KHẨU LAO ĐỘNG NHỮNG NĂM QUA

Một phần của tài liệu Đề án môn học Kinh tế quốc tế " Thực trạng và triển vọng xuất khẩu lao động Việt Nam " potx (Trang 26 - 27)

 Tăng số lượng lao động đưa đi làm việc tại các thị trường truyền thống; mở rộng số lượng thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam: Từ năm 2001 đến hết năm 2008 đã có hơn 500 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trong đó, chỉ riêng 3 năm (từ 2006 đến hết năm 2008), đã có khoảng 250.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (bình quân khoảng 83.000 người/năm), chiếm khoảng 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm. Hiện nay có khoảng gần 500 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề các loại, thu nhập hàng năm của người lao động khoảng 1,6 – 2 tỷ USD.

 Từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu: nếu như tại thời điểm cuối năm 2003, số lượng lao động được đào tạo nghề trước khi đi làm việc ở nước ngoài mới đạt khoảng 35%, thì đến nay tỷ lệ này đã đạt trên 50%. Công tác đào tạo người lao động trước khi đi đã được các doanh nghiệp quan tâm; Hệ thống các trường, trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu đã và đang được hình thành, phát triển.

 Ký kết các Hiệp định/Thoả thuận Chính phủ: Trong những năm gần đây Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định, Thoả thuận về hợp tác lao động với các nước và vùng lãnh thổ có tiếp nhận lao động Việt Nam nhằm tạo khung pháp lý để đưa lao động đi và quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động.

 Xây dựng đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Đến nay, đã có 171 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong số các doanh nghiệp, có khoảng 30% hoạt động có hiệu quả, đưa đi hàng ngàn lao động mỗi năm và đang quản lý hàng chục nghìn lao dộng ở nước ngoài, 50% hoạt động khá

 Công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi của lao động Việt Nam ở nước ngoài được tăng cường, chú trọng: Hệ thống quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài bao gồm: Cơ quan đại diện ngoại giao, Ban Quản lý lao động hoặc tuỳ viên lao động/cán bộ chuyên trách quản lý lao động tại Cơ quan đại diện và đại diện của các doanh nghiệp. Hệ thống các Cơ quan đại diện đã có tại hầu hết các nước nhận lao động Việt Nam. Ngoài ra, ở các thị trường có nhiều lao động, phần lớn các doanh nghiệp đưa lao động đi đều có văn phòng đại diện để quản lý lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao động và kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động.

 Công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động xuất khẩu lao động được đẩy mạnh. Nhờ đó, đã nâng cao nhận thức của các cơ quan chính quyền và giúp người lao động về hoạt động xuất khẩu lao động, tăng cường sự công khai, minh bạch trong xuất khẩu lao động; góp phần hạn chế được tình trạng lừa đảo trong xuất khẩu lao động

1.9 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA XUẤT

Một phần của tài liệu Đề án môn học Kinh tế quốc tế " Thực trạng và triển vọng xuất khẩu lao động Việt Nam " potx (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w