Căn cứ xác định phương hướng, mục tiêu giải quyết việc làm trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 39 - 44)

thời gian tới.

1.1. Dự báo xu thế xu thế phát triển và đô thị hoá khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội đến năm 2015. ngoại thành Hà Nội đến năm 2015.

1.1.1. Tình hình phát triển kinh tế của Hà Nội trong thời gian tới.

Nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ khủng hoảng bắt đầu ở Mỹ, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu này. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2008 hơn 8%, năm 2009 dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 4,75%. Số lao động mất việc và thiếu việc làm ngày càng tăng lên, Hà Nội vào thời điểm này đã có 9.600 lao động làm việc tại các DN bị mất việc, ngoài ra còn có hơn 1.000 người thiếu việc làm từ 3 tháng trở lên. Nhưng Hà Nội là trung tâm văn hoá chính trị kinh tế của cả nước, Hà Nội luôn dẫn đầu về phát triển kinh tế ở miền Bắc, và được quan tâm hàng đầu của chính phủ, Hà Nội sẽ sớm thoát khỏi tình trạng khó khăn trên. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế đến cuối năm 2009 đầu 2010 kinh tế Việt Nam sẽ khá hơn, và trong những năm tiếp theo nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn.

Tỷ trọng nông lâm thuỷ sản 2010-2015 chiếm dưới 20% trong cơ cấu ngành kinh tế. Diện tích đất canh tác giảm đi, giá trị sản xuất tuyệt đối trong ngành nông lâm ngư nghiệp tăng, chứng tỏ năng xuất lao động ngày càng tăng, trong khi đó lao động nông thôn vẫn có xu hướng tăng lên, mức sống chung tăng lên. Áp lực giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sẽ tăng lên.

1.1.2. Dự báo xu thế phát triển kinh tế và đô thị hoá.

Hà nội mới có tổng diện hơn 3.344 km2, gấp 3,6 lần hiện nay, dân số hơn 6,2 triệu người, với 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện. Thủ đô mới sẽ nằm trong top 17 thành phố lớn nhất thế giới. Theo kế hoạch, Hà Nội mới đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, sẽ là một tổng thể đa trung tâm, hiện đại, gồm đô thị trung tâm chính và

các thành phố vệ tinh. Vùng Hà Nội cũ sẽ trở thành khu bảo tồn, có tính lịch sử - văn hoá truyền thống, nhưng vẫn được tiếp tục chỉnh trang, xây các trung tâm tài chính, thương mại, đẳng cấp quốc tế, dãn dần dân cư tại các khu nhà thấp tầng và các chung cư cũ ra các đô thị vệ tinh. Vùng phát triển mở rộng sẽ là nơi dãn dân cho trung tâm, phát triển các khu đô thị xen kẽ với không gian mở - kết hợp công viên, vành đai xanh và trục mở để đưa những khoảng cây - công viên Rừng (tạo sự nối kết từ rừng quốc gia Ba Vì về trung tâm cũ Hà Nội). Phía bắc sẽ phát triển trung tâm đô thị bắc sông Hồng thành trung tâm về giao dịch, thương mại, tài chính, văn hoá - giải trí, gắn vùng cửa ngõ sân bay Nội Bài với các vệ tinh là đô thị hàng không Nội Bài, Mê Lĩnh, Sóc Sơn và các trung tâm công nghiệp phía bắc gắn trục Côn Minh - Hạ Long. Về phía tây Hà Nội mới, vùng đô thị Sơn Tây - Hoà Lạc - Xuân Mai sẽ liên kết với các trung tâm mới cấp độ quốc gia. Dự kiến, khu vực sẽ hình thành các đô thị mới như Hoà Lạc (dự kiến khoảng 850.000 dân), đô thị Sơn Tây (gần 600.000 dân), đô thị Xuân Mai (khoảng 850.000 dân). Ngoài ra, khu vực này còn có trung tâm nghiên cứu khoa học, khu công nghệ cao, các trung tâm văn hoá - giải trí lớn và các khu vực lịch sử, bảo tồn... Các khu công nghiệp, đầu mối tiếp vận tổng hợp sẽ nằm ở phía nam, gắn trục quốc gia đông tây với cảng biển đi lên phía tây bắc và Hà Nội đi vào phía nam. Phía đông sẽ là các vùng trục đô thị hóa của các tỉnh Bắc Ninh - Hưng Yên - Hải Dương. Dự kiến đến 2050, dân số Hà Nội sẽ là 15 triệu người, trong đó có khoảng 70% là dân đô thị.

Đô thị hoá của Hà Nội là quá trình đô thị hoá theo chiều rộng, trong những năm tới tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh ở khu vực nông thôn, nhiều khu đô thị mới sẽ được hình thành. Dự báo tốc độ đô thị hoá khu vực nông thôn Hà Nội đên năm 2010; 2015 là: 32% và 39%

%. Trong vòng 10 năm tới, Hà Nội mở rộng sẽ có hơn 2 triệu dân nông nghiệp với gần 300 xã (hơn 1.000 làng) chuyển thành các khu đô thị. Đô thị hoá và quá trình công nghiệp hoá luôn đi liền với nhau. Hà Nội mở rộng sẽ có nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các dự án. Theo thống kê, Riêng Hà Tây (cũ) hiện có khoảng trên 100 dự án được cấp phép, trong đó riêng TP Hà Đông có 43 dự án, huyện Hoài Đức có 27 dự án, Quốc Oai 18 dự án, Thạch Thất sáu dự án. Diện

tích đất bị thu hồi giai đoạn 2006-2010 ở Hà Nội lên tới khoảng 15000ha, số lao động mất việc lên tới 160000 người. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi để ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập trở nên cấp thiết.

1.1.3. Dự báo dân số và lao động khu vực nông thôn Hà Nội.

Tốc độ tăng dân tự nhiên của Hà Nội 1,3%/1năm giai đoạn 2006-2010 và 1%/1 năm giai đoạn 2010-2015. Dân số nhập cư vào Hà Nội ngày càng tăng. Đến năm 2010 dân số Hà Nội có thể lên tới 6.350.000 người, 2015 là 6.510.000 người.

Tốc công nghiệp hoá và đô thị hoá ở Hà Nội trong thời gian tới diễn ra khá nhanh, tỷ lệ dân số đô thị tăng lên trong tổng dân số tăng lên. Dự báo tỷ lệ dân số khu vực nông thôn trong tổng dân số Hà Nội 2010 chiếm 52%, năm 2015 là 47%. Trong dân số nông thôn tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng lên, hiện nay có khoảng trên 70% dân số nông thôn sống dựa vào nông nghiệp. Đến năm 2010, 2015 tỷ lệ này sẽ giảm đi còn 65% và 50%.

Lao động nông thôn trong những năm qua vẫn có xu hướng tăng lên, nhưng tốc độ tăng chậm. Trong những năm tới lao động nông nghiệp nông thôn vẫn xu thế tăng chậm hơn nhưng tỷ lệ lao động nông thôn trong tổng số lao động cả Hà Nội sẽ giảm đi. Tỷ lệ lao động nông thôn trong tổng lao động năm 2010 là:50%, năm 2015 là 45%.

Nhìn chung xu hướng phát triển xã hội thì tỷ lệ dân số, lao động trong tổng dân số Hà Nội giảm đi. Nhưng trong khoảng thời gian ngắn từ năm 2009 đến năm 2015 thì tỷ lệ này không thể giảm nhanh được, chỉ có thể giảm từ từ, vì phần lớn lao động nông thôn trong độ tuổi 35-60 tuổi chưa được trang bị kiến thức đầy đủ. Trong thời gian ngắn không thể đào tạo hết được vì nguồn lực vật chất và con người có hạn.

1.2. Mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội. Hà Nội.

Lao động nông thôn chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, diện tích đất canh tác ít đi, năng suất lao động tăng lên, nguồn thu nhập từ các hoạt động khác không ổn định. Lao động dư thừa và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn vẫn còn cao. Trong những năm tới, phải đẩy nhanh công tác giải quyết việc làm cho lao động thiếu việc làm, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động. Đa dạng các hoạt động ở nông thôn,

tăng nguồn thu nhập để cải thiện đời sống của nhân dân.

Giai đoạn 2010-2015 giải quyết việc làm cho 70.000 đến 100.000 lao động, mỗi năm đưa khoảng 1000 lao động ra nước ngoài, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động lên 83% năm 2010, năm 2015là 90%.

Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo từ 25% năm 2010 lên 45% năm 2015 và 55% vào năm 2020. Tuy nhiên, phải làm sao để người nông dân nhận thức được tầm quan trọng của việc học nghề, giúp họ kịp thời bắt nhịp vào công cuộc CNH, HÐH đất nước. Bởi, công tác đào tạo nghề mới chỉ thu hút được số ít lao động trẻ ở nông thôn tham gia và tỷ lệ này còn thấp hơn ở nhóm lao động đã có tuổi (trên 35 tuổi).

Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, các chính sách ưu đãi với lao động ở nông thôn, tạo điều kiện để người dân nông thôn có thể tiếp cận dễ dàng các nguồn lực. Nâng cao tỷ lệ lao động phi nông nghiệp lên 45% vao năm 2010, 55% 2015.

Chuyển đổi cơ cấu lao động, giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế, phấn đấu 2015 Hà Nội trở thành thành phố công nghiệp.

Thu nhập bình quân của lao động nông thôn là 1 triệu đồng năm 2010, và 1,5 triệu đồng 2015.

1.3. Quan điểm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội. Hà Nội.

1.3.1. Giải quyết việc làm gắn với phát triển bền vững.

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn để nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị. Thu nhập của mỗi lao động tăng lên sẽ góp phần làm tăng thu nhập của nền kinh tế, khi đã có tiềm lực về tài chính thì giáo dục, y tế, đời sống tinh thần cũng được nâng lên. Tạo việc làm cho người lao động thì sẽ nhiều khu công nghiệp, nhiều làng nghề mới, nhiều trang trại mới mở ra và chất thải thải ra môi trường sẽ nhiều hơn. Nếu hệ thống xử lý chất thải không được đầu tư đúng mức thì môi trường sống ở nông thôn ngày càng bị ôi nhiễm. Bên cạnh đó, năng suất trong lao động nông nghiệp tăng một phần là do người nông dân sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hoá học quá nhiều đã làm ôi nhiễm thực phẩm mà ôi nhiễm môi trường không khí, đất, nước. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm với phát triển bền vững ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

1.3.2. Giải quyết việc cho lao động nông thôn phải gắn với công tác đào tạo nghề. tạo nghề.

Cả nước đang trên đà công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhưng lao động nông thôn hầu như chưa qua đào tạo. Vì vậy, quan điểm “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cần quán triệt sâu sắc hơn, coi trọng cả 3 mặt: mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng . Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo cán bộ ở nông thôn vừa gắn bó với đồng ruộng, vừa có trình độ khoa học và quản lý, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và các chương trình trọng điểm. Tạo điều kiện thuận lợi để nông dân được đào tạo ngắn hạn nghề nông. Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất. Thực hiện xã hội hoá đào tạo và xây dựng chính sách đào tạo, sử dụng hợp lý, phù hợp với điều kiện nông nghiệp và nông thôn.

1.3.3. Quán triệt quan điểm “ly nông bất ly hương”.

Mở rộng Hà Nội một phần để giảm sức ép dân số ở các khu đô thị lớn. Chất xám lao động nông thôn sẽ không tập trung hết ở các khu đô thị lớn mà sẽ dần di chuyển về khu vực nông thôn để phát triển khu vực đầy tiềm năng này. Lao động sẽ được làm việc tại các khu công nghiệp địa phương hoặc gần địa phương, các làng nghề và trang trại trên trên chính quê hương mình. Công nghiệp hoá, đô thị hoá ở nông thôn ngày phát triển, nhiều vùng nông thôn sẽ trở thành đô thị trong vài năm tới và sức ép về dân số ở các khu đô thị lớn sẽ giảm đi.

1.4. Phương hướng giải quyết việc làm cho nông động nông thôn trong thời gian tới. thời gian tới.

1.4.1. Đa dạng hoá sản xuất.

Trong nông nghiệp đôi khi việc trồng lúa sẽ không hiệu quả bằng việc chuyển đổi cây trồng hoặc vật nuôi khác. Người nông dân phải được trang bị kiến thức để đa dạng hoá các hoạt động nông nghiệp phù hợp với gia đình và địa phương mình. Đa dạng hoá cây trồng vật nuôi theo các mô hình khác nhau như: chuyển từ trồng lúa sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, rau xanh có giá trị cao, kết hợp trồng lúa với nuôi trồng thuỷ sản, kết hợp trang trại trồng trọt với chăn nuôi. Ngoài ra, còn phát triển các làng nghề để giảm thời gian nông nhàn của lao động, phát triển

kinh tế hộ, kinh tế trang trại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ…Để các hoạt động này hiệu quả thì phải tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận thông tin, tiếp cận các nguồn lực, có đầu ra cho sản phẩm.

Đa dạng hóa sản xuất ở nông thôn trước mắt sẽ giải quyết được khá nhiều việc làm tại chỗ cho lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp. Hơn nữa, khu vực nông thôn Hà Nội có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, gần trung tâm thành phố-thủ đô của cả nước.

1.4.2. Phát triển thị trường lao động nông thôn.

Hiện tại lao động nông thôn chủ yếu hoạt động trong nông nghiệp, việc làm tự tạo, làm công ăn lương chưa phát triển. Trong thời gian tới phải nâng cao chất lượng lao động nông thôn, phát triển thị trường lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động như các trung tâm dịch vụ việc làm giúp người lao động mở rộng khả năng tiếp cận việc làm một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Tiến hành điều tra lao động-việc làm hàng năm để đánh giá thực trạng về số lượng, chất lượng và kết quả giải quyết việc làm hàng năm của thành phố để có giải pháp giải quyết kịp thời.

Phát triển thị trường lao động cần phải có thời gian, rút dần lao động trẻ ra khỏi hoạt động nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w