MỤC LỤC
* Điều tra diện tích, phân bố của rừng trồng loài Keo lá liềm trên vùng cát ven biển miền Trung. * Xác định khả năng chịu nóng, chịu hạn của cây ưu tú dựa vào nhiệt độ không khí tối cao, ẩm độ không khí tối thấp, nhiệt độ đất tối cao và ẩm độ đất tối thấp.
- Xác định tương quan giữa thể tích thân cây đứng với sinh khối tươi của cây Tiến hành chặt hạ ngẫu nhiên 50 cây có độ tuổi từ 8-12 tuổi tại những khu vực gần nơi có cây dự tuyển, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu về đường kính gốc tại vị trí cách gốc 1,3 m (D1,3), chiều cao vút ngọn thân cây. + Đo nhiệt độ không khí tối cao: Chọn những ngày nắng nóng nhất trong tháng 5, thời gian đo là từ 10 giờ trưa đến 16 giờ chiều, sử dụng nhiệt ẩm kế thông gió Assman đo nhiệt độ tức thời ở các kỳ quan trắc, tiến hành đo ở vị trí ngoài đất trống gần lô rừng có cây trội, đo ở độ cao 1,5m so với mặt đất. Đồng bằng ven biển của các tỉnh vùng này hẹp, khí hậu khắc nghiệt, mưa bão cùng với gió mùa đông Bắc vào mùa thu, đông; Nắng nóng kết hợp gió lào khô và nóng vào mùa hè, bên cạnh đó Tất cả các tỉnh vùng duyên hải Bắc trung Bộ đều có các bãi cát và cồn cát, chiều rộng nơi thấp nhất khoảng vài kilômét, nơi rộng nhất lên đến hàng chục kilômét.
Trên đất cát thường không có các thảm thực vật tự nhiên phân bố, lại nằm ở miền khí hậu nhiệt đới, cho nên trong những ngày nắng, khi nhiệt độ không khí lên cao tới 37 - 38 ºC thì nhiệt độ của lớp đất cát trên mặt có thể lên cao tới 64ºC hoặc cao hơn nữa, làm chết nhiều loại cây trồng. Nhìn chung mật độ dân số của khu vực miền Trung thấp hơn trung bình cả nước, đây là vùng có những thuận lợi nhất định về nguồn nhân lực để phát triển đất nước, tuy nhiên do hạ tầng kỹ thuật còn nhiều khó khăn nên một phần lớn nguồn nhân lực chuyển vào làm việc tại các thành phó lớn như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội. Khu vực duyên hải miền Trung có diện tích đất liền kéo dài, hành lang hẹp, Tây giáp Trường Sơn và Lào, phía Đông là biển Đông (Vịnh Bắc Bộ) cả trung du và miền núi, hải đảo dọc suốt lãnh thổ, nhiều vũng nước sâu và cửa sông có thể hình thành cảng lớn nhỏ phục vụ việc giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh trong vùng, với các vùng trong nước và quốc tế.
Qua bảng số liệu thu thập được ở trên, chúng ta thấy rằng 3 tỉnh là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bình Thuận có diện tích trồng Keo lá liềm nhiều hơn, trong đó tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích lớn nhất đạt 3.597,9 ha và được trồng trên 23 xã của 5 huyện ven biển là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Thủy, Phú Vang và Phú lộc, chiếm 82% tổng diện tích rừng trồng Keo lá liềm của khu vực miền Trung, kế đến là Quảng Nam với 513,35ha được trồng trên 10 xã của 3 huyện ven biển là Thăng Bình, Núi Thành và thành phố Tam Kỳ. Qua khảo sát, nhạn thấy khả năng sinh trưởng, phát triển của cây Keo lá liềm rất tốt, đặc biệt là trong điều kiện khô hạn của vùng cát nội.Trong tổng diện tích 3.597,9 ha rừng trồng Keo lưỡi liềm của tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích được trồng trên đất cát nội đồng là 2.403 ha, chiếm tỷ lệ 66,7%. Qua bảng 4.14 số liệu về diện tích trồng Keo lá liềm tại địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng ta thấy rằng diện tích được trồng nhiều nhất tập trung vào các năm từ 2002 đến 2006, đây là giai đoạn được dự án trồng rừng 661 đầu tư, các năm về sau diện tích trồng có giảm, tuy nhiên hằng năm diện tích trồng vẫn đạt gần 200 ha.
Sau khi đo đếm và xử lý số liệu ô tiêu chuẩn đo đếm, số ô tiêu chuẩn được thiết lập là 60 ô, trong đó có 28 ô có cây trội có độ vượt đảm bảo tiêu chuẩn đặt ra, chúng tôi chọn được 15 cây ưu tú tại Quảng Nam ở 3 địa điểm là xã Tam Thăng, xã Tam Phú của thành phố Tam Kỳ và xã Tam Hòa của huyện Núi Thành và 15 cây tại tỉnh Thừa Thiên Huế ở tại 7 địa điểm là thị trấn Phong Điền, xã Điền Hương, Trung tâm tâm thí nghiệm Phong Điền và xã Điền Môn của huyện Phong Điền, xã Vinh Phú, xã Phú Đa và xã Vinh Thanh của huyện Phú Vang. Qua số liệu thu thập về các chỉ số nhiệt độ và ẩm độ trên, chúng tôi thấy rằng, nhiệt độ tối cao không khí ở các điểm có cây dự tuyển ở vùng cát khá cao, xấp xỉ nhiệt độ không khí của toàn vùng trong năm, những điểm ở vùng cát nội đồng có nhiệt độ không khí tối cao và nhiệt độ đất tối cao cao hơn những nơi vùng cát ven biển từ 0,5 đến 10C, điều này cũng một phần lý giải vì sao cây Keo lá liềm mà chúng tôi khảo sát ở tại vùng cát ven biển có sức sống tốt hơn cây vùng cát nội đồng.
Vậy có thể kết luận rằng cấp che bóng tốt nhất khi giâm hom cây ưu tú Keo lá liềm nên dùng cấp tối đa là che bóng 25% hoặc có thể giâm hom không cần che bóng (giâm ngoài trời). + Mùa giâm hom: Mùa giâm hom hợp lý khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 hằng năm + Che bóng: Nếu thời tiết nắng gắt, có thể dùng lưới che nắng hoặc tấm nan tre che bóng luống giâm hom với tỷ lệ che bóng ≤ 25%, nếu thời tiết mát nên giâm hom ngoài trời cho ánh sáng trực xạ 100%. + Giá thể: Giá thể để giâm hom có thể giâm hom trực tiếp vào túi bầu đất cát pha thịt nhẹ hoặc đất phù sa non ven sông với tỷ lệ 70% đất thịt nhẹ tầng B có độ tơi xốp và 30% đất phù sa hoặc đất cát pha, hoặc có thể giâm trên luống giâm bằng cát suối nền cát dày 10cm-20cm đã được khử trùng.
Thời gian cắm hom tốt nhất trước 10 giờ sáng và sau 15 giờ chiều, lượng hom cắm còn thừa được bảo quản bằng cách nhúng chân hom trong chậu nước và phủ màng vải ướt lên trên ngọn hom. +Xới váng: Sau 2 tháng giâm, hom đã có rễ ổn định, thì định kỳ 15 ngày làm cỏ xới váng mặt bầu 1 lần, tra thêm hỗn hợp ruột bầu vào những túi bầu thiếu đất, gốc hom bị bật rễ. + Đảo bầu, cắt rễ: Cây hom sau khi ra rễ ở thời kỳ chăm sóc, cần tiến hành đảo bầu, cắt rễ và chuyển ra ngoài vườn và phân loại cây tốt cây xấu xếp riêng để có chế độ chăm sóc hợp lý.
Khu vực miền Trung gồm 14 tỉnh, Thành phố kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận và Thành phố Đà Nẵng.
Có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới đến Đại học Huế, trường Đại học Nông Lâm, phòng đào tạo sau đại học, đặc biệt là PGS.TS Đặng Thái Dương đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài "Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom cây ưu tú loài Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) ở rừng trồng vùng cát ven biển miền Trung". Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo - Các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành lâm nghiệp cho bản thân tác giả trong nhưng năm tháng qua. Xin gởi tới Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Lâm nghiệp và các cơ quan liên quan các tỉnh miền Trung lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu ngoại nghiệp cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài tốt nghiệp.
Xin ghi nhận công sức và những đóng góp quý báu và nhiệt tình của các bạn học viên lớp, nhóm thực tập lớp Cao học Lâm nghiệp K16 đã đóng góp ý kiến và giúp đở cùng tác giả triển khai, điều tra thu thập số liệu ngoại nghiệp. Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các đơn vị và cá nhân đã hết lòng quan tâm tới sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ ngành Lâm nghiệp. Thống kê diện tích rừng trồng Keo lá liềm từ năm 2000 đến nay trên vùng đất cát tỉnh Quảng Nam..Error: Reference source not found Bảng 4.16 .Tổng hợp cây dự tuyển tại các điểm..Error: Reference source not found Bảng 4.17.
Tổng hợp số liệu ở thí nghiệm 1..Error: Reference source not found Bảng 4.24 .Tổng hợp số liệu ở thí nghiệm 2..Error: Reference source not found Bảng 4.25.