Chuẩn bị, xây dựng, xác nhận và phê duyệt dự án CDM

Một phần của tài liệu NGUỒN NĂNG LƯỢNG SẠCH CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) “TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG” (Trang 47)

2.2.1. Chuẩn bị dự án CDM

(1). Bên xây dựng dự án sau khi xác định được dự án có triển vọng và tìm được nhà đầu tư, phải xây dựng Văn kiện dự án.

(2). Hình thức đầu tư từ nước ngoài vào dự án CDM gồm:

− Nhà đầu tư cung cấp vốn vay với lãi suất cố định, đổi lại họ được nhận phần lợi ích có được từ dự án để trừ vào một phần tiền cho vay;

− Nhà đầu tư góp cổ phần vào dự án để được chi phần lợi ích có được từ dự án;

− Nhà đầu tư cung cấp công nghệ hoặc cấp bản quyền công nghệ cho dự án để được nhận phần lợi ích có được từ dự án.

(3). Các bên xây dựng dự án chủ động hoặc thông qua tổ chức tư vấn có liên quan để tìm và thỏa thuận với nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư, công nghệ và phương thức phân chia lợi ích có được từ dự án CDM một cách thích hợp nhất.

(4). Khi xây dựng Văn kiện dự án, các bên xây dựng dự án phải kết hợp với nhà đầu tư và nếu có thể cả với một Tổ chức nghiệp vụ được chỉ định, dự kiến được chọn để đánh giá dự án trước khi gửi Ban chấp hành quốc tế về Cơ chế phát triển sạch để đăng ký thực hiện. Các Tổ chức nghiệp vụ được chỉ định do Ban chấp hành quốc tế về Cơ chế phát triển sạch tuyển chọn và ủy quyền cho hoạt động theo từng chuyên ngành liên quan đến các lĩnh vực được xây dựng dự án CDM.

(5). Văn kiện dự án được xây dựng theo hai bước: Tài liệu ý tưởng dự án và Văn kiện thiết kế dự án.

2.2.2. Xây dựng, xác nhận và phê duyệt dự án CDM

(1). Tài liệu ý tưởng dự án

Nếu nhà đầu tư yêu cầu có xác nhận dự án CDM của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bên liên quan xây dựng Tài liệu ý tưởng dự án theo mẫu quy định tại Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT.

Tài liệu ý tưởng dự án được làm thành 15 bộ tiếng Việt và 15 bộ tiếng Anh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm theo các văn bản sau:

− Công văn đề nghị xem xét dự án của đơn vị chủ trì dự án;

− Công văn của Bộ, ngành, UBND tỉnh chủ quản dự án đề nghị xem xét chấp nhận dự án đề xuất là dự án CDM;

− Văn bản nhận xét của các bên liên quan (chính quyền cấp huyện nơi triển khai dự án, cơ quan hoặc tổ chức hoặc cộng đồng sử dụng kết quả hoặc trực tiếp chịu tác động của các hoạt động dự án).

Sau khi nhận được Tài liệu ý tưởng dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét tính pháp lý của Tài liệu ý tưởng dự án cùng các văn bản kèm theo và gửi tới đại diện các Bộ, ngành có liên quan là thành viên Ban Tư vấn - Chỉ đạo về Cơ chế phát triển sạch để nghiên cứu, xem xét và có ý kiến nhận xét bằng văn bản. Căn cứ ý kiến của Ban Tư vấn - Chỉ đạo về Cơ chế phát triển sạch, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét để cấp Thư xác nhận dự án.

Toàn bộ các công việc nêu trên được hoàn tất trong thời hạn không quá 25 ngày kể từ ngày Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được Tài liệu ý tưởng dự án cùng các văn bản kèm theo.

Sau khi nhận được Thư xác nhận dự án, các bên liên quan xây dựng Văn kiện thiết kế dự án.

Trong giai đoạn xây dựng Tài liệu ý tưởng dự án, có thể không cần mời Tổ chức nghiệp vụ được chỉ định tham gia. Nếu nhà đầu tư không yêu cầu có xác nhận dự án CDM của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bên xây dựng dự án tiến hành nghiên cứu khả thi và xây dựng Văn kiện thiết kế dự án.

(2). Văn kiện thiết kế dự án

Văn kiện thiết kế dự án được xây dựng theo mẫu quy định tại Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT và lập thành 15 bộ tiếng Việt, 15 bộ tiếng Anh gửi tới Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm theo các văn bản liên quan như quy định đối với Tài liệu ý tưởng dự án và Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Phiếu xác nhận cam kết bảo vệ môi trường của dự án. Các văn bản tiếng Việt kèm theo bộ tiếng Anh phải đính kèm bản dịch tiếng Anh.

Sau khi nhận được Văn kiện thiết kế dự án cùng các văn bản kèm theo của cơ quan chủ trì dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét tính pháp lý của Văn kiện thiết kế dự án và gửi hồ sơ dự án tới các thành viên Ban Tư vấn - Chỉ đạo về Cơ chế phát triển sạch để nghiên cứu, xem xét và có ý kiến bằng văn bản.

Ban Tư vấn - Chỉ đạo về Cơ chế phát triển sạch tổ chức họp để tổng hợp và đánh giá Văn kiện thiết kế dự án đã nhận được. Tại phiên họp đầu cuộc họp của Ban Tư vấn - Chỉ đạo về Cơ chế phát triển sạch, đại diện các bên xây dựng dự án được mời dự để thuyết trình tóm tắt dự án và trả lời câu hỏi của các thành viên Ban Tư vấn - Chỉ đạo về Cơ chế phát triển sạch. Trong phiên họp thứ hai tiếp đó của cuộc họp dành riêng cho Ban Tư vấn - Chỉ đạo về Cơ chế phát triển sạch, các thành viên của Ban biểu quyết và kết luận về Văn kiện thiết kế dự án.

Căn cứ kết luận của Ban Tư vấn - Chỉ đạo về Cơ chế phát triển sạch, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét để cấp Thư phê duyệt dự án.

Toàn bộ các công việc nêu trên được hoàn tất trong thời hạn không quá 50 ngày, kể từ ngày Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được Văn kiện thiết kế dự án cùng các văn bản có liên quan kèm theo.

(3). Thư Phê duyệt dự án CDM được gửi tới các bên xây dựng dự án để chuyển cho Tổ chức nghiệp vụ được chỉ định do mình lựa chọn và Ban chấp hành quốc tế về Cơ chế phát triển sạch để xem xét và đăng ký dự án.

2.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN CÓ TIỀM NĂNG CDM CAO ÁN CÓ TIỀM NĂNG CDM CAO

2.3.1. Quyền của nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án CDM

− Hưởng các ưu đãi: về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; khấu hao tài sản cố định; tín dụng đầu tư của nhà nước.

− Được xem xét trợ giá đối với sản phẩm của dự án CDM thuộc lĩnh vực ưu tiên. − Được xem xét hỗ trợ tài chính trong việc lập, xây dựng dự án theo quy định của pháp luật hiện hành.

− Bán CERs thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật hiện hành.

− Được tiếp cận, cung cấp các thông tin liên quan đến việc xác định giá bán CERs. − Được ưu tiên tiêu thụ sản phẩm của dự án CDM so với sản phẩm cùng loại không thuộc dự án CDM.

2.3.2. Ưu đãi đối với thuế thu nhập doanh nghiệp khi thực hiện dự án CDM

− Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án CDM được thực hiện như đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Khoản III, Mục A, Phụ lục I Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

− Trường hợp dự án CDM là dự án đầu tư mở rộng, dự án đầu tư chiều sâu hoặc dự án đầu tư bổ sung thiết bị của cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động, phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mới mang lại được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Cơ sở sản xuất kinh doanh phải hạch toán riêng phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mới mang lại để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi, miễn, giảm. − Trường hợp dự án CDM lựa chọn phương thức hạch toán toàn bộ thu nhập từ bán lượng giảm phát thải khí nhà kính vào thu nhập khác của năm, nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án CDM được lựa chọn việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp một lần hoặc nộp theo từng năm theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.3.3. Ưu đãi đối với thuế nhập khẩu

Dự án CDM được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án, hàng hoá nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án theo quy định tại Khoản 6 và Khoản 16, Điều 16, Nghị định 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu và quy định của pháp luật hiện hành về Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu.

Dự án CDM được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư.

2.3.5. Huy động vốn đầu tư

− Nhà đầu tư được phép huy động vốn dưới hình thức hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp khác, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính trong và ngoài nước để xây dựng dự án CDM, đầu tư thực hiện dự án CDM.

− Dự án CDM có đủ điều kiện quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước thì được hưởng các chính sách tín dụng đầu tư của nhà nước.

− Trường hợp dự án CDM đã được Ban chấp hành quốc tế về CDM cho đăng ký và Hợp đồng bán CER đã được ký kết với các đối tác thì được ưu tiên xem xét để vay vốn.

2.3.6. Trợ giá đối với sản phẩm của dự án CDM

− Sản phẩm của dự án CDM được trợ giá từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau:

+ Trong danh mục sản phẩm của dự án CDM thuộc lĩnh vực ưu tiên.

+ Chi phí thực tế để sản xuất ra sản phẩm lớn hơn giá bán thực tế theo hợp đồng được ký kết.

− Thời gian trợ giá đối với sản phẩm của Dự án CDM được xác định căn cứ vào thời điểm dự án có sản phẩm và khả năng bù đắp chi phí sản xuất sản phẩm được trợ giá. − Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện trợ giá đối với sản phẩm của dự án CDM căn cứ theo quy định tại Quyết định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

− Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể về điều kiện trợ giá, mức trợ giá và thời gian trợ giá đối với sản phẩm của dự án CDM thuộc danh mục sản phẩm đủ điều kiện được trợ giá.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Hiện nay Việt Nam đã chuẩn bị được các công cụ pháp lý là cơ hội tốt cho việc áp dụng CDM vào các dự án xử lý nước thải theo phương pháp kỵ khí có thu hồi khí metan trong một số ngành công nghiệp có liên quan. Việc áp dụng CDM cho các dự án xử lý nước thải dễ dàng thực hiện, giảm phát thải góp phần giảm hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, khi thực hiện dự án CDM các DN còn được hưởng một số quyền lợi ưu đãi như: ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, trợ giá đối với sản phẩm của dự án CDM thuộc lĩnh vực ưu tiên, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm của dự án CDM so với sản phẩm cùng loại không thuộc dự án CDM, ….

2. KIẾN NGHỊ

Về cơ bản hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với nước thải, đầu tư hệ thống xử lý, tuy nhiên các hệ thống xử lý chưa bảo đảm về mặt môi trường, do đó việc thực hiện dự án CDM thu hồi và xử lý khí sinh học từ nước thải góp phần giảm khí phát thải, giảm ảnh hưởng đến cộng đồng mà còn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu sử dụng khí sinh học thay thế cho việc đốt nhiên liệu hóa thạch, nhà máy sản xuất sẽ tiết kiệm sử dụng nhiên liệu, giảm chi phí mua nhiên liệu. Ngoài ra, việc thu hồi được khí sinh học từ các nguồn phát thải được chứng nhận và cấp tín chỉ carbon sẽ đem lại nguồn tài chính từ việc bán tín chỉ carbon cho các đối tác hoặc các nước phát triển giúp các nước phát triển đạt được chỉ tiêu giảm phát thải. Do đó cần có những phương pháp thúc đẩy việc áp dụng này, cụ thể như sau:

− Tuyền truyền rộng rãi cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về hiệu quả mà dự án CDM mang lại;

− Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thực hiện dự án CDM bằng các chính sách ưu đãi như: ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trợ giá đối với sản phẩm của dự án CDM thuộc lĩnh vực ưu tiên, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm của dự án CDM so với sản phẩm cùng loại không thuộc dự án CDM, ….;

− Mở lớp tập huấn giới thiệu tiềm năng thực hiện CDM cho các cơ sở. Trong đó, quan tâm, khuyến khích 09 cơ sở có tiềm năng CDM đã được đề xuất triển khai thực hiện sớm dự án CDM nếu họ tình nguyện;

− Các cơ quan hữu quan trong tỉnh hổ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đối tác đầu tư thông qua Bộ Tài nguyên & Môi trường hoặc liên hệ trực tiếp với các đối tác nước ngoài chuyên thực hiện dự án này để mời gọi đầu tư vào các doanh nghiệm có tiềm năng CDM cao.

− EcoSecurities; − CAMCO;

− Công ty Quản lý tài sản Cacbon Thụy Điển; − RWE;

− IBRD;

− Hệ thống năng lượng quốc tế; − Thương mại EDF;

− Mitsubishi; − ENEL;

− Kommunalkredit; − AgCert ;

− Quản lý nguồn cacbon ; − Agrinergy;

− Mitsubishi UFJ Securities; − Cargill International; − Endesa;

− Trading Emissions; − Marubeni;

− Noble Carbon; − Arreon Carbon UK.

Một phần của tài liệu NGUỒN NĂNG LƯỢNG SẠCH CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) “TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG” (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w