Nước thải cơ sở chế biến cao su được xử lý bằng phương pháp lọc sinh học (kỵ khí và hiếu khí), phần khí sinh ra từ bể kỵ khí sẽ được thu hồi làm nhiên liệu đốt. Quy trình xử lý nước thải được diễn giải chi tiết như sau:
Nước thải sản xuất được đưa qua song chắn rác để giữ lại rác có kích thước lớn trong nước thải. Sau đó nước thải sản xuất tiếp tục được đưa qua bể gạn mủ để thu gom mủ cao su còn sót lại từ quá trình đánh đông. Bể gạn mủ có thời gian lưu nước thải tối đa 20 h, nước thải đi qua bể gạn mủ với vận tốc rất chậm nhằm hạn chế tối đa sự xáo trộn tạo điều kiện cho các hạt cao su còn lại nổi lên bề mặt bể do chênh lệch tỷ trọng so với nước. Các mảng mủ cao su sẽ được thu gom định kỳ mỗi ngày.
Tiếp theo nước thải sẽ chảy vào bể gom kết hợp điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải. Từ bể điều hòa nước thải được bơm vào bể lọc kỵ khí. Tại đây, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn và phân hủy chúng thành CH4, CO2, H2O, H2S,…. Nước thải sau khi qua bể lọc kỵ khí sẽ tự chảy qua bể lọc hiếu khí.
Bể lọc hiếu khí vừa có nhiệm vụ khử tiếp phần COD còn lại vừa làm giảm mùi hôi trong nước thải. Sau khi được xử lý tại bể lọc hiếu khí, nước thải tiếp tục được dẫn vào bể lắng để lắng bùn, một phần bùn hoạt tính sẽ được tuần hoàn trở lại bể hiếu khí, phần còn lại sẽ bơm qua sân phơi bùn.
Nước thải từ bể lắng sẽ chảy sang bể khử trùng để khử các vi sinh vật gây hại trong nước thải trước khi chảy qua hồ sinh thái, sau đó nước đạt tiêu chuẩn sẽ được thải ra môi trường.
Hình 4.15. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải cơ sở sản xuất cao su Nước thải sản xuất
Bể tách mủ Bể điều hòa Bể lọc kỵ khí Bể lọc hiếu khí Bể lắng sinh học Hồ sinh thái
Thải ra môi trường
Điểu chỉnh pH Thổi khí Sân phơi bùn Bùn tuần hoàn Bể khử trùng Thiết bị thu khí
CHƯƠNG 2
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CDM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG