1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án môn học Kinh tế quốc tế " Thực trạng và triển vọng xuất khẩu lao động Việt Nam " potx

42 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 573 KB

Nội dung

ỞViệt Nam từ năm 1991 đến nay xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường và hội nhập kinh tếquốc tế đã và đang thu được những kết quả quan trọng: Mỗi năm giải quyết việc làm cho hàngchục

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 3

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 3

1.1.1 Nguồn lao động 3

1.1.2 Việc làm 3

1.1.3 Thị trường lao động: 6

1.1.4 Thị trường lao động trong nước: 7

1.1.5 Thị trường lao động quốc tế 7

1.2 CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 7

1.2.1 Khái niệm hình thức xuất khẩu lao động: 7

1.2.2 Các hình thức 7

1.2.2.1 Cung ứng lao động theo các hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết với bên nước ngoài 8 1.2.2.2 Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài: 8

1.2.2.3 Các hình thức khác theo quy định của chính phủ: 9

1.3 VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM 9

1.3.1 Tích cực: 9

1.3.1.1 Về mục tiêu kinh tế: 9

1.3.1.2 Về mục tiêu xã hội 11

1.3.2 Tiêu cực: 11

1.4 SỰ CẦN THIẾT CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM 11

1.5 MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 12

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM13 1.6 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TỪ 1980 ĐẾN NAY.13 1.6.1 Giai đoạn 1980 đến 1990: 14

1.6.1.1 Về quy mô thị trường: 14

1.6.1.2 Về số lượng, cơ cấu lao động và hình thức 14

1.6.1.3 Về hiệu quả kinh tế - xã hội 16

1.6.2 Giai đoạn 1990 đến nay: 17

1.6.2.1 Hình thành các doanh nghiệp xuất khẩu lao động 17

1.6.2.2 Về thị trường: 18

1.6.2.3 Về hình thức, quy mô và cơ cấu lao động xuất khẩu 19

a Về hình thức 19

b Về quy mô 20

c Về cơ cấu lao động 20

1.7 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM 24

1.7.1 Thị trường truyền thống: 24

1.7.2 Thị trường mới 27

1.8 NHỮNG THÀNH TỰU CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHỮNG NĂM QUA29 1.9 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 30

Trang 2

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT

KHẨU LAO ĐỘNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI 32

1.10 XU HƯỚNG CỦA NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG 32

1.10.1 Công việc 32

1.10.2 Trình độ chuyên môn, tay nghề 33

1.11 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 33

1.11.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước 33

1.11.2 Mục tiêu những năm tới 34

1.12 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 35

1.12.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 35

1.12.2 Đối với doanh nghiệp XKLĐ 36

1.12.3 Đối với người lao động 37

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào và trẻ Quá trình đổi mới kinh tế và hộinhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nâng caohiệu quả sử dụng nguồn nhân lực Tuy nhiên, một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay làtình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm còn chiếm tỷ lệ lớn, thu nhập của đại bộ phận dân cưvẫn còn ở mức thấp Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải giải quyết tốt nhu cầu việc làm, nâng cao thunhập cho người lao động Đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp giảiquyết việc làm được nhiều nước đang phát triển trên thế giới quan tâm, và khai thác tối đa ỞViệt Nam từ năm 1991 đến nay xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường và hội nhập kinh tếquốc tế đã và đang thu được những kết quả quan trọng: Mỗi năm giải quyết việc làm cho hàngchục vạn lao động, thu về hàng tỷ USD, đời sống của gia đình có người lao động xuất khẩuđược cải thiện đáng kể, góp phần xóa đóí giảm nghèo, bản thân người lao động sau khi laođộng ở nước ngoài về lại có được một nghề mới; cơ cấu lao động nói chung và cơ cấu lao độngnông thôn ở những địa phương có nhiều người đi xuất khẩu lao động nói riêng có sự chuyểnđổi rõ rệt

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan, hoạt động XKLĐ của Việt Nam thời gianqua đã bộc lộ những hạn chế, khó khăn, có những diễn biến phức tạp và phát sinh các tiêu cực,rủi ro Những vấn đề đó nếu không được giải quyết triệt để sẽ ảnh hưởng xấu tới mục tiêu vàhiệu quả của hoạt động XKLĐ của Việt Nam trong thời gian tới.Chính vì vậy, việc nghiên cứuthực trạng và đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của hoạt động xuấtkhẩu lao động là việc làm hết sức cần thiết

Xuất phát từ thực tiễn trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và triển vọngxuất khẩu lao động Việt Nam”

Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương sau đây:

Chương 1: Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu lao động

Chương 2: Tổng quan về tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam

Chương 3: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động trong những năm tới

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

1.1 Nguồn lao động

Là nguồn lực về con người bao gồm số lượng dân cư trong độ tuổi lao động và có khảnăng lao động Nguồn lao động được nghiên cứu ở đây là nhằm vào khía cạnh khác: Trướchết nó là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, sau nữa xét về khía cạnh kinh tế - xã hội, nó

là khả năng lao động của xã hội

Ngoài ra, còn có thể hiểu nguồn lao động là tổng hợp cá nhân những con người cụ thểtham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về vật chất và tinh thần được huy độngvào quá trình lao động Nguồn lao động bao gồm những người từ độ tuổi lao động trở lên (ởnước ta là tròn 15 tuổi)

1.2 Việc làm

 Khái niệm và phân loại

Theo bộ luật lao động 1994 Điều 13: “ Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị phápluật cấm đều được thừa nhận là việc làm”

Trên thực tế việc làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức:

+ Một là, làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó + Hai là, làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặcquyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành công việc đó

+ Ba là, làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dướihình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó Bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt độngkinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc 1 thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sởhữu hoặc quản lý

 Các đặc trưng của việc làm

Nghiên cứu các đặc trưng của việc làm chính là việc tìm hiểu cơ cấu hoặc cấu trúc dân

số có việc làm theo các tiêu chí khác nhau nhằm làm rõ các khía cạnh của vấn đề việc làm.Bao gồm có:

Trang 5

+ Cấu trúc dân số có việc làm theo giới và tuổi.

Cho biết trong số những người có việc làm thì tỉ lệ nam, nữ là bao nhiêu; độ tuổi nào làlực lượng lao động chính (chiếm phần đông trong lực lượng lao động)

+ Sự thay đổi quy mô việc làm theo vùng (nông thôn- thành thị)

Cho biết khả năng tạo việc làm ở hai khu vực này cũng như tiềm năng tạo thêm việclàm mới trong tương lai

+ Cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế

Cho biết ngành kinh tế nào trong nền kinh tế quốc dân có khả năng thu hút được nhiềulao động nhất ở hiện tại và tương lai; sự dịch chuyển lao động giữa các ngành này Trong nềnkinh tế quốc dân ngành kinh tế được chia làm 3 khu vực lớn

Khu vực I: ngành nông nghiệp và lâm nghiệp

Khu vực II: ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác mỏ, năng

lượng

Khu vực III: dịch vụ.

+ Cơ cấu việc làm theo nghề

Cho biết nghề nào hiện tại đang tạo ra được nhiều việc làm nhất và xu hướng lựa chọnnghề nghiệp trong tương lai của người lao động

+ Cấu trúc việc làm theo thành phần kinh tế

Cho biết hiện tại lực lượng lao động đang tập trung nhiều nhất trong thành phần kinh

tế nào và xu hướng dịch chuyển lao động giữa các thành phần kinh tế trong tương lai Thànhphần kinh tế được chia dựa trên quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất

+ Trình độ văn hoá và đào tạo của dân số theo nhóm tuổi và giới tính, theo vùng

Sự phân chia ở trên chỉ mang tính chất tương đối với mục đích để người đọc mườngtượng được vấn đề Trong thực tế các đặc trưng trên luôn có tác động qua lại lẫn nhau.Ví dụ:

ta có cấu trúc dân số có việc làm theo giới và tuổi ở khu vực thành thị; cấu trúc dân số có việclàm theo giới và tuổi theo vùng, lãnh thổ…

 Các chỉ tiêu đo lường

Tỷ lệ người có việc làm: là tỷ lệ % của số người có việc làm so với dân số hoạt động

Trang 6

kinh tế.

Tỷ lệ người có việc làm đầy đủ: là tỷ lệ % của số người có việc làm đầy đủ so với

dân số hoạt động kinh tế

Dân số hoạt động kinh tế (DSHĐKT) là một bộ phận dân số cung cấp hoặc sẵn sàng

cung cấp sức lao động cho sản xuất của cải vật chất và dịch vụ

DSHĐKT = Những người đang làm việc + những người thất nghiệp.

Những người đang làm việc = Những người trong độ tuổi lao động + ngoài độ

tuổi lao động đang tham gia làm việc trong các ngành của nền kinh tế quốc dân

Tỷ lệ người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế được tính theo công thức

Trong đó: Tvl: % người có việc làm

Nvl: Số người có việc làm Dkt: Dân số hoạt động kinh tếNhững người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động,

có nhu cầu tìm việc nhưng hiện tại chưa tìm được việc

Tỉ lệ người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế được tính theo công thức:

Trong đó: Ttn: Tỷ lệ thất nghiệp

Ntn: Số người thất nghiệp Dkt: Dân số hoạt động kinh tế

1.3 Thị trường lao động:

Là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hoá sức lao động giữa một bên là những người sởhữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó Thị trường laođộng là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị trường và chịu sự tác động của

hệ thống quy luật của nền kinh tế thị trường Một thị trường lao động tốt là thị trường

mà ở đó lượng cầu về lao động tương ứng với lượng cung về lao động

Tvl(%) = Nvl/Dkt

Ttn(%) =Ntn/Dkt

Trang 7

- Cầu lao động là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá có thể

chấp nhận được Nó mô tả toàn bộ hành vi người mua có thể mua được hàng hóa sức laođộng ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra

Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ tới giá cả sức lao động (tiền lương), khigiá cả tăng ( hoặc giảm) sẽ làm cho cầu về lao động giảm (hoặc tăng)

- Cung về lao động là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận được ở

mỗi mức giá nhất định Giống như cầu và lượng cầu, đường cung lao động mô tả toàn

bộ hành vi của người đi làm thuê khi thoả thuận ở các mức giá đặt ra Cung lao động cóquan hệ tỷ lệ thuận với giá cả Khi giá cả tăng, lượng cung lao động sẽ tăng và ngược lại

- Điểm cân bằng cung - cầu là điểm gặp nhau của đường cung- cầu

(điểm E) Tại đó lượng cầu bằng lượng cung (hình 1.1)

SL

W

E W*

DL

L* L

(Hình 1.1)

1.4 Thị trường lao động trong nước:

Thị trường lao động trong nước là một loại thị trường, trong đó mọi lao động đều có thể

tự do di chuyển từ nơi này đến nơi khác, nhưng trong phạm vi biên giới của một quốc gia

1.5 Thị trường lao động quốc tế

Thị trường lao động quốc tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống thị trường thế giới,trong đó lao động từ nước này có thể di chuyển từ nước này sang nước khác thông qua Hiệpđịnh, các Thoả thuận giữa hai hay nhiều quốc gia trên thế giới

Trang 8

2 CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

2.1 Khái niệm hình thức xuất khẩu lao động:

Là cách thức thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

do nhà nước quy định

2.2 Các hình thức

Ở Việt Nam cho đến nay đã tồn tại một số hình thức sau:

Thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung: xuất khẩu lao động chủ yếu thông qua

các hiệp định liên chính phủ và nghị định thư

Bước sang thời kỳ mới_ thời kỳ xuất khẩu lao động chịu tác động của thị trường thì

nó bao gồm các hình thức sau (theo Luật số 35/2002/QH10 về sửa đổi bổ sung một số điều

của Bộ Luật Lao Động – Điều 134a):

2.2.1 Cung ứng lao động theo các hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết với bên nước

+ Các yêu cầu về tổ chức lao động do phía nước tiếp nhận đặt ra

+ Quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật của nước tiếp nhận

+ Quá trình làm việc là ở nước ngoài, người lao động chịu sự quản lý trực tiếp củangười sử dụng lao động nước ngoài;

+ Quyền và nghĩa vụ của người lao động do phía nước ngoài bảo đảm

2.2.2 Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhận thầu, khoán công

trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài:

N

ộ i dun g : Các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài hoặc

Trang 9

đầu tư dưới hình thức liên doanh liên kết chia sản phẩm hoặc các hình thức đầu tư khác Hìnhthức này chưa phổ biến nhưng sẽ phát triển trong tương lai cùng với quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế và khu vực

Đặc đ iể m :

+ Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam sẽ tuyển chọn lao động ViệtNam nhằm thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng liên doanh_ liên kết giữa Việt Nam vànước ngoài

+ Các yêu cầu về tổ chức lao động, điều kiện lao động do doanh nghiệp xuấtkhẩu lao động Việt Nam đặt ra

+ Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam có thể trực tiếp tuyển dụng laođộng hoặc thông qua các tổ chức cung ứng lao động trong nước

+ Doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam trực tiếp đưa lao động đi nướcngoài, quản lý lao động ở nước ngoài cũng như đảm bảo các quyền lợi của người lao động ởnước ngoài Vì vậy quan hệ lao động tương đối ổn định

+ Cả người sử dụng lao động Việt Nam và lao động Việt Nam đều phải tuân thủtheo quy định của pháp luật, phong tục tập quán của nước ngoài

2.2.3 Các hình thức khác theo quy định của chính phủ:

 Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động giữa cánhân người lao động với người sử dụng lao động nước ngoài: Hình thức này ở Việt Nam cònrất ít vì nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn, ngoại ngữ tốt, giao tiếp rộng, tìmhiểu rõ các thông tin về đối tác

 XKLĐ tại chỗ là hình thức các tổ chức kinh tế của ta cung ứng lao động cho các tổchức kinh tế nước ngoài ở Việt Nam, bao gồm: Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; cáckhu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; các tổ chức, cơ quan ngoại giao của nướcngoài tại Việt Nam

 Hợp tác lao động và chuyên gia: Đây là hình thức được áp dụng đối với các nướcTrung Đông và Châu Phi trong việc cung ứng lao động và chuyên gia sang làm việc tại một

số nước Số lao động này có thể đi theo các đoàn, đội hay các nhóm, cá nhân…

 Và một số hình thức khác

Trang 10

3 VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Lợi ích của người lao động: Tăng thu nhập cho người lao động

Thu nhập là mục tiêu hàng đầu của người lao động đi làm việc có thời hạn ở nướcngoài Tuỳ theo luật pháp và thu nhập bình quân của nước sử dụng lao động, người lao động

đi làm việc theo các ngành nghề được tuyển chọn trong thời hạn nhất định và được hưởngmột khoản thu nhập được qui định trong hợp đồng lao động Thu nhập của người lao động

có xu hướng tăng lên hàng năm trên cơ sở năng xuất lao động của họ Như vậy sau hai nămlàm việc, nếu người lao động hoàn thành các cam kết theo hợp đồng đã ký giữa người sửdụng lao động với công ty XKLĐ thì người lao động có thể tích lũy được một khoản tiềntương đối lớn, Tính chung người lao động đi làm ở nước ngoài bình quân thu nhập bằng

10 - 15 lần so với thu nhập trong nước Với số tiền tích luỹ được, nhiều người lao độngkhông chỉ xóa được nghèo mà còn có khả năng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triểnsản xuất, ổn định kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm mới góp phần giải quyết việc làm chonhiều lao động khác khi tái hòa nhập cộng đồng

Lợi ích của doanh nghiệp XKLĐ: Tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp XKLĐ là nơi tạo ra lợi ích cho người lao động và hiệu quả kinh tếquốc dân cho Nhà nước Thông thường, khi hoàn thành dịch vụ của mình tổ chức xuất khẩulao động nhận được một khoản chi phí dịch vụ từ tiền lương cơ bản của người lao động làkhông quá 1 tháng lương theo mỗi năm làm việc (Nghị định 81 hướng dẫn thi hành Bộ luật

Trang 11

lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài) Khoản thu này đủ để các tổchức XKLĐ trang trải các khoản chi phí khai thác và tìm kiếm thị trường, tuyển chọn laođộng, duy trì bộ máy hoạt động và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách theo luật định.

Lợi ích của Nhà nước: Nhà nước tiết kiệm được chi phí đầu tư cho giải quyết việc làm trong nước; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

XKLĐ được coi là một hướng giải quyết việc làm cho người lao động và thu ngoại tệ

về cho đất nước Thông qua XKLĐ hàng năm Nhà nước đã tiết kiệm được một lượng vốn đầu

tư tạo chỗ làm mới cho người lao động Ngân sách Nhà nước thu hàng trăm triệu USD qua phíbảo hiểm xã hội, thuế doanh thu của doanh nghiệp XKLĐ tính trên số tiền phí dịch vụ thu từngười lao động, lệ phí cấp giấy phép hoạt động XKLĐ, lệ phí cấp giấy phép thực hiện hợpđồng, lệ phí cấp hộ chiếu

3.1.2 Về mục tiêu xã hội

Việc xuất khẩu lao động đã tạo việc làm cho hàng vạn người lao động, góp phần giảiquyết việc làm cho toàn xã hội đặc biệt là lực lượng thanh niên, giải quyết tình trạng ứ đọnglao động, giải quyết về sức ép việc làm cho đất nước, giảm được các tệ nạn xã hội do người laođộng không có việc làm gây nên " nhàn cư vi bất thiện"

Thông qua XKLĐ người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nâng cao trình độchuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, tác phong làm việccông nghiệp, hình thành nên đội ngũ lao động có trình độ tay nghề chuyên môn cao Lao độngViệt Nam cần cù khéo léo, thông minh ham học hỏi, có thể nhanh chóng tiếp thu các kiến thức

về khoa học kỹ thuật nhanh chóng thích ứng với công nghệ sản xuất hiện đại Đa số lao độngViệt Nam trước khi đi XKLĐ không có tay nghề chỉ sau 2 năm làm việc đã có thể đạt được tốithiểu bậc thợ trung bình Sau khi trở về nước phần lớn trong số họ có tay nghề vững vàng, đây

là điều kiện để đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước khi họ trở về

3.2 Tiêu cực:

Tuy nhiên, bên cạnh tác động tích cực, xuất khẩu lao động cũng đã bộc lộ những ảnhhưởng tiêu cực không chỉ đối với bản thân người lao động mà còn đối với gia đình và cộngđồng có người đi xuất khẩu lao động, như: chức năng gia đình bị biến đổi, vai trò giới truyền

Trang 12

thống bị xáo trộn, mối quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo đã dẫn đến nhiều vấn đề xã hội, như:tha hoá về đạo đức, lối sống; mắc các tệ nạn xã hội; quan hệ tình dục ngoài hôn nhân; gia đìnhlục đục, tan vỡ; thiếu quản lý, giáo dục con cái; nợ nần

LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Thực tế cho thấy, nước ta là một quốc gia đông dân khoảng hơn 86 triệu người (năm2009) Theo số liệu thống kê năm 2009 của Tổng Cục Thống Kê, nước ta có khoảng 58 triệungười trong độ tuổi lao động thực tế, hàng năm chúng ta có thêm 1,5 – 1,6 triệu người bướcvào độ tuổi lao động, chiếm 2,6% trong tổng số lực lượng lao động Riêng lao động đã đượcđào tạo chuyên môn kỹ thuật chúng ta có khoảng 8,6 triệu người chiếm khoảng 13,3% tổngdân số từ 15 tuổi trở lên Trong đó, 2,6% đã tốt nghiệp sơ cấp, 4,7% trung cấp, 1,6% cao đẳng,4,2% đại học và 0,2% trên đại học Bên cạnh đó, tỷ lệ thiếu việc làm là 5,61%, trong đó thànhthị là 3,33% và nông thôn là 6,51% Tỷ lệ thất nghiệp cả nước là 2,9% (thành thị là 4,6%; nôngthôn là 2,25%)

Với tình trạng tốc độ phát triển nguồn lao động nêu trên, mâu thuẫn giữa lao động vàviệc làm ngày càng trở nên gay gắt đối với nền kinh tế Nếu không giải quyết một cách hài hoà

và có những bước đi thích hợp giữa mục tiêu kinh tế và xã hội sẽ dẫn tới mất ổn định nghiêmtrọng về mặt xã hội Cùng với hướng giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu laođộng là một định hướng chiến lược tích cực quan trọng, lâu dài, cần phải được phát triển lênmột tầm cao mới, phù hợp với vai trò của nó Đó cũng là xu hướng chung mà nhiều nước xuấtkhẩu lao động đã quan tâm phát triển từ nhiều thập kỷ trước đây

Để giải quyết được vấn đề này, xuất khẩu lao động đã trở thành một lĩnh vực cứu cánhcho bài toán giải quyết việc làm không những của Việt Nam mà còn đối với cả hầu hết cácnước xuất khẩu lao động trong khu vực và trên thế giới, vì đây là lĩnh vực đạt được liền lúc cảhai mục tiêu kinh tế – xã hội: vừa đảm bảo mục tiêu giải quyết công ăn việc làm, vừa tạonguồn thu ngoại tệ mạnh để phát triển kinh tế xã hội trong nước

Trang 13

5 MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

 Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 có hiệu lực từ ngày01/01/1995

 Luật 35/2002/QH10 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ Luật Lao động

 Luật 72/2006/QH11 của Quốc hội Luật người lao động ở Việt nam đi làm việc ở nướcngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ ngày 1/7/2007)

Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và ớng dẫn thi hành một số điều của Luật người Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ 29/8/2007, thay thế Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003)

hư- Thông tư liên tịch 09/2006/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC của Bộ Laođộng, Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân tối cao và Toà án nhân dân tốicao về hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật tronglĩnh vực xuất khẩu lao động ở nước ngoài

 Quyết định số 20/2007/QĐLĐTBXH ngày 2/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động

-TBXH Ban hành chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài (có hiệu lực từ ngày 11/9/2007).

Một số văn bản pháp lý khác.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM

ĐỘNG VIỆT NAM TỪ 1980 ĐẾN NAY

Chúng ta có thể phân chia xuất khẩu lao động thành hai chặng đường cơ bản sau:

+ Giai đoạn từ 1980 đến 1990

Trang 14

+ Giai đoạn từ 1991 đến nay (2010)

Sở dĩ phân chia như trên vì xuất khẩu lao động trong hai giai đoạn trên có những đặctrưng cơ bản rất khác biệt Giai đoạn từ 1980-1990: là giai đoạn xuất khẩu lao động được sựbao cấp hoàn toàn của nhà nước, do chính nhà nước tiến hành và hầu như không chịu sự tácđộng của thị trường Giai đoạn 1991- nay (2010): là giai đoạn xuất khẩu lao động chịu sựtác động của thị trường, chủ thể tham gia chủ yếu trong việc đưa người lao động đi làmviệc ở nước ngoài không phải nhà nước mà là các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Phânchia như vậy cho thấy con đường trưởng thành, phát triển của xuất khẩu lao động Việt Namcũng đồng thời phản ánh bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam và quan điểm chủ trương củaĐảng, nhà nước ta trong từng thời kỳ

6.1 Giai đoạn 1980 đến 1990:

6.1.1 Về quy mô thị trường:

Trong thời gian trước 1991, thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam chủ yếu làLiên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, dưới hình thức lao động hợp pháp Ngày3/10/1980 Việt Nam ký hiệp định hợp tác lao động với Bulgaria với thời hạn và hiệu lực củahiệp định là 5 năm Ngày 04/11/1980 Việt Nam ký hiệp định hợp tác lao động với CHDC Đức,thời hạn là 4 năm, hiệp lực của hiệp định là 5 năm Ngày 27/11/1980 ký hiệp định với TiệpKhắc, thời hạn là 4 năm, hiệu lực của hiệp định là 8 năm Ngày 02/04/1981 Việt Nam ký vớiLiên Xô (cũ) với thời hạn 5 năm đối với lao động có tay nghề, 6 năm đối với lao động phổthông, 4 năm đối với lao động nữ và hiệu lực của hiệp định là 10 năm Năm 1987 Việt Nam kýhợp đồng lao động với Iraq, làm việc theo phương thức trả nợ cho Nhà nước, hiệu lực của hợpđồng là 2 năm

6.1.2 Về số lượng, cơ cấu lao động và hình thức

 Về số lượng:

Trong thời gian từ 1980 đến 1990, tổng số lao động được đưa ra nước ngoài làm việckhoảng 256.173 người (trong đó; các nước XHCN là 236.872 người (chiếm 92,2%), TBCN là19.301 người (chiếm 7,8%)

Trang 15

 Về hình thức: Trong thời kỳ này lao động chủ yếu được đưa đi theo hiệp định củaChính phủ.

Hình 2: Số lượng lao động làm việc tại các nước XHCN

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB&XH Việt Nam

 Về cơ cấu ngành nghề: Trong giai đoạn này lao động phổ thông, chưa có tay nghề hoặc xó taynghề thấp chiếm tỷ lệ lớn, từ 58% - 70% Cụ thể: Lao động không nghề có 137.000 người, chiếm 58%;lao động có nghề có 99.853 người, chiếm 42% trên tổng số 236.872 người Với cơ cấu ngành nghềnhư sau: xây dựng: 22,3%; công nghiệp: 69,6%; nông, lâm, ngư nghiệp: 2,1% và các nghề khác: 3,4%

Ngành nghề Tổng số Quốc gia tiếp nhận lao động

Liên Xô CHDC

Đức

Tiệp Khắc

Trang 16

6.1.3 Về hiệu quả kinh tế - xã hội

Về hiệu quả kinh tế trong xuất khẩu sức lao động được xét dưới hai mặt; Thứ nhất,

tăng thu nhập và cải thiện đời sống người lao động Thứ hai, tăng nguồn thu ngoại tệ cho Nhànước

 Đối với người lao động: Thu nhập là lợi ích kinh tế và là mục tiêu hàngđầu của người lao động Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn laođộng trong nước cùng ngành nghề, chưa kể các thu nhập khác như làm thêm giờ, tăng ca, hoặclàm dịch vụ ngoài giờ…Cụ thể: Ở Iraq sau hai năm làm việc, bình quân mỗi lao động tiết kiệmđược 1500 – 2000 USD Năm 1990 – 1991, tính trên 50.000 người về nước, Việt Nam có thêm

300 triệu USD, tương đương 2.000 tỷ (tỷ giá 1 USD = 6.000 VNĐ), chưa kể giá trị hàng hóa

do người lao động gởi về

Hình 3: Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động (1980 – 1990)

Nước Giai đoạn 1981 - 1985 Giai đoạn 1986 – 1990

Liên Xô 150 – 170 Rúp 60 – 180 Rúp

CHDC Đức 700 – 800 Mác 800 – 900 Mác

Tiệp Khắc 1600 – 1800 Curon 1800 – 2000 Curon

Bulgaria 150 – 170 Leva 160 – 180 Leva

Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB&XH Việt Nam

 Đối với Nhà nước: Nhà nước có được nguồn thu ngân sách và ngoại tệ,bao gồm các khoản: 1) Khoản tiền xây dựng tổ quốc 12% mức thu nhập hàng tháng đối vớingười lao động ở Đức; ở Liên Xô, Tiệp Khắc, Bulgaria; 2) Khoản do phía tiếp nhận và sử dụngsức lao động trả cho Nhà nước ta, bao gồm tiền BHXH, phí tuyển chọn

Nước Bản tệ/ năm 1980 - 1985 Quy Rúp/ năm Bản tệ/ năm 1986 - 1990 Quy Rúp/ năm

Liên Xô 160 – 170 Rúp 170 Rúp 504 Rúp 504 Rúp

CHDC Đức 1.200 Mác 375 Rúp 2.160 Mác 675 Rúp

Tiệp Khắc 4.810 Curon 481 Rúp 6.000 Curon 600 Rúp

Bulgaria 300 Leva 300 Rúp 425 Leva 425 Rúp

Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB&XH Việt Nam

Tổng ngoại lệ Nhà nước thu tiền xây dựng tổ quốc giai đoạn 1980 – 1990 là 482 triệuRúp phi mậu dịch và theo giá quy đổi thời kỳ là 521,6 tỷ đồng

Về hiệu quả xã hội Qua hơn mười năm hợp tác lao động đã giải quyết cho gần 30 vạn

lao động, trong đó, gần 60% là lao động phổ thông và gần 4 vạn lao động lực lượng vũ trang

Trang 17

6.2 Giai đoạn 1990 đến nay:

Vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông

Âu, Châu Phi, Iraq có tiếp nhận lao động Việt Nam đều xảy ra những biến động chính trị vàkinh tế Vì vậy, phần lớn các nước này không còn nhu cầu nhận tiếp lao động và chuyên giaViệt Nam Trước tình hình đó đặt ra yêu cầu bức xúc là phải đổi mới cơ chế xuất khẩu laođộng và chuyên gia cho phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế Qua hơn 20 năm pháttriển, đặc biệt là từ những năm 2000 đến nay, xuất khẩu lao động Việt Nam đã đạt được thànhtựu đáng khích lệ, thể hiện ở những điểm sau:

6.2.1 Hình thành các doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Từ 1991 đến nay, Nhà nước chủ trương và tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và pháttriển của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Tính đến giữa năm 2010, Bộ lao động vàThương binh xã hội đã cấp giấy phép cho 171 doanh nghiệp

Các lĩnh vực mà doanh nghiệp nước ta tham gia chủ yếu là làm dịch vụ cung ứng laođộng, nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài

và đầu tư ra nước ngoài hay đầu tư đưa lao động đi tu nghiệp ở nước ngoài sau một thời giantrở về làm việc cho các doanh nghiệp Việt Nam Thời gian qua các Công ty như:VINACONEX, LOD, OLECO, TRANCO, Tổng Công ty Sông Đà, Công ty COALIMEX.INTERSERCO và TRAENCO đã tích cực hoạt động và mang lại những thành quả đạt nhấtđịnh

6.2.2 Về thị trường:

So với thời kỳ trước, tốc độ phát triển, quy mô và diện mạo thị trường XKLĐ đã đượckhởi sắc Theo báo cáo của Bộ Lao động - thương binh xã hội đến cuối năm 2009 lao độngcủa ta đang làm việc tại hơn 40 nước và vùng lãnh thổ

Lượng xuất khẩu lao động tại các thị trường

Đơn vị: người

Nhật Hàn Đài Malaysia Cata UAE Ả Rập CH Ma Khác Tổng

Trang 18

Bản Quốc Loan xê út Séc Cao

2006 5360 10577 14127 37941 3219 1760 98 423 869 5766 80140

2007 5517 12187 23640 26704 4685 2310 1620 1432 548 5982 84625

2008 6142 18141 31631 7810 10789 2845 2987 1871 1417 11355 94988 Tổng 17019 40905 69398 72455 18693 6915 4705 3726 2834 23103 259753

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước

Năm 2008 tăng so với năm 2006 là 14848 người (tương đương với 119%), và so với

2007 tăng 10363 người (tương đương với 113%) Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảngkinh tế bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ, nên tốc độ tăng của năm 2008 chậmhơn 5,6% so với tốc độ tăng của năm 2007

Tính đến 31/12/2009, ta đã đưa được gần 75.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạtgần 83% kế hoạch đề ra Số lượng lao động đưa đi một số thị trường chính như sau: Đài Loan :21.667 lao động, Hàn Quốc: 7.578 lao động (trong đó: 4.837 là số đi mới và 2.741 là đi lại), NhậtBản : 5.456 tu nghiệp sinh và lao động, Lào: 9.070 lao động, Lybia: 5.241 lao động, UAE:4.733 lao động, Malaysia : 2.792 lao động

Lao động xuất khẩu trong 8 tháng năm 2009

Đơn vị: người

Nhật Bản

Hàn Quốc

Đài Loan Malaysia Nga UAE Li Bi

Ma Cao Khác Tổng Lao

động 3793 5549 13202 1666 1484 3051 2660 2349 11880 45634 Lao

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước

Theo Cục Quản lý lao động (LĐ) ngoài nước, trong 10 tháng đầu năm 2010, VN đã đưađược 66.864 LĐ đi làm việc ở các nước Riêng trong tháng 10 có trên 8.000 người đi xuất

khẩu Dẫn đầu vẫn là thị trường Đài Loan với 22.933 LĐ, tiếp đến là ba thị trường chủ lực:

Trang 19

Hàn Quốc 5.658 LĐ, Nhật Bản 3.790 LĐ, Malaysia 7.610 LĐ Các thị trường nhỏ lẻ như :Lào, UAE, Libi, Macau, Campuchia đạt từ 2.000-4.000 người/quốc gia

Thị trường lao động của chúng ta chủ yếu tập trung vào một số thị trường cũ nhưMalaysia, Đài Loan, Hàn Quốc…; trong đó một loạt các thị trường tiềm năng có thu nhập caokhác như Mỹ, Anh, Pháp thì chúng ta vẫn chưa chạm tới được Nếu có thì cũng chỉ là một vàidoanh nghiệp ký kết hợp đồng trực tiếp, còn thực tế thì Việt Nam chưa có một cung chính thứcnào Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta mới chỉ đang tìm hiểu các thị trường đó một cách dèdặt, chưa có những chính sách mang tính chiến lược, bứt phá…

6.2.3 Về hình thức, quy mô và cơ cấu lao động xuất khẩu

Trong giai đoạn 1991 – 2010 các hình thức xuất khẩu lao động được thực hiện rất đa dạng như: Người lao động được đi làm việc bên ngoài thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, hoặc qua các doanh nghiệp nhận thầu công trình, hoặc thông qua các hợp đồng cá nhân

Trang 20

2000 31.460 Tổng 708.642

Cục quản lý lao động nhà nước – Bộ LĐTB&XH Việt Nam

Năm 2008 tăng so với năm 2006 là 14848 người (tương đương với 119%), và so với

2007 tăng 10363 người (tương đương với 113%) Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảngkinh tế bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ, nên tốc độ tăng của năm 2008 chậmhơn 5,6% so với tốc độ tăng của năm 2007 Năm 2009, tổng lao động xuất khẩu là 75.000người, đạt gần 83% kế hoạch đề ra.Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều công ty phá sản, nền kinh

tế đình trệ thì con số trên đã thể hiện những nỗ lực hết mình của chính phủ và các ban ngànhđối với sự phát triển ngành xuất khẩu lao động

c Về cơ cấu lao động

Cơ cấu lao động xuất khẩu dịch chuyển theo hướng lao động có tay nghề ngày càngtăng Hiện có đến 30 nhóm nghề thuộc ba khu vực: nông lâm ngư nghiệp; công nghiệp, xâydựng và dịch vụ như: nông nghiệp, chế biến gỗ, hải sản, vận tải biển,đánh bắt hải sản,y tế,giúp việc nhà,… Theo bảng tổng hợp lao động và ngành nghề ( từ năm 2006 đến 2008) ta cóthể thấy: Cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam trong thời kỳ này chủ yếu tập trungvào các lĩnh vực chính đó là Công nghiệp Các ngành khác như: Dịch vụ, Lâm nghiệp,Nông nghiệp có số lượng lao động làm việc không đáng kể Ngành có số lượng lao độngtập trung ít nhất là lĩnh vực Nông nghiệp với số lượng không đáng kể, cho thấy đây làngành kém hấp dẫn và nhu cầu tiếp nhận không nhiều Lĩnh vực có số lượng lao động tậptrung cao nhất phải nói đến là Công nghiệp, khoảng 164.178 lao động, chiếm 65% trongtổng số lao động các ngành nghề

Ngày đăng: 23/03/2014, 08:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Số lượng lao động làm việc tại các nước XHCN - Đề án môn học Kinh tế quốc tế " Thực trạng và triển vọng xuất khẩu lao động Việt Nam " potx
Hình 2 Số lượng lao động làm việc tại các nước XHCN (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w