Tính cấp thiết và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Tình hình kinh tế thế giới những năm qua với nhiều diễn biến phức tạp như khủng hoảng nợ công ở các nước Châu Âu (Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland và Síp) Năm 2010, suy giảm tăng trưởng ở một số nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và mới đây nhất là khủng hoảng nợ công tại Mỹ.
Nền kinh tế trong nước cũng đối mặt với nhiều thách thức như tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, tỷ lệ lạm phát tăng cao,… Những yếu kém trong công tác quản lý điều hành của nhà nước và những vấn đề nội tại của kinh tế lộ diện qua những khó khăn trong thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và thị trường tài chính tiền tệ.
Trong năm qua liên tục có những cải tổ về hệ thống ngành ngân hàng như siết chặt quản lý thị trường vàng, tình trạng sở hữu chéo, thâu tóm lẫn nhau và tái cấu trúc toàn diện đối với những ngân hàng quy mô nhỏ, hoạt động yếu kém Ngoài ra, công tác tăng cường hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng được bàn đến khi ngành có tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng cao trong năm nay.
Bên cạnh đó việc tham gia vào WTO với xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa đòi hỏi các NHTM phải liên tục đổi mới chiến lược kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh trạnh, hoạt động hiệu quả và gia tăng lợi nhuận.
Trong khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, việc hấp thụ vốn chậm thì tín dụng cá nhân được nhiều ngân hàng đẩy mạnh, thậm chí được xem là mũi nhọn tăng trưởng Với sản phẩm phong phú và chiến lược bài bản, tín dụng cá nhân là một trong những tiêu chí đánh giá được rõ nét nhất sự thành công của mô hình bán lẻ trong hoạt động ngân hàng Ngân hàng TMCP Á Châu đã xác định mục tiêu là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam Điều này cho thấy hoạt động tín dụng cá nhân luôn được ưu tiên phát triển Tuy nhiên, thực tế hoạt động cho vay cá nhân những năm qua tại ACB gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng trong nước lẫn các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Để có thể duy trì và phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong tương lai, ACB cần giải quyết những vấn đề như yếu tố nguồn lực, thủ tục cho vay và đa dạng hóa sản phẩm…
Xuất phát từ nhu cầu trên kết hợp với quá trình làm việc tại ngân hàng TMCP Á Châu, học viên đã chọn đề tại “Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn.
Mục tiêu của đề tài
Đề tài nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân tại ACB từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ACB trong tương lai.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn sơ cấp: phỏng vấn các cán bộ thẩm định tín dụng và các bộ phận có liên quan đến hoạt động tín dụng tại hội sở - ngân hàng TMCP Á Châu.
- Các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013.
- Sách, báo, tạp chí và các website.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối và tỷ trọng
Phương pháp định lượng: xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS
Thống kê mô tả đối tượng khảo sát, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu.
Đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố.
Cấu trúc của đề tài
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng cá nhân
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP ÁChâu
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN
Tín dụng cá nhân
1.1.1 Khái niệm tín dụng cá nhân
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng qua khách hàng (tổ chức, cá nhân) trong thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định Nói cách khác tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa ngân hàng với các tổ chức, cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng sẽ đứng ra huy động vốn và cho vay lại đối với các đối tượng trên.
Căn cứ theo khoản 01 điều 03 quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng (ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN) thì “cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
Tín dụng ngân hàng vừa mang tính chất sản xuất kinh doanh do gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa mang tính chất tiêu dùng do gắn liền với hoạt động tiêu dùng Tóm lại tín dụng là một quan hệ vay mượn tài sản được dựa trên nguyên tắc :
- Hoàn trả nợ đúng hạn (gốc + lãi)
- Sử dụng vốn tín dụng đúng mục đích đã cam kết và có hiệu quả
Trên cơ sở định nghĩa tín dụng ngân hàng nêu trên và trong phạm vi của luận văn này, đối tượng khách hàng cá nhân bao gồm cá nhân và hộ gia đình có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể Vì vậy tín dụng cá nhân là hình thức cấp tín dụng mà trong đó NHTM đóng vai trò là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình cho khách hàng cá nhân một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
1.1.2 Đặc điểm tín dụng cá nhân
1.1.2.1 Quy mô khoản vay nhỏ, số lượng các khoản vay lớn
Cho vay cá nhân thường phục vụ hai mục đích chủ yếu sau:
- Thứ nhất là cá nhân vay vốn để đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống, tiêu dùng hàng ngày Khoản vay này phục vụ trực tiếp cho nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống như mua nhà đất, mua sắm vật dụng gia đình, xây dựng/sửa chữa nhà, vay du học,
- Thứ hai là cá nhân, hộ gia đình vay với mục đích để bổ sung vốn cho hoạt động buôn bán, kinh doanh sản xuất hộ cá thể Quyền hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình được pháp luật thừa nhận với quy mô nhỏ.
Số tiền cho vay hai mục đích trên đều bị giới hạn bởi những điều kiện từ ngân hàng đó là tính hợp lý của nhu cầu vốn, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo Tuy nhiên, số lượng các khoản tín dụng cá nhân là rất lớn là do hai nguyên nhân:
- Số lượng khách hàng cá nhân đông do đối tượng của loại hình cho vay này là mọi cá nhân trong xã hội từ những người có thu nhập cao đến những người có thu nhập trung bình và thấp.
- Nhu cầu tín dụng phong phú và đa dạng của khách hàng cá nhân Vì khi chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí được nâng cao, người dân càng có nhu cầu vay ngân hàng để cải thiện và nâng cao mức sống.
1.1.2.2 Tín dụng cá nhân thường dẫn đến rủi ro
Rủi ro thông tin bất cân xứng
Khi thẩm định cho vay thì thông tin về bản thân khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng để ngân hàng đưa đến quyết định cho vay bên cạnh tính hợp lý và hợp pháp của nhu cầu vốn, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo. Đối với khách hàng là tổ chức, việc nắm bắt thông tin khách hàng là tương đối thuận lợi là do có nhiều nguồn thông tin được công khai như: báo cáo tài chính,thông tin xếp hạng tín dụng, tình hình nộp thuế, uy tín thanh toán với các tổ chức tín dụng khác, Ngược lại đối với khách hàng cá nhân, việc đánh giá nhân thân, nguồn trả nợ, mục đích sử dụng vốn vay thường khó đầy đủ và rõ ràng dẫn đến rủi ro thông tin bất cân xứng, khiến cho việc thẩm định khách hàng thiếu chính xác.
Nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng cá nhân là từ thu nhập ổn định ở thời điểm hiện tại Do vậy, nếu người vay gặp vấn đề sức khỏe, mất việc làm hay gặp các biến cố bất ngờ ảnh hưởng đến thu nhập thì sẽ không trả được nợ vay cho ngân hàng.
Do đặc điểm của tín dụng cá nhân là quy mô mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng khoản vay lớn vì vậy để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng nhằm nâng cao kết quả công việc đòi hỏi sự phục vụ nhanh chóng của nhân viên phân tích tín dụng Do đó, trong quá trình thẩm định hồ sơ tín dụng, nhân viên thường hay chủ quan thẩm định sơ xài hoặc thậm chí thông đồng với khách hàng gây rủi ro cho ngân hàng.
Rủi ro này còn tăng lên đối với cho vay tín chấp, do ngân hàng cấp tín dụng trên cơ sở thẩm định uy tín của khách hàng tốt hay xấu mà không có biện pháp đảm bảo bằng tài sản Trong trường hợp đó, nếu khách hàng thực sự không có khả năng trả nợ vay hoặc có khả năng nhưng không có ý chí trả nợ vay trong khi việc quản lý thông tin về sự thay đổi nơi cư trú, công việc của khách hàng là một điều không dễ dàng thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng khi xử lý khoản vay để thu hồi nợ.
1.1.2.3 Tín dụng cá nhân gây tốn kém chi phí
Do đặc điểm của khách hàng cá nhân là số lượng nhiều và phân tán rộng để duy trì và phát triển tín dụng cá nhân sẽ tốn kém nhiều chi phí như:
- Mở rộng hệ thống mạng lưới, quảng cáo, tiếp thị tạo thuận lợi trong việc tiếp cận đối tượng khách hàng cá nhân ở từng địa bàn, khu vực.
- Phát triển nhân sự đầy đủ nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đến quyết định cho vay, giải ngân và thu nợ.
- Các chi phí liên quan như: chi phí quản lý, văn phòng phẩm, điện, nước, điện thoại, công tác hỗ trợ chi phí nhân viên,
1.1.3 Vai trò của tín dụng cá nhân
Nâng cao chất lượng tín dụng
1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng
Theo wikipedia, chất lượng tín dụng được dùng để phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của một TCTD hay còn gọi là chất lượng cho vay.
Theo quan điểm ngân hàng, chất lượng tín dụng với các yếu tố cấu thành cơ bản đó là mức độ an toàn của tín dụng và khả năng sinh lời hoạt động tín dụng mang lại Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh mức độ thích nghi của NHTM với sự thay đổi của môi trường bên ngoài Nó thể hiện sức mạnh của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại Để có được chất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở tin cậy và uy tín trong hoạt động.
Nói cụ thể hơn, chất lượng tín dụng chính là chất lượng các món vay, được đánh giá là có chất lượng tốt khi vốn vay được khách hàng sử dụng có mục đích, phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng hạn, bù đắp được chi phí và có lợi nhuận, có nghĩa là ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế vừa đem laị hiệu quả xã hội.
1.2.2 Khái niêm rủi ro tín dụng
Theo wikipedia, rủi ro tín dụng là ngôn từ thường được sử dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng hoặc trên thị trường tài chính Đó là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán. Người cho vay phải chịu rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng cho vay tín dụng Bất kỳ một hợp đồng cho vay nào cũng có rủi ro tín dụng.
Theo quy định tại điều 2 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN, “rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng Có thể thấy rằng rủi ro tín dụng có 2 cấp độ:
- Khách hàng trả nợ không đúng hạn
- Khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng
1.2.3 Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng
Một trong những hoạt động chính của NHTM là hoạt động cho vay nên rủi ro tín dụng là một nhân tố hết sức quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro hiệu quả vì nếu ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho vay có rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng phải đối diện với chất lượng tín dụng đi xuống và ngược lại Bên cạnh đó, ngân hàng còn có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp Do đó, rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ, thể hiện mối quan hệ tương quan ngược chiều.
1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng
Ngân hàng là ngành dịch vụ mang lại lợi nhuận cao đồng thời chứa đựng nhiều rủi ro Một trong những rủi ro đáng sợ đối với ngân hàng là rủi ro tín dụng và nó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng Vì thế vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ cần thiết đối với ngân hàng, với khách hàng mà còn đối với toàn xã hội.
Ngân hàng không chỉ là người cung cấp vốn mà còn phải là người hiểu rõ về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, có như thế thì ngân hàng mới mở rộng được các dịch vụ của mình cũng như nắm bắt tình hình tài chính của khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro trong việc cho vay Do vậy nâng cao chất lượng tín dụng là điều kiện tối ưu cần thiết đảm bảo cho việc duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Về phía khách hàng: Đối với họ chất lượng tín dụng chính là sự thoả mãn của họ về khoản tín dụng đó Cuối cùng phải làm sao cho khoản tín dụng đó đem lại lợi nhuận cho họ để họ có thể trang trải chi phí và có lãi Bởi thế bản thân người vay tiền coi vấn đề chất lượng tín dụng là vấn đề cần thiết và ngày càng phải được nâng cao.
Nếu xét trên quan điểm toàn xã hội thì vấn đề chất lượng tín dụng cũng là vấn đề cần thiết Bởi một đồng vốn của ngân hàng cho vay nó là đầu mối trong tất cả các mối quan hệ kinh tế, nếu người sử dụng vốn đó hiệu quả thì cũng đồng nghĩa với việc nó có hiệu quả đối với ngân hàng và xã hội Bên cạnh việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đóng góp phát triển các công trình phúc lợi xã hội Hơn nữa sự xụp đổ của hệ thống ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nó có thể làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ xã hội.
1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
1.2.5.1 Các chỉ tiêu định lượng
Tỷ lệ nợ quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ Đây là chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng cũng như chất lượng tín dụng tại ngân hàng Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại Theo quy định của NHNN hiện nay chỉ tiêu này không được vượt quá 5%. Đồng thời chỉ tiêu này còn phản ánh khả năng thu thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá là chất lượng cho vay thấp Tỷ lệ nợ quá hạn quá cao sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh, sẽ có nguy cơ mất vốn, dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán, thậm chí làm phá sản một ngân hàng Giải quyết nợ quá hạn là môt quan tâm thường trực của tất cả các NHTM và có nhiều vấn đề cần phải làm, song việc quan trọng nhất là chất lượng cho vay.
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của NHNN như sau: “nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm
5 (nợ có khả năng mất vốn).”
Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2.
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định.
Nợ nghi ngờ bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định.
Nợ có khả năng mất vốn bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc bị quá hạn.
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định.
Trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng
Phân loại nợ là việc sắp xếp các khoản nợ gốc vào các nhóm nợ theo quy định của NHNN Trên cơ sở đó, các TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro Theo đó nợ được phân làm 5 nhóm:
Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn)
Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn)
Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD.
Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân cho các ngân hàng Việt Nam
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống NHTM Việt Nam mang lại 80%-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó cũng rất lớn Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở các nước trên thế giới sẽ là hữu ích để sẵn sàng đối phó với khủng hoảng tín dụng thế giới Các ngân hàng Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của các nước trong việc quản lý rủi ro tín dụng:
- Thứ nhất, dư nợ tín dụng tăng trưởng quá nhanh và nóng đặc biệt là cho vay mua bất động sản Do đó, ngân hàng cần quản lý mục đích cho vay theo từng cơ cấu sản phẩm hướng đến cho vay tiêu dùng, sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng, giảm thiểu tập trung cho vay phi sản xuất kinh doanh như chứng khoán, đầu tư bất động sản,… gây rủi ro cho hoạt động ngân hàng và thực hiện theo chủ trưởng của chính phủ.
- Thứ hai, trình độ của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế so với tiêu chuẩn. Tại Việt Nam, sự gia tăng của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn nền kinh tế phát triển nóng những năm 2007-2008 cũng khiến việc tuyển dụng của các ngân hàng ồ ạt, tiêu chuẩn đầu vào thấp và không có sự khắc khe về chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc trong ngành Do đó, cần xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn nhân viên tín dụng nhằm đảm bảo tính nhất quán, phù hợp với mục tiêu phát triển của ngân Giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên tín dụng Đồng thời, đào tạo và giám sát quá trình làm việc của nhân viên tín dụng đảm bảo tinh thần trách nhiệm trong tuân thủ các quy định của ngân hàng, đánh giá và đề xuất cấp tín dụng một cách khách quan, phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng.
- Thứ ba, các ngân hàng cũng coi nhẹ các tiêu chuẩn cho vay, an toàn tín dụng như không nắm rõ về mục đích sử dụng vốn vay, vượt quá nhu cầu và kế hoạch trả nợ của khách hàng Bên cạnh việc rà soát lại các tiêu chí phát triển tín dụng nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả bền vững, ngân hàng cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân viên tín dụng trong việc đánh giá đúng khách hàng tránh hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của khoản vay.
- Thứ tư, việc giám sát mục đích sử dụng vốn vay cũng không được các ngân hàng chú trọng Do đó, việc giám sát thực tế chủ yếu qua loa, bổ sung chứng từ và các hồ sơ pháp lý không đầy đủ, không nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động kinh doanh trong suốt thời gian vay, không nhận biết các dấu hiệu cảnh báo và rủi ro có tính chu kỳ trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.
- Thứ nhất, duy trì mối quan hệ tốt và lâu dài với bên đi vay, phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của khách hàng Việc duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng tạo điều kiện thuận lợi trong việc bán chéo các sản phẩm ngân hàng, trong khi khách hàng nhận thấy sự hỗ trợ lâu dài, các dịch vụ tiện ích đồng thời đánh giá kịp thời tình hình tài chính của khách hàng từ đó đưa ra các chính sách hỗ trợ hoặc biện pháp giải quyết nhanh chóng nhằm giảm thiểu khả năng nợ xấu trong trường hợp hoạt động kinh doanh của khách hàng biến động rủi ro.
- Thứ hai, nhấn mạnh việc thẩm định cho vay hơn là giám sát kiểm soát khoản vay Điều này cũng đồng nghĩa với việc nợ xấu tăng cao do không đánh giá đúng được nhu cầu và tình hình tài chính của khách hàng Ngân hàng cần đánh giá chính xác mục đích sử dụng vốn vay, tình hình tài chính của khách hàng để cho vay đúng nhu cầu, đảm bảo đủ khả năng trả nợ khách hàng phù hợp với chủ trương chính sách tín dụng và không gây rủi ro xấu cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Thứ ba, tránh sử dụng những đơn vị môi giới Vì các đơn vị môi giới không có động cơ để đem lại các khoản vay có chất lượng cao hơn do họ được trả không căn cứ vào chất lượng khoản vay Đối với Việt Nam, việc sử dụng đơn vị môi giới được xem là hình thức tiếp cận khách hàng còn khá mới mẻ nhằm gia tăng việc bán hàng, đẩy mạnh doanh số tuy nhiên ngân hàng cần chọn lọc những đơn vị môi giới có uy tín để đảm bảo quản trị rủi ro khoản vay tốt cũng như phát triển khách hàng hiệu quả và bền vững.
- Thứ tư, yêu cầu bên đi vay chứng minh được kinh nghiệm hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính của mình đảm bảo nguồn thu nhập từ kinh doanh liên tục ổn định và chứng minh khả năng khách hàng đối phó với rủi ro trong kinh doanh thông qua những kinh nghiệm kinh doanh trong quá khứ.
- Thứ năm, việc quyết định phê duyệt khoản vay dựa vào một cán bộ hoặc một nhóm cán bộ tập trung để đảm bảo tính thống nhất, kiểm soát và hiệu quả trong thẩm định khoản vay.
- Thứ sáu, đòi hỏi sự trách nhiệm của nhân viên tín dụng đối với từng khoản vay của họ Trường hợp khoản vay phát sinh nợ xấu phải buộc họ có trách nhiệm thu hồi khoản vay Các ngân hàng cần xây dựng tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc cuối năm của nhân viên tín dụng dựa theo việc hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh cũng như đảm bảo được tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thấp Bên cạnh đó, nhân viên tín dụng sẽ bị cắt giảm quyền thực hiện thẩm định hồ sơ khách hàng trong trường hợp phát sinh nợ quá hạn vượt quá tỉ lệ quy định.
- Thứ bảy, luôn theo dõi những dấu hiệu khoản vay để xác định nợ xấu sớm và tăng cường các biện pháp thu hồi nợ mạnh mẽ Điều này giảm thiểu chi phí cho ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng cho khoản vay và cho phép bên đi vay điều chỉnh thời hạn trả nợ hợp lý.
- Thứ tám, đề xuất đúng lối ra cho các khoản nợ xấu quan trọng hơn việc thu hồi nợ Việc thanh lý nợ xấu chỉ được xem là biện pháp cuối cùng để thu hồi các khoản vay có vấn đề và không đáp ứng đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Qua chương 1 tác giả đã làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò tín dụng cá nhân cũng như khái niệm, chỉ tiêu đánh giá, yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân ở một số nước trên thế giới Việc hiểu được các khái niệm cơ bản nhất cung cấp cho tác giả một cách nhìn tổng thể từ đó có thể hiểu rõ chất lượng tín dụng nói chung cũng như chất lượng tín dụng cá nhân nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong quản trị ngân hàng Bên cạnh đó đúc kết kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng học tập từ một số nước trên thế giới nhằm đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn ổn định, xây dựng thị trường tín dụng lành mạnh, góp phần phát triển kinh tế, ổn định hệ thống chính sách tiền tệ trong nước.
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Á Châu được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 24/04/1993 và giấy phép số 533/GP-UB do UBND thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993 Ngày 04/06/2013, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Giai đoạn từ 1993 – 1995: đây là giai đoạn hình thành Hoạt động kinh doanh chủ yếu hướng đến KHCN và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân.
Giai đoạn 1996 – 2000: ACB là NHTM cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa và Master Card Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng
Giai đoạn 2001 – 2005: cuối năm 2011, ACB đưa vào vận hành chính thức hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution) cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch đồng thời cũng chung cơ sở dữ liệu tập trung Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Năm 2005, Standard Chartered trở thành cổ đông chiến lược của ACB.
Giai đoạn 2006 – 2010: ACB niêm yết tại TTGDCK Hà Nội vào tháng10/2006 Trong giai đoạn này, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới kênh phân phối đạt số lượng 223 chi nhánh và phòng giao dịch Năm 2007, ACB tiếp tục chiến lược đa dạng hóa hoạt động, thành lập công ty cho thuê tài chính ACB Năm 2008,ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng Năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng Năm 2010, phát triển hệ thống kênh phân phối phi truyền thống như ngân hàng điện tử và bán hàng qua điện thoại (telesales).
Cuối năm 2011, ACB đã khánh thành trung tâm dữ liệu dạng module và trung tâm vàng ACB Ngoài ra, ACB còn đưa vào hoạt động thêm 45 chi nhánh và phòng giao dịch.
Năm 2012, sự cố vào tháng 08/2012 ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng ACB cũng lành mạnh hóa cơ cấu bảng tổng kết tài sản thông qua việc xử lý các tồn đọng liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng theo chủ trương của NHNN, cắt giảm chi phí hoạt động, hoàn thiện khuôn khổ quản lý rủi ro và thành lập thêm 16 chi nhánh và phòng giao dịch.
Năm 2013, ACB vẫn có mức độ tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay VND mặc dù kết quả kinh doanh không như kỳ vọng Về nhân sự, quy mô được tinh giản và việc thay thế và bổ sung cấp quản lý được thực hiện thường xuyên Mạng lưới kênh phân phối cũng được sắp xếp lại theo quy định mới của NHNN.
Bảng 2.1 – Quy mô hoạt động của ngân hàng qua các năm 2010 – 2013
Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng)
Tổng tài sản (tỷ đồng)
Số lượng nhân viên (người)
(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB năm 2010 – 2013)
Qua bảng 2.1 cho thấy, tổng tài sản của ACB có xu hướng tăng trong 2 năm2010-2011 Trong năm 2012, tổng tài sản bị sụt giảm đáng kể với 104.711 tỷ đồng chiếm tương đương 37.26% do tiền gửi giảm, ACB cũng cắt giảm toàn bộ hoạt động kinh doanh vàng và các TCTD khác cũng rút tiền gửi tại ACB Tuy nhiên, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và nhân viên vẫn tăng so với mọi năm Sang năm
2013 tổng tài sản giảm tiếp 10.000 tỷ đồng so với năm 2012 Về mặt nhân sự cũng có sự cắt giảm đáng kể giảm 1.485 người.
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.2 – Huy động vốn của ACB từ năm 2010-2013 Đơn vị tính: tỷ đồng
Tiền gửi và cho vay các TCTD khác
Tiền gửi của khách hàng 107.150 142.218 125.234 138.669 35.068 32.73 (16.984) (11.94) 13.435 10,73
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro
Phát hành giấy tờ có giá 36.034 50.708 20.201 3.000 14.674 40.72 (30.507) (60.16) (17.201) (85,15)
Các khoản nợ khác 10.065 34.557 4.183 2.626 24.492 243.34 (30.374) (87.90) (1.557) (37,22) Tổng cộng 191.255 269.060 163.683 154.042 77.805 40.68 (105.377) (39.16) (9.641) (5,89)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB từ năm 2010-2013)
Huy động tiết kiệm VND vẫn luôn được xem là nguồn vốn ổn định và thế mạnh truyền thống của ACB Năm 2010, việc NHNN quy định trần lãi suất VND là 14%/năm đã gây khó khăn trong hoạt động huy động vốn của ACB do hiện tượng vượt trần lãi suất của một số ngân hàng nhỏ.
Năm 2011, tổng huy động vốn từ nền kinh tế của ACB đạt 269.060 tỷ đồng tăng 77.805 tỷ đồng tương ứng tăng 40.68% so với cuối năm 2010 Mặc dù không đạt chỉ tiêu đề ra từ đầu năm, huy động từ tiền gửi của khách hàng phải đạt 198.000 tỷ đồng chiếm tỷ trọng hơn 52.86% tổng vốn huy động năm 2011 và đạt 142.218 tỷ đồng (tương đương 70% kế hoạch).
Trong năm 2012, tổng vốn huy động sụt giảm đáng kể chỉ đạt 163.683 tỷ đồng tương ứng giảm 39.16% so với năm 2011 do sự cố vào cuối tháng 08/2012. Tiền gửi khách hàng giảm gần 17.000 tỷ đồng so năm trước còn 125.233,6 tỷ đồng.
So với cuối năm 2011, lượng tiền của khách hàng gửi tại ACB giảm 11.94%.
Năm 2013, tổng huy động vốn của ACB tiếp tục giảm với mức giảm 9.641 tỷ đồng tương đương giảm 5.89% so với năm 2012 Trong đó, tổng huy động sụt giảm nhiều nhất từ phát hành giấy tờ có giấy 17.201 tỷ đồng tương đương 85.15% so với năm 2012 Tuy nhiên, huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng tại ACB có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng tốt sau sự cố vào tháng 08/2012 với mức tăng 13.435 tỷ đồng tương đương 10.73%.
Năm 2010, tổng dư nợ cho vay của ACB đạt 86.648 tỷ đồng Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng được đảm bảo tỷ lệ nợ nhóm 3 – 5 của ACB rất thấp so với ngành (0.34% đến 2.5%) Tuy nhiên, bên cạnh việc duy trì tăng trưởng tín dụng dưới 20% cũng như quy định dư nợ cho vay trong lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa năm 2011 là 16% đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung cũng như ACB nói riêng.
Dư nợ cho vay trong 2 năm 2012-2013 hầu như không tăng trưởng Trong đó, ACB tăng mạnh cho vay đối với thành phần kinh tế là hợp tác xã và cá nhân.Trong khi, tỷ lệ cho vay đối với các thành phần kinh tế khác có sự tăng giảm qua các năm thì dư nợ cho vay cá nhân luôn tăng trưởng dương qua các năm, đặc biệt năm 2012 ước tính tăng 8.502 tỷ đồng so với năm 2011 Sự chuyển dịch tăng này cho thấy, cơ cấu chuyển đổi sang cho vay cá nhân phù hợp với việc xây dựng ngân hàng bán lẻ của ACB Trong năm 2013, về mặt số tuyệt đối, dư nợ cho vay tăng cao đối với 2 thành phần kinh tế là công ty cổ phần, TNHH, DNTN và cá nhân (đối tượng khác) với mức tăng lần lượt là 2.648 tỷ đồng và 1.198 tỷ đồng Tuy nhiên, về mặt tương đối thì dư nợ cho vay cá nhân năm 2013 chỉ tăng 2.7% so với năm 2012
Cụ thể dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế thể hiện như sau:
Bảng 2.3 – Dư nợ cho vay theo các thành phần kinh tế của ACB từ năm 2010-2013 Đơn vị tính: tỷ đồng
Cá nhân (đối tượng khác) 32.459 35.847 44.349 45.547 3.388 10,44 8.502 23,72 1.198 2,7 Tổng cộng 86.648 102.809 102.815 106.179 16.161 18,65 6 0.006 3.364 3,27
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB từ năm 2010-2013)
Kết quả kinh doanh của ACB
Bảng 2.4 – Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB từ năm 2010-2013 Đơn vị tính: tỷ đồng
1 Tổng thu nhập 16.559 26.593 21.057 16.518 10.034 60.60 (5.536) (20.82) (4.539) (21.56) Thu nhập từ lãi 14.912 25.370 22.111 15.005 10.458 70,13 (3.259) (12,85) (7.106) (32,14)
Thu nhập HĐ dịch vụ 860 1.071 802 899 211 24,53 (269) (25,12) 97 12,09
Thu nhập KD ngoại hối 191 (162) (1.864) (78) (353) (184,82) (1.702) (1050,62) 1.786 95,82
Thu nhập CK, cổ tức 445 134 (83) 620 (311) (69.89) (217) (161.94) 703 846.99
2 Tổng chi phí 13.179 22.419 20.095 15.515 9.240 70.11 (2.324) (10.37) (4.580) (22.79) Chi phí lãi 10.670 18.668 15.191 10.799 7.998 74,96 3.477 18,63 4.392 28,91
Chi hoạt động dịch vụ 121 296 186 202 175 144,63 (110) (37,16) 16 8,6
Chi phí hoạt động khác 124 204 96 43 80 64,52 (108) (52,94) 53 (55,21)
Chi phí quản lý chung 2.038 2.971 4.105 3.626 933 45,78 1.134 38,17 (479) (11,67)
Chi phí dự phòng rủi ro 226 280 517 845 54 23,89 237 84,64 328 63,44
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB từ năm 2010-2013)
Qua bảng 2.4 ở trên có thể thấy rằng so với năm 2010, thu nhập lãi thuần của ACB trong năm 2011 tăng 2.460 tỷ đồng tương đương tỷ trọng 57.99% Bên cạnh đó, hoạt động dịch vụ tăng không đáng kể chủ yếu do chi phí hoạt động dịch vụ tăng nhiều chiếm tỷ trọng 144.63% so với cùng kỳ năm 2010 Hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ và chứng khoán đầu tư đều chịu lỗ do tình hình thị trường trong nước Thu nhập từ lãi vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của ngân hàng cho thấy hoạt động tín dụng luôn là hoạt động kinh doanh chủ yếu của hệ thống NHTM Việt Nam Năm 2011 thu nhập từ lãi tăng nhanh so với năm 2010 đạt 70.14% trong khi năm 2010 chỉ tăng 55.61% Thu nhập từ lãi tăng nhanh trong năm
Thực trạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu
2.2.1 Quá trình triển khai tín dụng cá nhân
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTM cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB Theo đó, hoạt động tín dụng cá nhân được triển khai tại ACB từ những ngày đầu ngân hàng thành lập Tuy nhiên, hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2006.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, người dân ở các địa bàn trên thường có nguồn thu nhập từ lương cao và khá ổn định Đồng thời các doanh nghiệp có xu thế trong việc chi trả lương qua tài khoản tại các ngân hàng Đây cũng là điều kiện đảm bảo cho khả năng trả nợ của các khoản vay không có tài sản đảm bảo Năm 2006, ACB là ngân hàng đầu tiên triển khai chương trình cho vay tín chấp (không có tài sản đảm bảo) dành cho đối tượng KHCN có nguồn thu nhập ổn định từ lương Đầu tháng 08/2007, ACB đã triển khai chương trình cho vay tín chấp qua mạng nhằm giúp khách hàng thuận tiện hơn trong quá trình vay vốn Đây cũng là giai đoạn ACB đẩy mạnh hoạt động cho vay chấp trên các địa bàn Tp.Hồ Chí Minh,Tp.Hà Nội, Vũng Tàu, Đồng Nai và Cần Thơ.
Sau khi triển khai thành công chương trình vay tín chấp qua mạng, đầu tháng 11/2007, ACB tiếp tục triển khai chương trình vay thế chấp qua mạng dành cho các sản phẩm tín dụng cá nhân có thế chấp (có tài sản đảm bảo) tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh qua đó giúp khách hàng có nhu cầu vay thế chấp thuận tiện hơn trong quá trình vay vốn tại ACB.
Trong kế hoạch kinh doanh tín dụng cá nhân, đối với các sản phẩm/khách hàng mục tiêu, ACB còn xây dựng nhiều chương trình đặc thù để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng vay như chương trình “tích lũy từ lương, dựng xây tổ ấm” dành cho các KHCN có nguồn thu nhập ổn định từ lương vay mua nhà hoặc xây dựng, sửa chữa nhà để ở; chương trình “hoàn lại vốn vay kinh doanh đã góp” chăm sóc các khách hàng hiện hữu đang vay bổ sung vốn kinh doanh. Đầu tháng 3/2012, ACB chính thức triển khai các chương trình kinh doanh
“bó sản phẩm tín dụng dành cho KHCN” với 2 bó sản phẩm ưu đãi “hỗ trợ kinh doanh trọn gói” và “hỗ trợ an cư trọn gói” ACB là ngân hàng đầu tiên xây dựng và triển khai các bó sản phẩm tín dụng dành cho KHCN theo chiến lược kinh doanh mới với phương châm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn Với các bó sản phẩm này, ngoài việc cung cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu mua nhà hoặc bổ sung vốn kinh doanh, ACB còn tư vấn và cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tài chính khác như thẻ tín dụng, thấu chi,… với lãi suất/phí ưu đãi hấp dẫn Việc sử dụng bó sản phẩm sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho khách hàng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng với nhiều ưu đãi và tiện ích hấp dẫn so với các sản phẩm, dịch vụ đơn lẻ.
2.2.2 Quy trình chính sách tín dụng cá nhân
2.2.2.1 Chính sách khách hàng cá nhân Để chính sách tín dụng phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình tài chính của ngân hàng, định hướng hoạt động hiệu quả, quản lý rủi ro tín dụng và đảm bảo an toàn trong việc sử dụng vốn vay, ACB phân nhóm khách hàng dựa theo các tiêu chí như sau:
Khi phân tích, đánh giá và thẩm định/tái thẩm định khách hàng mới, mức cấp tín dụng mới hay tái cấp tín dụng, tăng mức cấp tín dụng cho khách hàng hiện hữu, mỗi khoản vay/khách hàng được xếp vào một trong bốn nhóm sau:
- Nhóm cấp tín dụng bình thường
- Nhóm hạn chế cấp tín dụng
- Nhóm kiểm soát cấp tín dụng
Phân theo nhóm khách hàng
Khách hàng được phân nhóm theo các tiêu chuẩn về độ tuổi, nơi cư ngụ và sản xuất kinh doanh, lịch sử tín dụng, nghề nghiệp, mức độ ổn định của thu nhập, thời gian làm việc, gia cảnh, điều kiện sinh sống, năng lực hành vi, quan hệ xã hội, địa vị xã hội, thái độ hợp tác với ACB,… Đối tượng KHCN mục tiêu của ACB bao gồm những khách hàng có nghề nghiệp, thu nhập ổn định, có quan hệ xã hội, lịch sử bản thân lành mạnh, lịch sử quan hệ tín dụng tốt, có thái độ hợp tác tốt với ACB và nơi cư ngụ/nơi sản xuất kinh doanh trong phạm vi quản lý hiệu quả của đơn vị cho vay.
Phân theo ngành nghề kinh doanh
ACB tập trung cho vay những cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có khả năng tăng trưởng hoặc phát triển ổn định, ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế trong thời gian kinh tế đi xuống, năng lực cạnh tranh trung bình trở lên, có khẳ năng tạo giá trị gia tăng tốt, ít nhạy cảm các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng, chính trị và chính sách.
Phân theo khả năng trả nợ:
Các chỉ số tài chính trọng yếu là các chỉ số giúp đánh giá được mức độ hợp lý của nguồn trả nợ, khả năng trả nợ, độ ổn định và chủ động về tài chính, khả năng bù đắp rủi ro, độ nhạy tài chính của khách hàng KHCN sẽ được xét theo hai tiêu chí sau:
- Nguồn trả nợ trong kỳ là dòng tiền khách hàng chắc chắn sẽ thu được hoặc chắc chắn sẽ có để trả nợ đến hạn Nguồn trả nợ hợp lý là nguồn trả nợ mà sau khi dùng để chi trả các nghĩa vụ nợ đến hạn sẽ không làm ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và không ảnh hưởng xấu đến khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ phát sinh tại bất kỳ thời điểm nào của khách hàng Các nguồn thu nhập cá nhân như thu nhập từ lương; cho thuê phương tiện vận tải, cho thuê bất động sản, cho thuê nhà trọ; thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hay thu nhập từ góp vốn, cổ tức, …
- Chi phí dự phòng là thu nhập còn lại của khách hàng/người đồng trả nợ sau khi đã trừ chi phí sinh hoạt của khách hàng/người đồng trả nợ và nghĩa vụ trả nợ trong kỳ (kể cả khoản vay đang xét).
Phân theo sản phẩm tín dụng: Đối với KHCN vay vốn được phân loại theo tiêu chí có tài sản đảm bảo.
- Cho vay có tài sản đảm bảo
- Cho vay tín chấp bao gồm cho vay hỗ trợ tiêu dùng tín chấp, cho vay dưới hình thức phát hành thẻ tín chấp, thấu chi tín chấp Trong đó, một số sản phẩm như thẻ tín dụng tín chấp, thấu chi tín chấp quy định một số nội dung, tiêu chí đặc thù riêng cho phù hợp với đặc điểm sản phẩm và nhằm đảm bảo an toàn tín dụng.
2.2.2.2 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân
Nguyên tắc chung đều tuân theo mô hình chuẩn sau đây:
Tư vấn và nhận HSTD
Chưa Nhận kết quả phê duyệt Đồng ý
Giải ngân, thu nợ Quản lý giám sát sau giải ngân
Hình 2.1 - Quy trình cho vay cá nhân tại ACB
(Nguồn: Thủ tục phối hợp tác nghiệp tín dụng cá nhân tại ACB)
Hiện ACB đang thực hiện “Thủ tục phối hợp tác nghiệp tín dụng KHCN,QP-7.25” theo quyết định số 912/NVQĐ-KHCN.13 ngày 17/06/2013 Theo đó gồm các bước như sau:
Bảng 2.5 – Các bước thực hiện của quy trình cho vay cá nhân tại ACB
STT Bước thực hiện Nội dung thực hiện Đơn vị Chức danh Kết quả công việc
HSTD - Tiếp nhận hồ sơ vay
- Hướng dẫn các điều kiện, thủ tục, hồ sơ vay vốn cho KH
KPP PFC - Biên bản giao nhận HSTD
- Phiếu đề nghị thẩm định tài sản (đã được ký nhận)
- Trạng thái trên CLMS là
“đang chờ phân công thẩm định”
2 Thẩm định TSĐB - Xác minh hiện trạng thực tế của BĐS
- Định giá giá trị TSĐB
TĐTS TĐTS - Tờ trình thẩm định TSĐB đã được ký duyệt và chuyển cho KPP/TT 3
Thẩm định tín dụng - Thẩm định các điều kiện vay vốn
- Thẩm định nguồn thu nhập của KH
- Tờ trình thẩm định tín dụng đã được ký kiểm soát
- Trạng thái trên CLMS là
Phê duyệt HSTD - Đồng ý hoặc từ chối hoặc có bút phê đối với hồ sơ chưa đạt
TKY - Phúc đáp/Biên bản họp/phiếu kiểm tra phê duyệt/Bút phê của PD
- Trạng thái trên CLMS là
“đã có kết quả phê duyệt”
Nhận kết quả phê duyệt - Có kết quả đồng ý cho vay/từ chối đối với HSTD
KPP PFC - Thông báo KQPD đã được
KH ký xác nhận/đã có biên nhận thư bảo đảm đã gửi cho KH/tin nhắn điện thoại theo quy định
Giải ngân, thu nợ, quản lý giám sát sau giải ngân
- Giải ngân tiền vay cho khách hàng
- Ký kết hợp đồng tín
- dụng Thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch TSĐB theo quy định
- Tiến hành kiểm tra sau cho vay theo quy định của ngân hàng
COG OS - HĐTD, HĐBĐ, các văn bản theo phê duyệt
- Bút toán giải ngân đã thực
- hiện Trạng thái trên CLMS là
- Các chứng từ theo quy định
(Nguồn: Thủ tục phối hợp tác nghiệp tín dụng cá nhân tại ACB)
Trước năm 2007, ACB chủ yếu áp dụng mô hình thẩm định tín dụng phân tán Theo đó, nhân viên tín dụng tập trung tại các kênh phân phối NVTD đồng thời là NVKD chịu chỉ tiêu doanh số dư nợ tín dụng và chịu trách nhiệm về thẩm định đề xuất cấp tín dụng. Định hướng áp dụng mô hình quản lý rủi ro được triển khai thông qua việc ra đời TTTDCN vào năm 2007 TTTDCN trực thuộc hội sở gồm:
- Bộ phận tín dụng tín chấp: đây là bộ phận tập trung, chuyên xử lý các hồ sơ cho vay không có tài sản đảm bảo.
- Bộ phận tái thẩm định với các chức năng chính là hỗ trợ các đơn vị (trừ các đơn vị tại địa bàn Tp.Hồ Chí Minh) trong việc trình duyệt các cấp có thẩm quyền; tái thẩm định các hồ sơ theo yêu cầu của cấp phê duyệt và hỗ trợ các đơn vị trong việc thẩm định các hồ sơ vay vốn.
Thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân tại ACB
2.4.1 Chất lượng tín dụng cá nhân theo chỉ tiêu nợ xấu
Với sự tuột dốc của thị trường bất động sản từ năm 2010 kéo dài đến năm
2011 khiến cho thanh khoản bất động sản giảm Mặt khác tình hình kinh doanh của khách hàng gặp rất nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới chưa hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2009 và hoạt động kinh doanh trong nước bị ảnh hưởng do lạm phát trong nước cao đẩy mặt bằng chi phí lãi vay vượt quá khả năng trả nợ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng của ngân hàng làm gia tăng nợ quá hạn khi ngân hàng khó chuyển nhượng bất động sản để thu hồi nợ vay Cụ thể, năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0.58% tổng dư nợ tương ứng dư nợ quá hạn là 502 tỷ đồng Đến năm 2011, dư nợ quá hạn tăng cao chiếm 1.21% tổng dư nợ tương ứng dư nợ quá hạn là 1.242 tỷ đồng Năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn tăng cả về mặt số tuyệt đối và số tương đối cụ thể nợ quá hạn chiếm 7.8% tổng dư nợ tín dụng tương ứng dư nợ quá hạn là 7.947 tỷ đồng Năm 2012 là năm mà hoạt động tín dụng của ngân hàng có nợ quá hạn cao nhất trong những năm gần đây.
Bảng 2.11 – Tỷ lệ nợ quá hạn của ACB từ năm 2010-2013 Đơn vị tính: tỷ đồng
%/dư nợ Dư nợ Tỷ lệ
%/ dư nợ Dư nợ Tỷ lệ
%/ dư nợ Dư nợ Tỷ lệ
Nợ nhóm 2-5 của cho vay cá nhân 1.086 3.36 1.524 4.25 3.094 7 4.650 10.33
Nợ nhóm 3-5 của cho vay cá nhân 642 1.98 781 2.18 1.484 3.36 4.053 9.01
(Nguồn từ báo cáo tài chính của ACB từ năm 2010-2013)
Bảng 2.11 cho thấy nợ xấu của cá nhân tăng dần qua mỗi năm Trong đó, hai năm 2012-2013 tỷ lệ nợ nhóm 2-5 tăng nhiều so với mọi năm Bên cạnh nguyên nhân kinh tế trong nước khó khăn những năm vừa qua, nợ xấu tăng cao cũng đặt ra câu hỏi về chất lượng tín dụng cá nhân tại ACB.
Tỷ lệ nợ quá hạn của cá nhân cũng tăng dần qua các năm, đỉnh điểm là năm
2012 tăng 2,4 lần so với năm 2011 Năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn của cá nhân cũng như tỷ lệ nợ quá hạn của ACB có kiềm chế hơn so với năm 2012 tuy nhiên con số nợ quá hạn vẫn còn cao Đây là điều đáng báo động Trước những diễn biến tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao, ACB cần tìm hiểu nguyên nhân và có chính sách hoặc biện pháp theo dõi thu hồi nợ thích hợp.
Biểu đồ 2.5 - Nợ xấu tín dụng cá nhân tại ACB từ năm 2010-
Biểu đồ 2.5 cho thấy trong 3 năm từ năm 2010-2012, tỷ lệ nợ xấu cá nhân luôn chiếm tỷ lệ 50% nợ quá hạn cá nhân Tuy nhiên, trong năm 2013, tỷ lệ nợ xấu cá nhân chiếm 90% tổng nợ quá hạn cá nhân Điều này phản ánh đúng thực tế nền kinh tế trong nước nhưng cũng đặt ra vấn đề chất lượng các khoản vay cá nhân cũng như năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ACB.
2.4.1.1 Chỉ tiêu nợ xấu cá nhân theo khu vực
Bảng 2.12 – Nợ xấu của cho vay cá nhân năm 2012-2013 theo khu vực Đơn vị tính: tỷ đồng
Dư nợ cho vay Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ xấu Dư nợ cho vay Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ xấu
(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB năm 2012-2013)
Theo bảng 2.12, trong 2 năm 2012-2013, khu vực miền Bắc luôn có tỷ lệ nợ quá hạn cũng như nợ xấu cao trong toàn hệ thống ACB với tỷ lệ cao trên 5% trong khi dư nợ cho vay cá nhân của khu vực này chỉ chiếm tỷ trọng 16% trong tổng dư nợ cho vay cá nhân Năm 2013, 2 khu vực miền Bắc và miền Tây tiếp tục có nợ quá hạn tăng cao trong khi 3 khu vực còn lại là Hồ Chí Minh, miền Trung và miền Đông kiểm soát tốt việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn.
2.4.1.2 Chỉ tiêu nợ xấu cá nhân theo cơ cấu kỳ hạn
Bảng 2.13 – Nợ xấu của cho vay cá nhân năm 2012-2013 theo kỳ hạn Đơn vị tính: tỷ đồng
Dư nợ Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ xấu Dư nợ Tỷ lệ nợ quá hạn
(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB năm 2012-2013)
Qua bảng 2.13 có thể nhận thấy nợ quá hạn và nợ xấu của cho vay cá nhân chủ yếu ở kỳ hạn trung hạn và dài hạn Tuy nhiên, năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của kỳ hạn ngắn hạn tăng lên so với năm 2012 Điều này cho thấy dấu những hiệu khó khăn của nền kinh tế trong nước đã tác động xấu đến khả năng chi trả nợ vay không chỉ đối với các khoản vay trung – dài hạn mà ngay cả những khoản vay ngắn hạn.
2.4.2 Đánh giá chất lượng tín dụng theo phân loại và trích lập dự phòng rủi ro 2.4.2.1 Chỉ tiêu phân loại nhóm nợ
- Nợ nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn
- Nợ nhóm 2: nợ cần chú ý
- Nợ nhóm 3 : nợ dưới tiêu chuẩn
- Nợ nhóm 4: nợ nghi ngờ
- Nợ nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn
Bảng 2.14 – Phân loại nhóm nợ tại ACB từ năm 2010-2013 Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB từ năm 2010-2013)
(*) Nợ nhóm 2 năm 2012 bao gồm:
- 853.698 triệu đồng đồng cho vay Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vina- lines) và một công ty con của Vinalines.
- 3.511.468 triệu đồng triệu đồng cho vay sáu công ty của ông Nguyễn Đức
Kiên (là chủ tịch hoặc là thành viên HĐQT).
Qua bảng 2.14 cho thấy nợ từ nhóm 2 trở lên tăng qua các năm cả về định lượng lẫn tỷ trọng Trong khi dư nợ cho vay gần như không thay đổi song nợ xấu lại tăng đáng kể, nợ xấu của ACB đạt 2.571 tỉ đồng chiếm 2.5%/ tổng dư nợ, tăng gấp hơn 2 lần so với tỉ lệ 0.89% cuối năm 2011 Cụ thể tính đến cuối năm 2012, ACB có nợ dưới tiêu chuẩn tăng gấp 1,7 lần lên 747,22 tỷ đồng, nợ nghi ngờ tăng 0.94 lần lên 673,36 tỷ đồng và hơn 1.150 tỉ đồng nợ có khả năng mất vốn tăng 2,87 lần so với năm 2011 Nợ có khả năng mất vốn chiếm 44.74% tổng nợ xấu Năm 2013, nợ cần chú ý (nhóm 2) giảm đáng kể cụ thể giảm 2.454 tỷ đồng tương đương
45.27% so với năm 2012 Tuy nhiên nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng nhanh đạt 934 tỷ đồng tương đương 81.22% so với năm 2012.
2.4.2.2 Chỉ tiêu trích lập dự phòng rủi ro
Bảng 2.15 – Trích lập dự phòng của ACB từ năm 2010-2013 Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB từ năm 2010-2013)
Qua bảng 2.15, ta có thể nhận thấy số tiền trích lập dự phòng tăng qua các năm Điều này chứng tỏ, tiềm ẩn rủi ro nợ xấu cao nên tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể tăng ACB nhận thức tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Việc trích lập dự phòng rủi ro là việc bắt buộc để đảm bảo cho ACB hoạt động an toàn, hiệu quả và giảm thiểu những tổn thất.
Khảo sát chất lượng tín dụng cá nhân tại ACB
2.5.1 Phương pháp thu thập số liệu
Tại ACB tiến hành khảo sát mẫu gồm 220 người bao gồm nhân viên phân tích tín dụng, quản lý bán hàng và nhân viên tư vấn tài chính cá nhân với mục đích tìm hiểu sự đánh giá khách quan của người tham gia khảo sát các nhân tố khách quan lẫn chủ quan gây ra rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng, từ phía khách hàng và từ các chính sách kinh tế, chính trị xã hội ở trong nước.
Bảng câu hỏi được thiết kế dựa theo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Theo đó, tác giả đề xuất 30 câu hỏi từ các nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan Sau khi khảo sát trước 10 người, các câu hỏi được điều chỉnh giảm xuống 19 câu hỏi.
Các câu hỏi được tiến hành khảo sát với tổng số lượng phiếu phát đi là 235 phiếu khảo sát với kết quả thu được 220 phiếu khảo sát.
Do giới hạn về thời gian, chi phí và kiến thức còn nhiều giới hạn nghiên cứu định lượng Đề tài xác định đối tượng khảo sát là các nhân viên thẩm định tín dụng cá nhân, các đối tượng có liên quan đến tín dụng cá nhân phù hợp với mục tiêu nghiên cứu Từ đó chạy một số hàm thống kê cơ bản như thống kê mẫu, thống kê mô tả, kiểm định thang đo và phân tích nhân tố.
Tiến hành phỏng vấn các đối tượng đủ yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu. Tổng hợp thông tin và chạy một số hàm thống kê qua các biến đo lường nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân.
Các biến được thực hiện theo thang đo Likert gồm 5 mức độ:
1 Hoàn toàn không ảnh hưởng
Thiết lập bảng câu hỏi gồm các nội dung:
- Thông tin sàn lọc của người được phỏng vấn gồm giới tính, kinh nghiệm về tín dụng và độ tuổi
- Các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân
- Tiến hành phỏng vấn bằng câu hỏi được thiết lập
- Xác định số lượng mẫu tiến hành gửi bảng câu hỏi chính thức điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp.
- Thu thập lại số lượng bảng câu hỏi, tiến hành mã hóa các biến, làm sạch dữ liệu, nhập liệu và xử lý số liệu.
Nội dung xử lý gồm:
- Thống kê mẫu các đối tượng khảo sát
- Thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân tại ACB
- Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Anpha
Qua thống kê kết quả điều tra từ mẫu 220 đối tượng liên quan với 19 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân.
Thống kê mẫu khảo sát
Bảng 2.16 – Thống kê độ tuổi của mẫu khảo sát Độ tuổi Tần số Tỷ lệ
(Nguồn: Phụ lục 2) Độ tuổi được chia làm 4 nhóm trong đó có 31 người từ 22 tuổi -25 tuổi, 103 người từ 25 tuổi-30 tuổi, 54 người trong nhóm 30 tuổi-40 tuổi và 32 người > 40 tuổi.
Bảng 2.17 – Thống kê giới tính của mẫu khảo sát
Giới tính Tần số Tỷ lệ
Mẫu khảo sát có 220 người trong đó có 94 nam và 126 nữ.
Bảng 2.18 – Thống kê thâm niên của mẫu khảo sát
Thâm niên Tần số Tỷ lệ
Thâm niên tín dụng cá nhân chia thành thành 4 nhóm trong đó có 44 người có kinh nghiệm < 1 năm, 45 người có kinh nghiệm từ 1 năm đến 3 năm, 50 người có kinh nghiệm từ 3 năm đến 5 năm và 81 người có kinh nghiệm > 5 năm.
Nhận xét: đa phần độ tuổi của nhân viên trong mẫu khảo sát tại ACB tương đối trẻ (< 30 tuổi) Về kinh nghiệm tín dụng cá nhân, các đối tượng trong mẫu khảo sát tập trung ở nhóm có kinh nghiệm > 5 năm Do đối tượng khảo sát đều là nhân viên có liên quan đến công việc tín dụng cá nhân nên biết rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân.
Kết quả thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân tại ACB
Bảng 2.19 – Thống kê mô tả các biến quan sát của mẫu khảo sát
Tên biến quan sát Nội dung Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
CQKH4 Tình hình tài chính của khách hàng 4.43 689
CQNH7 Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên tín dụng 4.42 733 CQNH3 Công tác thẩm định cho vay của ngân hàng 4.35 612
CQNH6 Trình độ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm củanhân viên tín dụng 4.34 667 CQKH3 Uy tín thanh toán khoản vay của khách hàng 4.28 696
CQNH1 Chính sách tín dụng của ngân hàng 4.21 551
CQNH2 Quy trình cho vay cá nhân của ngân hàng 4.14 689
CQNH4 Các quy định của sản phẩm và điều kiện ràng buộc đối với hồ sơ 4.09 617 CQKH1 Khả năng cung cấp thông tin của khách hàng 4.06 656 CQKH5 Kinh nghiệm, năng lực của khách hàng 3.98 749 CQNH8 Kiểm soát nội bộ tình hình tuân thủ quy định và thủ tục cho vay, giám sát kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay sau khi giải ngân 3.97 749
CQKH2 Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng 3.96 668 KQ4 Chưa có thông tin quản lý đồng bộ về khách hàng giữa các TCTD 3.94 794
KQ3 Khung hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện 3.76 729 KQ2 Những thay đổi của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội trong nước và trên thế giới 3.75 708
CQKH6 Định hướng hoạt động kinh doanh của khách hàng 3.74 777
CQNH5 Công tác định giá tài sản đảm bảo 3.73 775
KQ1 Nguyên nhân bất khả kháng: thiên tai, dịch bệnh, thời tiết,… 3.72 747
KQ5 Công tác tổ chức giám sát, kiểm tra của ngân hàng
Các nhân tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về giá trị trung bình Tất cả các nhân tố đều có giá trị trung bình > 3 điều đó chứng tỏ các nhân tố đều ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Giá trị trung bình cao nhất là 4.43 và thấp nhất là3.62 Trong đó nhân tố tình hình tài chính của khách hàng, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên tín dụng, công tác thẩm định cho vay của ngân hàng, trình độ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của nhân viên tín dụng là những nhân tố có giá trị trung bình cao nhất.
Kiểm định thang đo bằng hệ số cronbach’s anpha
Kiểm định hệ số cronbach’s anpha của các thang đo Tiêu chuẩn là hệ số cronbach’s anpha > 0.6 và đạt được tương quan biến tổng > 0.3.
Kiểm định độ tin cậy thang đo của các biến nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng
Bảng 2.20 – Kiểm định thang đo các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng
Các biến quan sát Nội dung Tương quan biến tổng
CQNH1 Chính sách tín dụng 259
CQNH2 Quy trình cho vay cá nhân của ngân hàng 264
CQNH3 Công tác thẩm định cho vay của ngân hàng 457
CQNH4 Các quy định của sản phẩm và điều kiện ràng buộc đối với hồ sơ 358
CQNH5 Công tác định giá tài sản đảm bảo 227
CQNH6 Trình độ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của nhân viên tín dụng 422
CQNH7 Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên tín dụng 534
CQNH8 Kiểm soát nội bộ tình hình tuân thủ quy định và thủ tục cho vay, giám sát kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay sau khi giải ngân 362
Kết quả cronbach’s anpha các biến nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng là 0.665 3 biến có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 lần lượt là CQNH1 (chính sách tín dụng của ngân hàng), CQNH2 (quy trình trình cho vay cá nhân của ngân hàng) và CQNH5 (công tác định giá tài sản đảm bảo) Các biến này sẽ được xem xét loại bỏ trong quá trình phân tích nhân tố EFA Các biến còn lại đều phù hợp và đạt độ tin cậy.
Kiểm định độ tin cậy thang đo của các biến nhân tố chủ quan từ phía khách hàng
Bảng 2.21 – Kiểm định thang đo các nhân tố chủ quan từ phía khách hàng
Các biến quan sát Nội dung Tương quan biến tổng CQKH1 Khả năng cung cấp thông tin của khách hàng 457
CQKH2 Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng 436
CQKH3 Uy tín thanh toán khoản vay của khách hàng 437
CQKH4 Tình hình tài chính của khách hàng 560
CQKH5 Kinh nghiệm, năng lực của khách hàng 522
CQKH6 Định hướng hoạt động kinh doanh của khách hàng 372
Kết quả cronbach’s anpha các biến nhân tố chủ quan từ phía khách hàng là 0.728 Các biến đều có tương quan biến tổng > 0.3 nên các biến đều phù hợp và đạt độ tin cậy.
Kiểm định độ tin cậy thang đo của các biến nhân tố khách quan
Bảng 2.22 – Kiểm định thang đo các nhân tố khách quan
Các biến quan sát Nội dung Tương quan biến tổng KQ1 Nguyên nhân bất khả kháng: thiên tai, dịch bệnh, thời tiết,… 572
KQ2 Những thay đổi của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội trong nước và trên thế giới 580
KQ3 Khung hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện 612
KQ4 Chưa có thông tin quản lý đồng bộ về khách hàng giữa các TCTD 542 KQ5 Công tác tổ chức giám sát, kiểm tra của ngân hàng nhà nước 509
Kết quả cronbach’s anpha các biến nhân tố khách quan là 0.786 Các biến đều có tương quan biến tổng > 0.3 nên các biến đều phù hợp và đạt độ tin cậy.
Phân tích nhân tố EFA
Dựa theo kết quả cronbach’s anpha của các nhóm biến ta tiến hành đánh giá phân tích nhân tố Theo lý thuyết, các biến có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 ở bước chạy cronbach’s anpha sẽ được loại bỏ dần trong quá trình chạy phân tích nhân tố Tuy nhiên, xét về mặt lý thuyết và thực tế, các biến CQNH1 (chính sách tín dụng của ngân hàng), CQNH2 (quy trình trình cho vay cá nhân của ngân hàng) và CQNH5 (công tác định giá tài sản đảm bảo) là những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng trong quá trình xét cấp tín dụng cá nhân Do đó, đề tài vẫn ghi nhận 3 biến quan sát này trong quá trình chạy phân tích nhân tố.
Kiểm định KMO và Bartlett ta thấy:
Nhận xét: các biến có mối tương quan với nhau, thích hợp để phân tích nhân tố.
Dựa vào bảng giải thích tổng phương sai (total variance explained) ở phụ lục,eigenvalue >1 ta chọn được 6 nhân tố 6 nhân tố này có % phương sai cộng dồn(cumulative %) = 66.87% tức là 6 nhân tố này giải thích được 66.87% biến thiên của dữ liệu.
Bảng 2.23 – Bảng ma trận nhân tố xoay
Biến quan sát Nội dung Nhân tố Hệ số nhân tố
CQKH4 Tình hình tài chính của khách hàng 788 -.025 -.005 174 088 045 309
CQKH3 Uy tín thanh toán khoản vay của khách hàng 728 -.073 -.099 103 054 022 311
CQNH7 Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên tín dụng 716 237 339 -.050 -.147 203 234
CQNH6 Trình độ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của nhân viên tín dụng 658 267 197 -.159 -.155 241 242
CQKH5 Kinh nghiệm, năng lực của khách hàng 602 115 206 355 092 -.128 173
Kiểm soát nội bộ tình hình tuân thủ quy định và thủ tục cho vay, giám sát kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay sau khi giải ngân 511 309 093 286 242 -.182 156
KQ3 Khung hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện 138 767 115 -.003 027 181 302
KQ2 Những thay đổi của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội trong nước và trên thế giới 146 756 -.081 038 232 -.227 300
KQ1 Nguyên nhân bất khả kháng: thiên tai, dịch bệnh, thời tiết,… 156 718 093 267 -.187 -.262 274
KQ4 Chưa có thông tin quản lý đồng bộ về khách hàng giữa các TCTD 033 652 017 134 -.049 243 241
KQ5 Công tác tổ chức giám sát, kiểm tra của ngân hàng nhà nước -.111 645 -.102 170 198 284 225
CQNH4 Các quy định của sản phẩm và điều kiện ràng buộc đối với hồ sơ 009 038 829 129 067 020 543
CQNH3 Công tác thẩm định cho vay của ngân hàng 233 -.065 726 -.080 250 063 423
CQKH6 Định hướng hoạt động kinh doanh của khách hàng 060 231 038 784 094 -.010 545
CQKH2 Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng 287 134 -.097 617 055 399 369
CQKH1 Khả năng cung cấp thông tin của khách hàng 311 058 355 519 -.372 176 319
CQNH1 Chính sách tín dụng 161 -.001 060 037 772 086 542
CQNH2 Quy trình cho vay cá nhân của ngân hàng -.095 180 341 050 634 049 397
CQNH5 Công tác định giá tài sản đảm bảo 098 129 105 115 099 775 640
Từ bảng 2.23, ta có 6 nhân tố được rút ra:
- Nhân tố 1 gồm các biến quan sát CQNH6, CQNH7, CQNH8, CQKH3, CQKH4, CQKH5 được đặt tên “nhân tố rủi ro nghiệp vụ” Đây là các rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng để ra quyết định cho vay của nhân viên tín dụng.
- Nhân tố 2 gồm các biến quan sát KQ1, KQ2, KQ3, KQ4, KQ5 được đặt tên
“nhân tố rủi ro bên ngoài” Đây là các rủi ro khách quan chi phối đến hoạt động của ngân hàng và tình hình tài chính của khách hàng.
Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại ACB
2.6.1 Những kết quả đạt được
Hoạt động tín dụng của ACB luôn tăng trưởng ổn định trong điều kiện nền kinh tế trong nước và ngành ngân hàng có những khó khăn trong những năm qua. Trong đó, dư nợ cho vay cá nhân luôn chiếm tỷ trong cao trong tổng dư nợ cho vay và tăng dần qua các năm.
Cơ cấu cho vay được phân bổ theo từng vùng miền và theo từng sản phẩm đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với chính sách phát triển chung của ngân hàng và diễn biến tình hình kinh tế trong nước qua các năm Ngoài ra, tín dụng dụng cá nhân còn đóng góp đáng kể vào thu nhập của ACB.
Chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ thông qua việc cải tiến các thủ tục phối hợp tác nghiệp giữa kênh phân phối và hội sở, thủ tục kiểm tra phân tích đánh giá thông tin khách hàng, xây dựng tài liệu công việc và văn bản hướng dẫn nhân viên thực hiện theo đúng quy định của ACB trong từng thời kỳ.
Ngoài ra, ACB đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế và các khuyến cáo của Basel Cụ thể là việc thành lập mô hình tín dụng tập trung nhằm tách biệt chức năng thẩm định và kinh doanh Việc phân chia khu vực quản lý của từng trung tâm giảm thiểu rủi ro trong quản lý địa bàn cho vay củaACB, tách bạch việc bán hàng do KPP quản lý và việc phân tích hồ sơ vay vốn do hội sở giám sát Điều này đảm bảo tính khách quan trong nhận định hồ sơ vay vốn của khách hàng, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân thông qua các văn bản hướng dẫn thẩm định, chính sách tín dụng, sản phẩm và quy trình tín dụng liên tục được cập nhật thay đổi Mô hình tín dụng tập trung có điểm mạnh:
- Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống ACB được xem là một trong những ngân hàng quản lý rủi ro tốt trong toàn hệ thống NHTM.
- Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro Điều này thể hiện qua việc ACB luôn hoàn thiện quy trình tín dụng, xây dựng hướng dẫn thực hiện công việc.
- Thích hợp với ngân hàng có quy mô lớn ngày càng lớn như ACB.
Bên cạnh việc chuyển đổi mô hình, ACB còn ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi quản lý khoản vay của khách hàng, cập nhật thông tin nhắc nợ, thúc nợ của các khoản vay Theo đó, chương trình quản lý tín dụng cá nhân (CLMS) được triển khai đầu tiên cho khối khách hàng cá nhân vào năm 2007 và chính thức triển khai toàn hệ thống của ACB vào tháng 12/2010 theo quy định số 1234/NVCV- BCS&QLTD.10 ngày 01/12/2010 Đồng thời chuyển đổi ứng dụng theo dõi thông tin thẻ của khách hàng từ chương trình Electra thành chương trình Customer Care và liên tục nâng cấp chương trình TCBS nhằm theo dõi thông tin khách hàng về tiền gửi, tín dụng,…
2.6.2 Những tồn tại và nguyên nhân
Dư nợ cho vay ACB trong 2 năm gần đây hầu như không tăng trưởng Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu ngày càng phình to ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ACB Bên cạnh, nguyên nhân khách quan do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu.
Tỷ lệ nợ xấu của cá nhân cũng như nợ xấu của ngân hàng tăng dần qua các năm và chưa có dấu hiệu cải thiện mặc dù ACB đã áp dụng nhiều biện pháp xử lý nợ nhưng chưa đạt được kế hoạch đề ra Ngoài ra, kinh tế trong nước diễn biến khó khăn trong những năm qua ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng dẫn đến nợ quá hạn ngày càng cao Điều này cho thấy ACB chưa có bộ phận dự báo những yếu tố bất lợi của thị trường, chu kỳ kinh tế có thể tác động lớn đến nguồn trả nợ của khách hàng, cũng như chưa có bộ phận giám sát hoạt động tín dụng một cách hiệu quả và kịp thời.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, còn có yếu tố chủ quan về phía khách hàng cũng như ngân hàng đã làm tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao.
Theo kết quả khảo sát, những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân tại ACB cụ thể như sau:
- Ngành ngân hàng luôn tăng trưởng khá nóng và chạy theo lợi nhuận bằng việc duy trì chính sách tăng trưởng tín dụng cao trong những năm gần đây. Điều này khiến ngân hàng chạy theo tốc độ tăng trưởng tín dụng mà bỏ lửng trong khâu kiểm soát rủi ro Để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng đã: không ngần ngại điều chỉnh khẩu vị rủi ro để có thể mạnh tay trong việc giải ngân, thiếu đánh giá và dự báo dẫn đến việc cho vay các ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản, tiêu dùng tín chấp…
- Quy định sản phẩm khá thông thoáng Một số sản phẩm được nhân viên lách để dễ dàng cho vay khách hàng Ví dụ như sản phẩm tiêu dùng với mức cho vay 2 tỷ đồng dẫn khó khăn trong việc quản lý mục đích sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn thông qua bổ sung chứng từ chưa được chú trọng (chi bổ sung 50% chứng từ nhóm 1 còn lại áp dụng chứng từ nhóm 2) Hay sản phẩm hợp tác góp vốn vào doanh nghiệp với mức cho vay lên đến 5 tỷ đồng.
- Với áp lực chỉ tiêu kinh doanh ngày càng lớn cộng thêm sự gia tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng buộc nhân viên phải tìm tới nguồn khách hàng dưới mức tiêu chuẩn nhằm đạt được chỉ tiêu kinh doanh Việc tìm kiếm khách hàng không có sự sàn lọc theo các tiêu chí của ngân hàng như khách hàng không có công ăn việc làm ổn định, hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ, không ổn định hay lịch sử uy tín thanh toán không tốt trong quá khứ,…
- Bên cạnh việc theo đuổi chính sách tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro, công tác quản lý tín dụng của các ngân hàng cũng còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong khâu giám sát và quản lý vốn vay Một số cá nhân, doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích, đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao, dẫn đến thua lỗ và mất khả năng chi trả Việc giám sát vốn vay không được chú trọng Nhiều nhân viên tư vấn tài chính cá nhân tự lập bảng kiểm tra mục đích sử dụng vốn, bảng kiểm tra định kỳ hoạt động kinh doanh của khách hàng tuy nhiên lại không kiểm tra cơ sở để nhằm đối phó qua mặt kiểm toán nội bộ của ngân hàng.
- Các khoản cấp tín dụng còn dựa vào yếu tố chủ quan cảm tính, NVTD chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa đánh giá hết được rủi ro tiềm ẩn bên trong hoạt động kinh doanh Bên cạnh đó, năng lực của cấp phê duyệt còn yếu kém, không nhìn ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng dẫn đến việc phê duyệt sai.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
Định hướng phát triển tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu
Năm 2011 là năm đầu tiên ACB bắt đầu thực hiện Định hướng Chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 Định hướng này có hai nội dụng nền tảng:
Tầm nhìn và sứ mệnh: ACB tận dụng các thời cơ trong giai đoạn phát triển mới của Việt Nam để tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam,
Tham vọng và mục tiêu: Với phương châm hành động “Tăng trưởng nhanh – quản lý tốt – hiệu quả cao”, ACB quyết tâm và nổ lực phấn đấu để đến năm 2015 trở thành một trong bốn ngân hàng có quy mô lớn nhất, hoạt động an toàn và hiệu quả nhất Việt Nam. Để đảm bảo năng lực quản lý vận hành hiệu quả một ngân hàng lớn mà ACB có tham vọng đạt tới, ACB sẵn sàng chấp nhận các thay đổi cần thiết để có thể sớm đưa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất vào áp dụng trong quản trị, điều hành ngân hàng, phù hợp với các điều kiện cụ thể của ACB và thị trường Việt Nam. Theo đó:
- Về kinh doanh có năm sáng kiến chiến lược của hai khối kinh doanh đã kết thúc giai đoạn dự án và bắt đầu áp dụng toàn hệ thống từ đầu năm 2012.
- Về chuyển đổi hệ thống kênh phân phối, đã kết thúc giai đoạn chuẩn bị và từ năm 2012 bắt đầu sắp xếp lại hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch, chuyển đổi mạng lưới kênh phân phối hiện nay thành hệ thống hai cấp.
- Về công nghệ thông tin, ACB đã xây dựng kế hoạch tổng thể và lộ trình phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2011-2015 và bắt đầu thực hiện từ năm2012.
- Về quản trị điều hành, ACB thực hiện mục tiêu chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành hướng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, phù hợp với pháp luật Việt Nam và thực tiễn của ACB.
(Nguồn: Định hướng phát triển của ACB)
3.1.2 Định hướng về nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân
Cho vay KHCN là thị trường rộng, đầy tiềm năng và cũng chứa đựng không ít rủi ro Để khai thác hết tiềm năng thị trường, ACB chủ trương đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả cho vay Ngoài ra, tăng cường cho vay KHCN hoạt động kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ như kinh doanh cá thể, hộ gia đình để tiếp vốn sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng xây dựng định hướng chính sách tín dụng phù hợp với sự thay đổi từng giai đoạn kinh tế, thường xuyên theo dõi các diễn biến kinh tế, xã hội, pháp luật trong nước để cập nhật thay đổi các tiêu chí đánh giá, giới hạn tỷ lệ cấp tín dụng đề ra chính sách cho vay phù hợp với thực tiễn đồng thời định hướng hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng.
Hoàn thiện quy trình tín dụng đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý tín dụng Công tác quản lý rủi ro tín dụng được tăng cường theo chiều dọc, tách biệt các khâu, đảm bảo chuyên môn hóa cao, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trong việc quan hệ khách hàng, thẩm định và quyết định tín dụng Các rủi ro được kiểm soát trong quá trình cấp, quản lý giới hạn tín dụng, khoản tín dụng cụ thể thông qua quá trình thẩm định tín dụng, thẩm định rủi ro, giám sát liên tục quá trình sử dụng vốn, tài sản bảo đảm, hợp đồng tín dụng và năng lực tài chính của khách hàng Đồng thời, kiểm soát tình trạng danh mục tín dụng trên cơ sở phân tích, dự báo môi trường kinh tế và các giới hạn được thiết lập.
Tăng cường công tác đánh giá rủi ro và giám sát tín dụng để rà soát việc tuân thủ các quy định của ngân hàng đối với từng hồ sơ vay vốn, xác định những rủi ro tiềm ẩn trên cơ sở đó nhằm phân tán rủi ro đối với từng khu vực, ngành nghề Bên cạnh đó cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, ngăn chặn việc sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cho vay…
Xây dựng đội ngũ nhân viên có phẩm chất đạo đức và năng lực Thường xuyên đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, có chính sách nhân sự hợp lý đảm bảo thu hút nhiều nhân tài, quản trị tốt con người.
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh tín dụng cá nhân bằng cách cải tiến liên tục các đặc điểm thế mạnh của chương trình và sản phẩm tín dụng, phát triển sản phẩm trọn gói bằng việc gắn sản phẩm tín dụng với các tiện ích khác của ngân hàng nhằm gia tăng tiện ích, giảm áp lực trả nợ cho khách hàng trong thời gian đầu Qua đó, khách hàng có thể tiếp cận được các sản phẩm một cách phù hợp và hiệu quả.
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ACB
3.2.1 Giải pháp do ACB tổ chức thực hiện
Khi doanh nghiệp hấp thu vốn thấp do không thể giải phóng hàng tồn kho, sức tiêu thụ thị trường yếu ngân hàng có xu hướng đẩy mạnh trọng tâm chiến lược kinh doanh mảng tín dụng cá nhân được xem là kênh khá hiệu quả trong việc khởi thông nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng Bên cạnh việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá nhân, ACB cần chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân thông qua các giải pháp như:
3.2.1.1 Xây dựng định hướng chính sách tín dụng, hệ thống thông tin tín dụng
Thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và nhu cầu tín dụng; thích ứng với môi trường kinh tế trên cơ sở cập nhật thông tin, phân tích và đánh giá thực trạng và dự báo triển vọng của từng ngành, sản phẩm đảm bảo góp phần gia tăng năng lực sản xuất, phát huy tiềm năng của từng thành phần kinh tế trong xã hội, đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng ổn định.
Với tình hình biến động của nền kinh tế như thời gian vừa qua, ACB đã nhạy bén kịp thời điều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với chỉ đạo của NHNN,tuy nhiên cũng đảm bảo việc duy trì phát triển tín dụng cá nhân nhằm giữ vững chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ đã đặt ra Cụ thể là hạn chế cho vay các nhu cầu vốn mua bất động sản để đầu tư, đầu cơ; chỉ giải quyết nhu cầu vốn vay mua nhà ở thiết yếu; vay xây dựng phòng trọ cho sinh viên thuê; đẩy mạnh cho vay hộ kinh doanh cá thể để kích thích sản xuất.
3.2.1.2 Hoàn thiện quy trình tín dụng đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý tín dụng
Hồ sơ xét cấp tín dụng được giải quyết theo nhiều khâu riêng biệt, có sự chia tách giữa các bộ phận phân tích tín dụng, đơn vị kinh doanh, pháp lý chứng từ hay tài sản đảm bảo, Điều này nhằm giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình xét cấp tín dụng và thống nhất trong việc đánh giá, quản lý theo dõi hồ sơ Bên cạnh đó, giữa các bộ phận, phòng ban cần xây dựng quy trình chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau để bộ máy ngân hàng vân hành trơn tru, đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, tạo hình ảnh chuyên nghiệp của ngân hàng.
Phân quyền hạn mức thẩm định cho nhân viên kinh doanh tại kênh phân phối và hạn mức phê duyệt theo thẩm quyền của trưởng đơn vị (phân cấp chuyên viên tại kênh phân phối) nhằm tạo sự linh động trong giải quyết hồ sơ, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng.
Việc phân công hồ sơ tín dụng được thực hiện một cách ngẫu nhiên, không có sự trùng lặp giữa hồ sơ cũ và hồ sơ mới phân công cho cùng một nhân viên nhằm kiểm soát chất lượng tín dụng, đánh giá hồ sơ tín dụng một cách khách quan Tuy nhiên điều này làm nhân viên tín dụng mất nhiều thời gian trong việc nắm bắt thông tin hồ sơ cũ gây khó khăn trong việc phân tích do đó cần sự linh hoạt trong việc phân công hồ sơ tín dụng.
Việc kiểm soát hồ sơ tín dụng cần được thực hiện chặt chẽ, đòi hỏi người ký kiểm soát cần nắm rõ các quy định của ngân hàng, pháp luật và kinh nghiệm đánh giá nhằm hạn chế lỗi nghiệp vụ của nhân viên tín dụng.
Xây dựng quy trình phê duyệt nhanh đối với các sản phẩm tín dụng nhỏ lẻ, hoặc các sản phẩm tín dụng ít chịu rủi ro Thiết lập luân chuyển tài liệu, hồ sơ điện tử để giảm thiểu thời gian giải quyết các khoản tín dụng vượt cấp.
Phân chia hạn mức phê duyệt đối với từng cấp bậc đảm bảo công tác phê duyệt nhanh gọn, chia nhỏ rủi ro phê duyệt Đồng thời hạn chế quyền phê duyệt đối với một số trường hợp đặc biệt như ngoại lệ các quy định sản phẩm, ngoại lệ quy định chính sách… đảm bảo năng lực phê duyệt theo các cấp bậc thông qua sự đồng thuận cao của những cán bộ phê duyệt có kinh nghiệm và đẩy nhanh tiến độ thông báo kết quả hồ sơ tín dụng cho khách hàng. Định kỳ thống kê các lỗi vi phạm và nguyên nhân gây rủi ro Đây là cơ sở dữ liệu để hoàn thiện sửa đổi quy trình, nghiệp vụ và giúp nhân viên tín dụng hạn chế rủi ro khi xét cấp hồ sơ tín dụng. Định kỳ có sự phản hồi thông tin giữa các đơn vị, kênh phân phối về chất lượng phục vụ giữa các phòng ban để hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tín dụng. Đẩy nhanh quá trình xử lý hồ sơ thực hiện cam kết của ngân hàng và đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá nhân Thành lập tổ thúc đẩy tăng trưởng nhằm giải quyết các khiếu nại xung đột giữa các trung tâm thẩm định tín dụng tập trung, KPP và cấp xét duyệt trong việc đề xuất cấp tín dụng và hỗ trợ KPP trong việc hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh.
Linh hoạt trong mô hình tín dụng theo đó có thể phân cấp mô hình áp dụng như chia cụm nhân viên tại những kênh phân phối có số lượng hồ sơ tín dụng nhiều hoặc nhân viên tín dụng ở các chi nhánh thực hiện công tác thẩm định hồ sơ cho các phòng giao dịch trực thuộc từ đó tạo sự chủ động trong việc giải quyết hồ sơ Mô hình thẩm định tín dụng tập trung áp dụng đối với các hồ sơ có mức cấp lớn, KPP không cần duy trì nhân viên thẩm định tín dụng hay các kênh phân phối nằm trong danh sách hồ sơ đơn vị cần kiểm soát nợ xấu.
Thành lập bộ phận quản lý nghiệp vụ phân tích tín dụng cá nhân để xây dựng các quy trình thủ tục đồng thời hướng dẫn công văn nghiệp vụ cho nhân viên.
Xây dựng các forum giải đáp công văn nghiệp vụ, chính sách quy định của ngân hàng tạo thuận tiện trong việc trao đổi các tình huống rủi ro phát sinh trong hồ sơ tín dụng cũng như hướng dẫn các đơn vị thực hiện các quy định, chính sách của ngân hàng.
Xây dựng hệ thống thu thập cơ sở dữ liệu khách hàng, đồng thời kết hợp đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động để quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng, hỗ trợ hoạt động xét duyệt tín dụng, giúp nhân viên ngân hàng xử lý tốt tìm kiếm thông tin khách hàng trên hệ thống, tra dữ liệu tại trung tâm tín dụng và rút ngắn thời gian lập tờ trình, đẩy nhanh tiến độ trả lời kết quả phê duyệt cho khách hàng.
3.2.1.3 Tăng cường công tác đánh rủi ro tín dụng, kiểm tra đánh giá và giám sát tín dụng Đánh giá đúng tình trạng của bên đi vay hơn là áp dụng đúng các công thức và phương pháp tính toán tự động cụ thể như chấm điểm tín dụng Đây là công cụ để đo lường và ước lượng xác suất rủi ro đối với khách hàng tiềm năng Hệ thống chấm điểm tín dụng cá nhân thường thiết kế để cải tiến quy trình cho vay, đặc biệt thường được thiết kế theo sản phẩm cho vay có quy trình chuẩn.
Hoàn thiện xây dựng chương trình quản lý hồ sơ tín dụng, thống kê dư nợ theo từng địa bàn, khu vực hay ngành nghề kinh doanh nhằm giảm thiểu rủi ro tập trung vào một khu vực hay ngành nghề nào đó, đảm bảo phân tán rủi ro giữa các ngành nghề, khu vực, sản phẩm tín dụng.