1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) cơ sở lí thuyết về quản trị thu mua thực trạng công tác quản trị thu mua nguyên liệu tại công ty bánh kẹo kinh đô

56 47 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 106,12 KB

Cấu trúc

  • Chương I. Cơ sở lí thuyết về quản trị thu mua (5)
    • 1.1. Khái niệm quản trị thu mua (5)
    • 1.2. Mục tiêu của quản trị thu mua (5)
    • 1.3. Vai trò của quản trị thu mua (6)
    • 1.4. Tiến trình quản trị thu mua (7)
  • Chương II. Thực trạng công tác quản trị thu mua nguyên liệu, tại công ty bánh kẹo Kinh Đô (8)
    • 2.1. Tổng quan về doanh nghiêp (8)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (8)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức (9)
      • 2.1.4. Tình hình nguồn nhân lực (11)
    • 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (12)
      • 2.2.1. Thị trường và khách hàng mục tiêu (12)
      • 2.2.2. Sản phẩm (13)
      • 2.2.3. Đối thủ cạnh tranh (13)
      • 2.2.4. Thực trạng tài chính (15)
        • 2.2.4.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (20)
    • 2.3. Thực trạng công tác thu mua nguyên liệu tại công ty bánh kẹo Kinh Đô. .17 2. Giới thiệu phòng ban chịu trách nhiệm hoạt động thu mua (22)
      • 2.3.3. Giới thiệu nhóm nhà cung cấp hiện tại (22)
      • 2.3.4. Tiến trình công tác quản trị thu mua tại doanh nghiệp (23)
    • 2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động thu mua nguyên liệu tại công ty bánh kẹo (41)
    • 2.5 Đánh giá chung (42)
      • 2.5.2. Nhược điểm (42)
    • 3.1. Định hướng của công ty trong thời gian đến (43)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua nguyên liệu tại công ty bánh kẹo (45)
    • 3.3. Mở rộng nguồn cung ứng toàn cầu (49)
  • Kết luận (52)

Nội dung

Cơ sở lí thuyết về quản trị thu mua

Khái niệm quản trị thu mua

Có nhiều khái niệm về quản trị thu mua Cụ thể:

Quản trị thu mua là quá trình thực hiện hoạch định ,lãnh đạo , kiểm tra trong quá trình thu mua và qua đó quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp để đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Quản trị thu mua hàng liên quan đến việc thiết lập kế hoạch và việc kiểm soát việc mua hàng hóa và nguồn lực của nhà cung cấp, để hoàn thành các mục tiêu hành chính và chiến lược của tổ chức.

Quản trị thu mua là quá trình lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và kiểm soát chiến lược và vận hành các quyết định mua hàng để chỉ đạo tất cả các hoạt động của chức năng thu mua vào các cơ hội phù hợp với khả năng của công ty để đạt được các mục tiêu dài hạn.

Mục tiêu của quản trị thu mua

Do mua hàng là khâu đầu tiên, cơ bản của hoạt động kinh doanh, là điều kiện để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tồn tại và phát triển, để công tác quản trị mua hàng có hiệu quả thì mục tiêu cơ bản của hoạt động mua hàng là đảm bảo an toàn cho bán ra, đảm bảo chất lượng mua hàng, và mua hàng với chi phí thấp nhất.

Kết quả hoạt động thu mua đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Hoạt động thu mua có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, hỗ trợ yêu cầu hoạt động mua các sản phẩm và dịch vụ:

- Đúng giá: đảm bảo mua hàng với chi phí thấp nhất nhằm tạo những điều kiện thuận lợi góp phần làm giảm giá thành sản phẩm để doanh nghiệp có thể cạnh tranh chiếm vị thế trên thị trường

- Đúng nguồn: đảm bảo hàng mua phải đúng chủng loại mong muốn và đảm bảo sự đồng bộ tất cả các nguyên vật liệu vật tư cần mua Đúng chủng loại các yêu tố cần mua là yêu cầu có tính bắt buộc.

- Đúng đặc điểm cụ thể mà người sử dụng cần: đảm bảo đặc điểm mua hàng vào phải phù hợp với quá trình kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp

- Đúng số lượng: đảm bảo mua hàng phải đúng số lượng, tránh tình trạng thừa hay thiếu dẫn đến ứ đọng hàng hoá hay gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh làm ảnh hưởng đến lưu thông hàng hoá.

- Chuyển đúng thời điểm: đảm bảo hàng mua phải kịp thời, kịp lúc theo tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cho đúng đối tượng khách hàng nội bộ.

Vì vậy, khi xác định mục tiêu mua hàng cần đặt chúng trong các mục tiêu doanh nghiệp và tuỳ từng điều kiện sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa các mục tiêu mua hàng đảm bảo cho hoạt động mua hàng đóng góp việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Vai trò của quản trị thu mua

Quản trị thu mua (mua hàng) có ý nghĩa quan trọng đối với một doanh nghiệp thể hiện ở chỗ phải tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát hoạt động mua hàng sao cho mua được hàng thường xuyên, đều đặn và kịp thời, cung cấp hàng hoá phù hợp với nhu cầu về số lượng, cơ cấu, chủng loại với chất lượng tốt, giá cả hợp lý.

 Để sản xuất hiệu quả về chi phí

Mua hàng có trách nhiệm tìm hiểu các yêu cầu nội bộ, xác định vị trí và lựa chọn nhà cung cấp, lấy nguyên liệu, bộ phận, vật tư và dịch vụ cần thiết để sản xuất một sản phẩm hoặc cung cấp một dịch vụ Người quản lý mua hàng cũng chịu trách nhiệm thương lượng giá cả với nhà cung cấp Bạn có thể hiểu được tầm quan trọng của việc mua hàng khi xem xét rằng trong ngành công nghiệp sản xuất, hơn 60% chi phí của thành phẩm đến từ các bộ phận và nguyên vật liệu đã mua Hơn nửa, tỷ lệ hàng tồn kho được mua thậm chí còn cao hơn đối với các công ty bán lẻ và bán buôn, đôi khi vượt quá 90% Tuy nhiên, tầm quan trọng của việc mua hàng không chỉ là giá vốn hàng hóa được mua; các yếu tố quan trọng khác bao gồm chất lượng hàng hóa và dịch vụ và thời gian cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, cả hai yếu tố này đều có thể có tác động đáng kể đến hoạt động.

 Vì mục đích chiến lược

Mua hàng giúp xác định cơ cấu chi phí của công ty thông qua đàm phán với nhà cung cấp Nếu các giám đốc điều hành thương lượng hiệu quả thì họ có thể tiết kiệm cho các tổ chức và điều này sẽ giúp các tổ chức cắt giảm chi phí và hữu ích trong việc đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường Các sáng kiến mua hàng có thể dẫn đến giảm lượng hàng tồn kho và cải thiện chất lượng của các bộ phận và thành phần đầu vào thông qua việc lựa chọn nhà cung cấp và phát triển nhà cung cấp Mua hàng cũng hỗ trợ phát triển sản phẩm mới bằng cách khuyến khích nhà cung cấp tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm.

Tiến trình quản trị thu mua

Tiến trình quản trị thu mua gồm 6 bước:

- Bước 1: Nghiên cứu và dự báo

- Bước 2: Phân tích nhu cầu

- Bước 3: Xác định và lựa chọn nhà cung cấp

- Bước 4: Xây dựng hợp đồng

- Bước 5: Tiếp nhận nguyên vật liệu

- Bước 6: Đo lường và đánh giá hiệu quả

Thực trạng công tác quản trị thu mua nguyên liệu, tại công ty bánh kẹo Kinh Đô

Tổng quan về doanh nghiêp

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

- Được thành lập vào tháng 3 năm 1993, phát triển từ một xưởng sản xuất bánh Snack tại Phú Lâm, quận 6, thành phồ Hồ Chí Minh, với 70 công nhân và vốn đầu tư là 1,4 tỷ đồng.

- Năm 1993 và năm 1994 là hai cột mốc quan trọng đối với công ty, đánh dấu sự trưởng thành của công ty, Snack Kinh Đô chiếm lĩnh thị trường Việt Nam Công ty quyết định tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng và nhập dây chuyền sản xuất Snack Công nghệ Nhật Bản trị giá trên 750.000 USD.

- Năm 1996, Kinh đô đầu tư xây dựng nhà xưởng mới, được trang bị máy móc thiết bi mới, hiện đại được nhập từ nước ngoài để sản xuất ra được những sản phẩm chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

- Từ năm 1997 – 2001, nắm bắt nhu cầu thị trường về các loại sản phẩm bánh tươi công nghiệp, ngon, hợp vệ sinh, và dể bảo quản Công ty liên tục đầu tư vào công nghệ dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh ra các khu vực trong nước. Công ty sản xuất thành công nhiều loại sản phẩm kẹo Chocolate, bánh Cracker, kẹo cứng,…và cung ứng được ra nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Đài loan,

- Đến năm 2002, Kinh đô có 110 Nhà phân phối, đại lý, 24.500 điểm bán lẻ trên toàn quốc và hệ thống 14 cửa hàng Kinh đô Bakery tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Doanh thu tăng 70% so với năm 2001 Và đây cũng chính là năm đánh dấu cột mốc Kinh đô mang 100 bánh trung thu Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ.

- Ngày 01/10/2002, Công ty chính thức chuyển đổi từ Công ty TNHH Xây dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô sang Công ty Cổ Phần Kinh Đô có vốn điều liệu trên 150 tỉ đồng.

- Với những cố gắng , sản phẩm Kinh đô vinh dự được bầu chọn “ Hàng Việt phẩm, “ Cúp Vàng Marketing – Doanh nghiệp năng động” Do báo sài gòn tổ chức. Đạt giải “vàng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” do tổng cục Đo Lường Chất Lượng Việt Nam cấp, Nhận chứng nhận ISO 9001:2000.

- Năm 2003, Kinh đô mua lại thương hiệu kem Wall’s từ tập đoàn Unilever và thành lập công ty CP Kem KIDO.

- Đến năm 2004, liên tiếp thành lập nhiều công ty như CTCP thực phẩm Kinh đô Sài Gòn, CTCP địa ốc Kinh đô,

- Năm 2005, cổ phiếu của công ty chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán.

- Từ năm 2006 – 2007, Kinh đô liên tiếp thành lập nhiều nhà máy sản xuất mới và ký kết nhiều bản hợp đồng với nhiều đối tác có uy tín.

- Đến năm 2010, Kinh đô tiến hành sáp nhập công ty CBTP Kinh Đô Miền Bắc (NKD) và công ty KI Đo vao công ty cổ phần Kinh Đô (KDC).

- Việc định hướng phát triển thành một tập đoàn đa ngành, Kinh Đô mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như kinh doanh bất động sản, tài chính và phát triển hệ thống bán lẻ.

- Đến năm 2015, Mondelēz International đã mua lại mảng bánh kẹo của Kinh Đô và đổi tên công ty thành Công ty Cổ phần Mondelez Kinh Đô Việt Nam.

VĂN PHÒNG BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Pháp chế Đầu tư Chiến lược PR

Kế toánNhân sựIT Đào tạo

- Chủ tịch hội đồng quản trị: Trần Kim Thành

- Phó chủ tịch hội đồng quản trị: Trần Lệ Nguyên

- Tổng giám đốc: Trần Quốc Việt

- Phó tổng giám đốc kinh doanh: Phan Văn Minh

- Phó tổng giám đốc Bakery: Trần Bỉnh Quyền

- Phó tổng giám đốc Sản xuất: Goh Eng Cheong

- Phó tổng giám đốc tài chính kiêm kế toán trưởng: Lê Cao Thuận

2.1.3.Tình hình cơ sở vật chất

Năm 1993 Công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô được thành lập với vốn đầu tư là 1,4 tỷ VNĐ.

Công ty Kinh Đô có 4 nhà máy sản xuất thực phẩm, mỗi nhà máy sở hữu diện tích lớn lên đến hàng chục ngàn m 2 , khu nhà xưởng được đầu tư dây chuyền sản xuất với các công nghệ và thiết bị hiện đại giúp tạo nên một quy trình sản xuất khép kín, nghiêm ngặt, chuyên nghiệp, giúp tăng năng suất hiệu quả.

Ngoài ra, những nhà máy của Kinh Đô còn đạt những ghi nhận khác như ISO

2.1.4 Tình hình nguồn nhân lực

- Số lượng công nhân viên của tập đoàn năm 2019 là: 3.195

- Số lượng công nhân viên của tập đoàn năm 2020 là: 3.232

- Số lượng công nhân viên của tập đoàn năm 2021 là: 3.857

Bên cạnh việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực tại chỗ thông qua các cơ chế đào tạo nâng cao, thuyên chuyển và thăng tiến nội bộ, Kinh Đô cũng luôn chú trọng thực hiện tiếp nhận, thu hút những nhân tố mới bên ngoài có năng lực và tố chất phù hợp văn hóa công ty. Để có được những nguồn lực con người tốt nhất, Kinh Đô đã làm việc với nhiều đối tác cung cấp nguồn nhân lực cấp cao và đa dạng hóa nguồn tuyển dụng Năm qua,chính sách mới đã phát huy tác dụng với chất lượng nhân sự được tiếp nhận ngày càng cao hơn Bên cạnh đó, công tác quảng bá hình ảnh Kinh Đô trong thị trường lao động cũng đã phát huy với việc thu hút ngày càng nhiều ứng viên sẵn sàng tham gia dự tuyển và làm việc.

Với mong muốn Kinh Đô trở thành một gia đình thứ hai nơi tất cả thành viên phấn đấu vì mục tiêu chung, nhiều năm qua Kinh Đô đã nỗ lực tạo dựng một môi trường làm việc lý tưởng, khuyến khích nhân viên sáng tạo, đóng góp các ý tưởng cải tiến góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu suất làm việc Các chính sách giữ người và thu hút nhân tài được cải tiến, ngày càng trở nên hấp dẫn hơn giúp Kinh Đô luôn giữ được đội ngũ nhân sự giỏi và thu hút những nhân tố mới với chuyên môn giỏi.

Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.1 Thị trường và khách hàng mục tiêu

Thị phần: Các doanh nghiệp nội địa đang thống lĩnh thị trường bánh kẹo trong nước với 70% thị phần Trong đó, Kinh Đô dẫn đầu với 28% thị phần Theo sau là một số các tên tuổi khác như Công ty Cổ phần Bibica (8%), Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (6%) và Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị (3%).

Thị trường mục tiêu: Tập trung phát triển sản phẩm, định vị sản phẩm ở cả hai thị trường trong nước và ngoài nước Đặc biệt là thị trường trong nước, Kinh đô chia thành 3 khu vực thị trường chính:

- Khu vực thị trường thành thị: nơi có thu nhập cao, tiêu dùng các loại sản phẩm đa dạng với các yêu cầu về chất lượng cao, mẫu mã, kiểu dáng đẹp.

- Khu vực thị trường nông thôn: nơi có nhu cầu thu nhập vừa và thấp, đòi hỏi của khách hàng là chất lượng tốt, kiểu dáng không cần đẹp, giá cả phải chăng.

- Khu vực thị trường miền núi: nơi có thu nhập rất thấp, yêu cầu về chất lượng vừa phải, mẫu mã không cần đẹp, nặng về khối lượng, giá phải thấp.

 Khách hàng mục tiêu được chia làm 3 loại

- Khách hàng cá nhân: khách hàng có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên, các bà nội trợ, những khách hàng có xu hướng mua sản phẩm với mục đích biếu, tặng,

- Khách hàng tổ chức: hệ thống các nhà phân phối và đại lí, hệ thống các cửa hàng Kinh Đô Bakery, siêu thị và công ty CP Kinh Đô miền Bắc.

 Phân khúc khách hàng mục tiêu theo địa lý

Kinh Đô hướng vào khai thác thị trường mục tiêu tại các thành phố lớn, có mật độ dân cư đông đúc, là các trung tâm kinh tế như Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng,… Theo đó, các nhà máy sản xuất bánh trung thu đều được xây dựng và lắp đặt tại đây.

 Phân đoạn khách hàng mục tiêu theo thu nhập: Tập trung vào 2 thị trường

Thị trường bình dân: các cửa hàng sẽ tập trung bán các dòng sản phẩm đặc trưng như bánh 1 trứng, bánh 2 trứng, bánh 4 trứng, bánh chay có giá từ 40.000 – 200.000 VNĐ.

Thị trường cao cấp: Kinh Đô lại hướng vào khai thác các ưu mặt hàng có sự sáng tạo đặc biệt, mang nhiều hương vị phong phú, được đặt trong hộp gỗ, hộp pha lê cao cấp như bánh quy Korento, bánh Trung Thu Trăng Vàng, Sản phẩm bánh trung thu ở phân cấp này thường nhân bánh được làm từ bào ngư, hải sâm, tôm càng bách hoa hay cua tứ xuyên, thường dùng với mục đích biếu, tặng quà.

 Phân đoạn khách hàng mục tiêu theo lối sống

Kinh Đô tập trung vào các loại bánh có nhân truyền thống như thập cẩm, đậu xanh, khoai môn, hạt sen,… Kết hợp với những hoa văn lâu đời và truyền thống như hình phượng, long, kinh thành Thăng Long ở bao bì hộp sản phẩm Tuy nhiên với thị trường khách hàng mục tiêu sống theo lối sống hiện đại, Kinh Đô lại chú trọng vào những món ít calo hơn, phục vụ nhu cầu ăn uống healthy Hay hướng đến những dòng bánh có hương vị lạ như gà quay, xá xíu,

Kinh doanh sản xuất các loại bánh kẹo: Bánh Cookie, Bánh Snack, Bánh Cracker AFC – Cosy, Kẹo socola, Kẹo cứng và kẹo mềm, Bánh mì mặn ngọt, Bánh bông lan công nghiệp, bánh kem, Kem đá Kido’s, Bánh Trung Thu Kinh Đô, Socola.

Bảng 2.1: Phân tích đối thủ cạnh tranh ĐỐI THỦ

CANH THỊ ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

Thương hiệu mạnh, Thị Chưa xây dựng thương phần lớn, có sự nhận biết hiệu đồng đều cho các cao từ khách hàng dòng sản phẩm

Mạng lưới phân phối rộng, Xuất khẩu hạn chế, chưa sản phẩm đa dạng, chất quảng bá mạnh thương lượng đạt tiêu chuẩn quốc hiệu ra nước ngoài tế.

Hệ thống phân phối trải Hệ thống máy móc, công

BIBICA 8% dài khắp 64 tỉnh thành 91 nghệ nhập khẩu từ bên trường đại học và hơn ngoài nên chịu rủi ro về tỷ

30000 điểm bán lẻ giá hối đoái lớn.

Hệ thống phân phối rộng, Chưa có sản phẩm cao

HẢI HÀ 6% quy mô lớn, giá hạ cấp.

Hoạt động quảng cáo kém.

HỮU NGHỊ 3% Phân phối rộng, quy mô Giá thành cao. lớn, nhiều điểm bán lẻ.

Kẹo cứng mềm: chiếm tỷ trọng thấp nhất trong doanh thu của Kinh Đô( 2%) và không được xác định là sản phẩm mục tiêu của Kinh Đô Hiện tại, những nhà sản xuất kẹo lớn nhất ở Việt Nam là Công ty TNHH SX kẹo Perfetti Van Melle Việt Nam, Công ty CP bánh kẹo Biên Hoà ( Bibica), Công ty CP bánh kẹo Hải Hà, Công ty CP Bánh kẹo Hải Châu Tại Miền Nam, Perfetti là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Kinh Đô ở sản phẩm kẹo, Hải Hà cạnh tranh gay gắt với Kinh Đô ở thị trường Miền Trung ở sản phẩm kẹo.

2.2.4.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán (kdc) trong 3 năm (2019, 2020, 2021)

Chỉ tiêu Cân đối kế toán 2021 2020 2019

Tiền và các khoản tương 1,281,295 1,102,117 524,591 đương tiền

Tiền 1,108,748 729,117 475,691 các khoản tương đương tiền 172,547 373 48,9 Đầu tư tài chính ngắn hạn 481,213 687,4 598,325

Dự phòng giảm giá chứng -1 -76 khoán kinh doanh

Các khoản phải thu ngắn hạn 2,612,107 2,328,041 2,724,696

Phải thu ngắn hạn của khách 593,103 581,443 628,752 hàng

Trả trước cho người bán ngắn 84,059 20,944 18,425 hạn

Phải thu nội bộ ngắn hạn

Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

Phải thu ngắn hạn khác 1,936,268 1,840,622 2,146,164

Dự phòng phải thu ngắn hạn -2,039 -145,663 -119,239 khó đòi

Dự phòng giảm giá hàng tồn -5,348 -2,469 -3,374 kho

Tài sản ngắn hạn khác 205,325 148,522 157,341

Chi phí trả trước ngắn hạn 21,871 15,01 13,298

Thuế GTGT được khấu trừ 160,496 96,64 116,97

Thuế và các khoản khácphải 22,958 36,873 26,54 thu của nhà nước

Các khoản phải thu dài hạn 64,568 57,393 60,437

Phải thu dài hạn của khách hàng

Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc

Phải thu về cho vay dài hạn

Phải thu dài hạn khác 52,543 44,19 45,442

Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi

Tài sản cố định hữu hình 746,07 778,465 854,897

Giá trị hao mòn lũy kế -1,552,921 -1,438,330 -1,355,404

Tài sản cố định thuê tài chính 1,794,761

Giá trị hao mòn lũy kế -543,764

Tài sản cố định vô hình 1,898,105 1,996,743

Giá trị hao mòn lũy kế -440,421 -342,379

Bất động sản đầu tư 4,601 4,793 4,986

Giá trị hao mòn lũy kế -7,196 -7,004 -6,811

Tài sản dở dang dài hạn 167,538 55,936 17,051 Đầu tư tài chính dài hạn 3,953,506 3,753,689 3,716,017 Đầu tư vào công ty con Đầu tư vào công ty liên kết liên 3,927,856 3,728,039 3,675,368 doanh Đầu tư góp vốn vào đơn vị 19,279 19,279 19,279 khác

Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn

Tài sản dài hạn khác 152,314 118,25 133,348

Chi phí trả trước dài hạn 80,506 83,148 89,423

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 71,809 35,102 43,924

Tài sản dài hạn khác

Dự phòng phải trả dài hạn 33,521 30,688 52,642

Thặng dư vốn cổ phần 2,970,919 3,850,410 3,192,081

Quỹ đầu tư phát triển 74,811 74,811 74,811

Lợi nhuận sau thuế chưa phân 1,787,674 840,072 1,899,216 phối

Về tài sản ngắn hạn tăng đều theo năm và vì yếu tố dịch bệnh hoành hành và sản xuất nhiều nên hàng tồn kho của KDC từ năm 2019 và 2021 có xu hướng tăng Tài sản dài hạn không có sự gia tăng mà còn giảm từ năm 2020 so với 2019 và 2021 có xu hướng tăng nhưng không nhiều Tổng nguồn vốn của KDC có sự gia tăng đều qua các năm nhưng không cao, năm 2020 tăng khoảng 417,001 Tỷ đồng tăng khoảng 3.5% s với 2019, Năm 2021 tăng 1,782,410 Tỷ đồng tăng trưởng mạnh khoảng 14.4%.

2.2.4.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (kdc) trong 3 năm (2019, 2020,

Chỉ tiêu Kết quả kinh doanh 2021 2020 2019

Doanh thu bán hàng và cung cấp 10,679,627 8,465,765 7,330,204 dịch vụ

Các khoản giảm trừ doanh thu 178,41 142,149 120,256

Doanh thu thuần về bán hàng và 10,501,217 8,323,616 7,209,947 cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung 2,053,647 1,764,988 1,630,872 cấp dịch vụ

Doanh thu hoạt động tài chính 155,973 80,97 135,649

Trong đó :Chi phí lãi vay 178,11 123,639 153,593

Chi phí quản lý doanh nghiệp 242,233 421,933 469,104

Lợi nhuận thuần từ HĐKD 680,983 407,904 258,052

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 680,293 416,077 283,314

Chi phí thuế TNDN hiện hành 125,952 85,03 98,419

Chi phí thuế TNDN hoãn lại -93,825 810 -22,364

Lợi nhuận sau thuế thu nhập 648,167 330,238 207,258 doanh nghiệp

Lợi ích của cổ đông thiểu số 59,074 126,505 148,782

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của 589,093 203,733 58,477 Công ty mẹ

Thực trạng công tác thu mua nguyên liệu tại công ty bánh kẹo Kinh Đô .17 2 Giới thiệu phòng ban chịu trách nhiệm hoạt động thu mua

2.3.1 Giới thiệu đặc điểm loại hàng thu mua:

- NVL chính: đường, sữa , bột mì, bơ sữa, trứng, hương liệu phụ gia, gia vị

- NVL phụ: bao bì, nhãn hiệu, khay, hộp đựng bánh kẹo

- Nhiên liệu: Gas, điện, dầu DO dùng để vận em hành các dây chuyền sản xuất bánh kẹo

2.3.2 Giới thiệu phòng ban chịu trách nhiệm hoạt động thu mua:

- Bộ phận sản xuất: Phòng sản xuất của một doanh nghiệp là bộ phận tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp Trách nhiệm chính của phòng sản xuất là chuyển đổi nguyên vật liệu thô và các yếu tố đầu vào khác thành sản phẩm cuối cùng.

- Bộ phận R&D: nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu nhu cầu thị trường phù hợp với khách hàng Đánh giá được nhu cầu thị trường có được hiệu quả tốt trong quá trình thu mua

- Bộ phận kế toán: bộ phận tài chính xuất quỹ cũng như xử lý các giấy tờ và thủ tục kế toán liên quan đến việc mua hàng cho bộ phận mua hàng được tiến hành.

- Bộ phận mua hàng: Phòng mua hàng có chức năng theo dõi, tổng hợp nhu cầu thu mua nguyên vật liệu, sản phẩm hàng hóa và các nguồn lực khác với giá tốt nhất, nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp diễn ra một cách suôn sẻ Bên cạnh đó phòng mua hàng đánh giá chất lượng sản phẩm thu mua đầu vào cũng như đảm bảo quá trình mua hàng được thực hiện đúng với các quy định của doanh nghiệp, tổ chức.

- Bộ phận logistics: vận chuyển nguyên vật liệu về tổ chức có hiệu quả.

2.3.3 Giới thiệu nhóm nhà cung cấp hiện tại

Bảng 2.4: Nhóm nhà cung cấp hiện tại

1 Bột mì Cty Bình Đông, Đại Phong, Phước An,Tiến

2 Đường Nhà máy đường Biên hoà, Phú Yên,

4 Bơ Tại các nhà đại lý Việt Nam

6 Trứng Cty Nông nghiệp Sài Gòn

7 Hương liệu Hãng Mane,IFF, Griffit, Cornell Bos

9 Hũ nhựa, khay Nhựa Đại Đồng Tiến

10 Bao bì giấy Cty Visinpack

11 Bao bì nhựa Cty Tân Tiến

12 Bao bì thiết Cty Mỹ Châu

13 Dầu DO Cty xăng dầu khu vực II

14 Gas Cty ga Công Nghiệp

15 Văn phòng phẩm Cty Thiên Long

2.3.4 Tiến trình công tác quản trị thu mua tại doanh nghiệp

Bước 1: Nghiên cứu và dự báo nhu cầu

A Nghiên cứu thị trường kinh doanh

Việc phân tích môi trường bên ngoài cho phép chúng ta xác định các cơ hội và các mối đe dọa từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược phù hợp.

Thực phẩm không phải là một ngành đặc thù với thị trường rất đa dạng, vì vậy việc xuất hiện những sản phẩm thay thế là việc Kinh Đô khó tránh khỏi Trong xu hướng tiêu dùng hiện nay, khách hàng thường có mong muốn tiêu dùng các sản phẩm bánh kẹo dinh dưỡng Thay vì họ có thể sử dụng bánh Cracker mặn AFC (chứa canxi, vitamin D, DHA) với nhu cầu cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể và trí não Tuy nhiên, đối với người ăn kiêng hay mắc bệnh tiểu đường thì họ cũng có thể ăn bánh Yelo không đường thay vì ăn các loại bánh có đường khác không tốt cho cơ thể Hoặc đối với một phụ nữ mang thai thì ăn bánh không chỉ để thỏa mãn nhu cầu ăn uống mà họ mong muốn một loại bánh tốt cho cả mẹ và con thì có thể ăn bánh Mumsure của Bibica… Đối với những sản phẩm nước uống, Kinh Đô thực sự chịu ảnh hưởng cạnh tranh từ các đối thủ chuyên kinh doanh nước uống như Pepsico, Cocacola…những đối thủ này đã có được thị phần nhất định Chính vì vậy việc khách hàng có những quyết định thay đổi sản phẩm là rất có thể.

Cùng hoạt động trong ngành sản xuất bánh kẹo Kinh Đô (Kinh Đô miền nam và

Kinh Đô miền bắc) có các đối thủ lớn như Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị, Orion Việt Nam… Pesi (Poca), URC (Jack&Jill), Kotobuki, Tràng An, Quảng Ngãi (Tin Tin), Đức Phát, Như Lan, Đồng Khánh, Hỷ Lâm Môn, Vinabico…

Các loại nguyên liệu cơ bản như đường, trứng, bột được mua trong nước theo phương thức đấu thầu chọn giá.

Các loại phụ gia như dầu, muối, hương liệu hầu hết được mua từ các doanh nghiệp trong nước.

Xêp hạng các công ty cung cấp nguyên vật liệu cho Kinh Đô:

1 Đường Công ty TNHH Quốc Tế Nagarjuna

2 Bột mì Công ty Bột mì Bình Đông

3 Sữa Công ty Sữa Việt Nam ( Vinamilk)

4 Trứng Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn

5 Dầu ăn các loại Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An

6 Gia vị Công ty Vianco

7 Carton Công ty Công nghiệp Tân Á

8 Giấy cuộn Công ty Bao bì Nhựa Tân Tiến

9 Hũ nhựa, khay Công ty TNHH Nhựa Đại Đồng Tiến

10 Dầu DO Công ty Xăng dầu khu vực II

11 Gas Công ty Gas Công nghiệp

Với số dân hơn 96 triệu người thì thị trường tiêu thụ bánh kẹo Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với không chỉ những doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo trong nước mà ngay cả những doanh nghiệp nước ngoài Được biết đến như một thương hiệu uy tín và chất lượng, Kinh Đô chiếm 28% thị phần thị trường tiêu thụ bánh kẹo trong nước Đối tượng khách hàng tập trung chủ yếu vào 2 thị trường khách hàng chính Khách hàng mục tiêu gồm: khách hàng cá nhân, tổ chức và nước ngoài.

+ Thị trường bình dân: các cửa hàng sẽ tập trung bán các dòng sản phẩm đặc trưng như bánh 1 trứng, bánh 2 trứng, bánh 4 trứng, bánh chay có giá từ 40.000 – 200.000 VNĐ.

+ Thị trường cao cấp: Kinh Đô lại hướng vào khai thác các ưu mặt hàng có sự sáng cấp nhue bánh quy Korento, bánh Trung Thu Trăng Vàng, Sản phẩm bánh trung thu ở phân cấp này thường nhân bánh được làm từ bào ngư, hải sâm, tôm càng bách hoa hay cua tứ xuyên, thường dùng với mục đích biếu, tặng quà => Điều này chứng tỏ bánh kẹo kinh đó có thế mạnh rất lớn trong việc phân khúc đối tượng khách hàng mục tiêu Đó sẽ là cơ hội để bánh kẹo kinh đô mở rộng thêm được nhiều phân khúc khách hàng tiềm năng hơn, chiếm vị thế cao hơn trong miếng bánh thị trường

 Yếu tố Nhân khẩu học

Môi trường nhân khẩu học là yếu tố quan trọng mà bất kì doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm Đối với bánh kẹo kinh đô cũng vậy, họ tập trung vào nhân khẩu học vì nhân khẩu tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp Tiếp cận nhân khẩu – theo những góc độ khác nhau của nhân khẩu học đều có thể trở thành những ẩn số ảnh hưởng đến quyết định của các doanh nghiệp Cụ thể như:

- Quy mô và tốc độ tăng dân số tác động đến quy mô nhu cầu của khách hàng khi mua bánh kẹo Kinh đô.

- Cơ cấu dân số tác động đến cơ cấu và đặc tính nhu cầu về khách hàng của bánh kẹo Kinh đô.

- Tình trạng hôn nhân và gia đình hiện nay tác động đến trạng thái và tính chất cầu thị trường khi bánh kẹo kinh đô tung ra sản phẩm mới.

- Tốc độ đô thị hóa tạo nên những nhu cầu thị trường tiềm năng của bánh kẹo Kinh đô.

- Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị trường Đặc biệt là thị trường bánh kẹo, một trong những thị trường đang trên đà phát triển Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao,kéo theo đó là cơ sở hạ tầng, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện và tăng lên Điều này là một cơ hội lớn cho các ngành tiêu dùng nói chung và bánh kẹo nói riêng Đặc biệt là Kinh Đô, doanh nghiệp có tỷ trọng phần lớn trên thị trường Lạm

- Trước tình hình tỷ giá trong nước biến động phức tạp, thêm nữa là sự mất giá của đồng nội tệ làm cho tình hình nhập khẩu gặp nhiều khó khăn Sức mua sụt giảm do thu nhập của đại đa số người dân chững lại trong khi giá các mặt hàng thiết yếu tăng cao Các nhân tố này khiến người tiêu dùng cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi mua. Đây sẽ là thách thức rất lớn đối với bánh kẹo Kinh đô Ngoài ra Việt Nam đang xây dựng và Phát triển một nền kinh tế mở, hội nhập với các nước khu vực và toán thế giới Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với bánh kẹo kinh đô.

- Khí hậu gió mùa nóng ẩm nguồn nguyên liệu khó bảo quản lâu.

- Quan tâm đến đầu tư, phát triển công nghệ tăng năng xuất cho doanh nghiệp.

 Yếu tố Chính trị - pháp luật

- Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện Gỡ bỏ được hoàn toàn thuế quan ASEAN vào năm 2015, giúp dễ dàng nhập khẩu các nguồn nguyên vật liệu từ nước ngoài

- Quan tâm đến an toàn thực phẩm

- Nhu cầu sống ngày càng cao, việc tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng lớn, nên nguồn cung cấp nguyên vật liệu ngày càng tăng.

Đánh giá hiệu quả hoạt động thu mua nguyên liệu tại công ty bánh kẹo

Thực trạng thu mua của công ty bánh kẹo kinh đô đang diễn ra rất hiệu quả , việc theo dõi và kiểm tra hàng vật tư mua về được thực hiện chặt chẽ Bộ phận kho và bộ phận giao hàng của nhà cung cấp có sự giám sát bên thứ ba.Họ đảm bảo mua hàng được nguồn hàng với giá tốt nhất, chất lượng đảm bảo, nguồn hàng ổn định, không bị gián đoạn.

Công tác kiểm tra chất lượng hàng mua về được thông qua nghiêm ngặt từ khâu nhận hàng đến khâu bảo quản và phân loại,công ty còn đầu tư các thiết bị chuyên dụng để phục vụ công tác kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.

Bên cạnh đó việc công ty đa dạng sản phẩm khiến công cuộc phân loại và nắm rõ tình hình tồn kho khá phức tạp dẫn đến làm chậm hoặc dễ gây ách tắc trong việc làm thủ tục chứng từ nhập kho và thanh toán hàng thu mua.

Đánh giá chung

- Ngày càng có nhiều đối tác, nhà cung cấp muốn quan hệ hợp tác với công ty Vì thế có rất nhiều cơ hội lựa chọn nhà cung ứng tối ưu Ngoài ra việc có nhiều mối quan hệ hợp tác nên công ty củng dễ dàng khai thác thông tin từ công ty đối thủ cạnh tranh khác từ nhà cung cấp.

- Hầu hết các vật liệu cơ bản được Kinh Đô sử dụng đều có mặt ở Việt Nam, do đó giá thành cũng rẻ, giảm chi phí vận chuyển, nguyên liệu đáng tin cậy vì biết được nguồn gốc, xuất xứ Kinh Đô có thể tiết kiệm được chi phí trong việc mua nguyên vật liệu.

- Với quy mô hoạt động lớn, nhiều loại sản phẩm khác nhau, việc thường xuyên cập nhật số liệu, nguyên vật liệu trong kho sẽ dễ nắm bắt rõ tình hình nhu cầu mua loại vật tư nào công ty thường xuyên dùng.

- Giao hàng số lượng lớn củng giúp cắt giảm chi phí giao hàng và chi phí nhân lực trong việc dỡ và xếp hàng vào các kho.Tối ưu hóa chi phí mua hàng.

- Quy mô hoạt động lớn, đa hóa về sản phẩm làm cho Cấu trúc của phòng ban thu mua bị phức tạp hóa, trở nên cồng kềnh khó kiểm soát

- Rủi ro chi phí lớn có thể đến từ việc dự báo sai nhu cầu hay mua nhầm sản phẩm,

- Một số ít dòng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của phân khúc thị trường cao cấp còn hầu hết các sản phẩm chỉ đáp ứng được phân khúc thị trường trung bình và khá

- Các nguyên vật liệu tồn kho trong ngắn hạn nên việc Kinh Đô chủ động trong nguồn cung là thấp Đồng thời cũng tốn nhiều chi phí để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường

- Những năm gần đây dịch, bệnh tràn lan, làm ảnh hưởng đến đầu vào nguyên vật liệu của Kinh Đô

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua nguyên liệu tại Công ty Cổ

Định hướng của công ty trong thời gian đến

Định hướng phát triển để trở thành một tập đoàn thực phẩm có quy mô hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn có vị thế trong khu vực Đông Nam Á Và trở thành công ty có thị phần nhiều nhất trong miếng bánh thị trường bánh kẹo hiện nay Với mục tiêu có thể sản xuất ra được những loại sản phẩm bánh, kẹo chất lượng, giá cả phù hợp, tiện dụng bao gồm các loại thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các sản phẩm bổ sung, đồ uống và luôn hướng đến sức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng.

❖ Nâng cao vị thế cạnh tranh hiện tại của công ty

- Tận dụng uy tín về thương hiệu, về chất lượng sản phẩm của công ty để mang lại sự tin tưởng, lòng trung thành từ khách hàng cũng như các đối tác nhà cung cấp hiện tại để có thể làm việc một cách thuận lợi hơn trong hoạt động thu mua nguyên liệu cũng như việc bán sản phẩm ra thị trường.

- Cải thiện chất lượng sản phẩm, phát triển nhiều hương vị sản phẩm bánh kẹo mới lạ hơn trên thị trường để nâng cao vị thế cạnh tranh Cho khách hàng trải nghiệm sử dụng sản phẩm mới nhiều hơn để có thể thay đổi hương vị sản phẩm tốt nhất.

- Cải thiện về nguyên vật liệu bằng cách lựa chọn những nhà cung cấp có thể

- Nâng cao các chính sách chi phí hiện tại của công ty đặc biệt trong hoạt động sản xuất sản phẩm và quá trình thương lượng hoạt động thu mua với đối tác.

❖ Tăng năng suất và hiệu quả làm việc

- Theo dõi thời gian thực hiện các chỉ số hoạt động của tất cả các hoạt động trong mọi lĩnh vực đầu tư, mọi hoạt động tại các bộ phận trong công ty để có thể dễ dàng theo dõi kịp thời nhu cầu phát triển của thị trường hiện tại để có thể cải tiến kịp thời và đầu tư đúng thời điểm.

- Đưa ra nhiều chính sách thương lượng hơn với các nhà cung cấp để có thể khắc phục được các sự cố về thời gian giao hàng nhanh, về chất lượng tốt để có thể đáp ứng nhu cầu của công ty.

- Giám sát toàn bộ dòng tiền vào và dòng tiền ra của công ty một cách nghiêm ngặt nhất để tránh tình trạng tham ô, bỏ túi riêng Để dễ dàng quản lý hơn về nguồn tiền trong công tác thu mua.

❖ Nâng cao chất lượng về công nghệ, phát triển thị trường

- Đầu tư mạnh hơn vào thiết bị dây chuyền sản xuất hiện tại của công ty.

- Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian hiện tại Từ đó so sánh kết quả hiện tại với dự báo nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng trong thị trường để cải thiện tính hiệu quả về sản phẩm, nguyên vật liệu.

- Mở rộng thị trường ngoài nước, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm bạn hàng ở nước ngoài, tham gia các hội chợ triển lãm, cử người đi tìm hiểu thị trường và tìm kiếm các đối tác nước ngoài.

- Phát triển thị trường trong nước, cải thiện hệ thống phân phối, nỗ lực đưa hàng đến các vùng sâu vùng xa, nơi mà người dân còn đang sử dụng những sản phẩm bánh kẹo kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái của các cơ sở sản xuất thô sơ Tăng cường hướng dẫn người tiêu dùng qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Kinh Đô luôn mong muốn trong tương lai có thể thu mua những nguyên liệu, hương liệu có chất lượng tốt, đạt chuẩn, kết hợp việc lựa chọn những nhà cung ứng có uy tín nhất và có thể đáp ứng mọi nhu cầu của công ty để có thể sản xuất ra những sản phẩm tốt để cung cấp thực phẩm an toàn, thơm ngon, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo cho tất cả mọi người để luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trường thực phẩm. Định hướng công ty trong tương về sản phẩm sẽ chú trọng hơn về việc nâng cao chất lượng, hương vị của các loại bánh, về tính tiện lợi về bao bì của sản phẩm để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường khách hàng hiện nay Ngoài ra, trong tương lai Kinh đô sẽ mở rộng, mang sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài, ra nhiều nước hơn nữa trên thế giới.

Với xu hướng công nghệ 4.0 đang ngày càng phát triển hiện nay, nhiều máy móc thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất bánh kẹo được bán ra trên thị trường cũng như nhập về từ nước ngoài sẽ giúp công ty trong tương lai có thể sở hữu nhiều dây chuyền sản xuất có tính năng tốt hơn, tạo ra sản phẩm đạt chuẩn hơn trước.

Việc xu hướng thị trường ngành bánh kẹo Việt Nam có tốc độ tăng trưởng và ổn định, với sản lượng hàng năm trên 150 ngàn tấn Theo đó số liệu cho thấy những năm vừa qua, nhóm sản phẩm bánh kẹo gồm các sản phẩm bánh quy, cookies và crackers, bánh snacks, kẹo và sôcôla; và nhóm sản phẩm bánh mì gồm bánh mì, bánh cake và bánh pastry đang phát triển rất mạnh Điều này chứng tỏ trong những năm tới Kinh đô sẽ tập trung phát triển mạnh hơn những sản phẩm trên.

Việt Nam hiện nay không chỉ phát triển các hình thức khách hàng mua tại cửa hàng, siêu thị hay còn gọi là mua đơn tuyến thì bên cạnh đó còn xuất hiện hình thức mua sắm đa kênh Do đó trong tương lại Kinh Đô sẽ phát triển hơn về việc khách hàng sẽ đặt hàng trực tiếp qua app chính thống của Kinh Đô Mở thêm nhiều cơ sở,liên kết với nhiều chi nhánh ngân hàng hơn trước để có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng banking của người tiêu dùng hiện nay.

Giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua nguyên liệu tại công ty bánh kẹo

a Hoàn thiện quy trình thu mua:

❖ Xác định nhu cầu mua hàng của công ty

Yêu cầu về chất lượng hàng hóa:

- Công ty cần đưa ra các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng đối với hàng hóa mua vào khi tiến hành thu mua.

- Công ty cần xác định loại nguyên liệu, nguồn gốc, chủng loại, quy cách đóng gói, số lượng,…cần dùng bao nhiêu là đủ với thành phần của từng loại sản phẩm trong quá trình sản xuất và khoảng thời gian sản xuất so với lượng hàng tồn kho có hợp lý không.

- Công ty cần chú trọng hơn trong các hoạt động phân tích, đánh giá và dự đoán nhu cầu dùng trong sản xuất đối với từng loại mặt hàng và từ đó có thể đưa ra một kế hoạch mua hàng hợp lý và phù hợp với kế hoạch sản xuất sản phẩm kinh doanh của công ty trong thời gian đến.

- Cần phải dự báo trước được số lượng nguyên liệu, hương liệu cần mua theo các khung thời gian như tuần, tháng, theo quý và theo năm đối với các loại nguyên liệu thường dùng trong quá trình sản xuất bánh kẹo để bên bộ phận thu mua của công ty có thể chủ động chuẩn bị nhập mua hàng.

- Cần phải dự báo được ngân sách chi tiêu mua nguyên liệu trong thời gian đến của bánh kẹo Kinh đô Có thêm thời gian để công ty có thể tìm hiểu thêm được nhiều nhà cung cấp khác Từ đó có thể thêm nhiều thông tin để đưa ra lựa chọn nhà cung cấp nào là phù hợp nhất, có thể đáp ứng được các mục mà công ty bánh kẹo Kinh đô đã đề ra.

- Cần phải có kế hoạch dự phòng cho việc thiếu hụt nguyên liệu trong quá trình sản xuất Do đó cần tăng thêm một khoản nguyên vật liệu để phòng tình trạng thiếu hụt nguyên liệu.

Yêu cầu về tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp:

- Thông qua các chương trình hội thảo, hội nghị khách hàng

- Thông qua các chương trình quảng cáo giới thiệu nhà cung cấp

- Dựa vào các giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa

- Các thư chào hàng Đối với Kinh Đô việc lựa chọn nhà cung cấp là yếu tố quan trọng giúp công ty có thể dữ được vị trí hiện nay trên thị trường Do đó khi lựa chọn nhà cung cấp Kinh đô luôn tìm hiểu, phân tích rõ thị trường nhà cung cấp hiện nay để đưa ra các tiêu chí cụ thể như: thời gian giao hàng, chi phí, chất lượng, giá cả hàng được thu mua như thế nào, uy tín của nhà cung cấp đó phải tốt.

❖ Củng cố và hoàn thiện các nhà cung ứng chủ lực của công ty

Công ty nên lựa chọn tập trung mua hàng của những nhà cung cấp đã có uy tín trên thị trường cung cấp nguyên liệu để làm bánh kẹo Những nhà cung cấp đó sẽ đảm bảo về vấn đề giao hàng đúng thời hạn, đúng số lượng và đúng chất lượng mà công ty đã yêu cầu.

Công ty cần có những bộ phận kiểm tra, giám sát về chất lượng hàng hóa, giá cả,… sau khi bán so với các nhà cung ứng khác trên thị trường có chênh lệch không để từ đó có thể đổi nhà cung cấp mới. Đưa ra các chỉ tiêu cụ thể và rõ ràng đối với các nhà cung cấp mới đồng thời cập nhật các tiêu chí mới đối với các nhà cung cấp hiện tại của công ty.

- Hủy hợp đồng nếu nhà cung cấp không trung thực trong quá trình giao hàng và hàng hóa không giống với hàng mẫu trong hợp đồng thỏa thuận.

- Hủy hợp đồng nếu nhà cung cấp cố tình làm khó gây khó dễ trong việc nâng giá hàng lên cao để ép giá so với hợp đồng đã ký.

- Không nhận hàng nếu nhà cung cấp giao hàng trễ quá nhiều lần

- Đền hợp đồng nếu nhà cung cấp cung cấp hàng hóa kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn như trong hợp đồng đã thỏa thuận giữa hai bên.

- Đền bù 25% hợp đồng khi giao hàng thiếu với số lượng vượt lên 50%.

- Hủy hợp đồng khi nhà cung cấp giao hàng hóa chưa qua kiểm duyệt, lách luật để chạy hàng.

Công ty nên tìm kiếm những sản phẩm nguyên liệu mới, hàng thay thế tương đương để có thể đảm bảo mọi rủi ro trong quá trình sản xuất đều có thể xử lý được.

Công ty cần tăng cường tìm kiếm, tạo lập nhiều mối quan hệ với các nhà cung cung cấp Và đặc biệt phải đảm bảo giữ uy tín với các nhà cung cấp chính như thanh toán đúng hẹn, có giấy tờ rõ ràng thì công ty mới có thể lựa chọn được những nhà cung cấp tốt nhất cho công ty.

Công ty cần thường xuyên đánh giá hiệu quả nhà cung cấp bằng cách lập báo cáo thống kê số liệu hằng tháng, quý, năm để đưa ra đánh giá.

=> Với những giải pháp trên, Kinh Đô luôn mong muốn có thể cải thiện hệ thống nhà cung cấp của mình một cách tối ưu nhất, giảm thiểu được những rủi ro không cần thiết.

❖ Nâng cao chất lượng trong quá trình thương lượng và đặt mua hàng

Hiện tại Kinh Đô chỉ mua hàng của các nhà cung cấp cũ với những nguyên liệu chính thường mua để sử dụng trong quá trình sản xuất bánh kẹo Do đó có thể sẽ khiến cho quá trình thương lượng và đặt hàng sẽ không được chuyên nghiệp, thiếu tự tin do chỉ tiếp xúc với những nhà cung cấp quen thuộc Do đó công ty cần có những biện pháp để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên mua hàng, đặc biệt là trong quá trình đàm phán, giao dịch đối với đối tác, các nhà cung cấp.

Bên cạnh đó, Kinh Đô nên mở rộng và tìm kiếm thêm các nhà cung cấp khác để tránh tình trạng bị phụ thuộc quá nhiều vào 1 nhà cung cấp để tránh tình trạng thiếu hàng, hết hàng còn có nhà cung cấp khác bù vào Do đó việc đàm phán và thu mua tại các phòng thu mua của Kinh Đô cần đầu tư hơn về kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thương lượng trong giao dịch hiện tại.

❖ Công tác kiểm tra và theo dõi quá trình giao nhận hàng

Mở rộng nguồn cung ứng toàn cầu

Việc mở rộng quy mô nhà cung ứng có thể được sử dụng để tiếp cận thị trường mới hoặc tiếp cận với các nhà cung cấp tương tự giúp bánh kẹo Kinh đô trở nên mạnh hơn trong cạnh tranh trên thị trường ngành thực phẩm Mặc dù việc tìm nguồn cung toàn cầu rất hạn chế ở hầu hết các ngành công nghiệp, cũng như bánh kẹo Kinh đô nói riêng, ngày càng có nhiều công ty bắt đầu nhìn thế giới như một thị trường và là nguồn cung cấp Mục tiêu chính của việc tìm nguồn cung ứng toàn cầu là cung cấp những cải thiện tức thời và nhanh chóng về chi phí và chất lượng Cung cấp toàn cầu cũng là cơ hội để tiếp xúc với công nghệ sản phẩm và quy trình, tăng số lượng các nguồn có sẵn, đáp ứng các yêu cầu đối chiếu và thiết lập sự hiện diện ở các thị trường nước ngoài.

Bánh kẹo Kinh đô cần tạo mối quan hệ tốt đối với các nhà cung cấp nguyên liệu chính của công ty trong thời gian dài để có thể hợp tác được một cách thuận lợi nhất.Việc sử dụng các mối quan hệ nhà cung ứng cũ sẽ giúp công ty trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn Kinh đô gặp sự cố trong quá trình thu mua đối với các nhà cung cấp mới,…hay thiếu hụt nguồn nguyên liệu thì lựa chọn tốt nhất đó là sử dụng mối quan hệ đối với những nhà cung cấp cũ.

 Cụ thể Kinh Đô đã mở rộng và phát triển nguồn cung ứng toàn cầu của mình như sau:

- Tên sản phẩm cung cấp: Bơ, Sữa,

- Vị trí: New Zealand là một đảo quốc nằm ở khu vực Tây Nam của Thái Bình Dương, sát với nước Úc Có diện tích đồi núi lớn và khí hậu thích hợp để nuôi bò để lấy sữa là nguồn cung cấp nguyên vật liệu có chất lượng tốt mà doanh nghiệp hướng đến

- Hội chợ triển lãm:Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa Viet Nam Dairy 2022

+ Triển lãm Vietnam Dairy 2022, có sự góp mặt của nhiều thương hiệu sữa uy tín trong nước và quốc tế như: Vinamilk, Friesland Campina, Nestle, Nutifood, Abbott, Vinasoy, Nutricare, Vitadairy, Aiwado…và một số các thương hiệu quốc tế đại diện cho ngành sữa của các quốc gia: Newzealand, Pháp, Cộng hòa Séc

+ Quy tụ 200 gian hang của cac đơn vị là những thương hiệu uy tín trong nước và quốc tế trưng bày, giới thiệu thương hiệu sữa và các sản phẩm sữa; nguyên liệu phụ gia sử dụng trong ngành sữa; công nghệ, dây chuyền và bao bì phụ kiện trong chế biến sữa; ky thuât chăn nuôi bò sữa; các doanh nghiệp kinh doanh giống bò sữa; thức ăn chăn nuôi; thuốc thú y; công nghệ xử lý môi trường, hệ thống tiêu chuẩn quan ly chất lượng an toan thưc phâm; tài chính, ngân hàng, dịch vụ tư vấn, du lịch, vận tải; tư vấn chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng…

+ Để đáp ứng nhu cầu này, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 400 triệu USD các sản phẩm sữa từ New Zealand, chiếm gần một nửa lượng hàng hóa của New Zealand xuất khẩu sang Việt Nam

- New Zealand chiếm 3% tổng sản lượng thế giới

- Bốn sản phẩm xuất khẩu sữa hàng đầu của New Zealand là: sữa bột (37%), pho mát (12%), kem sữa (10%), và bơ (9%), trong đó có sữa và bơ.

- Khí hậu phù hợp để chăn nuôi bò sữa

- Việt Nam và Newzeland có thể tận dụng các lợi thế của nhau để thúc đẩy phát triển kinh tế, kết nối các chuỗi cung ứng trong các hiệp định FTA như: hỗ trợ xây dựng năng lực trong sản xuất nông nghiệp, an toàn thực phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển giao công nghệ chế biến sản phẩm nông nghiệp, thủy sản… để xuất khẩu sang các thị trường của các đối tác có ký kết FTA cũng như các thị trường khác

- Thách thức lớn và trực diện nhất là sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trên cả ba cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia

- Gặp gỡ để thương lương, đàm phán khó khăn khi ở hai quốc gia khác nhau

- Rào cản ngôn ngữ, địa lý

- Tình hình dịch bệnh Covid ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển từ các quốc gia khác

- Hàng hóa cũng phải vận chuyển qua bên thứ ba, tiền công, tiền vận chuyển tăng làm giá cả cạnh tranh so với các NCC trong nước.

Ngày đăng: 07/12/2022, 09:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w