1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của xuất khẩu lên năng suất của các doanh nghiệp ở Việt Nam

190 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của xuất khẩu lên năng suất của các doanh nghiệp ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết
Người hướng dẫn PGS.TS. Hà Quỳnh Hoa
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh tế học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 190
Dung lượng 4,43 MB

Cấu trúc

  • 1. Sự cần thiết của nghiên cứu (13)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
    • 2.1. Mục tiêu chung (15)
    • 2.2. Mục tiêu cụ thể (15)
  • 3. Câu hỏi nghiên cứu (16)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (17)
  • 6. Kết cấu luận án (18)
  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU ĐẾN NĂNG SUẤT CÁC DOANH NGHIỆP (20)
    • 1.1. sở Cơ lý thuyết về năng suất (0)
      • 1.1.1. Năng suất nhân tố tổng hợp (20)
      • 1.1.2. Năng suất lao động (26)
    • 1.2. Lý thuyết về tác động của xuất khẩu đến năng suất các doanh nghiệp 13 (26)
      • 1.2.1. Các lý thuyết về thương mại quốc tế (26)
      • 1.2.2. Lý thuyết về mối quan hệ của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu với năng suất . 15 1.2.3. Các kênh lan tỏa của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tới các doanh nghiệp khác 17 (28)
    • 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu (35)
      • 1.3.1. Các nghiên cứu ủng hộ việc xuất khẩu tác động tích cực tới năng suất (35)
      • 1.3.2. Các nghiên cứu ủng hộ việc xuất khẩu không có tác động tích cực tới năng suất 25 (38)
      • 1.3.3. Các phương pháp và mô hình đo lường tác động của xuất khẩu tới năng suất . 27 (40)
      • 1.3.4. Tổng quan nghiên cứu về tác động lan tỏa của xuất khẩu (47)
      • 1.3.5. Khung phân tích của luận án (49)
    • 1.4. Khoảng trống nghiên cứu (50)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC (53)
    • 2.1. Phân tích thực trạng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2017 (53)
      • 2.1.1. Xu hướng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2017 (53)
      • 2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000- 2017 (55)
      • 2.1.3. Xu hướng xuất khẩu theo loại hình sở hữu doanh nghiệp (57)
      • 2.1.4. Nhận xét chung về hoạt động xuất khẩu Việt Nam thời kỳ 2000- 2017 (59)
    • 2.2. Thực trạng về năng suất và hoạt động các doanh nghiệp Việt Nam (60)
      • 2.2.1. Thực trạng về năng suất của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2017 (60)
      • 2.2.2. Thực trạng về hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000- (68)
    • 2.3. Tác động của xuất khẩu đến hoạt động của doanh nghiệp (73)
    • 2.4. Một số chính sách tác động đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2000-2017 (82)
      • 2.4.1. Chính sách tín dụng xuất khẩu đối với doanh nghiệp (82)
      • 2.4.2. Chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu 71 (84)
      • 2.4.3. Chính sách đối với công nghiệp hỗ trợ (85)
  • CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU LÊN NĂNG SUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (89)
    • 3.1. Các giả thuyết nghiên cứu và chỉ định mô hình ước lượng thực nghiệm (89)
      • 3.1.1. Giả thuyết nghiên cứu (89)
      • 3.1.2. Chỉ định mô hình kiểm định các giả thuyết (91)
      • 3.1.3. Phương pháp thực hiện ước lượng (104)
    • 3.2. tả Mô số liệu (0)
    • 3.3. quả Kết ước lượng (0)
      • 3.3.1. Năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp (112)
      • 3.3.2. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy tác động lan tỏa của xuất khẩu đến năng suất nhân tố tổng hợp, năng suất lao động các doanh nghiệp (116)
  • CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (136)
    • 4.1. Kết luận (136)
    • 4.2. Kiến nghị giải pháp (138)
      • 4.2.1. Nhóm giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu theo nghành (139)
      • 4.2.2. Nhóm giải pháp theo loại hình doanh nghiệp (141)
      • 4.2.3. Nhóm giải pháp theo quy mô doanh nghiệp (142)
      • 4.2.4. Nhóm giải pháp theo vùng (142)
      • 4.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao năng suất từ chính các doanh nghiệp (143)
    • 4.3. Hàm ý chính sách cho chính phủ (144)
    • 4.4. Đóng góp của luận án (145)
    • 4.5. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu mới (147)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (150)
  • PHỤ LỤC (117)

Nội dung

Tác động của xuất khẩu lên năng suất của các doanh nghiệp ở việt nam Tác động của xuất khẩu lên năng suất của các doanh nghiệp ở việt nam Tác động của xuất khẩu lên năng suất của các doanh nghiệp ở việt nam Tác động của xuất khẩu lên năng suất của các doanh nghiệp ở việt nam Tác động của xuất khẩu lên năng suất của các doanh nghiệp ở việt nam

Sự cần thiết của nghiên cứu

Xuất khẩu đã từ lâu, được coi là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế nói chung và sự lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng đặc biệt là với các nước đang phát triển Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp tiếp thu được khoa học kĩ thuật, từ đó củng cố tổ chức sản xuất, chất lượng, năng suất, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân viên trong sản xuất, địa vị và uy thế của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế Quan điểm này được ủng hộ không chỉ về mặt lý thuyết, mà còn được minh chứng bằng những điển hình thành công của các nền kinh tế như Nhật Bản, các nước NICs, Thái Lan, Trung Quốc vẫn được thế giới ca ngợi là “đột phá”, là “thần kỳ” Tuy nhiên, trên thực tế, cũng không ít quốc gia chưa thành công với chiến lược tăng trưởng kinh tế hướng về xuất khẩu như các quốc gia Nam Á và Mỹ La Tinh. Đối với Việt Nam, hiện tại đang theo đuổi chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế Theo số liệu của tổng cục thống kê, thực tiễn hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, cho thấy giá trị xuất khẩu của Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2000 đến 2017 với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 18,1%/năm Cùng với sự phát triển của xuất khẩu, cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp và nông sản chất lượng cao, giảm dần các mặt hàng nhiên liệu, khoáng sản, sản phẩm thô, sơ chế, năng suất giữa các ngành kinh tế này hiện tại cũng có sự khác biệt đáng kể Theo báo cáo của Viện năng suất năm 2017, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, khai khoáng có tốc độ tăng năng suất lao động cao, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tuy mức năng suất thấp nhưng đã có sự cải thiện dần qua thời gian Tuy nhiên, đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng của ngành nông lâm nghiệp, thủy sản tương đối cao, ngược lại ngành khai khoáng đóng góp vào tăng trưởng chỉ dựa vào vốn, trong khi giảm sự đóng góp của TFP và số lao động Vậy, liệu xuất khẩu thực sự có tác động lan tỏa đến năng suất các doanh nghiêp hay không? Tác động lan tỏa cụ thể như thế nào, có sự khác biệt ra sao theo từng nhóm doanh nghiệp?

Bên cạnh đó, theo thống kê của Bộ Công Thương năm 2017 khu vực FDI đang là khu vực chiếm hơn 70% giá trị xuất khẩu, ngược lại, khu vực kinh tế trong nước có tốc độ tăng rất chậm, đặc biệt là trong năm 2015- 2017, kim ngạch xuất khẩu của khu này giảm lần lượt 8,5% và 2,8% Khu vực FDI luôn xuất siêu trong khi khu vực kinh tế trong nước lại liên tục nhập siêu Hiệu ứng lan tỏa từ khu vực xuất khẩu sang các khu vực khác của nền kinh tế chưa rõ nét, điển hình là sự phát triển chậm chạp của công nghiệp hỗ trợ và các chuỗi cung ứng hàng hóa Tỷ trọng nguyên, phụ liệu nhập khẩu còn cao cho thấy sản xuất hàng xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, trong khi các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển theo kịp tương ứng Vậy, liệu có sự lan tỏa của các doanh nghiệp FDI xuất khẩu tới năng suất của các doanh nghiệp trong nước hay không? Điều này chính là một câu hỏi lớn cần phải được giải quyết, từ đó để đưa ra chính sách phù hợp.

Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu định lượng liên quan đến tác động của xuất khẩu tới năng suất Các nhà nghiên cứu đã có nhiều cách tiếp cận, phương pháp khác nhau để đo lường mối quan hệ này Kết quả chỉ ra rằng không phải bất kỳ quốc gia hay doanh nghiệp nào cũng có kết quả như nhau khi tham gia vào xuất khẩu. Tìm thấy bằng chứng về cơ chế học hỏi thông qua xuất khẩu ở các quốc gia phát triển như Anh (Crespi và cộng sự, 2008); Mỹ (Girma và cộng sự, 2004); Pháp (Bellone và cộng sự, 2008); Ý (Castellani, 2007); Argentina (Albornoz và cộng sự, 2007) Đối với các nghiên cứu thực nghiệm ở các quốc gia đang phát triển thì có nhiều nghiên cứu tìm thấy bằng chứng của cơ chế học hỏi thông qua xuất khẩu như nghiên cứu ở Morocco (Clerides và cộng sự, 1998); Indonexia (Blalock và Gerler, 2004); African (Van Biesebroeck và cộng sự, 2005); Columbia (Fernandes, 2005); Ai Cập (Kazem và cộng sự, 2006); Trung Quốc (Kraay,1999; Park và cộng sự, 2010) Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu tìm thấy tác động tiêu cực của xuất khẩu tới năng suất của DN, hoặc chỉ tìm thấy tác động nhân quả theo chiều ngược lại, một số khác thì tìm thấy tác động mờ nhạt, không tìm được tác động cụ thể của xuất khẩu tới năng suất các doanh nghiệp như nghiên cứu của Panayiotis và Christopoulos (2005), Shujaat (2012) Đối với các nghiên cứu tại Việt Nam thì kết quả cũng không hoàn toàn thống nhất Pham (2015) chỉ ra ảnh hưởng học hỏi của xuất khẩu đến năng suất, tuy nhiên chưa thể hiện được các kênh truyền tải từ các doanh nghiệp xuất khẩu Nghiên cứu của Vũ và cộng sự (2016) lại chỉ ra chiều hướng ngược lại là doanh nghiệp tự lựa chọn để xuất khẩu và không tìm thấy cơ chế ảnh hưởng của xuất khẩu đến năng suất Phạm và Nguyễn (2018) nghiên cứu mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất lao động của doanh nghiệp ở qui mô vừa và nhỏ tạiViệt Nam, trong 10 năm từ 2002-2012, năng suất được xác định chỉ là năng suất lao động mà năng suất này không thể hiện được yếu tố tiến bộ công nghệ, hiệu quả kỹ thuật,phân bổ đầu vào hiệu quả Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chưa tính đến sự lan tỏa của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tới các doanh nghiệp khác như thế nào, đặc biệt là lan tỏa từ khu vực FDI xuất khẩu, một trong những khu vực đóng góp lớn nhất vào tổng xuất khẩu của Việt Nam Nguyễn và cộng sự (2007) đánh giá vai trò của đổi mới đối với khả năng xuất khẩu, sử dụng mẫu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam năm 2005 và thấy rằng đổi mới kích thích xuất khẩu trong các công ty mẫu. Nguyễn (2008) nghiên cứu lan tỏa ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến hành vi xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước và kết luận rằng các công ty nước ngoài định hướng xuất khẩu là nguồn lan tỏa xuất khẩu duy nhất tại Việt Nam.

Những kết luận không hoàn toàn thống nhất về tác động của xuất khẩu tới năng suất của doanh nghiệp khiến cho chủ đề này, cho tới nay, vẫn còn mang tính thời sự, đồng thời khuyến khích các nghiên cứu đi tìm lời giải đáp cho vấn đề: tại sao có nghiên cứu ủng hộ, có nghiên cứu hoài nghi về tác động của xuất khẩu tới năng suất doanh nghiệp, các công ty trở nên hiệu quả hơn khi họ phục vụ các thị trường nước ngoài hay không? Các kết quả thu được hết sức đa dạng và luôn có mâu thuẫn Xuất phát từ thực tiễn vừa nêu trên tác giả chọn đề tài “ Tác động của xuất khẩu lên năng suất của các doanh nghiệp ở Việt Nam ” Luận án sẽ tập trung tính toán các kênh lan tỏa từ các doanh nghiệp xuất khẩu, kênh lan tỏa từ doanh nghiệp FDI xuất khẩu và ước lượng tác động của các kênh lan tỏa này tới các doanh nghiệp Qua đó đưa ra một số đề xuất về các giải pháp chính sách xuất khẩu hợp lý nhằm tạo thuận lợi, nâng cao năng suất cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Lượng hóa tác động của xuất khẩu tới năng suất của các doanh nghiệp. Đề xuất các giải pháp về chính sách xuất khẩu nhằm tạo thuận lợi, nâng cao năng suất cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng về xuất khẩu và năng suất ở Việt Nam

Mục tiêu 2: Lượng hóa, đánh giá được năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp nói chung và theo loại hình doanh nghiệp, theo vùng miền kinh tế, quy mô doanh nghiệp, ngành kinh tế nói riêng.

Mục tiêu 3: Lượng hóa tác động của xuất khẩu tới năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất lao động của các doanh nghiệp.

Mục tiêu 4: Lượng hóa tác động lan tỏa của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tới năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất lao động của các doanh nghiệp trong nước.

Miệu tiêu 5: Đánh giá sự lan tỏa xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tới năng suất các doanh nghiệp trong nước.

Mục tiêu 6: Đề xuất được các giải pháp về chính sách xuất khẩu nhằm tạo thuận lợi, nâng cao năng suất cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Câu hỏi nghiên cứu

Sự khác nhau giữa năng suất nhân tố tổng hợp theo từng loại hình doanh nghiệp, theo từng vùng kinh tế trong nước, quy mô, nhóm ngành kinh tế của các doanh nghiệp ở Việt Nam như thế nào? Sự khác nhau giữa năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp không xuất khẩu thế nào?

Sự khác nhau về ảnh hưởng của xuất khẩu tới năng suất nhân tố tổng hợp, năng suất lao động theo từng loại hình doanh nghiệp, theo từng vùng kinh tế trong nước, quy mô, nhóm ngành kinh tế của các doanh nghiệp ở Việt Nam ra sao?

Tác động của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tới năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước qua các kênh lan tỏa như thế nào?

Sự lan tỏa xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tới năng suất các doanh nghiệp trong nước như thế nào?

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu để xác định được khung lý thuyết và kênh tác động của xuất khẩu tới năng suất Luận án cũng sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê và mô hình hóa từ các dữ liệu riêng lẻ về những vấn đề thực tế, để nhằm đánh giá thực trạng, xu hướng biến động theo thời gian của tình hình xuất khẩu và phân tích năng suất nhân tố tổng hợp, năng suất lao đông, thực trạng của các doanh nghiệp Việt Nam.

Tiếp theo, ứng với từng mục tiêu nghiên cứu cụ thể, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng khác nhau để phân tích mối quan hệ của chúng đối với năng suất. Đối với mục tiêu số một luận án sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, và đánh giá phân tích thực trạng xuất khẩu và năng suất ở Việt Nam Đối với mục tiêu thứ hai là ước tính và phân tích năng suất nhân tố tổng hợp các doanh nghiệp nghiên cứu sử dụng hàm Cobb-Douglas và sử dụng kỹ thuật ước lượng GMM được phát triển bởi Hasen (1982); kỹ thuật ước lượng OP được phát triển bởi Olley và Pakes (1996) và kỹ thuật ước lượng LP của Levinsohn và Petrin (2003) để xử lý vấn đề nội sinh trong ước lượng năng suất nhân tố tổng hợp. Đối với mục tiêu nghiên cứu số ba, số bốn, năm thì tác giả sử dụng các phương pháp hồi quy khác nhau, sử dụng các kiểm định nội sinh, kiểm định để lựa chọn mô hình dữ liệu gộp, ảnh hưởng ngẫu nhiên, ảnh hưởng cố định, GMM để cho ra phương pháp ước lượng phù hợp nhất. Đối với mục tiêu số sáu, luận án sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, và đánh giá để đưa ra những gợi ý chính sách xuất khẩu nhằm tạo thuận lợi, nâng cao năng suất cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Kết cấu luận án

Ngoài phần giới thiệu, tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu luận án gồm 4 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu thực nghiệm về tác động của xuất khẩu đến năng suất các doanh nghiệp

Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất lao động Các lý thuyết này được tiếp cận ở cả góc độ vi mô và vĩ mô Tiếp theo, nội dung chương 1 sẽ trình bày lý thuyết về thương mại quốc tế và các nghiên cứu của các nhà khoa học Từ việc tìm hiểu về các lý thuyết, một sơ đồ tác động của xuất khẩu đến năng suất các doanh nghiệp Việt Nam đã được tác giả xây dựng Một nội dung lớn nữa của chương này cũng được trình bày là tổng quan nghiên cứu trong nước và ngoài nước về tác động của xuất khẩu tới năng suất các doanh nghiệp, qua đó tạo cơ sở để tác giả đưa ra khung phân tích.

Chương 2: Thực trạng về xuất khẩu và năng suất của các doanh nghiệp ở Việt Nam

Chương này luận án trình bày chi tiết về thực trạng xuất khẩu chung, cơ cấu xuất khẩu theo các mặt hàng, loại hình sở hữu của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2017 Từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình xuất khẩu Tiếp theo, nội dung chương phân tích rõ về thực trạng năng suất nhân tố tổng hợp, năng suất lao động của Viêt Nam giai đoạn 2000-2017, tác động của xuất khẩu tới hoạt động của doanh nghiệp Cuối cùng, chương 2 đưa ra tình hình về các doanh nghiệp ở Việt Nam theo nhiều khía cạnh khác nhau như theo loại hình, quy mô, phân bố vùng miền, ngành nghề kinh tế năm 2000-

2016 và một số chính sách chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp.

Chương 3: Kết quả phân tích thực nghiệm về tác động của xuất khẩu lên năng suất của các doanh nghiệp Việt Nam. Đầu tiên chương này đưa ra các giả thiết nghiên cứu và chỉ định mô hình Sau đó giới thiệu về nguồn dữ liệu cho quá trình hồi quy Tiếp theo, nội dung chương trình bày kết quả ước lượng của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP), sự khác nhau về TFP theo loại hình sở hữu của doanh nghiệp, theo quy mô doanh nghiệp, theo ngành nghề, vùng miền kinh tế và sự khác nhau giữa doanh nghiệp xuất khẩu, không xuất khẩu Tiếp theo,chương 4 trình bày kết quả ước lượng tác động của xuất khẩu đến năng suất nhân tố tổng hợp, năng suất lao động của doanh nghiệp theo từng nhóm doanh nghiệp khác nhau, tương tác theo quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh và khác nhau theo từng khía cạnh này Tiếp theo, kết quả sự lan tỏa xuất khẩu của doanh nghiệp tới năng suất của các doanh nghiệp khác Cuối cùng, nội dung của chương đánh giá kết quả sự lan tỏa của doanh nghiệp FDI xuất khẩu tới năng suất của các doanh nghiệp khác.

Chương 4: Kết luận và kiến nghị

Trong chương này, phần thứ nhất sẽ trình bày tóm tắt lại nội dung chính từ chương 1 đến chương 3 để người đọc có thể hình dung và trên cơ sở đó hiểu được nguồn gốc của các gợi ý chính sách mà nghiên cứu sẽ đưa ra ở phần tiếp theo Tiếp theo là phần gợi ý chính sách Trong phần này, nghiên cứu tập trung gợi ý chính sách, giải pháp về xuất khẩu nhằm tạo thuận lợi, nâng cao năng suất cho hoạt động của các doanh nghiệp Các gợi ý được đưa ra dựa trên nền tảng của lý thuyết, phân tích thực trạng và các kết quả từ mô hình kinh tế lượng Sau cùng của luận án là đưa ra những đóng góp của luận án, những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU ĐẾN NĂNG SUẤT CÁC DOANH NGHIỆP

Lý thuyết về tác động của xuất khẩu đến năng suất các doanh nghiệp 13

1.2.1 Các lý thuyết về thương mại quốc tế

Tác động của xuất khẩu đến năng suất các “ doanh nghiệp được phản ánh thông qua các lý thuyết về thương mại quốc tế Lý thuyết thương mại quốc tế của David Ricardo (1817) về lợi thế so sánh của các quốc gia cho thấy sự khác biệt về sản phẩm là yếu tố quyết định thương mại Thương mại quốc tế có thể đem lại lợi ích cho các bên tham gia, ngay cả khi một bên có lợi thế sản xuất rẻ hơn bên kia trong tất cả các mặt hàng hay một quốc gia thậm chí sản xuất tất cả các sản phẩm và dịch vụ đều kém hiệu

�ổ�� ố � o �� quả hơn quốc gia kia, họ vẫn có thể thu được lợi ích từ thương mại Mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà mình có lợi thế tương đối Lợi thế tương đối trong sản xuất sản phẩm của một quốc gia thể hiện ở hiệu quả sản xuất cao tương đối hay giá cả sản xuất thấp hơn tương đối so với quốc gia kia Nhờ vậy, lợi thế từ chuyên môn hóa được khai thác triệt để hơn sẽ giúp các ngành xuất khẩu khai thác lợi thế kinh tế theo qui mô, tăng năng suất và giảm chi phí, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc tế ”” của hàng xuất khẩu.

Tiếp đến, mô hình Hecksher-Ohlin (H-O) tân cổ điển, “ các nước xuất khẩu hàng hóa sản xuất hàng hóa thâm dụng nhân tố sản xuất có lợi thế Tuy nhiên, mô hình H-O, khác với Ricardo, bỏ qua sự khác biệt về năng suất lao động giữa các quốc gia, có nghĩa là ngay cả khi năng suất lao động giống hệt nhau giữa hai nước, sẽ có khả năng cạnh tranh Các nước sẽ có lợi khi sản xuất và xuất khẩu hàng hóa thâm dụng yếu tố mà nước đó dư thừa tương đối, và nhập khẩu hàng hóa thâm dụng yếu tố mà nước đó khan hiếm tương đối Lý thuyết H-O được coi là điển hình của lý thuyết tân cổ điển về thương mại quốc tế Trong các nghiên cứu thực nghiệm theo mô hình tân cổ điển mở rộng, xuất khẩu đã được đưa vào hàm sản xuất thông qua TFP Họ cho rằng, xuất khẩu tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua tăng năng suất Helpman và Krugman (1985) cho biết sự tăng trưởng xuất khẩu có thể làm tăng năng suất nhờ hiệu quả kinh tế theo qui mô. Herzer và các cộng sự (2006) cho rằng mở rộng xuất khẩu có thể khuyến khích chuyên môn hóa trong lĩnh vực mà một quốc gia có lợi thế so sánh, và dẫn tới tái phân bổ các nguồn lực từ các ngành phi thương mại không hiệu quả”” sang các ngành xuất khẩu hiệu quả hơn.

Sau các lý thuyết tân cổ điển, “ lí thuyết tăng trưởng mới như Romer và Lucas nhấn mạnh đến hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), phổ biến tri thức và ngoại ứng tích cực từ vốn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế Các mô hình tăng trưởng nội sinh ra đời đã giúp khắc phục hạn chế của mô hình tăng trưởng tân cổ điển khi giải thích được quá trình thay đổi về công nghệ/năng suất bằng chính các tham số trong mô hình. Tác động của xuất khẩu tới năng suất cũng được làm rõ trong các lý thuyết này Theo đó, xuất khẩu tác động tới TFP thông qua tích lũy kiến thức, ý tưởng, cải tiến, tích lũy vốn con người và những ảnh hưởng ngoại ứng khác- những yếu tố nội sinh duy trì tăng trưởng dài hạn Hoạt động xuất khẩu, theo một cách đặc biệt, đã tạo ra những ngoại ứng công nghệ tích cực đối với toàn bộ nền kinh tế Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng,trong giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng, các nền kinh tế đang phát triển có tốc độ tăng trưởng cao đều được hưởng lợi từ việc chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển Nhờ tác động lan tỏa, xuất khẩu giúp các nền kinh tế mở tiếp cận rộng rãi hơn với kiến thức công nghệ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu phát triển, làm tăng năng suất ”” các doanh nghiệp.

1.2.2 Lý thuyết về mối quan hệ của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu với năng suất

Có hai trường phái lý thuyết chính giải thích vì sao doanh nghiệp xuất khẩu hiệu quả hơn doanh nghiệp không xuất khẩu là lý thuyết về cơ chế tự lựa chọn (self – selection) và lý thuyết về cơ chế học hỏi thông qua xuất khẩu (learning by exporting). Với lý thuyết cơ chế tự lựa chọn (sefl selection) chỉ ra rằng năng suất của doanh nghiệp là lý do dẫn đến việc tham gia hoạt động xuất khẩu chứ không phải là kết quả của hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Cơ chế “tự lựa chọn” có thể diễn ra một cách ngẫu nhiên hoặc có ý thức (Melitz, 2003; Bernard và cộng sự, 2003) Ý tưởng nằm đằng sau cơ chế tự lựa chọn một cách ngẫu nhiên đó là do lợi ích thương mại làm cho các doanh nghiệp có năng suất hơn sẽ tham gia vào xuất khẩu và các doanh nghiệp kém hiệu quả hơn sẽ rời khỏi ngành Ý tưởng nằm đằng sau cơ chế tự lựa chọn có ý thức đó là tồn tại ảnh hưởng có ý thức của người chủ doanh nghiệp Điều này có nghĩa là các nhà xuất khẩu tương lai sẽ có kế hoạch chuẩn bị để tham gia vào thị trường xuất khẩu do vậy họ sẽ gia tăng năng suất của mình trước khi tham gia vào cạnh tranh quốc tế (Yeaple,

2005) Lý thuyết này được hỗ trợ bởi lý thuyết công nghệ thương mại Theo lý thuyết này thì chỉ có những doanh nghiệp có năng suất cao thì mới có thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu Lý thuyết này lập luận rằng hiệu quả của cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu được dẫn dắt bởi sức mạnh thị trường mà chủ yếu đạt được thông qua hoạt động đổi mới (Vernon, 1966 và 1979) Chính vì thế mà các nhà xuất khẩu sẽ tự chuẩn bị cho mình làm sao có năng suất hơn và cạnh tranh hơn trước khi tham gia vào thị trường xuất khẩu để đảm bảo sự tồn tại của bản thân mình ở môi trường xuất khẩu đầy cạnh tranh Để cạnh tranh, các doanh nghiệp nhận thức lợi ích của tính kinh tế theo quy mô Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thường có quy mô lớn hơn doanh nghiệp không xuất khẩu và có năng suất cao hơn trước khi họ tham gia vào thị trường xuất khẩu Ngoài ra khi tham gia vào thị trường quốc tế thì chỉ có những doanh nghiệp có năng suất cao mới tham gia và cạnh tranh trong môi trường quốc tế bởi vì các doanh nghiệp này phải gánh chịu các chi phí chìm tăng thêm do việc tham gia vào thị trường xuất khẩu ở giai đoạn đầu tiên như chi phí xác định nhu cầu quốc tế, chi phí thiết lập hệ thống phân phối quốc tế, chi phí điều chỉnh sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường, tiêu chuẩn quốc tế Các chi phí này được xem như là rào cản của việc gia nhập vào thị trường xuất khẩu (Roberts và Tybout, 1997 ”” ; Clerides và cộng sự 1998; Bernard và Wagner, 2001).

Lý thuyết về cơ chế “học hỏi thông qua xuất khẩu” thì cho rằng xuất khẩu là nguồn gốc giúp tăng suất của doanh nghiệp thông qua quá trình học hỏi từ việc xuất khẩu Khi các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu thì các doanh nghiệp này sẽ hấp thụ được các kiến thức từ các đối tác xuất khẩu của mình Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp này nâng cao năng lực sản xuất (Wagner, 2007) Hiệu quả của việc học hỏi bao gồm kiến thức, công nghệ và hiệu quả đạt được trong quá trình xuất khẩu. Giả thuyết học tập xuất khẩu cho thấy các công ty xuất khẩu trở nên hiệu quả hơn và có lợi nhuận thông qua kiến thức và chuyên môn mà họ có được khi tham gia vào thị trường thế giới (Van Biesebroeck, 2005; De Loecker, 2007) Áp lực cạnh tranh trên thế giới có thể khiến các công ty trở nên hiệu quả hơn so với những doanh nghiệp chỉ cung cấp thị trường trong nước Giả thuyết về việc học bằng cách xuất khẩu bắt nguồn từ lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Grossman và Helpman 1991, Rivera-Batiz và Romer 1991), sự lan tỏa công nghệ thông qua tiếp xúc với xuất khẩu trong việc thúc đẩy năng suất của doanh nghiệp Ngoài ra, mở rộng thị trường giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có thể đạt được quy mô kinh tế và do đó nâng cao năng suất, như được đề xuất bởi quan điểm tăng trưởng dẫn đầu xuất khẩu thông thường (Dixon và Thirlwall 1975) Giả thuyết năng lực cốt lõi, dựa trên logic của lợi thế so sánh, nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp xuất khẩu tối ưu hóa bằng cách chuyên về năng lực cốt lõi của họ (Feenstra và Ma, 2008; Nocke và Yeaple, 2008; Carsten và Neary, 2010, Ma, Tang và Zhang, 2011) Nói cách khác, cạnh tranh trên thị trường thế giới thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung vào những gì họ làm tốt nhất Theo lý thuyết này, phân bổ lại hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, tập trung và chuyên môn hóa sau khi xuất khẩu, tăng năng suất.

Các doanh nghiệp xuất khẩu nhận được hỗ trợ kỹ thuật từ các người mua quốc tế (Grossman và Helpman 1991), tiếp cận được các kiến thức từ các đối tác xuất khẩu của mình Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp này nâng cao năng lực sản xuất (Wagner,

2007) Người tiêu dùng quốc tế và đối thủ cạnh tranh sẽ chuyển giao kiến thức và công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu, đánh dấu sự chuyển giao công nghệ truyền thống sang công nghệ hiện đại (Grossman và Helpman, 1991; Clerides và cộng sự 1998) Đặc biệt, đối với các nhà xuất khẩu đến từ các quốc gia đang phát triển thì khi nhu cầu đòi hỏi một mức độ nhất định về tiêu chuẩn thì những nhà nhập khẩu ở các nước phát triển sẽ cung cấp công nghệ cho người bán hàng đặt tại các nước đang phát triển Lý do là các kỹ thuật sản xuất ở các nước đang phát triển không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường xuất khẩu Các mô hình phát triển bởi Pack và Saggi (2001) nhấn mạnh tầm quan trọng của động cơ của người mua để cung cấp công nghệ cho người bán Các nước phát triển người mua sẵn sàng để chuyển giao kiến thức cho các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển, mặc dù chuyển giao kiến thức như vậy có thể khuyếch tán đến các công ty khác.

Hấp thụ, tích lũy kiến thức, ý tưởng, học hỏi qua xuất khẩu

Tiếp cận công nghệ, thúc đẩy nghiên cứu phát triển

Tạo áp lực thúc đẩy các doanh nghiệp phải đổi mới

Tạo hiệu ứng tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm đầu vào

Nâng cao trình độ năng lực quản lý, tính sáng tạo Tiến bộ công nghệ

Chất lượng lao động tăng lên

Sử dụng nguồn vốn hiệu quả Thúc đẩy khu vực phi xuất khẩu phát triển Tăng trưởng năng suất

Doanh nghiệp xuất khẩu phải đổi mới liên tục để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh quốc tế Các nhà xuất khẩu phải áp dụng các công nghệ hiện đại nhất vì nếu không áp dụng, họ không thể tồn tại trong thị trường cạnh tranh cao Khi doanh nghiệp tiến hành đổi mới liên tục thì dẫn đến tiến bộ công nghệ và cuối cùng là tăng năng suất doanh nghiệp (Blalock and Gertler, 2004).

Từ các lý thuyết về thương mại quốc tế và các nghiên cứu của các nhà khoa học, tác giả đưa ra các kênh tác động của xuất khẩu đến năng suất của các doanh nghiệp trong Hình 1.1.

Hình 1.1: Kênh tác động của xuất khẩu đến năng suất của các doanh nghiệp

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và xây dựng 1.2.3 Các kênh lan tỏa của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tới các doanh nghiệp khác

Khi các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu thì các doanh nghiệp này sẽ hấp thu được các kiến thức từ các đối tác xuất khẩu của mình Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp này nâng cao năng lực sản xuất Xuất khẩu cũng có thể tạo ra ngoại ứng tích cực cho các khu vực khác của nền kinh tế thông qua khả năng phát triển tính cạnh tranh quốc tế hiệu quả, sử dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hay phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ Trong luận án này, tác giả sẽ trình bày rõ tác động lan tỏa của những doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, học hỏi từ xuất khẩu đến những doanh nghiệp chỉ cung cấp nhu cầu nội địa.

 Kênh lan tỏa theo chiều ngang

Lan tỏa theo chiều ngang nói đến những hiệu ứng lan tỏa từ việc xuất khẩu của doanh nghiệp đến các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành Doanh nghiệp xuất khẩu phải đổi mới liên tục để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh quốc tế Các nhà xuất khẩu phải áp dụng các công nghệ hiện đại nhất vì nếu không áp dụng, họ không thể tồn tại trong thị trường cạnh tranh cao Khi doanh nghiệp tiến hành đổi mới liên tục thì dẫn đến tiến bộ công nghệ và cuối cùng là tăng năng suất doanh nghiệp (Blalock and Gertler,

2004) Bên cạnh đó, những doanh nghiệp không tham gia xuất khẩu nhưng hoạt động trong ngành cũng buộc phải chạy theo cuộc đua trên thị trường này nếu muốn phát triển. Hiệu ứng lan tỏa theo chiều ngang có thể diễn ra theo một số kênh sau:

Thứ nhất, thông qua quá trình tìm hiểu và quan sát hoạt động sản xuất kinh doanh của môi trường cạnh tranh quốc tế, doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu có thể học hỏi và bắt chước để tiếp cận và ứng dụng những kỹ thuật, công nghệ sản xuất tương tự, từ đó từng bước nâng cao hiệu quả và năng lực sản xuất Khi các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu thì các doanh nghiệp này có thể tiếp cận được các kiến thức từ các đối tác xuất khẩu của mình Các doanh nghiệp trong nước cung cấp cho thị trường nội địa, sản xuất cùng một ngành cũng có sự học hỏi từ các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trên Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chủ đề “ tác động của xuất khẩu “ đến năng suất được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm Các nhà nghiên cứu dựa trên nhiều cách tiếp cận, phương pháp khác nhau để đo lường mối quan hệ này Kết quả chỉ ra rằng không phải bất kỳ quốc gia hay doanh nghiệp nào cũng có kết quả như nhau ” khi tham gia xuất khẩu.

1.3.1 Các nghiên cứu ủng hộ việc xuất khẩu tác động tích cực tới năng suất

Khi các doanh nghiệp “ tham gia vào hoạt động xuất khẩu thì các doanh nghiệp này sẽ có thể hấp thụ được các kiến thức từ các đối tác xuất khẩu của mình sẽ giúp cho các doanh nghiệp này nâng cao năng lực sản xuất (Bernard và Jensen, 2004; Wagner,

2007) Tìm thấy bằng chứng về cơ chế học hỏi thông qua xuất khẩu ở các quốc gia phát triển như Anh (Crespi và cộng sự, 2008); Mỹ (Girma và cộng sự, 2004); Pháp (Bellone và cộng sự, 2008); Ý (Castellani, 2007); Argentina (Albornoz và cộng sự, 2007) Thêm vào đó là các nghiên cứu được thực hiện tại các nước phát triển như Đức (Bernard và Wagner, 1997), Mỹ (Bernard và Jensen, 1999), Canada (Baldwin và Gu, 2003), Anh (Greenaway và Kneller, 2004) đến những nước đang phát triển như Colombia, Mexico và Morocco (Clerides và ctg, 1998) cũng cho thấy rằng doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu có năng suất cao hơn doanh nghiệp không tham gia xuất khẩu Các nghiên cứu trên thực hiện phân tích dữ liệu của các DN tại các quốc gia với tổ chức dữ liệu theo dạng dữ liệu bảng, thời gian thu thập tối thiểu là 4 năm với đối tượng là các

DN trong các lĩnh vực sản xuất hàng hóa Đối với các nghiên cứu thực nghiệm ở các quốc gia đang phát triển thì có nhiều nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy bằng chứng của cơ chế học hỏi thông qua xuất khẩu như nghiên cứu ở Morocco (Clerides và cộng sự,1998); Indonexia (Blalock và Gerler, 2004); African (Van Biesebroeck và cộng sự,2005); Columbia (Fernandes, 2005); Ai Cập (Kazem và cộng sự, 2006); Trung Quốc ” (Kraay,1999; Park và cộng sự, 2010).

Rahman và Mustafa (1997) “ nghiên cứu ở 13 nước thuộc khu vực châu Á (Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Nepal, Pakistan, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Hàn Quốc, Indonesia cũng có những kết luận tương đồng Ekanayake (1999) nghiên cứu 8 quốc gia đang phát triển ở châu Á, gồm Indonesia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Malaysia và Thái Lan Nghiên cứu này không những chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa học hỏi từ xuất khẩu và năng suất lao động của DN mà còn thấy rằng học hỏi từ xuất khẩu càng nhiều thì năng suất lao động của DN càng tăng Những kết luận này có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách mà nghiên cứu đưa ra Nghiên cứu của Rahman và Mustafa đưa ra đề xuất là các quốc gia nên có những chu kỳ ngắn hạn và dài hạn về thương mại quốc tế trong đó nhấn mạnh tới chính sách học hỏi từ xuất khẩu nhiều hơn nữa Bee Yan Aw, Sukkyun Chung, Mark J Roberts (1998) đã kết luận rằng những DN của Đài Loan tại một số ngành sản xuất điện tử của Đài Loan đã có sự cải thiện năng suất khi tham gia vào thị trường xuất khẩu Greenaway và Kneller (2005) kết luận những ngành sản xuất mà các DN có xuất khẩu đang hoạt động sẽ phát triển hơn những ngành sản xuất khác, điều này cũng được đồng tình trong nghiên cứu của Aw (2007) với ngành khảo sát là ngành sản xuất điện tử của Đài Loan Ibrahim (2002) đã nghiên cứu 6 quốc gia và vùng lãnh thổ: Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines ” và “tính toán cho thấy những khác biệt ở 6 nền kinh tế này khi sản lượng xuất khẩu tăng lên”.

“Hơn nữa, nghiên cứu cũng đưa ra mối quan hệ giữa việc học hỏi xuất khẩu và năng suất của DN Mengistae (2004) phân tích dữ liệu điều tra DN ở Ethopia, các DN nghiên cứu có tham gia học từ xuất khẩu thì năng suất tăng trung bình 17% so với các DN không tham gia xuất khẩu Nghiên cứu Bigsten và Gebreeyesus (2009) tiếp tục khai thác vào các DN tham gia hoạt động xuất khẩu ở quốc gia Ethiopia Nghiên cứu này lại tìm ra được kết quả rằng việc tăng năng suất của các DN ở quốc gia Ethiopia, là do cả hiệu ứng tự lựa chọn và hiệu ứng học từ xuất khẩu, tuy nhiên hiệu ứng học từ xuất khẩu là đóng góp phần lớn Các DN của quốc gia Ethiopia dù nhỏ, năng suất khởi điểm không cao vẫn có thể tham gia vào thị trường xuất khẩu bằng con đường học hỏi từ xuất khẩu.Bằng chứng là những DN này khi tham gia vào thị trường xuất khẩu thì kết quả thu được là năng suất tăng từ 2% - 5% so với lúc bắt đầu xuất khẩu, năng suất trung bình của DN tăng lên gấp 3 lần và trả lương cao hơn 1,6 lần so với những DN không xuất khẩu có cùng số nhân công Một điều mới mà các nghiên cứu trên rút ra được là các DN muốn tồn tại trong thị trường xuất khẩu phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện về chất lượng sản phẩm, thiết kế sản phẩm, marketing sản phẩm… kết quả thu được từ những thay đổi về doanh thu, vốn, uy tín, kinh nghiệm, khả năng cạnh tranh, ứng biến, mối quan hệ hợp tác và tích lũy của một DN có được khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu sẽ làm thay đổi năng suất của chính DN đó Những quan điểm ủng hộ quá trình tham gia vào xuất khẩu cũng được Blalock và Gertler (2004) ủng hộ, kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra việc tăng năng suất của các DN ở Indonesia khi tham gia vào thị trường xuất khẩu bằng việc học từ xuất khẩu mà không cần thông qua giai đoạn tự chọn lọc Nghiên cứu khảo sát thông qua dữ liệu bảng về hoạt động DN ở Indonesia thông qua cuộc khảo sát các

DN sản xuất từ năm 1990 đến 1996 Kết quả cho thấy năng suất của các DN ở Indonesia cải thiện từ 3% – 6% khi bắt đầu tham gia và học hỏi từ xuất khẩu mặc dù trước đó đây là những DN nhỏ, quy mô, vốn, nhân công, năng suất rất thấp Nghiên cứu đã đưa ra những lý giải như trường hợp các DN ” ” của quốc gia Ethiopia.

Cùng quan điểm trên, Van Biesebroeck (2005) “ một lần nữa khẳng ảnh hưởng mạnh mẽ của hiệu ứng học từ xuất khẩu đến năng suất lao động của DN mà không cần trải qua giai đoạn tự chọn lọc Nghiên cứu thực hiện cuộc khảo sát các DN có tham gia hoạt động xuất khẩu tại 9 quốc gia của Châu phi (Burundi, Cameroon, Cote d’lvoire, Ethiopia, Ghana, Kenya, Tanzania, Zambia và Zimbabwe), mỗi quốc gia khảo sát khoảng 200 DN Kết quả cho thấy các DN tham gia xuất khẩu có năng suất tăng khoảng 25-28% so với DN chỉ sản xuất trong nước Kết quả nghiên cứu đưa ra một kết luận mới là các DN đạt được năng suất cao khi tham gia và học hỏi từ xuất khẩu sẽ tiếp tục đạt được năng suất cao hơn nữa khi tiếp tục tham gia vào thị trường xuất khẩu trong dài hạn Những kết quả này cũng được khẳng định trong Sharma và Panagiotidis (2005) đối với trường hợp Ấn Độ, đó là khi không tính đến những yếu tố tích cực bên ngoài như các yếu tố phi xuất khẩu, việc cải tiến kỹ thuật sản xuất, áp dụng các hình thức quản lý hiệu quả hơn, tăng tính kinh tế theo quy mô và khả năng tạo lợi thế so sánh rõ rệt. Các tác giả cũng nhất trí rằng” “việc mở rộng xuất khẩu, dù không tính đến các yếu tố khác” sẽ có tác động tích cực lên toàn bộ DN “ Hầu hết các DN nêu trên đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ-SMEs, đó cũng là trọng tâm nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu về các nước đang phát triển với nguồn lực thúc đẩy thị trường xuất khẩu chủ yếu là các SMEs Nghiên cứu của Arne Bigsten Mulu Gebreeyesus (2008), xem xét mối quan hệ nhân quả giữa xuất khẩu và năng suất sử dụng bộ dữ liệu bảng, thời gian 10 năm của Ethiopia cũng đưa ra bằng chứng mạnh mẽ về việc các doanh nghiệp không chỉ tự lựa chọn mà còn học tập bằng cách xuất khẩu Trung bình các nhà xuất khẩu đã tăng gấp ba lần nhân viên, và được trả lương cao gấp 1,6 lần so với những người không xuất khẩu Những nghiên cứu trên tập trung vào việc nghiên cứu tác động việc học từ xuất khẩu đến các DN trong nước, tuy thực hiện trong nhiều hoàn cảnh khác nhau tùy theo đặc thù của các quốc gia nhưng đều đi đến kết luận là các DN có năng suất cao hơn khi gia nhập vào thị trường ” xuất khẩu.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng “ không phải tất cả các nhà xuất khẩu là phù hợp để tiếp thu, học hỏi được các kiến thức từ các đối tác với nước ngoài do có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp về nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu và năng lực công nghệ (technological capability) (Wernerfelt, 1984; Barney, 1991; Peteraf, 1993). Theo Cohen và levinthal (1990), năng lực hấp thu (Absorptive capacity) ảnh hưởng việc phát triển năng lực công nghệ Với lập luận này, việc lan tỏa kiến thức do hoạt động xuất khẩu thì phụ thuộc vào khả năng mà doanh nghiệp có thể nhận diện ra được giá trị của kiến thức từ bên ngoài Do đó, doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì sự đầu tư vào năng lực hấp thụ sẽ có mối quan hệ đồng biến đối với lan tỏa kiến thức từ thị trường nước ngoài bởi vì các loại đầu tư này là cần thuyết để tiếp thu kiến thức bên ngoài (Basant và Fikkert, 1996; Cohen và Levinthal, 1990; Griffit, Redding và Reenan, 2004).

Do đó, các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì sẽ thích hợp để học hỏi từ các đối tác nước ngoài và hấp thụ các kiến thức mà họ nhận được vào trong quá trình sản xuất (Garcia và cộng sự, 2012) Vì vậy một giả thiết được đặt ra ở đây, những doanh nghiệp có quy mô khác nhau thì sự ảnh hưởng của xuất khẩu lên năng suất ” cũng sẽ khác nhau. Đối với Việt Nam, “ cũng có những nghiên cứu về mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất Pham (2015) chỉ ra ảnh hưởng học hỏi của xuất khẩu đến năng suất, tuy nhiên chưa thể hiện được các kênh truyền tải từ các doanh nghiệp xuất khẩu Gần đây nhất có nghiên cứu của Phạm và Nguyễn (2018) cũng chỉ ra có mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất lao động của doanh nghiệp Sau khi tham gia vào thị trường xuất khẩu, dưới tác động của thị trường, vốn và qui mô của doanh nghiệp cũng tăng theo, đồng thời lợi nhuận và kinh nghiệm cũng có sự tiến bộ hơn Kết quả nghiên cứu tác động của việc học hỏi từ xuất khẩu đến năng suất của DN chứng minh ảnh hưởng mạnh mẽ của hiệu ứng học hỏi từ xuất khẩu đến năng suất ” của DN.

1.3.2 Các nghiên cứu ủng hộ việc xuất khẩu không có tác động tích cực tới năng suất

Các nghiên cứu tìm thấy tác động tiêu cực của “ xuất khẩu tới năng suất của DN, một số khác thì tìm thấy tác động mờ nhạt hoặc không tìm được tác động cụ thể của xuất khẩu tới năng suất các doanh nghiệp Richards (2001) đã nghiên cứu trường hợp của Paraguay, quốc gia có năng suất lao động tăng chậm trong những năm 1990, mặc dù đã đạt được năng suất lao động tăng cao giai đoạn 1970-1980 Tác động của học hỏi từ xuất khẩu đến năng suất lao động của DN ở Paraguay còn rất hạn chế Nghiên cứu cho rằng tốc độ học hỏi từ xuất khẩu của Paraguay không được ổn định như tốc độ tăng năng suất lao động của DN vì các lý do liên quan đến chính trị và kinh tế Mặc dù sau đó xuất khẩu có tác động đến đến năng suất lao động của DN ở Paraguay trong các hoạt động phát triển kinh tế, nhưng vẫn không thể khẳng định rằng học hỏi từ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy năng suất lao động của DN ” trong dài hạn.

Bằng chứng về tác động không rõ ràng của “ xuất khẩu tới tăng năng suất cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Konya Laszlo (2004) Nghiên cứu mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất lao động cho một mẫu gồm các DN thuộc 22 nước kém phát triển châu Á và châu Phi giai đoạn 1969-1999, Panayiotis và Christopoulos (2005) chứng minh rằng chính sách thúc đẩy xuất khẩu, thậm chí, tác động tiêu cực tới năng suất lao động của các DN vì chúng dẫn đến một số lượng nhất định các ngành công nghiệp định hướng về xuất khẩu được đầu tư quá mức khiến cho về dài hạn các DN có thể bị mắt kẹt trong việc sản xuất hàng hóa mà lợi ích dần bị cạn kiệt Với trường hợp của Pakistan, giai đoạn 1975-2010, Shujaat (2012), kết luận rằng cả trong ngắn hạn và dài hạn tăng năng suất hướng về xuất khẩu chưa giúp nền kinh tế Pakistan thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo dài Nguyên nhân là vì những DN tham gia xuất khẩu đã làm “méo mó” hiện trạng thương mại của Pakistan M Akif Arvas, Burak Uyar (2014) xem xét các tác động của xuất khẩu đối với doanh nghiệp sản xuất trong công nghiệp giai đoạn 2003-2008 Kết quả cho thấy, mức độ tăng năng suất từ xuất khẩu là ít hơn so với mức cho nhập khẩu, điều đó chỉ ra rằng ngành công nghiệp dễ bị nhập khẩu và cạnh tranh hơn ” trên thị trường nhập khẩu.

Rodrik (1988) và (1991) nhấn mạnh, “ mở cửa thương mại có tác động xấu đến tăng trưởng năng suất, như trong nước các nhà sản xuất, khi phải đối mặt với thị phần giảm, trở nên ít sẵn sàng hơn trong việc gánh chịu chi phí áp dụng các công nghệ vượt trội Clerides và cộng sự (1998) xem xét cơ chế học hỏi thông qua xuất khẩu ở Colombia; Mexico; Morocco Kết quả chỉ ra rằng không tìm thấy cơ chế học thông qua xuất khẩu ở Columbia và Mexico Tiếp đến với Castellani (2002) khi sử dụng 2898

DN của Ý từ 1989-1994 cũng cho ra kết quả khá tương đồng, các nhà xuất khẩu không có tác động kích thích tăng trưởng năng suất Jens Matthias Arnold and Katrin Hussinger (2005), xem xét giai đoạn 1992 đến 2000 ở Đức cũng kết luận rằng các công ty năng suất cao tự chọn mình vào thị trường xuất khẩu, trong khi bản thân xuất khẩu không đóng một vai trò quan trọng đối với năng suất của các doanh nghiệp” ở Đức.

Trong trường hợp của Việt Nam, “ có một số nghiên cứu thực chứng khác về vấn đề trên, trong đó tác giả Phan và các cộng sự (2003), nghiên cứu của Phạm (2008) lại cho kết quả khá bất ngờ Trong nghiên cứu này, đo lường trực tiếp đóng góp của xuất khẩu vào năng suất sau khi đã tách bạch ảnh hưởng của các nhân tố khác, như đầu tư và lao động thì kết luận chính của nghiên cứu là xuất khẩu không phải là động lực cho việc tăng NSLĐ của DN ở Việt Nam trong suốt các năm kể cả thời sau đổi mới hay thời kỳ chứng kiến sự bùng nổ của xuất khẩu do chính sách cải cách và hội nhập ” kinh tế quốc tế.

1.3.3 Các phương pháp và mô hình đo lường tác động của xuất khẩu tới năng suất

Khoảng trống nghiên cứu

Phần tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước cho chúng ta thấy vấn đề nghiên cứu đo lường tác động của xuất khẩu đến năng suất được thực hiện khá nhiều Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu khác nhau là không giống nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như việc chọn phương pháp, mẫu ước lượng, đặc điểm của các DN, thời kỳ chọn mẫu, mức độ phát triển kinh tế và chính trị… Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ tin cậy của dữ liệu và phương pháp xử lý dữ liệu (Frankel và Romer, 1999) Một số nhà kinh tế của Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu về tác động của xuất khẩu tới năng suất của các doanh nghiệp, nhưng nhìn chung các nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế chưa được giải quyết.

Các nghiên cứu trong và ngoài nước khi xây dựng cơ sở lý thuyết về tác động của xuất khẩu tới năng suất doanh nghiệp chưa tập trung nhiều vào tác động lan tỏa và chủ yếu là dựa trên nền tảng lý thuyết về lan tỏa từ các doanh nghiệp FDI tới các quốc gia tiếp nhận Do vậy cần hình thành một cơ sở lý thuyết riêng về lan tỏa xuất khẩu.

Trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu đo lường tác động của xuất khẩu tới năng suất, các kết quả chỉ ra ở mỗi nước hay khu vực đều không có sự đồng nhất Mỗi một nghiên cứu đều có những cách tiếp cận khác nhau tùy thuộc vào mẫu nghiên cứu Năng suất có thể được sử dụng trong phân tích thực nghiệm là năng suất lao động như Clerides và cộng sự (1998), Castellani (2002), hoặc TFP Mỗi thước đo năng suất đều có ý nghĩa riêng, nên nếu chỉ tiếp cận theo chỉ một thước đo thì kết luận nghiên cứu sẽ cho một cách nhìn phiến diện.

Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đo lường TFP, nhưng chưa có sự so sánh giữa các phương pháp để xem xét sự tương đồng hay sự khác nhau giữa các phương pháp Bên cạnh đó, khi tính toán TFP các nghiên cứu đã được thực hiện cũng chưa có sự phân tích toàn diện về sự khác biệt năng suất nhân tố tổng hợp theo ngành, theo vùng miền và theo thời gian, loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là chưa theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.

Cuối cùng, các nghiên cứu đo lường tác động lan tỏa của của xuất khẩu, chủ yếu thực hiện xem xét sự lan tỏa từ doanh nghiệp FDI và lan tỏa đến quyết định lựa chọn xuất khẩu của doanh nghiệp Các nghiên cứu chưa làm rõ được các kênh lan tỏa của việc doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tới năng suất của các doanh nghiệp khác, những doanh nghiệp không tham gia xuất khẩu.

Chương 1 luận án đã trình bày cơ sở lý thuyết về năng suất nhân tố tổng hợp, năng suất lao động dựa trên hai tiếp cận vi mô và vĩ mô Tác động của xuất khẩu đến năng suất các doanh nghiệp được phản ánh thông qua các lý thuyết về thương mại quốc tế và nghiên cứu của các nhà khoa học Các lý thuyết chỉ ra rằng xuất khẩu có tác động tích cực tới việc tăng năng suất Bên cạnh đó, lý thuyết chỉ ra rằng có các tác động lan tỏa từ doanh nghiệp FDI xuất khẩu đến doanh nghiệp nội địa thông qua kênh liên kết ngang và liên kết dọc.

Sau đó chương này đã tổng quan tình hình nghiên cứu tác động của xuất khẩu tới năng suất Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam cũng như trên thế giới cho ra nhiều kết luận trái chiều Một số nghiên cứu chỉ ra xuất khẩu có tác động tích cực đến việc tăng năng suất, tuy nhiên nó cũng sẽ khác nhau tùy theo quy mô doanh nghiệp, loại hình sở hữu Một số nghiên cứu khác lại không tìm thấy bằng chứng học hỏi từ xuất khẩu ở doanh nghiệp, thậm chí kết quả còn chỉ ra là tác động tiêu cực Mỗi nghiên cứu đều có những cách tiếp cận khác nhau tùy thuộc vào thời kỳ nghiên cứu và sự sẵn có của số liệu của mẫu nghiên cứu Năng suất sử dụng ở các nghiên cứu thường là năng suất lao động hoặc TFP, trong đó TFP được đo lường chủ yếu theo phương pháp OP, LP, GMM Mỗi một loại năng suất đều có ý nghĩa nhất định, vì vậy nếu chỉ tiếp cận dưới một góc độ cụ thể sẽ cho một cách nhìn phiến diện. Đối với các nghiên cứu về tác động lan tỏa của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu và FDI xuất khẩu tới năng suất còn ít và chưa toàn diện.

Cuối cùng, luận án đã chỉ ra được khoảng trống về vấn đề nghiên cứu của luận án: Hiện chưa có sự so sánh giữa các phương pháp để xem xét sự tương đồng hay khác nhau giữa các phương pháp, khi tính toán ra TFP các nghiên cứu chưa có sự phân tích toàn diện khác biệt năng suất nhân tố tổng hợp theo ngành, theo vùng miền và theo thời gian, loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là chưa theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu;Các nghiên cứu chủ yếu xét sự lan tỏa từ doanh nghiệp FDI và lan tỏa đến quyết định lựa chọn xuất khẩu của doanh nghiệp, chưa làm rõ được các kênh lan tỏa của việc doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tới năng suất của các doanh nghiệp khác, những doanh nghiệp không tham gia xuất khẩu.

THỰC TRẠNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC

Phân tích thực trạng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2017

Trong phần này, sau các phân tích xu thế biến động chung của xuất khẩu qua các năm, tác giả sẽ đi sâu phân tích cơ cấu xuất khẩu theo ngành nghề để đánh giá ngành nào đang chiếm tỷ trong lớn nhất và nhỏ nhất về giá trị xuất khẩu cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu theo từng ngành nghề; Và phân tích cơ cấu xuất khẩu theo loại hình sở hữu để thấy được loại hình doanh nghiệp nào mang lại giá trị xuất khẩu lớn nhất, nhỏ nhất Đây sẽ là cơ sở để lý giải cho các kết quả ước lượng ảnh hưởng của xuất khẩu tới năng suất các doanh nghiệp theo loại hình sở hữu, theo ngành nghề ở chương sau.

2.1.1 Xu hướng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2017

Hình 2.1: Xu hướng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2017

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhìn chung giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng trong giai đoạn từ 2000 “ đến

2017, tuy nhiên tăng trưởng không bền vững và cũng chịu sự ảnh hưởng nhiều từ sự bất ổn kinh tế thế giới Năm 2000 giá trị xuất khẩu là 14.483 triệu USD đến năm 2017 tăng

20 00 20 01 lên gấp gần 15 lần so với năm 2000, đạt mức 214.019 triệu USD Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 18,1%/năm.

Việt Nam đã gia nhập vào các tổ chức thương mại quốc tế như ASEAN (năm

1995), “ hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại với EU (năm 1995), tham gia Chương trình Thuế quan ưu đãi CEPT (năm 1996) , gia nhập APEC (năm 1998), tạo điều kiện giúp nước ta ngày càng mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, hợp tác, phát triển nền kinh tế- xã hội, nhờ đó giá trị xuất khẩu trung bình giai đoạn từ năm 2000 đến năm

2005 là 20.883 triệu USD với tốc độ tăng trung bình là 19,16%/năm Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, trong đó các cam kết về mở cửa thị trường, hoạt động xuất khẩu theo hướng ổn định giá, tăng chất lượng, nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường truyền thống đồng thời khai thác thêm thị trường mới, mặt hàng mới đi đôi với các chính sách xoá dần sự bảo hộ của Nhà nước trên một số mặt hàng, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng cả về quy mô, đối tác, hàng hoá và dịch vụ Năm 2007-

2008, xuất khẩu tăng trưởng cao cả về thị trường, lượng hàng hoá, kim ngạch và giá cả. Năm 2007, giá trị xuất khẩu đạt 48.561 triệu USD, tăng 21,93% so với năm 2006 Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu chưa thể hiện mức độ bứt phá so với các năm trước và như kỳ vọng sau khi nước ta gia nhập WTO Năm 2008, trước những tác động của tình trạng lạm phát và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây những ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế Việt, nhưng nhìn chung, tình hình kinh tế Việt Nam năm 2008 vẫn giữ được xu thế phát triển tốt Chính phủ đã áp dụng những biện pháp có hiệu quả, tiến hành kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế trong suốt cả năm. Giá trị xuất khẩu năm 2008 đạt 62.685 triệu USD, tăng tới 29,09% so với năm 2007 (cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng các năm 2006, 2007), gấp hơn bốn lần so với năm

2000 và gấp gần hai lần so với năm 2005, chứng tỏ Việt Nam đă tận dụng được cơ hội do vị thế mới của thành viên WTO Tuy nhiên năm 2009 giá trị xuất khẩu giảm mạnh còn 57.096 triệu USD tương ứng với tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu là -8,92% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Kinh tế Mỹ năm 2007 dẫn tới khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007-2008 Các thị trường lớn nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam như:

Mỹ, EU, Nhật đều đang bị khủng hoảng, do đó khả năng thanh toán của người dân yếu, đòi hỏi người dân phải cắt giảm chi tiêu, dẫn đến mức độ mua hàng giảm, từ đó làm cho hoạt động xuất khẩu ” của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng. Đến năm 2010 nền kinh tế có tín hiệu phục hồi, “ giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng trở lại đạt mức 72.237 triệu USD, tăng 26,52% so với năm 2009 Năm 2011, xuất khẩu có mức tăng trưởng cao nhất bởi năm này có sự điều chỉnh về phía các đối tác thương mại của Việt Nam, tiếp cận sâu hơn đối với các thị trường mới ở khu vực châu

Nông-lâm-thủy sản Nhiên liệu và khoáng sản Công nghiệp chế biến Hàng hóa khác

Phi Từ năm 2012 tới 2016, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giảm và trở về ổn định ở mức tăng trung bình là 12,34%/năm Năm 2017 là một năm khá nhiều thành công, xuất khẩu của Việt Nam đạt 214,02 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2016 Ở tất cả các thị trường mà Việt Nam có ký kết FTA đều ghi nhận tăng trưởng vượt trội như: xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc tăng 30%, sang thị trường ASEAN tăng 21,17%, sang thị trường Nhật Bản tăng 14,8% Các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, đều được giữ vững, xuất khẩu sang Trung Quốc có mức tăng ấn tượng 61,5% Hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới, cả năm 2017, có 4 thị trường mà xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD và 29 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch ” trên 1 tỷ USD.

2.1.2 Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000- 2017

Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam phân theo cơ cấu xuất khẩu được chia thành ba nhóm ngành hàng chính: ngành nông, lâm, thủy sản; nguyên, nhiên liệu và khai khoáng và công nghiệp chế biến.

Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam theo nhóm hàng xuất khẩu giai đoạn 2000- 2017

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tính chung trong giai đoạn 2000 đến 2017, “ nhóm nông – lâm – thủy sản có giá trị xuất khẩu trung bình 12.778,011 triệu USD/năm, chiếm 18,82% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu; nhóm nguyên- nhiên liệu và khoáng sản có giá trị xuất khẩu trung bình 6352,944 triệu USD chiếm 13,53%; nhóm công nghiệp chế biến 52.010,494 triệu USD chiếm 56,97% và nhóm hàng hóa khác chỉ chiếm 10,68% tổng kim ngạch xuất khẩu Trung bình giai đoạn 2000-2006, tỷ trọng giá trị xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm nông- lâm- thủy sản chiếm 21,67%, nhóm nguyên - nhiên liệu và khoáng sản chiếm 22,52% và công nghiệp chế biến đạt 35,67% Giai đoạn sau gia nhập WTO 2007-2017, cơ cấu ngành công nghiệp chế biến tăng liên tục từ 34,95% năm 2007 với giá trị xuất khẩu đạt 19.081,8 triệu USD và tăng lên 66,92%, tương ứng 116.091,9 triệu USD, đặc biệt năm 2017 chiếm 81,34% trong nhóm hàng xuất khẩu tương ứng với 174.081,1 triệu USD Năm 2009, Việt Nam chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Một số thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam như Hoa Kì, Nhật Bản, EU, ASEAN… cũng đang gánh chịu tác động lớn từ cuộc khủng hoảng, làm giảm khả năng thanh toán của các nước, cũng như làm giảm nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng Tác động này đã làm giảm cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam: Tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản giảm còn 18,32% năm 2010; nhiên liệu và khoáng sản là 13,03%; nhóm hàng hóa khác là 7,69% Chỉ duy nhất đối với ngành công nghiệp chế biến cơ cấu xuất khẩu vẫn ổn định và tăng qua các năm Do một số tập đoàn, công ty lớn của nước ngoài đầu tư và mở rộng sản xuất tại Việt Nam như Samsung, IBM từ năm 2009 đến nay làm tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao và trung bình như điện thoại, máy tính, hàng điện tử và linh kiện, xe cộ, máy móc thiết bị… Đến năm 2010 giá trị xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến tăng lên 42.383,4 triệu USD gấp gần ba lần so với năm 2006 Giai đoạn 2013-2017, nhóm ngành công nghiệp chế biến vẫn là ngành chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất trong tổng cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam Kinh tế dần hồi phục, kim ngạch xuất khẩu một số ngành hàng có xu hướng tăng dần qua các năm Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu ngành nông, lâm, thủy sản đạt 18817,5 triệu USD và đạt 25.817,8 triệu USD với tỷ trọng xuất khẩu 12,06% năm 2017 Nhóm hàng nguyên nhiên liệu khoáng sản thì có xu hướng giảm dần, trung bình giai đoạn 2007-2017 chiếm 9,44%, chiểm tỷ trọng thấp nhất ” 2,05% năm 2017.

Nhìn chung, cơ cấu xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2000-2017 “ đang chuyển dịch theo đúng định hướng phát triển: tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp và nông sản chất lượng cao,việc sử dụng lợi thế so sánh tự nhiên (lợi thế so sánh bậc thấp) trong cạnh tranh quốc tế không còn phù hợp Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản như lao động dồi dào, tài nguyên nhiên nhiên ưu đãi, tuy nhiên, do chúng ta xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, chế biến giản đơn nên mặc dù lượng xuất khẩu lớn nhưng giá trị mang lại cho nền kinh tế không cao Trong tương lai, muốn thu được nhiều hơn giá trị, lợi ích, cần phải có sự đầu tư khoa học công nghệ (lợi thế so sánh tự tạo) nhằm phát huy lợi thế so sánh tự nhiên hiệu quả hơn, nhất là khi cầu thị trường thế giới tăng cao đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta mà khả năng mở rộng diện tích, tăng sản lượng ” bị giới hạn.

2.1.3 Xu hướng xuất khẩu theo loại hình sở hữu doanh nghiệp

Xu hướng xuất khẩu theo loại hình sở hữu doanh nghiệp được “ chia thành nhóm doanh nghiệp 100% vốn trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Tính chung giai đoạn 2000-2017, tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước thấp hơn so với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Theo nguồn tổng cục thống kê thì khoảng 55% tổng số dự án và 50 % tổng số vốn FDI đã thu hút vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu Tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 45,2% trong năm 2001 lên 57,5% trong năm 2007 Từ năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, xuất khẩu của khu vựcFDI tăng nhanh một cách đột biến so với khu vực kinh tế trong nước và khoảng45,2% trong năm 2010 Số doanh nghiệp FDI trực tiếp tham gia xuất khẩu tăng nhanh lên tới 1.854 doanh nghiệp trong năm 2010, chiếm gần 20% tổng số doanh nghiệp cả nước Giai đoạn 2012- 2016, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng với tốc độ trung bình 21,3%/ năm (cao hơn mức tăng của kim ngạch xuất khẩu cả nước trung bình là 12,7%) Đỉnh điểm là năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI đã cao hơn gấp 2 lần khu vực kinh tế trong nước, chiếm tỷ trọng gần 72% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Ngược lại, khu vực kinh tế trong nước có tốc độ tăng rất chậm,đặc biệt là trong năm 2015- 2017, kim ngạch xuất khẩu của khu này giảm lần lượt8,5% và 2,8% Các số liệu thống kê đã khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của các doanh nghiệp FDI trong việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Theo cơ quan hải quan, để đáp ứng tốt nguồn nguyên liệu cho gia công, sản xuất hàng sản xuất xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của khối các doanh nghiệp ” FDI cũng tăng lên nhanh chóng

Cán cân XNK của DN trong nước và DN FDI tỉ USD

Hình 2.3: Cán cân thương mại của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI

Nguồn: Số liệu thống kê tổng cục hải quan

Doanh nghiệp FDI “ có vai trò lớn trong việc cải thiện cán cân xuất nhập khẩu của nước ta Đặc biệt trong giai đoạn nước ta đạt cán cân xuất nhập khẩu thặng dư Năm

2012, lần đầu tiên cán cân XNK thặng dư do doanh nghiệp FDI xuất siêu khoảng 4,1 tỉ USD, trong khi đó doanh nghiệp trong nước nhập siêu 3,35 tỉ USD Đến năm 2017 giá trị xuất siêu của doanh nghiệp FDI đã lên tới khoảng 24,71 tỉ USD Trong suốt giai đoạn doanh nghiệp FDI xuất siêu thì doanh nghiệp trong nước của nước ta ngày càng nhập siêu nhiều hơn Đến năm 2017, doanh nghiệp trong nước đã nhập siêu khoảng 22,6 tỉ USD tăng gấp gần ” 7 lần so với năm 2012. Điều này cho thấy xuất khẩu của Việt Nam “ hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào khối doanh nghiệp có vốn nước ngoài Theo các chuyên gia kinh tế, trong nhiều năm qua khu vực doanh nghiệp FDI luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao là do Việt Nam có các chính sách khuyến khích và thu hút doanh nghiệp FDI hướng về xuất khẩu Mặt khác, các doanh nghiệp FDI cũng rất nhanh nắm bắt cơ hội khai thác thị trường có cam kết giảm, miễn thuế đối với hàng hóa Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) Rõ ràng vai trò của khối doanh nghiệp FDI đối với xuất khẩu của Việt Nam hiện rất quan trọng Theo giới phân tích, nhờ có khu vực FDI làm động lực, Việt Nam mới giữ được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ” hiện nay.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập, “ các doanh nghiệp trong nước phải lấy doanh nghiệp FDI làm động lực để phát triển, hạn chế đến mức thấp nhất sự phụ thuộc, nỗ lực hơn nữa, đảm bảo tăng trưởng bền vững Không ít ý kiến cho rằng, nếu tăng trưởng kinh tế trong nước quá phụ thuộc vào bên ngoài sẽ không tốt vì động lực từ xuất khẩu của doanh nghiệp FDI sẽ không bền vững, có thể thay đổi rất nhanh khi những ưu đãi trong chính sách thay đổi ” , hoặc nhà đầu tư chuyển hướng. Đơn vị: triệu USD

Hình 2.4: Kim ngạch nhập khẩu của DN 100% vốn trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài thời kỳ 2000- 2017

Nguồn : Bộ Công thương 2.1.4 Nhận xét chung về hoạt động xuất khẩu Việt Nam thời kỳ 2000- 2017

Thực trạng về năng suất và hoạt động các doanh nghiệp Việt Nam

2.2.1 Thực trạng về năng suất của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2017

Cùng với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, NSLĐ “ của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo xu hướng tăng đều qua các năm Tuy nhiên tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam còn chậm, giai đoạn 2000-2005 là 2,55%, giai đoạn 2006-

2010 là 3,45%/năm, giai đoạn 2011-2016 là 4,36%/ năm Tính theo giá so sánh năm

2010, NSLĐ toàn nền kinh tế năm 2017 tăng 6% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 2011-2017 tăng 4,72%/năm Với tốc độ tăng năng suất lao động bình quân khoảng 4,72% giai đoạn 2011-2017, thấp hơn tốc độ tăng bình quân của GDP khoảng 6,21% cùng thời kỳ và cũng thấp hơn tốc độ tăng lương thực tế bình quân khoảng 12,59%/năm, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tụt lại phía Điều này có nghĩa là chi phí sản xuất ở Việt Nam đang đắt đỏ hơn, nguy cơ sụt giảm đà công nghiệp hoá khi nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ chuyển địa điểm sản xuất sang nước có chi phí rẻ hơn, tạo áp lực lớn lên tăng trưởng kinh tế, tác động trực tiếp tới tính cạnh

50 15 Năng suất lđ(Triệu đồng/người)

0 00 tranh của nền kinh tế Về mặt lý thuyết, dòng vốn FDI tác động tích cực đến NSLĐ của Việt Nam khi doanh nghiệp trong nước có đủ năng lực học hỏi công nghệ mới, hoặc có đủ năng lực cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp nước ngoài Ngược lại, năng suất lao động cũng có ảnh hưởng không nhỏ ” tới vấn đề thu hút nguồn vốn FDI.

Hình 2.5: Thực trạng năng suất lao động Việt Nam giai đoạn 2000- 2017

Nguồn: Tổng cục thống kê

Mặc dù năng suất lao động đã có sự cải thiện đáng kể, “ đã thu hẹp được khoảng cách với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao Khoảng cách năng suất lao động của Việt Nam so với Singapore giảm từ 18,9 lần năm 2000 xuống còn 12,1 lần năm 2016; với Đài Loan từ 12,5 lần xuống 9,0 lần, Nhật Bản từ 11,8 lần xuống còn 6,7 lần, với Hàn Quốc từ 8,8 lần xuống còn 6,6 lần Điều này cho thấy, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong việc bắt kịp mức năng suất lao động ” của các nước.

Bảng 2.1: Thực trạng năng suất lao động của Việt Nam với một số nước Châu Á

So với Việt Nam Quốc gia

So với Việt Nam Quốc gia

Singapore 105,6 18,9 Singapore 127,6 15,2 Singapore 132,8 12,1 Đài Loan 69,5 12,5 Đài Loan 92,4 11,0 Đài Loan 99,2 9,0

Nhật Bản 66,1 11,8 Nhật Bản 72,6 8,7 Nhật Bản 74,2 6,7

Hàn Quốc 49,1 8,8 Hàn Quốc 67,1 8,0 Hàn Quốc 72,7 6,6

Thái Lan 19,6 3,5 Thái Lan 25,3 3,0 Thái Lan 29,9 2,7

Việt Nam 5,6 1,0 Việt Nam 8,4 1,0 Việt Nam 11,0 1,0

Ghi chú: NSLĐ tính bằng GDP theo sức mua tương đương ở giá cố định năm

2011 /số lao động Nguồn: Total Economy Database, The Conference Board.

Theo nguồn quỹ tiền tệ “ quốc tế năng suất lao động năm 2016, tính theo ngang giá sức mua thì Việt Nam xếp thứ 125 so với thế giới Năng suất lao động của Việt Nam tính theo sức mua tương đương vào khoảng 6.876 USD/người Trong khi đó, năng suất lao động trên thế giới là 19.940 USD/ người NSLĐ của Việt Nam bằng 1/19 NSLĐ của quốc gia cao nhất trên thế giới, bằng 1/10 của Mỹ, 1/6 của Nhật Bản và bằng 1/3 của mức trung bình ” trên thế giới.

20 0 Singapo ĐàiNhậtHàn Malaysi Thái Indones Philippi Lào ViệtCambo Đơn vị: USD/người re Loan Bản Quốc a Lan ia nes Nam dia

Hình 2.6: Năng suất lao động của Việt Nam và một số nước Châu Á năm 2016

Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

Tiếp đến, luận án sẽ đi sâu vào phân tích năng suất lao động theo loại hình sở hữu doanh nghiệp và theo ngành nghề từ giai đoạn 2005-2017, do số liệu chi tiết của tổng cục thống kê bị hạn chế giai đoạn trước 2005.

Năng suất lao động phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2005-2017

Trong ba khu vực kinh tế lớn, “ dẫn đầu về mức năng suất lao động là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, vị trí thứ hai là khu vực kinh tế nhà nước và năng suất lao động thấp nhất là khu vực kinh tế ngoài nhà nước Trong nền kinh tế, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài được coi là khu vực năng động và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam Chi phí nhân công ở Việt Nam thấp do đó thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến Việt Nam trong các ngành thâm dụng lao động, không đòi hỏi trình độ cao như: dệt may, da giày, chế biến chế tạo các sản phẩm đơn giản.Tuy nhiên năng suất lao động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không ổn định trong giai đoạn 2005-2017 do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào các ngành gia công lắp ráp, ngành khai thác tài nguyên, tận dụng lợi thế giá lao động rẻ ” , tạo ra giá trị gia tăng thấp.

Trong giai đoạn 2005-2017, “ năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng tăng chậm, thu hẹp khoảng cách với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên khoảng cách này vẫn còn khá lớn do các doanh nghiệp nhà nước hoạt động ” kém hiệu quả.

100 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Năng suất lao động của Việt Nam “ ở chung cả 3 khu vực đều ở mức thấp chủ yếu là do năng suất lao động ở khu vực kinh tế tư nhân đạt quá thấp so với năng suất chung của cả nước, trong khi đó số lượng lao động của khu vực kinh tế này lại lớn nhất, chiếm 88% tổng số lao động làm việc trong cả ba khu vực Giai đoạn 2005-2017, khu vực kinh tế tư nhân có năng suất lao động thấp nhất trong cả ba khu vực và tăng chậm mặc dù khu vực này có tạo ra phần lớn việc làm nhưng chủ yếu việc ” làm có năng suất lao động thấp.

(Đơn vị: triệu đồng/người)

Hình 2.7: Thực trạng năng suất lao động của Việt Nam theo giá so sánh 2010 giai đoạn 2005- 2017 phân theo khu vực kinh tế

Nguồn: Tổng cục thống kê Năng suất lao động phân theo ngành giai đoạn 2005-2017

Nhìn chung “năng suất lao động ở cả “ ba nhóm ngành đều tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2005-2017 Năng suất lao động của nhóm ngành nông- lâm- thủy sản là thấp nhất trong cả ba nhóm ngành xét trên Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ trọng số lao động trong nhóm ngành này là lớn nhất với 52,1% tuy nhiên thời gian chưa sử dụng còn nhiều lên tới 20% Ngành công nghiệp có NSLĐ cao nhất, tốc độ tăng chậm, tính gia công và khai thác nguyên nhiên vật liệu còn cao, giá trị tăng thêm thấp, số lượng lao động chiếm tỷ trọng thấp (13,5%) Năng suất lao động các ngành dịch vụ tuy cao hơn mức chung, nhưng vẫn thấp hơn nhóm ngành công nghiệp là do số lao động nhóm này

80 Công nghiệp và xây dựng 60

2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 chủ yếu tập trung chủ yếu vào ngành thương nghiệp, mà ngành thương nghiệp của Việt Nam hiện tại thì buôn bán nhỏ chiếm tỷ trọng lớn, tính đại lý của thương mại còn lớn; ngành dịch vụ còn tập trung vào ngành giáo dục, y tế, văn hóa, là những ngành có giá trị gia tăng thấp Đồng thời nhiều hoạt động dịch vụ vẫn còn mang tính kiêm nhiệm ngoài giờ của các hộ gia đình ” , cơ quan nên tính chuyên nghiệp thấp.

(Đơn vị: triệu đồng/người)

Hình 2.8: Thực trạng năng suất lao động của Việt Nam theo giá thực tế giai đoạn

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tóm lại, mặc dù sau 17 năm, từ năm 2000 đến 2017, “ NSLĐ của Việt Nam đã tăng gấp ba và khoảng cách với các nước đã được thu hẹp dần nhưng NSLĐ của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều nước So với nước có mức năng suất dẫn đầu Châu Á là Singapore, khoảng cách về năng suất giữa Singapore và Việt Nam đã giảm đáng kể Các nước phát triển như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đang có xu hướng giảm dần tốc độ tăng NSLĐ, là cơ hội cho các nước đang phát triển thu hẹp dần khoảng cách.

Từ năm 2005 đến 2017, tăng năng suất lao động dựa vào chủ yếu vào các ngành gia công chưa gia tăng giá trị sáng tạo, gia tăng các ngành khai khoáng, hàm lượng chất xám, công nghệ và dựa chủ yếu vào nhóm ” doanh nghiệp FDI.

2.2.1.2 Năng suất nhân tố tổng hợp

Bảng 2.2: Bảng đóng góp các thành phần K, L, TFP vào tăng trưởng kinh tế

Yếu tố tăng trưởng Tỷ lệ đóng góp của các yếu tố vào tăng GDP

Năng suất các nhân tố tổng hợp 1,65% 11,22% 32,2%

Nguồn: Tính toán của Viện năng suất

Trong giai đoạn 2000-2017, “ đóng góp TFP trong tăng trưởng kinh tế chiếm tỷ trọng 15,02% trong khi đóng góp của vốn và lao động lần lượt là 66,70% và 18,91%. Kết quả này hàm ý tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu ” do đóng góp của vốn.

Trong giai đoạn 2000-2005, “ tỷ trọng đóng góp của TFP, vốn và lao động lần lượt là 1,65%, 77,11% và 21,24% Kết quả này cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này hoàn toàn dựa vào vốn đầu tư, đóng góp của vốn đầu tư lấn át đóng góp của TFP và lao động, đặc biệt sự đóng góp của TFP quá nhỏ Đây là giai đoạn bùng nổ vốn đầu tư trên cả nước Do bước vào thời kì đổi mới, Việt Nam thực hiện mở cửa, xây dựng các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài ” (FDI).

Tác động của xuất khẩu đến hoạt động của doanh nghiệp

Số liệu điều tra doanh nghiệp “ của tổng cục thống kê giai đoạn 2000-2016 cho thấy, tỷ lệ doanh nghiêp xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 3,11% trong tổng số các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam Theo phân tích ở phần trên thì cả giá trị xuất khẩu và năng suất của Việt Nam đều có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt với giá trị xuất khẩu có sự tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2010 sau khi nền kinh tế phục hồi trước cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009 Vậy liệu xuất khẩu có thực sự mang lại những tác động tích cực tới hoạt động của doanh nghiệp hay không? Tác giả sẽ phân tích thông qua những số liệu thống kê doanh nghiệp và so sánh giữa doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp không xuất khẩu xét trong giai đoạn ” 2010-2016.

Bảng 2.3: Bảng so sánh hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu

Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Nguồn: Dữ liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê

Nhìn vào con số thống kê bảng 2.3 có thể thấy, các doanh nghiệp xuất khẩu đều có lượng tư bản, lao động, doanh thu và năng suất lao động cao hơn những doanh nghiêp không xuất khẩu Khi tham gia xuất khẩu các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ nên đòi hỏi doanh nghiệp phải có tư bản cũng như lao động tương ứng, bên cạnh đó nhờ có xuất khẩu các doanh nghiệp hấp thụ, tích lũy kiến thức, ý tưởng, học hỏi qua đối tác xuất khẩu, cũng như tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng thì mới có thể cạnh tranh cũng như đáp ứng được yêu khầu khắt khe từ đối tác, từ đó thúc đẩy tăng năng suất lao động Để xem xét kỹ hơn về tác động của xuất khẩu tới doanh nghiệp tác giả so sánh hoat động của các doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu theo nhóm các ngành xuất khẩu nhiều ” , nhóm ngành xuất khẩu ít.

Bảng 2.4: Bảng so sánh hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu theo nhóm ngành xuất khẩu nhiều, xuất khẩu ít

Loại hình doanh nghiệp Ngành xuất khẩu ít Ngành xuất khẩu nhiều

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Nguồn: Dữ liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê

Bảng 2.4 chỉ ra những doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nhiều có lượng tư bản,lao động, năng suất lao động, doanh thu cao hơn hẳn so với nhóm tham gia xuất khẩu ít.Ngoài ra, đối với nhóm ngành tham gia xuất khẩu ít thì năng suất lao động của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu có cải thiện, nhưng không cải thiện mạnh mẽ hơn doanh nghiệp không tham gia xuất khẩu so với nhóm ngành tham gia xuất khẩu nhiều Điều này thể hiện hàm ý tác động tích cực của việc tham gia xuất khẩu tới hoạt động của doanh nghiệp Tác giả tiếp tục chi tiết nhóm ngành xuất khẩu nhiều thành những nhóm ngành xuất khẩu ” chính ở bảng 2.5.

Bảng 2.5: Bảng so sánh hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu theo vùng miền kinh tế Loại hình doanh nghiệp

Ngành nông lâm thủy sản Ngành khai khoáng Ngành công nghiệp chế biến

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Nguồn: Dữ liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê

Bảng 2.5 đã chỉ ra, đối với ngành khai khoáng và ngành nông lâm thủy sản thì hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp mang lại sự khác biệt lớn đối với doanh nghiệp không xuất khẩu Tuy nhiên, đối với ngành công nghiệp chế biến thì năng suất lao động chưa có sự khác biệt nhiều, điều này chứng tỏ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành này chưa ” có sự lan tỏa mạnh mẽ.

Bảng 2.6: Bảng so sánh hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu theo vùng miền kinh tế

Vùng Vùng ĐBSH Vùng ĐBB VùngTBB Vùng BTB Vùng DHNTB Vùng TN Vùng ĐNB Vùng ĐBSCL

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Nguồn: Dữ liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê

Năng suất lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu và không tham gia xuất khẩu cao ở vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng Sông Cửu Long Theo số liệu điều tra dân số thì đây là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất cả nước do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống, chiếm 16,34% dân số Việt Nam Đây cũng là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm, có tỷ lệ đô thị hóa 50%, Đông Nam bộ là trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước Một mạng lưới dày đặc các khu công nghiệp, tập trung tập trung ở "tứ giác" thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vùng Tàu, có hệ thống cảng tốt và có hậu phương công nghiệp tốt Bên cạnh đó, vùng Kinh tế Đông Nam bộ có thành phố Hồ Chí Minh là vùng có hệ thống kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng, trung tâm y tế do đó là địa bàn có môi trường đầu tư hấp dẫn do đó thúc đẩy tăng trưởng năng suất các doanh nghiệp của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới rộng lớn Điều kiện thuận lợi để sản xuất gạo, thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nhân văn của vùng khá phong phú, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế và du lịch. Đây cũng là vùng có số lương doanh nghiệp xuất khẩu đứng thứ 2 trong giai đoạn 2010-

2016 Điều này cũng minh chứng một phần sự tác động của xuất khẩu nâng cao tính cạnh tranh hơn và thúc đẩy tăng năng suất Các vùng Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ là có năng suất thấp Sản xuất ở Bắc Trung Bộ chủ yếu là các sản phẩm thô, hàm lượng công nghệ thấp, tận dụng khai thác nguồn tài nguyên và lao động là lao động chân tay, chưa tập trung phát triển ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm Vùng Tây Bắc Bộ đặc điểm địa hình nhiều tiềm năng như khoáng sản, thủy điện, nông nghiệp, tuy nhiên khai thác không hợp lý, xuất khẩu chủ yếu vẫn là sản phẩm thô, chứa đựng ít hàm lượng công nghệ Vùng Duyên Hải NamTrung Bộ lại là vùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai, khí hậu khắc nghiệt nên ảnh hưởng lớn tới điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp Như vậy, qua phân tích này có thể thấy sự ảnh hưởng về vùng miền tác động đáng kể lên kết quả hoạt động ” của doanh nghiệp.

Bảng 2.7: Bảng so sánh hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu theo loại hình doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Nguồn: Dữ liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê

Khi xét theo loại hình doanh nghiệp cho thấy, doanh nghiệp xuất khẩu có lượng tư bản, lao động, doanh thu, năng suất lao động cao hơn nhiều so với doanh nghiệp không xuất khẩu Điều này một phần cho thấy, xuất khẩu có tác động tới việc tăng năng suất, hiệu quả hoạt động của doanh nghiêp Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có năng suất cao hơn so vơi những doanh nghiệp còn lại Tuy nhiên, khu vựcFDI đưa vốn vào Việt Nam với mục tiêu kết hợp các yếu tố đất đai, lao động giá rẻ,chính sách ưu đãi để tối đa hóa lợi nhuận theo chiến lược kinh doanh mà chưa đem lại các yếu tố làm tăng năng suất theo chiều sâu như công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật,trình độ quản lý tiên tiến Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam chủ yếu sản xuất khâu lắp ráp, gia công phục vụ để xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu của khu vực DN FDI thường theo đơn đặt hàng của công ty mẹ hoặc cho đối tác nước ngoài theo chỉ định từ bên ngoài, ngành hàng xuất khẩu dù được coi là công nghệ cao nhưng những khâu sử dụng công nghệ cao ” lại không hiện ” diện ở Việt Nam.

Bảng 2.8: Bảng so sánh hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu theo quy mô doanh nghiệp

Quy mô Quy mô siêu nhỏ Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Doanh nghiệp không xuất khẩu

Nguồn: Dữ liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê

Bảng 2.8 cho thấy, năng suất lao động của doanh nghiệp xuất khẩu có sự cải thiện mạnh mẽ hơn so với doanh nghiệp không tham gia xuất khẩu ở nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ Nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn thì thường có lực lượng sản xuất có trình độ kỹ thuật cao, có đội ngũ cán bộ hậu chuẩn, có tổ chức nghiên cứu và phát triển sản phẩm,tham gia cạnh tranh kỹ thuật cao nên cũng thường dễ tham gia vao xuất khẩu, nên các doanh nghiệp có lượng tư bản, lao động lớn ””” , năng suất lao động cao.

Một số chính sách tác động đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2000-2017

2.4.1 Chính sách tín dụng xuất khẩu đối với doanh nghiệp

Chính sách tín dụng xuất khẩu của “ Nhà nước lần đầu tiên được ban hành và đưa vào áp dụng ở nước ta theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và được giao cho Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện Theo đó, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu được Nhà nước hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện các dự án, phương án kinh doanh theo chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước Đặc điểm dễ nhận ra của các hình thức TDXK theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg là đa dạng về thời hạn (cả ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) và hàm chứa trong đó khá nhiều ưu đãi của Nhà nước ” , đặc biệt là lãi suất cho vay ”” và bảo đảm tiền vay. Đến năm 2006, cùng với việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam “ (VDB) trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ phát triển, chính sách TDXK tại Quyết định nói trên của Thủ tướng Chính phủ đã được thay thế bằng Nghị định số 151/2006/NĐ-CP của Chính phủ và được giao cho NHPT thực hiện Theo đó, việc tài trợ vốn TDXK của Nhà nước được thực hiện bằng các hình thức: cho vay xuất khẩu (gồm cả cho nhà xuất khẩu vay và cho nhà nhập khẩu vay), bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu So với chính sách TDXK được quy định tại Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg, thì chính sách TDXK tại Nghị định này đã loại bỏ các hình thức tài trợ trung và dài hạn; đồng thời bổ sung một số hình thức cấp tín dụng ngắn hạn như cho vay nhà nhập khẩu ””” và bảo lãnh TDXK.

Cùng với đó, các quy định về lãi suất cho vay “ và bảo đảm tiền vay cũng có sự thay đổi lớn mà theo đó, lãi suất cho vay TDXK được giao cho Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường, còn việc bảo đảm tiền vay của các khoản cho vay và bảo lãnh TDXK được thực hiện theo quy định chung của pháp luật về bảo đảm tiền vay Sau 5 năm thực hiện theo Nghị định nói trên, chính sách TDXK lại được Chính phủ tiếp tục điều chỉnh theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP So với Nghị định số

151/2006/NĐ-CP, thì điểm thay đổi lớn về chính sách TDXK quy định tại Nghị định này là các hình thức tài trợ TDXK của Nhà nước đã được thu hẹp đáng kể, chỉ còn lại hình thức cho vay nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu và cho vay nhà nhập khẩu nước ngoài có hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu ” do Chính phủ ”” ban hành.

Theo quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP “ của Chính phủ, danh mục mặt hàng vay vốn TDXK của Nhà nước hiện hành bao gồm 4 nhóm mặt hàng là “(i) nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (gồm: chè, hạt tiêu, hạt điều đã qua chế biến, rau quả, đường, thịt gia súc, gia cầm, cà phê, thủy sản), (ii) nhóm hàng thủ công mỹ nghệ (gồm: hàng mây, tre đan và sản phẩm đan lát, tết bện thủ công bằng các loại nguyên liệu khác, hàng gốm, sứ mỹ nghệ, sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu), (iii) sản phẩm công nghiệp (gồm: cấu kiện thiết bị toàn bộ và thiết bị toàn bộ, động cơ điện, động cơ diezen, máy biến thế điện các loại, sản phẩm nhựa phục vụ công nghiệp và xây dựng, sản phẩm dây điện, cáp điện sản xuất trong nước, tàu biển, bóng đèn) ”” ” và (iv) phần mềm tin học”. Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với “ chuyển đổi mô hình tăng giai đoạn 2013-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 mà trong đó, một trong những định hướng tái cơ cấu các ngành sản xuất được đặt ra là kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, với chuỗi giá trị toàn cầu đối với các sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới như: cà phê, lúa gạo, cao su, cá da trơn, tôm, các loại hải sản khác, hạt điều, hạt tiêu, các loại quả, rau nhiệt đới. Tiếp đến Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 09-6-2015, về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có một số quy định quan trọng phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp: “(i) Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia chuỗi liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, được ngân hàng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa từ 70%

- 80% giá trị của dự án liên kết theo chuỗi giá trị; (ii) Trường hợp các doanh nghiệp đầu mối liên kết hoặc ứng dụng công nghệ cao gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan được xem xét khoanh nợ ””” , xóa nợ”.

Quá trình triển khai chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước “ 15 năm qua đã mang lại những kết quả tích cực đối với lĩnh vực xuất khẩu nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung của đất nước, đặc biệt là từ sau khi VDB được thành lập để thực hiện chính sách này Chỉ tính riêng trong 10 năm (2006-2015), VDB đã cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gần 150.000 tỷ đồng từ nguồn vốn TDXK của Nhà nước, bình quân mỗi năm khoảng ”” 15.000 tỷ đồng.

Thông qua chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, “ hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu thuộc đối tượng vay vốn đã được cấp tín dụng để thực hiện HĐXK với các đối tác nước ngoài, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước trong nhiều năm, đặc biệt là giai đoạn 2008-2010; tạo công ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động; góp phần đưa hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu đến hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, từ các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước EU đến các thị trường mới như Trung Đông, Châu Phi Bên cạnh việc tài trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu lớn có vai trò đòn bẩy đối với ngành hàng xuất khẩu và nền kinh tế, nguồn vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước còn tài trợ cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, doanh nghiệp hoạt động ở các địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn Hiện nay, số doanh nghiệp thuộc các vùng miền khó khăn chiếm trên 40% tổng số doanh nghiệp đang vay vốn tín dụng xuất khẩu ”” của Nhà nước.

Không chỉ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các “ doanh nghiệp xuất khẩu, hoạt động cho vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước thời gian qua đã có những tác động quan trọng vào việc thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển từng ngành hàng cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và vùng kinh tế Tại vùng Tây Nam Bộ, nơi được coi là vựa thủy sản của Việt Nam với các sản phẩm xuất khẩu đa dạng như tôm, cá tra, cá basa , kim ngạch xuất khẩu thủy sản được tài trợ từ nguồn vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đã tăng lên một cách đáng kể, từ 7% năm

2006 lên 30% trong các năm 2010-2012 Riêng mặt hàng cá tra, cá basa, nguồn vốn này thường xuyên tài trợ 30-40% kim ngạch xuất khẩu, góp phần đưa cá tra trở thành mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam Tại khu vực Tây Nguyên, nguồn vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đã hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp trên địa bàn để thu mua nông sản, sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu, đóng góp vào việc tăng thu ngân sách, nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là đồng ”” bào dân tộc thiểu số…

Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng xuất khẩu còn có những đóng góp trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, ngoại giao thông qua việc tài trợ xuất khẩu một số mặt hàng sang Cuba như gạo, bóng đèn và máy tính, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Chính phủ hai nước.

2.4.2 Chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu

Chính phủ xác lập rõ các “ doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, được quyền trực tiếp tham gia xuất nhập khẩu; xác lập các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam theo danh mục ngành nghề và địa bàn cụ thể qua Luật Thương mại 2005, Luật Đầu tư 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và các nghị định hướng dẫn thi hành.

Chính phủ cũng ban hành “ Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, trong đó tập trung vào các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm công nghiệp; đồng thời, ban hành biểu thuế ưu đãi theo các FTAs đã ký để hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp tận dụng cơ hội mở cửa để đẩy mạnh xuất khẩu.

Tiếp theo, Chính phủ ban hành Luật Đầu tư 2014, “ Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 nhằm mở rộng quyền tự do kinh doanh hơn cho doanh nghiệp “doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm”, tạo cơ sở tính thuế xuất nhập khẩu một cách rõ ràng, minh bạch hơn; chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được thay thế bởi Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/

2011 theo hướng thu hẹp đối tượng hỗ trợ, thực hiện hỗ trợ tập trung và có trọng điểm hơn theo các đề án tái cơ cấu các ngành kinh tế đặt ra.

2.4.3 Chính sách đối với công nghiệp hỗ trợ

Chỉ thị số 47/2004/CT- TTg ngày 22/12/2004 của Thủ tướng “ Chính phủ về các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đề ra nhiệm vụ “tập trung phát triển các công nghiệp hỗ trợ để tăng cường khả năng cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, phụ liệu đầu vào trong nước cho sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu và thúc đẩy mối quan hệ bổ trợ liên ngành giữa các ngành công nghiệp”; Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện từ Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 “khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử với các quy mô, loại hình khác nhau, từ lắp ráp thành phẩm đến sản xuất linh kiện, phụ tùng và các sản phẩm phụ trợ”; Quyết định số 37/2007/QĐ-BCN ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 có nội dung cần tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ cho dệt may, da giày, điện tử, tin học, sản xuất và lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo; tuy nhiên, thực tế việc triển khai phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn này chưa quyết liệt, chưa có các chính sách cụ thể, hữu hiệu; phát triển xuất khẩu vẫn dựa vào việc gia tăng, mở rộng số lượng hàng xuất khẩu ”” (Lê Thị Vân Anh, 2003)

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU LÊN NĂNG SUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Các giả thuyết nghiên cứu và chỉ định mô hình ước lượng thực nghiệm

Các giả thuyết nghiên cứu này được xây dựng trên dựa trên tổng quan lý thuyết và quá trình phân tích bối cảnh số liệu thực tế của Việt Nam.

Từ các lý thuyết về thương mại quốc tế và các nghiên cứu của các nhà khoa học, chỉ ra khi các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu thì các doanh nghiệp này sẽ hấp thụ được các kiến thức từ các đối tác xuất khẩu của mình, tiếp cận công nghệ, hấp thụ, tích lũy kiến thức, ý tưởng, học hỏi qua xuất khẩu thúc đẩy nghiên cứu phát triển nâng cao năng suất Bên cạnh đó, khi tham gia vào xuất khẩu để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng buộc các doanh nghiệp phải đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm đầu vào, trình độ năng lực quản lý, tính sáng tạo, tiến bộ công nghệ, chất lượng lao động tăng lên, sử dụng nguồn vốn hiệu quả Điều này sẽ tác động tích cực đến năng suất của các doanh nghiệp.Vì vậy, giả thiết được đưa ra ở đây đó là:

Giả thuyết H1: Có tác động tích cực của xuất khẩu lên TFP và năng suất lao động của các doanh nghiệp.

Giả thuyết H2: Có sự khác biệt giữa doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu lên

TFP, năng suất lao động theo từng quy mô doanh nghiệp, nhóm ngành nghề xuất khẩu chính, loại hình doanh nghiệp

Khi các doanh nghiệp “ tham gia vào hoạt động xuất khẩu thì các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra ngoại ứng tích cực hoặc tiêu cực lan tỏa cho các khu vực khác, doanh nghiệp khác của nền kinh tế thông qua khả năng phát triển tính cạnh tranh, sử dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hay phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ Doanh nghiệp xuất khẩu phải đổi mới liên tục để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh quốc tế Các nhà xuất khẩu phải áp dụng các công nghệ hiện đại nhất vì nếu không áp dụng, họ không thể tồn tại trong thị trường cạnh tranh cao. Khi doanh nghiệp tiến hành đổi mới liên tục thì dẫn đến tiến bộ công nghệ và cuối cùng là tăng năng suất doanh nghiệp Bên cạnh đó, những doanh nghiệp không tham gia xuất khẩu nhưng hoạt động trong ngành cũng buộc phải chạy theo cuộc đua trên thị trường này nếu muốn phát triển Tác động lan tỏa theo chiều dọc xảy ra khi các doanh nghiệp trong nước ở một ngành cũng có thể chịu tác động bởi doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ở những ngành khác nếu tồn tại mối liên kết cung ứng nhất định Mối liên kết được tạo lập khi doanh nghiệp cung cấp nội địa trở thành khách hàng hay nhà cung ứng của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu Trong đó, liên kết ngược/liên kết dọc về phía sau (backward linkages) và liên kết xuôi/liên kết dọc về phía trước (forward linkages) được xem là hai hình thức liên kết quan trọng tạo ra hiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc Nếu những mối liên kết công nghiệp này giúp cho doanh nghiệp trong nước nâng cao trình độ công nghệ và năng lực xuất khẩu thì cho thấy sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc Liên kết ngược diễn ra khi doanh nghiệp cung ứng nội địa cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp tham gia xuất khẩu Doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, có thể trực tiếp chuyển giao công nghệ hoặc hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật cho các nhà cung ứng tại nước tiếp nhận nhằm thúc đẩy cải tiến và nâng cao chất lượng thành phẩm của mình (UNCTAD, 2001; Moran, 2001) Liên kết xuôi cũng có thể tạo ra lan tỏa tích cực khi doanh nghiệp tham gia xuất khẩu bán các đầu vào và công nghệ sản xuất hiện đại, chất lượng cao với giá thành hợp lý cho các doanh nghiệp phục vụ thị trường trong nước. Ngoài ra, doanh nghiệp này có thể tiết kiệm thời gian và chi phí trong nâng cao năng lực sản xuất thông qua việc tiếp cận và nhân rộng các sản phẩm công nghệ kỹ thuật tiên tiến từ mối liên kết với các bạn hàng là doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ” Vì vậy một giả thuyết được đặt ra:

Giả thuyết H3: Có tác động lan tỏa từ các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tới năng suất của các doanh nghiệp trong nước.

Khi phân tích về thực trạng xuất khẩu của Việt Nam “ trong chương 2 đã chỉ ra rằng xuất khẩu có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2000-2017, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng hiệu quả và hiện đại, tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến và giảm dần tỷ trọng nhóm hàng thô và sơ chế; Tuy nhiên,thặng dư thương mại đến chủ yếu nhờ đóng góp của các doanh nghiệp FDI, phản ánh sự gia tăng phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI trong xuất khẩu Khu vực FDI luôn xuất siêu trong khi khu vực kinh tế trong nước lại liên tục nhập siêu Hiệu ứng lan tỏa từ khu vực xuất khẩu sang các khu vực khác của nền kinh tế chưa rõ nét, điển hình là sự phát triển chậm chạp của công nghiệp hỗ trợ và các chuỗi cung ứng hàng hóa Tỷ trọng nguyên,phụ liệu nhập khẩu còn cao cho thấy sản xuất hàng xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, trong khi các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển theo kịp tương ứng.Vậy liệu có sự lan tỏa của các DN FDI xuất khẩu tới năng suất của các doanh nghiệp trong nước hay không ” ? Đó chính là giả thuyết thứ tư.

Giả thuyết H4: Có tác động lan tỏa từ các DN FDI xuất khẩu tới năng suất của các doanh nghiệp nội địa.

3.1.2 Chỉ định mô hình kiểm định các giả thuyết Để phân tích tác động của xuất khẩu tới năng suất các doanh nghiệp, tác giả chỉ định mô hình sau, dựa trên nghiên cứu của Arne Bigsten, Mulu Gebreeyesus (2008):

Trong đó Yit đại diện cho các kết quả khác nhau của doanh nghiệp (TFP, năng suất lao động (Q / L), giá trị gia tăng trên mỗi lao động (VA / L), việc làm, cường độ vốn (K / L), và mức lương trung bình của công nhân sản xuất và phi sản xuất); Export là xuất khẩu và các biến kiểm soát bao gồm các biến giả cho ngành, năm và quy mô của công ty.

Trong mô hình chỉ định nghiên cứu ở Việt Nam, tác giả tập trung đánh giá tác động của xuất khẩu tới TFP, năng suất lao động của doanh nghiệp, và biến kiểm soát sẽ bao gồm các biến đặc trưng quy mô, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất, vùng miền kinh tế, các biến đặc trưng của doanh nghiệp như là mức trang bị vốn trên lao động, tiền lương trung bình, số năm hoạt động.

3.1.2.1 Mô hình kiểm định giả thiết H1: Có tác động tích cực của xuất khẩu lên TFP và năng suất lao động của các doanh nghiệp. Để kiểm định cơ “ chế học hỏi thông qua xuất khẩu, nghiên cứu áp dụng mô hình nghiên cứu thực nghiệm của Bernard và Jensen (1997, 1999, 2003) Theo đó, để đo lường cơ chế học hỏi thông qua xuất khẩu, nghiên cứu sử dụng biến phụ thuộc là TFP và năng suất lao động Tác giả sử dụng biến TFP để đo lường cơ chế học hỏi thông qua xuất khẩu với lý do: (i) các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu có thể học hỏi thông qua thị trường nước ngoài có thể dẫn đến sự phát triển công nghệ (Hejazi và Safarian, 1999;

AW và cộng sự, 2007) mà điều này sẽ dẫn đến hiệu quả doanh nghiệp; (ii) cải thiện năng suất có thể phản ánh sự thành công của doanh nghiệp trong việc ứng dụng kiến thức mới vào trong sản xuất Do vậy, sử dụng chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp để đại diện cho học hỏi thông qua xuất khẩu sẽ giúp hiểu sâu hơn những lợi ích khác nhau mà doanh nghiệp có thể đạt được từ ” giao thương quốc tế. Đối với biến độc lập, biến chính trong mô hình nghiên cứu là biến xuất khẩu.Trong mô hình nghiên cứu định lượng, biến xuất khẩu sẽ đánh giá việc khi doanh nghiệp tham gia hay không tham gia xuất khẩu có ảnh hưởng hay không ảnh hưởng tới năng suất (Bernard và Jensen, 1999; Salomon và Jin, 2008; Salomon và Shaver, 2005). Đối với biến kiểm soát, “ nghiên cứu sử dụng sử dụng các yếu tố sau đưa vào mô hình thực nghiệm Đầu tiên, là các biến kiểm soát liên quan đến đặc điểm của doanh nghiệp bao gồm quy mô của doanh nghiệp, hình thức sở hữu và tuổi của doanh nghiệp. Các nghiên cứu thực nghiệm thì cho thấy doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thì hoạt động hiệu quả hơn là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và doanh nghiệp lớn thường có tính kinh tế theo quy mô hơn doanh nghiệp nhỏ (Majumdar, 1997; Taymaz, 20005; Alvarez và Crespi, 2003) Đối với hình thức sở hữu thì các nghiên cứu của Bartelsman và cộng sự (2000); Demsetz and Villalonga (2001); Criscuolo (2005) cho thấy loại hình sở hữu và các biến đặc trưng của doanh nghiệp Nhóm biến liên quan đến ngành, vùng kinh tế được đưa vào mô hình để kiểm soát sự khác biệt về năng suất theo ngành vùng, miền, quy mô, loại hình doanh nghiệp Nhóm biến liên quan đến đặc điểm của doanh nghiệp bao gồm tuổi doanh nghiệp, mức trang bị vốn trên lao động, mức tiền lương trung bình của doanh nghiệp, Các nghiên cứu thực cho thấy vai trò của các yếu tố bên trong doanh nghiệp có tác động tích cực lên năng suất (xem Cohen và Levinthal, 1990; Albornoz và cộng sự, 2007 ” ; Garcia và cộng sự, 2012)

Theo đó, mô hình 1 kiểm định giả thiết H1: Có tác động tích cực của xuất khẩu lên TFP và năng suất lao động của các doanh nghiệp như sau tfpijt = 1 + 2 giatrixkijt +3 lcijt +4klijt +5tuoiijt +6 tuoi2ijt +7 Lhdn +8 Vung

+9Nganhj +10quymo +eijt (3.2) nsldijt = 0 + 1 nsld1ijt + 2 giatrixkijt +3 lcijt +4klijt +5tuoiijt +6 tuoi2ijt +7

Lhdn +8 Vung +9Nganhj +10quymo +eijt (3.3)

Bảng 3.1 Ký hiệu, giải thích và kỳ vọng chiều tác động của các biến số trong mô hình 1

Ký hiệu biến số Giải thích Kỳ vọng chiều tác động Nhóm biến phụ thuộc tfpijt Năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t nsldijt: Năng suất lao động của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t

Nhóm biến độc lập giatrixkijt Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t, biến này được biểu thị qua giá trị gia tăng của các doanh nghiệp xuất khẩu.

+ nsld1ijt: Năng suất lao động của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t-1

Nhóm biến đặc trưng doanh nghiệp tuoiijt Tuổi của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t +/- tuoi2ijt Tuổi bình phương của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t

+/- lcijt Tiền lương trung bình của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t

+/- klijt Mức trang bị vốn trên đầu người của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t

+/- vngijt Tỷ lệ vốn vay bên ngoài +/-

Lhdn Biến giả loại hình doanh nghiệp +/- quymo Biến giả quy mô doanh nghiệp +/-

Nhóm biến kiểm soát vùng; ngành

Vung Biến giả vùng( 8 vùng địa lý Việt Nam) +/-

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

3.1.2.2 Mô hình kiểm định giả thuyết H2: Có sự khác biệt giữa doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu lên TFP, năng suất lao động theo từng quy mô doanh nghiệp, nhóm ngành nghề xuất khẩu chính, loại hình doanh nghiệp

Nghiên cứu dựa trên “ giả thuyết rằng ngành nghề xuất khẩu cũng ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp Cụ thể là các doanh nghiệp xuất khẩu ở những ngành nghề đang chiếm ưu thế, được chú trọng phát triển, có hỗ trợ của chính phủ thì có năng suất cao hơn Lý do khi có sự hỗ trợ của chính phủ cũng như có lợi thế phát triển thì sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp xuất khẩu cải thiện việc sản xuất Mặt khác, các ngành nghề có trình độ công nghệ sản xuất cao hơn sẽ dễ dàng hấp thụ những hiệu ứng tích cực từ xuất khẩu hơn Ngành nghề được xác định trong nghiên cứu được xác định dựa theo bảng ngành, nghề của VSIC (2007) Thêm vào đó mô hình cũng nghiên cứu thêm tương tác của loại hình doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp được xác định theo kết quả khảo sát với 13 loại hình DN Việt Nam qui định Tác giả dựa vào luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2014, gộp thành 3 loại hình: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân ” Mô hình nghiên cứu chỉ định như sau : tfpijt = 0 + 1 giatrixkijt +2 lcijt +3klijt +4tuoiijt +5 tuoi2ijt +6 vung + 7 xktnship +8 xkfornship +9xknganhnl+10xknganhkk+ 11xknganhcb +12xkdnvuavanho +eijt (3.4) nsldijt = 0 + 1 giatrixkijt +2 LCijt +3KLijt +4tuoiijt +5 tuoi2ijt +6 vung + 7 xktnship +8 xkfornship +9xknganhnl+10xknganhkk+ 11xknganhcb +12xkdnvuavanho + 13 nsld1ijt +eijt (3.5)

Bảng 3.2 Ký hiệu, giải thích và kỳ vọng chiều tác động của các biến số trong mô hình

Ký hiệu biến số Giải thích Kỳ vọng chiều tác động Nhóm biến phụ thuộc tfpijt Năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t nsldijt: Năng suất lao động của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t

quả Kết ước lượng

30,000 Doanh nghiệp không xuất khẩu Doanh nghiệp xuất khẩu 20,000

Ngành nôngNgành khaiNgành công lâmkhoángnghiệp chế biến

Hình 3.4: Tỷ lệ doanh nghiệp không xuất khẩu và xuất khẩu trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2010-2016 xét theo ngành nghề

Nguồn: Dữ liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê

Qua đồ thị 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 cho thấy những DN xuất khẩu chủ yếu ở quy mô nhỏ và lớn, loại hình doanh nghiệp tư nhân, FDI Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cả xuất khẩu và không xuất khẩu chủ yếu tập trung ở hai khu vực Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng, ngành công nghiệp chế biến.

3.3.1 Năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp

Từ kết quả ước lượng năng suất và “ năng suất nhân tố tổng hợp (TFP), vốn và lao động đều tác động dương lên giá trị sản lượng đầu ra của doanh nghiệp và có ý nghĩa thống kê hồi quy theo OP, hồi quy theo LP và hồi quy theo GMM Kết quả nghiên cứu cho thấy TFP trung bình theo các phương pháp khác nhau dao động từ 4,5 đến 4,621 lần Kết quả ước lượng TFP theo các kỹ thuật khác nhau này phù hợp với nghiên cứu của Van Biesebroeck (2003) cho rằng các kết quả ở các kỹ thuật ước lượng khác nhau có cùng mức độ tương đồng với nhau Trong luận án này, nghiên cứu sử dụng kết quả ước tính TFP theo Levinsohn và Petrin Theo bảng 3.6 thì kết quả ước tính TFP trung bình theo kỹ thuật của Levinsohn và Petrin (2003) là 4,621 Ý nghĩa của 4,621 là khi các yếu tố vốn và lao động không đổi, nhờ có tiến bộ công nghệ làm tăng giá trị sản lượng đầu ra ” lên 4,621ần.

Bảng 3.6 Kết quả ước lượng hàm sản xuất và ước tính TFP

Hồi quy theo LP Hồi quy theo OP Hồi quy GMM

Nguồn: Tác giả ước lượng từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp

Ta nhận thấy, “ nhìn chung TFP các doanh nghiệp xuất khẩu cao hơn TFP của các doanh nghiệp không xuất khẩu Trung bình TFP có xu hướng gia tăng dần trong giai đoạn 2010-2016, chỉ có năm 2013, 2014 giảm nhẹ Năm 2015, 2016 năng suất của các doanh nghiệp có xuất khẩu có bước tiến cao hơn hẳn so với những năm trước Như vậy có thể thấy, trong thời kỳ nghiên cứu, các doanh nghiệp xuất khẩu, cũng như nhà nước cũng đã tích cực trong việc nâng cao năng suất.

Bảng 3.7: TFP của doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu

Trung bình 4.046 4.049 4.836 4.415 4.067 4.601 4.827 Doanh nghiệp xuất khẩu 5.439 5.489 5.865 5.753 5.947 6.808 6.852 Doanh nghiệp không xuất khẩu 3.852 3.816 4.702 4.224 3.786 4.276 4.381

Nguồn: Tác giả ước lượng từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp

 Năng suất các nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp phân theo quy mô

Kết quả tính toán “ trong số liệu điều tra cho thấy hiện tại ở Việt Nam, các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thì năng suất nhân tố tổng hợp cao hơn Điều này cũng được lý giải bởi những doanh nghiệp càng lớn thì thường có lực lượng sản xuất có trình độ kỹ thuật cao, có đội ngũ cán bộ hậu chuẩn, có tổ chức nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tham gia cạnh tranh kỹ thuật cao, nó thúc đẩy mạnh mẽ tăng năng suất nhân tố tổng hợp Ngược lại những doanh nghiệp nhỏ có quy mô hạn hẹp, lực lượng sản xuất yếu hơn, phạm vi hoạt động chưa tán rộng nên vẫn chưa thúc đẩy mạnh được tăng năng suất nhân tố tổng hợp Những doanh nghiệp có quy mô lớn vẫn duy trì đà tăng trưởng qua các năm trừ năm 2012, còn doanh nghiệp có quy mô vừa thì TFP không có sự khác biệt nhiều qua các năm, doanh nghiệp có quy mô nhỏ cũng có xu hướng tăng dần tuy nhiên sự tăng trưởng ” không bền vững.

Bảng 3.8: TFP theo quy mô doanh nghiệp

Nguồn: Tác giả ước lượng từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp

 Năng suất các nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu phân theo vùng

Bảng 3.9: TFP của doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu theo vùng lãnh thổ

Trung bình 3.424 3.295 2.924 3.164 3.519 4.873 5.131 4.701 Doanh nghiệp xuất khẩu 5.823 5.098 3.744 5.289 4.519 4.938 6.584 6.009 Doanh nghiệp không xuất khẩu 3.191 3.115 2.873 3.061 3.410 4.867 4.805 4.534

Nguồn: Tác giả ước lượng từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp

TFP của các doanh nghiệp là không đồng đều theo từng vùng “ Theo kết quả cho thấy, khi xét chung cho toàn bộ doanh nghiệp thì vùng Đông Nam Bộ (vùng 7), Tây Nguyên (vùng 6), vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ( vùng 8) là có TFP cao nhất Xét riêng với doanh nghiệp xuất khẩu thì TFP vùng Đông Nam Bộ của các doanh nghiệp cũng cao nhất Theo số liệu điều tra dân số thì đây là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất cả nước do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống, chiếm 16,34% dân số Việt Nam Đây cũng là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm, có tỷ lệ đô thị hóa 50%, Đông Nam bộ là trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước Một mạng lưới dày đặc các khu công nghiệp, tập trung tập trung ở "tứ giác" thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vùng Tàu, có hệ thống cảng tốt và có hậu phương công nghiệp tốt Bên cạnh đó, vùng Kinh tế Đông Nam bộ có thành phố Hồ Chí Minh là vùng có hệ thống kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng, trung tâm y tế do đó là địa bàn có môi trường đầu tư hấp dẫn do đó thúc đẩy tăng trưởng TFP các doanh nghiệp của cả vùng Mặc dù, các doanh nghiệp ở TâyNguyên (vùng 6) chiếm tỷ lệ ít so với các vùng khác, nhưng TFP xét chung cho toàn bộ doanh nghiệp lại cao thứ 2 cả nước Thực tế, các tỉnh Tây Nguyên là vùng trọng điểm sản xuất cà phê, hồ tiêu của cả nước và là hai sản phẩm nông sản xuất khẩu ” chủ lực của

Tây Nguyên, có danh tiếng trên thị trường quốc tế. Đối với các doanh nghiệp “ xuất khẩu thì đứng sau vùng Đông Nam bộ là TFP của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng Đồng Bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới rộng lớn cho tiêu dùng và xuất khẩu, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nhân văn của vùng khá phong phú, phục vụ tốt cho du lịch và phát triển kinh tế Điều này cũng minh chứng một phần sự tác động của xuất khẩu nâng cao tính cạnh tranh hơn ” và thúc đẩy tăng năng suất.

Các vùng còn lại thì có năng suất nhân tố “ tổng hợp không chênh lệch nhau nhiều, chỉ vùng Bắc Trung Bộ (vùng 4), Tây Bắc Bộ (vùng 3) xét chung cho toàn bộ doanh nghiệp vùng là có năng suất nhân tố tổng hợp là thấp nhất Vùng Tây Bắc Bộ đặc điểm địa hình nhiều tiềm năng như khoáng sản, thủy điện, nông nghiệp, trình độ lao động cũng thấp,khai thác không hợp lý Tuy nhiên đối với vùng Bắc Trung Bộ (vùng 4) thì doanh nghiệp xuất khẩu TFP lại đứng thứ tư cả nước, điều này cũng chứng tỏ một phần ảnh hưởng tích cực của việc doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nâng cao ” năng suất.

 Năng suất các nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp phân theo 3 ngành

Bảng 3.10: TFP theo ngành nghề

Nguồn: Tác giả ước lượng từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp

Trong giai đoạn 2010-2016 thì TFP “ của các doanh nghiệp trong ngành khai khoáng lớn nhất, sau đó đến ngành công nghiệp chế biến Tuy nhiên năm 2015,

2016 ngành khai khoáng lại có xu hướng giảm, còn ngành công nghiệp chế biến TFP vẫn tiếp tục tăng trưởng Ngành nông lâm thủy sản là ngành có năng suất nhân tố thấp nhất cả nước Trong ngành này hiện tại chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng lao động còn thấp Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, đến cuối năm 2016, chỉ có 20,6% lao động cả nước đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, trong đó khu vực nông thôn chỉ có 12,8% Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo còn bất hợp lý, thiếu hụt nhân lực là kỹ sư thực hành, công nhân kỹ thuật ” bậc cao.

Công nghiệp chế biến 4.035 4.078 4.156 4.465 4.114 4.677 4.967Khai khoáng 4.723 5.963 5.693 5.331 6.707 5.636 5.429Nông –Lâm- Thủy sản 3.753 2.851 3.177 3.544 3.115 3.714 3.895

 Năng suất các nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 3.11: TFP theo loại hình sở hữu doanh nghiệp

Doanh nghiệp FDI 6.034 6.108 6.147 7.196 7.489 8.707 8.587 Doanh nghiệp nhà nước 4.009 3.285 3.800 3.529 2.693 3.250 3.535 Doanh nghiệp ngoài nhà nước 4.059 4.315 5.138 4.222 3.899 4.349 4.594

Nguồn: Tác giả ước lượng từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp

Kết quả cho thấy TFP ở “ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là vượt trội hơn Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đội ngũ công nhân viên quản lý trình độ cao, lao động tay nghề chuyên môn cao, áp dụng công nghệ thích hợp với trình độ lao động Đồng thời doanh nghiệp không chỉ có vốn đầu tư nước ngoài mà còn tiếp thu, học hỏi được công nghệ sản xuất khoa học ở nước ngoài dẫn tới việc sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, nên thúc đẩy tăng năng suất nhân tố tổng hợp Tiếp sau đó là TFP các doanh nghiệp ngoài nhà nước Doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng về số lượng doanh nghiệp lớn nhất trong cả nước (như phân tích ở trên), có TFP tăng dần theo từng năm, đây là một tín hiệu đáng mừng cho nên kinh tế khi khối doanh nghiệp này đóng vai trò nòng cốt dẫn dắt nền kinh tế phát triển. Khu vực kinh tế nhà nước gồm các doanh nghiệp có quy mô khá lớn và sử dụng nhiều lao động, tuy nhiên trình độ công nghệ, quản trị, chất lượng sản phẩm, cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý, thiếu liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác nên tốc độ tăng ” TFP thấp hơn so với 2 loại hình kia.

3.3.2 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy tác động lan tỏa của xuất khẩu đến năng suất nhân tố tổng hợp, năng suất lao động các doanh nghiệp

3.3.2.1 Kết quả ước lượng mô hình kiểm định giả thiết H1: Có tác động tích cực của xuất khẩu lên TFP và năng suất lao động của các doanh nghiệp. Đầu tiên, tác giả kiểm tra hiện tượng nội sinh của hai mô hình với biến phụ thuộc là TFP và năng suất lao đông Để kiểm tra hiện tượng nội sinh bằng cách: i) ước lượng mô hình bằng OLS và tạo phần dư, ii) ước lượng OLS cho mô hình giữa phần dư và các biến độc lập Kết quả cho thấy, đối với mô hình biến phụ thuộc là năng suất nhân tố tổng hợp có F- statistic rất nhỏ nên không có tương quan giữa các biến độc lập và nhiễu Do đó, vấn đề nội sinh trong mô hình đã được loại trừ Tuy nhiên, đối với mô hình biến phụ thuộc là năng suất lao động thì lại tồn tại vấn đề nội sinh vì F- statistic lớn (Xem chi tiết phụ lục 7) ” Vì vậy hai mô hình này sẽ có những phương pháp ước lượng khác nhau.

 Đối với mô hình biến phụ thuộc là năng suất nhân tố tổng hợp:

Sau khi đã kiểm tra loại trừ được “ vấn đề nội sinh trong mô hình thì tác giả kiểm định lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp Có 3 phương pháp thường được sử dụng là: ước lượng thô (pooled OLS), tác động cố định (FE) và tác động ngẫu nhiên (RE) Để quyết định lựa chọn mô hình Pooled OLS và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên, tiến hành kiểm định Breusch- Pagan Lagrangian với giả thuyết: H0: Hồi quy theo Pooled OLS và H1: Hồi quy theo ảnh hưởng ngẫu nhiên Kết quả kiểm định cho biết giá trị Prob > chi2

= 0,000 < 0,05 nên ta chấp nhận giả thuyết H1 Do vậy, mô hình Pooled OLS không thích hợp và ta sử dụng mô hình REM Để quyết định lựa chọn mô hình ảnh hưởng cố định và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên, tiến hành kiểm định Hausman với giả thuyết: H0 (Hồi quy theo ảnh hưởng ngẫu nhiên) và H1(Hồi quy theo ảnh hưởng cố định) Kết quả kiểm định cho biết mô hình FEM là mô hình thích hợp Tiến hành kiểm định Wooldridge test và kiểm định Modified Wald cho thấy mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan Với Mean VIF < 2, không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình ” Sau đó tác giả ước lượng lại có cluster robust để khắc phục khuyết tật.

 Đối với mô hình biến phụ thuộc là năng suất lao động

Tác giả sử dụng phương pháp GMM “ để khắc phục vấn đề nội sinh trong mô hình Sau đó, để đảm bảo tính hiệu quả và độ tin cậy của kết quả ước lượng GMM thì tác giả kiểm tra các giả thuyết liên quan như sự tự tương quan của phần dư, tính hợp lí của các biến công cụ và tính vững của các hệ số ước lượng Tác giả đã thực hiện nhiều lựa chọn các biến công cụ sao cho thỏa mãn những yêu cầu trong ước lượng GMM Kết quả kiểm tra cho thấy, kiểm định Arellano-Bond cho sự tự tương quan bậc 1 và bậc 2 của chuỗi phần dư mô hình với chỉ số tự do tổng hợp có giá trị p lần lượt là 0.000 và 0.483 (mô hình xét cho toàn mẫu), 0.004 và 0.306 ( mô hình xét cho doanh nghiệp xuất khẩu); điều đó cho thấy mô hình có sự tự tương quan bậc 1 và không có tự tương quan bậc 2 Kết quả kiểm định Sargan về tính hợp lí của các biến công cụ trong trường hợp mô hình có phương sai không đồng nhất có giá trị p bằng 0.572 ( mô hình xét cho toàn mẫu), 0.248 ( mô hình xét cho doanh nghiệp xuất khẩu) đều cho kết quả phù hợp Như vậy, các biến công cụ trong mô hình là các biến công cụ tốt để làm đại diện cho biến nội sinh trong mô hình Tính vững của các các hệ số ước lượng cũng được đảm bảo tốt khi giá trị ước lượng nằm trong giới hạn hệ số ước lượng theo Pooled OLS ” và FE.

Bảng 3.12: Kết quả hồi quy tác động của xuất khẩu đến TFP, năng suất lao động của doanh nghiệp

Toàn tfp (FEROBUST) mẫu nsld (GMM)

Doanh nghiệp tfp (FEROBUST) xuất khẩu nsld(GMM) giatrixk 0.0243*** 1.11e-08** 0.0407*** 0.0141**

Ghi chú: ‘***’, ‘**’ và ‘*’ chỉ ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%.

Nguồn: Tác giả ước lượng từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp Ảnh hưởng của xuất khẩu đến TFP, năng suất lao động của các doanh nghiệp được thể hiện như sau:

Dựa vào kết quả hồi quy bảng 3.12, “ hệ số ước lượng của biến giá trị xuất khẩu thuận chiều tới TFP và năng suất lao động ở cả toàn mẫu và khi xét riêng nhóm doanh nghiệp xuất khẩu Điều này nói lên khi doanh nghiệp tăng giá trị xuất khẩu tăng thì TFP, năng suất lao động cũng tăng Vì vậy xuất khẩu có tác động tích cực đến TFP, năng suất lao động của các doanh nghiệp Xét trên toàn bộ doanh nghiệp cho thấy, khi doanh nghiệp có sự gia tăng về xuất khẩu một đơn vị thì nó giúp các doanh nghiệp tăng 0.0243 đơn vị TFP và 1.11e-08 đơn vị năng suất lao động Nếu xét riêng nhóm doanh nghiệp xuất khẩu cho biết khi doanh nghiệp có sự gia tăng về xuất khẩu một đơn vị thì nó giúp các doanh nghiệp tăng 0.0407 đơn vị TFP và 0.0141 đơn vị năng suất lao động Các doanh nghiệp khi xuất khẩu sẽ năng cao được năng suất điều này được lý ” giải như sau:

Ngày đăng: 28/12/2022, 10:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w