0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

TÁC GIẢ TÁC PHẨM TỪ NHIỀU GÓC NHÌN.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - CHI TIẾT (Trang 50 -68 )

CÁI ĐẸP NỔI LOẠN

Chu Văn Sơn

Gọi “ Nguyễn Tuân là người suốt đời đi tìm cái đẹp “ là đúng. Nhưng có lẽ không chỉ đi tìm cái đẹp ? Nên sẽ là giản đơn nếu chỉ yên tâm với cái điều nới rộng mà lại hạn chế ấy. Người ta thấy các nhà lãng mạn thường đem lại một màu sắc tôn giáo cho những cái mình tôn thờ, tìm kiếm. Nếu Xuân Diệu muốn nâng tình yêu thành tôn giáo thì Nguyễn Tuân cũng đã coi cái đẹp như tôn giáo của mình. Nguyễn là một tín đồ tự nguyện tôn thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa. Chán ghét cái xã hội “ ối a la phèng ” của thực dân đương thời, người nghệ sĩ lãng mạn này muốn bộc lộ sự bất hòa bằng ngòi bút. Viết văn, với Nguyễn là một thứ chơi ngông, nhưng cũng là sự nổi loạn bằng nghệ thuật và trong nghệ thuật. Cái đẹp mà Nguyễn tôn thờ, thế tất phải là cái đẹp bất chấp mọi lề thói phép tắc của luân lí, bất chấp trật tự xã hội. Ấy là cái đẹp nổi loạn. Vang bóng một thời chính là một sự nổi loạn của nghệ thuật Nguyễn Tuân. Mà cái ngọn lửa rực rỡ, chói sáng nhất của nó chính đã được thắp lên trong thiên Chữ người tử tù được tỏa sáng từ Huấn Cao.

Phải nói rằng, Huấn Cao là nhân vật đẹp nhất của đời văn Nguyễn. Huấn Cao không chỉ như một kẻ tài hoa tài tử thường gặp trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Tuân. Huấn Cao là một đấng tài hoa nhưng cũng là một đấng anh hùng. Trong con người này người ta thấy sự kết hợp ở mức lí tưởng của một hào kiệt và một nghệ sĩ. Thực ra, khắc họa những nhân vật với một hệ thống tính cách chặt chẽ, một số phận với những diễn biến phức tạp không phải là sở trường của Nguyễn. Nguyễn chỉ giỏi dựng chân dung. Nhân vật của Nguyễn Tuân thường nghiêng về kiểu nhân – vật – chân – dung. Huấn Cao cũng thế. Đây là chân dung sắc sảo được viết theo lối lí tưởng hóa của một ngòi bút lãng mạn. Cho nên ông Huấn Cao có vẻ phi phàm. Cả tài hoa, thiên lương lẫn khí phách đều mang tầm vóc phi thường. Để hiểu đúng tầm cỡ tài hoa của Huấn Cao cần phải am tường một bộ môn nghệ thuật có từ cổ xưa và rất cao siêu : Thư pháp – nghệ thuật viết chữ. Tài năng hội họa thì nhiều nhưng họa sĩ có tài thư pháp thì vô cùng hiếm hoi. Chữ trong những tác phẩm thư pháp không phải là sản phẩm của sự khéo tay, quen việc, thạo nghề của một người thợ. Trái lại, mỗi lần đặt bút đối với nhà thư pháp là một lần sáng tạo. Mỗi nét bút là sự tập trung, kết tụ tinh hoa và tinh huyết của người nghệ sĩ, mỗi

nét chữ là sự thể hiện tình cảm của khát khao thầm kín mà mãnh liệt chất chứa trong tâm khảm, trong nhân cách của người viết. Chữ Huấn Cao là nhân cách cao khiết phi thường của Huấn Cao. Nó quý giá không chỉ vì được “viết rất nhanh và đẹp” không chỉ vì “đẹp lắm, vuông lắm” , mà quan trọng hơn là “những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên hoài bão tung hoành của một đời con người” . Có hiểu như thế ta mới cắt nghĩa được tại sao “có được chữ ông Huấn mà treo, là có một vật báu trên đời” . Nó trở thành mơ ước suốt cả đời Quản ngục. Và để đạt được sở nguyện, Quản ngục đã không nề hà coi thường cả quyền lợi một viên quan và cả sự an nguy đến sinh mệnh mình. Đọc Nguyễn Tuân, dễ thấy nét phong cách ổn định này : ông rất hay diễn tả tỉ mỉ sự tài hoa của nhân vật với tất cả quy trình và thao tác nghề nghiệp tinh vi nhất – nghĩa là mô tả tài hoa một cách tài hoa. Trường hợp Huấn Cao có lẽ ngoại lệ. Trong cảnh cho chữ, ông không ham tả vẻ đẹp của những con chữ tài hoa mà chú tâm vào cái đẹp của nghĩa khí.

Ai cũng biết rõ trong nghệ thuật có quy luật : chi tiết nhỏ làm nên tài năng lớn. Với nghệ thuật chân dung điều ấy càng rõ. Lẽ sống của chân dung là chộp được những chi tiết đặc sắc. Và Nguyễn Tuân quả là một bậc cao thầy. Để khắc họa phẩm chất kiên cường, bất khuất của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã chộp được rất nhiều, nào việc chọc trời khuấy nước, nào việc mắng Quản ngục bằng những lời khinh bạc đến điều rồi tư thế viết chữ rất ung dung đường bệ … Chỉ cần một chi tiết “rỗ gông” thôi, lập tức khí phách phi thường của Huấn Cao đã hiển hiện, đã hằn lên như một ấn tượng. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn lại chọn để Huấn Cao xuất hiện lần đầu trong thiên truyện bằng chi tiết đó. Ấy là hành động biểu thị tự do. Huấn Cao đã cho thấy việc gì ông muốn làm là làm và hoàn toàn có thể làm được. Từ đó Huấn Cao cứ sừng sững đi cho đến hết sinh mệnh của mình trong thế giới của chuyện. Nếu chỉ có tài hoa và khí phách không thôi, hẳn Huấn Cao sẽ là một con người khiếm khuyết , què quặt. Vả chăng, những nét “khoảnh” và “khinh bạc đến điều” được Nguyễn tô quá đậm sẽ làm mất đi thiện cảm ở người đọc dành cho kẻ có tài, có chí khí. May thay, Huấn Cao còn có một tấm lòng. Một tấm lòng thuần khiết nằm ngay trong cái vẻ kiêu bạc gai góc. Sau khi hiểu thấu tấm lòng biệt nhỡn liên tài và sở thích cao quý của thầy quản, ông Huấn vô cùng xúc động. Ông đã ân hận chân thành “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” . Lời nói đã hé mở cho ta thấy cái lẽ sống của Huấn Cao. Sống là phải xứng đáng với những tấm lòng. Nếu vì

một lí do nào mà phải phụ tấm lòng của ai đó, thì ông coi đó là một tội lỗi không thể tha thứ được của mình. Chính điều này đã làm cho hình tượng của Huấn Cao trở nên trọn vẹn, hoàn hảo. Không có một cảm hứng lãng mạn bay bổng, một bút pháp lí tưởng hóa nhuần nhuyễn của Nguyễn, thì Huấn Cao khó có thể đạt đến độ toàn mĩ như vậy !

Chữ người tử tù được dựng trên một tình huống oái oăm. Có thể gọi là một cuộc “kì ngộ” của Huấn Cao và quản ngục. Một tình huống giàu kịch tính. Không gian : nhà tù, thời gian : nhà tù, thời gian : vài ngày cuối cùng trước lúc tử hình của Huấn Cao. Thân phận éo le : trên bình diện xã hội, họ là những kẻ đối địch ( một người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại Triều đình, người kia lại là viên quan cai ngục đại diện cho bộ máy cai trị của Triều đình ấy ); ở bình diện nghệ thuật, họ lại là những tri kỉ tri âm ( một người có tài viết chữ đẹp, người kia lại suốt đời ngưỡng mộ cái tài ấy ). Lại nữa, ở một khía cạnh khác, đây còn là nhân thân nhưng bị cầm tù về nhân cách, người kia luôn tự do về nhân cách nhưng lại bị cầm từ về nhân thân. Hoàn toàn có thể coi đây là cuộc gặp gỡ giữa một kẻ tử tù ( Huấn Cao ) và một người tù chung thân ( quản ngục ) – bị cầm tù ngay trong môi trường sống của mình.

Chọn tình huống ấy, Nguyễn Tuân đã đặt Quản ngục trước một lựa chọn có tính xung đột. Hoặc làm tròn bổn phận một viên quan thì phải trà đạp lên tấc lòng tri kỉ. Hoặc : muốn trọn đạo tri kỉ thì phải phản lại bổn phận nhà nước của một viên quan – nghĩa là phải bất chấp những phép tắc, trật tự xã hội. Quản ngục hành động theo hướng nào, tư tưởng câu chuyện sẽ nghiêng theo hướng ấy. Theo cách thứ hai, nghĩa là cái đẹp sẽ chiến thắng. Còn theo cách thứ nhất, chiến thắng sẽ thuộc về sự tầm thường, đê tiện. Quản ngục có thủy chung với tấc lòng tri kỉ không ? Có dám coi thường bổng lộc và sự an toàn tính mệnh của mình không ? Có thể thoát khỏi cái nhà tù vô hình vẫn giam cầm nhân cách của mình không ? Nghĩa là có dám sống đẹp không ? Với tình huống như thế, có thể đặt cho câu chuyện một phụ đề : Số phận của cái đẹp !

May thay quản ngục lúc nào cũng là mình, nghĩa là một tri kỉ luôn dám sống với tấm lòng biệt nhỡn liên tài ngay cả khi bị Huấn Cao tỏ ra khinh miệt bằng những lời khinh bạc đến điều. Người đọc chỉ còn một niềm lo lắng : không biết họ có còn cơ hội để hiểu nhau không ? Cứ như cái tương quan được mô tả trong đầu truyện, thì sở nguyện của quản ngục khó mà thực hiện được, cảnh cho chữ không thể diễn ra. Là người có tài viết chữ đẹp nhưng Huấn

Cao rất khoảnh, chỉ cho chữ một vài người tri kỉ. Quyền lực không ép được, vàng ngọc cũng không mua được chữ Huấn Cao. Muốn được ông cho chữ, trước hết phải được ông kết nạp vào sổ những tri kỉ hiếm hoi của mình. Trong khi đó, trong mắt Huấn Cao, quản ngục chỉ là một kẻ tiểu nhân làm nghề thất đức. Ông đã tỏ thái độ khinh bỉ một cách không cần giấu giếm. Giữa họ là một vực thẳm ngăn cách. Quyền lực và đồng tiền không san bằng được vực thẳm này.

Đến khi nhận được phiến trát thứ hai, đòi giải ngay ông Huấn Cao vào kinh để xử tử, thì tình huống xung đột mới được mở ra. Ông Huấn Cao mới nhận ra quản ngục này không phải một cai tù thông thường. Bên trong con người nhà nước kia là một tấm lòng trong trẻo, một tâm hồn cao quý. Chính tấm lòng ấy đã xóa đi vực sâu ngăn cách, làm cho hai tấm lòng gần nhau , hòa vào nhau. Không cúi đầu trước quyền lực và đồng tiền, Huấn Cao chỉ cúi đầu trước một tấm lòng. Đó chính là cái cốt cách “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” của Cao Bá Quát – con người kì diệu đã gợi nguồn cảm hứng để Nguyễn Tuân sáng tạo nên nhân vật Huấn Cao này. Và Huấn Cao thuận cho chữ. Lòng ông đã mở ra để đón thêm một tri kỉ tri âm của mình.

Đúng là về kết cấu, Chữ người tử tù có hai phần khá rõ rệt. Phần đầu giới thiệu các nhân vật tham gia vào câu chuyện, cũng là phần dẫn để vào phần thứ hai : Cảnh cho chữ. Nếu không có cảnh này, toàn bộ phần dựng truyện sẽ trở thành vô nghĩa. Và “cảnh cho chữ” cũng là chỗ tập trung những tinh hoa trong bút lực Nguyễn Tuân.

Việc Huấn Cao thuận cho chữ không phải là thanh toán những nợ nần với quản ngục, cũng không phải hành động của người sắp bị tử hình đem những tài sản cuối cùng cho người ở lại và cũng không phải là cơ hội cuối cùng để phô diễn tài hoa. Đây trước hết là việc làm của một tấm lòng đền đáp một tấm lòng trong thiên hạ, là tấm lòng của kẻ tri âm dành cho người tri kỉ. Người ta thấy cái Tâm đang điều khiển cái Tài, cái Tài đang phụng sự cái Tâm. Nói đúng hơn cái Tài cái Tâm đang hòa vào nhau để tạo nên cái đẹp.

Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân đã gọi đó là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” . Việc cho chữ vốn chỉ diễn ra ở những nơi tao nhã, những văn phòng. Còn ở đây nó diễn ra giữa nhà tù, nơi ngự trị của bóng tối, cái ác, những thứ thù địch với cái đẹp. Vậy mà, Nguyễn Tuân đã chọn chính nơi này để cho cái đẹp chào đời !

Bút pháp lãng mạn của Nguyễn Tuân đã được phát huy tận độ. Cảnh cho chữ được viết theo lối tương phản nhuần nhuyễn mà gay gắt giữa Bóng tối và Ánh sáng, cái Thiện và cái Ác, Cao cả và Thấp hèn, cái Đẹp và sự Tầm thường, Đê tiện. Mỗi nét bút như một nhát khắc của nghệ sĩ tạo hình làm cho các hình tượng như được chạm nổi, những khối hình như hằn lên trên bề mặt chữ nghĩa. Hoàn toàn có thể hình dung theo lối điện ảnh. Trên cái nền đen kịt của trại giam, bập bùng lên một ngọn đuốc. Ngọn đuốc tạo ra một vùng sáng lớn vừa rực rỡ vừa trang trọng. Bên dưới ngọn đuốc là ba con người đang chụm đầu xung quanh một vuông lụa trắng. Một người tù “cổ đeo gông chân vướng xiềng xích đang đậm tô từng nét chữ” . Vuông lụa trắng là điểm sáng nhất của vùng sáng ấy. Trên đó, từng nét chữ đang tượng hình, từng con chữ đang ra đời. Cái đẹp đang được khai sinh …Không sành điện ảnh khó có thể dựng được một cảnh tượng giàu tính xi – nê như thế !

Tuy nhiên, lí do chính khiến Nguyễn gọi đây là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” chưa phải ở đấy. Mà chính là vì một cuộc đảo lộn ghê gớm đang diễn ra trong vị thế của các nhân vật. Kẻ có quyền hành thì không có quyền uy. Uy quyền đã thuộc về Huấn Cao, kẻ đã bị tước mọi thứ quyền . Người nắm quyền sinh quyền sát thì khúm núm sợ sệt, kẻ tử tù thì ung dung đường bệ. Kẻ có chức năng giáo dục tội phạm thì giờ đây đang được tội phạm giáo dục, còn mình thì thành kính lĩnh nhận từng lời. như nhận những di huấn thiêng liêng về nhân cách , về lẽ sống của một bậc thầy hiền minh cao cả. Ranh giới tội phạm và cai tù đã bị xóa bỏ. Chỉ còn là những người bạn, những tri kỉ đang quy tụ, quây quần xung quanh cái đẹp của tình người và nghệ thuật. Mọi thứ trật tự nơi đây đã bị đảo lộn. Tác giả của sự đảo lộn này là gì, nếu không phải chính là cái đẹp! Tất cả đều đang sống đẹp, đang hành động theo tiếng gọi thiêng liêng của cái đẹp. Cho nên cảnh cho chữ có thể gọi là cuộc nổi loạn của cái đẹp. Cái đẹp của nhân cách, của tài hoa trong trật tự nhà tù này thực là cái – đẹp – nổi – loạn.

Với cảnh tượng ấy, ta càng tin vào tư tưởng của Doxtoievxki rằng “Cái đẹp sẽ cứu vớt con người” . Chữ người tử tù đã thể hiện niềm tin mãnh liệt của Nguyễn Tuân vào sự bất diệt của cái đẹp. Dù thực tại có tăm tối, tàn bạo đến đâu cũng không thể nào tiêu diệt được cái đẹp của cuộc đời này, cái đẹp là bất khả chiến bại. Niềm tin ấy thuộc về chủ nghĩa nhân văn rất sáng giá của nghệ thuật Nguyễn Tuân.

Văn chỉ , giữa năm Mậu Dần. ( TS Văn học và tuổi trẻ)

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ NGUYỄN TUÂN

Ngòi bút hướng nội nhất trong các cây bút văn xuôi lãng mạn Việt Nam hẳn là Nguyễn Tuân. Tuyệt đại đa số tác phẩm của nhà văn phức tạp nhưng là bậc thầy về sử dụng tiếng Việt hiện đại này, đã hướng về bản ngã, và nếu chỉ kể đến những sáng tác chính, thì ngoài Vang bóng một thời, tất cả các tác phẩm còn lại đều mang ý nghĩa là các bức chân dung tự hoạ lớn nhỏ (dẫu những chân dung văn học này xuất hiện theo ngôi thứ nhất ở thể kí hay theo ngôi thứ ba trong tiểu thuyết) : Thiếu quê hương (1940), Nhà bác Nguyễn (1940), Một chuyến đi (1941),

Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Tùy bút I (1941), Tùy bút II (1943), Nguyễn (1945). Cảm hứng sáng tạo nghệ thuật chủ đạo ấy khiến Nguyễn Tuân thường xuyên sử dụng thể loại văn học có công năng thích hợp: tuỳ bút (sự việc chỉ là cái đinh để tác giả treo bức tranh nội tâm) – và ông cũng đã thành công, nổi tiếng với những tác phẩm thuộc thể loại này... Chẩn đoán, định bệnh rồi thuốc thang cho cái bản ngã trăn trở vật vã đầy “tâm bệnh” ; đó chính là yếu tố lãng mạn nổi bật trong các sáng tác của Nguyễn trước 1945. Căn nguyên căn bệnh nan y này do đâu ? Quy căn đáo để, phải chăng là mấy câu hỏi siêu hình : Ta là ai ? Cứu cánh nhân sinh là gì ?... tương tự các tứ thơ lãng mạn của Chế Lan Viên : “Ai bảo giùm : Ta có có Ta không ?” (Ta) hay của Huy Cận :

Người thi sĩ đã nguyện cầu Thượng đế Một đôi lần nhưng vốn nghiệp đi hoang

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - CHI TIẾT (Trang 50 -68 )

×