Luận văn : Đồng tiền thanh toán và TGHĐ - Những vấn đềđặt ra đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam và các giải pháp
Tiểu luận môn học ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà Nội LỜI NÓI ĐẦUXu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra một cách sâu sắc, toàn diện trên phạm vi toàn thế giới. Nó là quy luật khách quan mà Việt Nam cần sớm nắm bắt vận dụng. Việc tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới sẽ mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đòi hỏi phải có chính sách phù hợp. Một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế là ngoại thương. Quyết định sự thành công hay thất bại của chính sách kinh tế phải kể đến vai trò quan trọng của đồng tiền thanh toán và chế độ tỷ giá hối đoái (TGHĐ) trong mỗi quốc gia.Là một nước đang đi những bước đi đầu tiên cả về phương tiện lý luận và thực tiễn, hơn bao giờ hết việc nghiên cứu TGHĐ đang trở thành vấn đề cấp bách đặt ra cho chúng ta, đặc biệt là các doanh nghiệp XNK của Việt Nam. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này tôi đã quyết định đi vào phân tích đề tài: "Đồng tiền thanh toán và TGHĐ - Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam và các giải pháp".Để tiện cho việc theo dõi tôi xin chia bố cục bài viết gồm các phần sau:I. Tổng quan về đồng tiền thanh toán và TGHĐII. Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng đồng tiền thanh toán và TGHĐ.III. Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro về đồng tiền thanh toán và TGHĐ trong kinh doanh xnk của các doanh nghiệp Việt Nam.Do đây là một đề tài khá rộng và phức tạp nên trong quá trình nghiên cứu, những khiếm khuyết hạn chế là khó tránh khỏi, vì vậy em rất mong được sự phê bình góp ý của các thầy cô để những bài viết sau được chất lượng hơn.Em xin chân thành cảm ơn!Hà Nội, tháng 12 năm 20031Lê Thị Bích Liên - 6A07 Tiểu luận môn học ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà Nội PHẦN NỘI DUNGI. Tổng quan về đồng tiền thanh toán và TGHĐ1. Khái niệm về đồng tiền thanh toán và TGHĐ *) Đồng tiền thanh toán là các phương tiện lưu thông tín dụng được dùng làm phương tiện thanh toán trong quan hệ thương mại quốc tế. Nó thường không phải là tiền mặt mà tồn tại dưới hình thức thanh toán như: chuyển tiền, điện chuyển tiền, hối phiếu, kì phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ.- Đồng tiền thanh toán được sử dụng trong việc thoả thuận, kí kết hợp đồng mua bán ngoại tệ. Do đó, có sự liên quan đến việc trao đổi tiền tệ giữa tiền của nước này lấy tiền của nước khác (ngoại tệ). Và khi các pháp nhân, tổ chức, công ty tham gia mua bán ngoại tệ đã tạo nên thị trường hối đoái và tỉ giá hối đoái. Do giới hạn của bài viết, chúng ta hãy đi sâu vào phân tích chế độ TGHĐ.*) Khái niệm về TGHĐ:- TGHĐ là giá trị tiền tệ nước này biểu hiện bằng giá trị tiền tệ nước kia dùng trong quan hệ kinh tế quốc tế. VD: 1 USD = 106 JPY.- TGHĐ còn được định nghĩa ở khía cạnh khác đó là quan hệ so sánh giữa 2 tiền tệ của 2 nước với nhau.Tuy nhiên, không phải đồng tiền nào cũng được nhận để thanh toán bên ngoài quê hương của nó. Để chuyển đổi ra nội tệ của nước nào đó, nó phải được ngân hàng nước đó thu mua. Những đồng tiền có thể chuyển đổi thành nội tệ của nước khác được gọi là ngoại tệ - phương tiện thanh toán và đầu tư quốc tế. Trên thế giới hiện nay có một số ngoại tệ mạnh được sử dụng rộng rãi, phổ biến như USD (Mỹ), JPY (Nhật), Bảng (Anh)…2. Vai trò của TGHĐTGHĐ có vai trò quan trọng đối với mọi nền kinh tế. Sự vận động của nó có tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới mục tiêu, chính sách kinh tế vĩ mô của một quốc gia:2Lê Thị Bích Liên - 6A07 Tiểu luận môn học ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Thứ nhất, nó là phương tiện để thực hiện trao đổi thương mại quốc tế. Một quốc gia muốn mua hàng hoá ở nước khác phải đổi đồng tiền nước mình ra tiền nước đó để thực hiện các giao dịch. TGHĐ sẽ qui định tỷ lệ quy đổi giữa 2 loại đồng tiền đó.Thứ hai, nó có tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu. Khi đồng tiền của một nước tăng giá (tăng trị giá so với các đồng tiền khác) thì hàng hoá của nước đó ở nước ngoài trở nên áăt hơn và hàng hoá của nước ngoài tại nước đó trở thành rẻ hơn và ngược lại.Tỷ giá tác động tới hoạt động XNK, vì vậy nó tác động tới cán cân thanh toán quốc tế, gây ra thâm hụt hoặc thặng dư cán cân.Thứ ba, tỷ giá là công cụ điều tiết vĩ mô. Tác động vào tỷ giá sẽ làm ảnh hưởng tới XNK từ đó ảnh hưởng tới tổng cầu, sản phẩm quốc dân, thất nghiệp… việc điều hành tỷ giá không tốt có thể dẫn tới lạm phát, khủng hoảng.Tỷ giá còn góp phần vào việc cải thiện cung cầu về ngoại tệ, giải quyết các vấn đề nợ nước ngoài…3. Các loại TGHĐ- Tỷ giá thường được niêm yết tại ngân hàng là tỷ giá điện hối, tức là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ giá điện hối là tỷ giá cơ sở để xác định ra các loại tỷ giá khác.- Tỷ giá thư hối, tức là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.- Tỷ giá của séc và hối phiếu trả tiền ngay: được xác định bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi của một đơn vị ngoại tệ trong trị giá toàn bộ của séc và hối phiếu.- Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn: bằng tỷ giá điện hối (-) tiền lãi phát sinh tính từ lúc ngân hàng bán hối phiếu đến lúc hối phiếu đó được trả tiền.- Tỷ giá giao nhận ngay: tức là tỷ giá áp dụng khi bán ngoại hối thì được nhận tiền ngay vào hôm đó hay sau đó 2 ngày.3Lê Thị Bích Liên - 6A07 Tiểu luận môn học ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà Nội - Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn: là tỷ giá áp dụng khi bán ngoại hối nhưng sau một thời hạn nhất định (1-3 tháng)… mới được nhận tiền.II. Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam khi áp dụng các loại đồng tiền thanh toán và TGHĐ 1. Những nhân tố tác động tới đồng tiền thanh toán và TGHĐ Về dài hạn, có 4 nhân tố tác động tới tỷ giá như sau:* Mức giá cả tương đối:Theo thuyết ngang giá sức mua (PPP), khi giá hàng nội tăng (giá hàng ngoại giữ nguyên) thì cầu về hàng nội giảm và đồng nội tệ có xu hướng giảm để hàng nội vẫn có thể bán tốt. Mặt khác, nếu giá của hàng ngoại tăng lên sao cho giá cả tương đối của hàng nội giảm, cung hàng nội tăng lên và đồng nội tệ có xu hướng tăng giá…*Ưu thế hàng nội so với hàng ngoại: cầu đối với hàng xuất của một nước phát triển lên về lâu dài làm cho đồng tiền nước đó tăng giá trong khi cầu về hàng nhập khẩu đi lên làm cho đồng tiền nước đó giảm giá.* NS lao động: NS lao động của một nước cao hơn tương đối so với nước khác sẽ làm cho đồng tiền nước đó tăng giá.2. Tác động của TGHĐ tới hoạt độngTrên thị trường thế giới, TGHĐ của các đồng tiền của các đồng tiền luôn luôn biến động. Khi một đồng tiền lên giá (nhất là những đồng tiền mạnh) sẽ làm cho 1 hay nhiều đồng tiền khác bị hạ giá. Sự biến động của TGHĐ tới các đồng tiền đã gây ra nhiều biến động đến hoạt động kinh tế và tình hình lưu thông tiền tệ giữa các nước cũng như tác động tới hoạt động XNK nói riêng.Một nước có tỷ giá nội tệ hạ xuống so với ngoại tệ khác, nghĩa là giá xuất khẩu hàng hoá của nước đó rẻ hơn trước, khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của nước đó tăng lên, khối lượng hàng hoá xuất khẩu của nước đó tăng lên. Mặt khác, khối lượng hàng hoá nhập khẩu của nước đó sẽ giảm đi, bởi vì giá cả hàng hoá nhập khẩu bị tăng lên do tỷ giá ngoại tệ tăng lên.4Lê Thị Bích Liên - 6A07 Tiểu luận môn học ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Cũng theo cơ chế này, tỷ giá nội tệ tăng lên so với ngoại tệ khác thì sẽ tác động ngược lại: khối lượng hàng xuất khẩu giảm đi mặt khác do tỷ giá ngoại tệ giảm xuống làm cho hàng xuất khẩu của nước ngoài vào nước này tăng lên, khối lượng hàng nhập khẩu của nước này tăng lên.Bên cạnh đó, TGHĐ cũng tác động trực tiếp đến tình hình tiền tệ và giá cả trong nước cũng như giá cả hàng XNK.Khi sức mua của đồng tiền trong nước giảm đi (do nhà nước chủ trương phá giá tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu hay do lạm phát tăng lên) thì tỷ giá nội tệ hạ xuống, tỷ giá ngoại tệ tăng lên dẫn đến chỉ số giá cả hàng hoá trong nước tăng lên do giá hàng tính bằng nội tệ tăng lên. Giá nhập khẩu các nguyên liệu, bán thành phẩm, thiết bị máy móc tăng lên…Ngược lại, khi tỷ giá nội tệ tăng, một đơn vị nội tệ đổi được một số lượng ngoại tệ nhiều hơn trước thì giá cả hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ rẻ hơn, làm cho chỉ số giá cả trong nước giảm xuống.Như vậy, TGHĐ đã trở thành một công cụ trong tay các nhà nước để điều tiết quan hệ thương mại với nước ngoài trong từng thời kỳ nhất định.3. Thực trạng áp dụng TGHĐ trên thị trường Việt Nam và các cơ chế quản lý, điều hành tỷ giá.3.1. Bối cảnh áp dụng TGHĐ tại Việt Nam Trước kia, đồng nội tệ của ta chỉ gắn chặt với đồng nhân dân tệ (Trung Quốc) và đồng Rúp (Liên Xô) (do đặc thù của Việt Nam trong thời gian đó quan hệ chủ yếu với các nước XHCN, đặc biệt là khối SEV). Do vậy, chế độ tỷ giá trong giai đoạn này có một số đặc trưng sau:• Tỷ giá được xác lập nhằm phục vụ cho kế hoạch do nhà nước quyết định, không xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước. TGHĐ giữ vai trò thụ động, chưa phải là công cụ điều chỉnh vĩ mô thực thụ.• Do việc xác lập TGHĐ duy ý chí, không tuân thủ qui luật kinh tế. Vì vậy, nó không chỉ cản trở các quan hệ kinh tế của nước ta với khối SEV mà 5Lê Thị Bích Liên - 6A07 Tiểu luận môn học ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà Nội còn gây nhiều khó khăn trong trao đổi, thanh toán nội bộ, trong công tác quản lý điều hành của nhà nước, thủ tiêu động lực đối với hoạt động xuất khẩu.• Do sử dụng tỷ giá kết toán nội bộ trong quản lý ngân sách nhà nước nên việc tính toán và phản ánh thu chi NSNN bị sai lệch nghiêm trọng, làm giảm hiệu quả hoạt động của NSNN, đặc biệt là khâu quản lý và sử dụng vốn.Vào cuối năm 1992 tỷ giá VNĐ/USD dần ổn định, giải toả được tâm lý đầu cơ ngoại tệ, hướng mạnh vào kinh doanh xuất nhập khẩu.Cho đến nay, chế độ TGHĐ đã có những thay đổi căn bản từ khi chuyển từ nền kinh tế hạch toán tập trung sang nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường. VNĐ đã mở rộng quan hệ trao đổi với các ngoại tệ mạnh khác. Nó đã được hình thành trên cơ sở diễn biến cung - cầu ngoại tệ trên thị trường, được điều tiết bởi chính phủ và tỏ ra có hiệu quả hơn, đã phát huy được tác dụng.Tuy nhiên, việc hoàn thiện chế độ tỷ giá và cơ chế điều hành không vì thế mà dừng lại, nó cần phải được tiếp tục nghiên cứu, áp dụng linh hoạt, có sự điều chỉnh cần thiết đúng lúc cho phù hợp với hoàn cảnh.Trong điều kiện hiện nay, có 2 quan điểm xung quanh vấn đề lựa chọn và áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam:* Quan điểm về chế độ tỷ giá cố địnhMục đích của quan điểm này là: cần phải giữ TGHĐ cố định để kiềm chế lạm phát ở mức thấp và củng cố lòng tin của dân chúng vào đồng tiền nội tệ.Do Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế kém phát triển, công nghiệp lạc hậu. Do đó, việc nhập dây chuyền máy móc là điều không tránh khỏi. Từ đầu năm 1992 chính phủ đã can thiệp để nâng giá đồng Việt Nam trên thị trường ngoại tệ nhằm chống lạm phát bằng cách giữ cho giá hàng nhập khẩu ổn định, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của nông nghiệp.Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được vẫn còn những mặt hạn chế của quan điểm này: TGHĐ quá mạnh đã gây sức ép đối với sản xuất nông nghiệp 6Lê Thị Bích Liên - 6A07 Tiểu luận môn học ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà Nội và công nghiệp. Từ đó nhà nước sẽ giữ vững TGHĐ và ra cơ chế quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch cô-ta, cấm nhập khẩu, hạn chế cấp tín dụng cho nhập khẩu cùng với một số chính sách ưu đãi với những sản phẩm mới xuất khẩu. Song những biện pháp này không giúp gì được cho các nhà xuất khẩu, vì các hàng rào mậu dịch làm cho chi phí sản xuất của họ còn tăng cao hơn nữa, trong khi giá nội tệ hàng xuất khẩu do họ sản xuất lại tụt xuống (nếu mức giá bằng USD vẫn không đổi).*) Quan điểm phá giá đồng tiền- Những tác động tích cực của việc phá giá đồng bản tệ: làm giảm giá tương đối hàng xuất khẩu, do vậy về lâu dài sẽ thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại.Tác động tiêu cực: Phá giá sẽ làm tăng thêm lạm phát vì nó làm tăng giá vật tư, nguyên vật liệu nhập khẩu; giá thành sản xuất tăng, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước trên trường quốc tế và các nhà đầu tư sẽ chuyển từ đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ USD.Việt Nam là một nước đang phát triển nên trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng vũ khí lợi hại là "phá giá". Tuy nhiên, cần phải áp dụng nó một cách linh hoạt, hợp lý, có sự điều tiết của nhà nước sẽ là sự lựa chọn đúng đắn, góp phần ổn định, phát triển kinh tế.3.2. Những vấn đề đặt ra và tác động của nó khi áp dụng các phương pháp điều chỉnh giá trị trong hoạt động xuất nhập khẩu.Trong nền sản xuất hàng hoá, tỷ giá HĐ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và biến động một cách tự phát. Nhà nước có thể áp dụng nhiều phương pháp để điều chỉnh TGHĐ theo các chính sách chủ yếu sau:* Chính sách triết khấu.Là chính sách của NHTW dùng thay đổi tỷ suất chiết khấu của NH mình để điều chỉnh TGHĐ trên thị trường. Nó có ảnh hưởng nhất định và có hạn đối với TGHĐ, bởi vì giữa tỷ giá và lãi suất không có quan hệ nhân quả. 7Lê Thị Bích Liên - 6A07 Tiểu luận môn học ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà Nội TGHĐ do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định mà quan hệ này lại do tình hình của cán cân thanh toán dư thừa hay thiếu hụt quyết định.Nếu tình hình của các nước đều đại thể như nhau thì phương hướng đầu tư ngắn hạn vẫn hướng vào những nước có lãi suất cao. Do đó, hiện nay chính sách chiết khấu vẫn có ý nghĩa của nó.*) Chính sách HĐ còn gọi là chính sách hoạt động công khai trên thị trường.Là biện pháp trực tiếp tác động vào TGHĐ, có ý nghĩa là NHTW hay các cơ quan ngoại hối của Nhà nước dùng nghiệp vụ trực tiếp mua bán ngoại hối để điều chỉnh TGHĐ.Chính sách triết khấu và chính sách ngoại hối đều dẫn đến mâu thuẫn giữa các tập đoàn trong nước, giữa thương nhân nhập khẩu muốn hạ thấp TGHĐ xuống, giữa nhà xuất khẩu vốn muốn hạ thấp TGHĐ với nhà NK vốn muốn nâng cao TGHĐ và mâu thuẫn giữa các TBCN với nhau vì tỷ giá của một nước nâng cao lên thì hạn chế xuất khẩu hàng của nước khác nhưng lại khuyến khích việc xuất khẩu vốn của nước khác. Do đó, làm cho cán cân TM và cán cân thanh toán của nước ngoài đó với mức thực hiện hai chính sách này bị thiệt hại.*) Chính sách nâng cao giá trị tiền tệ.Là việc nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, tức là nâng cao hàm lượng vàng của tiền nước mình lên, tỷ giá của ngoại hối so với đồng tiền nâng giá trị hạ xuống hay hạ thấp TGHĐ xuống.Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ đối với ngoại thương của một nước hoàn toàn ngược lại với giá tiền tệ. Nâng giá tiền tệ trong thời gian hiện nay thường xảy ra dưới áp lực của nước khác mà các nứơc này muốn phát triển khả năng cạnh tranh hàng hoá và cán cân TM dư thừa.Những nước đó có nền kinh tế phát triển quá "nóng" như NB, muốn làm "lạnh" nền kinh tế để tránh khủng hoảng cơ cấu thì thì sẽ dùng biện pháp nâng giá tiền tệ để giảm xuất khẩu hàng hoá, giảm đầu tư vào trong nứơc.8Lê Thị Bích Liên - 6A07 Tiểu luận môn học ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Như vậy, việc nâng giá tiền tệ có thể coi là 1 biện pháp hữu hiệu nhằm giữ vững lưu thông tiền tệ và tín dụng, duy trì sự ổn định của TGHĐ.Ngoài những tác động của những chính sách nêu trên thì một số hoạt động của CP trên T.T ngoại hối cũng tác động không ít thậm trí có thể dẫn đến diễn biến ngoài mong muốn nếu chúng ta không sử lý một cách hợp lý như: Việc điều chỉnh tỷ giá, chính sách lãi xuất, khống chế mức lạm phát, nâng cao hiệu quả hoạt động của CP trong việc quản lý ngoại tệ, chống đầu cơ buôn bán trái phép ngoại tệ…III. Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro về đồng tiền và TGHĐ trong KDXNK của các doanh nghiệp.1. Các giải pháp và đưa chế độ TGHĐ để các DNVN hoạt động có hiệu quả.Trong thời gian qua, ở Việt Nam đã có những thay đổi chính sách tỷ giá khác nhau, nhưng để đạt được một chính sách TGHĐ phù hợp và có hiệu quả thì thực sự là chưa có. Vì vậy để hoàn thiện và đưa chế độ TGHĐ để các DNVN hoạt động có hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải thực hiện một số giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn sau:- Củng cố và phát triển T.T ngoại tệ bên ngân hàng- một số cơ sở hạ tầng rất quan trọng để NHNH can thiệp và điều chỉnh tỷ giá, là một bộ phận quan trọng của thị trường tiền tệ, T.T ngoại tệ bên ngân hàng phát triển hoạt động thông suốt, liên tục để tạo điều kiện cho các ngân hàng trong hoạt động mua bán ngoại tệ, qua đó giải quyết nhu cầu thanh toán ngoại tệ cho các doanh nghiệp.- Củng cố và phát triển thị trường nội tệ bên ngân hàng với đầy đủ các nghiệp vụ hoạt động của nó để tạo điều kiện cho NHNN phối hợp điều hoà giữa 2 khu vực T.T ngoại tệ và nội tệ một cách thông suốt.- Nâng cao dự trữ ngoại tệ của nhà nước tương xứng nhịp độ phát triển kim ngạch XNK và khối lượng ngoại tệ đang có trên thị trường ở nước ta. Tập trung quản lý dự trữ ngoại tệ vào 1đầu mối trung tâm là NHNN.9Lê Thị Bích Liên - 6A07 Tiểu luận môn học ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà Nội - Xác định 1 cơ chế dự trữ ngoại tệ hợp lý trên cơ sở đa dạng hoá sổ ngoại tệ mạnh làm cho việc ấn định tỷ giá VNĐ chứ không nên chỉ neo giữa đồng VND và đồng USD.- Có chính sách khuyến khích các công ty XNK đa dạng hoá cơ cấu tiền tệ trong giao dịch TM quốc tế để nâng cao sự cân đối giữa luồng cung và cầu ngoại tệ, qua đó góp phần đa dạng hoá tiền tệ của nền kinh tế một cách cân đối.Thực hiện chính sách quản lý ngoại hối một cách nghiêm ngặt.- NHNN cần xây dựng cơ chế thông tin, thống kê, hệ thống hoá kịp thời số liệu luồng ngoại tệ ra, vào trong nước, từ đó dự báo quan hệ trên thị trường để làm căn cứ điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối.- Quản lý chặt chẽ các khoản vay, nợ nước ngoài,đặc biệt là vay ngắn hạn. Kiểm soát chặt chẽ việc bảo lãnh vay trả chậm các NHTM cho các doanh nghiệp vay từ nước ngoài.- Tổ chức mạng lưới thu đối ngoại tệ cho khách hàng ra vào Việt Nam, trước hết là các sân bay, bến cảng, cửa khẩu, nhà ga, trung tâm kinh doanh, thành phố, thị xã, các địa phương… NHNN phát triển từng bướcđảm bảo cho đồng Việt Nam thực hiện tốt chức năng của mình, muốn vậy:+ Phải tạo thêm các phương tiện chuyển tải giá trị làm cho phương tiện lưu thông, thanh toán để giảm bớt nhu cầu tiền mặt trong lưu thông.+ Cải cách hệ thống thanh toán, khuyến khích người dân mở tài khoản sec và thanh toán qua hệ thống ngân hàng.+ Từng bước phát triển mệnh giá đồng Việt Nam vì đồng Việt Nam là một trong những đồng tiền có mệnh giá thấp trên Thế Giới. Tuy nhiên không thể thực hiện đổi tiền như trước đây gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế mà cần thực hiện lưu hành đồng tiền mới cùng đồng tiền cũ trong thời gian 1 vài năm.+ Tiếp tục khép dần chênh lệch giữa lãi suất cho vay đồng ngoại tệ với lãi suất cho vay đồng ngoại tệ. Việc giảm chênh lệch lãi suất này không có 10Lê Thị Bích Liên - 6A07 [...]... Khái niệm về đồng tiền thanh toán và TGHĐ 2 2 Vai trò của TGHĐ 2 3 Các loại TGHĐ 3 II Những vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp XNK Việt Nam khi áp dụng các loại đồng tiền thanh toán và TGHĐ 4 1 Những nhân tố tác động tới đồng tiền thanh toán và TGHĐ 4 2 Tác động của TGHĐ tới hoạt động XNK 4 3 Thực trạng áp dụng TGHĐ trên thị trường Việt Nam và các cơ chế quản... hành TGHĐ .5 3.1 Bối cảnh áp dụng TGHĐ tại Việt Nam 5 3.2 Những vấn đề đặt ra và tác động của nó khi áp dụng các phương pháp điều chỉnh giá trị tron hoạt động XNK 7 III Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro về đồng tiền thanh toán và TGHĐ trong kinh doanh XNK của các doanh nghiệp 9 1 Các giải pháp và đưa chế độ TGHĐ để các DNVN hoạt động có hiệu quả 9 2 Giải pháp của các doanh. .. sách TGHĐ và cơ chế điều hành ít rủi ro nhất Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp tư nhân nói riêng tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu có kim ngạch khá lớn Do đó, vấn đề đồng tiền dùng trong thanh toán quốc tế và TGHĐ được quan tâm đặc biệt Vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì nhằm hạn chế rủi ro về HĐoái trong bối cảnh như hiện nay của nước ta? đây là 1 số giải. .. hướng những tỷ giá để lựa chọn tiền thanh toán và TGHĐ thích hợp để t ừ đó kỳ kết các HĐ kinh tế tại thời điểm TGHĐ hạ và bán hàng hoá ra khi TGHĐ tăng Ngoài ra, trong từng TH XNK cụ thể mà doanh nghiệp nên có những phương hướng phù hợp và linh hoạt nhằm hạn chế tối đa rủi ro về TGHĐ, giúp cho hoạt động XNK đạt hiệu quả cao 12 Lê Thị Bích Liên - 6A07 Tiểu luận môn học Nội ĐH Quản lý và Kinh doanh. .. tỷ giá linh hoạt và hiệu quả đem lại nhiều thành công đối với nền kinh tế nước ta 2 Giải pháp của các doanh nghiệp để hạn chế rủi ro về hối đoái Song song với việc nhà nước áp dụng các chính sách về tỷ giá nhằm hạn chế rủi ro và đưa chế độ tỷ giá hoạt động có hiệu quả, phù hợp với xuất nhập khẩu thì bản thân các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân cùng với những biện pháp can thiệp trực... ngoại hối đối với cdác doanh nghiệp tư nhân và cá nhân trong nền kinh tế, chúng ta đã thấy tỷ giá HĐ ở thị trường tư nhân luôn cao hơn gấp nhiều lần ở NTHTM Đây là kẽ hở và nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu cơ và găm giữa ngoại tệ trong dân chúng và các doanh nghiệp Do đó, bản thân các doanh nghiệp phải biết cách sử dụng đúng các biện pháp đảm bảo hối đoái trong hoạt động XNK - Cần dự đoán được những. .. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu và phân tích, tiểu luận môn học "Ngoại thương" đã nêu bật được những khái niệm cơ bản về ĐTT toán và TGHĐ Từ cái nhìn tổng quan về tỷ giá dưới góc độ lý luận, đề tài đã in sâu vào vấn đề đã ảnh hưởng của TGHĐ đối với hoạt động XNK và những giải pháp đối với DNXNKVN Nói tóm lại, chế độiTGHĐ thích hợp sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển một cách hữu hiệu Trong điều... giải pháp giúp các doanh nghiệp hạn chế rủi ro HĐ 11 Lê Thị Bích Liên - 6A07 Tiểu luận môn học ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà Nội - Nâng cao hiểu biết về ĐT.T toán 1 tỷ giá HĐ bằng cách đào tạo những cán bộ làm trong những bộ phận liên quan đến ngoại hối một cách chất lượng và hiệu quả - Bên cạnh những thành công, chính sách tỷ giá đã không loại bỏ được sự phát triển của T.T " chợ đêm", đó là do các quy... Hối đoái và thanh toán Quốc tế Trần Hoàng Ngân, Võ Thị Tuyết, Anh Hoàng Thị Minh Ngọc 4 Những điều cần biết về KDXNKTMQT Phạm Thế Thọ 5 Tạp chí phát triển kinh tế số 109/99, số 108/99 6 Thời báo kinh tế Việt Nam 14 Lê Thị Bích Liên - 6A07 Tiểu luận môn học Nội ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà MỤC LỤC Lời nói đầu .1 Phần nội dung 2 I Tổng quan về đồng tiền thanh toán và TGHĐ ... nhanh nhạy sát thực và hợp pháp tình trạng lạm phát và giữ mức cân bằng tối ưu quan hệ cung- cầu ngoại tệ Việc điều hành TGHĐ cần cân nhắc một cách thận trọng vì nó tác động trực tiếp đến nền kinh tế 13 Lê Thị Bích Liên - 6A07 Tiểu luận môn học Nội ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Thanh toán quốc tế trong ngoại thương Đinh Xuân Trình 2 Nghiệp vụ hối đoái và thanh toán quốc tế Lê . quyết định đi vào phân tích đề tài: " ;Đồng tiền thanh toán và TGHĐ - Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam và các giải pháp& quot;.Để. gồm các phần sau:I. Tổng quan về đồng tiền thanh toán và TGHĐII. Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng đồng tiền thanh toán và