1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và phương hướng tiếp tục giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất ở quận Cầu Giấy

85 1,1K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 610,5 KB

Nội dung

Luận Văn: Thực trạng và phương hướng tiếp tục giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất ở quận Cầu Giấy

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Sau 20 năm tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nước ta đã có sựchuyển biến rõ rệt về đời sống kinh tế, xã hội trong đại bộ phận dân cư Đặcbiệt, sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO(7/11/2006) đã mở ra cho nền kinh tế nước nhà nhiều cơ hội cũng như tháchthức mới Và dưới tác động của nó, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

và cả đô thị hóa cũng diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi cả nước Cùngvới xu hướng đó, quá trình xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xâydựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc giacũng đang diễn ra rất nhanh chóng, đặc biệt là ở các thành phố lớn như HàNội, Thành phố Hồ Chí Minh

Quận Cầu Giấy là một bộ phận hợp thành của Thủ đô Hà Nội Tuy là Quậnmới được thành lập từ các xã, thị trấn (năm 1997) nhưng quá trình đô thị hóa lạidiễn ra rất nhanh chóng trong những năm qua Quá trình đó đi liền với việc thuhồi đất, mà chủ yếu là đất nông nghiệp của một bộ phận dân cư Đây là một quátrình tất yếu, có tính quy luật trong thời kỳ đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa ở nước ta Quá trình đó đã và đang kéo theo hàng loạt khó khăn trongviệc giải quyết việc làm cho người lao động bị mất đất, để có thể ổn định an ninh– xã hội, chính trị…Tất cả đang trở thành vấn đề bức xúc, đòi hỏi sự nỗ lực củađội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng như quần chúng nhân dân để có thể đảm bảo đượcđời sống của người dân trên địa bàn Quận

Để có thể đánh giá đúng thực trạng việc thu hồi đất cũng như ảnh hưởngcủa nó tới việc làm, đời sống của lao động nông nghiệp bị thu hồi đất, qua đó

đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị

Trang 2

thu hồi đất trên địa bàn quận Cầu Giấy, tôi đã triển khai nghiên cứu đề tài:

“Thực trạng và phương hướng tiếp tục giải quyết việc làm cho lao động nôngnghiệp sau khi bị thu hồi đất ở quận Cầu Giấy”

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡtận tình của:

-Phòng Kinh tế Kế hoạch quận Cầu Giấy

-PGS TS Phạm Văn Khôi - Phó Chủ nhiệm khoa Kinh tế Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Đề tài có ba mục tiêu chủ yếu sau:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về việc làm nói chung, việc làm cholao động nông nghiệp bị thu hồi đất nói riêng trên địa bàn quận Cầu Giấy

- Đánh giá thực trạng đời sống và việc làm của lao động nông nghiệp bịthu hồi đất trong quá trình đô thị hóa

- Đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp để tiếp tục giảiquyết việc làm, ổn định cuộc sống cho lao động nông nghiệp sau khi bị thuhồi đất trong quá trình đô thị hóa trong những năm tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Như tên đề tài đã chỉ rõ, đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạngviệc làm của lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi trong quá trình đô thị hóa

và ảnh hưởng của nó tới thu nhập và đời sống

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn như sau:

- Về phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm

cho lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi trên địa bàn quận Cầu Giấy

- Về phạm vi thời gian:

Trang 3

+ Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, việc làm cho lao động nôngnghiệp có đất bị thu hồi từ năm 2001 đến nay (2006) Đây là thời kỳ đô thịhóa diễn ra rất nhanh chóng Đồng thời, nhiều vấn đề bức xúc trong quá trìnhthu hồi đất cũng nảy sinh chủ yếu trong thời gian này.

+ Phạm vi thời gian cho các đề xuất trong đề tài là thời kỳ 2007 – 2010,đặt trong tầm nhìn đến năm 2020

4 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, phụ lục, kết luận, đề tài gồm các phần lớn sau đây:

- Chương I: Việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp

bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa

- Chương II: Thực trạng việc thu hồi đất nông nghiệp và vấn đề giải

quyết việc làm cho lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi ở quận Cầu Giấy

- Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục giải quyết việc

làm cho lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất chuyển đổi mục đích sửdụng

Trang 4

Chương 1

VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG

NGHIỆP BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH

ĐÔ THỊ HÓA

1.1 Khái niệm và vai trò của việc làm

1.1.1 Khái niệm về việc làm

Việc làm là phạm trù kinh tế xã hội biểu hiện khả năng kết hợp giữa sức laođộng với tư liệu sản xuất nhằm tạo ra thu nhập, tạo ra của cải vật chất hoặc thỏamãn những yêu cầu nào đó, phù hợp với những quy định của pháp luật

Để hiểu rõ hơn khái niệm việc làm, cần phân biệt rõ 2 thuật ngữ: việclàm và làm việc Đây là 2 thuật ngữ có sự biểu hiện khác nhau ở một sốphương diện Về nội hàm của thuật ngữ làm việc: có thể hiểu làm việc, đóchính là quá trình lao động, vì vậy có thể hiểu đó là sự kết hợp giữa sức laođộng với tư liệu sản xuất Trong khi đó, thuật ngữ việc làm chỉ phản ánh vềkhả năng của sự kết hợp đó Ví dụ như một doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất,khi doanh nghiệp được vay vốn sẽ mở ra khả năng thu hút thêm việc làm,hoạt động vay vốn đó đã tạo ra việc làm Doanh nghiệp đó có thu hút đượclao động và có triển khai được các hoạt động đó hay không, đặc biệt ngườilao động có triển khai các hoạt động đó hay không lại thuộc về phạm trù làmviệc Về ngữ pháp: Việc làm là danh từ, còn làm việc là động từ Vì vậy, việclàm phản ánh ở dạng tiềm năng và làm việc biểu hiện sự khai thác của tiềmnăng đó Trên thực tế, người ta thường quan tâm nhiều đến kết quả cuối cùng,

vì vậy sự thống nhất trên một phương diện nào đó giữa việc làm và làm việc

là vấn đề cần lưu ý khi tạo việc làm Bởi vì, tạo ra việc làm nhưng người laođộng không làm việc hoặc làm việc không hiệu quả thì tạo việc làm sẽ không

có ý nghĩa

Trang 5

- Khái niệm về người có việc làm: Người có việc làm là những người từ

đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế đang làm công việc đểnhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật hoặc đanglàm công việc không được hưởng tiền lương, tiền công hay lợi nhuận trongcác công việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình Khái niệm người có việclàm còn bao gồm những người có sức lao động, có việc làm nhưng chưa chấpnhận làm việc, hoặc chưa sẵn sàng làm việc, thậm chí không chịu làm việc.Trên thực tế, do phân biệt người có việc làm không chịu làm việc và ngườikhông có việc làm thực sự có những khó khăn nên những đối tượng này đượcliệt kê vào những người không có việc làm Cách thức này tuy có tiện vềthống kê, nhưng không phản ánh chính xác thực tiễn

Trong số người có việc làm, căn cứ vào số giờ thực tế làm việc và nhucầu làm thêm của người được coi là có việc làm, người ta lại chia ra thànhngười đủ việc làm và người thiếu việc làm

Người đủ việc làm gồm những người có số giờ làm việc trong tuần lễ lớn

hơn hoặc bằng 40 giờ; hoặc những người có số giờ nhỏ hơn 40, nhưng không

có nhu cầu làm thêm; hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn 40,nhưng bằng hoặc lớn hơn giờ quy định đối với những người làm các côngtrình nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện hành

Người thiếu việc làm là những người có tổng số giờ làm việc trong 1 tuần

dưới 48 giờ đến 8 giờ, hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn quy định đối với nhữngngười làm công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện hành của nhà nước,

có nhu cầu làm thêm giờ và đã sẵn sàng làm việc nhưng không có việc để làm

Thất nghiệp là sự tồn tại của một bộ phận lực lượng lao động có khả

năng và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc làm

Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt

động kinh tế không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc đang tích cực tìm

Trang 6

việc làm hoặc đang chờ được trở lại làm việc trong khoảng thời gian quy định(thường là 4 tuần).

1.1.2 Vai trò của việc làm

Việc làm có vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế xãhội ở vùng nông thôn Qua việc làm ta có thể đánh giá được sự phát triển củanông thôn về nhiều nghành nhiều lĩnh vực cụ thể như an ninh xã hội, trình độphát triển của dân cư, trình độ học hành…Ở vùng nông thôn có tỷ lệ người cóviệc làm thường xuyên thì góp phần ổn định cuộc sống của người dân, giảmbớt các tệ nạn xã hội mang lại do lao động không có việc làm gây ra như chơibời cờ bạc, nghiện hút ma tuý… Vì thế mà việc giải quyết việc làm cho ngườilao động nông thôn sau khi bị thu hồi đất càng trở nên cần thiết Giải quyết tốtvấn đề này không những góp phần phát triển kinh tế xã hội mà còn giúpngười dân lao động nông thôn giảm bớt vào việc bị lôi kéo vào các hoạt độngkhông lành mạnh của xã hội

Việc làm thường xuyên giúp cho người dân có đời sống thu nhập ổnđịnh, giúp cho họ có khả năng dễ dàng tiếp cận với khoa học công nghệ hiệnđại, đồng thời nâng cao khả năng nhận thức của người dân

Việc làm cho lao động nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy cơ sở hạ tầngngày càng phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện Tạo ra sự thu hẹpkhoảng cách giữa thành thị và nông thôn

1.2 Sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa

1.2.1 Đô thị hóa và tính tất yếu của đô thị hóa

1.2.1.1 Đô thị hóa

Đô thị là khu dân cư tập trung với mật độ cao, cơ sở hạ tầng thích hợp, làtrung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội củamột huyện, tỉnh hoặc một vùng, miền lãnh thổ, cả nước

Trang 7

Như vậy, một vùng, lãnh thổ được công nhận là đô thị khi nó là thànhphố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập

Để đánh giá trình độ của đô thị, ta có thể thông qua một số chỉ tiêu như:

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn

- Thu nhập bình quân đầu người/năm

- Mức tăng trưởng kinh tế trung bình/năm

- Cân đối thu – chi ngân sách…

Đô thị hóa được xem như một quá trình đa dạng về các mặt kinh tế - xãhội, dân số, địa lý, v.v…dựa trên cơ sở của các hình thức phân công lao động

xã hội theo ngành và phân công lao động xã hội theo lãnh thổ Đây là quátrình tập trung, tăng cường, phân hóa các họat động trong đô thị và nâng cao

tỷ lệ số dân thành thị trong các vùng, các quốc gia cũng như trên toàn thếgiới Đồng thời, đô thị hóa cũng là quá trình phát triển của các thành phố lớn

và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị trong dân cư Trước kia, đô thị hóa chỉtiến hành trong phạm vi các thành phố Ngày nay, quá trình này bắt đầu phổbiến và xâm nhập vào các vùng nông thôn

Đô thị hóa là một tiến trình rất đa dạng, chứa đựng nhiều hiện tượng vàbiểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển

Trên quan điểm một vùng, đô thị hóa là quá trình hình thành, phát triển

các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị

Trên quan điểm kinh tế quốc dân, đô thị hóa là một quá trình biến đổi về

phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư

những vùng những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triểncác đô thị hiện có theo chiều sâu Đô thị hóa là quá độ từ hình thức sống nôngthôn lên hình thức sống đô thị của các nhóm dân cư, gắn liền với những biếnđổi sâu sắc về kinh tế - xã hội của đô thị và nông thôn trên cơ sở phát triển

Trang 8

công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ, v.v…Đô thị hóa gắn liềnvới sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trong các loại đô thị hóa thì vấn đề đô thị hóa nông thôn là vấn đề đượcquan tâm nhiều nhất, vì đô thị hóa nông thôn là xu hướng bền vững và mang

tính quy luật không thể tránh khỏi Thực chất, đô thị hóa nông thôn là quá

trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho các vùng nôngthôn (cách sống, hình thức nhà cửa, phong cách sinh hoạt…) Hay nói cáchkhác, đó là sự tăng trưởng đô thị theo hướng bền vững

Đô thị hóa ngoại vi được hiểu là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi

của thành phố do kết quả phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng…tạo ra cáccụm đô thị, liên đô thị…góp phần đẩy nhanh đô thị hóa nông thôn

Cần phân biệt được đô thị hóa thật sự với đô thị hóa giả tạo Đô thị hóa

giả tạo là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị và do dân cư

từ các vùng khác đến, đặc biệt là từ nông thôn…dẫn đến nảy sinh các vấn đề

xã hội như thất nghiệp, thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường, giảm chất lượngcuộc sống…

Từ các khái niệm trên, ta có thể thấy rằng, đô thị hóa mang tính xã hội

và lịch sử; đó là sự phát triển về quy mô, số lượng dân số, tăng trưởng và pháttriển kinh tế, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành hệ thốngcác đô thị

Tóm lại, đô thị hóa là quá trình phức tạp có thể định nghĩa từ nhiều góc

độ khác nhau nhưng chung lại một cách tổng quát: Đô thị hóa là quá trìnhbiến đổi và phân bố lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân

cư, hình thành và phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị,đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sởvật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số

Trang 9

Vai trò của đô thị hóa: Đô thị hóa có vai trò đặc biệt quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

Bên cạnh nông thôn, đô thị là hình thái quần cư cơ bản thứ hai của xã hộiloài người Trên thế giới, đô thị ra đời rất sớm, nhưng chỉ thật sự phát triểnmạnh mẽ từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 cho đến nay, đô thị đã trở thànhmột hiện tượng xã hội, một hiện tượng kinh tế có ảnh hưởng hết sức quantrọng tới mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống kinh tế xã hội

Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, có vai trò thúc đẩy sựphát triển kinh tế - xã hội của cả nước Sự phát triển đô thị kích thích tăngtrưởng và phát triển của các vùng lãnh thổ xung quanh và toàn bộ nền kinh tếthông qua quá trình phân bố lại các cơ sở kinh tế, lan truyền tiến bộ côngnghệ, văn hóa, xã hội Với sự phát triển của hệ thống các đô thị , nhiều nước

đã từng bước hình thành được những vùng, lãnh thổ phát triển không chỉ đảmnhận chức năng động lực thúc đẩy sự phát triển toàn bộ nền kinh tế - xã hộiđất nước mà còn đảm nhận chức năng hợp tác và hội nhập quốc tế, vừa đảmnhận vai trò tiếp nhận thông tin, các thành tựu về phát triển khoa học, côngnghệ, kinh tế, văn hóa của thế giới rồi lan rộng ra các vùng xung quanh Vaitrò và tác động tích cực của phát triển đô thị được thể hiện cụ thể như sau:

- Các đô thị có vai trò to lớn trong việc tạo ra thu nhập, tích lũy của nềnkinh tế và nguồn thu cho ngân sách quốc gia Theo số liệu thống kê năm

2004, chỉ tính riêng bốn thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố HồChí Minh, Đà Nẵng chiếm khoảng 14% dân số, tạo ra 36,4% GDP, 45,7% giátrị sản lượng công nghiệp, và gần 50% giá trị xuất khẩu của cả nước Các đôthị này đã trở thành những vùng động lực có tốc độ tăng trưởng cao và cóđóng góp quan trọng vào việc tăng quy mô của nền kinh tế, tăng giá trị côngnghiệp, dịch vụ và xuất khẩu của cả nước

Trang 10

- Với quy mô sản xuất, diện tích, dân số lớn và không ngừng gia tăng, sựtập trung lớn các năng lực sản xuất, các đô thị cũng có khả năng cung cấp mộtkhối lượng đáng kể các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ với chất lượng tốtđáp ứng nhu cầu của nhiều vùng trong nước và nguồn hàng cho xuất khẩu.

- Các đô thị lớn thực sự là các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khochọc kỹ thuật, thương mại của các vùng và cả nước Các hoạt động dịch vụquan trọng như xuất nhập khẩu, tài chính, tiền tệ, vận tải, du lịch, khoa họccông nghệ từ các đô thị lớn bắt đầu có sức lan tỏa và thúc đẩy sự phát triểnchung của các lãnh thổ trên phạm vi cả nước

- Các đô thị có ưu thế về nhân lực được đào tạo chất lượng cao, có khảnăng nhanh chóng tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến, trên cơ sở đó tạo racác công nghệ và các trang thiết bị hiện đại không chỉ phục vụ cho sự pháttriển của bản thân đô thị mà còn đáp ứng cho nhu cầu của các vùng lãnh thổkhác trên toàn quốc

- Sự phát triển của đô thị góp phần nâng cao năng suất và chất lượng laođộng cho toàn bộ nền kinh tế Tại các đô thị của Việt Nam đã bước đầu hìnhthành đội ngũ lao động và cán bộ quản lý có trình độ và tác phong lao độngcông nghiệp hiện đại Hầu hết lực lượng lao động có trình độ từ cao đẳng vàđại học trở lên của cả nước tập trung tại các đô thị Tay nghề của người laođộng được nâng cao cùng các kinh nghiệm quản trị kinh doanh…được tiếptục lan tỏa sang các lãnh thổ còn lại của đất nước thông qua việc phát triểncác chi nhánh, các cơ sở sản xuất kinh doanh đặt tại các địa phương khác, gópphần từng bước nâng cao trình độ và hiệu quả quản lý kinh doanh, nâng caonăng suất và chất lượng lao động cho toàn bộ nền kinh tế nói chung, các vùngkém phát triển nói riêng

- Các đô thị lớn tập trung số lượng lớn các cơ sở đào tạo và khoa học,giữ vai trò đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, góp phầntừng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động cho nền kinh tế

Trang 11

- Các đô thị còn là nơi tiêu thụ hàng nông sản chất lượng cao, tác độngđến sự phát triển các cơ sở cung cấp nguyên liệu và dịch vụ, góp phần chuyểnđổi tập quán sản xuất truyền thống của nhiều vùng nông thôn, mở ra khả năngnâng cao chất lượng và giá trị nông sản, mở rộng thị trường…Như vậy, sựphát triển của các đô thị sẽ tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp – nông thôn và của cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa.

- Sự phát triển của các đô thị đã tạo điều kiện để bổ sung nguồn vốn đầu

tư cho sự phát triển của các vùng nông thôn, vùng kém phát triển Thông quaviệc thu hút lao động tới các đô thị, một phần đáng kể trong thu nhập củangười lao động được đưa trở về các vùng nông thôn, vùng kém phát triển đểgiúp đỡ gia đình xây dựng, sửa sang nhà cửa, đường sá, phát triển kinh tếnông hộ, v.v…

Tóm lại, đô thị tượng trưng cho thành quả kinh tế, văn hóa, xã hội củamỗi quốc gia, là sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vậtchất kỹ thuật và văn hóa CNH, HĐH tạo điều kiện để tiến hành quá trình đôthị hóa, ngược lại đô thị hóa cũng có tác động tích cực trở lại thúc đẩy quá trìnhCNH, HĐH diễn ra nhanh hơn Bên cạnh đó, đô thị hóa diễn ra tạo ra sự đadạng các ngành nghề, từ đó việc làm được tăng lên đáng kể, điều này tác độngtích cực đến thu nhập và đời sống của người dân Tác động lan tỏa của các đôthị được mở rộng cả về phạm vi không gianvà biến đổi về chất Nhiều đô thị đãthực sự trở thành các hạt nhân động lực cho sự phát triển của nhiều vùng

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, những tác động tích cực mà đô thịhóa đem lại thì các đô thị cũng là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đáng kểđến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến cân bằng sinh thái do tàinguyên đất bị khai thác triệt để cho xây dựng đô thị, ô nhiễm các chất thảicông nghiệp và sinh hoạt, giảm diện tích cây xanh và mặt nước, bùng nổ giao

Trang 12

thông cơ giới…Bên cạnh đó, qua thực tế phát triển cho thấy khoảng cảnh giữanông thôn và thành thị ngày càng tăng Thành phố sẽ có những ảnh hưởngmạnh mẽ đến nông thôn và trực tiếp là khu vực ngoại thành trong quá trìnhtiến hành đô thị hóa.

1.2.1.2 Tính tất yếu của đô thị hóa

Tiền đề cơ bản để tiến hành công cuộc đô thị hóa là sự phát triển côngnghiệp, hay nói cách khác, công nghiệp hóa là cơ sở phát triển của đô thị hóa.Trên thế giới, đô thị hóa được coi là bắt đầu từ khi tiến hành cách mạng thủcông nghiệp, mà tiếp sau đó là cách mạng công nghiệp, mà điển hình nhất là sựthay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc với năng suất lao động caohơn và sự thay đổi về cơ cấu lao động xã hội trên cơ sở phân công lao động xãhội Đồng thời, cách mạng công nghiệp đã tập trung hóa lực lượng sản xuất ởmức độ cao hơn dẫn đến hình thành đô thị hóa, mở rộng quy mô đô thị cũ.Bên cạnh tiền đề phát triển công nghiệp thì sự phát triển của trung tâmdịch vụ, thương mại và du lịch cũng là tiền đề cho sự hình thànhh và pháttriển của một số khu đô thị mới, cho sự mở rộng các khu đô thị hiện có, và sựhoàn thiện hơn các khu đô thị cũ

Những vấn đề có tính quy luật thường phát sinh và đồng hành với quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa là:

- Hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị lớn, thậm chí cực lớn,gây mất cân đối trong sự phát triển hệ thống dân cư

- Gia tăng áp lực đối với quy hoạch sử dụng đất đai đô thị

- Thay đổi cơ cấu dân cư theo nhiều tiêu chí: độ tuổi, giới tính, nghềnghiệp, trình độ học vấn, tầng lớp xã hội

- Gia tăng khoảng cách chênh lệch về mức sống và thu nhập giữa cáctầng lớp dân cư, hình thành các khi nhà ổ chuột và tầng lớp dân nghèo thànhthị, gia tăng tình trạng vô gia cư và nạn thất nghiệp

Trang 13

- Áp lực thay đổi lối sống đô thị do sự du nhập lối sống của nhiều địaphương, nhiều vùng khác nhau.

- Gia tăng stress và các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng tới tất cả các tầng lớpdân cư trong đô thị

- Kết cấu hạ tầng và các vấn đề môi trường (tắc nghẽn giao thông, ônhiễm không khí, nước, chất thải rắn, thiếu nước sạch…)

- Gia tăng áp lực về khối lượng và tính chất phức tạp của quản lý đô thịtrong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…

Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa nhanh chóng và mạnh mẽ cả về chiềurộng và chiều sâu trong thời gian qua đã làm phát sinh những vấn đề cần giảiquyết:

- Mở rộng diện tích đất đô thị và thu hẹp diện tích đất nông nghiệp Thựcchất của quá trình này là sự thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệpsang xây dựng nhà ở, sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ.Quá trình này góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất nhưng cũng gây rakhông ít các vấn đề xã hội

- Việc làm cho nông dân nói chung, cho những hộ nông dân bị thu hồiđất do phát triển công nghiệp và xây dựng các công trình công cộng nói riêng,

là vấn đề cần quan tâm và có những giải pháp nhanh chóng giải quyết

- Các vấn đề về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cân bằng sinh thái.Tài nguyên đất bị khai thác triệt để cho xây dựng đô thị, làm giảm diện tíchcây xanh và mặt nước, gây ra ngập úng; Nhiều nhà máy, xí nghiệp gây ônhiễm môi trường lớn trước đây nằm ở ngoại thành, nay rơi vào đúng khu dân

cư đông đúc; Vấn đề tắc nghẽn giao thông trong những năm qua gây nhiềubức xúc, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh…

- Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực ngoại thành Trong quátrình đô thị hóa, cơ cấu các ngành kinh tế thay đổi theo xu hướng tích cực và

Trang 14

tiến bộ: Tỷ trọng các hoạt động nông nghiệp giảm, tỷ trọng các hoạt độngcông nghiệp, thương mại và dịch vụ tăng mạnh Vấn đề nảy sinh ở đây là chấtlượng lao động tại chỗ thường không đáp ứng được yêu cầu của chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, gây ra những khó khăn và cản trở nhất định đối với quá trìnhnày

- Vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng Một thực tế ở hầu hết các đô thị ViệtNam, các yếu tố kết cấu hạ tầng thường không được hình thành đồng bộ vàphát triển chậm hơn so với nhu cầu thực tế của đô thị

- Vấn đề văn hóa – xã hội Đô thị hóa góp phần nâng cao đời sống vậtchất và văn hóa tinh thần cho dân cư, hình thành lối sống công nghiệp, xâydựng xã hội mới Tuy vậy, phân hóa giàu nghèo cũng diễn ra ngày càngnhanh chóng hơn, tỷ lệ thất nghiệp và các vấn đề xã hội khác (trộm cướp,nghiện hút, mại dâm…) cũng gia tăng

- Thay đổi hình thái kiến trúc Các tòa nhà thiết kế hiện đại, đầy đủ tiệnnghi, các khu chung cư cao tầng đang dần thay thế các nhà mái ngói truyềnthống Tuy vậy, vẫn không tránh được tình trạng xây dựng manh mún, lấnchiếm không gian đô thị và các kiểu thiết kế nhà ở pha tạp nhiều loại hìnhkiến trúc làm ảnh hưởng xấu đến bộ mặt đô thị

- Những vấn đề về quản lý hành chính Đô thị hóa theo chiều rộng dẫnđến sự biến động liên tục về ranh giới các đơn vị hành chính, gây khó khănđối với bộ máy quản lý đô thị vẫn còn nhỏ yếu

1.2.2 Những vấn đề có tính quy luật trong chuyển biến KT – XH của một quận mới thành lập từ các xã, thị trấn

Đô thị hóa là sự tăng lên tỷ lệ tổng dân số sống tại các khu đô thị Nóbao gồm sự thay đổi cân bằng giữa dân số nông thôn và thành thị do sự dichuyển dòng người từ nông thôn ra thành thị và do sự khác nhau trong tỷ lệtăng dân số tự nhiên giữa hai vùng này

Trang 15

Đô thị hóa là một quá trình phát triển tất yếu của việc chuyển xã, thị trấnven nội thành quận nội thành Nó đồng thời có tác động hai mặt tới bản thânđời sống kinh tế - xã hội của Quận Một mặt, đô thị hóa đem lại những nhân

tố mới, tạo điều kiện phát triển thị trường, phát triển kinh tế, ổn định xã hội,không những cải thiện đời sống vật chất mà văn hóa tinh thần của người dâncũng được nâng lên đáng kể Mặt khác, nội dung và tiến trình đô thị hóa nếukhông được định hướng và kiểm soát chặt chẽ, không có công tác quản lý,chính sách phát triển phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng tự phát, gây hậu quảkhông lường trước được về quy hoạch và kiến trúc đô thị, về giải quyết việclàm của dân cư cũng như nảy sinh các vấn đề xã hội và môi trường

Sự chuyển biến đầu tiên trong tiến trình chuyển xã, thị trấn ven nội thànhquận nội thành là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đô thị hóa đòi hỏi phải có sự

mở rộng quy mô đô thị làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm Vìthế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp là điều tấtyếu Đây là quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệnđại

Cùng với quá trình đô thị hóa, các trung tâm kinh tế, khu công nghiệptập trung, quy mô lớn được hình thành dẫn đến sự phát triển ngày càng caocủa khu vực công nghiệp Các nhà máy cần có một kết cấu hạ tầng dịch vụ,giao thông vận tải, phân phối, thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm…rất rộnglớn Các dịch vụ này phát triển rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triểncông nghiệp Ngoài ra, các dịch vụ như xử lý thông tin, quảng cáo…trước đâyđược thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp nay dần dần được đưa ký kết thựchiện với các doanh nghiệp trong khu vực dịch vụ Do vậy, lĩnh vực dịch vụphát triển mạnh

Đối với các xã, thị trấn trong quá trình chuyển lên phường, quận, đô thịhóa diễn ra rất nhanh bởi đô thị hóa tạo điều kiện cho phát triển sản xuất và

Trang 16

giao lưu hàng hóa, góp phần mở rộng các đô thị trên cơ sở đô thị hóa cácphường, xã ven đô thị.

Những tác động tích cực của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quận thành lập từ các xã, thị trấn ven nội thànhphát triển kinh tế - xã hội ổn định, theo kịp tiến trình phát triển của Thành phố

và cả nước, với một cơ cấu kinh tế hiện đại, phù hợp với xu thế phát triểnchung của khu vực kinh tế thành thị

Chuyển từ các thị trấn, xã ven nội thành quận nội thành là quá trìnhchuyển biến toàn diện cả về kinh tế - xã hội từ hình thái này sang hình tháikhác Sự khác biệt đó được biểu hiện ở các mặt sau:

Thứ nhất, nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng

bao gồm chủ yếu là nông dân, là vùng lấy sản xuất nông nghiệp (trồng trọt,chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản) là chủ yếu Ngược lại, đô thị là vùng sinhsống và làm việc của cộng đồng bao gồm một tập hợp các tầng lớp: côngnhân, trí thức, công chức, tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, các nhà doanhnghiệp…, là vùng phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và là trung tâmphát triển kinh tế, văn hóa, chính trị

Thứ hai, đô thị so với nông thôn là vùng có cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng

xã hội, trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa cao hơn

Thứ ba, đô thị là vùng có thu nhập và đời sống, trình độ văn hóa, trình

độ khoa học – công nghệ cao hơn nông thôn Trong một chừng mực nào đó,trình độ dân chủ, tự do và công bằng xã hội cũng cao hơn nông thôn

Thứ tư, đối với một số ngành của nông thôn còn tồn tại trong các đô thị,

tính chất đô thị hóa đã tạo nên sắc thái, đặc trưng mới, đặt ra những yêu cầumới cho chúng Trên thực tế, ngay cả những đô thị hiện đại đôi khi vẫn còn sựtồn tại của ngành nông nghiệp, nhưng tính chất và yêu cầu phát triển nôngnghiệp đã khác hẳn Đó là ngành nông nghiệp với các loại sản phẩm sản xuất

Trang 17

cao cấp, giá trị kinh tế cao như: hoa sinh vật cảnh, các loại rau, quả cao cấp;

Là ngành nông nghiệp với kỹ thuật sản xuất cao hơn, đảm bảo nghiêm ngặt vềyêu cầu sạch của sản phẩm và môi trường sinh thái…

Những điểm khác biệt giữa nông thôn và thành thị như vậy đặt ra nhữngkhó khăn cho quá trình chuyển đổi Đặc biệt đối với quận mới được thành lập

từ các xã, thị trấn thì những khác biệt này càng rõ nét hơn Thực tế, việcchuyển đổi kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hóa nằm trong sự vận độngchung của nền kinh tế đất nước; Chuyển đổi theo hướng CNH, HĐH Song,đối với một Quận mới được thành lập từ các xã, thị trấn ven nội sẽ có nhiềuđiều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho phép quá trình đó diễn ra với tốc độnhanh hơn so với các vùng khác trên phạm vi cả nước

Bên cạnh đó, quá trình đẩy nhanh việc xây dựng các cơ sở hạ tầng: Giaothông, hệ thống cung cấp nước sạch và xử lý nước, các trung tâm thương mại, các

cơ sở công nghiệp, các khu dân cư tập trung…theo những đặc trưng của một đôthị là một quy luật tất yếu khi chuyển từ xã, thị trấn thành phường, quận

Ngoài ra, khi chuyển lên phường, quận thì việc đẩy mạnh phát triển sảnxuất, giao lưu hàng hóa, mở rộng các hoạt động dịch vụ, tăng cường nâng caodân trí, đẩy mạnh việc xây dựng các cấp chính quyền cơ sở cho tương xứngvới vị trí, vai trò cấp Quận là đặc trưng chung của quá trình chuyển đổi

Như vậy có thể thấy rằng, quá trình biến chuyển kinh tế - xã hội từ xã,thị trấn thành phường, quận gắn liền với các đặc điểm của quá trình chuyểnđổi từ xã, thị trấn ven nội thành quận nội thành

1.2.3 Sự cần thiết phải thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa

Quá trình mở cửa nền kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới đã vàđang có những tác động đáng kể tới nền kinh tế, làm chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, kéo theo sự thay đổi về cơ cấu lao động của các ngành, các lĩnh vực trong

Trang 18

nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người lao động nước ta Đặcbiệt, ngày 7/11/2006, nước ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của

Tổ chức Thương mại Thế giới WTO Đây là một sự kiện trọng đại mang tínhlịch sử, mở ra cho nước ta những thời cơ mới, thuận lợi mới, tạo điều kiệnthúc đẩy quá trình CNH, HĐH của đất nước

Như đã trình bày ở trên, CNH, HĐH tất yếu kéo theo đô thị hóa Tốc độCNH càng nhanh thì trình độ đô thị hóa càng cao Sự hình thành các vùngkinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung với quy mô lớn, khu kinh tế

mở, các công trình công cộng, các cơ sở hạ tầng…đòi hỏi phải dành một bộphận lớn đất đai, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp Như vậy, cùng với sựphát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng CNH, HĐH, đô thị hóa thì

sự giảm sút một bộ phận khá lớn đất nông nghiệp là một tất yếu khách quan Hơn nữa, thực hiện theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng ta làchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp,tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ, do vậy diện tích đất nôngnghiệp phải thu hẹp để mở rộng các ngành khác Bởi vậy, thu hồi đất nôngnghiệp chính là để phục vụ cho sự phát triển của các ngành khác

Đối với Việt Nam, quá trình đô thị hóa tuy đã và đang được đẩy mạnh,song so với thế giới thì vẫn còn thấp Việc mở rộng quy mô diện tích các đô thịhiện có trên cơ sở hình thành các khu đô thị mới, các quận, phường mới là hìnhthức khá phổ biến đối với các đô thị của Việt Nam tỏng điều kiện kinh tế cònnhiều hạn chế Việc hình thành các khu đô thị mới, các quận, phường mới đượcxem như là hình thức đô thị hóa theo chiều rộng và là sự mở đường của quan hệsản xuất nhằm tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển Với hình thức đôthị hóa theo chiều rộng như trên thì dân số và diện tích đô thị sẽ tăng lên mộtcách nhanh chóng Mật độ dân cư ngày càng cao như vậy yêu cầu đòi hỏi phải

có đất để xây dựng nhà ở Vì vậy, thu hồi đất nông nghiệp là tất yếu

Trang 19

1.2.4 Những vấn đề đặt ra của đô thị hóa đối với việc làm của những người bị thu hồi đất

1.2.4.1 Tác động của CNH, HĐH, đô thị hóa đối với lao động, việc làm

của người có đất bị thu hồi.

Trong quá trình đô thị hóa, kinh tế ở các đô thị mới tăng trưởng nhanhchóng nhờ sự tập trung lực lượng sản xuất, tạo ra năng suất lao động cao,cách tổ chức lao động hiện đại Thực chất quá trình tăng trưởng kinh tế đô thị

là quá trình tăng việc làm ở các đô thị Quá trình đó vừa làm tăng việc làm,vừa làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong đô thị Ngược lại, việc chuyển đổi cơcấu các ngành kinh tế đô thị làm tăng trưởng kinh tế đô thị theo chiều sâu,tăng năng suất lao động xã hội, tăng GDP bình quân đầu người tại đô thị

Từ góc độ lao động và việc làm, đô thị hóa là quá trình chuyển đổi cơcấu lao động và việc làm từ các hoạt động nông nghiệp sang các hoạt độngcông nghiệp và thương mại, dịch vụ Khi đô thị mở rộng ra các vùng ngoại vinhằm giải quyết vấn đề quá tải dân số, các khu dân cư đô thị ở ngoại vi hìnhthành và các hoạt động thương mại, dịch vụ sẽ phát triển Ngoại thành là nơi

có sự thay đổi mạnh mẽ về các hoạt động thương mại và dịch vụ, một phần đểđáp ứng yêu cầu của phát triển công nghiệp, một phần để đáp ứng các nhu cầudịch vụ giải trí cho dân cư nội thành

Những người nông dân trước đây gắn bó với ruộng vườn, sau khi trởthành dân cư đôt thị, họ bị mất phần lớn đất canh tác Với số tiền được Nhànước đền bù hoặc tiền bán đất cho các cư dân mới, họ dùng để tạo nghề mới,tìm việc làm mới … Tuy vậy, lao động trong đô thị đòi hỏi có trình độ chuyênmôn hóa cao hơn và do vậy, giá cả lao động ở đô thị cũng cao hơn so với ởnông thôn

Sự phát triển của các đô thị một mặt tạo ra một lượng lớn việc làm cholao động tại đô thị, đồng thời thu hút và làm giảm đáng kể lượng lao động

Trang 20

nông nhàn ở các vùng nông thôn, kém phát triển, góp phần làm tăng năng suấtlao động tại các vùng này Chỉ riêng 4 thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ ChíMính, Đà Nẵng và Hải Phòng trong năm 2004 đã giải quyết việc làm chokhoảng 363.000 lao động Ngoài số lao động làm việc chính thức tại các cơ sởsản xuất, kinh doanh, còn phải kể đến một lực lượng lớn lao động làm việctrong các ngành dịch vụ, xây dựng cơ bản… và các khu vực phi chính thứckhác phục vụ cho phát triển các đô thị này.

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ khác thì khi gia tăng quy mô thành phố bằngcác giải pháp mở rộng không gian, hình thành các quận, phường mới sẽ làmcho một lực lượng đáng kể lao động nông nghiệp bị mất việc làm, gây khókhăn cho đời sống của họ Bởi thời gian trung bình để người lao động có việclàm mới sau khi bị thu hồi đất là 11 tháng đối với nghề sản xuất công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp; 10 tháng đối với nghề buôn bán dịch vụ; 6 tháng đối vớinghề chăn nuôi; 4 tháng đối với nghề xây dựng và 8 tháng đối với các hoạtđộng dịch vụ khác

Bên cạnh đó, dòng di chuyển quá lớn của lao động nông thôn ra thànhphố trong khi số lượng việc làm tại các khu đô thị không thể tăng nhanh để cóthể thu hút hết sự tăng lên của dân số trong độ tuổi lao động và do di dân cũng

là một nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm với tỷ lệkhá cao

Vấn đề lao động và việc làm được quan tâm thường xuyên bởi vì quátrình đô thị hóa diễn ra thường xuyên và với tốc độ ngày càng nhanh Dự kiếnđến năm 2010, diện tích đất đô thị toàn quốc sẽ là 243.200 ha, chiếm khoảng0,74% diện tích đất tự nhiên của cả nước Đến năm 2020, con số này tươngứng sẽ là 460.000 ha và 1,4% diện tích cả nước Diện tích đất đô thị tăng lênchủ yếu là do chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang Điềunày chắc chắn sẽ dẫn đến gia tăng nhu cầu về lao động và việc làm cho dân

Trang 21

cư đô thị Vấn đề đào tạo, tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề và giải quyếtthất nghiệp cần trở thành một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta tronggiai đoạn hiện tại và thời kỳ tới.

1.2.4.2 Một số vấn đề bức xúc trong việc giải quyết việc làm cho những người bị thu hồi đất

Mặc dù đã có tác động rất tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hộinhư đã nêu khái quát ở trên, nhưng cho đến nay, thu hồi đất đang là vấn đề

“nóng”, bức xúc ở nhiều địa phương Bên cạnh những kết quả đạt được thìviệc thu hồi đất ở nước ta đang còn tồn tại rất nhiều vấn đề cần được giảiquyết một cách đồng bộ

Thu hồi đất đã đẩy hàng triệu người, trong đó chủ yếu là nông dân lâm vào cảnh không có việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn.

Phải nói rằng chủ trương thu hồi đất của Đảng và Nhà nước ta là đúngđắn, tuy nhiên, đã làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại, yêu cầuchuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông nghiệp cần thiết hơn bao giờ hết Trong giai đoạn 2001 – 2005, tại 14 tỉnh, thành phố kể trên, diện tích đấtnông nghiệp bị thu hồi là 20.361,4 ha, tương ứng số lao động bị mất việc làmtrong nông nghiệp là 265.709 người

Đại bộ phận những hộ dân, những người lao động bị thu hồi quyền sửdụng đất đều là những hộ thuần nông, cuộc sống chủ yếu dựa vào nguồn thu

từ canh tác trên đất nông nghiệp và chăn nuôi quy mô nhỏ Việc thu hồi đất

đã khiến cho nhiều người nông dân bị mất một phần hoặc toàn bộ tư liệu sảnxuất dẫn đến mất việc làm, gặp phải khó khăn trong tìm và tạo việc làm mới

Có thể tìm được việc làm mới nhưng thu nhập thấp, không đảm bảo được đờisống hoặc việc làm không phù hợp với khả năng và tay nghề Người nông dânkhi chuyển sang làm việc trong ngành nghề phi nông nghiệp không phải làđiều có thể thực hiện được ngay trong một sớm một chiều bởi trình độ hầu

Trang 22

như không có Ở Hà Nội, khi một số huyện ngoại thành được chuyển thànhquận ngoại thành và diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi càng nhiều thì sốngười nông dân trở thành “thị dân thất nghiệp” cũng ngày càng đông đảo.

Biểu 1 Tình hình lao động bị mất việc làm trong nông nghiệp do thu hồi

Trang 23

Với thực tế là lao động nông thôn của nước ta gần như chưa hề được đàotạo gì Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp do Tổng cục Thống kêcông bố đầu năm 2004, cả nước có 93% số lao động nông nghiệp chưa quađào tạo, chỉ có 2,3% lao động được đào tạo tay nghề theo trình độ sơ cấp hoặccông nhân kỹ thuật, 2,4% có trình độ trung cấp kỹ thuật, 0,8% có trình độ caođẳng, 0,7% có trình độ đại học và tương đương (Thời báo Kinh tế Việt Nam,ngày 23/3/2005) Vì vậy, các khu công nghiệp thu hút được rất ít lao độngnông thôn Tình hình đó đặt ra vấn đề cấp thiết là cần phải đào tạo tay nghềcho lao động nông nghiệp Tuy vậy, thực tế thì số người được đi đào tạonghề, được giải quyết việc làm tại các khu công nghiệp là rất ít.

Chủ trương thu hồi đất nông nghiệp để phát triển các khu công nghiệp,xây dựng kết cấu hạ tầng, v.v…là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta.Nhìn tổng thể, phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới,

cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông đã thu hút được nhiều lao động có tay nghề,làm ra sản phẩm chất lượng và giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với làm nôngnghiệp và là yêu cầu tất yếu trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, nâng caosức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế Tuy nhiên, cũng cần có chính sách vàgiải pháp căn bản, có tầm chiến lược đảm bảo thu nhập, điều kiện sống vàviệc làm cho người lao động nông nghiệp khi bị thu hồi đất

Trang 24

Chương 2

THỰC TRẠNG VIỆC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP BỊ

THU HỒI ĐẤT Ở QUẬN CẦU GIẤY

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc làm của quận Cầu Giấy

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Quận Cầu Giấy là một bộ phận hợp thành của Thủ đô Hà Nội Đây là Quậnmới được thành lập (ngày 03/09/1997), bao gồm 4 thị trấn Nghĩa Tân, Nghĩa Đô,Mai Dịch, Cầu Giấy và 3 xã Yên Hòa, Trung Hòa, Dịch Vọng của huyện TừLiêm cũ Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận là 1.204,5 ha với dân số 127.700người (theo kết quả tổng điều tra dân số Quận đến ngày 31/12/1999)

Quận nằm ở cửa ngõ phía Tây, một trong những khu phát triển chính củaThành phố Hà Nội, cách trung tâm Thành phố chừng 6 km, phía Bắc giápquận Tây Hồ, phía Nam giáp quận Đống Đa, phía Đông giáp quận Ba Đình vàphía Tây tiếp giáp thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm

Nằm trên trục đường giao thông nối sân bay Nội Bài với Hà Nội và trêntrục đường chính nối Hà Nội với chuỗi đô thị vệ tinh Hòa Lạc – Sơn Tây),Cầu Giấy là đầu mối giao thông tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế, lưuthông hàng hóa và tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật

Tiếp giáp với quận Tây Hồ, quận Ba Đình và huyện Từ Liêm – những khuvực có nhiều tiềm năm du lịch, những lợi thế của quận Cầu Giấy sẽ tạo thànhquần thể du lịch thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.Vì thế, trong tương lai,nếu được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và Thành phố trong quá trình thựchiện quy hoạch, khai thác các tiềm năng, lợi thế một cách hợp lý thì đây sẽ là mộthướng tạo việc làm, phát triển kinh tế khá quan trọng của Quận

Trang 25

Quận Cầu Giấy là nơi tập trung nhiều trung tâm nghiên cứu khoa họclớn, nhiều trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, nhiều cơquan hành chính sự nghiệp của Trung ương và Quận; Là nơi có tiềm năng lớn

về trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ, cùng lực lượng cán bộ trí thứcdồi dào tiêu biểu cho thế mạnh lao động bằng chất xám

Như vậy, xét về mặt địa lý, quận Cầu Giấy có nhiều điều kiện thuận lợi

để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó phải kể đến những điều kiện thuận lợi

để phát triển thương mại, du lịch và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là biểuhiện rõ nét nhất Đây là một trong những vấn đề được quan tâm nhất, vì nếuphát triển các ngành này sẽ thu hút được một lực lượng lớn lao động

2.1.1.2 Đất đai và địa hình

Cầu Giấy là Quận có diện tích đứng thứ 3 trong số 9 Quận nội thành.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp của Quậngiảm mạnh dưới tác động của quá trình đô thị hóa Năm 2000, diện tích đấtnông nghiệp của Quận là 362 ha, nhưng đến năm 2004, chỉ còn 175 ha Theothống kê của Quận ngày 31/01/2007 thì toàn Quận còn 81,67 ha đất nôngnghiệp Trong Quận, tuy số diện tích đất chưa sử dụng không còn nhiềunhưng đây là nguồn quý để tạo điều kiện cho Quận phát triển Việc chuyểnđổi đất nông nghiệp sang dùng vào mục đích khác đã làm cho hàng chụcnghìn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và một số ngành kinh doanh dịch

vụ và sản xuất bị mất việc làm do mất đất Không những thế, quá trình đô thịhóa gây ra không ít khó khăn, ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất nôngnghiệp do hệ thống tưới tiêu bị ách tắc, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cưlàm chết cây trồng, chuột bọ sâu bệnh phá hoại dẫn tới năng suất cây trồngthấp làm cho diện tích đất bỏ hoang nhiều

Nhìn chung, chất lượng đất đai của quận Cầu Giấy thuận lợi cho sản xuấtnông nghiệp và xây dựng các cơ sở hạ tầng và các công trình đô thị Tuy nhiên,

Trang 26

hiện nay do quá trình đô thị hóa nên diện tích đất nông nghiệp còn lại là rất ít ỏi.Trong đó, diện tích đất canh tác ngày càng giảm mạnh, hệ số sử dụng đất lại thấp,với dân số ngày càng tăng dẫn tới diện tích bình quân một nhân khẩu ngày cànggiảm, gây khó khăn về vấn đề việc làm, đời sống của lao động nông nghiệp (đặcbiệt là lao động nông nghiệp thuần túy) Vấn đề đặt ra hiện nay là với số diện tíchđất nông nghiệp ít như vậy làm sao để sản xuất có hiệu quả Tuy diện tích đất ít,nhưng đây là quỹ đất quý để phát triển nông nghiệp đô thị với những nét đặc trưngcủa nông nghiệp sinh thái, tính sản xuất hàng hóa cao, tính văn hóa kết hợp vớitính kinh tế và yếu tố môi trường thể hiện sự văn minh đô thị, tạo nên sự độc đáotrong phát triển kinh tế mà các Quận khác không có.

2.1.2 Dân số lao động

Cầu Giấy là Quận có lượng dân cư đông và phân bố tuơng đối đồng đềutrên 7 phường Tuy Quận mới thành lập nhưng quá trình đô thị hóa diễn ra rấtnhanh, quy mô dân số và nguồn nhân lực trong những năm tới sẽ biến độngrất phức tạp Đặc biệt, với tốc độ tăng cơ học nhanh và có sự gia tăng nhanh

về lực lượng lao động, cả về số lượng cũng như chất lượng Dân số trong độtuổi lao động chiếm tỷ lệ khá lớn

Quy mô dân số và nguồn nhân lực dự kiến sẽ phát triển trong những nămtới, trước khi bước vào giai đoạn ổn định do các cụm đô thị lân cận đã đượchình thành, làm trung hóa bớt các luồng di dân vào địa bàn Quận

Năm 2000, dân số trên địa bàn Quận là 132.500 người, đến năm 2004 là149.500 người và đến nay là 160.053 người Như vậy, giai đoạn 2000 – 2006tăng 27.553 người Tỷ lệ tăng tự nhiên giảm dần qua các năm từ 2000 – 2006.Nhìn chung lao động trong độ tuổi khá lớn, từ 85.000 người năm 2004 tănglên 88.000 người năm 2006 với tỷ lệ tương ứng là 56,9% và 55% Lực lượnglao động dồi dào, chiếm 63,5% năm 2004 và 71,7% năm 2006 Ta có thể thấydân số Quận khá đông, tỷ lệ tăng dân số vẫn còn tương đối lớn

Trang 27

Biểu 2 Dân số và lao động quận Cầu Giấy

1,510,0218,11

1,6210,024

4 Lao động trong độ tuổi

- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi (%)

72,7254,8

8556,9

8855

5 Lực lượng lao động

- Tỷ lệ lực lượng lao động (%)

91,2268,8

9563,5

114,771,7

6 Dân số trong độ tuổi hoạt động kinh tế

- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi hoạt động kinh tế (%)

56,6342,7

6744,8

81,0350,6

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch, quận Cầu Giấy

Cầu Giấy là Quận có đặc điểm về dân số và lao động rất phức tạp Điềunày chủ yếu là do vị trí của Quận và các yếu tố lịch sử của Quận chi phối.Ngoài lực lượng lao động cư trú trên địa bàn, Quận còn lượng dân cư ở cáctrường Đại học và Cao đẳng…đóng tại Quận với số lượng lớn Đây là điểmkhác biệt với một số Quận và là điểm lưu ý trong khai thác và quản lý

Nguồn lao động của Quận rất dồi dào và tăng nhanh qua các năm Đếnnăm 2006, toàn Quận có 160.053 người, phân bố tương đối đều trên 7 phườngcủa Quận:

Trang 28

Biểu 3 Nguồn lao dộng quận Cầu Giấy

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch, quận Cầu Giấy

Trong cơ cấu lao động, lao động trong độ tuổi chiếm tỷ trọng lớn (68%)

và được phân bổ ở các ngành theo thứ tự: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp– Thương mại, dịch vụ - Nông nghiệp Bên cạnh đó, còn có một lượng tươngđối lớn lao động không có việc làm và số lượng lớn học sinh phổ thông, sinhviên các trường đại học, cao đẳng, trung học…đến tuổi lao động nhưng đangcòn đi học và sinh hoạt tại nhà Đây là nguồn lực rất lớn cần quản lý và sửdụng Ngoài ra, còn một số lượng lớn công chức cư trú, làm việc tại Quậnhoặc các cơ quan Trung ương hay Thành phố Chất lượng nguồn lao động xéttheo trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của chủ hộ và chủ doanhnghiệp trên địa bàn Quận tương đối cao

Số lao động không có việc làm là 6.082 người, đây là một con số khá lớn

mà Quận cần phải giải quyết Ở các doanh nghiệp, số lao động gián tiếp hầuhết là cán bộ có bằng cấp, trong đó số cán bộ quản lý hầu hết tốt nghiệp caođẳng, đại học và trên đại học Điều đáng chú ý là, các doanh nghiệp tư nhân,các công ty trách nhiệm hữu hạn có bộ máy quản lý gọn nhẹ, đội ngũ quản lý

có trình độ chuyên môn cao, lao động phục vụ được đào tạo ở trình độ cầnthiết, nên việc sử dụng lao động gián tiếp tương đối hiệu quả Trong khi đó, ởcác doanh nghiệp Nhà nước, đội ngũ lao động gián tiếp rất đông, vì vậy diễn

Trang 29

ra tình trạng sử dụng lãng phí lao động quản lý ở các doanh nghiệp Nhà nước.Trên địa bàn Quận, số lượng HTX chiếm khá nhiều, trong khi trình độ laođộng của các xã viên lại không cao do tính chất sản xuất của ngành.

Qua phân tích tình hình trên, ta thấy quận Cầu Giấy có nhiều lợi thế đểphát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện Quận có số lượng lao động dồi dào,chất lượng đảm bảo yêu cầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, dân

số và lao động đã và đang đặt ra những vấn đề về bố trí lao động, tạo việc làm

để khai thác nguồn lực quý, đồng thời đặt ra những vấn đề về quản lý nguồnlao động đang có xu hướng gia tăng dưới sự tác động của quá trình đô thị hóa

2.1.3 Quá trình đô thị hóa của Quận trong những năm qua

Đô thị hóa trên địa bàn Quận nói riêng và Thành phố nói chung là mộtquá trình phát triển tất yếu và diễn ra nhanh hay chậm còn tùy thuộc vàonhiều yếu tố chủ quan và khách quan, đồng thời có tác động hai mặt đến bảnthân đời sống kinh tế - xã hội của Quận Một mặt, nội dung và tiến trình đô thịhóa nếu không được định hướng và kiểm soát chặt chẽ, không có công tácquản lý, chính sách phát triển phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng tự phát, gây hậuquả không lường trước được về quy hoạch và kiến trúc đô thị, về giải quyếtviệc làm của dân cư, cũng như nảy sinh các vấn đề về xã hội và môi trường.Mặt khác, đô thị hóa đem lại những nhân tố mới, tạo ra các cơ hội cải thiệnđời sống của dân cư trên địa bàn, tạo điều kiện phát triển thị trường, phát triểnkinh tế, ổn định xã hội đáp ứng các yêu cầu phát triển nhanh và toàn diện củaQuận trong tương lai

Xuất phát từ vị thế Thủ đô, từ vị thế của Quận trong quy hoạch tổng thểchung của Thành phố, và tính đến các xu hướng phát triển của thành phố, của

cả nước, cũng như xem xét các điều kiện tự nhiên, xã hội thực tế và tiềm năngcủa Quận, có thể khẳng định rằng trong khoảng 5 – 10 năm tới, quá trình đôthị hóa trên địa bàn quận Cầu Giấy sẽ diễn ra rất nhanh và đặc biệt mạmh mẽ

Trang 30

tại các khu đất trống Dưới tác động của quá trình đô thị hóa, quá trình thu hồiđất sẽ cũng được đẩy mạnh Diện tích đất nông nghiệp, cơ cấu đất của Quận

sẽ biến đổi lớn Trong thời gian ngắn vừa qua, hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng

kỹ thuật đô thị mới được hình thành trên địa bàn Quận nhanh hơn so vớinhững nơi khác trên cơ sở những điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội sẵn có vànhững lợi thế phát sinh do quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đôthị theo quy hoạch chung của toàn Thành phố Hiện nay, Cầu Giấy đã có mộtdáng vóc đô thị, với những lợi thế riêng của mình, chắc chắn tương lai, Quận

sẽ là một điểm sáng về cảnh quan đô thị của Thủ đô Quá trình đô thị hóa đã

và đang được đẩy nhanh với một số đơn vị hành chính mới chuyển từ xãthành phường như phường Dịch Vọng, Trung Hòa, Yên Hòa, Mai Dịch,Nghĩa Tân, Nghĩa Đô, Quan Hoa

2.2 Thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình CNH – HĐH và quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy

2.2.1 Thực trạng chung về thu hồi đất của cả nước

Đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là nguồn nội lực quan trọng và lànguồn vốn to lớn của đất nước Đối với người nông dân, đất đai là tư liệu sảnxuất chủ yếu không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp Bởi vậy màchính sách đất đai có ý nghĩa cả về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội Tổng quỹ đất tự nhiên của nước ta là 33.204,22 ngàn ha, trong đó quỹđất nông nghiệp năm 2000 có 9.394,97 ngàn ha chiếm 28,38% Nước ta lànước có diện tích đất tự nhiên không lớn, xếp thứ 60 trên thế giới và xếp hàngthứ 4 trong các nước Đông Nam Á Như vậy cùng với sự phát triển kinh tế –

xã hội của đất nước theo hướng CNH – HĐH, đô thị hoá kéo theo sự giảm sútmột bộ phận khá lớn đất nông nghiệp là một tất yếu khách quan Sự giảm sútnày kéo theo một số vấn đề kinh tế xã hội khác nhau như thu nhập, việc làm,đặc biệt là ở khu vực nông thôn

Trang 31

Trong 10 năm trở lại đây (1999 – 2000), đất chuyên dùng và đất ở khôngngừng tăng lên, năm 1990 tổng diện tích đất chuyên dùng và đất ở là 1.219 ngàn

ha, trong đó đất chuyên dùng là 972 ngàn ha, đất ở là 318 ngàn ha(gồm cả đấtnông thôn và đô thị), đến năm 1995 tương ứng là 1.127 ngàn ha và 440 ngàn ha,đến năm 2000 các con số đó là 1976 ngàn ha, 1533 ngàn ha và 443 ngàn ha.Bình quân hàng năm đất đai dùng vào mục đích chuyên dùng và nhà ở tăng68.610 ha Tỷ trọng hai loại đất này theo mục đích sử dụng so với tổng diện tích

tự nhiên cũng tăng lên từ 3,9% năm 1990 lên 5,2% năm 1995 và 6% năm 2000

Dự tính quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tổng diện tích của hai loại đất này

là 2637,5 ngàn ha và chiếm 8% diện tích tự nhiên của cả nước, đồng nghĩa làtăng hơn 2 lần so với năm 1990 và tăng 33,48% so với năm 2000 Như vậy trong

20 năm từ năm 1990 – 2010 bình quân mỗi năm diện tích đất phi nông nghiệptăng bình quân là 67400 ha bằng diện tích của tỉnh Ninh Bình, phần lớn là nhữngđất này được chuyển bíên từ đất nông nghiệp Theo Bộ lao động Thương binh và

Xã hội thì từ năm 1990 đến năm 2003 số diện tích đất bị thu hồi để phục vụ chocác mục đích lên đến 697.410 ha và bình quân 1 ha đất bị thu hồi sẽ làm cho 13lao động nông nghiệp bị mất việc, riêng vùng đồng bằng sông Hồng là 15 người

Từ năm 2001 – 2004 số người bị mất việc do bị thu hồi đất phục vụ cho nhu cầutrên ở Hà Nội là gần 80.000 người, Hà Nam: 12.360 người, Hải Phòng: 13274người, Hải Dương: 11.964 người, Bắc Ninh: 2.222 người, Tiền Giang: 1.459người, Quảng Ninh 997 người …

Các khu công nghiệp, các khu chế xuất đã đang và sẽ được xây dựngtrên các địa phương Bình quân quy mô một khu công nghiệp, khu chế xuất là

198 ha Lớn nhất là 954 ha (khu công nghiệp Phú Mỹ I – Bà Rịa Vũng Tàu),khu nhỏ nhất là 28 ha (khu công nghiệp Bình Chiểu – Thành phố Hồ ChíMinh) Đến năm 2010 thì trên phạm vi của cả nước có 125 khu công nghiệp

và khu chế xuất, trong đó Đồng bằng sông Hồng có 29 khu, Đông Nam Bộ 46

Trang 32

khu, Duyên hải miền Trung 27 khu với tổng diện tích các khu công nghiệptheo quy hoạch là 5.048 ha Diện tích đất đai của các khu công nghiệp, cáckhu chế xuất là khá lớn, chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp.

Theo như kết quả điều tra mẫu đại diện của trung tâm tin học (Bộ LĐTBXH) năm 2003 trong diện 18 xã thuộc các tỉnh (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,Hưng Yên, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai) trong tổng số

541 hộ được điều tra thì có :

- 22,18% số hộ có diện tích đất thu hồi chiếm < 30% tổng diện tích đấtsản xuất của hộ

- 10,91% số hộ bị thu hồi từ 30 - < 50%

- 12,8% số hộ bị thu hồi đât từ 50 - < 70%

- 54,53% số hộ bị thu hồi từ 70% trở lên

Trong số các tỉnh được khảo sát thì các tỉnh phía Nam có tới 69,37% số

hộ bị thu hồi từ 70% trở lên, ở các tỉnh phía Bắc tỷ lệ này chiếm 39,63% Tính chung cho các hộ được khảo sát bình quân số lao động/hộ là 2,6 người

và hầu như không có sự chênh lệch giữa các tỉnh phía Bắc so với các tỉnh phíaNam (2,65 người/ hộ so với 2,64 người/hộ)

*Diện tích đất đai bị thu hồi ở một số tỉnh, thành phố

Diện tích đất bị thu hồi ở mỗi địa phương là khác nhau Điều đó phụthuộc vào nhu cầu sử dụng đất, vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh,thành phố, nhất là quỹ đất hiện có bình quân của mỗi hộ Ngoài ra, sự khácnhau về diện tích đất bị thu hồi giữa các địa phương còn phụ thuộc vào đất ởnông thôn hay đất ở thành thị Đất ở nông thôn thường có diện tích lớn Hơnnữa, mục đích thu hồi đất cũng khác nhau

Biểu 4 Diện tích đất thu hồi bình quân mỗi hộ phân theo loại đất

Đơn vị tính: m2

Địa phương Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi

Trang 33

Nguồn:Đề tài khoa học: “Thực trạng thu nhập, đời sống việc làm của người

có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia” – Đại học Kinh tế Quốc dân

- Thực trạng thu hồi đất ở các huyện ngoại thành Hà Nội

Hà Nội có 5 huyện ngoại thành, bao gồm các huyện Thanh Trì, TừLiêm, Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm Các huyện này là những huyện có kinh

tế chậm phát triển hơn so với các quận nội thành Song, trong khoảng 10 nămtrở lại đây thì các huyện này lại có tốc độ đô thị hoá rất nhanh chóng, đặc biệt

là các huyện sau: Gia Lâm và Từ Liêm Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hoá

và hiện đại hoá, việc phát triển các cơ sở hạ tầng, các cơ sở công nghiệp, dịchvụ… có nhiều biến động to lớn ảnh hưởng đến biến động đất đai theo mụcđích sử dụng

Biểu 5 Biến động đất nông nghiệp của các huyện ngoại thành Hà Nội

Trang 34

Thanh Trì 5.559 5.648 5.190 5.025

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội, Cục Thống kê Hà Nội

Đất nông nghiệp của các huyện đô thị hoá, công nghiệp hoá quy mô lớnhơn thì xu hướng giảm nhanh hơn Đất nông nghiệp năm 2002 so với năm

1992 của huyện Thanh Trì giảm 9,61% (534 ha), Từ Liêm giảm 24,71%(1316 ha), Gia Lâm giảm 0,56 % (51 ha) Đất nông nghiệp của Sóc Sơn tăng

là do đất chưa đưa vào sử dụng trong nông nghiệp Đất nông nghiệp giảm chủyếu vào mục đích là phát triển các khu đô thị, các khu công nghiệp mới, sápnhập thành lập quận mới, xây dựng cơ sở hạ tầng của các huyện, xã …

Ngoài đất nông nghiệp giảm thì đất lâm nghiệp cũng đã giảm từ 6.647 havào năm 1995 xuống còn 6.125 ha năm 2000 (giảm 7,85%) để sử dụng vàomục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các khu du lịch nghỉ ngơi cuốituần, chăn nuôi gia súc, trồng màu…

- Thực trạng thu hồi đất ở Thành phố Hồ Chí Minh

Đất nông nghiệp bị thu hồi ở Thành phố Hồ Chí Minh khá lớn Thành phố

Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế phát triển nhất của cả nước, tốc độ phát triểnkinh tế cao Cùng với đó là tình hình đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh, diệntích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại Từ năm 2001 đến nay trong quátrình phát triển công nghiệp, đô thị, phát triển công trình kết cấu hạ tầng, thànhphố Hố Chí Minh đã tiến hành thu hồi đất và giao đất cho 1975 dự án với tổngdiện tích là 15.330 ha, trong đó có khoảng 80% là diện tích đất nông nghiệp.Riêng trong 2 năm 2004 – 2005, Thành phố đã triển khai và thực hiện 1.007 dự

án trong đó 32.706 hộ giải toả một lần, 36.832 hộ giả toả trắng

*Mục đích sử dụng đất thu hồi

Đất thu hồi được sử dụng vào những mục đích khác nhau, nhưng chủ yếuxây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng các cơ sở hạ tầng, các côngtrình công cộng và các mục đích khác Tuy nhiên, trong số các mục đích xâydựng các khu công nghiệp, khu đô thị và các cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn.Đặc biệt, đối với Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, tỷ lệ đất bị thu hồi sử dụng vào các

đô thị và nhà ở là rất lớn (48,7% đối với Hà Nội; 59,7% đối với Đà Nẵng; 47,5

Trang 35

đối với Cần Thơ) Đây cũng là điều hợp lý bởi vì đây là các thành phố đang cótốc độ mở rộng đô thị cao, nhiều đơn vị nội đô mới được thành lập Ngược lại,một số tỉnh khác như Bắc Ninh, Hà Tây và Bình Dương là những tỉnh có tỷ lệđất thu hồi sử dụng vào xây dựng các khu công nghiệp rất cao (50,8% với BắcNinh; 52,5% với Hà Tây và 49,8% đối với Bình Dương) Đây cũng là nhữngtỉnh trong diện điều tra có tốc độ chuyển dịch cơ cấu nhanh, tốc độ phát triểncông nghiệp cao Riêng Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ đất thu hồi sử dụng vàoxây dựng các cơ sở hạ tầng rất cao, chiếm tới 92,5%.

Sự khác nhau về tỷ lệ đất thu hồi khác nhau giữa các tỉnh và thành phố sẽ đặt

ra những vấn đề và khả năng giải quyết các vấn đề một cách khác nhau Nhữngđịa phương có diện tích thu hồi sử dụng vào mục đích xây dựng công nghiệp sẽtạo ra khả năng thu hút việc làm ở các khu công nghiệp mới hình thành Nhữngđịa phương có tỷ lệ thu hồi đất cao cho mục đích xây dựng các khu đô thị sẽ cókhó khăn hơn trong việc tạo việc làm từ nguồn đất đai bị thu hồi Đây là vấn đềcần lưu ý đối với mỗi loại đất sử dụng để có thể chủ động khai thác ngay từ khilập các dự án đầu tư xây dựng trên đất đai bị thu hồi ở địa phương

Một số nhận xét chung về việc thu hồi đất trong những năm qua

Một là, thu hồi đất nông nghiệp là một trong những xu hướng chủ yếu

trong sự biến động đất đai, trong xu thế đô thị hóa hiện nay Thu hồi đất đãlàm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp một cách đáng kể Điều này tácđộng tới thu nhập, đời sống của lao động theo những chiều hướng và mức độkhác nhau Trong đó, giải quyết việc làm cho các hộ có đất bị thu hẹp là mộttrong những vấn đề cấp bách hiện nay

Hai là, diện tích đất nông nghiệp nói riêng và các loại đất nói chung bị

thu hồi là khác nhau giữa các địa phương Mức độ thu hồi tùy thuộc vào nhiềuyếu tố như: vị trí đất, vào mục đích quy hoạch chung của tỉnh, thành phố…

Bà là, đất đai bị thu hồi được sử dụng vào những mục đích khác nhau,

nhưng được sử dụng vào 3 mục đích chính: Xây dựng các cơ sở hạ tầng, cáckhu công nghiệp và khu đô thị Tỷ lệ đất thu hồi cho các mục đích này cũng

có sự khác nhau giữa các địa phương Sự khác nhau về mục đích sử dụng đất

Trang 36

một mặt tạo khả năng khai thác đất, mặt khác cũng tạo những khả năng khácnhau về giải quyết thu nhập, đời sống, việc làm của các hộ bị thu hồi đất Đâycũng là điểm cần lưu ý giải quyết trên thực tế.

2.2.2 Thực trạng thu hồi đất ở quận Cầu Giấy

Biến động đất đai của quận Cầu Giấy giai đoạn 1997 – 2006

Theo báo cáo chỉ tiêu kinh tế Quận thực hiện 2000 – 2006, quận CầuGiấy có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 1.204,5 ha

Trong đó diện tích của từng phường trong Quận như sau:

+ Phường Trung Hòa: 245,795 ha + Phường Nghĩa Tân: 57,335 ha+ Phường Quan Hoa: 99,91 ha + Phường Dịch Vọng: 262,67 ha+ Phường Nghĩa Đô: 129,38 ha + Phường Mai Dịch: 193,07 ha

+ Yên Hòa: 207,18 haTrong thời kỳ 1998 – 2006, do sự tác động mạnh mẽ của quá trình đô thịhóa, cơ cấu đất đai Quận có nhiều thay đổi Nếu như năm 1998 diện tích đất

tự nhiên là 1.195,4 ha, thì đến năm 2000 tổng diện tích đất tự nhiên đã tănglên 1.204,5 ha, tăng 9,1 ha (0,76%) và giữ nguyên cho đến thời điểm hiệnnay Sở dĩ diện tích đất tự nhiên tăng là do khi tiến hành bàn giao đất từhuyện Từ Liêm cho quận Cầu Giấy mới thành lập đã báo cáo chưa đúng vớithực tế Đến khi quận Cầu Giấy tiến hành điều tra lại thì thực tế tổng diện tíchđất tự nhiên của toàn Quận là 1.204,5 ha chứ không phải là 1.195,4 ha nhưkhi huyện Từ Liêm bàn giao trên sổ sách

Trang 37

Biểu 6 Biến động diện tích đất nông nghiệp quận Cầu Giấy thời kỳ 1998 – 2007

Trang 38

2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm 3,19 3,19 1,76 1,76 1,76 1,27 1.27 1.27

Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường quận Cầu Giấy

Số liệu năm 2007 được tính vào thời điểm 31/01/2007

Trang 39

Từ các số liệu ở biểu 6, ta có thể thấy rõ diện tích đất nông nghiệp củaQuận giảm mạnh trong thời gian qua Năm 2000, diện tích đất nông nghiệpcủa Quận là 362 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 213,62 ha Năm

2001, tương ứng 339 ha và 134,92 ha Như vậy, năm 2002 diện tích đất nôngnghiệp giảm 23 ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 78,7 ha Từ năm

2000 đến năm 2005, diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh Tuy vậy, trong 3năm 2005, 2006, 2007 diện tích đất nông nghiệp không biến động nhiều Năm

2005, toàn Quận còn lại 87,54 ha đất nông nghiệp (7,27%) Trong diện tíchđất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng lúa chiếm đa số (lúa nước) Tuy vậym,cho đến nay (31/01/2007) diện tích đất trồng lúa nước chỉ còn 30,64 ha, giảm105,76 ha so với năm 2000 Cho đến ngày 31/01/2007, diện tích đất nôngnghiệp toàn Quận là 81,67 ha (6,78%), giảm không đáng kể so với năm 2005.Tuy vậy, con số này sẽ giảm mạnh từ bây giờ cho đến cuối năm 2007 vì Quậnđang tiến hành quy hoạch đô thị, tiếp tục thu hồi đất nông nghiệp

Đây là một dấu hiệu tốt khi Quận đang tiến hành quá trình đô thị hóa với

cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ là chủ yếu Nguyên nhân của tình trạngthu hẹp diện tích đất nông nghiệp là do quá trình đô thị hóa Cùng với quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa, thì nhu cầu xâydựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới, các công trình công cộng…xuấthiện ngày càng nhiều và ngày càng đòi hỏi phải mở rộng quy mô, đặc biệt làcác khu công nghiệp Hầu hết các khu này đều lấy đất từ các khu nông nghiệp

và lâm nghiệp Bởi vậy, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lạicho đến lúc mất dần đi Điều này cũng là phù hợp với chủ trương của Đảng vàNhà nước ta, phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố Hà Nội Hiện tại,

ở Cầu Giấy, có 2 khu công nghiệp xuyên qua Quận và được bố trí theo haihướng là theo các trục chính và theo các vành đai; Bên cạnh đó, Quận cònnằm trên trục đường chính nối Hà Nội với chuỗi đô thị vệ tinh, với chùm đôthị đối trọng là Miếu Môn – Xuân Mai – Hòa Lạc – Sơn Tây

Trang 40

Diện tích đất đai bị thu hồi

Cầu Giấy là một Quận hình thành từ các xã, thị trấn ven nội, có diện tíchđất nông nghiệp nhiều hơn các Quận nội thành cũ và các Quận mới thành lậpnhư Tây Hồ, Thanh Xuân nhưng những năm gần đây, do quá trình đô thị hóadiễn ra với tốc độ nhanh đã làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm rất mạnh

Biểu 7 Diện tích đất nông nghiệp quận Cầu Giấy giai đoạn từ

năm 2005 – 2007

Đơn vị: ha

Năm

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng diện tích đất nông nghiệp

Như vậy, có thể thấy diện tích đất nông nghiệp của Quận trong 3 năm

2005, 2006, 2007 biến động không nhiều Diện tích đất nông nghiệp giảmmạnh từ năm 1997 đến 2005 rồi chững lại Từ năm 2005 đến năm31/01/2007, chỉ giảm 5,87 ha Tuy vậy, kế hoạch của Quận là tiếp tục cắtgiảm mạnh diện tích đất nông nghiệp, thu hồi đất phục vụ cho các công trìnhcông cộng, các cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu kinh tế…

Biểu 8 Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi thời kỳ 1998 – 2006

Đơn vị: ha

Ngày đăng: 11/12/2012, 10:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Cầu Giấy là một Quận hình thành từ các xã, thị trấn ven nội, có diện tích đất nông nghiệp nhiều hơn các Quận nội thành cũ và các Quận mới thành lập  như Tây Hồ, Thanh Xuân nhưng những năm gần đây, do quá trình đô thị hóa  diễn ra với tốc độ nhanh đã làm c - Thực trạng và phương hướng tiếp tục giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất ở quận Cầu Giấy
u Giấy là một Quận hình thành từ các xã, thị trấn ven nội, có diện tích đất nông nghiệp nhiều hơn các Quận nội thành cũ và các Quận mới thành lập như Tây Hồ, Thanh Xuân nhưng những năm gần đây, do quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh đã làm c (Trang 40)
Theo bảng số liệu trên thì tổng diện tích đất nông nghiệp đã lấy của dân từ 1998 – 2006 ở 5 phường để đáp ứng cho quá trình CNH – HĐH và đô thị hóa là  492,36 ha (trừ 2 phường Quan Hoa và Nghĩa Tân không sản xuất nông nghiệp). - Thực trạng và phương hướng tiếp tục giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất ở quận Cầu Giấy
heo bảng số liệu trên thì tổng diện tích đất nông nghiệp đã lấy của dân từ 1998 – 2006 ở 5 phường để đáp ứng cho quá trình CNH – HĐH và đô thị hóa là 492,36 ha (trừ 2 phường Quan Hoa và Nghĩa Tân không sản xuất nông nghiệp) (Trang 41)
2.3. Tình hình lao động việc làm cho những hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất ở quận Cầu Giấy - Thực trạng và phương hướng tiếp tục giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất ở quận Cầu Giấy
2.3. Tình hình lao động việc làm cho những hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất ở quận Cầu Giấy (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w