Tình hình giải quyết việc làm lao động nông thôn Hà Nội thời gian qua.

Một phần của tài liệu Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 33 - 35)

2. Thực trạng giải quyết việc làm khu vực nông thôn Hà Nội.

2.1. Tình hình giải quyết việc làm lao động nông thôn Hà Nội thời gian qua.

qua.

Sau khi thành phố Hà Nội mở rộng, diện tích đất nông nghiệp tăng đáng kể,lao động nông thôn tăng mạnh cộng với quá trình đô thị hóa nhanh đặt ra vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn trở thành cấp thiết. Ðối với ngoại thành Hà Nội, những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (nhất là những nơi có diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các khu đô thị, cụm công nghiệp và đường giao thông) luôn được chính quyền các cấp quan tâm. Tại TP Hà Ðông (cũ), từ năm 2004 đến nay đã triển khai nhiều dự án xây dựng các khu đô thị, đường giao thông. Theo thống kê đến cuối năm 2008, có 13 xã, phường với 13.443 hộ có 1.445,96 ha đất nông nghiệp bị thu hồi, hơn 52.500 lao động mất việc làm, trong khi các doanh nghiệp mới chỉ tuyển dụng được hơn 840 laio động của những địa phương có đất bị thu hồi. Trước thực trạng này, UBND TP Hà Ðông thành

lập Trung tâm giới thiệu việc làm với nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển ao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động; tổ chức các lớp dạy nghề theo quy định... Phó Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm TP Hà Ðông Tạ Ðình Quang cho biết, hoạt động từ tháng 2-2008, đến hết năm 2008, trung tâm đã phát hành 160 thông báo tuyển dụng (trong đó có 70 thông báo xuất khẩu chủ động, 70 thông báo làm việc trong nước và 20 thông báo tuyển sinh). Bên cạnh đó, trung tâm tư vấn về việc làm cho 1.300 lao động và nhận 250 hồ sơ xin việc của người lao động và chuyển 250 hồ sơ đến các cơ quan, doanh nghiệp cần tuyển dụng. Ngoài ra, trung tâm phối hợp Hội Phụ nữ thành phố, xã Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm và các doanh nghiệp tổ chức dạy nghề móc sợi công nghiệp, gia công chổi chít cho hơn 300 lao động địa phương. Trong quý I năm 2009, trung tâm tư vấn việc làm miễn phí cho 500 lao động, tiếp nhận 95 hồ sơ xin việc và giới thiệu được 87 lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn. Ðiều đáng mừng là sau khi đào tạo và tham gia các lớp học, hầu hết người lao động đều có việc làm ổn định. Những lao động này nắm bắt nhanh những kỹ thuật gia công các sản phẩm và có thu nhập bình quân từ 600 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng/tháng. Thường Tín được coi là đất trăm nghề với 126 làng có nghề, trong đó 43 làng được công nhận làng nghề. Toàn huyện có 28 xã, thị trấn, với diện tích đất tự nhiên 12.770 ha, dân số 210 nghìn người. Ðến nay, huyện đã có đất thu hồi hơn 200 ha đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng bốn cụm công nghiệp và ba điểm công nghiệp làng nghề. Ðể giải quyết tình trạng thiếu việc làm cho lao động nông thôn, nhất là những địa phương bị thu hồi đất, những năm qua, huyện Thường Tín đã tích cực triển khai công tác đào tạo, truyền nghề, nâng cao tay nghề cho nhân dân địa phương. Năm 2008, huyện tổ chức mở 20 lớp khuyến công cho 850 học viên ở các xã. Ðặc biệt, huyện cũng luôn quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho những nơi bị thu hồi đất hoặc sắp bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp. Hà Nội cũ ,sau hai năm triển khai chương trình đào tạo nghề thủ công cho nông dân, thành phố Hà Nội đã đào tạo nghề cho hơn 1 vạn người, trong đó có cả lao động tại các làng nghề truyền thống như Bát Tràng, Vân Hà, Xuân Thu, Kim Lan… Các ngành nghề được đào tạo

bao gồm mây tre đan, mộc, gốm sứ, chế biến thực phẩm… Theo thống kê của Sở Công thương, sau khi đào tạo nghề, 2/3 số người đã có việc làm, thu nhập ổn định từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng/tháng. Hàng năm, thành phố Hà Nội hỗ trợ gần 4 tỷ đồng cho công tác đào tạo nghề nông thôn, giải quyết tình trạng thất nghiệp do không có việc làm và thời gian nông nhàn của nông dân. Thành phố cũng đang triển khai chương trình hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống, trong đó hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động tại đây. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần nâng cao đời sống xã hội các huyện ngoại thành.

Thông qua các trung tâm tư vấn việc làm, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động mỗi năm Hà Nội đưa khoảng 4000 lao động ra nước ngoài phần lớn là lao động nông thôn.

Đối với khu vực nông nghiệp nông thôn, tỷ lệ sử dụng lao động tăng lên hàng năm nhưng tốc độ tăng chậm.

Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn phân theo địa phương

%

1997 1998 1999 2000

Hà Nội 74.54 80.37 81.30 83.85

Hà Tây 74.71 73.99 75.12 78.87

(nguồn: tổng cục thống kê)

Một phần của tài liệu Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w