Vò ThÞ Duyªn Thuû * ổ đăng kí chủ nguồn thải chất thải nguy hại sau đây gọi là sổ đăng kí chủ nguồn thải là hồ sơ cấp cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại, trong đó liệt kê thông tin về
Trang 1Ths Vò ThÞ Duyªn Thuû *
ổ đăng kí chủ nguồn thải chất thải nguy
hại (sau đây gọi là sổ đăng kí chủ nguồn
thải) là hồ sơ cấp cho chủ nguồn thải chất
thải nguy hại, trong đó liệt kê thông tin về
chủng loại, số lượngchất thải nguy hại đăng
kí phát sinh và quy định trách nhiệm về bảo
vệ môi trường của chủ nguồn thải đối với
chất thải nguy hại được đăng kí.(1)
Việc cấp sổ đăng kí chủ nguồn thải là
một trong những hoạt động quản lí của Nhà
nước đối với chủ nguồn thải Mục đích chính
của hoạt động này là kiểm soát việc làm phát
sinh các loại chất thải nguy hại ra môi trường
của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Thực hiện hoạt động này, các cơ quan quản lí
nhà nước về quản lí chất thải nguy hại có thể
nắm bắt được một cách chi tiết, cụ thể từng
nguồn thải chất thải nguy hại trên địa bàn
quản lí của mình, chủng loại chất thải nguy
hại tại từng nguồn thải cũng như khối lượng
chất thải nguy hại được sản sinh tại các
nguồn thải đó Đây là những thông tin quan
trọng làm cơ sở cho việc kiểm soát lượng
chất thải nguy hại phát sinh hàng ngày trên
địa bàn và những tác động có thể gây ra cho
môi trường và sức khỏe con người của
chúng Những thông tin này cũng là cơ sở
cho việc quyết định các biện pháp thu gom,
vận chuyển và xử lí, tiêu hủy chất thải nguy
hại một cách hiệu quả và an toàn nhất
Dưới góc độ pháp lí, việc cấp sổ đăng kí chủ nguồn thải chất thải nguy hại là hoạt động được triển khai áp dụng ở nước ta lần đầu tiên vào năm 1999, theo quy định tại Điều 6 và Điều 8 Quy chế quản lí chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 (sau đây gọi là Quy chế quản lí chất thải nguy hại) Trước đó, tại một
số văn bản pháp luật có liên quan đến quản lí chất thải nguy hại như Luật bảo vệ môi trường (1993); Nghị định của Chính phủ số 175/1994/NĐ-CP ngày 18/10/1994 hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 199/CT-TTg ngày 3/4/1997 về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lí chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 29/1998/CT-TTg về tăng cường công tác quản lí việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và chất hữu cơ gây ô nhiễm khó phân hủy… chưa đề cập vấn đề này Ngày 26/12/2006, hoạt động cấp và điều chỉnh sổ đăng kí chủ nguồn thải đã được quy định cụ thể hơn tại mục III Thông
tư của Bộ tài nguyên và môi trường số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ,
S
* Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 2đăng kí, cấp phép hành nghề, mã số quản lí
chất thải nguy hại (sau đây gọi là Thông tư
12) Theo các văn bản pháp luật này, chủ
nguồn thải có trách nhiệm lập hồ sơ đăng kí
chủ nguồn thải gửi đến cơ quan quản lí nhà
nước về môi trường Cơ quan này sẽ xem xét
sự đầy đủ hợp lệ của hồ sơ và tiến hành cấp
sổ đăng kí chủ nguồn thải cùng mã số quản lí
chất thải nguy hại cho chủ nguồn thải đó.Sổ
đăng kí chủ nguồn thải sẽ được điều chỉnh
trong một số trường hợp như: thay đổi, bổ
sung về chủng loại hoặc tăng từ 15% trở lên
so với số lượng chất thải nguy hại đã đăng kí
phát sinh; thay đổi địa điểm cơ sở nhưng
không thay đổi chủ nguồn thải (chủ sở hữu
hoặc điều hành cơ sở) hoặc thay đổi chủ
nguồn thải nhưng không thay đổi địa điểm
cơ sở… Sổ đăng kí chủ nguồn thải có hiệu
lực cho đến khi cần điều chỉnh theo quy định
hoặc khi cơ sở chấm dứt hoạt động
Các quy định về cấp sổ đăng kí chủ
nguồn thải chất thải nguy hại ở nước ta trong
thời gian qua đã dần được hoàn thiện, đáp
ứng ngày càngtốt hơn các yêu cầu của thực
tiễn quản lí chất thải nguy hại Song thực
trạng pháp luật về lĩnh vực này cũng cho
thấy một số hạn chế sau:
Thứ nhất, thiếu sự thống nhất trong quy
định về thẩm quyền cấp sổ đăng kí chủ
nguồn thải
Theo quy định tại Điều 8 Quy chế quản
lí chất thải nguy hại, thẩm quyền cấp sổ đăng
kí chủ nguồn thải thuộc về cơ quan quản lí
nhà nước về môi trường ở trung ương hoặc
cơ quan quản lí nhà nước về môi trường ở
địa phương Theo giải thích tại khoản 4 Điều
3 của Quy chế này thì cơ quan quản lí nhà
nước về bảo vệ môi trường ở trung ương là
Bộ khoa học, công nghệ và môi trường (nay
là Bộ tài nguyên và môi trường), ở địa phương là uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Như vậy, theo quy định tại Quy chế này, có hai chủ thể có thẩm quyền cấp sổ đăng kí chủ nguồn thải
là Bộ tài nguyên và môi trường và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh Thông tư 12, tại Mục I, phần 3.1 lại quy định có quy định khác Đó
là sở tài nguyên và môi trường cấp, điều chỉnh sổ đăng kí chủ nguồn thải cho các chủ nguồn thải trong tỉnh Điều đó có nghĩa thẩm quyền này chỉ được quy định cho một chủ thể duy nhất là sở tài nguyên và môi trường ở các địa phương
Về vấn đề này, quy định tại Thông tư 12 hợp lí hơn vì những lí do sau:
- Quy chế quản lí chất thải nguy hại thiếu
sự phân định rõ ràng thẩm quyền ở cấp trung ương và địa phương Quy định này mới chỉ dừng lại ở việc xác định thẩm quyền cấp sổ đăng kí chủ nguồn thải hoặc là thuộc về Bộ tài nguyên và môi trường hoặc là thuộc về
uỷ ban nhân dân cấp tỉnh Song từng chủ thể này được cấp sổ đăng kí chủ nguồn thải trong trường hợp nào thì lại không được xác định Điều đó tạo ra sự tùy tiện và thiếu thống nhất trong việc áp dụng quy định này trên thực tế
- Quy định thẩm quyền cấp sổ đăng kí chủ nguồn thải cho Bộ tài nguyên và môi trường là không cần thiết Bộ tài nguyên và môi trường là cơ quan đầu mối chuyên môn
về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước
Cơ quan này chịu trách nhiệm quản lí tổng hợp các vấn đề về môi trường, trong đó có
Trang 3quản lí chất thải nguy hại Song, mục đích cơ
bản của việc cấp sổ đăng kí chủ nguồn thải
chỉ là để kiểm soát số lượng và chủng loại
chất thải nguy hại phát sinh tại một địa điểm
cụ thể Vì thế, sẽ hợp lí hơn nếu giao trách
nhiệm này cho cơ quan quản lí môi trường ở
địa phương
- Giao thẩm quyền cấp sổ đăng kí chủ
nguồn thải cho uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là
chưa thực sự hợp lí Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh là cơ quan có thẩm quyền chung, quản
lí nhà nước về môi trường ở địa phương
Điều đó có nghĩa, chức năng quản lí môi
trường là một trong rất nhiều chức năng mà
cơ quan này phải đảm nhiệm Cấp sổ đăng
kí chủ nguồn thải lại là vấn đề mang tính
chuyên môn, đòi hỏi yêu cầu về kĩ thuật
môi trường mà đội ngũ cán bộ tại uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh không thể đảm nhiệm
được Giúp việc cho uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh trong lĩnh vực này đã có sở tài nguyên
và môi trường Vì vậy, trên thực tế, khi tiến
hành các thủ tục cấp hay điều chỉnh sổ đăng
kí chủ nguồn thải, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
sẽ phải thực hiện trách nhiệm này thông qua
Sở tài nguyên và môi trường Như vậy, việc
quy định trực tiếp thẩm quyền cấp và điều
chỉnh sổ đăng kí chủ nguồn thải cho Sở tài
nguyên và môi trường, cơ quan quản lí
chuyên môn cao nhất về môi trường ở địa
phương theo Thông tư 12 sẽ tránh được thủ
tục lòng vòng này
Tuy nhiên, so với Quy chế quản lí chất
thải nguy hại, Thông tư 12 lại là văn bản
pháp luật có hiệu lực pháp lí thấp hơn Về
nguyên tắc, trong trường hợp này sẽ phải áp
dụng theo quy định của Quy chế quản lí chất
thải nguy hại Vì thế, xử lí bất cập này là yêu cầu cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt hơn công tác quản lí của Nhà nước đối với chủ nguồn thải
Thứ hai, thiếu sự thống nhất trong quy định
về thời hạn cấp sổ đăng kí chủ nguồn thải Khoản 2 Điều 8 Quy chế quản lí chất thải có quy định trong thời hạn 45 ngày, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin đăng kí, cơ quan quản lí nhà nước về môi trường phải tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp sổ đăng kí chủ nguồn thải Thông tư 12 lại quy định thời hạn này ngắn hơn Đó là, trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, sở tài nguyên và môi trường phải xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo để yêu cầu chủ nguồn thải sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ Trong thời hạn 12 (mười hai) ngày tiếp theo kể từ ngày kết thúc việc xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, sở tài nguyên và môi trường cấp
Sổ đăng kí chủ nguồn thải Như vậy, có thể thấy, việc rút ngắn thời hạn xem xét để cấp
sổ đăng kí chủ nguồn thải theo Thông tư 12
sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các chủ nguồn thải trong việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí này Tuy nhiên, về nguyên tắc áp dụng pháp luật, cũng giống như vấn đề về thẩm quyền cấp sổ đăng kí chủ nguồn thải, quy định tiến bộ hơn tại Thông tư 12 lại không được lựa chọn áp dụng Theo chúng tôi, bãi bỏ Quy chế quản lí chất thải nguy hại
là điều cần thiết để khắc phục tình trạng này trong thời điểm hiện nay Điều này là hoàn toàn hợp lí bởi lẽ, một số nội dung của Quy chế này đã được luật hoá trong Luật bảo vệ môi trường (2005) và phần còn lại đã được
Trang 4chỉnh sửa phù hợp hơn tại Thông tư số 12
Thứ ba, chưa quy định thời điểm bắt
buộc phải làm thủ tục cấp sổ đăng kí chủ
nguồn thải
Các quy định hiện hành mới chỉ dừng lại
ở yêu cầu làm thủ tục xin cấp sổ đăng kí chủ
nguồn thải là nghĩa vụ pháp lí bắt buộc đối
với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ
có phát sinh chất thải nguy hại Nhưng thủ
tục này bị bắt buộc thực hiện vào thời điểm
nào lại không được xác định rõ Điều đó dẫn
đến tình trạng thiếu thống nhất khi áp dụng
các quy định pháp luật này trên thực tiễn
Nếu chỉ dừng lại ở việc quy định chủ nguồn
thải phải làm thủ tục xin cấp sổ đăng kí chủ
nguồn thải tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền như hiện nay thì khó có thể hiểu được
đây là nghĩa vụ bắt buộc mà chủ nguồn thải
phải thực hiện từ khi chưa phát sinh chất thải
nguy hại trên thực tế hay chỉ khi đã làm phát
sinh chất thải nguy hại thì chủ nguồn thải
mới phải thực hiện thủ tục này
Thực tiễn áp dụng các quy định này
trong thời gian qua cho thấy thủ tục này đã
được thực hiện theo cả hai cách hiểu trên
Một số chủ dự án đã làm thủ tục cấp sổ đăng
kí chủ nguồn thải từ khi dự án chưa được
triển khai, nghĩa là từ khi thực tế chất thải
nguy hại chưa phát sinh song lại cũng có
nhiều cơ sở chỉ làm thủ tục này sau khi đã đi
vào hoạt động, đã làm phát sinh chất thải
nguy hại Chẳng hạn, theo số liệu báo cáo
năm 2007 tại Bà Rịa-Vũng Tàu, đã có 30,1%
dự án thực hiện lập sổ đăng kí chủ nguồn
thải.(2) Còn tại Hải Dương cũng trong năm
2007 đã xét cấp 28 sổ đăng kí chủ nguồn thải
chất thải nguy hại cho 28 doanh nghiệp có
phát sinh chất thải nguy hại.(3) Thực tế này còn làm cho các cơ quan quản lí rất lúng túng trong việc xử lí các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không làm thủ tục xin cấp sổ đăng kí chủ nguồn thải khi đã đi vào hoạt động Bởi lẽ, các đối tượng này hoàn toàn có thể biện minh cho hành vi của mình bằng việc pháp luật không quy định bắt buộc họ phải hoàn thành nghĩa vụ này vào thời điểm nào
Để khắc phục tình trạng này, theo chúng tôi nên quy định việc làm thủ tục để được cấp sổ đăng kí chủ nguồn thải là nghĩa vụ pháp lí bắt buộc đối với các chủ nguồn thải trước khi làm phát sinh chất thải nguy hại Đây là yêu cầu hết sức quan trọng để phòng ngừa ô nhiễm môi trường - nguyên tắc cơ bản của pháp luật môi trường Ngay từ thời điểm chưa phát sinh chất thải, các chủ thể này đã phải dự liệu trước những tác động bất lợi cho môi trường do hoạt động của mình khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Vì vậy, việc xác định một cách chính xác lượng chất thải nguy hại phát sinh cũng như chủng loại của nó là vấn đề không khó đối với chủ dự án mặc dù dự án chưa đi vào hoạt động Hơn nữa, những thay đổi sau này
có thể xảy ra từ thực tiễn hoạt động của cơ
sở so với những dự liệu trước đó hoàn toàn
có thể được xử lí thông qua thủ tục điều chỉnh sổ đăng kí chủ nguồn thải, một thủ tục
mà theo chúng tôi hiện đã được quy định khá hợp lí tại Thông tư 12
Thứ tư, chưa có chế tài phù hợp đối với
chủ nguồn thải chất thải nguy hại khi không làm thủ tục xin cấp sổ đăng kí chủ
nguồn thải
Trang 5Như trên đã trình bày, xin cấp sổ đăng kí
chủ nguồn thải là nghĩa vụ pháp lí bắt buộc
đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại Về
nguyên tắc, khi các đối tượng này không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ đó, họ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí
trước Nhà nước, trước cộng đồng Trách
nhiệm pháp lí mà các chủ nguồn thải sẽ phải
chịu trong trường hợp này thường chỉ dừng
lại ở trách nhiệm hành chính Về vấn đề này,
Nghị định của Chính phủ số 81/2006/NĐ-CP
ngày 9/8/2006 về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tại
khoản 4 Điều 15 có quy định mức tiền phạt
là 10 triệu đến 15 triệu đồng Đây là khoản
tiền xử phạt quá thấp so với khả năng tài
chính của doanh nghiệp nên dễ dẫn đến tình
trạng các chủ nguồn thải cố ý không thực
hiện nghĩa vụ này Bởi lẽ, khi không đăng kí
chủ nguồn thải chất thải nguy hại, trong
trường hợp không bị cơ quan quản lí nhà
nước phát hiện, chất thải của họ sản sinh ra
sẽ được quản lí theo quy chế quản lí chất thải
thông thường So với việc làm phát sinh chất
thải thông thường thì làm phát sinh chất thải
nguy hại đòi hỏi phải thực hiện quy trình
phân loại, lưu giữ… nghiêm ngặt và tốn kém
hơn rất nhiều Vì thế, không đăng kí chủ
nguồn thải, các đối tượng này có thể sẽ giảm
được một khoản kinh phí lớn hơn gấp trăm
lần, thậm chí hàng nghìn lần khoản tiền phạt
mà họ phải nộp nếu bị cơ quan nhà nước
phát hiện và xử lí Nâng mức tiền phạt là
điều cần thiết trong trường hợp này song
việc áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung
như buộc phải hoàn thành thủ tục xin cấp sổ
đăng kí chủ nguồn thải trong thời hạn quy
định cũng là điều cần phải được bổ sung kịp thời Bên cạnh đó, biện pháp xử lí vi phạm cũng cần được quy định thêm cho trường hợp chủ nguồn thải không làm thủ tục điều chỉnh sổ đăng kí chủ nguồn thải, một nghĩa
vụ đã được quy định tương đối cụ thể tại Thông tư 12
Thứ năm, thiếu các quy định về việc thu
hồi sổ đăng kí chủ nguồn thải
Trong lĩnh vực quản lí chất thải nguy hại, ở góc độ nhất định, sổ đăng kí chủ nguồn thải cũng có thể được coi như một loại giấy phép Nó xác định sự cam kết của chủ nguồn thải trong việc xả thải lượng nhất định các loại chất thải nguy hại vào môi trường và chấp nhận sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đảm bảo thực hiện cam kết đó Khi chủ nguồn thải không thực hiện đúng cam kết, họ
sẽ phải chịu các biện pháp xử lí của cơ quan nhà nước Song, các quy định pháp luật hiện hành không quy định biện pháp xử lí phù hợp nào mà các cơ quan nhà nước có thể áp dụng khi phát hiện sự sai phạm đó Vì thế, cũng tương tự như đối với các loại giấy phép khác, việc thu hồi sổ đăng kí chủ nguồn thải cũng cần được quy định rõ, trong đó một số trường hợp thu hồi sổ đăng kí được hiểu như
là biện pháp xử lí của các cơ quan nhà nước đối với chủ nguồn thải khi họ vi phạm nghĩa
vụ này Khi chủ nguồn thải bị thu hồi sổ đăng kí, họ sẽ không được phép tiếp tục phát thải chất thải nguy hại trong quá trình hoạt động của mình Quy định như thế sẽ tránh được tình trạng các chủ nguồn thải đăng kí chủng loại và số lượng chất thải nguy hại không đúng với thực tế phát thải sau khi đã
Trang 6được cấp sổ đăng kí mà không làm thủ tục
xin điều chỉnh sổ đăng kí hay chỉ làm sổ
đăng kí chủ nguồn thải mang tính chất chiếu
lệ, đối phó
Việc thu hồi sổ đăng kí chủ nguồn thải
có thể được thực hiện trong một số trường
hợp chủ yếu sau:
- Chủ nguồn thải không còn tồn tại;
- Chủ nguồn thải thay đổi chủng loại, địa
điểm phát sinh chất thải nguy hại mà không
làm thủ tục điều chỉnh sổ đăng kí chủ nguồn
thải theo quy định;
- Chủ nguồn thải không còn phát sinh
chất thải nguy hại
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sổ
đăng kí chủ nguồn thải nào sẽ có thẩm quyền
thu hồi sổ đăng kí đó khi xảy ra một trong
các trường hợp trên
Tóm lại, cấp sổ đăng kí chủ nguồn thải
chất thải nguy hại là hoạt động quan trọng
trong quản lí chất thải nguy hại Để thực
hiện tốt hơn công việc này, đảm bảo sự kiểm
soát thường xuyên và chặt chẽ của các cơ
quan nhà nước về chủng loại và số lượng
chất thải nguy hại phát sinh tại các cơ sở sản
xuất, kinh doanh dịch vụ, việc sửa đổi, bổ
sung kịp thời các quy định pháp luật về vấn
đề này là hết sức cần thiết./
(1).Xem: Mục 1 Thông tư của Bộ tài nguyên và môi
trường số 12/2006/TT-BTNMT
(2).Xem:http://www.khucongnghiep.com.vn/news_de
tail.asp?ID=164&CID=164&IDN=1750&lang=vn,
Công tác bảo vệ môi trường tại các KCN tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu năm 2007
(3).http://www.haiduong.gov.vn/frontend/article/print
_preview.asp?article_id=12664, Kết quả hoạt động
trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản - nước và bảo
vệ môi trường năm 2007
PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH Ở VIỆT
NAM (tiếp theo trang 35)
doanh và cạnh tranh là thuộc các bộ quản lí ngành (trong đó có cả Bộ công thương) Hơn nữa, với vị trí pháp lí là cơ quan trực thuộc
Bộ, cơ quan quản lí cạnh tranh cũng không thể được đầu tư nhiều kinh phí từ ngân sách, biên chế giống như cơ quan ngang bộ hay
cơ quan thuộc Chính phủ Điều này có thể ảnh hưởng tới hiệu quả và chất lượng hoạt động của cơ quan này, nhất là khi khoản 2 Điều 49 Luật cạnh tranh “trao” cho nó rất nhiều nhiệm vụ và quyền hạn, vừa có chức năng giống như cơ quan tư pháp (điều tra các
vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh và trực tiếp xử lí, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh), vừa có chức năng của cơ quan hành chính (kiểm soát quá trình tập trung kinh tế và thụ lí hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến đề Bộ trưởng
Bộ thương mại quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định).(10) Thiết nghĩ,
để bảo đảm tính độc lập và khách quan cũng như nâng cao vị trí pháp lí của cơ quan quản
lí cạnh tranh để bảo đảm chất lượng và hiệu quả hoạt động của quan này thì cần phải tách
cơ quan này ra khỏi Bộ công thương trở thành cơ quan ngang bộ hoặc cơ quan thuộc Chính phủ./
(10) Theo Điều 2 Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006, Cục quản lí cạnh tranh còn có chức năng giúp
Bộ trưởng Bộ công thương thực hiện quản lí nhà nước
về chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội ngàng hàng trong việc đối phó các vụ kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ