Những kinh nghiệm thực tiễn rút ra cho Việt Nam từ mô hình phát

Một phần của tài liệu Mô hình phát triển xanh hướng tới phát triển bền vững của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.DOC (Trang 60 - 61)

xanh của Singapore

3.2.1Thay đổi nhận thức của người dân

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Con người là động lực cũng chính là nguồn lực để tạo nên sự phát triển. Nhận thức tầm quan trọng của yếu tố này, trong mô hình phát triển xanh của Singapore, cựu thủ tưởng Lý Quang Diệu đã đặt yếu tố con người lên hàng đầu. Chính vì vậy, trong kế hoạch xây dựng Singapore xanh của mình ông đã đặt việc thay đổi ý thức người dân là việc cần làm đầu tiên.

Mặc dù xã hội Việt Nam đã có nhiều thay đổi kể từ khi đổi mới cách đây hơn 20 năm, ý thức người dân vẫn chưa có sự thay đổi tương đồng với sự phát triển đó. Ý thức người dân không cao khiến cho việc không chấp hành pháp luật trở thành phổ biến. Việc môi trường sống của chúng ta trở nên ô nhiễm hơn do rác thải sinh hoạt, nguồn nước ô nhiễm do nước thải sinh hoạt cũng do một phần bởi ý thức tự giác và nhận thức của người dân vẫn chưa cao. Hoặc nói một cách khác, nhận thức về trách nhiệm xã hội của bản thân về vấn đề môi trường của người

dân chưa được đầy đủ. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của người dân là một điều ta cần làm và cần học tập từ những mô hình đã thành công trước đó.

Ở Singapore ta có thể thấy việc giáo dục ý thức người dân luôn đi liền với những quy định nghiệm ngặt và chế tài xử phạt nặng cho những người vi phạm. Việt Nam có thể áp dụng mô hình đó để nâng cao ý thức chấp hành quy định của người dân. Sẽ dễ dàng quản lý hơn nếu ta có những chế tài xử phạt rõ ràng cho những người vi phạm quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Mô hình phát triển xanh hướng tới phát triển bền vững của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.DOC (Trang 60 - 61)