Tư vấn pháp luật là việc Luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ Điều 28 Luật Luật sư; hoặc nói cách k
Trang 1Đề tài: Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật và các ví dụ liên hệ
(có tình huống minh họa)
Bài làm:
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế mở cửa, phát triển theo xu hướng hội nhập, thì công việc tư vấn càng có vai trò quan trọng
Theo các công ty tư vấn nguồn nhân lực TPHCM, hiện nay đội ngũ luật sư làm công việc tư vấn pháp lý (in house lawyer) đang là vị trí được săn lùng với mức lương
từ 600 – 2.000 USD/tháng Các công ty liên doanh, tập đoàn nước ngoài tại VN luôn cần nhân sự này, như Unilever, Mercedes-Benz, Cargill…
Dự báo trong thời gian tới, công ty luật nước ngoài đầu tư vào VN sẽ tăng mạnh Đây sẽ là nghề rất có triển vọng nhưng hiện tại đội ngũ luật sư của TP nói riêng, cả nước nói chung, hội đủ những điều kiện để có thể tham gia vào thị trường quốc tế chỉ chiếm khoảng 15%
Tuy nhiên, không vì nhu cầu xã hội đòi hỏi mà Luật sư có thể ồ ạt đổ vào hành nghề tư vấn pháp luật, vì tư vấn pháp luật được xem là một công việc đòi hỏi rất cao không chỉ về kỹ năng mà còn cả về chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt những nguyên tắc nhất định Một trong số đó là nguyên tắc:
“tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật” sẽ được tác giả phân tích trong nội
dung bài viết dưới đây
I TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG TƯ VẤN PHÁP LUẬT
1 Tư vấn pháp luật.
Tư vấn pháp luật là việc Luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ (Điều 28 Luật Luật sư); hoặc nói cách khác, tư vấn pháp luật là “Phát biểu những ý kiến về những vấn đề do khách hàng đặt ra trên cơ sở các văn bản pháp luật mà không có quyền quyết định”, giúp khách hàng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ
Trang 2Như vậy, tư vấn pháp luật chính là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp công dân, tổ chức trong và ngoài nước thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ
Nhìn dưới góc độ Luật sư, tư vấn pháp luật là:
- Đưa ra một giải pháp pháp lý cho một tình huống cụ thể;
- Hướng dẫn khách hàng ứng xử đúng pháp luật
Theo nghĩa rộng, tư vấn pháp luật còn là cung cấp các dịch vụ pháp lý khác sau
tư vấn Ví dụ: đại diện cho khách hàng thực hiện một công việc cụ thể, tham gia tố tụng tại Tòa án, v.v…
* Đặc điểm cơ bản của tư vấn pháp luật là:
- Về phía khách hàng: là người mang đến tình huống pháp luật đòi hỏi có sự tham gia của luật sư để làm sáng tỏ vấn đề
- Về phía Luật sư: dựa trên những tình huống, thông tin mà khách hàng cung cấp, Luật sư thông tin, chỉ dẫn cho khách hàng một hành lang an toàn pháp lý
Ví dụ: Thông tin khách hàng mang đến là “vấn đề có hợp pháp hay không?”; Luật sư sẽ tư vấn cho khách hàng biết luật quy định vấn đề này như thế nào, Trình tự, thủ tục tiến hành ra sao
Do đó, Luật sư cần phải:
- Chỉ dẫn, đưa ra lời khuyên (chính kiến của Luật sư);
- Chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của khách hàng (rủi ro);
- Đánh giá mức độ rủi ro để khuyên khách hàng hành động hay không hành động;
- Đưa ra những giải pháp cụ thể cho khách hàng lựa chọn
Mục tiêu của tư vấn là:
- Giải pháp tư vấn phải mang lại hiệu quả kinh tế;
- Trong đời sống giao dịch thì đó là hành lang an toàn pháp lý, tiên liệu được rủi
ro, đề ra được giải pháp thực hiện nhằm tránh hoặc hạn chế rủi ro;
Trang 3- Yêu cầu đặt ra trong khi tư vấn là các bên (Luật sư và khách hàng) phải tuân thủ pháp luật, nguyên tắc đạo đức và ứng xử của nghề Luật sư, độc lập, khách quan, tôn trọng sự thật, trung thực… trên cơ sở mọi vấn đề đều phải được giải quyết căn cứ theo pháp luật
Tuy nhiên, cuộc sống luôn phong phú hơn những dự liệu của điều luật nên Luật
sư cần biết vận dụng nguyên tắc “công dân được phép làm những gì pháp luật không cấm”
Cũng cần chú ý một thực tế ở Việt Nam là các cơ quan tố tụng và cơ quan hành chính chưa có sự tuân thủ pháp luật một cách triệt để, nghiêm túc nên khi tư vấn pháp luật cần đưa ra nhiều tình huống dự liệu đề phòng những trường hợp này
2 Xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật.
Xung đột lợi ích có thể được hiểu là sự va chạm, tranh giành giữa những nhóm người, tập đoàn người hay giữa các quốc gia, dân tộc vì những mâu thuẫn đối địch về quyền và lợi ích mà mỗi bên cho rằng chính đáng thuộc về họ
Trong xã hội hiện tại, môi trường dịch vụ pháp lý phát sinh các xung đột lợi ích rất đa dạng, không chỉ nảy sinh giữa các cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp khi cùng nhờ đến sự tư vấn của một luật sư hay một công ty luật, mà còn có thể phát sinh khi cá nhân tổ chức nhờ luật sư tư vấn mà người có quyền lợi đối lập với họ lại chính là
“người nhà” của luật sư Thực tế đã có những trường hợp luật sư nhận tư vấn của khách hàng có quyền và lợi ích đối lập với nhân viên của văn phòng luật sư do luật sư
đó trực tiếp quản lý Trong những trường hợp này, nếu bản thân luật sư hay công ty luật nếu không xử lý đúng đắn các xung đột về lợi ích thì bản thân khách hàng cũng như nhân viên của họ sẽ bị xâm hại các quyền và lợi ích pháp lý
Đối với những xung đột lợi ích như đã nêu trên thì rất cần thiết có những biện pháp nhất định để hạn chế đến mức tối thiểu nhằm đảm bảo sự khách quan, minh bạch trong quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư Có những phương cách điều
Trang 4chỉnh khác nhau, nhưng tựu chung lại, có hai công cụ hiệu quả, đó là pháp luật và các quy phạm đạo đức
Xét về mặt pháp luật, việc điều chỉnh các xung đột lợi ích, định hướng theo những quy chuẩn nhằm tránh những bất lợi cho các chủ thể hay phá vỡ sự ổn định của các trật tự xã hội là những mong muốn của các chủ thể trong xã hội Với mỗi loại xung đột có thể xảy ra mà các nhà làm luật dự liệu được, pháp luật đưa ra những quy chuẩn trong hành xử của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ được pháp luật dự liệu Tất nhiên sẽ có những quan hệ phát sinh xung đột lợi ích nằm ngoài những dự liệu của pháp luật, khi đó đòi hỏi có những quy định mang tính phổ quát nhằm điều chỉnh vấn
đề phát sinh khi chưa có quy định pháp luật điều chỉnh
Bên cạnh pháp luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp cũng là một trong những công
cụ hiệu quả nhằm điều chỉnh vấn đề này Các quy tắc đạo đức định ra cho mỗi chủ thể những rào cản đạo đức mỗi khi chủ thể định phá vỡ hay vượt ra bên ngoài nhằm thoả mãn các lợi ích tư của mình Trên cơ sở các quy định pháp luật, những quy tắc đạo đức được xem là công cụ hữu hiệu nhằm hạn chế những xung đột lợi ích trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư
II NGUYÊN TẮC TRÁNH XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG TƯ VẤN PHÁP LUẬT
1 Cơ sở của nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật.
a Luật Luật sư 2006.
Pháp luật về luật sư có quy định rất rõ về việc hạn chế xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật Cụ thể: điểm a Khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:
“1 Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ
án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc)”
Trang 5Vì vậy, Luật sư không được tư vấn cho cả hai bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc Việc hạn chế tư vấn cho các bên có quyền lợi đối lập nhau trong một vụ việc cũng được áp dụng đối với các luật sư trong cùng một văn phòng luật sư hay công ty luật
Ví dụ: Trong cùng một văn phòng Luật sư (hay công ty luật) thì không được nhận tư vấn pháp luật cho bên nguyên lẫn bên bị của cùng một vụ án
Trong trường hợp phát hiện có mâu thuẫn trong khi bắt tay vào công việc, Luật
sư phải ngừng ngay công việc cho khách hàng khi có sự phát sinh đối kháng về quyền lợi giữa các khách hàng này
b Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
Có thể thấy, Bộ quy tắc này cũng đặt ra những quy tắc cụ thể để hạn chế việc cung cấp dịch vụ pháp lý đối lập dẫn đến xung đột lợi ích
+ Quy tắc 9.1.5 quy định Luật sư từ chối nhận vụ việc của khách hàng khi nhận thấy có sự xung đột về lợi ích mà không giải quyết được nếu tiếp nhận vụ việc đó
+ Quy tắc 9.2.7 quy định luật sư từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc đã nhận của khách hàng trong trường hợp phát hiện vụ việc có sự xung đột về lợi ích
+ Quy tắc 11 quy định rõ, xung đột lợi ích là sự đối lập về quyền lợi vật chất hay tinh thần đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra giữa hai hay nhiều khách hàng của luật sư; giữa luật sư, nhân viên, vợ, chồng, con, cha mẹ, anh em của luật sư với khách hàng trong cùng một vụ việc hoặc trong những vụ việc khác có liên quan đến vụ việc đó
Như vậy, có thể thấy rằng Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp do Liên đoàn luật sư ban hành có quy định cụ thể hơn và dự liệu nhiều trường hợp có thể dẫn đến xung đột lợi ích hơn so với quy định của Luật luật sư Cụ thể Quy tắc ứng xử quy định nguyên tắc tránh xung đột lợi ích phát sinh không chỉ giữa khách hàng của luật sư với nhau mà còn dự liệu sự xung đột giữa luật sư, nhân viên, vợ, chồng, con, cha mẹ, anh em của luật sư với khách hàng trong cùng một vụ việc Đồng thời, Quy tắc ứng xử cũng quy định nguyên tắc tránh xung đột lợi ích không chỉ xác định trong phạm vi một
vụ việc cụ thể mà còn áp dụng giữa các vụ việc có liên quan với nhau trong khi đó
Trang 6Luật luật sư chỉ cấm luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý đối với các khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc
2 Ý nghĩa của nguyên tắc.
Nguyên tắc này được xem là yêu cầu rất cần thiết không chỉ nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng, mà đồng thời giảm thiểu những rủi
ro trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của luật sư, bởi nếu luật sư tạo ra xung đột lợi ích giữa khách hàng mà không giải quyết được dẫn tới ảnh hưởng quyền lợi của họ thì uy tín, hình ảnh của luật sư sẽ bị giảm đáng kể
Theo nguyên tắc, thì một trong những yêu cầu của luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý đó là Luật sư phải lựa chọn cho mình vụ việc mà không có bất kì xung đột lợi ích giữa các khách hàng hay giữa khách hàng với người thân của mình, mục đích là để Luật sư có thể đưa ra được những lời tư vấn vô tư cho khách hàng của mình Điều này cũng có nghĩa là luật sư không được nhận việc nếu có nguy cơ xung đột về quyền lợi với các khách hàng khác
Trong mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng, chỉ khi hoàn toàn không bị vướng mắc, không bị áp lực hay ảnh hưởng của các bên có liên quan thì Luật sư mới
có thể đảm bảo một cách tốt nhất quyền và lợi ích cho họ
Với ý nghĩa như vậy, nguyên tắc vạch ra cho luật sư những trường hợp cần thiết phải từ chối tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng để tránh xung đột về lợi ích, đó
là các trường hợp sau:
- Nếu Luật sư được yêu cầu tiến hành một vụ kiện chống lại khách hàng cũ
- Nếu có chắc chắc xảy ra xung đột về quyền lợi giữa Luật sư và khách hàng hoặc giữa hai khách hàng của Luật sư
- Nếu có xung đột lợi ích giữa khách hàng với Luật sư, nhân viên, vợ, chồng, con, cha mẹ, anh em của luật sư với khách hàng trong cùng một vụ việc hoặc trong những vụ việc khác có liên quan đến vụ việc đó
3 Phạm vi của nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật
Trang 7a) Luật sư không tư vấn cho khách hàng nhằm chống lại khách hàng mà luật sư đã nhận tư vấn trước đó.
Ví dụ: dư luận trước đây từng ồn ào về vụ án ly hôn tranh chấp 500 triệu USD giữa vợ chồng đại gia Hà Nội là anh Bùi Đức Minh (sinh năm 1975; phố Cầu Gỗ, phường Hàng Bạc, quận Hoàn kiếm, TP Hà Nội) và vợ là chị Nguyễn Thanh Thủy (sinh năm 1976, trú tại phố Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) Bà Thủy là cổ đông lớn của Tập đoàn Bảo Sơn, đặc biệt bà là tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên du lịch giải trí Thiên đường Bảo Sơn (xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội) Vụ án ly hôn này theo giới luật sư và Tòa án nói chung cho rằng đây là vụ
án ly hôn đắt giá nhất Việt Nam và nó gây chấn động không chỉ với người Việt tại Việt Nam mà với cộng đồng người Việt trên toàn thế giới Nó không những kỳ lạ bởi số tài sản khủng mà còn kỳ lạ bởi sự phức tạp, ly kỳ trong từng tình tiết và nó đã để lại nhiều luồng dư luận, nhiều quan điểm, nhiều bài học khác nhau về chính trị, kinh tế, đạo đức của xã hội hiện nay
Giả sử luật sư đang nhận tư vấn cho người chồng trong việc giải quyết ly hôn
mà nhận được yêu cầu từ phía người vợ với mục đích tư vấn để chống lại người chồng Trong trường hợp này, rõ ràng về mặt pháp luật và đạo đức nghề nghiệp thì không cho phép luật sư nhận lời mời tư vấn của người vợ mà nên khéo léo từ chối để người vợ tìm đến luật sư khác
b) Luật sư không nhận tư vấn cho hai khách hàng nếu nhận thấy chắc chắn sẽ có
sự xung đột lợi ích trong khi tư vấn.
Khi ký hợp đồng cho vay tiền, mục đích của Ngân hàng là thu được vốn và lãi từ người vay ở mức cao nhất có thể, thời gian thu hồi vốn ngắn nhất; còn mục đích của người vay là vay được tiền và trả lãi suất ở mức thấp nhất, vay trong thời gian dài nhất, thậm chí có trường hợp người vay còn muốn quịt nợ Ngân hàng, tìm mọi cách để lợi dụng kẻ hỡ của pháp luật để trốn tránh nghĩa vụ trả tiền
Trang 8Trong hợp đồng mua bán tài sản, mục đích hướng đến của các bên đều là lợi nhuận và luôn cố gắng làm sao để đạt được lợi ích cao nhất Người mua cốt sao mua được giá càng rẻ càng tốt, người bán cốt sao bán được giá càng đắt càng hay Do đó, thiệt hại của bên này chính là lợi ích của bên kia nên xung đột lợi ích giữa bên mua và bên bán là điều tất yếu Chính vì vậy, Luật sư không thể làm tròn trách nhiệm nghề nghiệp của mình đối với cả hai bên mua và bán tài sản trong cùng một vụ mua bán
Ví dụ: những vụ kiện cáo giữa người mua nhà và chủ đầu tư nổ ra gần đây chủ yếu xuất phát từ sự thiếu minh bạch trên thị trường nhà đất và hợp đồng mua bán nhà không chặt chẽ Điều này xuất phát từ mục đích của các chủ đầu tư khi soạn thảo hợp đồng mua bán nhà thì luôn muốn quy định sao cho có lợi nhất cho mình và rủi ro luôn thuộc về phía khách hàng
Trong khi đó, người mua nhà không có cơ hội đàm phán về hợp đồng và các thủ tục, mà thường chấp nhận hợp đồng do chủ đầu tư soạn sẵn Đồng thời, thông tin về các dự án không được công bố rộng rãi, nên người mua nhà cũng không có cơ hội tìm hiểu kỹ về bất động sản trước khi đặt bút ký hợp đồng Thậm chí, nhiều người mua nhà chấp nhận mua theo hình thức “góp vốn” hay bằng giấy viết tay, mà không cần đến hợp đồng Vì thế, khi có trục trặc xảy ra, lợi thế vẫn thuộc về chủ đầu tư và quyền lợi cho khách hàng khó được bảo đảm
Do vậy, khi đứng trên cương vị là người bảo vệ quyền lợi cho khách hàng là người mua nhà thì luật sư luôn phải hướng dẫn, giải thích những biện pháp nhằm hạn chế tối đa rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải khi tham gia ký kết hợp đồng với nhà đầu tư Bởi vậy, luật sư nếu cùng lúc lại tiếp nhận yêu cầu tư vấn của chủ đầu tư trong quan hệ mua bán nhà trên thì chắc chắn sẽ gặp phải xung đột về lợi ích giữa bên mua – bên bán như đã phân tích ở trên Cách xử lý tốt nhất của luật sư trong tình huống này
đó là từ chối yêu cầu tư vấn của một bên để đảm bảo tốt nhất lợi ích cho bên còn lại
c) Luật sư không cùng lúc nhận tư vấn cho hai chủ thể có quyền lợi đối lập trong một vụ việc (nguyên đơn và bị đơn trong cùng một vụ án).
Trang 9Trong một vụ án dân sự hay hình sự nhất định, luật sư hay những luật sư làm việc trong cùng một văn phòng, công ty luật về nguyên tắc thì không được nhận tư vấn cho cả hai bên đương sự đối lập trong các vụ án đó Chẳng hạn bên bị đơn và nguyên đơn trong một vụ việc đều đến nhờ luật sư tư vấn thì luật sư nên cân nhắc lựa chọn một bên làm khách hàng thay vì nhận lời cả hai bên
Ví dụ: chị A có vay của Ngân hàng Nông nghiệp 30 triệu đồng Để làm tin, chị
A đã mượn bốn “giấy đỏ” đất nông nghiệp của cha và các cô, chú để thế chấp cho ngân hàng Sau đó, vì nuôi cá thua lỗ, chị A mất khả năng trả nợ
Nhận thấy tình hình kinh doanh của chị A không đảm bảo được khả năng trả nợ nên phía ngân hàng có nhờ Luật sư B tư cấn về việc giải quyết thu hồi nợ do chị A đã vay, đồng thời với đó cũng nhận yêu cầu tư vấn cho chị A để tìm các kẽ hở trong hợp đồng hòng trốn tránh nghĩa vụ trả tiền Để giải quyết yêu cầu của khách hàng là phía ngân hàng, luật sư đã tư vấn cho ngân hàng quay sang kiện bốn người chủ “giấy đỏ” nêu trên Về sau, hai bên thống nhất là bốn chủ đất phải trả nợ thay cho người vay, trả
cả vốn lẫn lãi và tiền phạt nộp lãi trễ hạn
Như vậy, có thể thấy rằng trong vụ án này, Luật sư đã đưa ra được phương án có lợi cho cả hai bên mà luật sư nhận tư vấn và phương án này may mắn thành công bởi bốn chủ đất đồng ý trả nợ thay cho người vay là chị A Tuy nhiên, trong trường hợp những người chủ đất này nhất định không trả nợ thay thì vụ việc sẽ phải được đem ra Tòa án giải quyết trong đó hai khách hàng của luật sư một bên trở thành nguyên đơn còn một bên sẽ là bị đơn Như vậy luật sư sẽ không thể đảm bảo quyền lợi cho hai khách hàng này được Do vậy, trong ví dụ này, luật sư hoàn toàn không nên nhận tư vấn cho cả hai mà chỉ nên cân nhắc lựa chọn một trong hai để cung cấp dịch vụ
d) Khách hàng yêu cầu tư vấn về một tài liệu mà Văn phòng của Luật sư đã soạn thảo cho một khách hàng khác.
Tài liệu mà văn phòng Luật sư đã soạn thảo cho khách hàng của mình có thể là hợp đồng mua bán, di chúc, thỏa thuận về phân chia tài sản chung, v.v… nhằm đạt được hiệu cả kinh tế cao nhất cho khách hàng của mình Nếu có một khách hàng khác
Trang 10đến yêu cầu Luật sư tư vấn về tính đúng sai, các khía cạnh pháp lý, lợi ích của các tài liệu nói trên mà Luật sư lại nhận lời tư vấn thì rõ ràng Luật sư đã vi phạm vào điều cấm của Luật Luật sư và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của mình là tiết lộ bí mật của khách hàng, được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư
Ví dụ: Tư vấn, soạn thảo Hợp đồng đại lý bán hàng giữa một doanh nghiệp Trung Quốc và một Công ty thương mại Việt nam về bán sản phẩm kim khí cao cấp
và máy nông nghiệp; Tư vấn cho một công ty cổ phần để xác định việc không áp dụng quy định về thuế thu nhập bồ sung khi thực hiện một luật thuế mới (giảm hàng trăm triệu đồng so với mức cơ quan thuế dự kiến ấn định);
Tham gia tư vấn cho một Công ty của Nhật về lựa chọn phương thức thanh toán liên quan hợp đồng cung cấp thiết bị khai thác mỏ cho một doanh nghiệp nhà nước Việt nam; Tư vấn và giúp doanh nghiệp hưởng ưu đãi về thuế theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước; Tư vấn, soạn thảo cho một cơ quan nhà nước Việt nam cam kết bảo lãnh cho một doanh nghiệp nhà nước Việt nam trong việc thực hiện một dự án điện BOT với nhà đầu tư nước ngoài; v.v…