1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô hình phát triển xanh hướng tới phát triển bền vững của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.DOC

77 4,1K 72
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô Hình Phát Triển Xanh Hướng Tới Phát Triển Bền Vững Của Singapore Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Thể loại bài luận
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 399 KB

Nội dung

Mô hình phát triển xanh hướng tới phát triển bền vững của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN XANH 4

1.1 Tổng quan về phát triển bền vững 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2.Các mặt của phát triển bền vững 8

1.1.2.1 Kinh tế 8

1.1.2.2 Xã hội 11

1.1.2.3 Môi trường 12

1.2 Tổng quan về phát triển xanh 13

1.2.2 Định nghĩa 13

1.2.3 Quy mô của phát triển xanh 14

CHƯƠNG II: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XANH CỦA SINGAPORE 19 2.1 Tổng quan về Singapore 19

2.1.1 Vị trí địa lý 19

2.1.2 Lịch sử 21

2.1.3 Xã hội 23

2.1.4 Kinh tế 24

2.1.4 Môi trường 28

2.2 Mô hình phát triển xanh của Singapore 29

2.2.1 Thay đổi từ người dân 30

2.2.2 Xây dựng môi trường pháp lý cho sự phát triển xanh 33

2.2.3 Xã hội hoá mô hình phát triển xanh 42

Trang 2

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT

NAM 47

3.1 Thực trạng của Việt Nam 47

3.1.1 Tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam 47

3.1.2 Chương trình phát triển bền vững của Việt Nam 56

3.2 Những kinh nghiệm thực tiễn rút ra cho Việt Nam từ mô hình phát triển xanh của Singapore 58

3.2.1Thay đổi nhận thức của người dân 58

3.2.2 Sản xuất chú trọng tới yếu tố môi trường 59

3.2.3 Xã hội hóa mô hình phát triển xanh 68

3.2.4 Định hướng tiêu dùng 69

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trong một thế kỷ vừa qua, nền kinh tế thế giới đã có sự phát triển mạnh mẽ.Chính trong thế kỷ này, xã hội loài người đã trải qua 2 cuộc cách mạng côngnghiệp và cách mạng công nghệ với nhiều thành tựu đi vào lịch sử Và cũng nhờvậy, trong nhiều lĩnh vực, ở nhiều quốc gia đã có những sự thay đổi kỳ diệu.Kinh tế thế giới trong thời gian này đã có những chuyển biến từ kinh tế phongkiến sang kinh tế tư bản ngày nay và đang tiến sâu vào một nền kinh tế tư bảnphiên bản mới, chủ nghĩa tư bản sáng tạo

Chúng ta không thể phủ nhận những thay đổi của đời sống con người do sựphát triển kinh tế mang lại Nhờ có khoa học công nghệ, cuộc sống của chúng tangày nay càng trở nên thoải mái, tiện nghi và hoàn thiện hơn Nhưng chúng tacũng đang phải đứng trước những khó khăn mà muốn phát triển hơn nữa loàingười cần phải dũng cảm vượt qua Đó là sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâusắc, đó là sự suy thoái về lối sống, sự suy đồi về đạo đức của một bộ phận nhỏnhững người mới, và đó chính là sự ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề hơn.Nhưng những khó khăn này ta chỉ đang xét tởi ở tầm quốc gia, chúng ta còn phảiđối mặt với những khó khăn to lớn hơn mà đòi hỏi loài người phải chung tay tìm

ra giải pháp thay đổi Đó chính là những vấn đề toàn cầu hiện nay: là sự khủnghoảng, là vấn đề nóng lên của trái đất, ô nhiễm nặng nề gây ra những vấn đề nhưthủng tần ozon, hiệu ứng nhà kính…

Những khó khăn trên đòi hỏi nhân loại phải tìm ra một con đường đi mới, conđường phát triển đảm bảo cho cuộc sống của chúng ta cũng như những thế hệsau trong tương lại Và đó cũng chính là lý do tại sao chúng ta hướng tới một sựphát triển xanh – một sự phát triển bền vững

Trang 4

Vì tính thực tiễn của vấn đề phát triển bền vững như đã đề cập ở trên, em đãchọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là:

Mô hình phát triển xanh hướng tới phát triển bền vững của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thông qua đề tài này, em cũng muốn có được một cái nhìn sâu hơn, kiến thứcrộng hơn về “phát triển xanh” cũng như “phát triển bền vững” vì đó là mục đíchphấn đấu của xã hội, của loài người chứ không đơn thuần là một khái niệm đượcđưa ra để nghiên cứu Và cũng thông qua việc tìm hiểu về nước bạn – Singaporexanh, em cũng sẽ có được những bài học về quá trình phát triển mà nước bạn đã

và đang tiếp tục áp dụng trên con đường đi đến một sự phát triển bền vững Và

từ đó, em hy vọng mình sẽ góp một phần nhỏ bé vào quá trình giúp nước ta trongquá trình phát triển

Với những mục đích trên, đề tài nghiên cứu của em sẽ có kết cấu gồm 3chương:

Chương I: Tổng quan về phát triển bền vững và phát triển xanh

Chương II: Mô hình phát triển xanh của Singapore

Chương III: Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để hoàn thành luận văn trên, em đã sử dụng kết hợp các phương pháp kinh tếnhư phương pháp logic, phân tích thống kê, phương pháp tổng phân hợp

Trong quá trình hoàn thành bài báo cáo này, em đã nhận được sự giúp đỡ củaThạc sĩ Nguyễn Thị Hải Yến – giảng viên bộ môn Kinh tế học, đại học NgoạiThương Hà Nội Do kinh nghiệm thực tế còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên

đề tài của em còn thiếu sót Em mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô để khóa

Trang 5

luận này được hoàn thiện hơn, đạt được kết quả tốt và hơn hết để giúp em nângtầm hiểu biết của mình, tạo tiền đề phấn đấu trong tương lại.

Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

VÀ PHÁT TRIỂN XANH

1.1 Tổng quan về phát triển bền vững

1.1.1 Khái niệm

Trên thế giới, thuật ngữ “phát triển bền vững” được biết đến từ những năm

70 của thể kỷ trước, tuy nhiên vào thời bấy giờ nhân loại vẫn chưa có một hìnhdung cụ thể về nội hàm và con đường để đi tới phát triển bền vững Song kháiniệm này cũng khuấy động các nhà khoa học về kinh tế, xã hội, môi trường….Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển

về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tươnglai Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thếgiới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó

Đặc biệt trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội

Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) năm 1980, nộidung của phát triển bền vững đã được đưa ra như sau:

“Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học.”

Khái niệm này đã được phổ biến nhờ báo cáo Brundtland vào năm 1987 của

Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới – WCED (nay là Ủy ban Brundtland).Theo báo cáo này, phát triển bền vững được hiểu là:

Trang 7

“Sự phát triển có thể đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.” 1

Nói cách khác, phát triển bền vững phải đảm bảo có sự phát triển kinh tế hiệuquả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ Để đạt được điều này,tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, chính phủ và các tổ chức xã hội phải bắttay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội –môi trường

Trên đây là những khái niệm đầu tiên về phát triển bền vững, tuy nhiên chođến nay, các nhà khoa học, trên các lĩnh vực và diễn đàn khác nhau vẫn chưa đưa

ra một định nghĩa nào thống nhất Dưới đây là một số định nghĩa về phát triểnbền vững tồn tại trên thế giới:

- Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết pháttriển bền vững, nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo

vệ Môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế

- Tác giả David Munro cho rằng: Bền vững không phải là mục tiêu chính

xác mà là một tiêu chuẩn đối với quan điểm và hành động, đó là: “Một quá trình

tiếp diễn, có tính lặp đi, lặp lại, thông qua kinh nghiệm trong việc quản lý các hệ thống phức hợp, được tích lũy lại, được đánh giá và được vận dụng”

- Stephan Viederman xác định: “Bền vững không phải là vấn đề kỹ thuật

cần giải quyết, mà là một tầm nhìn vào tương lai, đảm bảo cho chúng ta một lộ trình và giúp tập trung chú ý vào một tập hợp các giá trị và những nguyên tắc mang tính luân lý và đạo đức để hướng dẫn hành động của chúng ta”

1 Theo wikipedia http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_b%E1%BB%81n_v%E1%BB

Trang 8

Tựu chung lại, mặc dù còn tồn tại nhiều định nghĩa về phát triển bền vững trênthế giới, nhưng tất cả đều đi tới một sự thống nhất có tính tương đối về khía cạnh

và bản chất của phát triển bền vững Mỗi mục tiêu phát triển đều có vị trí riêngcủa nó, song nó phải gắn với những lợi ích khác để đi tới sự phát triển tối ưu cho

cả nhu cầu hiện tại và tương lại của xã hội loài người

Khái niệm “Phát triển bền vững” bắt đầu phát triển trên thế giới từ nhữngnăm 70 của thế kỷ trước và được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập niên

80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX Dù xuất hiện khá muộn ở nước ta, nhưngkhái niệm này đã được nghiên cứu và phát triển khá rộng

Thuật ngữ này được giới khoa học tiếp thu nhanh, cùng với đó là hàng loạt

những nghiên cứu liên quan mà ta có thể kể tới như: Tiến tới môi trường bền vững (1995 – Trung tâm tài nguyên và môi trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội)

trong đó cho ta thấy tiền trình này đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững

về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trường và bền

vững về mặt kỹ thuật; Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam – giai đoạn I (2003 – Viện Môi trường và phát triển bên

vững, Hội liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tiến hành) cùng với sựtham khảo kinh nghiệm từ các nước Trung Quốc, Anh và Mỹ tác giả đã đưa ratiêu chí cụ thể của phát triển bền vững là bền vững về kinh tế, xã hội và môi

trường; Đổi mới chính sách xã hội – Luận cứ và giải pháp (1997 – Phạm Xuân

Nam) Trong công trình này, tác giả làm rõ 5 hệ chỉ báo thể hiện quan điểm pháttriển bền vững: Phát triển xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triểnchính trị, tinh thần, trí tuệ, và cuối cùng là chỉ báo quốc tế về phát triển Nhìnchung các công trình nghiên cứu này đều định hướng theo khái niệm phát triển

Trang 9

cấp độ vùng miền hay các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội vẫn chưa đượcchỉ rõ.

Bên cạnh đó, ngay từ những ngày đầu của công cuộc đổi mới, nhằm hướngtới phát triển, nhà nước ta đã có chủ trương gắn liền phát triển kinh tế với pháttriển xã hội, nhằm hướng tới một sự phát triển dài hạn Tại đại hội Đảng VI đãnêu rõ:

Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội nhưng mục tiêu xã hội lại là mục đích của hoạt động kinh tế 2(Văn kiện đại hộiĐảng VI, nhà xuất bản sự thật) Từ đó, chúng ta cũng đưa một khái niệm chungcho phát triển bền vững:

Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường

Phát triển kinh tế gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo, môi trường thiên nhiên, gìn giữ đa dạng sinh học 3 (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần XI, tr 162, Nhà xb chính trị quốcgia Hà Nội)

Có thể thấy rằng, ở Việt Nam khái niệm về phát triển bền vững có xu hướng

đi theo khái niệm của Brundtland, trong đó sự phát triển để hướng tới sự lâu dàidược thể hiện qua ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường Theo đó, sự phát triểnkinh tế phải gắn liền với lợi ích phát triển của xã hội, nhằm hướng tới những lợiích xã hội như: giảm chênh lệch giàu nghèo, tăng lợi ích công cộng, gia tăng chấtlượng cuộc sống Ngoài ra sự phát triển của kinh tế cũng không thể tách rời với

sự phát triển của những công nghệ mới, những nguyên liệu và năng lượng mới

2 Văn kiện đại hội Đảng VI, nhà xuất bản Sự thật

Trang 10

Con người phát triển những nguồn năng lượng sạch và dần chuyển sang sử dụngnhững nguồn năng lượng có thể tái tạo được như sức gió, năng lượng mặt trời

1.1.2.Các mặt của phát triển bền vững

Theo khái niệm Phát triển bền vững của Brundtland mà Việt Nam có xu hướngnghiên cứu theo thì phát triển bền vững được đồng ý có sự tác động trên cả bamặt gồm có kinh tế, xã hội và môi trường

1.1.2.1 Kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc

tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quântrên đâu người (PCI) trong một thời gian nhất định

Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế Nó

bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thểchế kinh tế, chất lượng cuộc sống

Qua hai khái niệm ta có thể thấy được sự khác nhau giữa tăng trưởng kinh tế

và phát triển kinh tế Nếu như tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về vật chất, sốlượng, tích luỹ và bành trướng thì phát triển - với phạm vi rộng hơn, nó bao hàm

cả tăng trưỏng kinh tế Cùng với đó, sự phát triển còn quan tâm tới tiềm năng,phẩm chất, phục vụ con người một cách toàn diện, về vật chất lẫn tinh thần Phát triển bền vững về mặt kinh tế nghịch với gia tăng sản xuất không giớihạn, chinh phục thị trường bằng mọi cách, thương mại hóa bất cứ hàng hóa hoặcdịch vụ nào, tìm lợi nhuận tối đa trong mọi hoàn cảnh Phát triển bền vững kinh

tế đòi hỏi phải cân nhắc ảnh hưởng bây giờ hay sau này của hoạt động và tăngtrưởng sản xuất lên chất lượng cuộc sống, cứu xét xem có gì bị hư hại, bị phí

Trang 11

Theo quan điểm của trường phái phát triển bền vững, thì sinh lực kinh tế củamột xã hội tùy thuộc vào khả năng giải quyết vấn đề giá trị thặng dư bằng cách

sử dụng giá trị thặng dư để trao đổi và bù đắp những thiệt hại do sự phát triểnkinh tế đơn thuần gây ra Giá trị thặng dư có thể được tạo ra bằng cách nâng caonăng suất, đổi mới công nghệ… Đối với những sản phẩm được chế tạo nguồngốc thiên nhiên, vấn đề chủ yếu là phải xét xem tài nguyên thiên nhiên đó có khảnăng tái tạo hay không Nếu không thì phải tiến hành nghiên cứu và chế tạo cácsản phẩm có khả năng thay thế Muốn vậy, phải cộng thêm vào giá thành sảnphẩm làm từ tài nguyên không tái tạo một loại chi phí khác đủ để nghiên cứu vàphát triển các sản phẩm thay thế Nói cách khác, bền vững về kinh tế đòi hỏi nềnkinh tế phải tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người cao; cơ cấu kinh tếphải hợp lý, đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định; lấy hiệu quả kinh tế - xã hộilàm tiêu chí phấn đấu cho tăng trưởng

Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hayGDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sảnphẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất tra trong phạm vi một lãnh thổ trongmột khoảng thời gian nhất định, thường là một năm

GDP bình quân theo đầu người của mọt quốc gia hay lãnh thổ tại một thờiđiểm nhất định là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ nàytại thời điểm đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó Hiện nay mặc dùGDP đang được sử dụng rộng rãi với giá trị như một chỉ số, tuy nhiên nó cũngcòn gây nhiều tranh cãi trong đó bao hàm cả ý nghĩa của sự phát triển bền vững.Nói cách khác, nếu chỉ dựa vào sự tăng lên của GDP của một nền kinh tế thìkhông thể khẳng định nền kinh tế đó phát triển bền vững GDP của một nướchay một vùng lãnh thổ có thể tăng lên đang kể nhờ vào việc khai thác tài nguyên

Trang 12

hay nhờ vào nguồn vốn đầu tư được rót vào nó Lấy một ví dụ đơn giản, trữlượng lớn về phosphates làm cho người dân Nauru trở thành một trong nhữngngười có thu nhập bình quân cao nhất trên thế giới, song, từ năm 1980 khi nguồncung cấp giảm thì chất lượng cuộc sống của họ lại giảm đi.Tương tự với nhữngnước có trữ lượng dầu lửa lớn Họ có thể có sự sung túc không cần đến sản xuất,tuy nhiên nó sẽ không thể như vậy khi không thể khai thác dầu

Vì lý do trên, chúng ta không thể chỉ xét sự phát triển bền vững về kinh tế chỉbằng sự tăng trưởng của GDP hay GDP bình quân đầu người của một quốc giahay vùng lãnh thổ Bên cạnh đó, ta phải xem xét đến một cơ cấu kinh tế hợp lý,đảm bảo cho sự tăng trưởng của GDP ổn định Để phát triển bền vững, cơ cấunền kinh tế không được phụ thuộc vào khai thác tài nguyên hay tăng trưởng dođầu tư ồ ạt mà không đạt hiệu quả kinh tế Ta đã thấy hậu quả trong phát triểncủa việc tăng trưởng dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức ở những

ví dụ trên Vậy việc đầu tư ồ ạt, liệu có đưa đến những hậu quả về phát triển nhưvậy

Ta có thể thấy rằng, vốn là một yếu tố quan trọng trong phát triển và thúc đẩy

sự phát triển Bất kỳ một quốc gia, một nền kinh tế nào cũng cần có vốn để pháttriển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất… Tuy nhiên khi mộtluồng tiền vào ồ ạt và nền kinh tế không thể hấp thụ kịp những nguồn vốn nàythì sẽ cho ta thấy sự non yếu của nền kinh tế Khi luồng tiền đầu tư vào nhiều,chỉ số tăng trưởng sẽ tăng lên Cũng có thể nói, tăng vốn đồng nghĩa với tăngtrưởng Tuy nhiên vốn này không được sử dụng hiệu quả, vì một hay nhiều lý donào đó như cơ sở hạ tầng kém, quản lý chưa chuyên nghiệp hay năng lực sảnxuất có hạn, thì dần dần nền kinh tế không được rót vốn vào nữa Kèm theo đó là

Trang 13

phụ thuộc quà nhiều vào đầu tư mà không tạo nên hiệu quả thì sự phát triển đókhông thể lâu dài và tạo ra giá trị bền vững Có thể nói rằng, để xây dựng mộtmột nền kinh tế bền vững, ta nên chú trọng vào nghiên cứu để cải tiến côngnghệ, phát triển công nghiệp xanh, tìm ra những nguyên liệu có thể tái chế vàkhông ảnh hưởng tới môi trường Có như vậy, nền kinh tế mới có thể mạnh mẽtạo ra giá trị thặng dư mang tính dài hạn.

Ta cũng không thể quên rằng, sự phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xãhội bởi mục đích cuối cùng của phát triển bền vững là nâng cao cuộc sống củacon người, hướng con người tới một thế giới tốt đẹp hơn

sự phát triển kinh tế cần phải đi đôi với phát triển xã hội, bởi mục đích cuối cùngcủa mội sự phát triển đều nhằm hướng tới sự phát triển của xã hội loài người,nhằm nâng cao cuộc sống cho con người Trên thế giời cũng đã đưa ra nhữngtiêu chí cho sự phát triển của xã hội như hệ số Gini – dùng để biểu thị độ bấtbình đẳng trong phân phối thu nhập Hệ số Gini có giá trị từ 0 đến 1 Chỉ số Gini(Gini Index) là hệ số Gini được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm, được tínhbằng hệ số Gini nhân với 100 Hệ số Gini thường được sử dụng để biểu thị mức

độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các tầng lớp cư dân Số 0 tượngtrưng cho sự bình đẳng thu nhập tuyệt đối (mọi người đều có cùng một mức thu

Trang 14

nhập), số 1 tượng trưng cho sự bất bình đẳng thu nhập tuyệt đối (một người cótoàn bộ thu nhập, trong khi tất cả mọi người khác không có thu nhập) Hệ sốGini cũng được dùng để biểu thị mức độ chênh lệch về giàu nghèo Bên cạnh đó

để đánh giá sự phát triển xã hội chúng ta còn sửa dụng chỉ số phát triển conngười HDI Phát triển con người chính là, và phải là, sự phát triển mang tínhnhân văn Đó là sự phát triển vì con người, của con người và do con người.Quanđiểm phát triển con người nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho ngườidân và tạo điều kiện để họ thực hiện sự lựa chọn đó (có nghĩa là sự tự do).Những lựa chọn quan trọng nhất là được sống lâu và khỏe mạnh, được học hành

và có được một cuộc sống ấm no Chỉ số phát triển con người (HumanDevelopment Index - HDI) là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệbiết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới HDIgiúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia Chỉ số nàyđược phát triển bởi một kinh tế gia người Pakistan là Mahbub ul Haq vào năm

1990 HDI là một thước đo tổng quát về phát triển con người Nó đo thành tựutrung bình của một quốc gia theo ba tiêu chí sau:

1 Sức khỏe: Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trungbình

2 Tri thức: Được đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học cáccấp giáo dục (tiểu học, trung học, đại học)

3 Thu nhập: Mức sống đo bằng GDP bình quân đầu người

1.1.2.3 Môi trường

Như đã phân tích ở trên, với phạm trù phát triển bền vững được nghiên cứu

Trang 15

ta phải giải được bài toán do môi trường đặt ra Trong bất kỳ phương án quyhoạch phát triển nào theo hướng bền vững cũng đều phải tính toán kỹ mối tácđộng qua lại giữa con người và thiên nhiên sao cho sự phát triên kinh tế - xã hộikhông làm suy thoái hoặc hủy diệt môi trường, bảo tồn tài nguyên, ngăn chặn ônhiễm.

1.2 Tổng quan về phát triển xanh

1.2.2 Định nghĩa

Hiện nay, trên thế giới, cụm từ phát triển bền vững đã trở nên phổ biến, nó trởthành một mục tiêu cho sự phát triển của nhiều quốc gia cũng như vùng lãnh thổ.Bên cạnh đó, ta cũng có thể thấy có sự xuất hiện của một thuật ngữ mới đó là

“phát triển xanh”

Phát triển xanh là một khái niệm về sự phát triển hướng tới bền vững của mộtđất nước hay vùng lãnh thổ Tuy nhiên cụm từ này thường được sử dụng trongviệc quản lý, quy hoạch và sử dụng tài nguyên đất bao gồm quy hoạch thànhphố, kiến trúc, lên kế hoạch phát triển môi trường hay xây dựng khu côngnghiệp Điểm khác nhau cơ bản giữa phát triển xanh với phát triển bền vững đóchính là sự phát triển xanh nhằm tới sự bền vững về môi trường thông qua nhữngquyết định về kinh tế và xã hội

Chúng ta đều biết nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới là có hạn Và khicon người sử dụng tài nguyên để phát triển kinh tế sẽ làm tài nguyên nghèo đitheo sự lớn lên của nền kinh tế Nói cách khác, nếu con người lạm dụng vào tàinguyên thì có thể sự phát triển kinh tế không làm chúng ta giàu lên mà có thểlàm chúng ta “nghèo” đi Nhận thức được vấn đề này, loài người ngày càng hiểu

rõ hơn tầm quan trọng của việc phát triển gắn liền với sự bảo tồn tự nhiên, bảo

Trang 16

vệ môi trường và tìm kiếm nguồn năng lượng mới Chính vì lý do trên, phát triểnxanh trở thành một mục đích cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực, nhiều nềnkinh tế.

1.2.3 Quy mô của phát triển xanh

Phát triển xanh là một khái niệm gắn bó chặt chẽ với phát triển bền vững Nóhướng tới một sự phát triển thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng cuộcsống và đảm bảo cho sự phát triển của tương lại Chính vì những lý do trên, nộihàm của phát triển xanh cũng bao trùm lên những nội dung của phát triển bềnvững Đó là sự phát triển trên cả ba phương diện: Kinh tế, xã hội và môi trường.Theo đó, mỗi sự phát triển trên từng bình diện cuộc sống, kinh tế đề phải quantâm tới sự đảm bảo xanh – tự đảm bảo cho môi trường của chúng ta

Về kinh tế:

Để phát triển, một nền kinh tế cần vận hành để tăng khả năng tăng lên về mọimặt và hướng tới đảm bảo sự hoàn chỉnh về cơ cấu, thể chế kinh tế Để hướngtới sự phát triển xanh, các mặt của nền kinh tế phải phát triển theo hướng thânthiện với môi trường, với kết cấu hợp lý đảm bảo không gây tổn hại tới môitrường sống, ảnh hưởng tới lợi ích thế hệ tương lại Cụ thể, công nghiệp trong cơcấu ấy phải phát triển dựa trên những nguồn nguyên liệu tự nhiên, có thể tái chế

và không tạo ra chất thải công nghiệp gây ô nhiễm Một ví dụ dễ thấy đó chính làviệc sử dụng năng lượng gió để phát điện Các máy phát điện lợi dụng sức gió đãđược sử dụng nhiều ở các nước châu Âu, Mỹ và các nước công nghiệp phát triểnkhác Sau thảm họa Chernobyl (Ukraine 1986), cuộc đấu tranh đòi hủy bỏ cácnhà máy điện nguyên tử tại Đức diễn ra ngày càng mãnh liệt nên điện bằng sứcgió phát triển rất mạnh, sản lượng đã vượt xa sản lượng thủy điện và trở thành

Trang 17

nhất của điện bằng sức gió là không tiêu tốn nhiên liệu, không gây ô nhiễm môitrường như các nhà máy nhiệt điện, dễ chọn địa điểm và tiết kiệm đất xây dựng,khác hẳn với các nhà máy thủy điện chỉ có thể xây dựng gần dòng nước mạnhvới những điều kiện đặc biệt và cần diện tích rất lớn cho hồ chứa nước Các trạmđiện bằng sức gió có thể đặt gần nơi tiêu thụ điện, như vậy sẽ tránh được chi phícho việc xây dựng đường dây tải điện Ngày nay điện bằng sức gió đã trở nên rấtphổ biến, thiết bị được sản xuất hàng loạt, công nghệ lắp ráp đã hoàn thiện nênchi phí cho việc hoàn thành một trạm điện bằng sức gió hiện nay chỉ bằng 1/4 sovới năm 1986 Trạm điện bằng sức gió có thể đặt ở những địa điểm và vị trí khácnhau, với những giải pháp rất linh hoạt và phong phú Các trạm điện bằng sứcgió đặt ở ven biển cho sản lượng cao hơn các trạm nội địa vì bờ biển thường cógió mạnh Giải pháp này tiết kiệm đất xây dựng, đồng thời việc vận chuyển cáccấu kiện lớn trên biển cũng thuận lợi hơn trên bộ Dải bờ biển VN trên 3.000km

có thể tạo ra công suất hàng tỉ kW điện bằng sức gió Trên mái nhà cao tầngcũng có thể đặt trạm điện bằng sức gió dùng cho các nhu cầu trong nhà và cungcấp điện cho thành phố khi không dùng hết điện Trạm điện này càng có ý nghĩalớn hơn khi thành phố bất ngờ bị mất điện

Bên cạnh đó, sản phẩm công nghiệp được sử dụng nhằm mục đích phát triển

vì cộng đồng không gây ô nhiễm Khi người dân có ý thức hơn về việc bảo vệmôi trường từ trong hành vi lối sống của bản thân thì những sản phẩm xanh được

ưa chuộng và trở thành lợi thế cho các nhà sản xuất Có thể thấy một ví dụ cụ thể

là sản phẩm bóng giặt quần áo đã rất được ưa chuộng tại các khu vực phát triểnnhư Mỹ, Nhật, Hàn Quốc hay Hồng Kong Lợi thế của sản phẩm này là làm sạchquần áo mà không cần hóa chất hay bột giặt, giá cả hợp lý và đặc biệt nhờ sảnphẩm mà người tiêu dùng tiết kiệm được nước – một tài nguyên quý giá và tối

Trang 18

cần thiết cũng như không gây hại tới môi trường Một ví dụ minh họa cụ thể hơn,

đó chính là ngành công nghiệp ô tô, trên thế giới các ông lớn trong lĩnh vực chếtạo này đang có xu hướng phát triển sản phẩm của mình thân thiện với môitrường hơn thông qua việc giảm nhiên liệu tiêu thụ hay thay đổi nhiên liệu chạymáy truyền thống là xăng để đến với nguồn nguyên liệu thân thiện hơn nhưhydro hay năng lượng mặt trời

Cơ cấu kinh tế trong sự phát triển xanh không chỉ dừng lại ở việc phát triểnmột nền công nghiệp thận thiện hơn với môi trường Cơ cấu kinh tế cũng dầnthay đổi để phát triển về dịch vụ, những ngành công nghiệp không khói nhưnglại làm gia tăng chất lượng cuộc sống của người dân

Trong đó, nền nông nghiệp cũng đề cao tới sự tác động của bản thân nó tớimôi trường xung quanh Đó là mội trường nước, môi trường đất Ta không thể có

sự phát triển xanh, sự phát triển mang tính lâu dài khi mỗi người dân đều pháhoại chính nền đất mà chúng ta đang sống trên nó Với những công cụ canh táclạc hậu, chính sự sản xuất nông nghiệp lạc hậu cũ kỹ làm xói mòn dần đất đaicủa chúng ta Như những gì phân tích ở trên, ta có thể thấy phát triển xanhkhông chỉ bao quanh ngoài vấn đề kinh tế, nó còn đi sâu hơn vào trong cơ cấunền kinh tế, cụ thể là từng ngành, từng lĩnh vực của một nền kinh tế Để hướngtới phát triển bền vững là sự phát triển bền vững của từng tế bào nền kinh tế

Về xã hội:

Mục đích của sự phát triển trong xã hội loài người luôn là vì cộng động và đểnâng cao chất lượng cuộc sống người dân Như đã đề cập ở trên, xã hội phát triểnđồng bộ cả về cơ cấu sẽ là một xã hội với những lợi ích vì toàn dân

Trang 19

Cuộc sống phát triển xanh để mọi người hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn,khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần Trong sự gia tăng không ngừng về dân

số, sự thay đổi chóng mặt của công nghệ và biến đổi môi trường, cuộc sống củachúng ta có được hiện đại hơn nhưng cũng tiềm ẩn những khó khăn đe dọa vềmột đời sống lành mạnh Trong quá trình phát triển xanh, chúng ta xác định vaitrò của xã hội và sự phát triển của xã hội cũng là mục tiêu cần đạt đến Conngười phải là nhân tố hàng đầu để thúc đẩy sự phát triển xã hội Nói cách khác,chúng ta cần xây dựng một xã hội với nền móng từ những con người được đàotạo và tư duy phù hợp với sự phát triển đó

Nói ba mặt của sự phát triển luôn găn kết chặt chẽ với nhau là hoàn toàn hợp

lý Trong đó, kinh tế là một chân không thể thiếu trong chiếc kiềng ba chân của

sự phát triển Khi con người giàu có hơn và hành vi của họ ý thức về một sựphát triển xanh thì cũng là lúc họ ý thức hơn về trách nhiệm xã hội của bản thân.Mỗi người dân ý thức được phải làm cuộc sống của mình phải lành mạnh thì xãhội cũng từ đó đi lên theo hướng tích cực Nói tóm lại, để phát triển toàn xã hội,mỗi con người trong xã hội ấy phải đẩy xã hội đi lên theo hướng tích cực bằngchính hành vi của mình

Về môi trường:

Nói đến phát triển xanh, có thể nói là nói tới khái niệm của sự thân thiện vớimôi trường Trong đó, mọi người hướng về một cuộc sống xanh hơn – gần gũivới tự nhiên và bảo vệ tự nhiên như một cộng đồng Bởi cuộc sống của chúng tađược bao bọc bởi bầu khí quyển, ta thở bằng không khí để sống, uống nước vàlàm ra mọi vật từ đất Chúng ta có trách nhiệm phải gìn giữ cho những thế hệ sau

và cũng chính là đảm bảo cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn ở hiện tại

Trang 20

và trong tương lại Vì lẽ đó, yếu tố môi trường luôn là điều không thể thiếu trongtiêu chí đánh giá về sự phát triển xanh

Tóm lại, ta có thể thấy, cũng như phát triển bền vững, phát triển xanh tồn tạitrong ba mặt của sự phát triển là: kinh tế, xã hội và môi trường Mỗi mặt này lại

có sự tác động qua lại với nhau và trong đó yếu tố môi trường là một yếu tốkhông thể thiếu để ta xét một sự phát triển có thân thiện, xanh và bền vững haykhông

Trang 21

CHƯƠNG II: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XANH CỦA

Singapore nằm ở giao nhau của con đường Huyết mạch chính vận chuyểnhàng hải giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và eo biên Malacca Quốc đảonhỏ bé này được tổ hợp nên bởi hơn 50 hòn đảo trong đó Singapore là hòn đảolớn nhất, chiếm 9/10 diện tích toàn quốc Địa thế nơi đây phẳng đều, những eobiển giữa các hòn đảo chính là nơi neo đậu thuận tiện của các thuyền bè Nằm tạimột trong những giao lộ của thế giới, vị trí chiến lược của Singapore chính làmột yếu tố thuận lợi góp phần giúp quốc gia này phát triển thành một trung tâmquan trong trong các lĩnh vực thương mại, viễn thông và du lịch Singapore nốiliền Malaysia bởi hai cây cầu vượt, và những hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Riaucủa Indonesia chỉ cách quốc gia một chuyến tàu tốc hành Đối với Singapore vàPhilippine chỉ là một chuyến bay ngắn Đảo quốc Singapore có một phi trườnglớn phục vụ hơn 69 hãng hàng không Quả là đất nước "cửa ngõ" vào Đông Nam

Á Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương bao quanh bởinhiều đảo nhỏ khác Có hai con đường nối giữa Singapore và bang Juhor củaMalaysia — một con đường nhân tạo có tên Đường nối Johor-Singapor ở phíaBắc, băng qua eo biển Tebrau và chỗ nối thứ hai Tuas, một cầu phía Tây nối vớiJuhor Đảo Jurong, Pulau Tekong, Pulau Ubin và Sentosa là những đảo lớn nhất

Trang 22

của Singapore, ngoài ra còn có nhiều đảo nhỏ khác Vị trí cao nhất củaSingapore là đồi Bukit Timah với độ cao 166 m.

Singapore đã mở mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi, đáy biển vànhững nước lân cận Nhờ đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ 581,5 km² ởthập niên 1960 lên 697,25 km² ngày nay (xấp xỉ diện tích huyện Cần Giờ (thànhphố Hồ Chí Minh)), và có thể sẽ tăng thêm 100 km² nữa đến năm 2030

Vùng thành thị trước đây chỉ tập trung ở khu vực phía Bắc Singapore baoquanh sông Singapore, hiện nay là trung tâm buôn bán của Singapore, trong khi

đó những vùng còn lại rừng nhiệt đới ẩm hoặc dùng cho nông nghiệp Từ thậpniên 1960, chính phủ đã xây dựng nhiều đô thị mới ở những vùng xa, tạo nênmột Singapore với nhà cửa san sát ở khắp mọi miền, mặc dù Khu vực Trung tâmvẫn là nơi hưng thịnh nhất Ủy ban Quy hoạch Đô thị là một ban của chính phủchuyên về các hoạt động quy hoạch đô thị với nhiệm vụ là sử dụng và phân phốiđất hiệu quả cũng như điều phối giao thông Ban đã đưa ra quy hoạch chi tiết choviệc sử dụng đất ở 55 khu vực

Sự đô thị hóa đã làm biến mất nhiều cánh rừng mưa nhiệt đới một thời, hiệnnay chỉ còn lại một trong số chúng là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bukit Timah.Tuy nhiên, nhiều công viên đã được gìn giữ với sự can thiệp của con người, ví

dụ như Vườn Thực vật Quốc gia Không có nước ngọt từ sông và hồ, nguồncung cấp nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lạitrong những hồ chứa hoặc lưu vực sông Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượngnước, phần còn lại được nhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế - mộtloại nước có được sau quá trình khử muối Nhiều nhà máy sản xuất nước tái chếđang được đề xuất và xây dựng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu

Trang 23

Những bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của hòn đảo được tìm thấy trongnhững văn bản của Trung Quốc từ thế kỉ thứ 3 Hòn đảo là nơi chiếm đóng của

đế chế Sumatran Srivijaya và khởi đầu có tên theo tiếng Java là Temasek.

Temasek phát triển thành một thành phố thương mại thịnh vượng nhưng sau đódần dần suy tàn Từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 19, Singapore là một phần củaVương quốc Johor

Năm 1819, ông Thomas Stamford Raffles, một viên chức của công ty EastIndia (của Anh), đã kí một thỏa thuận với vua của Johor Ông đồng thời thiết lậpSingapore trở thành một trạm thông thương buôn bán và nơi định cư, sau này đãnhanh chóng phát triển và thu hút sự di dân từ nhiều chủng tộc khác nhau.Singapore sau đó đã trở thành thuộc địa của Anh năm 1867 Sau một chuỗi cáchoạt động mở mang lãnh thổ, Đế quốc Anh nhanh chóng đưa Singapore trởthành một trung tâm tập trung và phân phối dựa vào vị trị rất quan trọng của nótrên con đường biển nối giữa châu Âu và Trung Quốc

Tượng của ông Thomas Stamford Raffles, được dựng tại nơi ông đầu tiên đặtchân lên Singapore Ông được xem là người tìm ra Singapore mới

Trang 24

Trong Thế chiến thứ hai, quân đội Đế quốc Nhật xâm chiếm Malaysia vànhững vùng lân cận trong Cuộc chiến Malaya, lên đến cực điểm tại Cuộc chiếnSingapore Quân Anh không được chuẩn bị và nhanh chóng thất thủ mặc dù cólực lượng đông hơn Anh giao nộp Singapore cho quân Nhật vào ngày 15 tháng

2 năm 1942 Người Nhật đổi tên Singapore sang tiếng Nhật thành Syonan-to,

nghĩa là "Ánh sáng Miền Nam", và chiếm đóng nó cho đến khi quân Anh trở lạichiếm hòn đảo một tháng sau sự đầu hàng của Nhật vào tháng 9 năm 1945

Singapore trở thành một nhà nước tự chủ năm 1959 với người đứng đầu nhànước đầu tiên là Yusof bin Ishak và thủ tướng đầu tiên là Lý Quang Diệu saucuộc bầu cử năm 1959 Cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập Singapore vàoLiên bang Mã Lai đã đạt được năm 1962, đưa Singapore trở thành một thànhviên của liên bang Mã Lai cùng với Malaya, Sabah và Sarawak như là một bang

có quyền tự trị vào tháng 9 năm 1963 Singapore bị tách ra khỏi liên bang vàongày 7 tháng 8 năm 1965 sau những bất đồng quan điểm chính trị chính phủ củabang và hội đồng liên bang tại Kuala Lumpur Singapore được độc lập 2 ngàysau đó, vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, sau này đã trở thành ngày Quốc khánh củaSingapore Malaysia là nước đầu tiên công nhận nền độc lập của Singapore Độc lập đồng nghĩa với tự túc, Singapore đã phải đối mặt với nhiều khó khăntrong giai đoạn này, bao gồm nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, đất đai và tài nguyênthiên nhiên như dầu mỏ Với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Đồng Minh, trong nhiệm

kỳ của mình từ năm 1959 đến 1990, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng bướckiềm chế thất nghiệp, lạm phát, tăng mức sống và thực hiện một chương trìnhnhà ở công cộng với quy mô lớn Các cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước đượcphát triển, mối đe dọa của căng thẳng chủng tộc được loại bỏ và một hệ thống

Trang 25

phòng vệ quốc gia được thiết lập Singapore từ một nước đang phát triển trởthành một nước phát triển vào cuối thế kỷ 20

Năm 1990, Goh Chok Tong kế nhiệm chức thủ tướng, đối mặt với nhiều khókhăn bao gồm ảnh hưởng kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm

1997, sự lan tràn của SARS năm 2003 cũng như những đe dọa khủng bố từJemaah Islamiah, hậu 11 tháng 9 và các vụ đánh bom ở Bali Năm 2004, Lý HiểnLong, con trai cả của Lý Quang Diệu, trở thành thủ tướng thứ ba

2.1.3 Xã hội

Xã hội Singapore là một xã hội đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hóa khác nhau.Singapore là một đất nước nhỏ bé và dân cư tại đây là sự tổng hợp của nhiều nềnvăn hoá khác nhau như Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai do kết quả của quá trình di

cư, vì vậy, xã hội Singapore là một xã hội đa sắc tộc Mỗi người dân đến đây, họ

cố gắng giữ gìn nét riêng chính tổ tiên mình cùng lúc linh hoạt để hoà nhập vàocác văn hoá khác Nhờ vậy, xã hội Singapore với nền văn hoá đa dạng của mình

đã được hình thành Khi tới đất nước này, bạn có thể thấy một lễ cưới theo kiểu

Mã Lai cùng tổ chức trong một khu công cộng với một lễ tang của người TrungQuốc Có thể nói, xã hội Singapore tôn trọng mọi nền văn hoá tồn tại trên đảoquốc này Bên cạnh đó, Singapore cũng đã tạo ra được một bản sắc riêng trong

sự kết hợp của các nền văn hoá trong một mức độ nào đó Nhờ vậy thế hệ trẻ củaSingapore được thừa hưởng một sự kết hợp giàu bản sắc Kế hoạch Raffles củaSingapore từ đầu thế kỷ 19 nhằm phân biệt những người mới nhập cư vào từngkhu vực riêng mà tại Singapore ta có thể thấy những khu mang đậm chất riêngnhư Little India, Chinatown và Kampong Glam Mặc dù người dân không cònxây dựng theo lối phân biệt như vậy, nhưng chủ yếu nhờ có chính sách của Uỷban nhà ở và sự quản lý của Đảng Nhân dân Hành động mà những khu vực này

Trang 26

vẫn giữ được nét riêng của mình trong xã hội hiện đại Ngày nay, những nền vănhoá đặc trưmg không còn được sử dụng để quy hoạch nhà ở cho người dânnhưng nó lại phục vụ cho mục đích thương mại Vì vậy, ở Singapore ta có thểmua một đồ vật hay tìm ăn một món ăn đặc trưng của văn hoá Ấn Độ, TrungHoa, hay Mã Lai Một ví dụ đơn giản, tại Little India, bạn có thể tìm thấy tiệcđứng Nam Ấn với những món ăn chay và các món ăn được đựng bằng lá chuốitheo đúng truyền thống

Trên một khía cạnh khác, chính phủ không cho phép sự phân biệt chủng tộcđược phát triển Chính sách của Uỷ ban Nhà ở Singapore đưa ra nhằm khuyếnkhích người dân đến từ mọi nền văn hoá chung sống với nhau, với tỉ lệ của mộtdân tộc không được quá lớn trong một khu nhà Hay nói cách khác, họ luôn đảmbảo sự đa dạng và tỉ lệ tương đối về các nền văn hoá trong một khu công cộng.Điều này giúp cho mỗi người dân nói riêng và nền văn hoá họ mang trong mìnhnói chung có sự hoà nhập bình đẳng trong xã hội Sự đa dạng văn hoá và tự dophát triển bản sắc riêng có thể thấy ở mọi mặt của xã hội Ta có thể thấy một cửahàng chuyên bán đồ ăn Malay nằm ngay cạnh nhà hàng Trung Quốc hay nhàhàng Ấn Độ Như lời cựu thủ tướng Lý Quang Diệu khi ông còn đương nhiệm,mục đích của việc này là nhằm thúc đẩy sự gắn kết xã hội, lòng yêu nước – yếu

tố không thể thiếu để giúp Singapore phát triển bền vững sau khi độc lập

2.1.4 Kinh tế

Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bênngoài Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đấtcanh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nôngnghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng

Trang 27

huyết mạch của khu vực khiến cho đảo quốc này được bù đắp bằng những “tảinguyên” phong phú khác Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành côngnghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệpđóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi.Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn.Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á.Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thunhập quốc dân) Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổisang nền kinh tế tri thức.

Kinh tế Singapore là nền kinh tế phát triển theo đường lối kinh tế tư bản Sựcan thiệp của chính phủ vào vào nền kinh tế được giảm thiểu tối đa Singapore

có môi trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao, giá cả

ổn định, và là một trong những nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thếgiới xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng điện tử và hóa chất và dịch vụ là nguồncung cấp chính cho thu nhập kinh tế và mua được các nguồn tài nguyên thiênnhiên và hàng chưa gia công mà trong nước không có Do vậy có thể nóiSingapore dựa hoàn toàn vào nền kinh tế mở bằng việc mua các hàng hóa chưagia công và chế biến chúng để xuất khẩu Singapore cũng có một hải cảng chiếnlược, có thể cạnh tranh với các nước láng giềng để thực hiện các hoạt động buônbấn, xất nhập khẩu Thành phố hải cảng của Singapore là một trong những nơibận rộn nhất trên thế giới, vượt xa Hong Kong và Thượng Hải Thêm vào đó,thành phố hải cảng của Singapore có cơ sở hạ tầng tốt và lực lượng lao động cótay nghề cao nhờ các chính sách giáo dục của đất nước trong việc đào tạo kỹnghề cho công nhân, nó cũng là nền tảng cho việc phát triển kinh tế của đấtnước

Trang 28

Về mặt chính sách vĩ mô, Chính phủ thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư thông qua cơchế tiết kiệm cho kỳ nghỉ hưu còn gọi là Quỹ trung tâm dự phòng, và một phầnlớn của quỹ này được sử dụng cho mục đích giáo dục và kỹ thuật Vào năm

2001, Singapore đã sử dụng 21% quỹ này cho mục đích trên so với 4% của Mỹ.Tuy nhiên số liệu này có thể sai lệch, vì tại Mỹ, ngân sách rót vào giáo dụcthường dùng ngân sách bang chứ không phải ngân sách quốc gia Tại Singapore,tồn tại những công ty nằm trong dự án đầu tư của chính phủ, đặc biệt trong lĩnhvực chế tạo Với cái nhìn dài hạn, Singapore hiểu được ý nghĩa của từ “toàn cầuhoá”, đảo quốc này đang dần tạo nên vị trí của mình như một trung tâm tài chínhkhu vực và trung tâm công nghệ cao cạnh tranh với các thành phố khác củaĐông Á

Chiến lược phát triển kinh tế của Singapore tập trung vào hoạt động vận tảibiển Những công dân chăm chỉ của đất nước này đã đưa đất nước họ trở thànhcon rồng của khu vực Đông Nam Á Sức mạnh về kinh tế của đảo quốc này hoàntoàn tỉ lệ nghịch với diện tích nhỏ bé của nó Kể từ khi tách ra khỏi Malaysiavào năm 1965, Singapore phải đối diện với những khó khăn về sự nghèo nàn tàinguyên và một thị trường nội địa nhỏ bé Để giải quyết những khó khăn củamình, Chính phủ Singapore đã xây dựng một nền kinh tế tập trung vào kinhdoanh, đầu tư nước ngoài và hướng ra xuất khẩu kết hợp với việc đầu tư theođịnh hướng chính sách của nhà nước vào các công ty quốc doanh Trong suốtthời kỳ phát triển của chủ nghĩa xã hội vào những năm 60 của thế kỷ trước,Singapore đã đẩy mạnh mở cở để tiếp nhận nền kinh tế tư bản Tuy nhiênSingapore vẫn luôn là một nước trung lập trên thế giới Về kinh tế, chính phủđảo quốc sư tử hướng nền kinh tế và các mục đầu tư vào dược phẩm và cơ sở hạ

Trang 29

Chiến lược kinh tế của Singapore là một minh chứng của sự thành công Từnăm 1960 đến năm 1999, tăng trưởng sản xuất thực tế luôn đạt ở mức trung bình

là 8% Khi nền kinh tế thế giới gặp khó khăn vào những năm đầu thế kỷ 21,những ông lớn của thế giơi là Mỹ, Nhật, Liên minh châu âu EU đều khó khăntrong tăng trưởng (ước tính tăng trưởng tại các nước này là âm 2%) Trong khi

đó, Singapore vẫn giữ mức tăng trưởng là 2.2% Và đất nước này đạt mức 1.1%tăng trưỏng vào năm sau đó là 2003 do sự bùng nổ của bệnh SARS (SevereAcute Respiratory Syndrome - Hội chứng hô cấp cấp tính nặng) Đến năm 2004,

sự phục hồi đã xuất hiện với mức tăng trưởng ấn tượng là 8.3% cho dù mức tăngtrưởng thực tế đã làm giảm mục tiêu tăng trưởng của nước này đến hơn một nửachỉ vào khoảng 2.5% Năm 2005, nền kinh tế đã đạt mức tăng trưởng là 6.4%còn năm 2006 là 7.9%.4

Chính quyền trong sạch, nguồn nhân lực chất lượng cao và cơ sở hạ tầng hiệnđại là những yếu tố tiên quyết để các nhà đầu tư chọn Singapore làm điểm đếncủa mình Những nhà đầu tư lớn vào đất nước nhỏ bé này là những tập đoàn đaquốc gia của Mỹ, Nhật và EU Singapore mở rộng cánh cửa đầu tư trong hầu hếtcác lĩnh vực của nền kinh tế Các công ty đa quốc gia làm ra 2/3 mặt hàng chếtạo và cũng là những nhà xuất khẩu trực tiếp Tuy nhiên những tập đoàn trongnước lại nắm hầu hết lĩnh vực dịch vụ

Trong nền kinh tế phát triển nhanh và vững vàng của Singapore, có thể coi chếtạo và dịch vụ tài chính doanh nghiệp là hai nguồn năng lượng chính với mứcđóng góp lần lượt là 26% và 22% vào tổng sản phẩm quốc nội năm 2000 Trongngành chế tạo thì ngành điện tử đứng vị trí đầu tiên với mức đóng góp là 48%

Trang 30

tổng sản lượng sản phẩm hàng hoá làm ra tại nước này Bên cạnh đó chính phủcũng đầu tư phát triển cho ngành hoá chất và công nghệ xanh.

Tăng trưởng và phát triển cũng đồng nghĩa với việc Singapore mất dần lợi thếcạnh tranh về giá nhân công rẻ như thời kỳ đầu mở cửa Tuy nhiên, nhờ các hoạtđộng của chính phủ nhằm thúc đẩy giá trị gia tăng trong lĩnh vực chế tạo và dịch

vụ mà Singapore vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường thếgiới Đồng thời, những ngành mới cũng phát triển và bắt đầu có mặt trong cơ cấunền kinh tế như: dịch vụ tài chính, viễn thông, và bán lẻ cho những nhà cung cấpnước ngoài Chính phủ cũng nỗ lực đưa ra những giải pháp bao gồm các giảipháp về tiền lương hay cho thuê bất động sản chưa sử dụng nhằm kiểm soát sựtăng giá thuê nhà, văn phòng tại đây

2.1.4 Môi trường

Singapore là một đất nước rất quan tâm tới môi trường Cùng với sự phát triểnkinh tế, Singapore còn không ngừng khẳng định vị trí của mình là một thành phốcông viên của thế giới Người ta nói rằng ở Singapore bạn có thể tìm thấy bất cứthứ gì, chỉ có một thứ rất khó kiếm – đó chính là rác Nói như vậy để thấy rằngmôi trường của Singapore rất trong sạch Người ta có thể ngồi thoải mái ở bất kỳbậc thềm nào trong thành phố bởi lẽ chúng lúc nào cũng sạch bong như đá látsàn nhà Lá cây luôn xanh mướt màu nguyên bản, không bụi bậm Dù ở nhữngnơi công cộng như bến xe điện ngầm, sân bay hay siêu thị ta sẽ luôn thấy nhữngnhân viên vệ sinh cần mẫn với công việc của mình Họ sẽ làm hoàn thành vịêcdọn vệ sinh dù rằng trong khu vực rộng lớn chỉ có vài chiếc lá rụng

Không chỉ sạch, thành phố công viên Singapore còn là một thành phố xanh.Xanh vì môi trường sạch, và xanh vì màu xanh của cỏ cây Khắp nơi trên quốc

Trang 31

chân cầu, các toà nhà, quán ăn thậm chí trong toilet công cộng, chố nào cũng cócây xanh.

Có thể nói, xanh - sạch – an toàn là những điều hay được nhắc tới nhất khingười ta nói tới Singapore

2.2 Mô hình phát triển xanh của Singapore

Từ một nước thứ ba dành được độc lập vào năm 1960 Singapore đã thay đổi

và biến mình thành một con rồng của Châu Á Có được Singapore như hiện nay,hẳn ta không thể không nhắc tới một người có vai trò vô cùng quan trọng là cựuthủ tướng Lý Quang Diệu - người đã đưa Singapore trở thành thành phố côngviên

Trong hồi ký “Singapore xanh” của mình, Lý Quang Diệu đã có đoạn viết

“Sau độc lập, tôi đã tìm kiếm một vài cách để chỉ ra sự khác biệt giữa chúng

tôi với các nước thuộc Thế giới Thứ ba khác Tôi chấp nhận chọn một Singapore xanh và sạch Mục đích của chiến lược này là làm Singapore trở thành một ốc đảo trong Đông Nam Á, vì nếu chúng tôi có những tiêu chuẩn của Thế giới Thứ nhất thì các thương gia và các khách du lịch sẽ chọn chúng tôi làm căn cứ cho việc kinh doanh của họ cũng như là một vùng du lịch.”5

Từ đó, bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX, thủ tưởng Lý Quang Diệu đãbắt tay vào thay đổi đất nước của mình Và để có một Singapore như ngày nay,

cố gắng thay đổi không chỉ trên bình diện kinh tế mà nó còn diễn ra mạnh mẽ cả

về xã hội

Trang 32

2.2.1 Thay đổi từ người dân

Người ta nói rằng, thói quen sẽ tạo ra tính cách Một xã hội với những conngười có thói quen xấu sẽ trì trệ và hạn chế trong tốc độ phát triển Vì lẽ đó, cựuthủ tướng Lý Quang Diệu đã nhận thức được rằng để cho Singapore phát triểntrước tiên phải thay đổi những thói quen xấu của người dân nước này Bắt đầu từthói quen khó bài trừ như khạc nhổ tới sự lộn xộn trên đưòng phố Tất cả nhữngđiều này được ông nói tới trong cuốn hồi ký “Singapore xanh” của mình

“Trong chuyến viếng thăm đầu tiên của tôi đến Uỷ ban nhân dân thành phố

Bắc Kinh năm 1976, trong phòng khách nơi họ tiếp đón chúng tôi có rất nhiều ống nhổ Một vài nhà lãnh đạo Trung Quốc thật sự sử dụng chúng Năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình đến thăm Singapore, chúng tôi đã chuẩn bị một ống nhổ màu trắng xanh đời Minh Mặc dù chúng tôi đã đặt nó sát bên ghế của ông ta trong phòng họp, nhưng ông ta không sử dụng nó Dường như ông ta biết rằng người Singapore gốc Trung Quốc không nhổ Năm 1980, trong chuyến viếng thăm kế tiếp tại Bắc Kinh, tôi thấy các ống nhổ được chuyển đi khỏi Uỷ ban Vài năm sau khi tôi dùng bữa tối với Gu Mu, uỷ viên hội đồng nhà nước chịu trách nhiệm về kinh tế tại Singapore, tôi đã đề cập đến vấn đề rằng họ đã ngừng sử dụng các ống nhổ tại Uỷ ban Ông ta cười và nói rằng họ đã loại bỏ chúng ra khỏi phòng họp nhưng vẫn sử dụng chúng trong văn phòng Đó là một hủ tục lâu đời khó bài trừ.” 6

Từ câu chuyện trên,trong những năm 60, Lý Quang Diệu đã khởi xướng mộtcuộc vận động chống khạc nhổ Nhưng thậm chí trong những năm 80, một vài tài

xế ta xi vẫn khạc nhổ ra khỏi cửa sổ và một vài người vẫn khạc nhổ trong chợ vàcác trung tâm ăn uống Tuy nhiên, vị thủ tướng Singapore vẫn bền lòng tiếp tục

Trang 33

phổ biến thông báo vào các trường học và trên khắp phương tiện thông tin đạichúng rằng khạc nhổ sẽ làm lây lan dịch bệnh như ho lao chẳng hạn Và quátrình cố gắng của chính phủ Singapore cũng như từng người dân đảo quốc này đãđạt được những thành công Ngày nay,ở Singapore ta thấy rằng ít người khạcnhổ nơi công cộng.Thủ tướng Lý Quang Diệu nhấn mạnh: “Chúng tôi là mộtcộng đồng di cư, những người đã rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình vàchuẩn bị từ bỏ những hủ tục để tạo cuộc sống tốt hơn trên quê hương mới Điềunày cũng khích lệ tôi thay đổi những thói quen xấu khác.”

Cơ sở hạ tầng dễ cải tiến hơn cung cách cục cằn của người dân Nhiều ngườitrong số họ đã rời khỏi những nhà xí tạm bợ chỉ với một cái lỗ dưới đất và mộtcác gầu để đến những căn hộ cao tầng với điều kiện vệ sinh hiện đại, nhưng cách

cư xử của họ thì vẫn như cũ Chính phủ nước này đã phải làm việc cật lực để xoá

bỏ việc vứt rác bừa bãi, những âm thanh ồn ào và thái độ thô lỗ, và hướng dẫnngười dân trở nên ý tứ và lịch sự hơn

Đảo quốc sư tử là một đất nước bắt đầu từ một nền tảng thấp Trong nhữngnăm 60, hàng ngàn người xếp hàng dài tại các buổi tiếp dân, nơi các Bộ trưởng

và các Nghị sĩ giúp giải quyết các vẫn đề của cử tri của họ Những người thấtnghiệp, cùng với vợ và con của họ cần xin việc làm, giấy phép lái xe tắc xi hoặcbán hàng rong, hoặc quyền bán thức ăn trong căng tin trường học Đây là khíacạnh nhân quyền đằng sau các con số thống kê thất nghiệp Hàng ngàn người bánthức ăn trên lề đường không đếm xỉa gì đến giao thông, sức khoẻ, và các lý dokhác Rác rưởi, mùi hôi thối của các thức ăn đã bị thối rữa, và các âm thanh hỗnloạn đã khiến nhiều khu vực của thành phố biến thành những ổ chuột

Một vài thương nhân cho nhiều người mướn xe các xe hơi tư nhân cũ kỹ đểtrở thành "những tài xế cướp tắc xi", không bằng lái và không bảo hiểm Giá đi

Trang 34

loại xe này chỉ đắt hơn một chút so với xe buýt nhưng lại rẻ hơn nhiều so với cácloại xe tắc xi có đăng ký Họ dừng lại mà không hề báo hiệu, đón và trả khách vôtội vạ và đã trở thành mỗi đe doạ cho nhiều người đi đường khác Hàng trăm,hoặc thậm chí hàng nghìn tắc xi kiểu này đã làm kẹt cứng đường phố và phá huỷ

Tính kiên trì và sức chịu đựng là những đức tính cần thiết để đánh đổi các thóixấu cũ: Người ta bước lên cây, giẫm lên cỏ, hái hoa, ăn cắp cây non, hoặc dựng

xe đạp hay xe gắn máy lên những cây lớn hơn khiến chúng bị đổ Và không chỉnhững người nghèo khổ phạm tội Một bác sĩ bị bắt quả tang khi đang chuyểnmột cây thông giống Morfolk Irland có giá trị mà ông ta yêu thích về vườn nhàcủa ông ta Để khắc phục thái độ dửng dưng ở nơi công cộng, chín phủ

Trang 35

sóc cây, và trồng vườn Chúng mang thông điệp học được về nhà cho cha mẹchúng.

Rõ ràng, không có điều gì dễ dàng và đặc biệt để thay đổi thói quen của conngười là một điều khó hơn cả Thủ tướng Lý Quang Diệu đã thật sự thành côngvới những kế hoạch hành động của mình, ông chủ trường dùng roi sắt để tạo chongười dân ý thức tốt hơn Có thể thấy mô hình phát triển xanh của Lý QuangDiệu đặt ra lấy một gốc chắc chắn đó chính là “dân” Cựu thủ tướng quốc đảo sư

tử ý thức rõ ràng về điểm xuất phát của những chính sách hành động của mình

và vì thế ông đã lựa chọn con đường thay đổi người dân trước khi thay đổi đấtnước mình Và sự thật đã chững minh, sự thành công của mô hình thay đổiSingapore đã chững minh điều vừa nói là đúng đắn Sau 5 năm, với những chínhsách “roi sắt” của mình, Lý Quang Diệu đã giúp cho người dân nước ông thayđổi theo chiều hướng tốt lên, ý thức người dân cao hơn và từ đó giúp cho đấtnước ông tốt đẹp lên

2.2.2 Xây dựng môi trường pháp lý cho sự phát triển xanh

Trong 40 năm qua, sự phát triển kinh tế kỳ diệu đã giúp đời sống của ngườidân Singapore trở nên thoải mái hơn và chất lượng cuộc sống cũng ngày càngđược nâng cao Như đã nói ở trên, trong thời kỳ này, Singpore đồng thời cũngtập trung vào xây dựng những tòa nhà công viên thiết kế có nhiều cây xanh vớitiêu chí hàng đầu là đô thị hóa xanh và kiềm chế ô nhiễm Vì một lý do đơn giản,người Singapore đã chọn lựa sự phát triển xanh, phát triển theo hướng thân thiệnvới môi trường và hướng tới sự lâu dài từ những năm bắt đầu xây dựng đất nước

Có được những gì như ngày nay là do Chính phủ Singapore đã coi nhiệm vụ bảo

vệ môi trường sinh thái là một nhiệm vụ chiến lược trong chính sách phát triển

Trang 36

kinh tế - xã hội Chính phủ Singapore đã tiến hành nhiều biện pháp kiểm soát vàbảo vệ, trong đó có các biện pháp pháp lý Trong phạm vi khoá luận này xin giớithiệu một số vấn đề liên quan đến các biện pháp pháp lý trong việc kiểm soát vàbảo vệ môi trường ở Singapore, đó là: các đạo luật liên quan đến môi trường vàcác biện pháp thi hành các chế tài dân sự, hành chính và tăng cường áp dụng cácbiện pháp hình sự đối với các vi phạm pháp luật về môi trường Nhằm bảo đảmcho việc kiểm soát và bảo vệ môi trường ở Singapore, một loạt các văn bản liênquan đến pháp luật về môi trường được ban hành, bao gồm:Đạo luật về môi trường và sức khoẻ cộng đồng: Đạo luật này bao hàm các vấn

đề về tiếng ồn, vệ sinh công cộng, chất thải rắn, chất thải độc hại và việc kiểmsoát kinh doanh thực phẩm, chôn cất, hoả táng cũng như quản lý các bể bơi Đểthi hành Đạo luật này có 14 văn bản hướng dẫn thi hành.Đạo luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường: Đạo luật này điều chỉnh các vấn đềliên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường và các hoạt động có mục đíchliên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường

Đạo luật về hệ thống cống tiêu thoát nước: Đạo luật này được ban hành nhằmđiều chỉnh việc xây dựng, duy trì và cải tạo nâng cấp các hệ thống cống rãnh và

hệ thống tiêu thoát nước dưới mặt đất điều chỉnh việc xử lý nước thải thươngmại cũng như các vấn đề liên quan đến các hoạt động nêu trên

Đạo luật về xuất nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hiểm: Đạo luật này điềuchỉnh việc xuất nhập khẩu và quá cảnh chất thải nguy hiểm và các chất khí thảikhác

Để đảm bảo cho các đạo luật có hiệu lực thi hành trên thực tế, thì các biện pháp

Trang 37

đã đặt ra các biện pháp cưỡng chế khác nhau cho các mức vi phạm pháp luật vềmôi trường như sau:

Biện pháp xử lý hình sự

Pháp luật môi trường Singapore lấy chế tài hình sự là công cụ cơ bản để thực thi,biện pháp này được áp dụng đối với người bị kết án phạt tiền, phạt tù, bắt bồithường và đối với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắt buộc (chỉ ápdụng với những bị cáo đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn y tế) Cụ thể là:

tự, phạt tiền có độ chính xác cao, tỉ mỉ cao, để thay đổi và vì thế càng trở nên cóhiệu quả”

Theo các đạo luật ở Singapore thì có nhiều mức độ vi phạt tiền khác nhau, tuỳthuộc vào các đạo luật khác nhau và mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra Ví dụtrường hợp đổ rác nơi công cộng, nếu bị Toà án kết tội thì người vi phạm sẽ bịphạt đến 10.000$ với vi phạm lần đầu và nếu tái phạm sẽ bị phạt tới 20.000$

Ngoài ra, các đạo luật về môi trường của Singapore cũng quy định phạt tiền mộtcách rất linh hoạt đối với các vi phạm ít nghiêm trọng, đó là việc cho phép người

Trang 38

vi phạm trả một khoản tiền thích hợp cho Bộ Môi trường Singapore và vụ việc sẽ

tự kết thúc mà không phải đưa ra Toà

+ Hình phạt tù

Đây là chế tài nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị những người vi phạm ngoan cố,khi mà các hành vi phạm tội có thể mang lại cho người phạm tội những khoảnlợi nhuận lớn nếu họ không bị phát hiện và hình phạt tiền vẫn không ngăn chặnđược các hành vi mà người đó gây ra Ví dụ: theo Đạo luật về môi trường sứckhoẻ cộng đồng và Đạo luật kiểm soát ô nhiễm thì những người vi phạm lần đầu

bị buộc tội về hành vi đưa chất thải hoặc các chất độc hại vào nguồn nước ngầm

có thể bị phạt tù đến 12 tháng Đối với những người tái phạm thì có thể bị phạt tùvới chế độ khắc nghiệt từ 1 đến 12 tháng

+ Tạm giữ và tịch thu

Một số luật về môi trường quy định về việc tạm giữ và tịch thu các công cụ,phương tiện được sử dụng vào việc phạm tội Ngoài ra, nếu trường hợp thựcphẩm không phù hợp cho con người có thể bị tịch thu và tiêu huỷ theo Đạo luật

về môi trường và sức khoẻ cộng đồng và Đạo luật về mua bán thực phẩm

+ Lao động cải tạo bắt buộc

Lao động cải tạo bắt buộc là biện pháp mà qua thực tiễn thực thi pháp luật vềmôi trường ở Singapore cho thấy đây là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặncác vi phạm nhỏ, những người vi phạm đã bị áp dụng hình phạt lao động cải tạobắt buộc ít khi lặp lại hành vi đã vi phạm, đặc biệt rất ít người tái phạm Cụ thể

Ngày đăng: 02/09/2012, 12:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w