Giáo dục ý thức nghề nghiệp thơng qua các hoạt động ngoại khĩa, thực

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức nghề nghiệp cho học sinh hệ trung cấp trường đại học công nghiệp thực phẩm thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 64 - 71)

khĩa, thực tập, các hoạt động của Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên và các hoạt động VHVN, TDTT

Những hoạt động ngoại khĩa: tham quan, dã ngoại, thăm các khu di tích, bảo tàng,…là những hoạt động cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục ý thức nghề nghiệp và giáo dục truyền thống cho học sinh. Qua đĩ, khơi dậy tinh thần

dân tộc, truyền thống quý báu để học sinh tiếp tục kế thừa sự nghiệp cao cả của thế hệ đi trước để lại.

Ngồi những hoạt động ngoại khĩa thì hàng năm trường đều tổ chức cho tất cả học sinh trước khi ra trường, phải trải qua kỳ thực tập cuối khĩa (gọi chung là thực tập tốt nghiệp), tùy theo các chuyên ngành được đào tạo. Kỳ thực tập cuối khĩa cĩ dung lượng thời gian tương đối dài do đặc thù của chuyên ngành và bậc đào tạo, với mục đích chủ yếu là giúp các em bước đầu tiếp cận với thực tế cơng việc và nâng cao năng lực chuyên mơn. Khi đĩ học sinh đã được đào tạo hồn chỉnh về kiến thức chuyên mơn trong nhà trường, đã chuẩn bị tâm lý cho việc tốt nghiệp, đi làm thực sự, nên kỳ thực tập này cĩ ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà trường, học sinh và đơn vị tiếp nhận học sinh thực tập.

Đối với nhà trường, là nơi đào tạo, cung cấp những kiến thức, kỹ năng học sinh sẽ sử dụng trong quá trình thực tập, làm việc. Nếu những kiến thức, kỹ năng đĩ thiết thực, gắn liền với thực tế thì sẽ giúp học sinh dễ dàng hơn trong quá trình tiếp cận với cơng việc thực tế. Ngược lại, nếu những gì nhận được trên giảng đường mà xa rời với thực tế thì họ sẽ gặp rất nhiều khĩ khăn khi đi thực tập, thậm chí cĩ thể làm thui chột tinh thần lao động và tình yêu nghề nghiệp của học sinh, như vậy thì khơng thể nĩi là đảm bảo chất lượng đào tạo, hơn nữa nĩ sẽ ảnh hưởng và cĩ tác động trực tiếp đến tuyển sinh đầu vào hàng năm và trong những năm kế tiếp của nhà trường, vì các em chính là địa chỉ quan trọng nhằm quảng bá, giới thiệu năng lực đào tạo của nhà trường một cách cĩ hiệu quả nhất.

Thơng qua việc hướng dẫn, kèm cặp học sinh thực tập, các cơ quan, doanh nghiệp giúp nhà trường trang bị kinh nghiệm thực tiễn một cách tốt nhất, giúp nâng cao chất lượng đầu ra của nhà trường. Cũng thơng qua quá trình thực tập này, các doanh nghiệp thường cĩ những gĩp ý thiết thực về các nội dung đào tạo mà nhà trường cần bổ sung để hữu ích cho thực tế hơn. Bởi vì nhà trường thường khĩ nhận ra được độ lệch giữa chương trình đào tạo và thực tiễn cơng việc học sinh sau khi ra trường theo yêu cầu doanh nghiệp, từ đĩ sự gĩp ý của các đơn vị, doanh nghiệp này là rất cần thiết đối với nhà trường, nhờ đĩ mà nhà

trường cĩ cơ sở để điều chỉnh nội dung, phương pháp, quy mơ, hình thức đào tạo cho phù hợp với thực tế sản xuất.

Với sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp thì việc theo dõi tình hình việc làm của học sinh sau khi ra trường và đánh giá chất lượng đào tạo sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Các chương trình thực tập cũng mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác như: đào tạo cĩ địa chỉ cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cấp kinh phí cho đào tạo nhằm thu hút nhân lực cĩ trình độ cao sau đào tạo về doanh nghiệp cơng tác, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao cơng nghệ phục vụ sản xuất.

Đối với học sinh, kỳ thực tập tốt nghiệp cĩ vai trị quan trọng khơng chỉ với quá trình học tập mà cịn với cả sự nghiệp của các em sau này. Kỳ thực tập này cĩ thể nĩi là nhằm giúp học sinh hồn thiện thêm về mọi mặt trong quá trình đào tạo như: củng cố thêm kiến thức, rèn luyện kỹ năng, nâng cao thái độ yêu nghề, tăng cường năng lực giao tiếp, khả năng làm việc, quản lý, rèn luyện ý thức kỷ luật lao động, tác phong cơng nghiệp, làm quen với mơi trường cơng tác thực tế.

Các hoạt động thực tiễn thêm một lần nữa giúp học sinh hiểu được mình sẽ làm cơng việc như thế nào sau khi ra trường và mình cĩ thực sự phù hợp với cơng việc đĩ hay khơng. Quá trình áp dụng các kiến thức học được trong nhà trường vào thực tế cơng việc giúp học sinh nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, mình cần trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu cơng việc.

Thực tế, các chương trình đào tạo hiện tại cịn cĩ một độ lệch nhất định đối với thực tế phát triển của ngành nghề, thường thì kiến thức trong nhà trường nặng tính lý thuyết và khơng theo kịp với yêu cầu thực tiễn. Vì thế, các kỳ thực tập càng trở nên cần thiết đối với học sinh. Những trải nghiệm ban đầu này khiến họ tự tin hơn sau khi ra trường và đi tìm việc. Trong quá trình thực tập, cĩ thể thiết lập được các mối quan hệ trong nghề nghiệp của mình, điều này rất hữu

ích cho học sinh khi ra trường. Nếu thực tập tốt, họ cịn cĩ cơ hội kiếm được việc làm ngay trong quá trình thực tập.

Đối với doanh nghiệp, việc tiếp nhận học sinh thực tập là đã đĩng gĩp một phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ lao động trong ngành nghề, lĩnh vực mình đang hoạt động. Điều này cĩ thể chưa giúp ích cho doanh nghiệp ngay trước mắt nhưng về lâu dài thì cĩ tác động tích cực đối với đội ngũ nhân lực phục vụ cho ngành.

Thơng qua chương trình thực tập, các cơ quan, doanh nghiệp cĩ thể nhận thấy đâu là những điểm yếu của chương trình đào tạo trong trường, đâu là những yêu cầu của thực tiễn mà học sinh chưa đáp ứng được để nhận xét, gĩp ý với nhà trường. Trên cơ sở đĩ, nhà trường sẽ điều chỉnh chương trình đào tạo của mình để nâng cao chất lượng đầu ra. Khi đĩ, các cơ quan, doanh nghiệp sẽ cĩ cơ hội tuyển chọn nhân sự phù hợp mà khơng cần tái đào tạo nhiều. Hiện nay, các doanh nghiệp chủ động xây dựng các chương trình thực tập dành cho học sinh năm cuối, và nhờ đĩ mà họ được lựa chọn các ứng viên phù hợp. Đây là một cách tuyển dụng phổ biến của nhiều doanh nghiệp hiện nay ở nước ta.

Với mục tiêu tất cả học sinh tốt nghiệp ra trường đều cĩ việc làm phù hợp, nhà trường luơn thực hiện phương châm gắn đào tạo với nhu cầu của các doanh nghiệp và xã hội, cập nhật đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo, từng bước đưa việc đào ngày càng phù hợp với tình hình thực tiễn xã hội.

Trong những năm vừa qua, nhà trường đã tiến hành tổ chức nhiều hội thảo trong đĩ cĩ rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tham gia, qua đĩ, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đăng tải các thơng tin việc làm của mình và tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với doanh nghiệp, giúp các bạn học sinh cĩ nhiều cơ hội tìm việc làm.

Ngồi ra, sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình học sinh thực tập tại các doanh nghiệp là điều kiện để những học sinh nào đạt yêu cầu sẽ được mời ở lại làm việc sau khi kỳ thực tập kết thúc. Cách thức tuyển dụng này giúp doanh nghiệp tuyển chọn được nhân viên giỏi ngay từ trong

trứng nước lại khơng tốn kém nhiều chi phí. Đồng thời đối với những học sinh được giữ lại làm việc thường cĩ xu hướng gắn bĩ hơn với doanh nghiệp. Sự hợp tác chặt chẽ giữa Trường Đại học Cơng nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp trong thời gian qua, đĩ là cách thể hiện sinh động, sáng tạo phương châm gắn đào tạo với yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội, nhằm nâng cao tay nghề và giải quyết việc làm cho học sinh.

Đồn TNCS Hồ Chí Minh với tư cách là tổ chức chính trị xã hội, tổ chức Cộng sản, đại biểu cho lợi ích của thanh niên, học sinh. Đồn khơng những giúp cho Đảng tổ chức chăm lo giáo dục thanh, thiếu niên thành những con người mới mà Đồn thanh niên cùng với Hội sinh viên cịn cĩ nhiệm vụ tham gia vào cơng tác giáo dục lý tưởng, niềm tin cách mạng, nhắc nhở họ lối sống lành mạnh, văn minh.

Đồn thanh niên, Hội sinh viên của Trường phải luơn đi đầu trong mọi hoạt động của nhà trường. Để gĩp phần tích cực vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh, Đồn thanh niên, Hội sinh viên trường cần đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thống để nâng cao lý tưởng cách mạng cho học sinh. Để phong trào hoạt động thực sự cĩ hiệu quả, đĩng gĩp xứng đáng vào việc giáo dục lý tưởng cách mạng, xây dựng lối sống lành mạnh và đạo đức cách mạng cho học sinh, Đồn thanh niên, Hội sinh viên Trường Đại học Cơng nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục thực hiện các hoạt động sau:

Về cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng: tiếp tục đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, học tập các nghị quyết của Đảng, của Đồn, khơng ngừng giáo dục về đạo đức, phẩm chất, tác phong cho đồn viên nhằm xây dựng thế hệ trẻ thanh lịch, văn minh, hiện đại.

Tổ chức tốt các hoạt động như : “Hành trình về nguồn”, tham quan tìm hiểu hệ thống bảo tàng, di tích lịch sử. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, các buổi lễ mít tinh, các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn, các buổi chiếu phim lịch sử…Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, các cuộc hội thảo tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh như: Bác Hồ với thanh niên - thanh niên với Bác Hồ, Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…

Tiếp tục duy trì và phát huy vai trị của mạng lưới thăm dị dư luận học sinh, kịp thời uốn nắn những tư tưởng lệch lạc, chưa đúng của đồn viên thanh niên. Làm cho đồn viên thanh niên hiểu rõ âm mưu của các thế lực thù địch trong diễn biến hồ bình, nâng cao tinh thần cảnh giác, ý chí chiến đấu của tuổi trẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Về cơng tác học tập và nghiên cứu khoa học: tập trung tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác trong việc chấp hành quy chế học tập, kiểm tra, thi cử của đồn viên học sinh. Tích cực tham gia vào các hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập của nhà trường. Tăng cường các hoạt động ngoại khố bổ trợ cho việc học tập của học sinh. Cĩ cơ chế, chính sách rõ ràng hơn để động viên, khích lệ đồn viên học sinh học tập và nghiên cứu khoa học.

Về cơng tác văn thể: tổ chức thường xuyên hơn các hoạt động văn nghệ, thể thao cho đồn viên học sinh, nâng cao tính mục đích, nội dung, chất lượng nghệ thuật cũng như tính chuyên nghiệp của các hoạt động này. Tiếp tục thành lập các câu lạc bộ theo sở thích cho đồn viên nhằm tạo nhiều cơ hội hơn trong vui chơi, giải trí, rèn luyện thể lực, bồi dưỡng năng khiếu và định hướng thẩm mỹ cho học sinh.

Về cơng tác tình nguyện: phát triển các mơ hình tình nguyện tại chỗ, đẩy mạnh hoạt động tình nguyện phấn đấu vươn lên trong học tập và cuộc sống. Xây dựng mái trường xanh - sạch - đẹp, mái trường khơng cĩ ma tuý và các tệ nạn xã hội. Tham gia tích cực hơn nữa vào các hoạt động tình nguyện như: tình nguyện chung sức với cộng đồng, tình nguyện đấu tranh phịng chống các tệ nạn xã hội, những hiện tượng xấu trong đời sống học đường, xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch và hiện đại.

Về cơng tác xây dựng Đồn và tham gia xây dựng, phát triển Đảng: tập trung vào việc xây dựng chi đồn cấp cơ sở nhằm tăng tính thực chất, bề rộng của phong trào. Tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo, huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Đồn. Đảm bảo 100% học sinh là đồn viên, 100% đồn viên được phát thẻ đồn trước khi tốt nghiệp. Thường xuyên, tích cực tuyên truyền về Đảng Cộng sản Việt Nam đến từng đồn viên thơng qua hệ thống

thơng tin của nhà trường. Tham mưu, đề xuất với Đảng uỷ và cùng với Đảng uỷ tổ chức lớp học Nhận thức về Đảng Cộng sản Việt Nam. Tham mưu, đề xuất với Đảng uỷ thành lập chi bộ học sinh và xây dựng quy trình phát triển Đảng trong học sinh. Cơng tác giới thiệu đồn viên xuất sắc cho Đảng cần được tiến hành nghiêm túc, đảm bảo chính xác, dân chủ từ cấp chi đồn đến Đồn trường, phù hợp với thực tiễn của nhà trường.

Cĩ thể nĩi những hoạt động của tổ chức Đồn, Hội Thanh niên trong các trường học cĩ vai trị rất quan trọng trong cơng tác giáo dục học sinh về mọi mặt. Hoạt động của Đồn, Hơi Thanh niên phải hướng vào việc học tập, rèn luyện ý thức nghề nghiệp, gĩp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Chính vì vậy, Đồn, Hội Thanh niên phải tổ chức các cuộc vận động, các hoạt động phong trào cách mạng nhằm giáo dục, động viên và phát huy tinh thần sáng tạo, lối sống lành mạnh, xung kích đi đầu trong học tập rèn luyện, nghiên cứu khoa học, phát triển tài năng tham gia đĩng gĩp cho xã hội, nhất là trong sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo, biến quá trình này thành quá trình tự đào tạo; biến lập nghiệp trở thành sáng nghiệp, và coi sự nghiệp đào tạo trở thành sự rèn luyện và phát triển, thực hiện các mục tiêu của con người mới, nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao của quá trình CNH, HĐH đất nước, thơng qua phong trào thanh niên tình nguyện, phong trào trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng đất nước.

Trong những năm qua hoạt động của Đồn, Hội Thanh niên của Trường Đại học Cơng nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh luơn đạt được nhiều thành tích cao, hình thức hoạt động cĩ nhiều đổi mới, phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của học sinh, tạo được sân chơi bổ ích, hạn chế được các tệ nạn xã hội trong học sinh. Tích cực động viên các em tham gia thi đua học tập, rèn luyện đẩy mạnh các phong trào: chiến dịch mùa hè xanh, xuân tình nguyện, tiếp sức mùa thi, thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước, uống nước nhớ nguồn, xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, hiến máu nhân đạo… Trong đĩ phong trào xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng thu hút được đơng đảo học sinh hưởng ứng tham gia tích cực.

Các hoạt động VHVN, TDTT, hoạt động của các câu lạc bộ là mặt mạnh trong việc xây dựng đời sống văn hố, tinh thần cho học sinh. Bên cạnh việc học tập nâng cao tri thức, tay nghề, các em được tham gia các hoạt động văn hố ngồi giờ lên lớp, đĩ là sự bổ trợ cần thiết về việc rèn luyện những phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, thể lực và các kỹ năng. Các hoạt động văn hố tinh thần gĩp phần định hướng giá trị thẩm mỹ, tạo sân chơi lành mạnh, tích cực. Vì vậy đã tích cực gĩp phần ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong học tập, trong sinh hoạt, lối sống của học sinh trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường.

Hoạt động của tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh cĩ một ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đào tạo của nhà trường nĩi chung, tới việc hình thành ý thức nghề nghiệp nĩi riêng. Tuy nhiên, để làm tốt giải pháp này, Đồn thanh niên phải khơng ngừng đổi mới các nội dung hoạt động, cách thức tổ chức theo hướng rèn luyện, giáo dục ý thức chính trị, đạo đức và lối sống làm cho các hoạt động này luơn hấp dẫn, lơi cuốn, gần gũi, cĩ tác dụng giáo dục và đĩng gĩp

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức nghề nghiệp cho học sinh hệ trung cấp trường đại học công nghiệp thực phẩm thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w