1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên từ thực tiễn Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

81 265 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 353,88 KB
File đính kèm Luận văn Full.rar (882 KB)

Nội dung

Thực hiện Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên từ thực tiễn Quận Ba Đình, thành phố Hà NộiThực hiện Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên từ thực tiễn Quận Ba Đình, thành phố Hà NộiThực hiện Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên từ thực tiễn Quận Ba Đình, thành phố Hà NộiThực hiện Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên từ thực tiễn Quận Ba Đình, thành phố Hà NộiThực hiện Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên từ thực tiễn Quận Ba Đình, thành phố Hà NộiThực hiện Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên từ thực tiễn Quận Ba Đình, thành phố Hà NộiThực hiện Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên từ thực tiễn Quận Ba Đình, thành phố Hà NộiThực hiện Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên từ thực tiễn Quận Ba Đình, thành phố Hà NộiThực hiện Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên từ thực tiễn Quận Ba Đình, thành phố Hà NộiThực hiện Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên từ thực tiễn Quận Ba Đình, thành phố Hà NộiThực hiện Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên từ thực tiễn Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN KIM THANH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

CHO THA NH NIÊN TỪ THỰC TIỄN QUẬN BA ĐÌNH,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành: Chính sách công

Mã số: 834 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI NHẬT QUANG

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Giải quyết việc làm luôn là chủ để nóng không những chỉ riêng ở Việt Nam mà còn là vấn đề chung của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả những nước phát triển Theo Báo cáo của Cơ quan thống kê Hàn Quốc trong tháng 9 năm 2017 cho thấy tỉ lệ thất nghiệp của nhóm thanh niên tăng cao nhất trong 18 năm qua.Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên Hàn Quốc độ tuổi từ

15 đến 29 hiện ở mức 8%, gấp đôi tỉ lệ thất nghiệp trung bình của cả nước Ở

xứ sở kim chi, một việc làm ổn định không chỉ là "cần câu cơm" mà còn là yếu tố quyết định sự thành bại và chỗ đứng trong xã hội của mỗi cá nhân [15] Năm 2018, tại Italy, thanh niên phải thức đậy từ nửa đêm để đi xin việc làm là tình trạng phổ biến, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên tại nước này lên tới 30% [16].Tại Hoa Kỳ, tổng số người thất nghiệp trong năm 2008 đã lên tới con số cao

kỷ lục kể từ năm 1945 Bộ Lao động Hoa Kỳ cũng công bố tháng 10 năm

2008, số lượng người thất nghiệp là 423.000 và tháng 11 là 584.000 người.Tuy nhiên, với nhiều nỗ lực của Chính phủ Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donal Trump, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã giảm và trung bình mỗi tháng nền kinh tế nước này tạo ra 185.000 việc làm mới Số việc làm mới được tạo ra trong tháng vừa qua chủ yếu trong các lĩnh vực khai mỏ, chăm sóc y tế, bảo hiểm xã hội và giải trí Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm tại nước này vẫn còn nhiều thách thức

Ở nước ta, thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội và là nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Hằng năm có khoảng 1,2 -1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động [4]

Theo kết quả điều tra lao động và việc làm toàn quốc của Bộ Lao động

-Thương binh và Xã hội [3], số lượng và tỷ lệ thanh niên tham gia hoạt động kinh tế tăng đều từ năm 2008 đến nay Năm 2008, số thanh niên hoạt động

Trang 3

kinh tế của cả nước là hơn 16 triệu người, chiếm 67,2% tổng số thanh niên (38,7% lực lượng lao động xã hội); năm 2009, số thanh niên hoạt động kinh tế tăng thành gần 18 triệu người, chiếm 75,4% tổng số thanh niên (36,6% lực lượng lao động xã hội); năm 2010 con số đó là 17,1 triệu người, chiếm 75,9% tổng số thanh niên (33,7% lực lượng lao động xã hội).Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thực trạng việc làm của thanh niên trong thời gian gần đây diễn biến khá phức tạp.Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên vẫn gia tăng Theo thống kê của Bộ Lao động -Thương binh

và Xã hội, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi lao động thiếu việc làm tăng từ 3% (năm 2008) lên 5,6% (năm 2009) và 4,1% (năm 2010), trong đó khu vực thành thị là 2%; khu vực nông thôn là 4,9%

Tình trạng thất nghiệp cũng có xu hướng tăng mạnh, tập trung chủ yếu

ở nhóm thanh niên đô thị Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp chiếm 4,2% (năm 2008); 4,1% (năm 2009) và tăng lên 5,2% (năm 2010), trong đó ở khu vực đô thị là 7,8%, cao gần gấp hai lần nông thôn (4,3%)

Số đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp ở nhóm thanh niên cũng chiếm

tỷ lệ khá cao Trong số những người hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì

số người ở độ tuổi dưới 24 là 12.275 người (chiếm 24,5%); từ 25 - 40 tuổi là 31.366 người (chiếm 62,7%); trên 40 tuổi là 6.416 người (chiếm 12,8%)[2]

Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng, đẩy mạnh giải quyết việc làm, trong đó có giải quyết việc làm cho thanh niên.Cụ thể tại Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương quan tâm thực hiện với nhiều hình thức khác nhau Tuy nhiên trên

Trang 4

thực tế, sự nhìn nhận, đánh giá của cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể và thanh niên địa phương về hiệu quả đạt được của các hoạt động này còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thanh niên

Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề nêu trên, là học viên cao học chuyên ngành Chính sách công và hiện đang công tác tại Ủy ban nhân dân Quận Ba Đình, học viên chọn đề tài “Thực hiện Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên từ thực tiễn Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ để nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như giải quyết vấn đề trong thực tiễn

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về giải quyết việc làm cho thanh niên, tiêu biểu như sau:

2.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

- Năm 1997 O’Higgin lại cho xuất bản công trình nghiên cứu “The

challenges of youth unemployment”, nói về tình trạng thất nghiệp của giới trẻ, một thách thức lớn đối với nhiều quốc gia hiện nay, nhất là các quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển và đang phát triển [8]

- Năm 1998 Manning.C đã xuất bản ấn phẩm “Choosy Youth or unwanted youth - a survey or unemployment” [7] nói về sự lựa chọn, mong muốn của giới trẻ hiện nay trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp, nhằm tránh khỏi tình trạng thất nghiệp đang đe dọa thường xuyên do những biến động khó lường của kinh tế thế giới, cũng như nền kinh tế của mỗi quốc gia

Các công trình nghiên cứu của các học giả nói trên đề cập về việc làm của đối tượng lao động thanh niên trong bối cảnh khoa học và công nghệ đạt được những thành tựu đáng kể Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra, máy móc càng ngày càng thay thế con người trong nhiều vị trí việc làm, thì những công trình khoa học nêu trên là bài học kinh nghiệm để

Trang 5

Đảng, Nhà nước ta hoạch định và ban hành các chính sách về việc làm cho thanh niên

2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

2.2.1 Các công trình nghiên cứu tổng quan về chính sách giải quyết việc làmTác giả Đỗ Thị Xuân Phượng với đề tài: “Phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm qua thực tế ở Hà Nội” (2005), [9], luận án tiến sĩ kinh tế đã đi từ thực trạng việc làm của lao động ở Hà Nội, các vấn đề nảy sinh

để khái quát thành giải pháp, biện pháp khắc phục Tác giả đã khái quát thực tế

từ thị trường sức lao động và việc làm ở Hà Nội để đánh giá về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở Hà Nội, bởi lẽ thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của cả nước, nơi tập trung nhiều lao động từ các tỉnh, thành phố khác nên thị trường sức lao động ở Hà Nội có diễn biến khá phức tạp về số lượng, chất lượng, cơ cấu, thành phần

2.2.2 Các công trình nghiên cứu về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư nhằm tạo việc làm

Phạm Thị Kim Thư với luận văn thạc sỹ “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội” (2014) [14], Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác này.Đây là công trình khá toàn diện không chỉ nghiên cứu, đánh giá và đưa ra giải pháp về việc thực thi chính sách, mà còn các hoạt động khác của QLNN như xây dựng các văn bản pháp quy, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội; điều này góp phần phát triển doanh nghiệp một cách bền vững

2.2.3 Các công trình nghiên cứu về chính sách tín dụng

Ngô Quỳnh An với luận án tiến sĩ “Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam” bảo vệ năm 2012 tại trường đại học KTQD, [1],đã

Trang 6

phân tích và đánh giá thực trạng tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang hội nhập quôc tế Bên cạnh đó, luận án cũng đề cập những giải pháp, bao gồm giải pháp về tín dụng nhằm hỗ trợ thanh niên tự tạo việc làm

2.2.4 Các công trình nghiên cứu về đào tạo nghề

Ngô Thùy Hương với luận văn thạc sĩ “Các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh Đăklăk” bảo vệ năm 2015[6], đã phân tích, đưa ra thực trạng đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh Đăklăk, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác này

2.2.5 Các công trình nghiên cứu về xuất khẩu lao động

Nguyễn Văn Thắng với luận án tiến sĩ “Chính sách việc làm cho thanh

niên vùng thu hồi đất của Hà Nội”, [13], Luận án tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng các chính sách việc làm cho thanh niên vùng thu hồi đất của

Hà Nội và đưa ra các giải pháp hoàn thiện việc thực hiện các chính sách này Trong đó, luận án cũng nghiên cứu và đưa ra giải pháp về xuất khẩu lao động cho thanh niên vùng thu hồi đất của Hà Nội

Các công trình nghiên cứu nêu trên là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị đối với định hướng nghiên cứu của học viên, tuy nhiên các công trình này chưa đề cập tới việc thực hiện các chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên tại một địa bàn (quận, huyện) cụ thể Từ đó, học viên định hướng nghiên cứu thực hiện các chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên tại Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội là không trùng lắp với các công trình nêu trên

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu thực trạng việc thực hiện chính sách giải quyết việclàm cho thanh niên từ thực tiễn của Quận Ba Đình, để từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về lao động của Quậnnói

Trang 7

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách giải quyết

việc làm cho thanh niên của Quận Ba Đình, thành phốHà Nội

- Đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách

giải quyết việc làm cho thanh niên của Quận Ba Đình, thành phốHà Nội

4 Đối tượngphạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp qua các số liệu thống kê, báo cáo của Quận Ba Đình và các báo, tạp chí

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa khoa học: luận văn góp phần cung cấp một cách có hệ thống

Trang 8

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở khoa học của chính sách giải quyết việc làm cho thanh niênChương 2: Thực trạng việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh

niên của Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách giải

quyết việc làm cho thanh niên của Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Trang 9

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

CHO THANH NIÊN

1.1 Cơ sở lý luận về chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên

1.1.1 Một số khái niệm

1.1.1.1Khái niệm việc làm

Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều định nghĩa nhằm sáng tỏ khái niệm việc làm Và ở các quốc gia khác nhau, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp… người ta quan niệm về việc làm cũng khác nhau Chính vì thế, không

có một định nghĩa chung và khái quát nhất về việc làm

Có thể hiểu, việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất Người lao động được coi là có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội Nhờ có việc làm mà người lao động mới thực hiện được quá trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho bản thân

Ở Việt Nam, khái niệm việc làm đã được quy định tại Điều 13 của Bộ luật lao động: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.[10]

Khái niệm trên nói chung khá bao quát, nhưng chúng ta cũng thấy rõ hai hạn chế cơ bản Thứ nhất, hoạt động nội trợ không được coi là việc làm, trong khi đó hoạt động nội trợ tạo ra các lợi ích phi vật chất và gián tiếp tạo ra lợi ích vật chất không hề nhỏ.Thứ hai, khó có thể so sánh tỷ lệ người có việc làm giữa các quốc gia với nhau vì quan niệm về việc làm giữa các quốc gia có thể khác nhau, phụ thuộc vào luật pháp, phong tục tập quán Có những nghề ở quốc gia này thì được cho phép và được coi là việc làm, nhưng ở quốc gia

Trang 10

khác, ví dụ đánh bạc ở Việt Nam bị cấm, nhưng ở Thái Lan và Mỹ lại được coi là một nghề Thậm chí nghề này rất phát triển, vì nó thu hút khá đông tầng lớp thượng lưu.Trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) còn khuyến cáo và đề cập tới việc làm nhân văn hay việc làm bền vững

1.1.1.2 Khái niệm giải quyết việc làm

Theo khái niệm việc làm nêu ở phần trên, việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ ) để sử dụng sức lao động đó Rõ ràng tạo được việc làm cho người lao động hoặc tạo nhiều việc làm luôn gắn với quá trình phát triển kinh tế xã hội, phát huy sức mạnh tiềm năng của con người, phát huy trí tuệ người lao động để tạo ra nhiều của cải cho xã hội Chính vì vậy, Văn kiện Đại hội X của Đảng đã nêu rõ “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân” Vấn

đề giải quyết việc làm cho người lao động là cần thiết, không những mang tầm quốc gia mà vượt ra bên ngoài khu vực và thế giới Tuỳ thuộc vào các cách thức tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau mà người ta đưa ra khái niệm về giải quyết việc làm

Giải quyết việc làm là một quá trình tạo ra môi trường hình thành các chỗ làm việc và sắp xếp người lao động phù hợp với chỗ làm việc để có các việc làm chất lượng, đảm bảo nhu cầu của cả người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời đáp ứng được mục tiêu phát triển đất nước

Với khái niệm trên, việc giải quyết việc làm không chỉ có nhiệm vụ chức năng của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của xã hội, của các cơ quan doanh nghiệp và ngay bản thân người lao động

Trang 11

Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full

Ngày đăng: 09/01/2019, 16:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w