MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 49 - 52)

2. Một số giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Trong thời gian qua, đời sống của người dân khu vực nông thôn đã được cải thiện nhưng không nhiều, khoảng cách giàu nghèo khu vực nông thôn và thành thị ngày càng tăng. Để giải quyết vấn đề trên không còn cách nào khác là phải tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn để nâng cao mức thu nhập, từ đó mới có điều

kiện cải thiện cuộc sống. Sau đây là một số kiến nghị của em với mục đích là giải quyết ngày càng nhiều việc làm cho lao động nông thôn nói chung, khu vực nông thôn Hà Nội nói riêng.

1. Chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có chính sách khuyến khích hợp lý để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung cà cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng.

2. Xuất phát từ yếu tố trình độ giáo dục trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, cần nâng cao chất lượng của lực lượng lao động nông thôn để tạo năng lực nắm bắt cơ hội việc làm: tăng đầu tư để củng cố hệ thống trường lớp và giáo viên nông thôn và các vùng xa xôi. Xây dựng một chiến lược kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề cho các lao động nông thôn, đặc biệt chú trọng đến các ngành nghề thiết thực với sự phát triển của địa phương. Không nên đào tạo nghề giống nhau cho mọi địa phương. Nội dung đào tạo nhất là đối với lao động sẽ chuyển sang khu vực công nghiệp cấn chú ý: chuyên môn kỹ năng, tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật lao động. Trong khuyến khích các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống, cần chú trọng tới nâng cao trình độ văn hoá và các kỹ năng làm việc khác để những lao động này tăng khả năng linh hoạt và chuyển đổi công việc khi thị trường sản phẩm các nghề truyền thống này có nhiều biến động.

3. Thúc đẩy công nghiệp hoá địa phương, cần hoàn thiện chính sách thúc đẩy công nghiệp hoá, các chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn và thành thị; đặc biệt khuyến khích phát triển các khu công nghiệp (cụm công nghiệp, làng nghề) ở nông thôn với các ngành nghề với lợi thế so sánh và thu hút nhiều lao động. Các chính sách này cần rõ ràng và minh bạch.

4. Phát triển cơ sở hạ tầng địa phương sẽ giải quyết việc làm khá lớn cho lao động trong thời gian đầu. Cần phải có chính sách tăng cường việc nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn trên cơ sở có quy hoạch một cách khoa học khu vực nông thôn. Các cơ sở hạ tầng này phải được xây dựng bền vững. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn sé góp phần làm cho thị trường hàng hoá nông thôn phát triển, giảm dần khoảng cách với khu vực thành thị và tạo mối liên hệ chặt chẽ hơn với khu vực

thành thị.

5. Xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý thị trường lao động nói chung và thị trường lao động nông thôn nói riêng hoạt động thông thoáng, hạn chế các rào cản tạo ra sự chia cắt trong thị trường. Các chính sách tạo điều kiện cho lao động nông thôn được di chuyển dễ dàng giữa các ngành các vùng, chính sách bình đẳng giữa lao động địa phương và lao động nhập cư.

6. Để tạo bình đẳng giữa lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, cần xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động có hệ thống, minh bạch và công khai hoá quá trình tuyển dụng đối với tất cả các cơ quan, doanh nghiệp ở cả thnah thị và nông thôn.

7. Hoàn thiện các chính sách rõ ràng và ngắn gọn hơn. Chính sách quy hoạch để phân bổ hợp lý nguồn lao động. Bên cạnh những chính sách và chủ nhà nước, các cấp chính quyền địa phương có thể đề ra chính sách, biệp pháp để lao động có thể chuyển đổi nghề nghiệp ngay trong địa phương mình hoặc di chuyển đi làm việc ở các địa phương khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w