
người gây ra rủi ro tài chính và những
người kiểm soát và quản lý những rủi ro
đó không?
8 Doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ tài
chính nào?
9 Đánh giá các công cụ tài chính như thế
nào?
IV NHỮNG NỖ LỰC KIỂM SOÁT RỦI RO CỦA
DOANH NGHIỆP
10 Hệ thống giới hạn có được đặt đúng chỗ
không?
11 Các công cụ tài chính sẽ dẫn tới những rủi ro
cơ bản nào?
12 Các cán bộ quản lý và ban giám đốc có theo
kịp các nguy cơ rủi ro tài chính đối với doanh
nghiệp trong bất cứ thời điểm nào không?
Hết Chuơng IV