Định hướng tiêu dùng

Một phần của tài liệu Mô hình phát triển xanh hướng tới phát triển bền vững của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.DOC (Trang 71 - 77)

Theo kế hoạch mới của chính phủ Singapore 10-20 năm tới, trong đó sẽ nỗ lực biến 80% số tòa nhà ở Singapore thành tòa nhà sử dụng năng lượng hiệu quả hoặc sử dụng các năng lượng sạch. Hiện một số tòa nhà đã được thí điểm lắp các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái để lấy điện sinh hoạt. Tuy vậy, theo Ủy ban nhà cửa và phát triển (HDB), chi phí cho năng lượng mặt trời vẫn còn khá cao và HDB sẽ tìm cách giảm giá thành.

Với kế hoạch mới, Chính phủ Singapore dự kiến sẽ giảm 1/3 lượng năng lượng sử dụng hiện tại vào năm 2030, tăng tỉ trọng tái chế và tỉ trọng sử dụng các phương tiện công cộng ở Singapore lên 70%. Ngoài ra, các khu đô thị mới sẽ phải giảm 25% lượng năng lượng tiêu thụ, xây dựng nhiều tuyến đường cho người đi xe đạp... Chi phí cho toàn bộ chương trình mới này sẽ vào khoảng 1 tỉ dôla Singapore (666,3 triệu USD).

Bộ trưởng phát triển Mah Bow Tan khẳng định nếu muốn đối mặt với các thách thức của tương lai thì cần phải bắt đầu ngay từ bây giờ. Bước khởi động của chương trình này là đào tạo 18.000 “chuyên gia xanh”.

Trên đây là một vài định hướng tiêu dùng của chính phủ Singapore đặt ra nhằm hướng tới mục tiêu phát triển của đất nước. Qua đó có thể đề xuất cho Việt Nam một số kinh nghiệm học tập như sau:

a. Cơ cấu lại hoạt động sản xuất và dịch vụ phục vụ tiêu dùng:

Để làm thay đổi mô hình tiêu dùng, trước hết cần tác động tới phương thức và kỹ thuật sản xuất theo hướng hình thành một hệ thống sản xuất các sản phẩm với dây chuyền công nghệ tiêu thụ ít năng lượng và nguyên vật liệu, đồng thời thải ra ít chất thải, đặc biệt là chất thải độc hại.

- Đối với hệ thống sản xuất đang tồn tại, cần rà soát và điều chỉnh các tiêu chuẩn kỹ thuật và nâng cấp công nghệ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả môi trường của sản phẩm, khuyến khích sáng chế các loại sản phẩm mới có tính năng tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu, đồng thời tạo ra ít chất thải.

- Khuyến khích áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn và thân thiện với môi trường, công nghệ tái chế và tái sử dụng chất thải, phế liệu.

- Hình thành cơ cấu sản phẩm tiêu dùng hợp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, chữa bệnh, giải trí của các tầng lớp nhân dân. Chú trọng đổi mới sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và dịch vụ, chú trọng tiêu chuẩn thân thiện với môi trường để nâng cao chất lượng tiêu dùng và hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

- Phát triển và nâng cao mức độ thâm canh của các ngành sản xuất và dịch vụ tổng hợp có tính năng bảo vệ và cải thiện môi trường như trồng rừng, nuôi trồng

thuỷ sản, du lịch. Hạn chế sự phát triển sản xuất rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm và hàng tiêu dùng có chứa các chất có hại cho sức khỏe con người.

b. Thực hiện các biện pháp cần thiết để định hướng tiêu dùng hợp lý:

- Tuyên truyền, giáo dục để hình thành lối sống lành mạnh và phương thức tiêu dùng hợp lý trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt trong thanh thiếu niên. Xây dựng văn hóa tiêu dùng văn minh, mang đậm bản sắc dân tộc, hài hòa và thân thiện với thiên nhiên.

- Phát động phong trào tiêu dùng tiết kiệm, chống lãng phí. Phát huy vai trò tích cực của các đoàn thể quần chúng và của mọi tầng lớp nhân dân trong việc tuyên truyền, giáo dục, thực hiện và giám sát thực hiện phong trào toàn dân tiết kiệm tiêu dùng.

- Áp dụng một số công cụ kinh tế, như thuế tiêu dùng để điều chỉnh những hành vi tiêu dùng không hợp lý.

- Đối với những vùng đặc biệt khó khăn, tiếp tục thực hiện những chính sách hỗ trợ đồng bào đáp ứng những nhu cầu cơ bản của cuộc sống.

KẾT LUẬN

Phát triển bền vững là xu thế chung mà toàn nhân loại đang nỗ lực tiến tới. Đó cũng chính là mục tiêu chiến lược quan trọng mà Chính phủ và nhân dân Việt Nam quyết tâm biến thành hiện thực trong hiện tại và tương lai.

Nhìn lại trong quá trình đổi mới, trên góc độ phát triển bền vững, trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã tăng trưởng với tốc dộ cao và tương đối ổn định. Sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển đa dạng, bảo đảm an toàn lương thực quốc gia và tham gia xuất khẩu với khối lượng lớn nhiều mặt hàng. Công nghiệp đã được cơ cấu lại và dần tăng trưởng ổn định. Các ngành dịch vụ đã được mở rộng và chất lượng phục vụ đã nâng lên, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống dân cư. Trong lĩnh vực xã hội, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong giáo dục và đào tạo, chăm lo bảo vệ sức khỏe cộng đồng; phát triển văn hóa, thông tin và các hoạt động xã hội khác. Đặc biệt là xóa đói giảm nghèo (một lĩnh vực có tác động rộng lớn của yếu tố phát triển bền vững) nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật. Đầu tư cho lĩnh vực phát triển xã hội ngày càng tăng. Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển xã hội đã và đang được thực hiện tốt, đạt hiệu quả cao. Đời sống nhân dân ở cả thành thị và nông thôn được cải thiện rõ rệt. Trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, hệ thóng luật pháp và các cơ chế chính sách về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái đã được ban hành và đang đi dần vào cuộc sống; ý thức bảo vệ môi trường ngày càng được nâng lên. Công tác quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước đã dần dần đi vào nền nếp. Hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được hình thành từ trung ương đến địa phương. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên,

phòn ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường được đặt trong tổng thể của mục tiêu phát triển bền vững, nên đã tạo ra những chuyển biến tốt.

Để thực hiện kế hoạch 5 năm (2006 -2010) về phát triển kinh tế bền vững, Đảng và nhà nước nên tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đã được xác định trong Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam về cả ba mặt kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường. Phát triển đất nước theo hướng tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định; thực hiện dân chủ tiến bộ và công bằng xã hội khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý có hiệu quả. Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với mục tiêu bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cho mọi người dân ở mọi vùng miền đều được sống trong môi trường trong lành và được hưởng các lợi ích cộng đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách tham khảo:

Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội tốc độ nhanh, bền vững, chất lượng cao ở Việt Nam, Tiến sĩ Đinh Văn Ân, Nhà xuất bản thóng kê, 2005.

Giáo dục Việt Nam – những năm đầu thế kỷ 21, GS.TS Nguyễn Hữu Châu, TS. Đỗ Thị Bích Loan, PGS.TS Vũ Trọng Rỹ, nhà xuất bản giáo dục, 2007.

Giáo dục Việt Nam – đổi mới và phát triển hiện đại hóa, GS.TSKH Vũ Ngọc Hải, PGS.TS Đặng Bá Lãm, PGS.TS Trần Khánh Đức,Nhà xuất bản giáo dục 2007.

Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, TS. Nguyễn Thị Bích Hường, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2005.

Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, GS.TS Nguyễn Văn Nam, PGS.TS Trần Thọ Đạt, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân, 2005.

Quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam, GS Lê Thanh Nghiệp, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2006.

Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986-2000) – thành tựu và những vấn đề đặt ra, GS.TSKH Lê Du Phong, PGS.TS Đặng Thị Loan, PGS. TS Hoàng Văn Hoa, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân, 2006.

Không chỉ là tăng trưởng kinh tế, Tatyana P.Soubbotina, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2005.

Phát triển bền vững ở Việt Nam. GS.TSKH Nguyễn Quang Thái, PGS.TS Ngô Thắng Lợi,Nhà xuất bản lao động xã hội, 2007.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, PGS.TS Bùi Tất Thắng, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 2006.

Tổng kết kinh tế Việt Nam 2001 – 2005, GS.TS Nguyễn Văn Thường, GS.TSKH Lê Du Phong, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân, 2006.

Hội nhập kinh tế với phát triển bền vững, PGS.TS Nguyễn Xuân Tiến, PGS.TS Lê Thế Giới, PGS.TS Trương Bá Thanh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2005.

CÁC WEBSITE THAM KHẢO

http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/COUNTRIES/EASTASIAPACIFICEXT/VIE TNAMINVIETNAMESEEXTN/0,,menuPK:486777~pagePK:141132~piPK:141109~theSitePK :486752,00.html http://www.agenda21.monre.gov.vn/default.aspx?tabid=231 http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt http://app.mewr.gov.sg/web/Contents/ContentsSSS.aspx?ContId=1034 http://app.mewr.gov.sg/web/Contents/ContentsSSS.aspx?ContId=1034

Một phần của tài liệu Mô hình phát triển xanh hướng tới phát triển bền vững của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.DOC (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w