Luận Văn: Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội
Trang 1CHƯƠNG I
SỰ CẦN THIẾT GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
1 Những vấn đề chung về lao động - việc làm khu vực nông thôn.
1.1.Nguồn lao động và lực lượng lao động.
Nguồn lao động là khái niệm có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc tínhtoán cân đối lao động - việc làm trong xã hội
1.1.1 Nguồn lao động.
Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định củapháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những ngườingoài độ tuổi lao động ( trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh
tế quốc dân
Việc quy định cụ thể tuổi lao động là khác nhau giữa các nước, thậm chí khácnhau ở các giai đoạn của mỗi nước Đa số các nước quy định cận dưới ( tuổi tốithiểu) là 15 tuổi, còn cận trên ( tuổi tối đa) có sự khác nhau ( 60 tuổi, hoặc 64) Ởnước ta, theo quy định của bộ lao động (2002), độ tuổi lao động đối với nam từ 15tuổi đến 60 tuổi và nữ từ 15 đến 55 tuổi Trong nông nghiệp ở nông thôn, do tínhchất dễ chia sẻ của công việc nên lao động ngoài độ tuổi lao động có thể tham giasản xuất
Nguồn lao động luôn được xem xét trên hai mặt biểu hiện đó là số lượng vàchất lượng Nguồn lao động về mặt số lượng bao gồm:
- Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm
- Và dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thấtnghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có nhu cầuviệc làm và những người thuộc tình trạng khác ( bao gồm cả những người nghỉ hưutrước tuổi quy định)
Nông thôn Việt nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi cung cấp
và hậu thuẫn đắc lực về nguồn nhân lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp.Năm 1990 dân số nông thôn có 53.1 triệu người, chiếm 80.5% dân số cả nước,năm
Trang 22006 dân số nông thôn Việt nam có 61,3 triệu người chiếm 72,9% Như vậy, sau 10năm tỷ lệ dân số nông thôn mới giảm được 7.6 điểm phần trăm, tính bình quân, mỗinăm giảm chưa được 0.5 điểm phần trăm.
Nguồn lao động xét về mặt chất lượng, cơ bản được đánh giá ở trình độchuyên môn, tay nghề,( trí lực) và sức khỏe ( thể lực) của người lao động Trình độvăn hóa và CMKT của lao động nông thôn luôn thấp hơn so với mức chung của cảnước Tính đến năm 2006, có trên 83% lao động nông thôn chưa qua trường lớp đàotạo CMKT nào và khoảng 18,9% lao động nông thôn chưa tốt nghiệp Tiểu học trởxuống đang làm việc, vì thế khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm hoặc tự tạoviệc làm tốt hơn đối với nhóm lao động này là rất khó
1.1.2 Lực lượng lao động: Ở nước ta hiện nay thường sử dụng khái niệm sau
Lực lượng lao động là bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và nhữngngười thất nghiệp Lực lượng lao động theo quan điểm như trên là dân số hoạt độngkinh tế (tích cực) và nó phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao động của xãhội
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lao động:
1.1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng lao động
- Dân số: Dân số là cơ sở để hình thành lực lượng lao động Sự biến động củadân số là kết quả của quá trình nhân khẩu học và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếpđến quy mô, cơ cấu cũng như sự phân bố theo không gian của dân số thường đượcnghiên cứu qua sự biến động tự nhiên và biến động cơ học Tỷ lệ sinh đẻ và tử vongphụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và mức độ thành công của chính sách kiểmsoát dân số( như hạn chế sinh đẻ…)
- Biến động dân số tự nhiên do tác động của sinh đẻ và tử vong Khu vực nôngthôn dân số tự nhiên tăng nhanh trong khi kinh tế tăng chậm đã làm mức sống chậmđược cải thiện tạo áp lực lớn trong giải quyết việc làm
- Biến động dân số cơ học là do tác động của di dân( di cư) Di cư là một trongnhững nhân tố rất quan trọng tác động đến quy mô và cơ cấu lao động, đặc biệt cơcấu lao động khu vực thành thị và nông thôn
Trang 3- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: Dân số trong độ tuổi lao động phản ánhkhả năng lao động của nền kinh tế Tuy nhiên không phải tất cả những người trong
độ tuổi lao động đều là những người tham gia lực lượng lao động Tỷ lệ tham gialực lượng của dân số trong độ tuổi lao dộng là tỷ số phần trăm giữa số người trong
độ tuổi thuộc lực lượng lao động trên dân số trong độ tuổi lao động Khu vực nôngthôn tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ( dân số đủ 15 tuổi trở lên) là tương đối cao
1.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động:
Chất lượng lao động là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến năng suất lao động, đến sựchuyển đổi cơ cấu việc làm theo trình độ kỹ thuật sản xuất Chất lượng lao độngđược đánh giá qua trình độ học vấn chuyên môn và kỹ năng của người lao độngcũng như sức khỏe của họ Điều này lại phụ thuộc vào hoạt động giáo dục đào tạo
và các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe Ngày nay, chất lượng lao động, hiệu quảcông việc còn liên quan đến tác phong, tinh thần, thái độ và tính kỷ luật của ngườilao động
1.2 Di cư lao động
Quá trình dư cư ở Việt Nam đã diễn ra từ rất lâu Số lượng người di cư lớnnhất là trong đợt di cư có tổ chức của nhà nước đi làm “kinh tế mới” Thời gian gầnđây, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, số người di cư tự do tăng lên do các quan hệkinh tế hơn là theo kế hoạch của nhà nước Các vùng có tốc độ công nghiệp hóa và
đô thị hóa nhanh là các vùng thu hút số lượng người nhập cư lớn, ngoài ra cũng có
di cư từ các vùng nông thôn tới các vùng nông thôn khác, chẳng hạn người di cư từcác tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên vì đây vẫn là vùng có thể khai phá, phát triển sảnxuất nhiều hơn so với một số vùng canh tác lâu đời ở các tỉnh phía bắc hoặc các tỉnhđồng bằng Gần đây, còn có di cư từ thành thị về nông thôn, điển hình là lao độngthành thị di cư về các khu công nghiệp ở nông thôn Một dạng di cư khác là xuấtkhẩu lao động cũng tăng lên do thị trường lao động ngoài nước là một thị trường rấttiềm năng và đang được khai thác có hiệu quả Trong đó, lao động chuyển từ nôngthôn ra thành thị là biểu thị chính của xu hướng di dân trong nước
Tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng cao,một mặt biến một số vùng nông thôn trở thành thị, mặt khác khu vực thành thị ngày
Trang 4càng mở rộng cũng tạo ra khả năng số người di chuyển đến các đô thị ngày càng lớnhơn với tốc độ nhanh hơn Thời kỳ 1999-2002, tốc độ tăng lao động nông thôn là:2,32%/năm, trong khi thành thị là 5,5%/năm).
Vậy đâu là nguyên nhân của sự di dân nói trên?
Sự phát triển kinh tế ở cả nông thôn và thành thị trong những năm gần đâykhông những đã thúc đẩy sự phát triển ở nông thôn Việt Nam mà còn đặt ra các vấn
đề thách thức cho khu vực này Năng suất nông nghiệp tăng cao trong thời gian qua,một mặt đã giúp đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, mặt khác tạo ra sự dôi
dư lao động ở nông thôn Với điều kiện khan hiếm diện tích đất ở nông thôn, đặcbiệt là đất nông nghiệp và sự tăng trưởng dân số cao so với khu vực thành thị, vấn
đề dư thừa lao động ngày càng cộm lên ở nông thôn và trở nên nghiêm trọng hơntrong suốt 20 năm qua Thất nghiệp và bán thất nghiệp đã và đang trở thành vấn đềlớn vì khả năng tạo ra việc làm cho lao động ở nông thôn là rất yếu Tất cả các nhân
tố này cùng với khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn đã sinh ra cácdòng di cư từ nông thôn ra thành thị Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thịhoá vẫn đang tiếp diễn ở Việt Nam, khu vực thành thị sẽ tiếp tục được mở rộng vàvùng nông thôn ngày càng bị thu hẹp lại Áp lực đối với khu vực nông thôn sẽ giatăng và vì vậy, không thể tránh được các dòng di cư lao động lớn từ nông thôn rathành thị trong thời gian tới
1.3.Thị trường lao động nông thôn.
Thị trường lao động là toàn bộ quan hệ lao động như thuê mướn, sa thải, tiềnlương, tiền công, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động… phản ánh mối quan hệ traođổi thỏa thuận giữa một bên là người sử dụng sức lao động thị trường lao động làmối quan hệ xã hội, giữa người lao động có thể tìm được việc làm Thị trường laođộng là bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị trường, chịu sự tác động của
hệ thống các quy luật của nền kinh tế thị trường như quy luật giá cả, quy luật cạnhtranh, quy luật cung cầu
Thị trường lao động khu vực nông thôn là thị trường phôi thai, quan hệ thuêmướn lao động, quan hệ làm công ăn lương chưa phát triển Sự thỏa thuận trongquan hệ thuê mướn lỏng lẻo, thường không có hợp đồng lao động, hình thức đổi
Trang 5công theo công nhật, vụ việc là chính.
Thị trường lao động nông thôn có những đặc điểm sau:
Cung lao động khu vực nông thôn co giãn nhiều vì khu vực này có tỷ lệ dân sốtăng nhanh Cầu lao động lại ít co giãn vì cơ cấu sản xuất nông thôn chậm thay đổi,các nguồn lực cho sản xuất bị hạn chế
Thị trường lao động khu vực nông thôn phát triển ở trình độ thấp: tiền công(trả cho lao động phổ thông, lao động đại trà) trên thị trường rất thấp, tính linh hoạt
và thích ứng của lao động rất hạn chế
2 Việc làm trong khu vực nông thôn.
2.1 Việc làm và các nhân tố ảnh hưởng.
Khái niệm việc làm là tiền đề cơ bản giúp chúng ta nhận dạng một cách chínhxác và thống nhất về mối quan hệ giữa lao động và việc làm trong nền kinh tế thịtrường
Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết hợp giữasức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đíchcủa con người
Theo bộ luật lao động của nước ta, khái niệm việc làm được xác định là: “Mọihoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa
Trang 6nhận là việc làm”.
Số lượng việc làm trong nền kinh tế phản ánh cầu lao động Cầu lao động phụthuộc chủ yếu vào quy mô sản lượng và hệ số co giãn việc làm đối với sản lượng(đầu ra) Khu vực nông thôn khối lượng việc làm phụ thuộc vào diện tích đất canhtác, tốc độ công nghiệp hóa ở nông thôn, và sự phát triển của toàn xã hội
2.2 Đặc điểm việc làm ở nông thôn.
Lao động ở khu vực nông thôn phần lớn hoạt động trong nông nghiệp Sảnxuất nông nghiệp luôn chịu tác động và chi phối mạnh mẽ của quy luật sinh học vàcác điều kiện tự nhiên từng vùng như: đất đai, khí hậu, thời tiết….Quá trình sảnxuất mang tính thời vụ cao thu hút lao động không đồng đều, việc làm chủ yếu chỉtập trung tại thời điểm gieo trồng và thu hoạch, thời kỳ còn lại là thời kỳ nông nhàn.Trong thời kỳ nông nhàn một bộ phận lao động nông thôn thường chuyển sang làmcác công việc phi nông nghiệp hoặc đi sang các địa phương khác tìm việc để tăngthu nhập
Tính dễ chia sẻ trong công việc: Việc làm trong nông thôn là những công việcgiản đơn thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai vàcông cụ cầm tay, dễ học hỏi dễ chia sẻ Vì vậy khả năng thu dụng cao, nhưng sảnphẩm có giá trị không lớn nên thu nhập bình quân của lao động nông thôn khôngcao, tỷ lệ nghèo ở nông thôn không cao
Ở nông thôn, có một số lượng khá lớn công việc tại nhà không thời gian như:trông nhà, trông con cháu, nội trợ, làm vườn… có tác dụng hỗ trợ tích cực tăngthêm thu nhập cho gia đình Thống kê cho thấy 1/3 quỹ thời gian của lao động làmviệc phụ mang tính hỗ trợ cho kinh tế gia đình, thực chất đây cũng là công việc cókhả năng tạo thu nhập và lợi ích đáng kể cho người lao động
2.3 Phân loại việc làm ở nông thôn.
Căn cứ vào đặc điểm việc làm lao động nông thôn ta có thể phân chia thànhcác loại như: hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp, làm công ăn lương và việclàm tự tạo
Trang 72.3.1 Hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp
Hoạt động nông nghiệp là các hoạt động liên quan trực tiếp đến cây trồng vàvật nuôi Hoạt động phi nông nghiệp là các hoạt động ngoài các hoạt động kể trên.Như vậy, khái niệm hoạt động- việc làm phi nông nghiệp là khá rộng, bao gồm cáchoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ tại các cơ sở kinh tế và hộ gia đình Sựphân loại này không đề cập đến địa điểm hoạt động đó diễn ra, quy mô của hoạtđộng, công nghệ được sử dụng cũng như liệu thành phần tham gia chỉ là hộ nôngnghiệp hay hộ gia đình có hoạt động phi nông nghiệp
2.3.2 Làm công ăn lương và việc làm tự tạo
Việc làm công ăn lương liên quan đến hợp đồng lao động mà người thuê laođộng đưa ra các điều khoản với người lao động và người lao động chỉ phụ thuộc vàothời gian lao động Công việc của người lao động được thực hiện dưới sự giám sátcủa người sử dụng lao động
Các hoạt động, được xem như là “ việc làm tự tạo” liên quan đến việc tự quản
lý và sở hữu một cơ sở sản xuất các hàng hóa và dịch vụ Người mua loại lao độngnày không thể đưa ra các khoản trực tiếp về sản phẩm Ví dụ, những người có cácxưởng sản xuất, cửa hàng cửa hiệu… chỉ có trách nhiệm đối với các kết quả vớichính bản thân họ
Ở các nước đang phát triển, sự phân chia giữa làm công ăn lương và việc làm
tự tạo nhiều khi không rõ Có một khoảng trùng lắp giữa lao động được trả công vàlao động tự trả công mà ở đó các hoạt động này vừa có thể được xem là lao độngđược thuê vừa có thể lao động tự thuê Ví dụ, những người đóng đồ đạc hay thợmay, đôi khi có thể làm công việc kinh doanh của ở nhà của khách hang Dưới sựgiám sát của khách hàng trong suốt quá trình sản xuất cũng như sửa sang các sảnphẩm cho phù hợp với yêu cầu khách hàng Loại kinh doanh này có thể là lao độnglàm thuê nếu xét theo quan điểm họ bị giám sát bởi khách hàng và thu nhập của họphụ thuộc vào thời gian lao động nhưng hoạt động này cũng có thể được xem làviệc làm tự tạo vì anh ta phải đầu tư vào nguyên liệu, công cụ sản xuất và tự điều
Trang 8hành hoạt động kinh doanh của mình Những hoạt động có đặc thù giao thoa nhưvậy thì xếp vào hoạt động tự tạo việc làm.
2.3.3 Lao động địa phương và lao động di cư.
Các hoạt động tại một địa phương có thể được chia làm hai loại phụ: hoạtđộng tại nhà và không tại nhà nhưng vẫn tại địa phương Các hoạt động xa nhà cũngđược chía thành 2 loại: làm tại thành phố khác, nước khác và các vùng nông thônkhác
2.4 Thiếu việc làm ở nông thôn.
Quá trình sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ nên ở khu vực nông thôn về cơbản không có thất nghiệp hoàn toàn nhưng lao động thiếu việc làm chiếm tỷ lệ cao
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn còn thấp dưới 80% Các hộ gia đình
do quỹ đất canh tác đã hạn hẹp nay lại càng bị giảm dần do sự phát triển mạnh mẽcủa quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa Với tốc độ tăng dân số như hiện nay,đất nông nghiệp sẽ trở nên khan hiếm, dẫn đến hậu quả ngày càng thiếu việc làmcho lao động nông nghiệp nông thôn Mặt khác, do cơ cấu ngành nghề nông nghiệpcòn nhiều bất hợp lý, nhiều vùng còn sản xuất độc canh, phân tán nhỏ lẻ, cơ cấukinh tế chậm biến đổi đã dẫn tới tình trạng lao động không đúng mục đích, thiếuviệc làm cho người nông dân
II Một số nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
1 Một số chính sách có mục tiêu tác động đến giải quyết việc làm.
Có rất nhiều chính sách của nhà nước ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới vấn
đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Các chính sách như: chính sách đấtđai; chính sách tài chính tín dụng; chính sách đầu tư; các chính sách về công nghiệphóa, đô thị hóa; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nông thôn; các chính sách hạtầng cơ sở nông thôn và chính sách về di cư, chính sách cho các đối tượng đặc biệtnhư người tàn tật, đối tượng tệ nạn xã hội….Các chính sách này ngày càng hoànthiện, tạo môi trường thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư, tạo ra nhu cầu lao
Trang 9động, người lao động có quyền lợi riêng, được làm việc trong môi trường tốt hơn.Thực hiện tốt các chính sách này, nguồn lao động sẽ được sử dụng một cách hiệuquả, giảm được tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao lao động được sử dụng Ngược lại, sẽgây ra các hiện tượng tiêu cực xã hội gây khó khăn cho phát triển kinh tế.
2 Điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng.
Điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai… Diện tích đất canh tác trong nôngnghiệp ngày một giảm Tài nguyên nông lâm thủy sản đang bị suy giảm nghiêmtrọng do sự khai thác quá mức của con người Điều kiện thời tiết khí hậu cũng ảnhhưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp điều kiện khí hậu thuận lợi tạo điều kiệncho sản xuất nông nghiệp phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, tạo khả năng thu hútnhiều sức lao động trong nông nghiệp Ngược lại, khi điều kiện khí hậu bất lợi sẽhạn chế khả năng tạo việc làm trong nông nghiệp, nông thôn do quy mô sản xuất bịthu hẹp
Khái niệm hạ tầng cơ sở được hiểu bao gồm hạ tầng cơ sở kỹ thuật và hạ tầng
cơ sở xã hội Hạ tầng cơ sở kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc,cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chấtthải và các công trình khác Hạ tầng cơ sở xã hội gồm các công trình y tế, văn hoá,giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước
và các công trình khác.Trong hạ tầng cơ sở thì hạ tầng cơ sở kỹ thuật có vị trí quantrọng và vai trò của nó đang có xu hướng ngày càng tăng trong quá trình phát triểncủa nền kinh tế, đặc biệt đối với những đô thị lớn Khi cơ sở hạ tầng phát triển,người lao động được tiếp cận các nguồn lực dễ dàng hơn góp phần tạo ra việc làm
và nâng cao hiệu quả việc làm cho người lao động nông thôn Việc phát triển cơ sở
hạ tầng nông thôn sẽ thu hút các nhà đầu tư mở các cơ sở sản xuất, tạo ra nhiều việclàm cho người lao động Nếu chúng ta không quan tâm tới việc hoàn thiện hệ thống
cơ sở hạ tầng cho từng vùng nông thôn thì giải quyết việc làm cho người dân sẽ rấtkhó khăn
3 Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Trang 10Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa là con đường phát triển của mọiquốc gia trên thế giới Thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia cho thấy, công nghiệphóa, hiện đại hóa và đô thị hóa là nhân tố quyết định làm thay đổi căn bản phươngthức sản xuất, chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sangphương thức sản xuất mới, hiện đại Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,tiến trình phát triển xã hội đã có sự thay đổi cơ bản, đó là sự phát triển đô thị kèmtheo sự thu hẹp xã hội nông thôn, là thay đổi căn bản xã hội nông thôn theo hướngcông nghiệp.
Đối với nước ta, từ một nền kinh tế nông nghiệp truyền thống muốn trở thànhnước có nền công nghiệp hiện đại thì phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước và đó là con đường để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Cũng như ở nhiều khác, côngnghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước tất yếu kéo theo quá trình đô thị hóa Tốc độ đô thịhóa càng nhanh thì trình độ đô thị hóa càng cao Đô thị hóa là quan hệ hệ quả tấtyếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đô thị hóa và sự hình thành các đô thị hiệnđại là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh trình độ công nghiệp hóa, hiện đạihóa Về thực chất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa là quá trình cơ cấulại nền kinh tế theo hướng phát triển mạnh khu vực công nghiệp, dịch vụ và chuyểndịch cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, tăng nhanh lao động làmcông nghiệp và dịch vụ, giảm mạnh lao động làm nông nghiệp Công nghiệp hóadiễn ra đồng thời với phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế mở, khucông nghiệp tập trung, các trung tâm dịch vụ lớn và cùng với nó là quá trình mởrộng các khu đô thị, các thị trấn thị tứ… Điều đó dẫn đến dân số thành thị cũng sẽtăng lên Như vậy, phần lớn lao động nông thôn làm nông nghiệp sẽ phải chuyểnsang làm phi nông nghiệp, dân sống nông thôn trở thành dân thành thị
Quá trình đô thị hóa ở nước ta chủ yếu diễn ra theo chiều rộng Với hình thứcnày, dân số và diện tích đô thị không ngừng mở rộng, các hoạt động của kinh tế đôthị không ngừng mở rộng, các hoạt động sản xuất – kinh doanh và điểm dân cư
Trang 11ngày càng tập trung Sự hình thành các đô thị mới được tạo ra trên cơ sở phát triểncác khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở vùng nôngthôn và vùng ngoại ô là xu hướng tất yếu của sự phát triển, là nhân tố mở đườngthúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
4 Dân số - nguồn lao động trong nông thôn.
Dân số và việc làm có quan hệ vừa tương hỗ, vừa hạn chế nhau Dân số tăngnhanh, quy mô dân số lớn làm tăng số người bước vào tuổi lao động, làm tăngnguồn lao động dẫn đến nhu cầu việc làm mới tăng theo, gây sức ép cho vấn đề giảiquyết việc làm
Do tốc độ tăng dân số cao, cơ cấu dân số trẻ làm cho lao động trong độ tuổităng, lao động nông thôn lại chiếm phần tổng cơ cấu lao động xã hội, cơ hội tìmviệc làm càng trở nên khó khăn hơn Đặc điểm của lao động trong nông nghiệpnông thôn mang tính thời vụ cao, sản xuất nông nghiệp lạc hậu, chất lượng lao độngthấp chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, không có trình độ chuyênmôn kỹ thuật Vì vậy, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động thấp, đời sống người laođộng gặp nhiều khó khăn Sự phân bổ dân cư không đồng đều giữa các vùng trong
cả nước cũng là nguyên nhân dẫn đến việc phân bổ bất hợp lý lực lượng lao động và
sử dụng chưa hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là lao động nông thôn, dẫn đến mộtlượng lớn lao động dư thừa tại nhiều nơi ở vùng nông thôn gây ra sức ép lớn về việclàm trong sự phát triển kinh tế Vì vậy, cần phải có các biện pháp nhằm hạn chế tốc
độ tăng dân số và phân bổ hợp lý nguồn lao động
5 Các nhân tố khác.
Việt nam có nguồn lao động khá dồi dào nhưng chất lượng lao động còn thấp,một phần khá lớn không được thu hút vào các khu công nghiệp Nâng cao chấtlượng lao động là vấn đề cấp thiết Hệ thống giáo dục và đào tạo hiện đại sẽ đào tạo
ra nhiều lao động có đủ tri thức, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghềcao.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra ngày càng nhanh đòi hỏi lao động có chấtlượng nhiều thì giáo dục cũng hiện đại và hợp lý hơn Ngoài yếu tố giáo dục thì
Trang 12công nghệ cũng là yếu tố quan trọng trong việc chuyên môn hóa lao động và giảmbớt lao động chân tay Chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp sẽ nâng cao năngsuất lao động nhưng giảm bớt lao động chân tay Vì vậy, sự tác động của khoa họccông nghệ có tính hai mặt: Nếu sử dụng công nghệ tiên tiến cần ít lao động sẽ giảiphóng một lực lượng lớn lao động nông nghiệp, mặt khác nếu áp dụng công nghệ sửdụng nhiều lao động thì sẽ góp phần giải quyết việc làm cho bộ phận lao động dưthừa trong nông nghiệp Do đó, cần phải có chính sách sử dụng khoa học công nghệhợp lý để vừa tăng năng suất lao động, vừa tạo ra nhiều việc làm cho lao động nôngthôn.
Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ bao trùm hầu hết các lĩnh vực vàlôi cuốn các nước vào dòng chảy của nó Chúng ta cũng đang chủ động vào dòngchảy đó và cũng phải tuân thủ các quy định về bảo hộ mậu dịch, chấp nhận cạnhtranh nhất là mặt hàng nông sản đã quen với sự bảo hộ của nhà nước Hôi nhập kinh
tế thế giới là cơ hội lớn cho Việt Nam tham gia vào quá trình phân công lao độngquốc tế đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu lao động, góp phần giải quyết việc làm cholao động trong nước mà chủ yếu là lao động nông thôn
III Sự cần thiết giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
1 Tăng thu nhập, nâng cao mức sống của người dân.
Lao động có vai trò đặc biệt hơn các yếu tố khác vì lao động có vai trò haimặt Trước hết, lao động là nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trongcác hoạt động kinh tế vì lao động là một trong yếu tố đầu vào nó ảnh hưởng tới chiphí tương tự như việc sử dụng các yếu tố sản xuất khác Hơn nữa, lao động - một bộphận của dân số, là người được hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển Mọi quốcgia đều nhấn mạnh đến mục tiêu” phát triển vì con người và coi đó là động lực của
sự phát triển Ở nước ta, phần lớn lao động tập trung ở nông thôn, đây là nguồn laođộng dồi dào với giá rẻ Nhưng hầu hết lao động nông thôn là lao động nôngnghiệp Vì vậy, lao động nhiều có biểu hiện của sự dư thừa, hay tình trạng thiếuviệc làm Mức sống của lao động nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nằm trong diện đói
Trang 13nghèo cao so với các nước trên thế giới Do đó, họ không có điều kiện để đầu tư chogiáo dục, y tế và đời sống tinh thần Việt Nam là nước nông nghiệp, hơn 70% laođộng ở nông thôn với thu nhập thấp, cuộc sống khó khăn chủ yếu do thiếu việc làm.Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn để nâng cao mức thu nhập và cải thiệncuộc sống là một vấn đề cấp thiết.
3.2 Giảm chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, góp phần
ổn định xã hội.
Khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam có xu hướngngày càng tăng Diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp, giá cả các mặt hàngtiêu dùng ngày một tăng, đời sống của người dân ở nông thôn gặp nhiều khó khăn.Khu vực thành thị có nhiều cơ hội tìm việc làm và mức thu nhập cao hơn đã thu hútđược nhiều lao động nhất là lao động có trình độ, chuyên môn cao Khu vực thành thịphát triển nhanh trong khi khu vực nông thôn không được trú trọng, đầu tư làm cho giatăng khoảng cách giàu nghèo và các vấn đề về tệ nạn xã hội xuất hiện nhiều hơn
3.3 Chuyển dịch cơ cấu lao động.
Cái đích của phát triển nông nghiệp cũng là vì dân giàu nước mạnh Mỹ có 2%dân số làm nông nghiệp Ở Việt Nam con số này lên tới 70% và số người sống dựavào nông nghiệp là 78% Xu thế của một xã hội phát triển là giảm cơ cấu về mặttương đối của nông nghiệp trong nền kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.Muốn như vậy, phải có sự dịch chuyển lao động
Nghị quyết của Đảng đến năm 2020, Việt Nam cơ bản thành nước côngnghiệp hoá Tiêu chí của nước công nghiệp là gì? Rõ ràng là lao động nông thôndưới 20% Bây giờ thực hiện nghị quyết như thế nào, trong khi chỉ còn 13 năm nữa?Tiêu chuẩn của một nước công nghiệp là giá trị đóng góp của công nghiệp phảichiếm tuyệt đại đa số và lao động nông thôn giảm đi, tất nhiên giá trị tuyệt đối phảităng Vì vậy, phát triển nông thôn để giải quyết việc làm cho lao động nông thônphải được quan tâm hơn nữa
Trang 144 Kinh nghiệm giải quyết việc làm của Hàn Quốc, Mông Cổ.
4.1 Hàn Quốc.
Quá trình phát triển các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc luôn đi cùng vớiphát triển công nghiệp quy mô nhỏ theo hình thức vệ tinh ở nông thôn phục vụ chocác tập đoàn công nghiệp Nông nghiệp Hàn Quốc đã có sự thay đổi rất lớn về cảkinh tế và xã hội do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế nhanh ( GDP đạt mức bìnhquân 8%/ năm), phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, hướng vào xuất khẩu đãthu hút một lượng lớn lao động nông thôn ra thành thị, giải quyết cơ bản tình trạngthất nghiệp trong nông thôn Chiến lược mà Hàn Quốc áp dụng là tập trung mọinguồn lực cho phát triển công nghiệp và nhờ công nghiệp phát triển để tích luỹ chonền kinh tế, chính sự tích luỹ này đã làm tiền đề cho xây dựng cơ sở hạ tầng nôngthôn
4.1.1 Rút dần lao động trẻ ra khỏi nông nghiệp.
Hàn Quốc đã thực hiện chính sách nguồn nhân lực trong nông nghiệp nhằmnâng cao năng suất lao động nông nghiệp Từ đó rút dần lao động trẻ ra khỏi nôngnghiệp Chính sách này tập trung vào ba chương trình lớn: chương trình hỗ trợ trangtrại gia đình; chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp vàchương trình hỗ trợ giáo dục – đào tạo Chính sách này là nhằm bảo vệ hỗ trợ chocác nhà kinh doanh nông nghiệp có trình độ, kỹ năng canh tác, các công ty kinhdoanh nông nghiệp, những người có khả năng thúc đẩy năng suất và quản lý việccanh tác một cách hiệu quả và ổn định Hơn nữa, quá trình công nghiệp hoá đã thuhút khối lượng lớn lao động nông nghiệp đặc biệt là lao động trẻ Năm 1990, lựclượng lao động nông thôn có 16,4% là thanh niên, đến năm 1995 chỉ còn 13%
4.1.2 Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.
Phong trào làng mới (Saemaul Undong) một phong trào xây dựng cơ sở nôngthôn với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm đã được triển khai rất thànhcông ở Hàn Quốc Đầu tư của chương trình được tập trung vào xây dựng cơ sở hạtầng nhằm giúp cho hình thành các doanh nghiệp nhỏ đồng thời làm tăng năng suất
Trang 15nông nghiệp, làm ổn định đời sống của người dân nông nghiệp, không tạo ra mâuthuẫn khi lao động được rút sang hoạt động phi nông nghiệp.
4.1.3 phát triển công nghiệp nông thôn.
Nông nghiệp truyền thống của Hàn Quốc là sản xuất quy mô nhỏ, lúa là câytrồng chính, vì thế ngoài vụ nông nghiệp, nông dân còn thực hiện các hoạt động tạothu nhập phi nông nghiệp khác để có thêm thu nhập trang trải chi tiêu cho gia đình.Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 60, Hàn Quốc đã xó chính sách khuyến khíchphát triển hoạt động này để thu hút lao động nông nhàn trong đó chính sách tậptrung vào khuyến khích các hoạt động chế biến nông sản và các tài nguyên thiênnhiên tại địa phương
4.1.4 Hỗ trợ xây dựng nhà máy ở nông thôn.
Nhờ đẩy mạnh đầu tư phát triển, công nghiệp ở đô thị đã đạt mức toàn dụng vềquy mô vào những năm 1970, vì vậy các nhà máy được khuyến khích chuyển vềkhu vực nông thôn để giải quyết việc làm và tạo thêm thu nhập phi nông nghiệp chonông dân Tuy nhiên, thực hiện chính sách di dời nhà máy về nông thôn theophương châm “ mỗi làng một nhà máy” không đạt được như mục tiêu đã đề ra dochi phí quá cao về xây dựng cơ sở hạ tầng để đặt nhà máy tại từng làng
Dự án phát triển cụm công nghiệp nông thôn đầu tiên được thực hiện vào năm
1984 là dự án đầu tiên trong triển khai thực hiện Luật Pháp Nguồn thu nhập phinông nghiệp Nhờ rút ra bài học kinh nghiệm từ chính sách hỗ trợ đưa nhà máy vềtừng làng ở nông thôn của thập kỷ trước, dự án cụm công nghiệp nông thôn đã giảmđược nhiều chi phí Các dự án này đã góp phần giải quyết việc làm , nâng cao mứcthu nhập cho người dân, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu lao động ởnông thôn
4.2 Mông Cổ.
Trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo cơ chế thị trường, rất nhiều ngườimất việc làm Theo số liệu tổng điều tra năm 2000, 51% dân số Mông Cổ từ 15 tuổitrở lên được tính là có việc làm, tỷ lệ này ở nông thôn là 66%, thành thị 41% Riêng
Trang 16khu vực nông thôn, tỷ lệ nam có việc làm là 72%, nữ là 60% Khu vực sản xuấtnông nghiệp thu hút 47% tổng lực lượng lao động cả nước, tính theo khu vực nôngthôn thành thị thì khu vực nông thôn thu hút 82% lao động nông thôn và 8% laođộng thành thị Chăn nuôi và chế biến nông sản là hai ngành nghề chính trong nôngthôn.
4.2.1 Tạo việc làm nhờ phát triển chăn nuôi và các ngành phụ trợ.
Do nông nghiệp và nông thôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Mông
Cổ nên chính sách việc làm đối vỡi khu vực nông thôn trở thành một vấn đề quantrọng trong chiến lược phát triển nông thôn Các chính sách, chương trình Mông Cổ
đã thực hiện như: chương trình dịch vụ chăn nuôi, thú y, cấp nước sạch, phòng ngừathiên tai, cùng với các chương trình khuyến khích phát triển ngành sản phẩm như:sữa, len và các sản phẩm từ len Chương trình hỗ trợ chăn nuôi cải thiện điều kiệnlàm việc và điều kiện sống của họ thông qua hệ thống dịch vụ, tăng cường năng lực
và khả năng sản xuất phù hợp với phát triển vùng và bảo vệ môi trường
4.2.2 Chương trình xú tiến việc làm quốc gia.
Chương trình này được thiết kế nhằm lồng ghép các chính sách việc làm vàochiến lược quốc gia, tăng cường sự tham gia chủ động của các cơ quan chính phủ,cộng đồng, tăng khả năng tiếp cận thông tin về việc làm Các biện pháp cụ thể : cảithiện các dịch vụ tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển hợp tác xã,phát triển doanh nghiệp gia đình, lồng ghép chính sách việc làm với bảo vệ môitrường và phân bổ lại dân cư nông thôn, tạo việc làm tại địa phương thông qua pháttriển du lịch và cơ sở hạ tầng Chính sách thị trường lao động nhằm khuyến khíchviệc làm cho thanh niên và người nghèo, tăng cường phát triển kỹ năng và đào tạonghề để đáp ứng yêu cầu thị trường, cải thiện về thông tin và nâng cao nhận thức vềkhuyến khích tạo việc làm
Trang 17CHƯƠNG II THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
1 Đặc điểm thị trường lao động nông thôn Hà Nội sau khi mở rộng.
1.1 Khái quát về khu vực nông thôn Hà Nội khi mở rộng
Ngày 01/08/2008 Hà Nội chính thức mở rộng bao gồm: toàn bộ diện tích tựnhiên và dân số tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân,Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình Thànhphố Hà Nội phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc; phía nam giáp tỉnh
Hà Nam và tỉnh Hòa Bình; phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và HưngYên; phía tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ Diện tích tự nhiên Hà Nội rộnghơn ba lần ( hơn 3.300 km2) dân số hơn 6 triệu người
Việc Hà Nội mở rộng sẽ có các quỹ đất lớn để phát triển một số khu chứcnăng quan trọng của thủ đô, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, các dự ánmang tầm quốc gia trước mắt và lâu dài
1.1.1 Điều kiện vị trí địa lý tự nhiên.
1.1.1.1 Vị trí địa lý.
Thủ đô Hà Nội chưa mở rộng nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ Vị trí địa lý
và địa thế tự nhiên đã khiến cho Hà Nội sớm có một vai trò đặc biệt trong sự hìnhthành và phát triển của dân tộc Việt Nam Từ năm 1010, Hà Nội đã được Vua LýCông Uẩn chọn làm thủ đô cả nước Tính đến năm 2004, Hà Nội có 9 quận Nộithành ( Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, ThanhXuân, Hoàng Mai, Long Biên) với 125 phường, có diện tích 84,3 km2 ( chiếm 9%diện tích toàn thành phố) và 5 huyện ngoại thành ( Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm,Thanh Trì và Từ Liêm) với diện tích là 836,67 km2( chiếm 91% diện tích) với 99 xã
và 5 thị trấn
Hà Tây (cũ) liền kề vớ Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, phíaĐông giáp tỉnh Hưng Yên, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam giáp tỉnh HàNam, là một tỉnh miền núi trung du Với dân số trung bình 2.500.000 người, Hà
Trang 18Tây là tỉnh đứng thứ 5 trên toàn quốc về dân số, mật độ 1.100 người/km² Hà Tây làđịa bàn xây dựng mới, là nơi di chuyển các xí nghiệp công nghiệp của Hà Nội Với
vị trí thuận lợi này, tỉnh có thể tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản, vật liệuxây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công - mỹ nghệ… vào Hà Nội và khu tam giáctrọng điểm của các tỉnh phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long
Sau rất nhiều cuộc hội thảo, lấy ý kiến, ngày 6/3, Bộ xây dựng đã trình Thủtướng về việc phê duyệt quy hoạch vùng thủ đô, Hà Nội sẽ ôm trọn Hà Tây và mộthuyện Vĩnh phúc, Hoà Bình Theo tờ trình, Bộ Xây dựng đề xuất việc mở rộngkhông gian Thủ đô Hà Nội theo hướng: ranh giới Thủ đô Hà Nội mở rộng bao gồmtoàn bộ diện tích tự nhiên và dân số tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc)
và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnhHòa Bình
Phương án đề xuất mở rộng nêu trên đã có sự xem xét đến quá trình lịch sửphát triển Trước đây (giai đoạn 1975-1991) khu vực này từng thuộc ranh giới củathủ đô Hà Nội Hơn nữa, quỹ đất phát triển ở đây chủ yếu là đất gò đồi, không thuộcđất nông nghiệp
Sau khi mở rộng, Hà Nội có một phần diện tích thuộc khu vực đồng bằng sôngHồng, một phần thuộc miền núi trung du phía Bắc, diện tích đất nông nghiệpkhoảng 192 nghìn hecta ( chiếm 58% đất tự nhiên) Dân số khoảng 6.232.940người, tăng 1,7 lần dân số Hà Nội khi chưa mở rộng Tỷ lệ dân số sống ở nông thôntăng lên khoảng trên 50% Hà Nội mở rộng, có thêm các xã miền núi có đồng bàothiểu số sinh sống, thuộc tỉnh Hà Tây(cũ)
1.1.1.2 Đặc điểm địa hình.
Thành phố Hà Nội chưa mở rộng là vùng trung tâm đồng bằng châu thổ sôngHồng, độ cao trung bình từ 5-20m so với mặt nước biển ( chỉ có khu vực đồi núiphía Bắc và Tây Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía nam của dãy núi Tam Đảo
có độ cao từ 20m đến 400m, với đỉnh cao nhất là núi Chân Chim cao 462m) HàTây (cũ) có địa hình đa dạng, có vùng đồi núi phía Tây và vùng đồng bằng ở phíaÐông, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Ðông Nam Vùng đồi núi có 70.400 ha,chiếm 1/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, còn lại là vùng đồng bằng tương đối bằng
Trang 19phẳng Vùng núi có độ cao tuyệt đối từ 300 m trở lên đến 1.282 m có diện tích là1.700 ha; các vùng núi đá vôi tập trung ở phía Tây có địa hình phức tạp với nhiềuhang động Ðiểm cao nhất cao 1.282m (đỉnh núi Ba Vì), điểm thấp nhất 1,7m so vớimặt nước biển
Như vậy, Hà Nội trước và sau khi mở rộng địa hình nhìn chung thấp dần từBắc xuống Nam, từ Đông sang Tây Địa hình đa dạng, có thể phát triển cả nông,lâm, ngư nghiệp Phía Đông Nam Hà Nội là vùng đồng bằng rộng lớn, được phù sabồi đắp nên đất tương đối màu mỡ, thích hợp với việc trồng lúa nước, hoa màu vàchăn nuôi gia súc Vùng núi ở phía Tây Bắc địa hình khá đa dạng và phức tạp Vùngđồi núi thấp thích hợp các trang trại chăn nuôi và các một số loại cây hoa quả, vùngđất có tầng đất rất mỏng thì phát triển các cây trồng lâm nghiệp Hà Nội không giápbiển nhưng hệ thống sông ngòi khá dày đặc và có nhiều con sông lớn chảy qua nhưsông Hồng, sông Ðáy, sông Ðà, thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
1.1.1.3 Khí hậu.
Do đặc điểm của địa hình, Hà Nội chia thành 3 vùng có khí hậu khác nhau:vùng đồng bằng có khí hậu của đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng của gió biển,nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,80C, lượng mưa trung bình 1.700 mm – 1.800mm; vùng đồi gò có khí hậu lục địa chịu ảnh hưởng của gió Lào, nhiệt độ trungbình 24,50C, lượng mưa trung bình 2.300 mm – 2.400 mm; vùng núi cao, chủ yếukhu vực Ba Vì có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 180C
Đặc điểm khí hậu rõ nhất là sự thay đổi khác biệt giữa hai mùa nóng, lạnh Từtháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 nămsau là mùa lạnh và khô Giữa hai mùa lại có thể nói Hà Nội có đủ 4 mùa: xuân, hạ,thu, đông, mùa xuân bắt đầu vào tháng Mùa xuân bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8,nóng bức nhưng lại mưa nhiều Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịumát, lá vàng rơi Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giálạnh, khô hanh Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội
có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm kéo dài, nhiệt độ lên tới 400C, có nămnhiệt độ xuống thấp dưới 100C
Trang 201.1.2 Tài nguyên thiên nhiên.
1.1.2.1 Tài nguyên đất.
Sau khi hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số Hà Tây về Hà Nội, của 4
xã huyện Lương Sơn (Hòa Bình), huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), Thủ đô Hà Nội mởrộng sẽ có diện tích 3.324,92 km2 Theo Bộ NN&PTNT, diện tích đất nông nghiệpcủa Hà Nội (mới) là khoảng 192 nghìn hecta (chiếm gần 58% đất tự nhiên)
Diện tích đất tự nhiên của Hà Nội khi chưa mở rộng là 92.097 ha, trong đó đấtnông nghiệp chiếm tới 47.4%, đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất chuyên dùng chiếm22,3%, đất nhà ở chiếm 12,7%, đất chưa sử dụng chiếm 9% Đất phù sa sông Hồngrất màu mỡ, màu nâu tươi, thành phần cơ giới trung bình, cấu tượng tốt, phản ứng
từ trung tính đến kiềm tính yếu, thích hợp với nhiều cây trồng nhiệt đới Đất phù sabồi đắp bởi các con sông khác có màu nâu đậm, thành phần cơ giới nhẹ hơn đất phù
sa sông Hồng
Tỉnh Hà Tây (cũ) có 164.800 ha diện tích đất tự nhiên Trong đó: Diện tích đấtnông nghiệp là 123.399 ha, chiếm 56,3%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là16.690 ha, chiếm 7,62%; diện tích đất chuyên dùng là 39.489 ha, chiếm 18,02%;diện tích đất nhà ở là 12.600 ha, chiếm 5,75% và diện tích đất chưa sử dụng, sôngsuối đá là 27.000 ha, chiếm 12,32%.Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng câyhàng năm là 104.270 ha, chiếm 84,49%, riêng đất lúa có 89,4% gieo trồng 2 vụ;diện tích đất trồng cây lâu năm là 3.491 ha, chiếm 2,82%; diện tích đất có mặt nướcnuôi trồng thuỷ sản là 5.260 ha, chiếm 4,26%
1.1.2.2 Tài nguyên rừng.
Hà Nội có diện tích trồng rừng không nhiều, đặc biệt là diện tích rừng tựnhiên Hà Nội chưa mở rộng có 6.740 ha đất, không có rừng tự nhiên, phân bố chủyếu ở huyện Sóc Sơn và một phần không đáng kể ở Đông Anh, Gia Lâm Hà Tây(cũ) tính đến năm 2002, toàn tỉnh có 16.770 ha rừng, trong đó: Diện tích rừng tựnhiên là 3.922 ha, diện tích rừng trồng là 12.848 ha
Hà Nội có các khu rừng nổi tiến như: Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốcgia Cúc Phương, Vườn quốc gia Ba Vì, Rừng Tam Đảo, cách trung tâm thành phố
từ 50 – 100km Rừng của Hà Nội là tài nguyên quan trọng để cân bằng môi trường
Trang 21sinh thái, chống thái hoá đất đồi Ngoài ra, rừng còn tạo ra cảnh quan thiên nhiênphục vụ cho các hoạt động du lịch, xây dựng các khu nghỉ dưỡng cuối tuần củanhân dân và du khách
1.1.2.3 Tài nguyên khoáng sản.
Khoáng sản của Hà Nội và vùng phụ cận rất phong phú và đa dạng Theo kếtquả điều tra địa chất về khoáng sản, riêng ở Hà Tây (cũ) có một số khoáng sảnchính sau: Ðá vôi (Mỹ Ðức, Chương Mỹ), đá granít ốp lát (Chương Mỹ), đất sét(Chương Mỹ), than bùn (Mỹ Ðức, Sơn Tây, Quốc Oai, Chương Mỹ), nước khoáng(Ba Vì, Quốc Oai), pyrit (Ba Vì), ngoài ra còn có các khoáng sản khác như vànggốc và sa khoáng (Quốc Oai, Chương Mỹ), đồng (Ba Vì), đolômít (Quốc Oai), caolanh (Sơn Tây)
1.1.3 Cơ sở hạ tầng của Hà Nội.
Hạ tầng cơ sở là một bộ phận cơ bản của kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội có vaitrò tạo điều kiện, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một nền kinh tế hoặcmột vùng Đối với những đô thị lớn như Thành phố Hà Nội, sự phát triển của hạtầng cơ sở còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Với vị trí, vai trò của Thủ đô cả nướctheo Pháp lệnh Thủ đô, là trung tâm kinh tế, chính trị, du lịch, thương mại và vănhoá, hạ tầng cơ sở của Thành phố còn có ý nghĩa tiên phong so với các thành phố vàcác khu tập trung dân cư khác Sự phát triển hạ tầng cơ sở của Thủ đô Hà Nội đượcđặt trong bối cảnh mục tiêu phải tiến kịp về trình độ tổ chức, quản lý đô thị so vớicác nước trong khu vực và quốc tế Sự phát triển của hạ tầng cơ sở còn có ý nghĩaquan trọng quyết định việc đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, giảiquyết tốt các vấn đề xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
Hạ tầng cơ sở của Thành phố Hà Nội bao gồm: hệ thống đường giao thông(đường quốc lộ, đường cao tốc hướng tâm, đường liên tỉnh, mạng lưới đường đô thị
và đường tỉnh lộ), hệ thống đường sắt (đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị hiệnđang được lập quy hoạch và các dự án đầu tư phát triển), hệ thống vận tải hànhkhách công cộng bằng xe buýt, hàng không, đường sông gồm cảng sông và cáctuyến vận tải, hệ thống bến bãi đỗ xe; hệ thống cấp nước bao gồm các nhà máynước, mạng đường ống truyền dẫn, đường ống phân phối, dịch vụ; hệ thống thoát
Trang 22nước gồm các hồ điều hoà, các sông, mương phục vụ thoát nước, hệ thống cốngthoát nước; hệ thống thu gom và xử lý chất thải gồm các trạm xử lý nước thải, cácbãi chôn lấp và xử lý rác thải và hệ thống thu gom và vận chuyển; hệ thống chiếusáng công cộng; hệ thống bưu điện, thông tin liên lạc; hệ thống điện
Về quản lý hạ tầng cơ sở, ở Thành phố Hà Nội có sự phân chia quản lý giữaTrung ương và địa phương Hạ tầng cơ sở do Trung ương quản lý bao gồm: BộGiao thông Vận tải quản lý đường quốc lộ, đường cao tốc hướng tâm, hệ thốngđường sắt quốc gia, vận tải liên tỉnh, hàng không, đường sông; Bộ Công nghiệp vàTổng công ty Điện lực Việt Nam quản lý hệ thống điện; Bộ Bưu chính Viễn thông
và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, các công ty viễn thông quản lý
và cung cấp dịch vụ bưu điện và thông tin liên lạc, Thành phố Hà Nội quản lýmạng lưới đường đô thị, đường sắt đô thị, vận tải hành khách nội đô, bến bãi đỗ xe;
hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải; chiếu sángcông cộng
Những năm gần đây, do quá trình đổi mới về kinh tế, thu hút đầu tư, tăngtrưởng nhanh, sự hình thành nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp, văn hóa, khoahọc, giáo dục đào tạo đã thu hút một lượng lớn lao động, dân cư từ các tỉnh trong cảnước về thủ đô Trong khi đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Hà Nội đang bịquá tải và gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu về nhà ở, các côngtrình dịch vụ công cộng Mặt khác, do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, quỹ đất dànhcho cây xanh công viên, vành đai xanh đang dần dần bị chuyển đổi mục đích sửdụng sang phát triển công trình dân dụng Mở rộng Hà Nội sẽ bảo đảm có các quỹđất lớn để phát triển một số khu chức năng quan trọng của thủ đô, các công trìnhđầu mối hạ tầng kỹ thuật, các dự án mang tầm quốc gia trước mắt và lâu dài
Nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng cơ sở là rất lớn Hàng năm, Nhà nước luôndành một phần lớn nguồn vốn cho đầu tư đặc biệt là vốn ngân sách XDCB cho các
dự án hạ tầng Nhu cầu vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng quan trọng cho giaiđoạn đến năm 2010 khoảng 50.000 tỉ đồng (tương đương 3 tỷ USD); cho giai đoạn2011-2020 khoảng 180.000 tỷ đồng (tương đương 11 tỷ USD) Phát triển hạ tầng cơ
sở kỹ thuật đô thị là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Thành phố trong giai đoạn
Trang 232006-2010 Tuy nhiên các nguồn vốn đầu tư đang mất cân đối lớn đòi hỏi phải được
sự quan tâm đặc biệt ưu tiên tập trung vốn đầu tư của các ngành, các cấp từ Trungương đến địa phương mới có thể giải quyết được vấn đề này Do công tác dự báo,công tác quy hoạch Hà Nội chưa được tốt nên cơ sở hạ tầng phát triển không đồng
bộ, tình trạng quá tải do dân số ở Hà Nội tăng nhanh
1.1.4 Tình hình phát triển kinh tế.
Hà Nội là trung tâm của miền Bắc Việt Nam – là nơi hội tụ nhiều điều kiệnthuận lợi về kinh tế, văn hoá, thương mại, giao dịch quốc tế và du lịch Trong tìnhhình khó khăn chung của cả nước, Hà Nội phải đi đầu về phát triển kinh tế…” (Đó
là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong buổi làm việcvới lãnh đạo Thành ủy và UBND Tp Hà Nội) Hà Nội mở rộng có diện tích tự nhiênlớn hơn nhưng nhìn chung về tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân, việc làm,giáo dục, y tế, đói nghèo có chỉ số thấp hơn khi chưa mở rộng Hà Nội hiện tại cótiềm năng để phát triển kinh tế hơn,vì có nguồn lực dồi dào hơn nhưng chưa đượckhai thác nhiều Khu vực nông thôn sẽ được quan tâm và đầu tư hơn trước, nhiềukhu công nghiệp sẽ được đưa về nông thôn, mức độ đô thị hoá ở nông thôn diễn ranhanh hơn Một số xã thuộc vùng sâu vùng sa, trước đây một số xã còn chưa cóđiện hoặc đường giao thông, sau khi sát nhập vào Hà Nội đã có ánh sáng điện,đường giao thông đã đến tận thôn bản Bên cạnh đó, khu vực nông nghiệp nôngthôn có một số khó khăn như: Trong năm vừa qua, sản xuất lương thực được mùa,nhưng nhiều hộ nông dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, lạm phát tăng cao làmcho phần lớn nguyên, nhiên vật liệu, giá vật tư, giá phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng cao Cùng với đó, các giải pháp cho nông nghiệp hiện nay vẫn còn manh mún.Việc quy hoạch vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm vẫn không được thực hiện mộtcách quy củ Sản xuất tự cung, tự cấp đã khó khăn, nhưng vay mượn để sản xuấthàng hóa có khi phá sản nhanh hơn và rơi vào nghèo đói nhanh hơn Điều đó chothấy sự bấp bênh và bế tắc trong sản xuất của bà con nông dân
1.1.5 Những thuận lợi và khó khăn sau khi Hà Nội mở rộng.
1.1.5.1 Hà Nội mở rộng có thuận lợi như sau:
- Mở rộng địa lý Hà Nội sẽ bớt đi sức ép không đáng có và cũng rất nguy hiểm
Trang 24trong tương lai nếu không mở rộng như: Quá trình đô thị hoá do đất ít, quá tải về hạtầng, đường sá, đất đai chật chội, sức ép các tỉnh xung quanh, nhất là các khu côngnghiệp đặt không đúng chỗ… Mở rộng Hà Nội sẽ có lợi thế bố trí lại khu côngnghiệp cho phù hợp với môi trường, cảnh quan và phát triển.
- Thứ hai là tính đa dạng về tiềm năng và những nhân tố bên trong tốt hơn Ví
dụ, nông nghiệp của Hà Nội trước đât không tốt lắm, đất ít trang trại không nhiều,
cơ cấu mặt hàng không hấp dẫn, trong khi Hà Tây có điều kiện tốt hơn, lại là đấtbách nghệ nên khả năng xúc tiến thương mại tốt hơn Hà Tây sẽ là cơ sở sản xuất,
Hà Nội bày hàng thì cả hai cùng phát triển
- Thứ ba, Hà Nội sẽ có một không gian kinh tế hoàn chỉnh hơn, tiềm tàng hơn
để tự nó là động lực phát triển cho chính nó Hà Nội tăng gấp ba lần diện tích vàdân số cũng tăng lên một phần làm cho thị trường bên trong mở rộng hơn, tạo rađộng lực tốt cho phát triển Hà Nội trong tương lai
Hơn nữa, do giảm bớt sức ép về giá cả đất đai nên môi trường đầu tư sẽ có sứccạnh tranh hơn vì giảm chi phí của các nhà đầu tư Họ đầu tư vào Hà Tây (cũ)cũng như Hà Nội hiện tại thì sức ép chi phí đầu vào của Hà Nội (cũ) sẽ giảm bớt,cho phép doanh nghiệp đầu tư vào Hà Nội nhiều hơn
Hà Nội sẽ thu hút thêm nguồn, mở rộng tiềm năng sẵn có của những nơi đượcđưa vào mình Như vậy, cho phép quá trình công nghiệp hoá, mở rộng đô thị cótriển vọng cải thiện tốt hơn
1.1.5.2 Bên cạnh những thuận lợi đó thì khó khăn cũng không ít:
Hà Nội mở rộng thì toàn bộ quy hoạch, chỉ tiêu, định hướng phát triển chiếnlược, trong cơ cấu kinh tế sẽ thay đổi lớn vì nó sẽ cộng các cơ cấu địa phương vào.Như vậy cơ cấu nông nghiệp tăng lên, tỷ trọng công nghiệp trữ lượng không caotăng lên, trình độ, mức độ đô thị hoá kém hơn Hà Nội sẽ đứng trước một loạt cácnhu cầu to lớn về cải thiện căn bản và cấp bách những cơ sở ở vùng lạc hậu hơn vừanhập vào Đồng thời, Hà Nội cũng đứng trước nhu cầu về cải thiện cuộc sống, cũngnhư đào tạo nhân lực khu vực mới
Việc sát nhập vào Hà Nội còn kéo theo hàng loạt các thách thức như: Hà Nội
sẽ phải gánh một lượng dân số lớn, giải quyết công ăn việc làm, chuyển đổi cơ cấuchính quyền…
Trang 25Số người dân bị mất đất nông nghiệp tăng lên, số lượng lao động cần việc làmtăng lên, giáo dục, y tế…đều thấp hơn trước, chênh lệch giàu nghèo khu vực nôngthôn và thành thị Hà Nội gia tăng Là một thành phố lớn, có tốc độ đô thị hóa, côngnghiệp hóa cao, rõ ràng đây là thách thức không nhỏ đối với lĩnh vực nông nghiệp,nông thôn Hà Nội.
1.2 Thị trường lao động khu vực nông thôn Hà Nội.
1.2.1 Dân số - lao động khu vực nông thôn Hà Nội.
1.2.1.1 Số lượng dân số - lao động.
Hà Nội mở rộng có quy mô dân số lớn hơn trước, lao động nông thôn tăng lênnhưng chất lượng lao động lại giảm đi Hà Nội hợp nhất toàn bộ 2.568.000 người củatỉnh Hà Tây (cũ), 187.255 người huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc, 4.495 người, 6.606người, 5.875 người và 3.278 người lần lượt của Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình,Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, Hoà Bình Dân số Hà Nội hiện nay khoảng hơn 6triệu người, cao hơn 1,7 lần khi chưa mở rộng, chiếm 7, 3 dân số cả nước
Dân số Hà Nội và dân số nông thôn Hà Nội được trình bày qua bảng biểu và
Trang 26Đồ thị 1: Dân số và dân số nông thôn Hà Nội chưa mở rộng.
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500
dan so Ha Noi dan so nong thon
Trong 13 năm qua (1995-2007) dân số Hà Nội tăng đều qua các năm, trungbình mỗi năm tăng 66.023 người Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóngcủa dân số thủ đô do quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh ở nhiều địa phương;trên địa bàn lại tập trung nhiều dự án, khu công nghiệp, khu chế xuất thu hút đônglao động từ các nơi về làm việc Bên cạnh đó một số lượng khá lớn học sinh, sinhviên tỉnh về Hà Nội theo học tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề Luật cư trúvới điều kiện, tiêu chuẩn nhập hộ khẩu đơn giản hơn cũng góp phần mở cửa chongười ngoài tỉnh đến làm ăn sinh sống
Dân số ở nông thôn Hà Nội cũ tăng giảm không đều qua các năm, nhìn chung
là giảm, năm 2007 dân số ở nông thôn giảm 48.6 người Trong khi quỹ đất nôngnghiệp giảm đi do xây dựng các khu công nghiệp nhưng dân số sống ở nông thôngiảm đi rất ít, năm 2002 tăng đến 1210.0 người Dân số nông thôn Hà Nội thay đổirất ít, tỷ trọng dân nông thôn so với dân số cả Hà Nội có xu hướng giảm dần: năm
1995 là 47,5%, 1996: 46,1%, năm 2006: 35% và năm 2007: 34%
Trang 27Sau khi mở rộng thêm thủ đô tỷ lệ dân số ở nông thôn so với dân số cả Hà Nội
sẽ tăng lên rất nhiều, chủ yếu có thêm dân số của cả tỉnh Hà Tây cũ bao gồm mộtphần nhỏ dân số thuộc dân tộc thiểu số Số liệu cơ bản về dân số cả Hà Tây và dân
số nông thôn Hà Tây được trình bày qua bảng biểu và đồ thị sau: