4. Kết qủa nghiên cứu và thảo luận
4.1.2 Số công ty có hoạt động kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn Thành Phố
trên địa bàn Thành Phố
Có 26 công ty kinh doanh thuốc BVTV có sản phẩm l−u thông trên thị tr−ờng Hải Phòng, trong đó 6 công ty có sản phẩm chiếm thị phần lớn đó là: Công ty vật t− Bảo vệ thực vật I, Công ty Arista Agro Việt Nam, Công ty Việt thắng Bắc Giang, Công ty dịch vụ vật t− Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoà Bình và Công ty cổ phần Nicôtex thuộc Bộ Quốc phòng. Điều đó cho thấy sự cạnh tranh là quyết liệt và thoả mãn nhu cầu sự lựa chọn sản phẩm phù hợp cho ng−ời tiêu dùng.
Số sản phẩm thuốc BVTV hiện đang l−u thông trên thị tr−ờng Hải Phòng có khoảng trên 300 chủng loại, trong đó:
Thuốc trừ sâu: 126 loại. Thuốc trừ bệnh: 103 loại. Thuốc trừ cỏ: 47 loại.
Còn lại là các loại thuốc khác nh− thuốc trừ chuột, thuốc kích thích sinh tr−ởng, thuốc khử trùng…
Sự đa dạng về sản phẩm thuốc BVTV đã giúp cho ng−ời tiêu dùng có sự lựa chọn phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế và thói quen tiêu dùng. Song cũng gây nên phức tạp, khó khăn trong sự lựa chọn sản phẩm, lý do ng−ời tiêu dùng không thể biết hết đ−ợc các sản phẩm thuốc cùng loại hay cùng có tác
39
dụng giống nhau về hiệu lực phòng trừ. Dẫn đến nhiều hộ gia đình mua thuốc gì đều do ng−ời bán thuốc h−ớng dẫn và quyết định.
Về mẫu mã bao bì: Rất phong phú và đa dạng nhằm phục vụ theo nhu cầu, thị hiếu và phù hợp với các điều kiện kinh tế, cũng nh− diện tích phun trừ lớn nhỏ khác nhau của ng−ời sản xuất.
Bao bì chứa thuốc BVTV, bao gồm các dạng gói từ 5ml, 10ml,…20ml (dạng lỏng), hay từ 2gr, 5gr…2kg., túi từ 0,5 kg đến 5kg (dạng bột, hạt), hoặc dạng chai từ 10ml đến 1000ml…
Sự phong phú và đa dạng còn đ−ợc biểu hiện ở mẫu mã hình thức trên bao bì của từng sản phẩm thuốc, của từng công ty. Không ít công ty lợi dụng uy tín những sản phẩm có hiệu quả, đ−ợc nông dân lựa chọn, quen dùng, sử dụng làm tên th−ơng mại hay hình thức mẫu mã bao bì t−ơng đối giống nhau cho sản phẩm của mình.
Sự phong phú và đa dạng này rất tiện lợi cho ng−ời tiêu dùng và ng−ời kinh doanh, buôn bán trong vận chuyển, kinh doanh và bảo quản. Song cũng gây nên sự nhầm lẫn, phức tạp trong lựa chọn sản phẩm, gây thiệt hại đáng kể cho ng−ời tiêu dùng và khó khăn cho công tác quản lý.
Một hoạt chất thuốc BVTV mang nhiều tên th−ơng mại nh− :
Alpha cypermethrin có 14 tên th−ơng mại, Hải Phòng có 5 tên th−ơng mại. ValidamycinA có 11 tên th−ơng mại, Hải Phòng có 8 tên th−ơng mại. Butaclo có 17 tên th−ơng mại, Hải Phòng có 11 tên th−ơng mại.
Một tên th−ơng mại thuốc BVTV có nhiều dạng khác nhau, nh−
Chingcangmeisu có 4 dạng là: 3SL, 5WP, 5SL, 10WP…Padan có 3 dạng là: 95SP, 50SP, 4G. Sát trùng dan có 4 dạng là: 95 BTN, 90 BTN, 18 SL, 5H.
Nh− vậy sự phong phú, đa dạng về sản phẩm thuốc BVTV đã giúp cho các hộ nông dân lựa chọn sản phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế và mức tiêu
40
dùng của họ. Đồng thời cung ứng đầy đủ, kịp thời theo nhu cầu của sản xuất và nhu cầu của ng−ời tiêu dùng.
Tuy nhiên cũng làm cho nông dân khó, lúng túng lựa chọn, dễ nhầm lẫn, công tác quản lý gặp khó khăn, dẫn đến làm ảnh h−ởng đến môi tr−ờng do ng−ời sản xuất lạm dụng thuốc BVTV một cách tuỳ tiện.
4.2 Thị tr−ờng thuốc BVTV ở các xã theo dõi
Các xã tiến hành điều tra thực trạng thị tr−ờng thuốc BVTV là xã Lê Lợi, xã Tân Tiến và xã Nam Sơn, thuộc huyện An D−ơng, là 3 xã thuộc vùng chuyên canh rau của Hải Phòng có nghề trồng rau từ lâu đời của huyện An Hải tr−ớc đây (nay là huyện An D−ơng).
Gần đây do thị tr−ờng tiêu thụ rau gặp nhiều biến động nên diện tích trồng rau bị giảm, cơ cấu chủng loại rau có thay đổi. Tuy nhiên nghề trồng rau vẫn là nghề có nguồn thu nhập cao và chủ yếu của nhiều hộ gia đình nông dân ở các xã trồng rau thuộc huyện An D−ơng nói chung và 3 xã chúng tôi theo dõi nói riêng. Trong đó có cây Cà chua là cây rau đ−ợc trồng nhiều và trồng cả 3 vụ: Sớm, chính và muộn. Cà chua đ−ợc trồng chủ yếu lấy sản phẩm để bán ra thị tr−ờng cung cấp cho ng−ời tiêu dùng trong thành phố và vùng mỏ tỉnh Quảng Ninh. Là các xã thuộc vùng chuyên canh rau nên thị tr−ờng thuốc BVTV cũng khá sôi động và khá phong phú, nhằm cung ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu về thuốc BVTV cho các hộ gia đình trồng rau. Song do 2 xã Lê Lợi và xã Nam Sơn đều giáp với thị trấn An D−ơng là nơi có nhiều đại lý lớn về thuốc BVTV, nên hầu hết các hộ nông dân trồng rau sau khi đi bán sản phẩm ở các chợ ngoài thị trấn, hay ngoài Thành phố về đã chủ động mua luôn thuốc BVTV cần dùng đem về cất giữ và để sử dụng khi cần thiết cho vụ rau tiếp theo. Do đó ở 2 xã này có số hộ kinh doanh buôn bán thuốc BVTV có ít hơn so với xã Tân Tiến. Mặt khác ở xã Tân Tiến trình độ thâm canh rau có cao hơn so với 2 xã Nam Sơn và Lê Lợi, nên mức độ sâu bệnh có chiều h−ớng phát
41
sinh, phát triển nặng hơn và phức tạp hơn. Nên số hộ kinh doanh thuốc BVTV ở xã Tân Tiến nhiều hơn.
Kết quả điều tra về thực trạng thị tr−ờng thuốc BVTV ở 3 xã trên trong tháng 12 năm 2003 nh− sau:
Bảng 8: Thực trạng thị tr−ờng thuốc BVTV ở 3 xã Lê Lợi, Nam Sơn và Tân Tiến, huyện An D−ơng năm 2003
Đơn vị theo dõi Chỉ
tiêu
Lê Lợi Tân Tiến Nam Sơn - Số hộ kinh doanh - Số sản phẩm l−u thông Trong đó: Trừ sâu Trừ bệnh Trừ cỏ Thuốc khác - Mẫu mã trên bao bì - Bao bì đóng gói 5 68 25 22 13 8 Phong phú Gói, túi, chai
12 71 28 22 13 8 Phong phú Gói, túi, chai
8 71 28 22 13 8 Phong phú Gói, túi, chai Trong số các loại thuốc BVTV hiện đang l−u thông trên thị tr−ờng, thì các loại thuốc chủ yếu đ−ợc nông dân sử dụng trên cây cà chua là:
Thuốc trừ sâu: Dipterex, Actara, Regent, Sherpa, Delfin, Tập kỳ, Baythroid, Confidor, factac, Ofatox, Pegasus…
Thuốc trừ bệnh: Validacin, Zinep, Daconil, Ridomil, Kasuran, Altracol…
Thuốc trừ chuột: Rat K2%D
Thuốc khác: Kích thích sinh tr−ởng, đậu quả.
Mức độ sử dụng: Giữa thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh mức độ sử dụng là ngang nhau.
42
Thực trạng thị tr−ờng thuốc BVTV ở 3 xã vùng chuyên canh rau cho thấy số sản phẩm thuốc BVTV l−u thông trên thị tr−ờng của các xã tuy có nhiều chủng loại, vì chủng loại cây trồng ở các xã này khá phong phú (là vùng chuyên canh rau cung cấp cho nhân dân Thành Phố và vận chuyển ra vùng mỏ Quảng Ninh), song số sản phẩm thuốc BVTV sử dụng trên cây Cà chua lại không nhiều và có tính chọn lọc cao đối với các loài sâu, bệnh hại trên cây cà chua. Điều đó chứng tỏ rằng nhận thức và sử hiểu biết của nông dân vùng trồng rau ở đây khá cao, là do ảnh h−ởng của nhiều lớp huấn luyện nông dân về IPM trên cây lúa và cây rau màu (chủ yếu là cây Cải bắp, D−a chuột và cây Cà chua) đã tác động đến sự lựa chọn các sản phẩm thuốc BVTV có hiệu quả và mang tính chọn lọc cao. Sự ảnh h−ởng này còn tác động cả đến những ng−ời ch−a đ−ợc tham gia huấn luyện. Mặt khác hàng năm Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Phòng phối hợp với các công ty thuốc th−ờng xuyên tập huấn cho các đại lý kinh doanh buôn bán thuốc BVTV về ph−ơng pháp sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả trên các loại cây trồng theo từng vùng với từng loại cây trồng ở vùng đó, nên cũng có ảnh h−ởng ít nhiều đến việc h−ớng dẫn ng−ời nông dân khi mua thuốc, mua những loại thuốc tốt, đặc hiệu nhằm nâng cao uy tín của đại lý kinh doanh buôn bán thuốc. Đồng thời các công ty kinh doanh thuốc BVTV cũng ra sức tuyên truyền mạnh mẽ thông qua các cuộc hội thảo, tập huấn nông dân, hội nghị đầu bờ và các hệ thống thông tin đại chúng nh−: Báo, Đài, Truyền hình…về sản phẩm của công ty, cũng có tác động đến nhận thức của các hộ nông dân và các đại lý buôn bán thuốc về thuốc BVTV.
Về mức độ sử dụng giữa thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh, kết quả điều tra cho thấy là ngang nhau, điều đó chứng tỏ rằng: Nông dân đã nhận thức đ−ợc tác hại nguy hiểm của bệnh hại cây trồng nói chung và rau màu nói riêng, nhất là đối với các bệnh chết ẻo cây con (Lở cổ rễ), bênh héo xanh vi khuẩn và ngay cả bệnh s−ơng mai khi chúng phát sinh gây bệnh nặng.
Thị tr−ờng thuốc BVTV ở các xã Lê Lợi, xã Nam Sơn và xã Tân Tiến khá phong phú và đa dạng, sôi động và có tính cạnh tranh cao, đã phục vụ đầy đủ nhu cầu về thuốc BVTV cho ng−ời trồng rau, đồng thời cũng giúp các hộ
43
nông dân đ−ợc tự lựa chọn các sản phẩm cho phù hợp với sở thích, với điều kiện kinh tế và nhu cầu của mình, song đây cũng là một khó khăn trong công tác quản lý và là một trong những nguyên nhân tạo điều kiện cho ng−ời nông dân tuỳ tiện và lạm dụng thuốc BVTV trên cây rau và cây Cà chua.
4.3 Thực trạng việc sử dụng thuốc BVTV trên cây Cà chua
Ngay từ khi ở v−ờn −ơm và khi đ−a ra ruộng sản xuất, cà chua bị nhiều đối t−ợng sâu bệnh tấn công. Nhiều nơi cà chua ở thời kỳ cây con trên v−ờn
−ơm bị sâu bệnh phá hại làm mất trắng, phải gieo lại. Có nơi sau khi trồng cà chua vài ngày sâu bệnh gây thiệt hại nặng…Vì vậy việc sử dụng thuốc BVTV trên cây cà chua đ−ợc ng−ời nông dân sử dụng từ rất sớm và nhiều lần trong một vụ, với nhiều chủng loại thuốc khác nhau, nhằm hạn chế tác hại do sâu bệnh gây ra.
Kết quả điều tra các hộ nông dân trồng Cà chua ở các xã Lê Lợi, xã Nam Sơn và xã Tân Tiến, huyện An D−ơng trong tháng 12 năm 2003 đ−ợc trình bày ở bảng 9.
Bảng 9: Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của các hộ nông dân trên cây cà chua
Chỉ tiêu Lê Lợi Tân tiến Nam Sơn
1. Số lần sử dụng thuốc BVTV: - Vụ sớm - Chính vụ - Vụ muộn 2.Kỹ thuật sử dụng - Thuốc - Nồng độ pha - Liều l−ợng dung dịch - Thời gian cách ly khi thu hoạch 10-12 6-8 10-12 Hỗn hợp Gấp 1,5 lần Đủ 2 – 3 ngày 10-13 7-8 10-13 Hỗn hợp Gấp 1,5 lần Đủ 2 – 3 ngày 10-12 7-8 10-12 Hỗn hợp Gấp 1,5 lần Đủ 2 – 3 ngày
44
Thực trạng này cho thấy số lần phun thuốc BVTV trong một vụ Cà chua còn nhiều, nhất là các vụ Cà chua trồng sớm (vụ sớm) và trồng muộn (vụ muộn).
Hầu hết các hộ nông dân trồng Cà chua đều sử dụng hỗn hợp nhiều loại thuốc BVTV trong một lần phun, hy vọng trừ đ−ợc nhiều đối t−ợng, mặc dù có đối t−ợng không thấy xuất hiện gây hại hoặc xuất hiện ở mức độ thấp, gây hại không đáng kể. Việc hỗn hợp cũng tuỳ tiện, không đúng kỹ thuật (ph−ơng pháp hỗn hợp thuốc). Các hộ nông dân th−ờng hỗn hợp thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh, hoặc thuốc trừ sâu với nhau, hay thuốc trừ bệnh với nhau và ngay cả thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh với phân bón lá …Mà không biết chúng có hỗn hợp đ−ợc với nhau không và việc hỗn hợp có mang lại hiệu quả không. Điều mà họ biết đ−ợc là giảm đ−ợc công phun thuốc.
Về nồng độ thuốc pha, đa số các hộ nông dân th−ờng pha các loại thuốc BVTV với nồng độ tăng 1,5 – 2 lần, so với h−ớng dẫn trên nhãn mác, thậm chí có hộ nông dân còn pha tăng nồng độ lên gấp 3 lần. Lý do có thể các đối t−ợng sâu bệnh hại đã có tính quen thuốc, chống thuốc hoặc do tập quán nông dân địa ph−ơng ở đây th−ờng pha theo cảm tính tiện một gói hay một chai (loại 100ml), hoà vào một bình bơm loại 8-10 lít để đi phun cho một sào Bắc Bộ. Cũng có thể do các đại lý kinh doanh buôn bán thuốc BVTV đã h−ớng dẫn họ tăng nồng độ thuốc để thuốc có tác dụng nhanh hơn, hiệu lực cao hơn, nhằm tăng uy tín của đại lý. Đi đôi với việc sử dụng tăng nồng độ, các hộ nông dân còn giảm liều l−ợng dung dịch thuốc đã pha trên một đơn vị diện tích (sào Bắc Bộ), tuy nhiên cũng có nhiều hộ nông dân phun đủ liều l−ợng dung dịch thuốc đã pha. Những hộ nông dân phun không đủ liều l−ợng thuốc đã pha th−ờng là các hộ không có khả năng tự đi phun đ−ợc, mà phải đi thuê, hoặc theo thói quen, theo tập quán là th−ờng phun một bình (8-10lít) cho một sào Bắc Bộ, không phân biệt thời kỳ cây con hay thời kỳ cây đã lớn… Cũng có nhiều hộ nông dân phun từ 8 – 10 lít dung dịch thuốc đã pha (một bình bơm tay) cho một sào Bắc Bộ (thời kỳ cây con, còn nhỏ) và từ 16 –20 lít dung
45
dịch thuốc đã pha cho một sào Bắc Bộ (thời kỳ cây ra hoa, đậu quả cho đến thu hoạch).
Do nhận thức ch−a đầy đủ hoặc cũng có thể do không quan tâm đến vấn đề d− l−ợng thuốc BVTV có tồn đọng trên sản phẩm sau thu hoạch hay không, các hộ nông dân th−ờng tr−ớc khi thu hoạch cà chua từ 2 đến 3 ngày đi phun thuốc lần cuối nhằm mục đích bảo vệ sản phẩm sau khi thu hoạch đ−ợc tốt, có giá trị th−ơng mại cao. Do đó thời gian cách ly tr−ớc khi thu hoạch đối với các loại rau màu và trên Cà chua là không đảm bảo theo quy định ghi trên nhãn mác đối với từng loại thuốc BVTV. Đây là một trong những lý do gây nên sự nguy hiểm cho ng−ời tiêu dùng, chất l−ợng cho chế biến và là rào cản về mặt kỹ thuật cho việc xuất khẩu thành phẩm chế biến. Và cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện t−ợng xấu làm ảnh h−ởng đến môi tr−ờng, cây trồng, động vật và sức khoẻ con ng−ời.
Thị tr−ờng thuốc BVTV ở 3 xã Lê Lợi, xã Nam Sơn và xã Tân Tiến, thuộc vùng chuyên canh rau của huyện An D−ơng là rất phong phú và đa dạng, sôi động và mang tính cạnh tranh cao, đã góp phần tích cực trong việc cung ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu của ng−ời tiêu dùng và cũng giúp cho ng−ời tiêu dùng tự lựa chọn sản phẩm phù hợp với sở thích quen dùng và điều kiện kinh tế của gia đình. Vì vậy nó đã giúp cho ng−ời sản xuất rau bảo vệ đ−ợc thành quả lao động của mình, bảo vệ đ−ợc sản xuất và hạn chế đ−ợc những thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
Ng−ời sản xuất cà chua tuy có đ−ợc tập huấn, h−ớng dẫn ít nhiều d−ới nhiều hình thức khác nhau về các biện pháp kỹ thuật trồng cà chua và sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, nh−ng do sự nhận thức và hiểu biết ch−a đ−ợc đầy đủ, ch−a thấy hết đ−ợc những mặt trái, những mặt tiêu cực của thuốc BVTV, cùng với những quy định, những biện pháp trong việc sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV đối với cây rau nói chung và cây cà chua nói riêng.
46
Nên có hộ nông dân còn để xẩy ra những thiệt hại và hậu quả đáng tiếc. Ngoài ra ng−ời sản xuất Cà chua cũng ch−a thực sự am hiểu về các biện pháp canh tác, kỹ thuật chủ yếu trồng cà chua nh−: Giống, chân đất trồng, biện pháp làm đất, gieo và chăm sóc cây con, bấm ngọn tỉa cành, tạo dáng và phòng trừ sâu bệnh, để hạn chế sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu bệnh, đặc biệt đối