luận văn:Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp docx

70 1.1K 4
luận văn:Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Phát triển nhà cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam - Thực trạng giải pháp.” 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ dẫn đến tốc độ phát triển các đô thị, khu công nghiệp tăng rất nhanh. Mặt khác sự chênh lệch thu nhập rất lớn giữa thu nhập thành thị nông thôn, sự dư thừa lao động nông nghiệp là nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự di cư ạt của dòng người từ nông thôn sang thành thị để sinh sống làm việc tại các đô thị các khu công nghiệp. Hiện nay có hàng triệu người thuộc đối tượng này đang sống làm việc tại các đô thị các khu công nghiệp. Vì vậy việc giải quyết nhà cho các đối tượng này là vấn đề rất lớn cần được đánh giá một cách đầy đủ, đúng mức từ đó đề ra những giải pháp chính sách mang tính đồng bộ. Các KCN, KCX của Việt Nam ngày càng trở thành nơi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong nước. Hiệu quả trước mắt có thể thấy là nhiều việc làm mới được tạo ra, thu nhập tăng lên với người lao động cùng với sự phát triển các hoạt động kinh tế khác như tài chính, bảo hiểm, các dịch vụ cho KCN, KCX. Điều lớn hơn là đã làm cho thay đổi nhanh chóng sự phát triển kinh tế xã hội tại các tỉnh, thành phố có KCN, KCX đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước. Theo kinh nghiệm thực tế đã cho thấy, để nâng cao hiệu quả phát triển năng suất lao động thì một trong những việc phải làm là việc phân bổ dân cư, lao động tại các vùng công nghiệp phải tính đến điều kiện về thời gian đi lại của công nhân sao cho ít nhất. Từ chỗ làm việc đến chỗ trung 3 bình không nên quá 30-40 phút tuỳ thuộc vào hệ thống giao thông tốc độ di chuyển của phương tiện đi lại. Tuy nhiên các khu dân cư cần có khoảng cách với khu vực sản xuất để tránh ô nhiễm môi trường. Số lượng lao động tăng nhanh nhưng quy hoạch phát triển khu công nghiệp chưa tính tới yêu cầu về chỗ cho công nhân. Chỉ khi xây dựng xong cơ sở hạ tầng thì vấn đề nhà cho công nhân mới trở nên bức xúc. phía nhà nước cũng như phía doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa có hướng giải quyết cho đến nay cũng chưa có cơ chế chính sách rõ ràng cho công tác xây dựng nhà cho công nhân tại các KCN, KCX Việt Nam. Vì vậy, em nghiên cứu đề tài “Phát triển nhà cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam - Thực trạng giải pháp”. Đề tài tập trung làm rõ hai mục tiêu chính: Thứ nhất, nêu lên thực trạng của việc phát triển nhà cho công nhân tại các KCN, KCX Việt Nam trong thời gian gần đây. Đã có những cơ chế chính sách nào của nhà nước nhằm định hướng giải quyết cho vấn đề nhà công nhân chưa? Nó có hiệu quả gì không? Thứ hai, tìm hiểu nguyên nhân đề ra một số giải pháp cho việc phát triển nhà cho công nhân tại các KCN, KCX Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của đề tàithực trạng giải pháp phát triển nhà cho công nhân tại các KCN, KCX Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Về không gian: Đề tài sẽ nghiên cứu thực trạng giải pháp phát triển nhà cho công nhân tại các KCN, KCX trên phạm vi cả nước, tuy nhiên có tập trung vào những khu công nghiệp điển hình Việt Nam như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh 4 Về thời gian: Những số liệu liên quan dùng trong đề tài để phân tích, nghiên cứu được thu thập trong thời gian 5 năm gần đây, từ 2001-2006; đề tài sẽ kiến nghị những giải pháp đến năm 2010 tầm nhìn đến 2015. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp tổng hợp kết hợp với phương pháp chuyên gia trong phân tích; Dựa trên tài liệu, sách báo có liên quan, những đề tài đã nghiên cứu trước đây; dựa trên số liệu thứ cấp của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã điều tra thực tế tại các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam của các nhà nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Kết cấu đề tài: ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì phần nội dung chính của đề tài được giải quyết trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan chung về nhà cho công nhân tại các KCN, KCX kinh nghiệm của các nước trên thế giới về việc phát triển nhà cho công nhân tại các KCN, KCX. Chương 2: Thực trạng về phát triển nhà cho công nhân tại các KCN, KCX cácchế chính sách của nhà nước về việc phát triển nhà cho công nhân tại các KCN, KCX Việt Nam. Chương 3: Những kiến nghị giải pháp cho việc phát triển nhà cho công nhân tại các KCN, KCX. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ NHÀ CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KCN, KCX KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NHÀ CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KCN, KCX 1. Khái quát về các KCN, KCX. Sau hơn 15 năm phát triển kể từ khi ra đời KCN đầu tiên (khu chế xuất Tân Thuận – thành lập ngày 24/9/1991), cho đến giữa năm 2006, cả nước ta đã có 135 KCN, KCX được thành lập 45 tỉnh, thành phố trong cả nước với tổng diện tích đất tự nhiên 26.500 ha, trong đó có 75 KCN, KCX đã đi vào hoạt động. Số lượng các KCN vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ theo số liệu gần đây nhất, tính đến tháng 10/2007 cả nước đã có 154 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 32.808 ha. Trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 21.775 ha chiếm 66% tổng diện tích đất tự nhiên. Có 92 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 20.758 ha 62 KCN đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 12.073 ha. Theo kế hoạch đến 2015 có khoảng 109 KCN nữa sẽ hình thành. Tính đến giữa năm 2006 các KCN nước ta đã thu hút 86 vạn lao động trực tiếp làm việc trong KCN trên một triệu lao động trong lĩnh vực xây dựng, cung cấp dịch vụ cho các KCN tại các cơ sở kinh doanh ngoài KCN. Tỷ lệ bình quân thu hút lao động tại các KCN trên một đơn vị diện tích hiện nay là 90-100 người/ ha . Nếu KCN tập trung các ngành nghề như dệt may, lắp ráp điện tử, sản xuất giày dép…có sử dụng nhiều lao động thì tỷ lệ trên còn cao hơn. Như vậy với KCN, KCX có quy mô bình quân Việt Nam 6 hiện nay là 100-150 ha thì một KCN sẽ có khả năng thu hút 10.000-15.000 lao động. Với KCN có quy mô diện tích lớn tới 2.700 ha như KCN Nhơn Trạch (Đồng Nai) thì khi lấp đầy lượng lao động làm việc tại đây đạt mức 300.000 người sẽ tạo nên đây một đô thị công nghiệp mới. Các KCN, KCX phân bố tất cả các tỉnh thành trong cả nước tuy nhiên nó tập trung chủ yếu những vùng kinh tế trọng điểm của ba miền Bắc, Trung, Nam. Với tổng diện tích đất tự nhiên lên tới 25.900 ha, 110 KCN này chiếm gần 80% tổng diện tích các KCN trong cả nước. Đến thời điểm cuối tháng 10/2007, các KCN, KCX trên cả nước đã cho thuê được trên 11.177 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN cả nước là 54,1%, riêng các KCN đã vận hành thì cho thuê được trên 9.928 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là trên 71,1%. Theo thống kê tại các địa phương gửi báo cáo ước tính từ các nguồn thông tin khác, hiện nay có khoảng 1 triệu lao động đang làm việc tại các KCN, KCX các khu kinh tế trên toàn quốc. Trong số những lao động này có khoảng trên 700.000 lao động là người tỉnh ngoài hoặc huyện ngoài có nhu cầu thuê nhà trong thời gian lao động tại các KCN, KCX. Trong các khu nhà tập trung (xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc từ phía các doanh nghiệp) cũng chỉ đủ cung cấp chỗ ở, sinh hoạt cho khoảng 7-10% số lao động đang lam việc tại đây có nhu cầu về nhà ở. Trên 90% công nhân còn lại phải tự thu xếp chỗ ở, thuê trọ rải rác trong các khu dân cư gần nơi họ làm việc hay các KCN. Với sự phát triển hiện nay của các KCN, KCX Việt Nam thì đến nay các KCN, KCX này đã thu hút trên cả nước được 2.600 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 25,3 tỷ USD gần 2.800 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 137 nghìn tỷ đồng (chưa kể 7 các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN với tổng số vốn đầu tư 976 triệu USD 43 nghìn tỷ đồng). Việc phát triển các KCN, KCX đã đang góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ lao động nhập cư. Trong thời gian tới, lực lượng lao động trong các KCN, KCX gia tăng mạnh mẽ cùng với sự phát triển của các dự án hoạt động trong các KCN, KCX. Tính đến tháng 6/2007 , các KCN, KCX của cả nước đã thu hút được khoảng 1 triệu lao động trực tiếp với tỷ trọng lao động có chuyên môn kỹ thuật tăng lên đạt gần 40%. Ngoài ra nếu tính cả số lao động gián tiếp thì tổng số việc làm được tạo ra từ chương trình phát triển KCN, KCX tập trung nhiều nhất là tại TP Hồ Chí Minh với khoảng trên 210 nghìn lao động làm việc tại hơn 100 xí nghiệp trong 14 KCN, KCX, trong số này có khoảng 60-70% lao động là người từ các địa phương khác đến làm việc tại TP Hồ Chí Minh đại đa số công nhân đây đều có nhu cầu nhà trọ. Trong khi đó toàn thành phố chỉ có 4/14 KCN là có xây nhà lưu trú cho công nhân, còn lại đều không có hoặc là công nhân phải sống trong các khu nhà tạm bợ, thiếu thốn điều kiện sinh hoạt tối thiểu. Năm 2007, TP Hồ Chí Minh đã khởi công xây dựng nhà lưu trú tại 5 khu là: Tân Thuận, Linh Trung 2, Tân Thới Hiệp, Long Thới, Vĩnh Lộc với tổng quy mô đáp ứng được gần 7000 chỗ cho công nhân. Đến tháng 3/2007 thành phố tiến hành sửa chữa 2 khu nhà KCX Linh Trung để đưa công nhân vào ở. Ngoài ra thành phố cũng tích cực bổ sung quy hoạch bên ngoài KCN, KCX quyết tâm xây dựng được 8000-10.000 chỗ cho công nhân trong năm 2008. Riêng tại Hà Nôị, quá trình mở rộng phát triển thu hút mạnh đầu tư vào các KCN, KCX đã tạo lên sức hút mạnh về lao động tại đây, bao gồm 8 đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân, nhân viên nghiệp vụ cán bộ quản lý trong đó 90% là công nhân kỹ thuật viên. Trong số những lao động đang làm việc tại Hà Nội có cả người Việt Nam người nước ngoài chủ yếu là cán bộ quản lý hay kỹ thuật viên cao cấp. Lao động trong các KCN, KCX Hà Nội nói riêng cả nước nói chung hiện nay có đặc điểm là lao động trẻ, lao động nữ lao động di cư chiếm tỷ lệ khá cao. Lao động độ tuổi từ 18 đến 35 chiếm 90% tổng số lao động trong các KCN, KCX. Lao động nữ chiếm 60% (phù hợp với ngành da giày, dệt may, thuỷ sản); lao động từ địa phương khác đến làm việc chiếm 65%. Tại Đà Nẵng có 6 KCN trên tổng diện tích đất khoảng 1500 ha thu hút khoảng 40 nghìn lao động. Trong số đó có khoảng 60% là người ngoại tỉnh cần chỗ trọ. Riêng quận Liên Chiểu, dân số sở tại khoảng 91 nghìn người. Trong khi đó số lao động ngoại tỉnh khoảng 30 nghìn người. Cùng lúc đó trên địa bàn quận còn có khoảng 30 nghìn sinh viên của các trường đại học. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có chương trình, dự án về nhà trọ cho công nhân các KCN, KCX. Quảng Nam với 5 KCN, KCX thu hút khoảng 18 nghìn lao động. Riêng tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc (huyện Điện Bàn) có khoảng 15 nghìn lao động, tuy nhiên số nhà cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 5%, còn lại thì 95% số người lao động đều phải tự tìm chỗ trong dân. Hầu hết số lao động này đang phải thuê những nhà trọ mà số lượng chất lượng của chúng đa phần là thấp, cũng chưa thể có số liệu thống kê được. Tại tỉnh Bình Dương có 21 KCN, KCX chiếm diện tích khoảng 5300 ha với khoảng 149 nghìn lao động. Tuy nhiên mới chỉ có rất ít khu nhà chính 9 thức là dành cho công nhân. đây chỉ có công ty giày Thái Bình thì có khoảng 1000 chỗ cho công nhân Mỹ Phước thì có khoảng 900-1000 chỗ, còn lại hầu hết đều chung tình trạng như các KCN, KCX trên toàn quốc. Tại thị trấn Bến Lức (Long An), dân số trên địa bàn của thị trấn khoảng trên 18 nghìn người, riêng nhà máy Chin Lou đóng tại địa bàn thị trấn đã có khoảng 25 nghìn công nhân làm việc. Trong số đó có khoảng 10 nghìn người đang thuê nhà trên đất thị trấn. Trong tổng số những công nhân thuê nhà này chỉ có vài nghìn người là có khả năng thuê được những nhà trọ xây dựng tương đối cơ bản của các doanh nghiệp cho thuê nhà trọ như Kim Tỷ và Dung Quý. Số công nhân lao động còn lại phải thuê những nhà rất tạm bợ, cơi nới, tận dụng. S ố lao động trong các KCN, KCX tăng nhanh với các điều kiện và đặc điểm nêu trên dẫn đến cầu về nhà tăng mạnh tại các khu vực KCN (nhà cho người địa phương khác đến làm việc, nhà cho gia đình trẻ mới hình thành …). Hầu như toàn bộ số người lao động từ địa phương khác đến làm việc tại các KCN, KCX đều có nhu cầu về nhà ở. Một số lao động là người địa phương cũng có nhu cầu về nhà gần KCN, KCX do chế độ làm việc theo ca kíp của các doanh nghiệp buộc người dân phải bám xưởng bám máy hay làm thêm giờ. Do diện tích nhà của gia đình hiện có chật hẹp, do bản thân người lao động thích sống tự lập không muốn phụ thuộc gia đình, bên cạnh đó cũng do giao thông trong khu vực chưa thuận tiện, tốn nhiều thời gian hoặc kém an toàn nên một số công nhân tuy trong cùng huyện với những KCN, KCX song các địa điểm khó khăn về giao thông vẫn có nhu cầu về nhà gần KCN… 10 Phần lớn những nhà cho thuê đều là nhà tạm bợ, lợp ngói xi măng, khoảng 3-4 công nhân thuê một buồng với giá từ 100.000-150.000 đồng/người/tháng không kể điện nước; các khu vực xa đô thị lớn thì giá thuê phòng có thấp hơn chút ít. Tình hình an ninh trật tự tại các khu công nhân thuê trọ một số KCN cũng có nhiều bức xúc do lực lượng lao động thuê nhà đông phức tạp. 2. Nhà cho công nhân tại các KCN, KCX – Khái niệm phân loại. 2.1. Khái niệm chung về nhà ở. Mỗi quốc gia dù là phát triển hay đang phát triển cũng đều có một sự giống nhau, đặc biệt đối với những nước đang có nền công nghiệp phát triển đều có sự giống nhau về phân tầng xã hội trong cộng đồng dân cư. Điều này thể hiện chỗ, bao giờ trong xã hội của nó cũng bao gồm những hộ gia đình có mức sống, sinh hoạt, thu nhập hoàn toàn khác nhau. Đó là những người có thu nhập rất cao; những người có thu nhập cao; những người có thu nhập trung bình; những người có thu nhập thấp; những người có thu nhập rất thấp. Với những người thuộc nhóm có thu nhập cao, rất cao hay trung bình thì với họ vấn đề nhà không có gì khó khăn lắm cho họ, nhưng với những người có thu nhập thấp rất thấp thì lại khác. Họ hầu hết là gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề tạo lập nhà ở. Hầu hết những chương trình phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới, bao giờ chương trình nhà cho các thành phần dân cư trong xã hội cũng được quan tâm rất nhiều. Chương trình này bao gồm cả các thành phần dân cư, đối tượng xã hội là nhà cho người lao động tại các khu sản xuất, nhà cho [...]... các KCN, KCX Hiện nay, chưa có một KCN, KCX nào ở Việt Nam giải quyết tốt vấn đề nhà cho công nhân của mình để tạo cho họ sự yên tâm, gắn bó với công việc của mình 2.2 Cung về nhà cho công nhân tại các KCN, KCX Việt Nam hiện nay Cung về nhà cho công nhân các KCN, KCX tại Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được phần lớn nhu cầu về nhà cho người lao động Nhìn chung lại là quy hoạch về nhà và. .. triển, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài quỹ đạo này 22 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÀ CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KCN, KCX CÁCCHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NHÀ CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KCN, KCX VIỆT NAM 1 Những vấn đề nảy sinh khi nhà cho công nhân tại các KCN, KCX không được giải quyết Sự ra đời của các KCN, KCX tại bất kỳ một quốc gia nào cũng thường có một xu hướng chung... hình nhà cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam: 26 Trên 90% khu công nghiệp không có nhà trọ công nhân Trong 130 khu công nghiệp, khu chế xuất hiện có trên cả nước, chỉ khoảng 7% đơn vị xây nhà cho công nhân thuê cũng chưa có tỉnh, thành phố nào ban hành chính sách phát triển nhà cho lao động các khu này Ông Đặng Như Lợi, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, đã đưa ra các. .. của công nhân tại các KCN, KCX Nhà cho công nhân tại các KCN, KCX hiện nay rất đa dạng có nhiều hình thức, tuy nhiên có thể chia thành ba loại chính như sau: - Nhà do nhà nước xây dựng - Nhà do các doanh nghiệp xây dựng - Nhà do các hộ dân xây dựng Thứ nhất là loại nhà do nhà nước xây dựng Đây là loại hình nhà có chất lượng cao nhất trong tất cả các loại hình nhà dành cho công nhân, ... khăn, nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người lao động nhập cư, gây trở ngại đối với họ trong việc hưởng các quyền cơ bản trong hiến pháp quy định của công dân, trong đó có quyền lợi về nhà 3 Những nguyên nhân của các thực trạng về nhà cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam như trên Có thể nói thực trạng về nhà của công nhân tại các KCN, KCX hiện nay đang có tình trạng cung không... triển cũng đều khẳng định rằng xuất phát từ nền tảng yếu tố then chốt là sự phát triển mạnh mẽ của các KCN, KCX Gắn với vấn đề này là vấn đề giải quyết nhà cho công nhân Thứ hai là, Nhà nước phải là người đi tiên phong trong việc tạo lập hiện thực hoá cácchế chính sách để phát triển nhà cho công nhân, cho người lao động Bởi vì vấn đề nhà cho công nhân tại các KCN, KCX không chỉ là vấn... với nhà công nhân, người lao động tại các KCN, KCX như sau: Nhà xã hội” được hiểu là nhà do nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại điều 53 điều 54 của Luật Nhà thuê hoặc thuê mướn theo cơ chế do Nhà nước quy định.” Ngoài ra trong luật Nhà còn có quy định về điều kiện được thuê mua nhà xã hội bao gồm: - Chưa có sở hữu... ra các con số trên tại buổi tổng kết 15 năm xây dựng phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam, tổ chức tại tỉnh Long An, sáng nay Ông Lợi cho hay, hiện cả nước có khoảng 860.000 công nhân, phần lớn là người ngoại tỉnh làm việc trong các khu chế xuất, khu công nghiệp Nhưng ngay cả tỉnh phát triển mạnh về các khu công nghiệp như Đồng Nai cũng chỉ đảm bảo được chỗ cho 6,5% người lao... lượng nhà cho công nhân tại các KCN, KCX đây là do các hộ gia đình cung cấp Nhà nước cũng như doanh nghiệp chưa hề xây dựng chỗ cho công nhân Cũng với tình trạng như trên thì tại Quảng Nam, Bình Định, chỗ của công nhân hiện nay chủ yếu do các hộ gia đình cung cấp Riêng tại Hà Nội, hiện nay có khoảng 28.200 lao động trong các KCN, KCX nhưng công nhân thì trên 90% phải thuê nhà trọ của dân để Tỉnh... quyết cho phù hợp 4 Một số kết luận rút ra cho Việt Nam Từ thực tế kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy vấn đề nhà cho công nhân làm việc tại các KCN, KCX là một vấn đề rất quan trọng có ý nghĩa thiết thực cấp bách với sự phát triển lâu dài của các hoạt động sản xuất kinh doanh chiến lược phát triển bền vững của các KCN, KCX Sự phối hợp giữa nhà nước, ban quản lý các KCN, KCX, doanh nghiệp . LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp. ” . em nghiên cứu đề tài “Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp . Đề tài tập trung làm

Ngày đăng: 24/03/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan