biệt phát triển”[12]. Keo lá liềm có tên khoa học là Acacia crassicarpa A. cunn ex benth, thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae), chi Trinh Nữ (Mimosa) đã được đưa vào gây trồng ở nước ta vào khoảng năm 1992-1993, hiện nay loài cây này được nhiều địa phương quan tâm chọn là cây trồng lâm nghiệp chính cho vùng cát. Bộ Nông nghiệp & PTNT đã đưa cây Keo lá liềm vào tập đoàn cây trồng lâm nghiệp chính của các tỉnh vùng Trung Bộ (Theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp). Tuy nhiên, việc phát triển gây trồng loài cây này trên vùng đất cát ở các địa phương còn gặp nhiều khó khăn, diện tích trồng được còn quá ít so với tổng diện tích đất cát của vùng, một trong những khó khăn chính là khả năng sinh trưởng, tạo sinh khối gỗ của cây Keo lá liềm đưa vào gây trồng hiện tại chưa cao, nên hiệu quả về mặt kinh tế còn thấp. Đây là vấn đề tồn tại lớn làm chậm tốc độ xã hội hóa trồng rừng loài cây này trên vùng đất cát miền Trung.
Trang 1Chương 1
MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Diện tích đất cát ven biển Việt Nam là 562.936 ha (Nguyễn Khang, Viện QH vàTKNN-2000) [14], chiếm tỷ lệ 1,8 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn quốc Nhóm đấtcát và cồn cát ven biển nước ta có xu hướng ngày càng mở rộng thêm về diện tích vàphân bố ở hầu hết các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến các tỉnh đồng bằng sông CửuLong, bề rộng của dải đất cát rộng, hẹp khác nhau từ 50m đến trên 20.000m từ bờ biểnvào đất liền, trong đó tập trung nhiều nhất là các tỉnh duyên hải miền Trung với
415.560ha (Nguồn số liệu của Viện QH và TKNN-2000)[14]
Vùng đất này có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt
là phòng hộ môi trường ven biển Tuy nhiên đây cũng là vùng sinh thái chịu các điềukiện khắc nghiệt như nắng nóng, khô hạn, nghèo kiệt, cát bay nên điều kiện sinh hoạt
và sản xuất của người dân trong vùng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến sứckhỏe, đe doạ hủy diệt những tiềm năng sản xuất lương thực, thực phẩm của khu vực, h
Một trong những giải pháp chính để ngăn chặn, chống sa mạc hóa, tiến đến cảitạo và sử dụng có hiệu quả dãi đất cát ven biển duyên hải miền Trung là trồng rừng,đây được xem là một trong những giải pháp tốt nhất Rừng trồng có tác dụng hạn chế
và ngăn chặn sự di động của cát, dần dần tạo ra quá trình chuyển hoá sinh học, cảithiện điều kiện vi khí hậu, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt củangười dân thuận lợi hơn, là chìa khoá cơ bản quyết định sự thành công một cách bềnvững của tất cả các biện pháp cải tạo tiếp theo
Trong những năm qua, có rất nhiều loài cây đã được đưa vào gây trồng, songtheo một số nghiên cứu của Viện KHLN Việt Nam cho thấy trong số các loài cây gỗmọc nhanh có thể gây trồng trên vùng đất cát nước ta gồm Keo lá liềm, Keo lá tràm,Keo tai tượng, Phi lao, các loài Keo chịu hạn Bước đầu qua đánh giá thì cây Keo láliềm là loài có khả năng sinh trưởng tốt trên vùng đất cát ven biển miền Trung Theo
tác giả Nguyễn Thị Liệu -Trung tâm Khoa học SX Bắc Trung Bộ : “Qua điều tra tập
đoàn cây trồng cây trồng rừng chủ yếu trên đất cát nội đồng vùng duyên hải Bắc Trung
Bộ đã xác định Keo lá liềm là loài cây trồng có triển vọng nhất Đây là loài cây có khảnăng thích nghi trong điều kiện khắc nghiệt của đất cát ven biển, có khả năng sinhtrưởng tốt trên cát nội đồng úng ngập khi được lên líp, vừa thích hợp trong điều kiệncát bay cục bộ nhờ bộ rễ đặc biệt phát triển”[12]
Keo lá liềm có tên khoa học là Acacia crassicarpa A cunn ex benth, thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae), chi Trinh Nữ (Mimosa) đã được đưa vào gây trồng ở nước tavào khoảng năm 1992-1993, hiện nay loài cây này được nhiều địa phương quan tâm
Trang 2chọn là cây trồng lâm nghiệp chính cho vùng cát Bộ Nông nghiệp & PTNT đã đưacây Keo lá liềm vào tập đoàn cây trồng lâm nghiệp chính của các tỉnh vùng Trung Bộ
(Theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp) Tuy nhiên, việc phát triển gây trồng loài cây
này trên vùng đất cát ở các địa phương còn gặp nhiều khó khăn, diện tích trồng đượccòn quá ít so với tổng diện tích đất cát của vùng, một trong những khó khăn chính làkhả năng sinh trưởng, tạo sinh khối gỗ của cây Keo lá liềm đưa vào gây trồng hiện tạichưa cao, nên hiệu quả về mặt kinh tế còn thấp Đây là vấn đề tồn tại lớn làm chậm tốc
độ xã hội hóa trồng rừng loài cây này trên vùng đất cát miền Trung
Vì vậy, nghiên cứu, chọn tạo, cải thiện giống Keo lá liềm, tạo ra giống có tínhchống chịu, thích ứng ngày càng cao với điều kiện khắc nghiệt của vùng cát ven biểnmiền Trung, tạo giống có khả năng sinh trưởng nhanh, sinh khối lớn, hiệu quả kinh tếcao để phục vụ cho công tác trồng rừng vùng cát ven biển là rất cần thiết và cấp bách.Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom đã và đang được đưa vào sử dụngngày một nhiều và đóng một vai trò không thể thiếu được trong công tác chọn giống.Ngoài ra, nghiên cứu nhân giống bằng hom sẽ góp phần đẩy nhanh sản xuất cây conchất lượng tốt phục vụ cho việc trồng rừng với giá thành thấp nhưng hiệu quả kinh tếcao
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của việc giâm hom, trong đó có ba yếu
tố chính là: Khả năng ra rễ của hom giâm (Loài cây, tuổi và vị trí của hom), môitrường giâm hom (giá thể, nhiệt độ ) và các chất kích thích ra rễ [1]
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu tìm biện pháp kỹ thuật thích hợp đểgiâm hom cây ưu tú loài Keo lá liềm ở rừng trồng trên vùng cát là việc làm cấp thiết,tạo cơ sở cho việc khảo nghiệm, xây dựng các rừng giống, vườn giống phục vụ côngtác trồng rừng, đặc biệt là phủ xanh vùng cát ven biển miền Trung Vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: " Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom cây ưu tú loài Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) ở rừng trồng vùng cát ven biển miền Trung"
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiển
1.2.1 Ý nghĩa khoa học
- Xác định được biện pháp kỹ thuật thích hợp nhất để giâm hom cây ưu tú Keo
lá liềm được chọn từ rừng trồng trên vùng cát ven biển miền Trung, làm cơ sở cho việckhảo nghiệm, nhân giống trong các nghiên cứu cải thiện giống chuyên sâu tiếp theo
1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Lập được bản đồ phân bố rừng trồng Keo lá liềm trên vùng cát ven biển tỉnhQuảng Nam và tỉnh Thừa Thừa Thiên Huế
Trang 3- Chọn được một số cây ưu tú làm cơ sở chọn giống
- Tìm được biện pháp kỹ thuật thích hợp giâm hom cây ưu tú Keo lá liềm, làm
cơ sở để khảo nghiệm, xây dựng các rừng giống, vườn giống phục vụ công tác trồngrừng, phủ xanh vùng cát ven biển miền Trung
Chương 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Nghiên cứu trên thế giới
Chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp là biện pháp nâng cao năng suất, chấtlượng gỗ và các sản phẩm, giá trị khác từ rừng Đây là một khâu rất quan trọng cầnđược tiến hành thường xuyên, liên tục và là một yêu cầu cấp bách, nhất là trong điềukiện năng suất và chất lượng rừng trồng ở nước ta hiện nay còn thấp
Trang 4Chọn giống cây rừng là lĩnh vực nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tạogiống cây rừng có định hướng như tăng năng suất (gỗ, hoa, quả ), tăng khả năngphòng hộ, cải tạo đất, khả năng thích nghi, chống chịu sâu bệnh, thời tiết, ngoạicảnh đồng thời nhân các giống này đưa vào sản xuất [2].
Sơ đồ chung của một quá trình sản xuất lâm nghiệp trên cơ sở cải thiện giống ởcác nước trên thế giới là:
Theo Zobel và Talbert (1984) thi quá trình cải thiện giống cây rừng chỉ có hiệuquả khi nó kết hợp được tất cả sự khéo léo về lâm sinh và chọn giống của nhà lâmnghiệp để sản xuất ra những sản phẩm cây rừng một cách nhanh nhất và rẻ nhất Tất cảcác biện pháp kỹ thuật thâm canh như làm đất, bón phân cũng không thể thu đượcnăng suất tối đa trừ khi có sử dụng những cây giống có chất lượng di truyền tốt nhất
Vì vậy, cùng việc khảo sát, nghiên cứu đánh giá khả năng thích nghi, khả năngsinh trưởng, phát triển thì công tác điều tra, chọn lọc cây ưu tú và tiến hành thửnghiệm nhân giống bằng phương pháp giâm hom là một mắc xích quan trọng trong cácbước chính của quá trình cải thiện giống đối với loài cây Keo lá liềm, đây sẽ là cơ sở
Khảo nghiệm loài và
chọn loài Khảo nghiệm xuất xứ (chọn xuất xứ) Chọn lọc với cây ưu tú
Rừng tự nhiên và
rừng trồng
Lai giống
Khảo nghiệm giống
Rừng giống
chuyển hóa
Vật liệu giống (Hạt, hom )
Rừng trồng mới
Trang 5hỗ trợ, tạo điều kiện cho các bước tiếp theo nhằm chọn được giống tốt đưa vào trồngrừng trên lập địa vùng cát ven biển duyên hải miền Trung của nước ta.
Việc chọn cây ưu tú đối với cây lấy gỗ thì tiêu chuẩn chính là khối lượng gỗ vàchất lượng gỗ có thể lấy ra được Vì vậy, tiêu chuẩn chính để chọn cây ưu tú là đườngkính, chiều cao, và chiều dài đoạn thân dưới cành cũng như độ hẹp của tán lá
Tuỳ theo độ biến động ở các lâm phần mà người ta xác định cây ưu tú có độvượt về chiều cao, đường kính, thể tích khác so với những cây còn lại, độ vượt củacây ưu tú cũng thay đổi theo các điều kiện lập địa
Ngoài những chỉ tiêu quan trọng nhất nói trên, cây ưu tú còn cần có những chỉtiêu chất lượng khác như có thân thẳng, tán lá hẹp, cành nhánh nhỏ, góc phân cành lớn,không bị sâu bệnh Những chỉ tiêu này có thể đánh giá bằng phương pháp cho đếm
Cải thiện giống bắt đầu xuất hiện từ lúc con người chuyển từ giai đoạn ”háilượm” sang “tự túc, tự cấp” Nhờ chọn lọc liên tục trong nhiều thế hệ mà cây trồng, vậtnuôi hiện tại đã cho năng suất, chất lượng vượt rất xa so với giống hoang dại banđầu
Trong tác phẩm “Sự biến đổi của vật nuôi và cây trồng” của nhà di truyền họclỗi lạc Dacuyn viết năm 1786, ông đã chỉ dẫn ra rằng trọng lượng trung bình của quảphúc bồn tử tăng gấp gần mười lần sau 66 năm thông qua chọn giống
Từ thế kỷ 18-19 trên thế giới đã xuất hiện những ý tưởng về nghiên cứu laigiống, sản xuất hạt giống và nhân giống sinh dưỡng cây rừng Đến đầu thế kỷ 20 nhiềunhà khoa học ở các nước Châu Âu như Đức, Thụy Điển đã cho ra đời nhiều công trìnhnghiên cứu về khảo nghiệm xuất xứ, chọn giống, lai giống, xây dựng vườn giống chomột số loài cây như Thông, Sồi, Dẻ [3]
Di truyền và biến dị là hai đặc tính quan trọng nhất cho sự tiến hóa, Cây rừngcũng như mọi sinh vật khác đều có 2 đặc tính cơ bản trên, những đặc tính này có vaitrò chi phối các quy luật chung về di truyền và biến dị Công tác chọn tạo, cải thiệngiống là một trong những phần ứng dụng quan trọng của di truyền học vào việc sửdụng tài nguyên sinh vật nhằm tạo ra những dạng sống đáp ứng ngày càng tốt hơn nhucầu của con người Quá trình chọn giống đã diễn ra với tốc độ nhanh cùng nhiều thành
tự vĩ đại trên nền tảng các công trình nghiên cứu về di truyền của G.Mendel, họcthuyết tiến hóa của Dacuyn, học thuyết tế bào của Sleiden và Svan
Bước đầu tiên trong bất kỳ một chương trình cải thiện giống cây rừng là chọnloài và xuất xứ thông qua công tác khảo nghiệm loài và xuất xứ để chọn ra những loàicây và xuất xứ phù hợp nhất cho mục tiêu chọn giống, có thể gây trồng
Bước tiếp theo chọn lọc cây ưu tú và khảo nghiệm hậu thế Chọn lọc cây ưu tú
có thể xem là khâu quan trọng nhất và có tính chất quyết định trong các chương trìnhcải thiện giống cây rừng Các bước theo như khảo nghiệm hậu thế, xây dựng rừnggiống, vườn giống đều có ý nghĩa quan trọng trong chu trình cải thiện giống cây rừng
Trang 6Chọn lọc không tạo ra biến dị, song nó có tác dụng trong việc phát hiện ra biến
dị và tích lũy chúng một cách có định hướng theo những mục tiêu nhất định, nên đãlàm cho giống được cải thiện từng bước và phân hóa thành những hướng khác nhau.Đây cũng là lý do mà các loài cây trồng, vật nuôi càng gần gủi với đời sống sản xuấtcủa con người thì càng phân hóa thành nhiều giống khác nhau
Ngày nay, trên thế giới hầu hết các nước đều xây dựng các cơ sở chuyên ngànhnghiên cứu chọn tạo giống nói chung và giống cây lâm nghiệp nói riêng Ở một sốquốc gia phát triển, hầu hết giống được đưa vào sản xuất là giống được cải thiện vớicác mức độ khác nhau và đã mang lại những hiệu quả to lớn về kinh tế, môi trường
Davidson (1996) khi nghiên cứu vai trò của cải thiện giống và các biện pháp kỹthuật lâm sinh như ruột bầu, làm đất, bón phân, làm cỏ từ giai đoạn vườn ươm đếnnăm thứ 6 sau khi trồng cho một số loài cây mọc nhanh như Keo và Bạch đàn trên một
số lập địa ở một số nước nhiệt đới đã đi đến nhận xét rằng: Trong giai đoạn vườn ươm
và một năm đầu sau khi trồng, cải thiện giống chỉ chiếm 15% của năng suất, đến nămthứ 3 cải thiện giống đã tăng lên 50% và đến năm thứ 6 cải thiện giống chiếm đến 60%năng suất [3]
Tại Australia, kết quả nghiên cứu của Trung tâm giống cây Lâm nghiệp(ATSC) trong một chương trình hợp tác với Bộ lâm nghiệp Papua New Guinea,chương trình được triển khai từ năm 1980, đến năm 1993, kết quả đã chứng minh được
sự thích nghi tuyệt vời của cây Keo lá liềm trong một số mô hình thử nghiệm [23]
Tại Thái Lan, kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của 6 loài keo trên các vùngsinh thái khác nhau đã xác định có sự sai khác rõ ràng về khả năng sinh trưởng, pháttriển giữa các loài, trong đó Keo lá tràm và Keo lá liềm thể hiện sinh trưởng tốt nhất,các loài khác sinh trưởng chậm hơn cả chiều cao và đường kinh.[22]
Tại Idonesia, trên quần đảo Sumata đã trồng rộng rãi cây Keo lá liềm để làmnguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy tại địa phương, ước tính có khoảng hơn40.000 ha đất chua và một phần ngập ứng được trồng Keo lá liềm, người dân ở đâyxem cây Keo lá liềm là loài cây trồng lâm nghiệp chính của vùng, gắn với sinh kế củangười dân, vì vậy ngành công nghiệp giấy ở đây phát triển tốt nhờ trồng loài cây này [24]
2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.1 Các khảo nghiệm và những định hướng liên quan
Ở nước ta, trong nội dung chiến lược giống lâm nghiệp giai đoạn 2006 -2020 đãđược Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt tại Quyết định số 62/2006/QĐ-BNN ngày
16 tháng 8 năm 2006 đã xác định mục tiêu :
Xây dựng ngành giống lâm nghiệp hiện đại, đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng cao phục vụ nhu cầu trồng rừng; Áp dụng khoa học công nghệ mới theo hướng sử dụng ưu thế lai, từng bước áp dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống;
Trang 7hình thành hệ thống sản xuất và dịch vụ giống cây lâm nghiệp được quản lý chặt chẽ Với các mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2010 đảm bảo cung cấp 60% giống từ nguồn giống được công nhận, trong đó 40% giống từ nhân giống sinh dưỡng Đến năm 2015 đảm bảo cung cấp 80% giống từ nguồn giống được công nhận, trong đó 50% giống từ nhân giống sinh dưỡng
cho trồng rừng
- Chọn được nhiều giống mới có năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và các điều kiện bất lợi Đảm bảo từ năm 2020, đối với cây mọc nhanh năng suất bình quân 30m3/ha/năm và đối với cây gỗ lớn là 15m3/ha/năm
Xác định giống là một trong những khâu then chốt để tăng năng suất và chấtlượng rừng trồng nhiều năm qua các nhà khoa học nước ta đã tiến hành khảo nghiệmchọn lọc được nhiều loài cây trồng mới năng suất cao như các loài Keo, bạch đàn,thông Kết quả Bộ Nông nghiệp & PTNT đã xác định được cơ cấu loài cây trồng lâmnghiệp chính cho 9 vùng sinh thái của cả nước với một số xuất xứ phù hợp (Quyếtđịnh số 13,14,15/2005/QĐ-BNN ngày 15/03/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).Một số kết quả cụ thể:
Kết quả khảo nghiệm hơn 45 xuất xứ của các loài Keo vùng đồi gồm Keo látràm (Acacia auriculiformis), Keo tai tượng (A.mangium), Keo lá liềm (A.crassicarpa), Keo nâu (A aulacocarpa) và Keo quả xoắn (A cincinnata), sau 4 - 6 nămkhảo nghiệm đã cho thấy ba loài có triển vọng nhất là Keo lá liềm (A crassicarpa) vớicác xuất xứ Mata (Papua New Guinea - PNG), Deri deri (PNG), Keo tai tượng(A.mangium) với các xuất xứ Pongaki (PNG), Iron Range (Queensland-Qld) và Keo látràm (A auriculiformis) với các xuất xứ Mibini (PNG), Coen River (Qld), MantonRiver (Northern Territoria - NT) Ðây là những loài đang được dùng chủ yếu trong cácchương trình trồng rừng ở nước ta Những xuất xứ được chọn lọc đều có sinh trưởngnhanh hơn những xuất xứ khác và nhanh hơn xuất xứ địa phương được nhập trướcđây Ngoài ra còn có xuất xứ Keru to Mata của A aulacocarpa [13]
Keo chịu hạn cũng đã được khảo nghiệm 13 xuất xứ của 11 loài, khảo nghiệmtrên lập địa đất cát ở Tuy Phong (Bình Thuận) nơi có lượng mưa 700 - 800mm/năm và
ở Ba Vì (Hà Tây) Kết quả khảo nghiệm sau 4 năm cho thấy trong các loài Keo chịuhạn như Keo lá sim (A holosericea), A difficilis, A tumida, A leptocarpa, A.torulosa, A cowleana v.v chỉ có một số loài có tỷ lệ sống cao nhất và sinh trưởngnhanh nhất là A torulosa (Rd Elliot, NT), A difficilis (xuất xứ Lake Evella, NT), tiếp
đó là A tumida (Xuất xứ Kununurra, Wethern Australia, WA) [20]
Theo tác giả Nguyễn Thị Liệu -Trung tâm Khoa học SX Bắc Trung Bộ : “Qua
điều tra tập đoàn cây trồng cây trồng rừng chủ yếu trên đất cát nội đồng vùng duyênhải Bắc Trung Bộ đã xác định Keo lá liềm là loài cây trồng có triển vọng nhất Đây làloài cây có khả năng thích nghi trong điều kiện khắc nghiệt của đất cát ven biển, cókhả năng sinh trưởng tốt trên cát nội đồng úng ngập khi được lên líp, vừa thích hợptrong điều kiện cát bay cục bộ nhờ bộ rễ đặc biệt phát triển”.[12]
Trang 8Ở Quảng Nam, năm 2002 Trung tâm giống-Thực nghiệm NLN (Nay là Trungtâm Giống NLN) Quảng Nam đã triển khai khảo nghiệm 4 loài Keo chịu hạn là Acaciatorulosa, Acacia difficilis, Acacia tumida và Acacia crasicarpa trên vùng cát tại thônHòa Mỹ xã Tam Nghĩa, Núi Thành Kết quả sau 6 năm theo dõi đã khẳng định câyKeo lá liềm có khả năng sinh trưởng phát triển tốt nhất với lượng tăng trưởng trungbình khoảng 13m3/ha/năm, kế đến là Acacia torulosa với tăng trưởng bình quânkhoảng 8m3/ha/năm [10]
Quá trình chọn lọc các dòng Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis),Công trình nghiên cứu của GS Lê Đình Khả và các cộng sự là một thành công lớn củangành giống lâm nghiệp nước ta Bằng phương pháp chọn lọc cây ưu tú trực tiếp ngoàirừng trồng, tiến hành khảo nghiệm hậu thế, ông đã chọn được một số dòng vô tính câyKeo lai có nhiều ưu điểm vượt trội so với cây bố, mẹ để lập vườn giống vô tính Cácdòng Keo lai BV10, BV16, BV32 đã được công nhận là giống quốc gia và 8 dòngkhác được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật để khảo nghiệm trên diện rộng hiệnđang được nhân giống để trồng rừng ngày càng nhiều và đã mang lại hiệu quả to lớn
về kinh tế, môi trường [19]
Thông ba lá (P kesiya) là loài cây cho vùng núi cao, có nguyên sản ở nước ta,
song có phân bố ở cả Thái Lan, Trung Quốc, Philippin v.v Khảo nghiệm ở các tỉnhmiền Bắc cho thấy xuất xứ Hoàng Su Phì (Hà Giang) là có sinh trưởng nhanh nhất,còn khảo nghiệm cho 16 xuất xứ tại Lang Hanh (vùng Đà Lạt) đã thấy rằng xuất xứ cósinh trưởng tốt nhất là Doi Inthanon (Thái Lan), tiếp đó là xuất xứ Lang Hanh (ở độcao 900m)
Các khảo nghiệm cho Thông nhựa (Pinus merkusii) đã thấy rằng các xuất xứ
nước ta thuộc hai nhóm khác nhau: nhóm có sinh trưởng nhanh ở giai đoạn vườn ươm(mà một số người cho rằng không có giai đoạn cỏ) là nhóm các xuất xứ miền Trung từRịa (Ninh Bình), đến các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh và Bình-Trị-Thiên Nhóm có sinhtrưởng chậm trong giai đoạn vườn ươm (mà một số người cho rằng có giai đoạn cỏ) làYên Lập (Quảng Ninh) và Di Linh (Lâm Đồng) Trong đó xuất xứ Di Linh quả chínvào tháng 4 hàng năm, các xuất xứ còn lại quả chín vào tháng 9 hàng năm ở các tỉnhmiền Trung và miền Bắc trong 2-3 năm đầu nhóm xuất xứ miền Trung thường có sinhtrưởng nhanh và không bị bệnh rơm lá thông, trong lúc xuất xứ Quảng Ninh thườngsinh trưởng chậm và dễ bị bệnh rơm lá thông [2]
Một số loài trong chi Acacia là những loài mọc nhanh, có khả năng cố định đạm
trong đất, cải tạo đất, cải tạo môi trường và phát triển được trong nhiều hoàn cảnh dù
là khắc nghiệt ít loài cây khác mọc được [20]
Cải thiện giống cây rừng là áp dụng các nguyên lý di truyền học và các phươngpháp chọn giống để nâng cao năng suất và chất lượng cây rừng theo mục tiêu kinh tếcùng với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh [9]
Một tiêu chí khá quan trọng của giống được cải thiện khi đưa ra sản xuất là tínhphổ cập rộng rãi hay nói cách khác quá trình nhân giống đơn giản giúp các cơ sở sảnxuất dễ áp dụng, việc đưa kết quả nghiên cứu được vào sản xuất sẽ thuận lợi và nhanh
Trang 9chóng hơn Công tác nhân giống bằng công nghệ Mô - Hom của ngành Lâm nghiệpnước ta trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể góp phần vào việctăng năng suất và chất lượng rừng trồng điển hình là việc phát triển các giống Keo lai,Bạch đàn lai và một số giống Bạch đàn nhập từ Trung Quốc.
Vì vậy, song song với công tác nghiên cứu chọn tạo giống, lai giống, khảonghiệm giống việc chọn cây ưu tú, nghiên cứu nhân nhanh các giống mới chọn tạo làmột phần không thể thiếu được trong công tác cải thiện giống cây rừng Chất kíchthích sinh trưởng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất rõ đến tỷ lệ ra rễ củahom giâm Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy khi nhân giống homcho các loài cây rừng, hầu hết đều phải dùng chất kích thích ra rễ (Phạm Văn Tuấn,1997; Lê Đình Khả và cộng sự, 2003).[4]
Kết quả nghiên cứu nhiều năm qua của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng
và một số cơ sở nghiên cứu khác cho thấy thời vụ giâm hom thích hợp nhất đối vớinhiều loài cây lâm nghiệp là vào mùa sinh trưởng và thường là từ tháng 2 đến tháng
10 Mặt khác ngoài các yếu tố về kỹ thuật và kỹ năng như chọn và xử lý hom giâm,chăm sóc hom giâm…việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng ảnh hưởng đến tỷ lệ
bộ rễ và chất lượng bộ rễ của hom giâm, ở nồng độ thích hợp sẽ có hiệu quả rõ rệt.Trong các năm 1995 - 1997, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã có nhiều thínghiệm về nhân giống hom cho một số loài cây rừng Mỗi loài cây lại thích hợp vớimột số chất kích thích sinh trưởng và những nồng độ thích hợp nhất định [1]
Các báo cáo kết quả nghiên cứu về giâm hom Keo lá tràm, Keo lai của GS TS
Lê Đình Khả cho thấy IBA và NAA là hai loại chất kích thích sinh trưởng cho tỷ lệ ra
rễ cao nhất Tuy nhiên ở mỗi dòng thích hợp với mỗi nồng độ chất khác nhau và tỷ lệ
ra rễ cũng khác nhau [24] Vì vậy, để xác định nồng độ chất kích thích ra rễ thích hợpcho giâm hom Keo lá liềm, đề tài sử dụng loại chất IBA, NAA với 5 nồng độ khácnhau: 0ppm; 200ppm; 400ppm; 600ppm và 800ppm
Keo lá liềm (còn gọi là Keo lưỡi liềm) là cây thân gỗ có thể biến dạng từ thânbụi đến thân gỗ lớn tùy môi trường sống Nơi nguyên sản tại các đụn cát ven biển ởchâu Úc (Australia) là cây thân bụi cao 2-3m, nhưng bình thường cao 5-20m, nơi thíchhợp có thể cao tới 30m, đường kính thân có thể lên đến 50-70cm, thân cây thẳng,nhiều cành nhánh, vỏ màu sẫm hay nâu xám, nhiều vết nứt sâu Rễ phát triển mạnh, cónhiều vi khuẩn cố định đạm cộng sinh nên vừa có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất rất tốt,đặc biệt là các vùng cát trắng ven biển Lá dày và cứng có thể chịu được gió, va đậpcủa cát bay
Độ cao thích hợp dưới 200m, cũng có thể trồng tới độ cao 700m so với mặtbiển Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.000-2.500mm, mưa theo mùa hoặc mưa tập
Trang 10trung vào mùa hè, chịu được khô hạn, gió Lào… Chịu nhiệt độ bình quân các thángnóng nhất là 31-340C, nhiệt độ bình quân các tháng lạnh nhất 15-220C, không cósương giá Có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau kể cả đất cát sâu và đất sétkhó thoát nước Có thể chịu được độ mặn, đất cằn cỗi và khả năng chịu lửa tốt.
Gỗ Keo lá liềm tương đối nặng, gỗ lớn dùng đóng đồ mộc, gỗ xây dựng, làmván ghép thanh; gỗ nhỏ dùng làm nguyên liệu giấy, dăm, ván ép, cọc trụ mỏ… Do tán
lá rộng thường xanh, mọc chồi khỏe, có khả năng cạnh tranh với cỏ dại nên dùng đểtrồng trên đồi trọc làm cây che bóng cho các cây ăn quả, cây công nghiệp Với cácvùng đất cát, đặc biệt là các đồi cát nội đồng hoặc đồi cát di động, bán di động… làcây trồng phù hợp để hình thành rừng phòng hộ bảo vệ đất, điều hòa khí hậu, chốngcát bay, cát nhảy, cải tạo môi trường sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tácnông nghiệp và đời sống dân sinh
Nhìn chung, các nghiên cứu về loài cây Keo lá liềm trên vùng cát nước ta hiệnnay còn rất ít, chưa có dòng vô tính nào được chọn lọc để đưa vào trồng rừng, vì vậycần có những nghiên cứu để cải thiện giống, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tếcủa loài cây này
2.2.2 Đặc điểm và hiện trạng sử dụng đất cát ven biển ở duyên hải miền Trung
Với tổng diện tích đất cát ven biển duyên hải miền khoảng 415.563 ha
(Nguồn: Số liệu của Viện QH và TKNN- 2000)[14], trong đó có 87.800 ha là các đụn
cát, đồi cát lớn di động (Theo thống kê trên bản đồ của FAO và UNESCO) Các đụncát, đồi cát lớn di động với hiện tượng cát bay, cát nhảy do gió đã làm cho quá trình samạc hoá do cát di động trở nêm nghiêm trọng [14]
Đặc điểm chung của đất cát ven biển Việt Nam là được hình thành trên các cấutrúc uốn nếp cổ của dải Trường Sơn có tuổi Palêzôi (pz) Trong đó cấu trúc địa chấtcủa vùng duyên hải miền Trung thường có hai tầng: Tầng dưới là nền móng cổ sinhPalêôzôi, tầng trên là trầm tích trẻ với thành phần thạch học chủ yếu là cát thô, cát nhỏ
và cát mịn màu trắng tinh, trắng xám, trắng vàng… có chứa một số quặng sa khoáng(cát Ti tan ở Bình Định, Quảng Nam, cát thuỷ tinh ở Quảng Bình, Khánh Hòa vớihàm lượng ocid silic rất cao - SiO2 : 99% Do tác động trực tiếp của chế độ gió mùa,đặc biệt là gió mùa Đông (gió mùa Đông Bắc ) đã hình thành trên những hệ thống đồicát di động với qui mô kích thước tuỳ thuộc vào đặc điểm địa lý tự nhiên tại chỗ, tích
tụ dần dần, dồn cao lên tạo thành những đồi - đụn cát và cũng dể dàng sụt mạnh xuốngphía sườn dốc, chuyển dịch dần vị trí từ bờ biển vào trong nội địa
Theo số liệu của Viện Quy Hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2000) [14], diệntích đất cát miền Trung phân bố theo các vùng như sau:
- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ : 264.981 ha
Trang 11- Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ : 150.582 ha
Quá trình di động cát trong năm và di động cát theo mùa là hiện tượng đặc biệt,
nó làm thay đổi bề mặt địa hình và là hiện tượng khá phổ biến ở vùng duyên hải miềnTrung nước ta Tuy nhiên, quá trình di động cát cùng với những tác nhân huỷ diệt của
nó là sản phẩm được hình thành do sự phân hoá sâu sắc của điều kiện khí hậu gió mùathông qua chế độ nhiệt ẩm và hương gió là rất khác biệt nhau trong hai mùa và trên haivùng lãnh thổ (Duyên hải Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ )
Vùng duyên hải miền Trung với hai mùa khí hậu trái ngược nhau : Mùa đôngchịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc rét lạnh làm nhiệt độ xuống rất thấp Tại ĐồngHới và Huế nhiệt độ tối thấp còn 80C Đối nghịch với tình hình trên là tính chất khắcnghiệt khô nóng của gió mùa Tây Nam (gió Lào) xảy ra theo từng đợt liên tiếp nhautrong thời kì gió mùa, mùa hè hoạt động từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ có thể lênđến 40,410c, thậm chí lên đến 420c, độ ẩm tương đối xuống dưới 70% gây nên tìnhtrạng nắng nóng khô hạn gay gắt
Ngoài ra, vùng còn chịu ảnh hưởng của sự thất thường do gió bão, dông nhiệt Tất cả những tác nhân trên đã tạo điều kiện hình thành những địa bàn cát di động
khổng lồ kéo dài từ cửa sông Gianh (Quảng Bình ) đến cửa Tùng (Quảng Trị ) để tiếp
nối với những cồn cát của Thuận An-Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) Trong đó, tập trungnhất và rộng lớn nhất là dải cồn cát dạng đồi phía Nam Quảng Bình dài đến hơn 60 km
từ cửa sông Nhật Lệ đến hết địa giới của tỉnh, tiếp giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế, nằmtrên địa bàn của hai huyện Quảng Ninh, Lệ Thuỷ và thị xã Đồng Hới với diện tích lênđến khoảng 23.500ha, chiếm gần 70% diện tích đất cát của toàn tỉnh Dải cồn cát này
có địa hình cao hơn so với dải đồng bằng ven biển trung bình từ 10 -15m, có nơi caođến 40 - 45m Xen kẽ vào các dãy cồn cát là các trảng cát có mặt bằng lượn sóng hoặcthoải với độ cao trung bình từ 5 - 6m đến 10 -12m Ngoài ra, còn có các dạng địa hìnhthấp trũng hình lòng chảo hoặc các vùng trũng hoặc ngập nước theo mùa hoặc ngậpnước quanh năm [9]
Các cồn cát cứ phát triển và di động, tràn sâu vào trong đất liền, xâm lấn đồngruộng, dẫn đến nạn sa mạc hoá, biến vùng dân cư thành vùng cát nghèo nàn, phi sinhđịa kéo theo nhiều hậu quả không lường về môi trường sinh thái dọc suốt hàng trămcây số của dải đất duyên hải miền Trung vốn đã nhỏ hẹp và hạn chế về tiềm năng
Khác với vùng duyên hải phía Bắc, vùng duyên hải Nam Trung Bộ cũng đãhình thành những dải cồn cát kéo dài khá liên tục qua các tỉnh từ Quảng Nam vào đếnNinh Thuận Các cồn cát khá lớn phân bố ở Quảng Ngãi, Bình Định (Hoài Nhơn, PhùMỹ), Khánh Hoà (Ninh hoà) Nhưng điển hình nhất là ở Ninh Thuận - Bình Thuận
Trang 12Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học, sự hình thành đất cát biển ViệtNam liên quan mật thiết đến các hoạt động địa chất trong khu vực
Phan Liêu (1978) [7] cho rằng đất cát biển rất trẻ (từ kỷ đệ tứ đến hiện đại) Ðấtcát biển được hình thành từ hai quá trình chính đó là quá trình hoạt động địa chất củabiển, vận động nâng lên của thềm biển cũ (bằng chứng là các bãi vỏ sò, ốc ở DiễnChâu, Nghệ An) và quá trình bồi tụ tạo lập đồng bằng của hệ thống các con sông ngắn
ở miền Trung
Do hệ thống sông duyên hải miền Trung thường ngắn do phần lớn được bắtnguồn từ phía Ðông của dãy Trường Sơn chảy thẳng ra biển nên có độ dốc lớn, dòngchảy ở các con sông này rất mạnh do đó các sản phẩm lắng đọng lại thường là nhữnghạt vật liệu thô chủ yếu là các hạt cát có kích thước khác nhau Ngoài ra, về cấu tạo địachất ở khu vực đầu nguồn phần lớn có cấu tạo đá mẹ khó phong hóa như các loại đágranit, riolit, cát kết nên chất liệu của các sản phẩm phong hóa cũng thường rất thô
Theo Phân loại đất cát của Viện QH-TKNN, 1987, 1980 và của TSKH PhanLiêu (1981) [7]-Luận văn TS khoa học về đất cát, đất cát ven biển được chia thành cácnhóm chính gồm đất cát (Haplic Arenosols-đất cát nội đồng) và các cồn cáttrắng vàng(Luvic Arenosols), Cồn cát đỏ (Rhodic Arenosols)
Đất cát, có nơi còn gọi là "đất trạng", đất cát nội đồng hay đồng bằng thềm biển
là các trảng cát bằng phẳng nằm sâu phía trong tiếp giáp với các khu dân cư, thườngđược bao bọc bởi những cánh đồng, khu dân cư, các sông, suối Cát ở đây không hìnhthành những đụn cao mà trải rộng tương đối bằng phẳng với các trảng cỏ thứ sinh phân
bố gần các ao, hồ (trằm, bàu) Ngoài các trảng cỏ, vùng cát nội đồng còn có các trảngcây bụi thứ sinh Đất cát nội đồng nghèo chất dinh dưỡng, kết cấu rời rạc và thường
có tầng Glây cứng phía dưới có nơi chỉ cách bề mặt đất chừa đầy 1 mét, vì vậy mựcnước ngầm thường nông vào mùa mưa, dễ gây ngập úng, song vào mùa nắng nóng lại
bị khô hạn nặng nên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Vùng cát nội đồng là
"một vùng sinh thái đặc biệt, phần lớn có điều kiện khắc nghiệt, nhiệt độ bình quân trong năm cao, úng lúc mưa và hạn lúc nắng, độ phì đất hết sức thấp, thậm chí có nơi chỉ là một vùng đất cát trắng phau không màu mỡ, không có thực bì, nhìn qua như một tiểu sa mạc" [8].
Cồn cát trắng vàng và cồn cát đỏ được hình thành từ nhiều nguồn gốc khácnhau Cát màu vàng có nguồn gốc biển - gió, phân bố thành dãy cồn - đụn cát ven biển
và các bãi biển Cát xám trắng chủ yếu có nguồn gốc biển và phân bố trên các dải gòcao và rải rác ở ven rìa đồng bằng Cát vàng nghệ nguồn gốc biển phần lớn bị cát vàngnhạt và cát xám trắng trẻ hơn che phủ Loại đất này có hình thái phẫu diện ít phân hóa,đồng nhất cả về màu sắc và thành phần cơ giới, từ trên xuống dưới đều là cát tơi hoặc
Trang 13cát dính Thành phần cơ giới rất nhẹ, rời rạc Tỷ lệ sét rất thấp hoặc không đáng kể,chủ yếu là cấp hạt cát, tỷ lệ cát khô khá cao
Các đồn cát, đụn cát phần lớn chưa ổn định, hiện tượng di dộng của cát đangthường xuyên xảy ra Những nơi có địa hình thấp thì đã có sự phân hóa về màu sắc;nơi nào trũng đọng nước thì tầng mặt xám hơi đen, tầng dưới có màu xám vàng xenvệt trắng Đây là loại đất rất nghèo mùn và các chất dinh dưỡng; cation trao đổi rấtthấp; dung tích hấp thu rất thấp, nên khả năng giữ nước, giữ phân kém Phần lớn diệntích loại đất này đang bị bỏ hoang
Đây là loại đất có diện tích rất lớn, vì vậy cần có biện pháp tổ chức sản xuấttrên loại đất này, tùy theo từng nơi để bổ trí các loại cây nông, lâm nghiệp thích hợp.Trên cồn đụn cát cần trồng rừng để chống cát bay lấn chiếm ruộng đồng, làng mạc.Đối với các dải cát bằng, mịn, mực nước ngầm cao thì có thể khai thác sử dụng trồngcác loại cây nông lâm kết hợp
Ngoài lợi ích to lớn về môi trường, trồng rừng thành công trên vùng đất cát venbiển sẽ mang lại nguồn lợi lớn về kinh tế Nếu ước tính trồng cây nguyên liệu giấy,tăng trưởng bình quân khoảng 18m3/ha/năm thì với diện tích khoảng hơn 400.000hađất cát của khu vực miền Trung, mỗi năm sẽ cho khoảng hơn 7 triệu m3 gỗ nguyên liệutương ứng với số tiền thu được hơn 6 ngàn tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm chohàng ngàn lao động, chưa kể một nguồn lớn hơn rất nhiều về mặt môi trường từ rừngtrồng mang lại
2.2.2 Công tác trồng rừng trên vùng cát ven biển
Trong những thập niên trước đây, cây Phi lao được xem là cây trồng độc tôntrên dải cát ven biển duyên hải miền Trung vì khả năng chịu hạn, chịu gió, mang lạimàu xanh cho vùng đất cát khô cằn, nơi mà khó có cây gì sống được Cây Phi lao cứngcáp, lá xanh tươi bốn mùa, sinh trưởng tương đối nhanh, sau 6-7 năm được thu hoạch
gỗ, củi, là nguồn lợi chính một thời đối với người dân vùng phi lao được nhập nội vàonước ta từ thế kỷ 18 bởi một linh mục truyền giáo thuộc Hội Thừa sai Paris (MissionEtrangere de Paris, viết tắt là MEP)
Tuy nhiên, do những biến động về tình hình phát triển kinh tế cũng như nhu cầucủa đời sống xã hội ngày một cao và đặc biệt là sự diễn biến của thời tiết khí hậu ngàycàng khắc nghiệt nên cây Phi lao không còn là loài cây độc tôn nữa, nhiều nghiên cứuvới mục đích trồng các loài cây khác có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng nhanh, thời gianthu hoạch rút ngắn để từng bước cải tạo và sử dụng hiệu quả vùng đất cát ven biển
Trong vài thập kỷ gần đây, với mong muốn trồng phát triển, gây trồng các loàicây lâm nghiệp chịu hạn ở vùng đất cát ven biển Nhiều loài cây đã được đưa vàotrồng khảo nghiệm và phát triển ở các địa phương Quảng Bình, Thừa Thiên Huế,
Trang 14Quảng Nam, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận như Bạch đàn, Xoan chịu hạn, Trai
lá cong, các loài Keo chịu hạn, Phi lao Ngoài những cây trồng nêu trên, vùng đất cátven biển duyên hải miền Trung còn trồng một số loài cây bản địa, cây ăn quả lâu nămnhư: Xoài, Đào lộn hột, ổi bước đầu đã mang lại những thành công nhất định
Trong kế hoạch trồng rừng hiện nay của tỉnh Quảng Nam, BQL dự án trồngrừng tỉnh đang phấn đấu mỗi năm trồng từ 100-200 ha cây Keo lá liềm trên vùng cát,trong đó có trồng trên đất trống và trồng xen vào diện tích những loài cây khác có sinhtrưởng kém (Xem bảng 4.15 Thống kê diện tích trồng rừng Keo lá liềm trên vùng đấtcát Quảng Nam) [10]
Trong kế hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh Thừa Thiên - Huế xác định : Từ2011-2015 tiếp tục quản lý, bảo vệ 12.000 ha rừng vùng cát ven biển hiện có; trồngmới 1.150 ha rừng vùng cát ven biển và đầm phá, với các loại cây trồng như phi lao,Keo chịu hạn, Keo lá liềm và cây ngập nước Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển rừngvùng cát ven biển và đầm phá chống biển xâm thực cho giai đoạn này ở Thừa Thiên -Huế gần 20 tỷ đồng, từ nguồn vốn Nhà nước; vốn chương trình dự án JIPPRO doTrung tâm xúc tiến và hợp tác quốc tế Nhật Bản tài trợ; vốn trồng cây phân tán hàngnăm của tỉnh; vốn bảo vệ nâng cấp đê điều, phòng chống thiên tai để đầu tư, xây dựng
hệ thống rừng phòng hộ thuộc hành lang bảo vệ đê và khu vực bị sạt lở [11]
Cho đến nay, đã có một số đề tài, dự án được tiến hành nhằm cải tạo điều kiệnsinh thái, nâng cao chất lượng sống cho người dân vùng đất cát ven biển miền Trung.Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của các đề tài này rất rộng nên các giải pháp đưa rachưa có điều kiện cụ thể hoá và triển khai, việc đưa vào thử nghiệm thực tiễn đang làbài toán cần giải quyết để tiếp tục cải tạo diện tích đất cát bị hoang hóa
Hiện nay, các địa phương ven biển miền Trung đã quyết tâm trồng các đai rừngphòng hộ trên vùng cát, ví dụ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã hình thành tuyến rừng phòng
hộ ven biển chạy dài từ Phú Lộc đến Quảng Điền, chủ yếu là rừng cây phi lao, Keo láliềm và nhóm các loại thực vật hoang dại như: xương rồng, tràm, chổi, mua, sim, chạcchìu, dứa dại góp phần đa dạng hóa thành phần loài cho thảm thực vật vùng cátphòng hộ ven biển, tuy nhiên trong số đó cây Keo lá liềm vẫn có nhiều ưu điểm vượttrội hơn
Từ năm 1986-1990, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu trồngrừng Phi lao chống cát di động vùng khô hạn ở Tuy Phong (Bình Thuận) Sau 5 nămthực hiện, một số không ít Phi lao mới trồng đã bị chết sớm, số còn lại phát tương đốitốt Khả năng cố định cát của mô hình: Hai năm đầu sau khi trồng cát bắt đầu ổn địnhdần, từ năm thứ ba trở đi cát được cố định toàn diện, giữa các hạt cát đã bắt đầu xuấthiện mối liên kết bằng các chất hữu cơ, màu cát từ vàng chuyển thành xám Sự cố địnhkhông chỉ ở phần dưới tán phi lao mà cả về phía trước và phía sau rừng cũng được cố
Giai đoạn 2001-2003, dự án BASA do chính phủ Nhật Bản viện trợ đã trồngđược trên 1.000ha tại hai tỉnh Quảng Nam và Phú Yên, tuy nhiên do chưa có nhiều
Trang 15thông tin về cây Keo lá liềm, nên chỉ có khoảng 5% diện tích được trồng cây Keo láliềm Kết quả sau gần 9 năm, một số diện tích trồng các loài cây như Phi lao, Điềuchưa đạt được như mong muốn, tỷ lệ sống còn thấp, một số khác cây sinh trưởng cònkém, mọc nhiều cành nhánh, thân chính thấp và bò lan trên mặt đất Riêng diện tíchtrồng cây Keo lá liềm được đánh giá là khá thành công
Thực tế trong nhiều năm qua, trồng rừng cũng như các mô hình sinh thái ở TuyPhong (Bình Thuận); Thăng Bình (Quảng Nam), Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đềuđem lại kết quả tốt và đã chỉ ra được các loài cây thích hợp trên vùng cát như: Keo láliềm, Phi lao, các loài Keo chịu hạn đều sinh trưởng phát triển tốt đồng thời điềukiện lập địa được cải thiện rõ rệt, trong đó Keo lá liềm vẫn tỏ ra là cây có nhiều ưuđiểm vượt trội hơn cả
Những cây Lâm nghiệp trồng trên địa bàn vùng cát mang lại những giá trị vềnhiều mặt cho người dân sống trên địa bàn Theo thống kê, hiện có có tới 60 - 70% sốdân vùng cát sống bằng nghề nông và lâm nghiệp Lâm nghiệp đã trở thành một nghềtrong các gia đình nông dấn sống ở vùng đất cát như tạo cây con vườn ươm, trồngrừng và khai thác gỗ củi Hoạt động kinh doanh rừng hiện nay cũng đang diễn ra rấtphổ biến, nhận thức được giá trị kinh tế của các loài cây lâm nghiệp hiện nay, nhiềungười đã tham gia và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng mang lại hiệu quảkinh tế cao, tận dụng được những diện tích đất đang còn bị hoang hóa
Trang 16Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
VÀ PHẠM VI - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1 Mục tiêu chung
Chọn được cây ưu tú và tìm hiểu kỹ thuật giâm hom loài Keo lá liềm từ homcây ưu tú được trồng trên vùng cát ven biển miền Trung
3.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Chọn lọc cây ưu tú về sinh trưởng và sinh khối để tiến hành lấy hom giâm
- Xác định được biện pháp kỹ thuật (Tuổi cây lấy hom, loại chất kích thích ra
rễ, nồng độ, vị trí lấy hom, giá thể giâm hom và chế độ che bóng) giâm hom loài Keo
lá liềm từ hom cây ưu tú ở rừng trồng vùng cát ven biển miền Trung
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu
3.2.2 Chọn lọc cây ưu tú dựa vào khả năng sinh trưởng, sinh khối và khả năng chịu nóng, chịu hạn
* Điều tra diện tích, phân bố của rừng trồng loài Keo lá liềm trên vùng cát ven biển miền Trung
* Chọn cây dự tuyển Keo lá liềm ở rừng trồng trên vùng cát ven biển
* Chọn cây ưu tú dựa vào chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính, chiều cao, thể tích thân cây
* Xác định tương quan giữa thể tích thân cây đứng với sinh khối tươi của cây
* Chọn cây ưu tú dựa vào sinh khối của cây
* Xác định khả năng chịu nóng, chịu hạn của cây ưu tú dựa vào nhiệt độ không khí tối cao, ẩm độ không khí tối thấp, nhiệt độ đất tối cao và ẩm độ đất tối thấp
3.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến khả năng ra rễ của hom giâm:
* Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng IBA và NAA
* Ảnh hưởng của độ tuổi cây ưu tú lấy hom đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm.
* Ảnh hưởng của vị trí lấy hom trên cây ưu tú
* Ảnh hưởng của giá thể (bầu đất và nền cát)
*Ảnh hưởng của chế độ che bóng
Trang 173.2.4.Đề xuất biện pháp kỹ thuật giâm hom loài Keo lá liềm từ hom cây ưu tú ở rừng trồng vùng cát ven biển miền Trung
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội
Dùng phương pháp tra cứu các số liệu về khí hậu thủy văn, dân sinh kinh tế trêncác bản tin chuyên ngành, các báo cáo và các kết nghiên cứu về dân sinh kinh tế, xãhội kết hợp tham khảo các tài liệu liên quan từ các nguồn trong và ngoài nước
Thu thập thông tin liên quan từ các cơ quan, ban ngành ở các địa phương vàNiên giám thống kê hằng năm của Tổng cục thống kê, ghi chép và tổng hợp
Từ số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân tích và nhận xét
3.3.2.Chọn lọc cây ưu tú dựa vào khả năng sinh trưởng, sinh khối và khả năng chịu nóng, chịu hạn
*Điều tra diện tích rừng trồng loài Keo lá liềm trên vùng cát ven biển miền Trung
Thu thập số liệu tại về diện tích trồng cây Keo lá liềm trên vùng đất cát ở cácđịa phương thông qua các Sở Nông nghiêp và PTNT, Chi cục lâm nghiêp các tỉnh, ởmỗi tỉnh chúng tôi tiến hành vạch 1-2 tuyến đi qua vùng có rừng trồng Keo lá liềm đểkhảo sát về địa điểm, diện tích và sơ bộ nhận xét về khả năng sinh trưởng, phát triểncủa loài cây này Tiến hành ghi chép, tổng hợp và so sánh, nhận xét
Để lập bản đồ rừng trồng Keo lá liềm trên vùng cát, dựa vào số liệu và bản đồtrồng rừng hằng năm thu thập được tại các địa phương, chúng tôi xây dựng bản đồrừng trồng trên phần mềm Mapinfor với hệ tọa độ VN2000, tỷ lệ 1/25.000, bản đồđược lập chung cho các huyện vùng cát có trồng cây lá liềm của mỗi tỉnh Bản đồ sẽđược chuyển qua dạng ảnh để đưa vào nội dung luận văn
- Chọn cây dự tuyển Keo lá liềm ở rừng trồng trên vùng cát ven biển
Sau khi lập được bản đồ rừng trồng cây Keo lá liềm tại các địa phương và dựavào chế độ khí hậu, nhiệt độ và tuổi cây trồng tại các khu rừng trồng Keo lá liềm, tiếnhành sàng lọc và chọn những diện tích rừng trồng từ 8 tuổi trở lên, có chế độ đất đai,khí hậu đặc trưng cho vùng để khảo sát thực địa chọn cây dự tuyển Việc chọn cây dựtuyển căn cứ vào độ thẳng thân, tán tròn đều, không sâu bệnh, có đường kính thân vàchiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành vượt hơn các cây khác trong lô rừng để chọn
và đánh dấu các cây dự tuyển làm cơ sở để xác định cây ưu tú
- Chọn cây ưu tú dựa vào chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính, chiều cao, thể tích thân cây
Trang 18Tại vị trí có cây dự tuyển, tiến hành lập ô đo đếm để đo đếm, thu thập số liệucủa ít nhất 50 cây trong ô về các chỉ tiêu D1,3, Hvn, Dt, Hdc, tính trung bình các chỉ tiêutrên ô đo đếm, cây ưu tú được phải đạt các chỉ tiêu sau:
+ D1.3 ≥ D1.3 + 2S+ Hvn ≥ H vn + 2S+ V ≥ V + 20% V .
+ S là sai tiêu chuẩn : S=
n
i
+ n là số cây đo đếm trong ô
- Xác định tương quan giữa thể tích thân cây đứng với sinh khối tươi của cây
Tiến hành chặt hạ ngẫu nhiên 50 cây có độ tuổi từ 8-12 tuổi tại những khu vựcgần nơi có cây dự tuyển, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu về đường kính gốc tại vị trícách gốc 1,3 m (D1,3), chiều cao vút ngọn thân cây Sau đó tiến hành cắt từng đoạnthân, cành và nhánh lá để cân Dùng cân bàn có trọng lượng cân 100kg để cân và ghichép số liệu về từng phần thân, cành và nhánh, lá Tính tổng trọng lượng tươi của từngcây và tỷ lệ từng phần thân, cành của chúng
Sau khi có được thể tích thân cây đứng và sinh khối tươi của từng cây, tiếnhành mô hình hóa tương quan giữa thể tích thân cây đứng và sinh khối tươi thân câytheo dạng các phương trình cơ bản đã được tuyến tính hóa tương ứng
Phương trình 1 P= a +bV
Phương trình 2 P= a + blogV
Phương trình 3 LogP= a + blogV
Trong đó : + V là thể tích thân cây
+ P là sinh khối tươi thân cây+ a,b là 2 tham số được tính thông qua việc tính các các chỉ số
Qx, Qy theo phương thống kê
Phương trình được chọn là phương trình có các hệ số liên quan tối ưu nhất dựavào căn cứ sau:
+ Hệ số xác định cao
π * D2 * Hvn * f
V =
4
Trang 19+ Hệ số xác định tồn tại+ Tham số của phương trình tồn tại+ Dạng phương trình nên đơn giản
- Chọn cây ưu tú dựa vào sinh khối của cây
Dùng hàm tương quan được chọn, dựa vào số liệu điều tra trên ô đo đếm có cây
ưu tú, tiến hành tính sinh khối tươi thông qua thể tích thân cây ưu tú và thể tích trungbình các cây trong ô đo đếm Từ số liệu về sinh khối tươi của các cây trong ô đã tínhđược, những cây ưu tú được chọn là những cây có độ vượt về sinh khối so với sinhkhối trung bình của các cây trong ô từ 15% trở lên
Pcây trội ≥ P + 15% P.Những cây ưu tú được chọn sẽ được đánh dấu và xác định tọa độ để thuận tiệncho việc theo dõi, nghiên cứu sau này
- Xác định khả năng chịu nóng, chịu hạn của cây ưu tú dựa vào nhiệt độ không khí tối cao, ẩm độ không khí tối thấp, nhiệt độ đất tối cao và ẩm độ đất tối thấp
Sử dụng các dụng cụ để quan trắc các yếu tố khí tượng sau:
+ Đo nhiệt độ không khí tối cao: Chọn những ngày nắng nóng nhất trong tháng
5, thời gian đo là từ 10 giờ trưa đến 16 giờ chiều, sử dụng nhiệt ẩm kế thông gióAssman đo nhiệt độ tức thời ở các kỳ quan trắc, tiến hành đo ở vị trí ngoài đất trốnggần lô rừng có cây trội, đo ở độ cao 1,5m so với mặt đất
+ Độ ẩm không khí tối thấp: Dùng nhiệt ẩm kế thông gió Assman để đo nhiệt
độ không khí, chọn ngày nắng nóng nhất trong tháng 5, thời gian đo là từ 10 giờ trưađến 16 giờ chiều, đo ở vị trí ngoài đất trống gần lô rừng có cây trội Từ số liệu quantrắc ở nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt, tiến hành tra bảng sẽ tính được độ ẩm tối thấp củakhông khí
+ Đo nhiệt độ đất tối cao: Dùng nhiệt kế thường, nhiệt kế tối cao để đo nhiệt độtức thời, nhiệt độ tối cao tuyệt đối ở bề mặt đất Bầu các nhiệt kế nằm sát đất Tiếnhành đo ngoài đất trống gần lô rừng có cây trội Đo vào các ngày nắng trong tháng 5.Thời gian đo trong ngày được bố trí đo vào các thời điểm 7h đến 17h đo trong 4 ngày
+ Xác định ẩm độ đất tối thấp
Dùng hộp nhôm có thể chứa được 10-20g đất và một đũa thủy tinh bẹt đầu, đemsấy ở 100 – 1030C cho đến khi trọng lượng không đổi Để nguội trong bình hút ẩm vàcân trọng lượng chính xác đến 0,0001g
Trang 20Sau đó cho vào cốc khoảng 10g-20g mẫu đất cát sạch được lấy ngoài đất trốnggần nơi có cây trội, đất được lấy từ trên xuống độ sâu khoảng 50cm Cân tất cả ở cânphân tích với độ chính xác 0,0001g.
Dùng que thủy tinh trộn đều cát, dàn đều thành lớp mỏng
Cho tất cả vào tủ sấy ở 100 – 1030C, sấy cho đến khi trọng lượng không đổi,thường tối thiểu là 6 giờ Trong thời gian sấy, cứ sau 1 giờ lại dùng đũa thuỷ tinh đầubẹt nghiền nhỏ các phần vón cục, sau đó dàn đều và tiếp tục sấy
Sấy xong, làm nguội trong bình hút ẩm (20 -25 phút) và đem cân ở cân phântích với độ chính xác 0,0001g
Cho lại vào tủ sấy 100 – 1030C trong 30 phút, lấy ra làm nguội trong bình hút
ẩm (20 -25 phút) và đem cân như trên tới khi trọng lượng không đổi Kết quả giữa hailần cân liên tiếp không được cách nhau quá 0,5mg cho mỗi gam mẫu thử
Độ ẩm đất tính theo công thức sau:
Độ ẩm tuyệt đối (%) = 100 %
1 3
3
W W
W W
Trong đó: W1: Trọng lượng hộp nhôm (g)
W2: Trọng lượng hộp nhôm và đất trước lúc sấy (g)
W3: Trọng lượng hộp nhôm và đất sau khi sấy (g)
Số liệu có được là số liệu bình quân trong ít nhất 5 ngày có thời tiết nắng nóng
đo được
3.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến khả năng ra rễ của hom giâm:
* Pha chế chất kích thích sinh trưởng
Từ dạng chất đậm đặc, tiến hành pha chế theo nồng độ đã chọn
Dùng cân điện tử, cân lượng chất cần pha chế, sau đó hòa tan chất với cồn 900,khuấy cho chất tan đều, pha chế thêm nước cất vừa đủ để khi cho bột tan (talcum) vàothì dung dịch thấm vừa đủ vào bột tan Trộn đều bột tan và cho ra khay hong mát trongnhà (tránh ánh sáng trực xạ) đến khi bột khô cho vào lọ để bảo quản mát ở nhiệt độ 5-
100C
Tỷ lệ pha như sau: P(ppm) = a/a+b ; trong đó : a là lượng chất cần pha, b làlượng bột tan (talcum) cần dùng Tuy nhiên, trong thực tế do a+b tương đương b nên
tỷ lệ là =a/b
Trang 21* Phương pháp lấy hom, xữ lý và cấy hom:
- Hom được lấy trên cây ưu tú đã chọn Hom được lấy lúc sáng sớm hoặc chiềutối và được “sơ chế” cắt gọn tại hiện trường, sau đó đưa vào thùng xốp có lót khăn ướt
để giữ ẩm vận chuyển về vườn ươm Tại vườn ươm, dùng dao sắc để cắt hom, homđược cắt lấy phần ngọn có chiều dài hom 6 - 8cm, mỗi hom có 2-3 lá, lá được cắt bớt2/3 diện tích phiến lá
- Sau khi cắt hom, ngâm ngay hom vào dung dịch Ben lát- C nồng độ 0,15%(1,5gam thuốc/1lít nước) trong vòng 1 giờ, sau đó vớt ra, đưa ra vườn chấm phần gốchom vào hỗn hợp bột chất kích thích đã pha chế theo từng nồng độ của mỗi công thứcthí nghiệm và cấy vào luống giâm
* Chăm sóc hom giâm
Tưới ẩm cho hom giâm bằng hệ thống tưới phun tự động Giai đoạn đầu giâmhom, thời gian giữa hai lần phun cách nhau 3-4 phút, mỗi lần phun từ 5-7 giây Giaiđoạn hom bắt đầu có rễ và có lá mới, thời gian giữa hai lần phun cách nhau 5-7 phút,mỗi lần phun từ 5-7 giây, sau đó giảm dần lượng nước bằng cách giản thời gian giữa 2lần phun
* Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng IBA đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng IBA ở
5 cấp nồng độ: Không có chất IBA (0ppm), 200ppm, 400ppm, 600ppm, 800ppm đến tỷ lệ
ra rễ của hom giâm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại với dung lượngmẫu là 45 hom cho mỗi công thức thí nghiệm 3 lần lặp lại Các công thức thí nghiệm:
+ Công thức 1: Hom giâm không xử lý chất kích thích sinh trưởng
+ Công thức 2: Hom giâm được xử lý IBA ở nồng độ 200ppm
+ Công thức 3: Hom giâm được xử lý IBA ở nồng độ 400ppm
+ Công thức 4: Hom giâm được xử lý IBA ở nồng độ 600ppm
+ Công thức 5: Hom giâm được xử lý IBA ở nồng độ 800ppm
* Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng NAA đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởngNAA ở 5 cấp nồng độ: 0ppm (không dùng chất NAA), 200ppm, 400ppm, 600ppm,800ppm đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lầnlặp lại với dung lượng mẫu là 45 hom cho mỗi công thức thí nghiệm 3 lần lặp lại Cáccông thức thí nghiệm:
+ Công thức 1: Hom giâm không xử lý chất kích thích sinh trưởng
Trang 22+ Công thức 2: Hom giâm được xử lý NAA ở nồng độ 200ppm
+ Công thức 3: Hom giâm được xử lý NAA ở nồng độ 400ppm
+ Công thức 4: Hom giâm được xử lý NAA ở nồng độ 600ppm
+ Công thức 5: Hom giâm được xử lý NAA ở nồng độ 800ppm
* Ảnh hưởng của độ tuổi cây ưu tú lấy hom đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm.
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm ảnh hưởng của tuổi cây đến tỷ lệ ra rễ của homgiâm Tuổi cây ưu tú lấy hom giâm được chọn để so sánh là 8 tuổi, 10 tuổi và 12 tuổi
Bố trí thí nghiệm theo khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại với dung lượng mẫu là 45hom cho mỗi công thức thí nghiệm 3 lần lặp lại Chất kích thích sinh trưởng đượcdùng là loại chất và nồng độ cho tỷ lệ ra rễ tốt nhất được rút ra từ kết quả của thínghiệm 1 và 2 ở trên Các công thức thí nghiệm:
+ Công thức 1: Hom giâm lấy trên cây ưu tú 8 tuổi
+ Công thức 2: Hom giâm lấy trên cây ưu tú 10 tuổi
+ Công thức 3: Hom giâm lấy trên cây ưu tú 12 tuổi
* Ảnh hưởng của vị trí lấy hom trên cây ưu tú
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm ảnh hưởng của các vị trí lấy hom trên cây ưu
tú đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm Vị trí lấy hom giâm được chọn là chồi ngọn, chồi cành
và chồi cành được trẻ hóa Bố trí thí nghiệm theo khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần lặp lạivới dung lượng mẫu là 45 hom cho mỗi công thức thí nghiệm 3 lần lặp lại Chất kíchthích sinh trưởng được dùng là loại chất và nồng độ cho tỷ lệ ra rễ tốt nhất được rút ra
từ kết quả của thí nghiệm 1 và 2 ở trên Các công thức thí nghiệm:
+ Công thức 1: Hom giâm lấy trên chồi ngọn cây ưu tú
+ Công thức 2: Hom giâm lấy trên chồi cành cây ưu tú
+ Công thức 3: Hom giâm lấy trên chồi cành đã được trẻ hóa trên cây ưu tú
* Ảnh hưởng của giá thể (bầu đất và nền cát)
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm ảnh hưởng của giá thể giâm hom đến tỷ lệ ra
rễ của hom giâm Giá thể được chọn là bầu đất và cát sông Bố trí thí nghiệm theo khốiđầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại với dung lượng mẫu là 45 hom cho mỗi công thức thínghiệm 3 lần lặp lại Chất kích thích sinh trưởng được dùng là loại chất và nồng độcho tỷ lệ ra rễ tốt nhất được rút ra từ kết quả của thí nghiệm 1 và 2 ở trên
Bầu đất được đóng vào túi bầu PE có kích thước 8 X 13 cm, bầu có đáy đượccắt 2 góc và đục lổ để thoát nước Hỗn hợp ruột bầu được trộn gồm 70% đất thịt tầng
B có độ tơi xốp trung bình và 30% đất cát pha
Trang 23Nền cát được lập từ cát sông không nhiễm mặn, phèn có hạt cát mịn, cát đượcrữa sạch và xữ lý chất chống nấm bằng cách phun dung dịch Ben lat 0,1% trước khicắm hom giâm Nền cát có chiều dày 10 đến 20 cm, dùng gạch xây chắn xung quanhbiên Bố trí các công thức thí nghiệm:
+ Công thức 1: Hom được cấy trực tiếp vào bầu đất
+ Công thức 2: Hom được cấy trực tiếp vào nền cát
* Ảnh hưởng của chế độ che bóng
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm ảnh hưởng của các chế độ che bóng khi giâmhom, độ che bóng ở 4 cấp là: Không che bóng (0%), che bóng 25%, che bóng 50%,che bóng 75%, đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm Bố trí thí nghiệm theo khối đầy đủ ngẫunhiên, 3 lần lặp lại với dung lượng mẫu là 45 hom cho mỗi công thức thí nghiệm 3 lầnlặp lại Giàn che bóng theo công thức của Nguyễn Hữu Thước 1964 dẫn theo (ĐinhXuân Lý 1993) [46] Bố trí công thức thí nghiệm:
+ Công thức 1: Hom giâm không che bóng
+ Công thức 2: Hom giâm che bóng 25%
+ Công thức 3: Hom giâm che bóng 50%
+ Công thức 4: Hom giâm che bóng 75%
Phương pháp phân tích xữ lý số liệu và thống kê: Để đánh giá kết quả trong cácthí nghiệm trên, dùng tiêu chuẩn khi bình phương (χ2) để phân tích và xữ lý số liệubằng các hàm thống kê trên phần mềm Exel, căn cứ kết quả đánh giá sai khác và chọncông thức tốt nhất
3.2.4.Đề xuất biện pháp kỹ thuật giâm hom loài Keo lá liềm từ hom cây ưu tú ở rừng trồng vùng cát ven biển miền Trung
Dựa vào các kết quả về chọn lọc cây ưu tú và kết quả triển khai các thí nghiệm
ở trên, đề xuất biện pháp kỹ thuật giâm hom Keo lá liềm từ hom cây ưu tú ở rừng
trồng vùng cát ven biển miền Trung
3.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Trang 24- Lập bản đồ phân bố rừng trồng tại 2 tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế
- Chon cây dự tuyển và cây ưu tú có tuổi từ 8 tuổi trở lên ở rừng trồng vùng cát
2 tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế
- Xác định tương quan thông qua chặt hạ 50 cây ngẫu nhiên tại Quảng Nam
3.3.2.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây Keo lá liềm có tên khoa học là Acacia crassicarpa
A cunn ex benth, thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae), chi Trinh Nữ ( Mimosa). được gâytrồng trên vùng đất cát ven biển miền Trung
Trang 25Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
4.1.1.Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Khu vực duyên hải miền Trung chạy dọc ven biển từ Thanh Hóa đến BìnhThuận Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp tỉnh Ninh Bình, Phía nam giáp với tỉnh BìnhDương, Phía tây Giáp với nước bạn Lào, Phía tây Giáp với nước bạn Lào và các tỉnhKon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, phía đông giáp với biển đông, phía đông giáp với biển
đông Tổng diện tích khu vực khoảng 95.886 km2, với khoảng 18 triệu 935 nghìn
người Mật độ dân số bình quân chung là 197,5 người/km2
Vùng duyên hải miền Trung gồm 2 tiểu vùng khí hậu là vùng duyên hải BắcTrung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
Duyên hải Bắc Trung Bộ gồm có 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế Theo hệ thống phân vùng địa lý ViệtNam, đây là khu vực chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ Tổng diệntích tự nhiên toàn vùng khoảng 51.526 km2, chiếm 15,5 % diện tích tự nhiên của cảnước, dân số khoảng hơn 10 triệu người, chiếm khoảng 13,2% dân số cả nước Đây làmột trong những trung tâm văn hóa quan trọng của Việt Nam, là nơi có nhiều di sảnthế giới như: Vườn Quốc gia phong Nha-Kẻ Bàng, quần thể di tích cố đô Huế, Nhãnhạc cung đình Huế
Đồng bằng ven biển của các tỉnh vùng này hẹp, khí hậu khắc nghiệt, mưa bãocùng với gió mùa đông Bắc vào mùa thu, đông; Nắng nóng kết hợp gió lào khô vànóng vào mùa hè, bên cạnh đó Tất cả các tỉnh vùng duyên hải Bắc trung Bộ đều có cácbãi cát và cồn cát, chiều rộng nơi thấp nhất khoảng vài kilômét, nơi rộng nhất lên đếnhàng chục kilômét Tỉnh có diện tích đất cát nhiều nhất là Quảng Bình, Thừa ThiênHuế, Quảng Trị Các trảng cát, bãi cát và cồn cát di động đã gây khó khăn lớn cho sảnxuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân, vì vậy để phát triển kinh tế xãhội vùng này cần đẩy mạnh việc trồng các đai rừng phòng hộ, cải tạo đất, cải thiện môitrường
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ là chạy dài từ nam đèo Hải Vân đến hết tỉnhBình Thuận Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng khoảng 44.360,7km2, dân số khoảng
8.842,6 nghìn người (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2011) Vị trí địa lý : Phía
Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, Phía nam giáp với tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Phíatây Giáp với nước bạn Lào và các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc phía đông giáp với
Trang 26biển đông Lãnh thổ về mặt hành chính gồm thành phố Đà Nẵng và 7 tỉnh: QuảngNam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận Cóđường bờ biển kéo dài hơn 1.000km, liền mạch từ Mỹ Khê - Đà Nẵng vào đến Mũi Né
- Bình Thuận, thềm lục địa khoảng 25 vạn km2, trên biển có nhiều đảo lớn nhỏ, nhiềucảng lớn có tầm chiến lược như cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), cảng Quy Nhơn (Bình Định),cảng Nha Trang - Cam Ranh (Khánh Hòa) Ngoài khơi có gần 100 đảo lớn nhỏ cách bờ từ
10 - 30 km và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa cách Đà Nẵng 300 km và Trường Sa cáchCam Ranh 530 km, đặc biệt là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là những quần đảo
có vị trí chiến lược ở biển Đông và trong khu vực Đông Á về mặt kinh tế và an ninh
quốc phòng, trong đó có vấn đề về khai thác dầu mỏ và khai thác thủy, hải sản Đây là
vùng có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông
bộ, sắt, hàng không và biển, gần thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọngđiểm miền Đông Nam Bộ; cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nốivới đường hàng hải quốc tế
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong khu vực có tiềm năng về khoáng sảncủa nước ta, đáng chú ý là sa khoáng nặng, cát trắng (cho phép vùng trở thành trungtâm phát triển công nghiệp thuỷ tinh, kính quang học), đá ốp lát, nước khoáng, vàng Nơi đây đã được xây dựng nhiều sân bay quốc tế và nhiều cảng biển nước sâu có thểđón được các loại tàu biển có trọng tải lớn như Cảng cam ranh (khánh hòa), cảng ĐàNẵng, cảng Chu Lai, cảng Dung Quất đây là một trong những cảng biển nước sâulớn nhất cả nước Là vùng Kinh tế trọng điểm duyên hải miền Trungvới các tỉnh kinh
tế trọng điểm như Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Bình Định với nhiều khu công nghiệp lớn,khu lọc dầu Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai và là nơi có nhiều di sản văn hóa vàcác thắng cảnh đẹp như phố cổ Hội An, tháp Mỹ Sơn, bãi biển Nha Trang, Mũi Né
có tiềm năng rất lớn về phát triển Du lich, dịch vụ, công nghiệp và Nông-Lâm nghiệp
* Địa hình, đất đai
Khu vực duyên hải miền Trung là một dãi đất hẹp ven biển, phía Bắc giáp khuvực đồng bằng Sông Hồng và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp cáctỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp BiểnĐông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Cam Pu Chia Dải đất duyên hải miền Trung đượcbao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng cóchiều ngang theo hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50km) và nằm trênđịa bàn tỉnh Quảng Bình
Do sự chia cắt bởi đèo Hải vân, địa hình duyên hải miền Trung gồm 2 khu vực
cơ bản là duyên hải Bắc trung Bộ và duyên hải Nam trung Bộ
Trang 27Duyên hải Bắc trung Bộ bao gồm các dãy núi phía Tây Nơi giáp Lào có độ caotrung bình và thấp Riêng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá có độ cao từ 1000-1500m Khu vực miền núi Nghệ An - Hà Tĩnh là đầu nguồn của dãy Trường Sơn cóđịa hình rất hiểm trở, phần lớn các núi cao nằm dải rác ở đây Các miền đồng bằng cótổng diện tích khoảng 6.200km2, trong đó đồng bằng Thanh Hoá do nguồn phù sa
nhất của Trung Bộ
Địa hình phía Tây từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế bao gồm các dãy núi cao.Các dòng sông ở đây có dòng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ ra biểnthường có lòng sông hẹp, độ dốc lớn, diện tích lưu vực nhỏ nên với lượng mưa tươngđối lớn trút xuống sẽ sinh ra lũ, lên nhanh và gây lụt lội cho các khu vực đồng bằngthấp phía Đông Ví dụ như Sông Hương - sông Bồ, có độ cao đầu nguồn là 1.318m,dài trên 100km và diện tích lưu vực 2.690km2, chảy gần theo hướng Bắc Nam đổ rabiển ở cửa Thuận An Vì toàn bộ diện tích lưu vực sông Hương có trên 80% là đồi núi,khu vực đồng bằng còn lại đa phần ở mức thấp hơn so với mực nước biển, nên hầu hết
sẽ bị ngập khi có lũ trên báo động cấp 3 (tương ứng 3,5m)
Duyên hải Nam trung Bộ thuộc khu vực cận giáp biển Địa hình ở đây bao gồmđồng bằng ven biển và núi thấp, có chiều ngang theo hường Đông - Tây (trung bình 40
- 50km), hạn hẹp hơn so với duyên hải Bắc trung Bộ và Tây Nguyên Có hệ thốngsông ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp Cácmiền đồng bằng có diện tích không lớn do các dãy núi phía Tây trải dọc theo hướng
Nam tiến dần ra sát biển và có hướng thu hẹp dần diện tích lại Đồng bằng chủ yếu dosông và biển bồi đắp, khi hình thành nên thường bám sát theo các chân núi
Xét chung, địa hình duyên hải miền Trung có độ cao thấp dần từ khu vực miềnnúi xuống đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát ven biểnrồi ra đến các đảo ven bờ Đất đai ở khu vực duyên hải miền Trung có những nhómchính sau:
Nhóm đất cát: Theo phân loại đất cát của Viện QHTKNN, 1987 và năm 1980
và phân loại đất cát ven biển của TS KH Phan Liêu (1981), luận văn TS khoa học vềđất cát, nhóm đất cát gồm các đơn vị đất:
-Cồn cát trắng vàng (Luvic Arenosols) Có diện tích 222.043 ha, có tuổi hình
thành cách đây 5.000-10.000 năm và hiện nay phân bố tập trung chủ yếu ở các tỉnhQuảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, đến tận các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, baogồm cả các cồn cát di động, bán di động và cố định, có độ cao trên mặt biển từ 50 mđến 150 m, thậm chí có nơi cao tới 200-300 m Cồn cát trắng vàng có độ phì thấp
-Cồn cát đỏ (Rhodic Arenosols) Có diện tích: 76.886 ha có tuổi hình thành lâu
nhất, cách đây 150.000 năm đến 600.000 năm (niên đại địa chất pleistocene), phân bố
Trang 28tập trung ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (Duyên hảiNam Trung Bộ) bao gồmcác cồn cát di động, bán di động và cố định, có độ cao trên mặt biển từ 30-100 m, cónơi cao tới 200 m Cồn cát đỏ có độ phì cao hơn
-Đất cát (Haplic Arenosols) Có diện tích rộng nhất 234.505 ha tập trung chủ
yếu ở các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh vào đến đồng bằng sông Cửu Long, Trong đókhu vực duyên hải miền Trung có tổng diện tích khoảng 116.600ha tạo thành các dảiđất cát rộng, hẹp khác nhau, với địa hình tương đối bằng và có độ cao trên mặt biển từ
2 -10 m, bao gồm các đơn vị sau đây:
+ Đất cát mới bồi ven biển
+ Đất cát điển hình
+ Đất cát bị glây (Gleyic Arenosols)
+ Đất cát có nhiều vỏ sò và san hô
+ Đất cát giồng (đất cát lẫn phù sa)
+ Đất cát mới biến đổi (Cambic Arenosols)
Đặc điểm chủ yếu của nhóm đất cát là trong thành phần các cấp hạt của đất, hạt
cát chiếm tỷ lệ rất cao từ 95-98 %, trong đó chủ yếu là hạt cát mịn (có đường kính từ0,25-0,05) nhẹ, dễ di chuyển theo gió khi ở dạng cát khô, chiếm từ 70-92 % theo trọnglượng đất Trong khi đó hàm lượng sét (hạt có đường kính < 0,001mm) chỉ chiếm từ1,2-1,6% Đồng thời, hàm lượng mùn trong đất cát lại rất thấp 0,01 - 0,06 %, nên cáchạt cát luôn ở trạng thái rời rạc, không có kết dính Đất cát thường có màu trắng, vàngnhạt hoặc đỏ nhạt, tơi xốp, nhưng độ xốp mao quản trong đất cát rất thấp Trên đất cátthường không có các thảm thực vật tự nhiên phân bố, lại nằm ở miền khí hậu nhiệt đới,cho nên trong những ngày nắng, khi nhiệt độ không khí lên cao tới 37 - 38 ºC thì nhiệt
độ của lớp đất cát trên mặt có thể lên cao tới 64ºC hoặc cao hơn nữa, làm chết nhiềuloại cây trồng Lượng bốc hơi nước từ đất cát vào khí quyển rất cao từ 1.300 -1.800mm/năm, do đó đất cát trở nên khô rất nhanh và dễ dàng di động theo gió Độ ẩm củađất cát rất thấp, do khả năng giữ ẩm của đất cát rất kém, ngay ở độ sâu từ 30– 70 cm,
độ ẩm của đất cát chỉ đạt 1-1,5 % theo trọng lượng, cao hơn đôi chút ngưỡng độ 41 ẩmcây héo của đất cát Ngay độ ẩm của đất cát vào mùa mưa, mới chỉ tăng lên từ 2 – 3,7
% ở độ sâu 50 – 70 cm (GS Lâm Công Định, 1991) Vùng cát ven biển ở một số nơi
có lượng mưa hàng năm rất cao 2.500 – 3.000 mm/năm, như Quảng Bình, trong cáctháng mưa nhiều, có các trận mưa lớn, cát lại ở trạng thái rời rạc, thấm nước nhanh,nên cát dễ dàng bị quấn trôi theo nước trọng lực, tạo thành các suối cát trong mùamưa Hoạt động của các suối cát trong mùa mưa đã phá sập nhiều cầu cống, làm tắcnghẽn giao thông và cát bị cuốn trôi từ các con suối chảy ra, đã vùi lấp hàng trăm haruộng, vườn, đất đai canh tác màu mỡ, phân bố ở các vùng nội đồng xung quanh Đấtcát có độ chua pH (H2O) 6,0 -7,0; pH (KCl) 5,5-6,8 thuộc loại đất ít chua đến gầntrung tính hoặc trung tính Hàm lượng Ca++, Mg++ trao đổi không cao: 0,10-0,65 lđl/
Trang 29100 g đất, nhưng do khả năng trao đổi và hấp phụ cation của đất cát cũng thấp từ 0,90 lđl/100g đất, nên độ bão hoà bazơ của đất cát cũng không quá thấp Đất cát cóhàm lượng N, P, K rất nghèo:
Nhóm Đất mặn (Salic Fluvisols): Diện tích toàn khu vực duyên hải miền
Trung khoảng 35.561 ha chiếm 3,7% tổng diện tích đất mặn cả nước (Cẩm nang ngànhlâm nghiêp, chương đất và dinh dưỡng-GS, TSKH Đỗ Đình Sâm)
Trong nhóm đất mặn thì khu vực Duyên hải miền Trung chỉ có đất ngập mặn(đất phèn và đất than bùn phèn tiềm tàng không đáng kể)
- Đất ngập mặn (Đất mặn sú vẹt đước, hay đất mặn thường xuyên : Có diệntích khoảng 40.000 ha, chiếm 8,1 % tổng diện tích đất ngập mặn cả nước (Theo sốliệu của tổng cục quản lý ruộng đất năm 1982) Phân bố ở các tỉnh Quảng TRị, ThừaThiên Huế, Quảng Nam, Quãng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Đặc điểm chung của đất ngập mặn: Đây là nhóm đất có tuổi hình thành non trẻnhất do đó trong phẫu diện đất chưa hình thành các tầng phát sinh Sự khác nhau vềmàu sắc, thành phần cấp hạt, hàm lượng các cation kiềm trao đổi từ tầng đất mặtxuống các tầng đất sâu, phụ thuộc chủ yếu vào các quá trình trầm tích, bồi tụ phù sađịa hoá ở vùng ven biển, có nghĩa là các quá trình địa chất có ảnh hưởng mạnh hơn cácquá trình hình thành đất Do ảnh hưởng quan trọng của nước mặn và nước lợ ven biểnqua quá trình ngập nước triều khi triều cường; do đó, đã hình thành nhóm đất ngậpmặn (hay đất mặn thường xuyên)
Độ mặn (hàm lượng Cl- ‰) phân chia như sau:
cơ được tích luỹ mỗi ngày một nhiều ở trong đất dưới rừng ngập mặn sinh trưởng tốt,như rừng đước ở bán đảo Cà Mau, hàng năm trả lại cho đất từ 8 -18 tấn chất hữu cơ rơi
Trang 30rụng hàng năm theo trọng lượng khô, nên đã biến đổi đất ngập mặn trở thành đất ngậpmặn giàu chất hữu cơ, thậm chí có nơi chở thành đất than bùn ngập mặn phèn tiềmtàng.
Nhóm đất đỏ vàng
Nhóm đất đó vàng có diện tích 14.808.319 ha, đây là nhóm đất có diện tích lớnnhất trong cả nước, chiếm tới 61% diện tích tự nhiên ở miền đồi núi, nó được hìnhthành trong điều kiện khí hậu sinh vật nhiệt đới ẩm nằm ở độ cao từ 50-800 m (1000m) trên mặt biển, bao gồm các đơn vị đất với diện tích như sau (Nguồn ViệnQHTKNN -1982):
- Đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá mác ma bazơ và trung tính (RhodicFerralsols) Tổng diện tích 249.627ha, trong đó vùng duyên hải Bắc Trung Bộ có143.205 ha và vùng duyên hải Nam Trung Bộ 106.422 ha
- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất Tổng diện tích 786.699ha, trong đóvùng duyên hải Bắc Trung Bộ có 1.607.267 ha và vùng duyên hải Nam Trung Bộ:537.072 ha
- Đất vàng đỏ trên đá mác ma chua (Granite, Riolite) Loại đất này chỉ có ởvùng duyên hải BắcTrung Bộ với diện tích khoảng 709.372 ha còn vùng duyênhảiNam Trung Bộ diện tích không đáng kể
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Ferralic Acrisols) Tổng diện tích 629.745ha, trong
đó vùng duyên hải Bắc Trung Bộ có 363.170 ha và vùng duyên hải Nam Trung Bộ380.118 ha
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Ferric Acrisols) Tổng diện tích 145.772 ha,trong đó vùng Duyên hảiBắc Trung Bộ có 69.106 ha và vùng duyên hải Nam TrungBộ: 76.666 ha
- Đất xám (bao gồm cả đất xám bạc màu) (Orthic Acrisols) Loại đất này chỉ có
ở vùng duyên hảiNam Trung Bộ với tổng diện tích khoảng 137.807 ha
- Đất đỏ nâu trên đá vôi Loại đất này có diện tích nhỏ, chủ yếu phân bố ởhuyện Nghĩa Đàn của tỉnh Nghệ AN
Đặc điểm chung của nhóm đất đỏ vàng (đất Feralít-Ferralsols) : Đất có màu đỏ
hoặc lẫn đỏ Tầng tích luỹ chất hữu cơ (tầng A) mỏng, hàm lượng chất hữu cơ trongđất thấp, trong thành phần của mùn, axít fulvônic chiếm ưu thế
Nhóm đất nâu nhiệt đới bán khô hạn (Lixisols) Đặc điểm chung của nhóm
đất nâu nhiệt đới bán khô hạn là đất nâu nhiệt đới bán khô hạn là đất có phản ứng ít chua và trung tính pH (H2O) = 5,8-6,8 Hàm lượng cation Ca++,Mg++ trao đổi trong
đất tương đối cao: Từ 5,5 – 20 lđl/100gđất.Độ bão hoà bazơ của đất cũng cao: 50 -80
% (do quá trình rửa trôi, trong đất yếu) Hàm lượng mùn ở trong đất rất thấp, hoặc thấp (1,67-3,68 %) Tỷ lệ C/N cũng rất thấp (6 -10), biểu hiện cường độ phân giải chất hữu
cơ diễn ra nhanh và khả năng tích luỹ mùn trong đất thấp.
Trang 31Tỷ lệ Al 2 O 3 , SiO 2 trong Keo sét khá cao, từ 2,12-2,50.Tỷ lệR 2 O 3 và SiO 2 trong Keo
sét từ 1,63 đến 1,97
Nhóm đất nâu nhiệt đới bán khô hạn có các đơn vị đất và được phân bố như sau:
- Đất đỏ hoặc đỏ nâu nhiệt đới bán khô hạn (Chromic Lixisols) Có diện tích:
2.230 ha, phân bố chủ yếu ở ven thị xã Phan Rang thuộc tỉnh Ninh Thuận Đất đượchình thành trên đá mác ma trung tính-Andesite Đất có màu đỏ hoặc đỏ nâu
- Đất xám nâu nhiệt đới bán khô hạn Có diện tích: 40.100 ha, phân bố ở haitỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa cổ, giầuSiO2, đất có màu xám nâu, thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng trung tính và ít chua
Độ bão hoà bazơ cao, đất nghèo mùn và dễ hình thành tầng kết von Fe, Al trong phẫu
- Đất xám nhiệt đới bán khô hạn Đất được hình thành trên đá Granite, giàuthạch anh và trên đá cát v.v… Đây là đơn vị đất nâu nhiệt đới bán khô hạn có diện tíchlớn nhất, nhưng hiện chưa xác định được chính xác về diện tích
Ngoài ra, còn một số nhóm đất có diện tích nhỏ gồm:
* Nhóm đất đen nhiệt đới (Rendzinas, Luvisols)
* Nhóm đất vàng alít vùng núi (nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi – Alisols)
* Nhóm đất vàng – alít nhiều mùn núi cao (Đất mùn alít và mùn thô than bùn núi cao-Humic Alisols)
* Đất đỏ trên núi đá vôi (Luvisols, Rendzinas)
Bảng 4.1 Tình hình sử dụng đất ở khu vực miền Trung
Địa phương
Tổng diện tích
(Nghìn ha)
Trong đó
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên
Trang 32* Điều kiện khí hậu
Khí hậu miền Trung được chia ra làm hai khu vực chính là duyên hải BắcTrung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ Do điều kiện địa hình khí hậu của từng vùng
có những nét đặc trưng cơ bản khác nhau
- Khí hậu duyên hải Bắc Trung Bộ :
Khu vực duyên hải Bắc Trung Bộ (bao gồm toàn bộ phía Bắc đèo Hải Vân).Vào mùa đông, do gió mùa thổi theo hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vàonên toàn khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh kèm theo mưa Đây là điểm khácbiệt với thời tiết khô hanh vào mùa Đông vùng Bắc Bộ Đến mùa hè không còn hơinước từ biển vào nhưng có thêm gió mùa Tây Nam (còn gọi là gió Lào) thổi ngược lêngây nên thời tiết khô nóng, vào thời điểm này nhiệt độ ngày có thể lên tới trên 400C,
410c trong khi đó độ ẩm không khí lại rất thấp (60-70%)
Có thể nói vùng duyên hải Bắc Trung Bộ là vùng có điều kiện khí hậu tươngđối khắc nghiệt: Mùa đông khá lạnh và ẩm ướt; mùa hạ nhiều nắng, nóng bức và khôhạn vào đầu và giữa mùa, còn mưa lớn tập trung vào cuối mùa Mùa đông ở đây về cơbản đã ít rét hơn trong những năm gần đây, nhất là ở khu vực phía nam của vùng, songtrong những trường hợp gió mùa đông bắc mạnh tràn về vẫn có thể xảy ra sương muối.Mùa hè, hiện tượng gió tây khô nóng khắc nghiệt và thường xuyên là nguyên nhân gây
ra khô hạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến trồng trọt, chăn nuôi Vấn đề thuỷ lợi hoá kếthợp khai thác thuỷ năng ở vùng này phải được hết sức quan tâm để khắc phục thiệt hại
do hạn hàng năm gây ra
Bên cạnh sự nóng bức, khô hạn do gió tây nam mang lại, ở đây còn có nạn mưa
to, gió lớn, lũ lụt, nước biển dâng do hiệu ứng bão, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đếnsản xuất và đời sống của nhân dân địa phương Nghiên cứu phòng tránh và phòngchống thiên tai, bão lũ ở duyên hải miền Trung luôn là vấn đề bức thiết
Với lượng mưa chiếm 68 - 75% lượng mưa trong năm, sẽ phát sinh lũ lụt lớn vàgây thiệt hại sản xuất, tài sản, tính mạng cư dân, tác động tiêu cực đến môi trường sinhthái Ngược lại, trong mùa ít mưa thì nước lại không đủ cung cấp cho sinh hoạt và sảnxuất của một số địa phương trong vùng
Mùa mưa lũ ở duyên hải Bắc Trung Bộ thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10,
ở vùng duyên hải Nam trung Bộ thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 Những trận
lũ lụt lớn đã xảy ở duyên hải miền Trung vào các năm: 1952, 1964, 1996, 2003 Cólúc xảy ra lũ chồng lên lũ như các đợt lũ tháng 11, 12 năm 1999 ; tháng 10, 11 năm 2010
Trang 33- Khí hậu duyên hải Nam Trung Bộ
Vùng duyên hải Nam trung Bộ (bao gồm khu vực đồng bằng ven biển duyênhải Nam Trung Bộ thuộc phía Nam đèo Hải Vân) Gió mùa Đông Bắc khi thổi đến đâythường suy yếu đi do bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã Vì vậy về mùa hè khi xuất hiện giómùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan và tràn qua dãy núi Trường Sơn sẽ gây rathời tiết khô nóng cho toàn bộ khu vực Đặc điểm nổi bật của khí hậu miền Trung là
có mùa mưa và mùa khô không cùng xảy ra vào một thời kỳ trong năm của hai vùngkhí hậu Bắc Bộ và Nam Bộ
Thừa Thiên - Huế là một trong các tỉnh có lượng mưa nhiều nhất ở Việt Namvới lượng mưa trung bình năm vượt trên 2.600mm, có nơi lên đến 4.000mm Có cáctrung tâm mưa lớn như khu vực Tây A Lưới - Động Ngại (độ cao 1.774m) có lượngmưa trung bình năm từ 3.400 - 5.000mm, khu vực Nam Đông-Bạch Mã-Phú Lộc cólượng mưa trung bình năm từ 3.400 - 5.000mm Đồng bằng duyên hải Thừa Thiên -Huế có lượng mưa ít nhất, nhưng trung bình năm cũng từ 2.700 - 2.900mm
Hàng năm có từ 200 - 220 ngày mưa ở các vùng núi, 150 - 170 ngày mưa ở khuvực đồng bằng duyên hải Vào mùa mưa, mỗi tháng có 16 - 24 ngày mưa Những đợtmưa kéo dài nhiều ngày trên diện rộng thường gây ra lũ lụt lớn
Tại khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, trong năm vẫn chịu ảnh hưởng của khí hậumiền Bắc, thỉnh thoảng có những đợt rét nhưng không đậm và không kéo dài Từ khuvực Quảng Ngãi vào đến Bình Thuận, không còn chịu ảnh hưởng của khí hậu miềnbắc nên chế độ mùa mưa và mùa nắng rõ rệt, mùa nắng nóng thường kéo dài, mùa mưađến chậm và ngắn Lượng mua phân bố không đều, mưa ở khu vực miền núi thườngnhiều hơn đồng bằng, lượng mưa tại vùng Nam Trung Bộ được chia thành 3 vùng sinhthái nông nghiệp:
+ Nam-Ngãi (Quãng Nam và Quãng Ngãi): 2000-2600 mm;
+Bình-Phú (Bình Định và Phú Yên): 1500-1700 mm;
+Nam đèo Cả (Khánh Hòa và Ninh Thuận): < 600 mm
Khí hậu của vùng Nam Trung Bộ nhìn chung có thể dựa trên số liệu quan trắctại một số Trạm thủy văn mang tính chất đại diện chung cho 3 khu vực:
+ Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi: Trạm quan trắc tại Đà Nẵng
+ Bình Định, Phú Yên: Trạm quan trắc tại Quy Nhơn
+ Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận: Trạm quan trắc tại Nha Trang
Khí hậu vùng duyên hải Nam Trung Bộ về cơ bản không còn rét, mùa mưa đếnchậm và rất tập trung trong 3 tháng 9, 10 và 11 Mưa nhiều ở khu vực phía bắc và rất ít
Trang 34mưa ở khu vực phía nam Sự tương phản giữa 2 mùa trong chế độ mưa - ẩm khá sâusắc: thời kỳ đầu và giữa mùa hạ thời tiết khô nóng gay gắt, còn thời kỳ cuối hạ đếngiữa đông lại mưa lớn, lũ lụt nghiêm trọng, do chịu ảnh hưởng của bão và hội tụ nhiệtđới Tuy vậy, nhìn chung khí hậu vùng duyên hải Nam trung Bộ có nhiều thuận lợihơn duyên hải Bắc trung Bộ Thuận lợi cơ bản nhất về mặt sinh thái là nền nhiệt độtương đối cao, nắng nhiều, cho phép trồng cấy quanh năm những cây lương thựcthích hợp với các đặc điểm tự nhiên khác Mặt khác vấn đề cơ cấu cây trồng ở đâycũng khá ổn định
Khu vực phía tây Quảng Nam Đà Nẵng, lượng mưa trung bình năm đạt 800
-1400 mm/năm Với lượng mưa như vậy thì công tác thuỷ lợi và điều tiết nước hợp lýmới có thể đáp ứng được yêu cầu về nước cho cây trồng trong cả năm Tình hình khôhạn là mối đe doạ nghiêm trọng đối với sản xuất Nông-Lâm nghiệp ở đại bộ phậnvùng này, nhưng điều kiện nắng nhiều - mưa ít ở vùng cực nam lại tạo điều kiện tốtcho việc phát triển nghề làm muối và chế biến hải sản
Số liệu bức xạ thực tế ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nhất là khu vực cựcnam của duyên hải Nam Trung Bộ, mặc dầu bức xạ tổng cộng ở Đà Nẵng đạt khá cao(138 Kcal/cm2) Số giờ nắng ở cực nam duyên hải Nam Trung Bộ quan trắc đượccũng khá cao (xấp xỉ số giờ nắng ở Phan Thiết: Trung bình nhiều năm đạt trên 2880giờ, có năm đạt trên 3200 giờ) Điều này cho thấy tiềm năng năng lượng bức xạ ởduyên hải Nam trung Bộ, đặc biệt ở khu vực cực nam của duyên hải Nam Trung rấtphong phú, và việc đầu tư khai thác nguồn năng lượng mới này có khả năng thu đượchiệu quả kinh tế cao Mặc dầu tốc độ gió trung bình năm ở đây không lớn, nhưng vùngven bờ duyên hải Nam Trung Bộ nhô ra biển nên có lợi thế rất thoáng
Thời tiết khô nóng là một trở ngại cho sản xuất và đời sống, mặc dầu mức độ cóphần đỡ khắc nghiệt hơn vùng duyên hải Bắc trung Bộ Một khó khăn khác khánghiêm trọng, đó là bão, lụt trong thời kỳ cuối hạ - đầu đông, ở vùng này địa hình dốcmạnh ra phía biển, sông suối ngắn lại không có hệ thống đê điều, cho nên tác hại domưa bão, nước dâng, lũ lụt gây ra hàng năm khá lớn
- Một số số liệu tổng hợp về khí hậu tại các trạm quan trắc của khu vực
miền Trung
Trang 35Bảng 4.2 Bảng thống kê nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa trung bình khu vực
duyên hải miền Trung
Nhiệt độ trung bình ( o C)
Độ ẩm trung bình (%)
Lượng mưa trung bình (mm)
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2011)
Qua bảng trên ta thấy rằng nhiệt độ trung bình trong năm càng vào khu vựcNam Trung Bộ thì nhiệt độ cao hơn, trong khi đó ẩm độ trung bình các tỉnh NamTrung Bộ thấp hơn Điều này là do mùa đông ở khu vực Bắc Trung bộ lạnh hơn vàmùa mưa kéo dài hơn Như vậy có thể thấy rằng khu vực Nam Trung Bộ có nhữngthuận lợi hơn so với các tỉnh Bắc Trung Bộ, không những thuận lợi trong đời sốngsinh hoạt của người dân mà còn cho phát triển kinh tế, xã hội
Về lượng mưa trung bình thì 2 tỉnh cực Nam của khu vực duyên hải miềnTrung là Ninh Thuận và Bình Thuận có lượng mưa thấp nhất
Bảng 4.3 Tổng lượng mưa tại một số trạm quan trắc qua các năm (mm)
Năm
Trang 362 Huế 2.479,0 4.393,0 3.850,0 3.809,0 2.854,0
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2011)
Qua số liệu tại các trạm quan trắc, chúng ta thấy rằng lượng mưa qua các năm
có nhiều thay đổi, lượng mưa năm 2008 tại các tỉnh đều cao hơn trung bình của cả giaiđoạn Khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế có lượng mưa rất lớn, cá biệt năm 2007 lượngmưa vượt trên 4.000mm Tuy nhiên năn 2010 lượng mưa ở các tỉnh có đồng đều và ổnđịnh hơn Nhìn chung khu vực miền Trung có phần lớn lượng mưa tập trung vào mùamưa chính, vì vậy sinh hoạt và sản xuất Nông-Lâm nghiệp của vùng gặp nhiều khókhăn, hiện tượng nóng hạn vào mùa hè và mưa lủ vào mùa mưa thường xuyên xảy ragây thiệt lớn về người và tài sản
Bảng 4.4 Tổng giờ nắng tại một số trạm quan trắc qua các năm (mm)
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2011)
Về số giờ nắng trong năm thì càng vào vùng cực nam Trung Bộ thì số giờ nắngtăng lên Khu vực có số giờ nắng cao nhất thu tại trạm khí tượng Nha Trang là 2.527,3giờ/năm (năm 2010) Số giờ nắng trong năm cao là điều kiện thuận lợi cho phát triểnkinh tế, xã hội đặc bittj là sản xuất Nông-lâm nghiệp
Bảng 4.5 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2011 tại một số trạm quan trắc (mm)
Nam
Trung
Tháng
Trang 37(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2011)
* Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên rừng
Rừng là một trong những nguồn lực phong phú, với diện tích 5.154.0 triệu hađất lâm nghiệp chiếm hơn 53.7% tổng diện tích của cả vùng địa hình đồi núi có nhiềudải núi cao và các dải núi chạy ngang ra biển tài nguyên rừng miền Trung có thể nói
là rất phong phú và đa dạng chỉ đứng sau khu vực Tây Nguyên Nhiều loài cây gỗ quý
có giá trị kinh tế cao như Lim gụ Kiền kiền Trắc, Sưa, Nghiến, Sến …đều phân bốtập trung chủ yếu ở các tỉnh duyên hải miền Trung ngoài ra nhiều loại lâm sản ngoài
gỗ có trữ lượng lâm sản Mây, Tre, Nứa và nhiều loại động vật quí hiếm như Hổ, Voi,
Bò tót
Rừng ở vùng miền Trung hầu hết đều phân bố ở các vùng miền núi phía Tâycuả tỉnh cho nên rừng ở vùng này đều là rừng phòng hộ đầu nguồn vì vậy, việc khaithác rừng, bảo vệ rừng hợp lý là nhân tố quyết định tới hiệu quả của nền kinh tế nông-lâm- ngư nghiệp ở các vùng đồng bằng ven biển Tuy nhiên trong những năm qua dokhai thác quá mức đã làm giảm chất lượng và chứa năng phòng hộ của rừng, dẫn đếnxói mòn đất, xảy ra lũ lụt ở các vùng đồng bằng… Vì vậy, một trong những hướng cơbản là cần có một phương thức bảo vệ, khai thác và phát triển rừng hợp lý, xem bảo
vệ, khai thác và phát triển rừng là một biện pháp để tái sinh rừng Có như vậy kinhdoanh nghề rừng mới có hiệu quả kinh tế-xã hội, vừa có tác dụng bảo vệ môi trườngsinh thái góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội toàn vùng
- Tài nguyên khoáng sản
Khu vực miền Trung có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng, mà nổi bật làmột số loại có tỷ trọng lớn so với vùng khác So với cả nước, đáng chú ý là Sắt vàng,croom Titan Than đá cát trắng đá ốp lát, nước khoáng…Trong đó 100% trữ lượngcrômít, 70% trữ lượng sắt, hơn 50% trữ lượng đá vôi xi măng của cả nước
Trang 38Đặc biệt đối với thềm lục địa của vùng Nam Trung Bộ (các tỉnh Đà Nẵng.Quảng Ngãi) còn chứa rất nhiều dầu mỏ là tiềm năng để phát triển mạnh các ngànhkinh tế và khu công nghiệp hóa lọc dầu.
Vàng là khoáng sản tập trung nhiều tại vùng núi phía tây của duyên hải miềnTrung Ngoài đánh giá lại khu mỏ cũ ở Bồng Miêu đã phát hiện và đánh giá vàng gốc
ở Trà Dương Suối Giây Tam Chinh-Phú Son Phước Hiệp Tiên Hà-Tiên Phước,Phước Kim-Phước Thành (Quảng Nam) Trà Nú-Trà Thủy (Quảng Ngãi) Sông Hinh.Trảng Sim (Phú Yên) Tiên Thuận Vĩnh Thạnh Kim Sơn (Bình Định)
Ngoài ra còn rất nhiều loại khoáng sản khác phục vụ cho nhu cầu của các côngtrình xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ các nhu cầu thiết yếu khác
4.2.1 Điều kiện kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu
Ngành nghề chính của người dân vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ là nghề nôngvới các loại cây trồng ngắn ngày như khoai, sắn, đậu, rau các loại tuy nhiên vì điềukiện khí hậu, thổ nhưỡng khắc nghiệt nên hầu hết cây trồng đều cho năng suất thấp,giá trị kinh tế kém Theo kết quả khảo sát mức sống của dân cư năm 2010 (NguồnTổng cục thống kê), các chỉ tiêu phát triển, thu nhập bình quân đầu người của khuvực miền Trung luôn thấp hơn trung bình chung của cả nước
* Dân số và lao động
Toàn vùng duyên hải miền Trung có tổng số nhân khẩu là 18.935.500 người (Nguồn-Tổng cục thống kê 2011), Tổng diện tích khu vực khoảng 95.886 km2, mật độdân số thuộc loại thấp so với bình quân chung cả nước, bình quân 197,5 người trên 1kilômét vuông, phần lớn dân cư tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển
Dân số đông nguồn lao động trẻ và dồi dào trình độ dân trí cao một bộ phậnlao động có kinh nghiệm về sản xuất công nghiệp đánh bắt hải sản thương mại vàdịch vụ hiện nay đang từng bước tiếp cận với nền sản xuất hàng hoá giá nhân công rẽ.Nguồn lao động của địa bàn sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu tại chỗ và hoàn toàn đủ khảnăng tham gia các chương trình về hợp tác quốc tế về lao động
Bảng 4.6 Diện tích, dân số và mật độ dân số các tỉnh miền Trung
TT Tỉnh, thành phố Diện tích tự nhiên
(km 2 )
Dân số (Nghìn người)
Mật độ dân số (người/km 2 )
Trang 39Thành phố Đà
Nẵng
1.283,4 (trong đó phần đất liền 950,53km²;
phần huyện đảo Hoàng
cả nước) Dân số vùng Nam Trung Bộ là 8.842,6 nghìn người Mật độ dân số trungbình của vùng là 199,3 người/km2 Nhìn chung mật độ dân số của khu vực miền Trungthấp hơn trung bình cả nước, đây là vùng có những thuận lợi nhất định về nguồn nhânlực để phát triển đất nước, tuy nhiên do hạ tầng kỹ thuật còn nhiều khó khăn nên mộtphần lớn nguồn nhân lực chuyển vào làm việc tại các thành phó lớn như thành phố HồChí Minh, thành phố Hà Nội
Trang 40Bảng 4.7 Dân số khu vực miền Trung qua các năm
(Nguồn: Niên giám thống kê 2011 và xử lý từ kết quả điều tra dân số năm 2010.)
Tốc độ tăng dân số trung bình của khu vực miền Trung giai đoạn 1996 đến
2009 là 0,53 % Tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm của vùng duyên hải BắcTrung Bộ ở mức thấp, thời kỳ 1999-2009 đạt trung bình 0,4%/năm, của duyên hảiNam Trung Bộ là 0,66%, thấp hơn tốc độ tăng dân số bình quân cùng thời kỳ của cảnước là 1,2% Một đặc điểm chung giống các vùng khác là dân số khu vực thành thịcủa khu vực miền Trung tăng tương đối nhanh, tỷ trọng dân số thành thị tăng từ 16,7%năm 1996 lên 20,5% năm 2000; 22,6% năm 2005 và 24,1% năm 2009 (cả nước là29,6% năm 2009); bình quân tăng khoảng 2,7%/năm thời kỳ 2001-2009
Bảng 4.8 Quy mô dân số trong tuổi lao động và lực lượng lao động
(Nguồn: Thống kê LĐ - việc làm 1996-2000, 2005 và Điều tra dân số năm 2010).
Qua khảo sát thì nhóm người trong độ tuổi lao động hiện nay ở các địa phương
có xu hướng lựa chọn các nhóm ngành về công nghiệp và dịch vụ, một điều tất yếu bởicác nhóm ngành này cho thu nhập cao và công việc đỡ vất vả hơn so với các ngành