TÁC GIẢ TÁC PHẨM QUA NHỮNG ĐỀ VĂN.

Một phần của tài liệu Bài giảng chữ người tử tù - chi tiết (Trang 68 - 77)

Đề số 1: Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

Dàn ý chi tiết a,Mở bài:

- Nguyễn Tuân được đánh giá là “cái định nghĩa về người nghệ sĩ”. - Nguyễn Tuân có nhiều đóng góp với văn học Việt nam hiện đại.

- Chữ người tử tù được đánh giá là một tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc nhất trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời.

- Huấn Cao là nhân vật chính, thể hiện tư tưởng của tác phẩm, là nhân vật đẹp nhất trong đời văn Nguyễn Tuân.

b,Thân bài:

Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ say mê, ngưỡng mộ cái đẹp. Huấn Cao là sản phẩm của lý tưởng thẩm mĩ ấy. Hình tượng ấy càng thăng hoa, tỏa sáng dưới cách viết lý tưởng hóa của ngòi bút lãng mạn. Bởi thế, Huấn Cao là hình tượng đẹp tiêu biểu cho: tài hoa, khí phách, thiên lương.

Nguyên mẫu của Huấn Cao là Cao Bá Quát, một danh sĩ sống vào thế kỉ XIX, Nguyễn Tuân xây dựng nhân vật Huấn Cao từ nguyên mẫu ấy, nhưng Huấn Cao còn là linh hồn, tính cách Nguyễn Tuân.

Phân tích cụ thể

Tài hoa khác thường: Tài hoa của Huấn Cao được thể hiện trong tài viết chữ Nho như một sáng tạo nghệ thuật (Thư pháp).

Chính Huấn Cao – người nghệ sĩ ấy ý thức được tài hoa của mình: “[…] nét chữ vuông, tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”.

Tác giả sử dụng thủ pháp đòn bấy để tô đậm sự ngưỡng mộ của mọi người, đặc biệt là quản ngục đối với chữ Huấn Cao.

+ Ý nguyện của quản ngục là có được chữ Huấn Cao treo trong nhà. Ông tôn chữ Huấn Cao lên hàng vật báu.

+ Sự ngưỡng mộ của quản ngục đối với Huấn Cao: biệt đãi Huấn Cao, nhẫn nhục khi bị Huấn Cao mắng, chấp nhận nguy hiểm đến địa vị và tính mạng để xin được chữ của Huấn Cao…

+Khi xin được chữ Huấn Cao, quản ngục đã tỏ sự tôn kính nhất mực… Thái độ khác thường của quản ngục đã ttoo đậm sự khác thường khác: tài năng của Huấn Cao. Khí phách phi thường:

Huấn Cao đã lựa chọn con đường đầy gian khổ của một con người vì nghĩa lớn. Ông giám cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình. Dù hoài bão không thành nhưng nó thể hiện dũng khí lớn của một bậc anh hùng.

Khí phách phi thường của Huấn Cao càng được tỏ rõ trong tình huống ngục tù. Ở đó, Huấn Cao vẫn thể hiện tư thế hiênj ngang, bất khuất.

+ Quyền uy không khuất phục được khí phách: Chi tiết Huấn Cao rỗ gông, thản nhiên nhận rượu thịt, coi đó như một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm, giám mắng thẳng quản ngục.

+ Khí phách khuất phục được quyền uy: Huấn Cao khiến quản ngục – kẻ làm chủ ngục tù phải nhũn nhặn lễ phép: “Xin lĩnh ý” và thấy mình chỉ là “kẻ tiểu lại giữ tù” còn Huấn Cao là người “chọc trời khuấy nước”.

Thiên lương đặc biệt:

Huấn Cao hiểu cái đẹp và biết bảo vệ cái đẹp. Ông đặt cái đẹp lên trên tiền bạc và quyền thế: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.

Huấn cao nhận ra, trân trọng và yêu quý cái đẹp: Huấn Cao đã lặng đi khi nhận ra tấm lòng chân thành của quản ngục:” Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao cho chữ quản ngục là hành động đền đáp một tấm lòng, chia sẻ cái đẹp với người tri kỉ. Cảnh cho chữ:

Trong một khung cảnh khác thường, Huấn Cao đã thể hiện tài hoa của người nghệ sĩ, và khí phách anh hùng trong hình ảnh:”Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm to nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”.

Ta hiểu được Huấn Cao cho chữ quản ngục còn để nuôi dưỡng cái mầm lương thiện, nâng đỡ một tấm thiên lương.

c, Kết bài:

Đánh giá lại về nhân vật:

Huấn Cao được Nguyễn Tuân thể hiện bằng cảm hứng lãng mạn độc đáo. Qua đó thể hiện quan niệm về cái đẹp và kín đáo bộc lộ lòng yêu nước.

__________________________________________________________________

Đề số 2: Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Dàn ý chi tiết a,Mở bài:

Nguyễn Tuân là nhà văn của cái đẹp, cái hoàn mĩ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chữ người tử tù là một tác phẩm tiêu biểu được in trong tập truyện Vang bóng một thời(1940).

Dẫn dắt: Có thể nói, chủ đề của truyện ngắn chữ người tử tù và vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao đã được bộc lộ ngời trong cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục.

b,Thân bài:

Chính Nguyễn Tuân đã viết trong truyện, cảnh cho chữ là “một cảnh xưa nay chưa từng có”. Vì sao vậy.? Bình thường thì nói không có cảnh cho chữ đẹp đẽ và trang nghiêm trong chốn tù ngục tăm tối và nhơ bẩn này. Nhưng ở đây lại có, bởi vì ở đây có sự chiến thắng của “thiên lương” con người. Và nhà văn với nghệ thuật đặc sắc tả tài tình, với thủ pháp tương phản sắc sảo đã dựng lên những cảnh tượng đối lập để nêu bật ý nghĩa sâu xa và thâm túy của sự chiến thắng đó.

Sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối

Cảnh cho chữ diễn ra vào lúc đêm khuya trong nhà ngục. Nhà ngục vốn là nơi đã tối tăm, lại vào lúc đêm khuya khoắt, càng dày đặc bóng tối. Nhưng “trong một không khí khói tỏa như đám mây cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên lần hồ” và “lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo”.

Việc miêu tả hai lần cái “ánh sáng đỏ rực”, cái “lửa đóm cháy rừng rực” đã xua tan và đẩy lùi cái bóng tối dày đặc trong phòng giam (dụng ý nghệ thuật).

Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối mang ý nghĩa nhân sinh của con người: ánh sáng của lương tri, thiên lương và bóng tối của tàn bạo, độc ác. Ánh sáng của thiên lương đã xua tan và

đẩy lùi bóng tối của tàn bạo ở chính nơi tù ngục này. Ánh sáng ấy đã khai tâm, đã cảm hóa con người lầm đường trở về với cuộc sống lương thiện.

Sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, nhơ bẩn

Sự phầm tục, sự nhơ bẩn được thể hiện rõ trong cảnh “một buồng chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”

Cái đẹp, cái cao thượng được nói đến sâu sắc trong hai chi tiết mang ý nghĩa tượng trưng: màu trắng tinh của phiến lụa và mùi thơm từ chậu mực – điều dường như không thể có nơi tù ngục. + Màu trắng của phiến lụa tượng trưng cho sự tinh khiết, còn mùi thơm của thoi mực tượng trưng cho hương thơm của tình người.

Cái đẹp đã chiến thắng sự nhơ bẩn nơi phòng giam. Không còn nhà ngục nào tồn tại, chỉ còn lại hương thơm của thiên lương con người.

Sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ:

Người nghệ sĩ tài hoa đang say mê tô từng nét chữ không phải là một người tự do mà là một kẻ tử tù đang trong cảnh cổ đeo gông, chân vướng xiềng, và chỉ sớm tinh mơ mai đã bị giải vào kinh chịu án tử hình.

Người tù nổi bật lên uy nghi, lồng lộng còn quản ngục, thơ lại thì lại “khúm núm”, “run run” bên cạnh người tù đang bị xiềng kia…

Trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo lộn: tù nhân trở thành người ban cái đẹp, răn dạy ngục quan; còn ngục quan thì khúm núm vái lạy tù nhân.

Lời khuyên dạy của Huấn cao đã có sức mạnh cảm hóa một tâm hồn bấy lâu vẫn cam chịu số phận, một con người lầm đường trở về với cuộc sống lương thiện.

c,Kết bài:

Khẳng định lại ý nghĩa của cảnh Huấn cao cho chữ viên quan quản ngục Ý nghĩa nhân văn và giá trị nhân đạo của hành động

__________________________________________________________________

Dàn ý chi tiết a,Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Nguyễn Tuân là một cây bút có phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Thế giới nhân vật của ông gồm: nhân vật chính diện và nhân vật phản diên. Chữ người tử tù là trong những tác phảm xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân và tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách nghệ thuật của ông trước cách mạng tháng Tám 1945.

Trong tác phẩm, nhân vật đã được tác giả đặt vào một tình huống truyện éo le. Tình huống truyện đã làm nổi bật tính cách từng nhân vật.

b,Thân bài:

Giải thích tình huống truyện là gì?

Tình huống truyện là “cái tình thế xảy ra truyện”, là “một khoảng khắc mà trong đó sự sống hiện ra đậm đặc”, là cái “khoảng khắc chứa đựng cả một đời người.

Tình huống chuyện còn được hiểu là mối quan hệ đặc biệt giữa các nhân vật này với các nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống, qua đó, nhân vật bộc lộ tâm trạng, tính cách hay thân phận.

Tình huống truyện tác động đến kịch tính của tác phẩm, tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Tình huống truyện chữ người tử tù

Tác giả đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, trên bình diện xã hội, họ hoàn toàn đối lập nhau. Một người là tên “đại nghịch”, cầm đầu cuộc khởi nghĩa nổi loạn nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội bấy giờ. Nhưng họ đều có tâm hồn nghệ sĩ. Trên bình diện nghẹ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Tạo dựng tình thế như vậy, đồng thời cho họ gặp nhau giữa chốn lao tù tối tăm, dơ bẩn tạo nên một cuộc hội ngộ kì lạ và đáng nhớ. Tác dụng nghệ thuật: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình huống truyện độc đáo, éo le, đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri kỉ. Hai nhân vật được đặt trong một tình thế đối nghịch: tử tù và quản ngục.

Tình huống truyện càng khắc họa rõ nét tinh thần hiên ngang, bất khuất của Huấn Cao. Khi coi viên quản ngục như kẻ đại diện cho chính quyền phi nghĩa, bất lương, ông đã cố tình tỏ thái độ khinh bạc.

Tình huống truyện khắc họa rõ nét con người của viên cai ngục: say mê nghệ thuật, yêu quý người tài, khính trọng người có nghĩa khí.

Tình huống truyện tạo ra cho tác phẩm một mâu thuẫn kịch tính và thiên truyện diễn ra tựa như cách trình bày, khai đoạn, đỉnh điểm, thắt nút, mở nút.

+ Mâu thuẫn “kịch” bắt đầu phát tín hiệu khi quản ngục tỏ ý sửa soạn đón tiếp Huấn Cao một cách khác thường.

+ Mâu thuẫn “kịch” càng trở nên căng thẳng khi Huấn Cao cố tình sỉ nhục viên quản ngục.

+ Mâu thuẫn “kịch” đạt tới đỉnh điểm khi lệnh trên truyền xống giải Huấn Cao lên kinh xử tội. Nhưng liền đó, “kịch” mở nút và mâu thuẫn bị triệt tiêu.

Tình huống truyện của “chữ người tử tù” là một trong những nghệ thuật đặc sắc nhất của tác phẩm

c,Kết bài:

Khẳng định lại tầm quan trọng của tình huống truyện trong tác phẩm “chữ người tử tù” qua đó thấy được sự sáng tạo, độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

Đề số 4: Cảm nhận về hình tượng bóng tối và ánh sáng của truyện ngắn “chữ người tử tù”.

Dàn ý chi tiết a,Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Nguyễn Tuân là “nhà văn của cái đẹp”

“Chữ người tử tù” là một tác phẩm nổi bật nêu lên cái đẹp, cái hồn trong các sáng tác của Nguyễn Tuân.

Ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm luôn tồn tại và đồng hành cùng nhau càng tô đậm thêm cho nội dung của tác phẩm.

b,Thân bài:

Hình tượng ánh sáng và bóng tối

Ánh sáng và bóng tối vốn là hai phương diện quan trọng của cuộc sống, luôn tồn tại bên cạnh nhau, bổ sung cho nhau. Trong hội họa, ánh sáng và bóng tối là thủ pháp cơ bản dùng để khắc họa con người và sự vật trong cuộc sống.

-Trong văn chương, ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung, tư tưởng, chủ đề tác phẩm.

Nét đặc sắc của hình tượng khi được sử dụng trong tác phẩm với phong cách rất riêng của tác giả.

Miệt mài trong hành trình tìm kiếm cái đẹp, Nguyễn Tuân trong “chữ người tử tù”, ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nòng cốt “biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả” của tác giả.

Ánh sáng và bóng tối được sử dụng không chỉ như một nguyên tắc tạo tình huống truyện mà còn vươn đến ý nghĩa biểu tượng về cái đẹp của cuộc đời.

Nguyễn Tuân viết “chữ người tử tù” trong cảm hứng một thú chơi tao nhã của người xưa, trong một tình huống đặc biệt mà người viết chữ và người chơi chữ là người tử tù và người quản ngục. Hai nhân vật này xuất hiện trong tác phẩm như một kiểu sòn trùng, không thể thiếu giữa hai kháng thể đối cực, như ánh sáng và bóng tối.

Không gian nghệ thuật của tác phẩm được giới hạn bởi một nhà tù nhỏ, một cõi nhân sinh mà bóng tối nhiều hơn ánh sáng, ánh sáng chỉ là một ngọn đèn nhỏ leo lét, lọt thỏm giữa bóng tối

mịt mù và quạnh quẽ. Chút ánh sáng ấy quá nhỏ nhoi so với màn đêm đen tối nơi ngục tù. Nhưng đó cũng là nét đẹp, là chút ánh sáng còn lại trong tâm hồn ngục quan.

Sự tác động của ánh sáng tỏa ra từ một nhân cách đã khiến hai con người tưởng như đối nghịch quyết liệt hòa hợp vô cùng.

So sánh với hình tượng ánh sáng và bóng tối trong hai đứa trẻ của Thạch Lam.

c,Kết bài:

Từ tính quy phạm của ánh sáng và bống tối trong hội họa, vừa kế tục vừa phá vỡ tạo ra hiệu quả thẩm mĩ mới góp phần xay dựng tình huống truyện.

Khẳng định lại ý nghĩa hình tượng ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

__________________________________________________________________

Đề số 5: Phân tích nhân vật viên quản ngục

Dàn ý chi tiết a,Mở bài:

Giới thiệu truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

Giới thiệu nhân vật quản ngục trong truyện ngắn, nhân vật được Nguyễn Tuân ca ngợi là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”.

b,Thân bài:

Nhận xét chung:

Con người thiên lương, trong sáng, bất chấp hoàn cảnh sống có éo le. Đây là cách viết thể hiện sự đề cao, trân trọng của Nguyễn Tuân đối với nhân vật đặc biệt này.

Phân tích nhân vật:

+ Quản ngục: Một tâm hồn thuần khiết, tính tình ngay thẳng, có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”. Giữa môi trường sống đen tối, hỗn loạn, xô bồ, tâm hồn quản ngục vẫn giữ được sự thuần khiết, trong trẻo.

Quản ngục dám biệt đãi Huấn Cao, dám xin chữ tử tù, biết tôn trọng giá trị con người dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

Quản ngục nhẫn nhịn, khiêm nhường khi bị Huấn Cao khinh bỉ, thậm chí là sỉ nhục. + Quản ngục – một tâm hồn nghệ sĩ.

Chất nghệ sĩ ở quản ngục không phải chỗ sáng tạo cái đẹp mà ở chỗ biết yêu quý, say mê cái đẹp. Cả cuộc đời, quản ngục theo đuổi sở nguyện có được chữ Huấn Cao – quản ngục tôn chữ Huấn Cao lên hang báu vật – nghĩa là nó phải quý, hiếm và thật kì diệu.

Quản ngục quyết biến sở nguyện của mình thành hiện thực. Ông biệt đãi Huấn Cao – người sáng tạo cái đẹp – dẫu phải nguy hiểm đến địa vị, danh vọng và thậm chí là mạng sống của mình.

Quản ngục biết cúi mình trước cái đẹp (khúm núm trước hình ảnh người nghệ sĩ Huấn Cao

Một phần của tài liệu Bài giảng chữ người tử tù - chi tiết (Trang 68 - 77)