1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh - Khánh Hòa

63 1.9K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Luận Văn: Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh - Khánh Hòa

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Thời kỳ hiện nay, thời kỳ hội nhập thời kỳ đất nước đang tiến lên sự nghiệp hóa Côngnghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước Dân số một vấn đề đang được quan tâm không chỉ ở ViệtNam mà với các quốc gia trên toàn thế giới Dân số nảy sinh lên rất nhiều vấn đề trong đó lựclượng lao động và việc làm là vấn đề bức xúc và cần được giải quyết ngay tại tất cả các quốcgia trên thế giới không riêng gì đất nước Việt Nam chúng ta.

Tại Việt Nam có tới 80% dân số và 70% lao động sống và làm việc tại nông thôn Trênđịa bàn cả nước có đến 6 – 7 triệu lao động dư thừa, không có việc làm thường xuyên, trong đócó 50% lao động có việc làm từ 4 – 5 tháng/năm Hàng năm lao động cả nước tăng từ 3,4 –3,5%, trong đó nguồn lao động nông thôn đã tăng nửa triệu Cùng với sự tăng dân số và quátrình đô thị hóa ngày càng cao nên đã dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bình quan trên đầungười giảm xuống, xảy ra tình trạng đất chật người đông, thiếu việc làm là một điều tất yếu.Thực trạng này đã và đang là rào cản chính đối với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, nâng caodân trí, phát triển nền giáo dục, bên cạnh đó một mối lo không nhỏ đó là phát sinh thêm nhiềutệ nạn xã hội.

Nhà nước từ lâu đã có chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướngchuyển dần lao động nông thôn sang nghề dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp Do chịu ảnhhưởng bởi nhiều nguyên nhân vì thế mà quá trình chuyển đổi này đã diễn ra một cách chậmchạp Vì vậy thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn cần được quantâm, nghiên cứu và tìm ra các biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn lao động nói chung vànguồn lao động nông thôn nói riêng một cách hiệu quả, đồng thời các biện pháp đó phải mangtính lâu dài để phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.

Mỗi vùng kinh tế có những đặc thù riêng biệt về mọi mặt vì thế việc nghiên cứu phảigắn sát với sự phát triển của địa bàn nghiên cứu để có thể đưa ra những giải pháp, chính sáchhiệu quả giải quyết việc làm cho lao động mỗi vùng miền.

Khánh Vĩnh là một huyện miền núi thuộc địa bàn tỉnh Khánh Hòa Là huyện có địa bànkhá rộng và phức tạp, địa hình hiểm trở nằm ở đầu nguồn của sông Cái Nha Trang – KhánhHòa Là huyện có diện tích rừng rất lớn, có những tiềm năng du lịch văn hóa lịch sử lâu đời và

Trang 2

tích cực đáng kể xong trong những năm gần đây tệ nạn xã hội của huyện có chiều hướng tăng.Theo cơ quan co thẩm quyền phần lớn các đối tượng vi phạm chủ yếu là những người khôngcó việc làm chủ yếu là ở nông thôn Vì vậy vấn đề giải quyết việc làm cho lao động các vùngnông thôn nói riêng và lao động của toàn huyện nói chung đang là vấn đề cấp thiết đặt ra chochính quyền huyện Khánh vĩnh.

Từ thực trạng trên em tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Thực trạng và một sốbiện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh – tỉnh KhánhHòa”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động ởhuyện Khánh Vĩnh và đề xuất biện pháp nhằm sử dụng nguồn lao động một cách hiệu quả.

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng lao động và việc làm tại nông thôn.Nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông thônở huyện Khánh Vĩnh và đề xuất biện pháp nhằm sử dụng nguồn lao động ở nông thôn tạihuyện Khánh Vĩnh một cách hiệu quả.

3 Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng lao động nông thôn tại huyệnKhánh Vĩnh.

Nghiên cứu sự phát triển các ngành nghề kinh tê ở nông thôn và nguồn lao động nôngthôn Tại huyện Khánh Vĩnh.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài thực hiện bằng phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm, trao đổi, phântích, phong vấn, quan sát…

5 Phạm vi nghiên cứu

5.1 Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng lao động và việc giải quyết việc làm cho laođộng nông thôn trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh.

5.2 Phạm vi không gian

Nghiên cứu tài liệu tại huyện Khánh Vĩnh.

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINHTẾ Ở NÔNG THÔN

1.1 Một số khái niệm và đặc điểm liên quan

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về việc làm và thất nghiệp ở nông thôn

1.1.1.2 Thất nghiệp

Bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2002 qui định:“Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việclàm”.

Như vậy có thể hiểu thất nghiệp là tình trạng không có việc làm, không mang lại thunhập cho người lao động còn trong độ tuổi lao động đang muốn tham gia lao động Một ngườiđược xem là có việc làm nếu người đó sử dụng hầu hết tuần trước đó để làm công việc được trảlương Một người được xem là thất nghiệp nếu người đó tạm thời nghỉ việc, đang tìm việc hoặcđang đợi ngày bắt đầu làm việc mới Người không thuộc hai diện trên , chẳng hạn là học sinhdài hạn, người nội trợ hoặc nghỉ hưu không nằm trong lực lượng lao động.

1.1.1.3.Đặc điểm của việc làm ở nông thôn

Ở nông thôn các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp (công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp và dịch vụ) thường bắt nguồn từ kinh tế hộ gia đình Các thành viên trong hộgia đình có thể tự chuyển đổi, thay thế để thực hiện công viêc của nhau Vì thế mà việc chútrọng thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế khác nhau của kinh tế hộ gia đình là một trong

Trang 5

Khả năng thu hút lao động trong các hoạt động trồng chọt, chăn nuôi với các cây trồngvật nuôi khac nhau sẽ khác nhau, đồng thời kéo theo thu nhập lúc đó cũng có sự khác nhau rõrệt, vì thế mà việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thu hút nhiều lao độngcũng là biện pháp tạo thêm việc làm ngay bên trong sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn là một hoạt động phi nông nghiệp với một sốnghề thủ công mỹ nghệ được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong từng hộ gia đình, dònghọ, làng, xã dần dần hình thành những làng nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm hàng hóatiêu dùng dộc đáo vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị văn hóa nghệ thuật đặc trưng cho từngcộng đồng, vùng miền trên đất nước.

Việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có: Đất đai, cơ sở hạtầng (giao thông, thủy lợi, các hoạt dộng cung ứng giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh…).Hoạt động dịc vụ nông thôn bao gồm các hoạt động đầu vào cho hoạt động sản xuất nôngnghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp và các mặt hàng nhu yếu phẩm cho đời sống dân cư nôngthôn, là khu thu hút đáng kể lao động nông thôn và tạo ra thu nhập cao cho lao động.

Ở nông thôn, có một lớn công việc không định trước được thời gian như: Trông nhà,trông con, cháu, nội trợ, làm vườn… có tác dụng hỗ trợ tích cực trong việc tăng thêm thu nhậpcho gia đình Thực chất đây cũng là việc làm có khả năng tạo thu nhập và lợi ích đáng kể chongười lao động.

Tóm lại, sản xuất nông nghiệp là lình vực tạo việc làm truyền thống và thu hút nhiều laođộng của nông dân tại các vùng nông thôn, nhưng diện tích đất đai canh tác giảm đã hạn chếkhả năng giải quyết việc làm tỏng nông thôn Hiện nay, những việc làm tỏng nông thôn chủyếu là những công việc đơn giản, thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao với tư liệu sản xuất chủ yếulà đất đai và công cụ cầm tay, dễ dàng sử dụng, học hỏi và chia sẻ Vì thế mà khả năng thu hútlao động cao, tuy nhiều sản phẩm được làm ra với chất lượng thấp, mẫu mã không mát mắtngười tiêu dùng, năng suất lao động thấp từ đó đã làm cho thu nhập bình quân của lao động tạicác vùng nông thôn thấp, dẫn đến tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực thành thị.

1.1.1.4.Phân loại việc làm và thất nghiệp ở nông thôna Phân loại việc làm ở nông thôn

Căn cứ theo thời gian thực hiện công việc, việc làm được chia thành 3 loại:

Trang 6

Việc làm ổn định và việc làm tạm thời: Căn cứ vào số thời gian có việc làm thườngxuyên trong một năm.

Việc làm đủ thời gian và việc làm không đủ thời gian: Căn cứ vào số giờ thực hiệncông việc trong tuần.

Việc làm chính và việc làm phụ: Căn cứ vào khối lượng thời gian hoặc mức độ thunhập trong việc thực hiện công việc nào đó.

b Phân loại thất nghiệp ở nông thôn

Căn cứ vào thời gian mà thất nghiệp được phân chia thành các loại như sau:

Thất nghiệp dài hạn là thất nghiệp liên tục từ 12 thnags trở lên tính từ ngày có dăngký thất nghiệp hoặc thời điểm điều tra trở về trước.

Thất nghiệp ngắn hạn là thất nghiệp dưới 12 tháng trở xuống tính từ thời điểm đăngký thất nghiệp hoặc thời điểm điều tra trở về trước.

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm về lao động nông thôn

1.1.2.1 Khái niệm về lao động nông thôn

Lao động là hoạt động có ý thức của con người, đó là quá trình con người sử dụng côngcụ lao động tác động lên đối tượng lao động cải biến nó tạo ra sản phẩm để thỏa mãn nhu cầucủa mình và xã hội.

Lao động nông thôn là toàn bộ những hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cả vật chấtcủa những người lao động nông thôn Do đó lao động nông thôn bao gồm: Lao động trong cácngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ nông thôn…

1.1.2.2 Đặc điểm của lao động nông thôn

Cơ cấu lao động làm nông nghiệp chiếm đến 90 % lao động nông thôn do đó mà đặc điểm củanguồn lao động nông thôn cũng tương đồng với đặc điểm của lao động trong sản xuất nông nghiệp.

Đặc điểm của lao động nông thôn:

Thứ nhất: Là mang tính chất thời vụ cao và không thể xóa bỏ được tính chất này Sản xuất

nông nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các qui luật sinh học và điều kiện tự nhiêncủa từng vùng (Khí hạu, đất đai…) Do đó, quá trình sản xuất mang tính thời vụ cao, thu hút lao độngkhông đồng đều Chính vì tính chất này đã làm cho việc sử dụng lao động ở các vùng nông thôn trửnên phức tạp hơn.

Trang 7

Thứ hai: Lao động nông thôn rất dồi dào và đa dạng về độ tuổi và có thích ứng lớn Do

đó việc huy động và sử dụng đầy đủ nguồn lao động có ý nghĩa rất quan trọng và phức tạp, đòihỏi phải có biện pháp tổ chức quản lý lao động tốt để tăng cường lực lượng lao động cho sảnxuất nông nghiệp.

Thứ ba: Lao động nông thôn đa dạng, ít chuyên sâu, trình độ thấp Sản xuất nông

nghiệp có nhiều việc gồm các khâu với các tính chất khác nhau Hơn nũa mức động áp dụngmáy móc thiết bị vào sản xuất cong thấp vì thế mà sản xuất nông nghiệp chỉ đòi hỏi về sứckhỏel, sự lành nghề và kinh nghiệm Mỗi lao động có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhaunên lao động nông thôn ít chuyên sâu hơn lao động trong các ngành công nghiệp và một sốngành khác Bên cạnh đó, phần lớn lao động nông nghiệp mang tính phổ thông, ít được đàotạo, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệp và sức khỏe, tổ chức lao động đơn giản, côngcụ lao động cũng thô sơ mang tính tự chế cao Lực lượng chuyên sâu, lành nghề, lao động chấtxám không đáng kể, phân bố lao động không đồng đều, vì vậy mà hiệu suất lao động thấp, khókhăn trong việc tiếp thu công nghiệp hiện đại vào sản xuất.

Nghiên cứu và tìm hiểu đầy đủ các tính chất của lao động nông thôn từ đó có thể tìm ranhững biện pháp sử dụng tốt nhất nguồn lao động trong nông nghiệp nói riêng và nông thônnói chung.

1.1.3 Khái niệm của cơ cấu kinh tế nông thôn

1.1.3.1 Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế (CCKT) là một phạm trù kinh tế đặc biệt, gắn liền với quá trình hìnhthành và phát triển của nền kinh tế trong giới hạn một địa phương, một quốc gia hay một khuvực Nền kinh tế là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều thành phần, nhiều nhân tố có mốiquan hệ, chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau Cơ cấu kinh tế thể hiện mối tương quangiữa các thành phần, các nhân tố đó Trong bất kỳ một nền kinh tế quốc dân nào, người ta cũngcó thể định tính hoặc định lượng được mức độ phát triển của CCKT Các mối quan hệ này mộtmặt biểu tượng sự tương quan về mặt số lượng, mặt khác nó biểu hiện mối quan hệ hữu cơ củachúng về mặt chất lượng và được xác lập trong điều kiện cụ thể với những giai đoạn phát triểnnhất định, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi nền kinh tế.

Trang 8

CCKT không chỉ giới hạn về các mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành có tính chất cố địnhmà luôn luôn vận động, thay đổi để phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong từngthời kỳ, nhằm mục tiêu phát triển, tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất

Để CCKT phát huy hiệu quả thì cần phải có một quá trình, một thời gian nhất định.Thời gian ấy dài hay ngắn phải tuỳ thuộc vào đặc thù riêng của từng loại CCKT.

Tuy nhiên trạng thái của các điều kiện tự nhiên, xã hội luôn luôn vận động khôngngừng Do vậy việc duy trì quá lâu một CCKT sẽ làm giảm đi tính hiệu quả do bản thân cơ cấumang lại Điều đó đòi hỏi những nhà quản lý phải có tầm nhìn chiến lược, cập nhập thông tinphục vụ cho việc hoạch định những chính sách mới và có những điều chỉnh phù hợp kịp thờivới yêu cầu của tình hình mới.

Mặt khác sự thay đổi đột ngột và nhanh chóng sẽ gây ra những tác động tiêu cực, ảnhhưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Cần phải thấy rõ rằng cơcấu kinh tế không phải là một mục tiêu được đặt ra do sự nhận thức của chủ quan, mà phải hiểuđó là một phương tiện để đưa nền kinh tế đặt được sự tăng trưởng ổn định, bền vững Từ đóphải có những xem xét đánh giá dựa vào mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế xã hội mà CCKT đómang lại như thế nào Điều này cần thiết cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước, riêngcác vùng, các doanh nghiệp, trong đó có tồn tại cơ cấu kinh tế nông thôn.

1.1.3.2 Cơ cấu kinh tế nông thôn

Cơ cấu kinh tế nông thôn (CCKTNT) là tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong khu vựcnông thôn Nó là cấu trúc hữu cơ các bộ phận kinh tế trong khu vực nông thôn trong quá trìnhphát triển, có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng vàcó liên quan chặt chẽ về mặt chất, chúng có tác động qua lại lẫn nhau, trong không gian và thờigian, phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, tạo thành một hệ thống kinh tếnông thôn CCKTNT là một bộ phận hợp thành, không thể tách rời CCKT quốc dân Nó đóngvai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế quốc dân, nhất là đối với các nước kém pháttriển Kinh tế nông thôn bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ được tiến hànhtrên địa bàn nông thôn

Xác lập CCKTNT chính là giải quyết mối quan hệ giữa những bộ phận cấu thành trongtổng thể kinh tế nông thôn dưới tác động của lực lượng sản xuất, giữa tự nhiên và con người,

Trang 9

đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị trong điều kiện vàhoàn cảnh lịch sử cụ thể.

CCKTNT cũng được xem xét trên các mặt và các mối quan hệ của chúng như: Cơ cấucác ngành kinh tế nông thôn, cơ cấu các vùng lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế nôngthôn.

1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

CCKTNT vừa có những đặc trưng chung của CCKT vừa có đặc trưng riêng của vùngnông thôn với những đặc điểm mang tính đặc thù Những đặc trưng riêng của CCKTNT đượcbiểu hiện như sau:

Do đặc điểm của kinh tế nông thôn nên CCKTNT bị chi phối mạnh mẽ bởi cấu trúccủa kinh tế nông thôn Điều đó biểu hiện ở chỗ, trong CCKTNT, nông nghiệp, thường chiếm tỷtrọng lớn trong cơ cấu ngành và chúng chỉ có thể chuyển biến khi CCKTNT biến đổi theohướng có tính quy luật “giảm tương đối và tuyệt đối số người lao động hoạt động trong khuvực nông thôn với tư cách là lao động tất yếu” lao động này ngày càng thu hẹp để tăng laođộng thặng dự.

CCKTNT hình thành và biến đổi gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền nôngnghiệp sản xuất hàng hóa Từ thời kỳ kinh tế sinh tồn chuyển sang thời kỳ du canh, du mục, tựcấp tự túc, nền kinh tế - xã hội trong giai đoạn này đồng nhất với nền kinh tế nông nghiệp màcơ cấu của nó là hai ngành trồng tỉa lương thực và chăn thả đại gia súc gắn liền với hai bộ phậntrồng trọt và chăn nuôi Trong bối cảnh này, kinh tế nông thôn đồng nghĩa với kinh tế nôngnghiệp Chỉ khi chuyển sang thời kỳ nông nghiệp sản xuất hàng hoá, CCKTNT mới được hìnhthành và vận động theo hướng đa dạng, có hiệu quả, sự phân công lao động chi tiết, tỉ mỉ hơn,từ đó những loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao được phát triển và mở rộng, mởmang nhiều ngành nghề, dần dần đưa kỹ thuật và công nghệ mới vào nông thôn, mở rộng vàphát triển các loại hình tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nông thôn.

CCKTNT được hình thành và vận động trên cơ sở điều kiện tự nhiên và mức độ lợidụng, khai thác cải thiện điều kiện tự nhiên (độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa… tức là nhữngnguồn lực của đầu vào được ban phát bởi tạo hoá) Cơ cấu kinh tế nông thôn, trong đó có cơcấu nông nghiệp hướng tới sự chuyển dịch nhằm khai thác tối ưu và cải thiện điều kiện tự

Trang 10

các quy luật tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phát triển toàn diện của nông thôn Qúa trình xác lậpvà biến đổi CCKTNT như thế nào là phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội, những điềukiện và hoàn cảnh tự nhiên nhất định chứ không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của con người.Con người chỉ có thể nhận thức để tác động thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình hình thành vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng có hiệu quả cao theo mục tiêu xác định.

Vì vậy, CCKTNT phản ánh tính quy luật chung của quá trình phát triển kinh tế - xã hộivà được biểu hiện cụ thể trong từng thời gian, không gian khác nhau Chuyển dịch CCKTNTphải là một quá trình vận động và có tính quy luật, mọi sự nóng vội hoặc bảo thủ trì trệ trongquá trình chuyển dịch nó đều gây phương hại đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Vấnđề là phải biết bắt đầu tư đâu và với những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nhưthế nào để tác động vào nó sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền cho tất cả các yếu tố trong toàn bộhệ thống cơ cấu kinh tế nông thôn cùng phát triển, góp phần vào sự tăng trưởng, của nền kinhtế quốc dân CCKT mang tính ổn định tương đối trong từng điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụthể, tuy nhiên, xét cả quá trình, nó không cố định, luôn vận động mang tính tất yếu khách quan.Vì vậy, chuyển dịch CCKT là quá trình làm thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ của hệ thốngkinh tế theo một chủ đích và định hướng nhất định, nghĩa là đưa hệ thống kinh tế đến các trạngthái phát triển tối ưu, đạt được hiệu quả tổng hợp mong muốn thông qua các tác động điềukhiển có ý thức, hướng đích của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn các quyluật khách quan.

1.2.1 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Chuyển dịch CCKTNT là sự vận động và thay đổi cấu trúc của các yếu tố cấu thànhtrong kinh tế nông thôn theo các quy luật khách quan dưới sự tác động của con người vào cácnhân tố ảnh hưởng đến chúng theo những mục tiêu xác định Đó là sự chuyển dịch theo nhữngphương hướng và mục tiêu nhất định chuyển dịch CCKT nông thôn được xem xét trên cácphương diện: Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, và cơ cấu thành phần kinh tế…

Chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông thôn là sự thay đổi mối quan hệ tương quan củamỗi ngành so với tổng thể các ngnàh trong nông thôn Sự thay đổi này do 2 yếu tố là số lượngcác tiểu ngành thay đổi và mối tương quan tốc độ phát triển giữa các ngành có sự thay đổi hoặcthay đổi đồng thời cả 2 yếu tố đó.

Trang 11

Chuyển dịch CCKT theo vùng nông thôn là sự chuyển dịch của các ngành kinh tế xéttheo từng vùng Về thực chất, cũng là sự chuyển dịch của ngành, hình thành sản xuất chuyênmôn hoá, nhưng được xét ở phạm vi hẹp hơn theo từng vùng lãnh thổ.

Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế là sự thay đổi tỷ lệ về sản xuất kinh doanhcủa các thành phần kinh tế trong nông thôn Cơ sở của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theothành phần là sự tồn tại khách quan, vai trò, vị trí của từng thành phần kinh tế trong kinh tếnông thôn và sự vận động khách quan của nó trong nền kinh tế Đối với cơ cấu thành phầnkinh tế, bên cạnh sự vận động khách quan thì sự định hướng về mặt chính trị - xã hội theo cáccơ sở khách quan có sự tác động rất lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế trongnền kinh tế nói chung, trong nông thôn nói riêng.

1.2.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Chuyển dịch CCKTNT là xu hướng vận động có tính khách quan, dưới sự tác động củacác nhân tố Trên thực tế, cùng với quá tình hình thành và phát triển phong phú, đa dạng cácngành kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, thì cơ cấu giữa các ngành cũng ngày càng phứctạp và luôn biến đổi theo nhu cầu của xã hội, theo đà phát triển của thị trường và theo khả năngcủa sản xuất để khai thác các nguồn lực vừa để đáp ứng nhu cầu thị trường vừa nâng cao hiệuquả sản xuất Quá trình chuyển dịch của CCKTNT bao gồm những xu hướng cơ bản sau:

Chuyển dịch CCKT nông nhiệp, nông thôn sang sản xuất hàng hoá Trong nền nôngnghiệp độc canh, ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn Sự mất cân đối giữa trồng trọt và chănnuôi bắt nguồn từ tính chất của sản xuất và khả năng giải quyết các nhu cầu về lương thựctrong điều kiện trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp Từ đó mọi yếu tố về nguồn lựctự nhiên và lao động đều phải tập trung vào sản xuất trồng trọt Sự biến đổi của khoa học vàcông nghệ đã tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và năng suất đất đai Do đó đã chophép chuyển bớt các yếu tố nguồn lực cho sự phát triển của các ngành khác, trong đó có cácngành trồng trọt, ngành chăn nuôi, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá cónghĩa là sản xuất sản phẩm đển bán chứ không phải chỉ để tiêu dùng cho bản thân và gia đìnhhọ Vì vậy, sản xuất ra loại hàng hoá gì? Số lượng bao nhiêu? Cơ cấu chủng loại thế nào? điềuđó không phụ thuộc vào người sản xuất mà chủ yếu phụ thuộc vào mức độ và khả năng tiêu thụcủa thị trường, do sự chi phối của thị trường, đó là mối quan hệ: thị trường - sản xuất hàng hoá

Trang 12

hàng hoá trước hết phải từ thị trường và vì thị trường, lấy thị trường làm căn cứ và xuất phátđiểm Xem đây là giải pháp quan trọng nhất để chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn.

Chuyển dịch CCKTNT từ nông nghiệp thuần tuý sang phát triển nông nghiệp, lâmnghiệp và chăn nuôi là sự chuyển dịch CCKTNT từ nông nghiệp là chủ yếu sang kết hợp nôngnghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi chuyển chúng thành những ngành sản xuất hàng hoá ở nôngthôn.

Chuyển dịch CCKT nông thôn từ thuần nông sang phát triển nông thôn tổng hợp.Các nhân tố tác động lớn đến chuyển dịch CCKTNT từ thuần nông sang phát triển nông thôntổng hợp, bao gồm các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nôngthôn Sự phát triển của nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi một mặt đã cho phép chuyểnmột số nguồn lực của các ngành này cho sự phát triển công nghiệp và dịch vụ, mặt khác tạo ranhững yếu tố về thị trường đòi hỏi phải có sự phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệpvà dịch vụ nông thôn Sự phát triển này làm cho CCKT có sự thay đổi theo hướng giảm tỷtrọng sản xuất nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụnông thôn Trên cơ sở đó, lao động cũng sẽ chuyển dịch từ trồng trọt sang chăn nuôi, từ sảnxuất nông nghiệp sang làm dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và chuyển laođộng thủ công sang lao động cơ khí trên đồng ruộng, trong chuồng trại và các xí nghiệp chếbiến nông sản.

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

1.2.3.1 Sự phát triển khoa học – kỹ thuật

Là một trong các nhân tố chủ yếu tạo những điều kiện tiền đề để chuyển dịch CCKT nóichung và CCKTNT nói riêng Sự phát triển của khoa học và năng suất lao động, hiệu quả sảnxuất và thay đổi cả phương thức lao động, tạo khả năng đổi mới những nguyên tắc và côngnghệ sản xuất trong các ngành kinh tế Trong nông nghiệp, nông thôn, khoa học kỹ thuật đã cónhững tác động mạnh mẽ về cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, cách mạng về sinh học Từđó hàng loạt giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao và hiệu quả kinh tế lớn đợc đưa vào sảnxuất Nhu cầu của xã hội về nông sản, trước hết là lương thực đã đáp ứng Nhờ đó nông nghiệpcó thể rút bớt chuyển sang sản xuất các ngành trồng trọt với giá trị sử dụng và giá trị kinh tếcao như cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và cây sinh vật cảnh Sự phát triển của

Trang 13

khoa học - công nghệ đã tạo những điều kiện tiền đề cho sự chuyển dịch CCKT, trong đó cóCCKTNT.

1.2.3.2.Phân công kinh tế theo chuyên môn hóa

Đây là đòn bẩy tăng năng suất lao động, thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ.CCKTNT là hệ quả trực tiếp của sự phân công lao động xã hội trong nông thôn, nhiều ngànhnghề hình thành, tính chất chuyên môn hoá càng cao, xoá dần tư tưởng tự cấp tự túc, tiến lênsản xuất hàng hoá Từ đó, người nông dân phải suy nghĩ, nghiên cứu từng loại giống cây trồngvật nuôi, kỹ thuật canh tác, lợi dụng các điều kiện thuận lợi và nó tránh sự khắc nghiệt, bất lợicủa tự nhiên.

1.2.3.3.Cơ chế thị trường

Tác động của cơ chế thị trường và sự mở rộng thị trường CCKTNT hình thành và biếnđổi gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hoá Lượng dân cư lớn ởnông thôn đã tạo ra thị trường sôi động với các hàng hoá có giá trị kinh tế cao Thu nhập củanhân dân tăng lên tạo sức mua lớn thì thị trường nông thôn là cơ sở để các khu vực côngnghiệp và dịch vụ tiếp tục phát triển và hướng vào xu thế hiện đại hoá ngành nông nghiệp Sảnxuất hàng hoá phát triển kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng, trong đó phải kể đến là hệthống giao thông, thông tin liên lạc và điện Sự phát triển của thị trường tạo điều kiện tiêu thụnông sản phẩm với tốc độ nhanh, khuyến khích phát triển các cơ sở công nghiệp chế biếnnông sản, , khuyến khích nông dân sản xuất các loại sản phẩm phù hợp.

1.2.3.4.Nhà nước trong việc tạo việc làm

Định hướng phát triển kinh tế của nhà nước có vai trò to lớn thúc đẩy quá trình chuyểndịch CCKTNT Nhà nước tác động vào nông thôn trước hết thông qua hệ thống định hướng,điều tiết nền kinh tế theo mục tiêu xác định trong từng thời kỳ Chính sách kinh tế có vai tròquan trọng tác động trực tiếp vào môi trường sản xuất kinh doanh ở nông thôn.

1.2.3.5.Điều kiện kinh tế – xã hội

Đây là một tiền đề quan trọng hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Trang 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN TẠI HUYỆNKHÁNH VĨNH

2.1 Tổng quan về đơn vị thực tập

2.1.1.Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh

2.1.1.1.Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Phòng LĐ – TB&XH huyện KhánhVĩnh

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh được tách ra từ PhòngNội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh đi vào hoạt động từ ngày 15tháng 04 năm 2008 Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộcUỷ ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lýNhà nước về các lĩnh vực như: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểmxã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chămsóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới; xoá đói giảm nghèo.

2.1.1.2.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động An sinh xã hội

Khánh Vĩnh là huyện miền núi, địa hình đồi núi rộng và phức tạp, trên địa bàn có nhiềudân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có nền văn hoá riêng, lối sống riêng, phong tục tập quán khácnhau, đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào nương rãy, trồng trọt và chăn nuôi, kinhtế phát triển chưa theo kịp các huyện đồng bằng nên có phần ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

a Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng LĐ – TB&XH

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhândân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhànước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạntheo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và quy định của pháp luật.

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tàikhoản riêng;

Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạchdài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnh vực lao động, người có công vàxã hội; cải cách hành chính, xã hội hóa thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước được giao.

Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao động,người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trang 15

Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án chươngtrình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn huyện sau khi được phê duyệt;thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xãhội được giao.

Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý Nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinhtế tư nhân; hướng dẫn, hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi Chính phủhoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công xã hội theo quy định của phápluật.

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sở bảo trợxã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em trênđịa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền.

Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, các côngtrình ghi công liệt sỹ.

Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Phối hợp với cá ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ ngườicó công và các đối tượng chính sách xã hội.

Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có công và xãhội; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí trong hoạtđộng, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dâncấp huyện.

Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữphục vụ công tác quản lý Nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người cócông và xã hội

Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụđược giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Lao động – Thương binh và Xãhội.

Tất cả cán bộ, công chức, người lao động của Phòng trong phạm vi nhiệm vụ được giaophải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, tôn trọng, phục vụ

Trang 16

nhân dân, đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, chấp hành kỷ luật lao động, chính sách phápluật của Nhà nước.

Hàng tuần cơ quan tổ chức họp để đánh giá công việc làm trong tuần và triển khai côngviệc tuần tiếp theo.

Hàng tuần, tháng, quý, 06 tháng, năm Phòng tổ chức sơ kết để rút kinh nghiệm trongcông tác sắp đến Ngoài ra, hàng quý còn giao ban giữa Phòng và cán bộ Thương binh và Xãhội các xã, thị trấn.

Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, thống kê gửi về Sở Lao động – Thương binh Xã hộivà trình UBND đúng thời gian quy định.

b Hệ thống tổ chức, bộ máy của Phòng Lao động- TB&XH

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh gồm có Trưởng Phòng và

02 phó trưởng phòng (Hiện tại thời điểm 2006 - 2010 mới chỉ có 01 Phó trưởng Phòng).

Trưởng phòng phụ trách chung và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Phòngtrước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về toàn bộhoạt động, công tác của Phòng.

Khi Trưởng phòng đi vắng thì uỷ quyền cho Phó phòng điều hành các công việc củaPhòng.

Tất cả quy định của Trưởng Phòng yêu cầu cán bộ công chức và người lao động phải thihành nghiêm túc.

Phó trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòngvà trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công như mảng Chính sách, dạy nghề, xoá đói giảmnghèo.

Biên chế hành chính của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội do Uỷ ban nhân dâncấp huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện được Uỷ ban nhân dân cấptỉnh giao.

Trang 17

Phan Viết Châu

40 cháu

Trang 18

2.1.1.3.Đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động tại Phòng Lao động – TB&XH

Tính đến thời điểm 01/8/2010 toàn bộ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có tất cả có 11 cán bộ công chức và người lao động.

BẢNG TỔNG HỢP CÁN BỘ CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNGCỦA PHÒNG LAO ĐỘNG – TB&XH HUYỆN KHÁNH VĨNH

Giới tính

Chức vụTrình độchuyên môn

Hệ sốlương

Thời giancông tác

Trang 19

Trưởng phòng: Lê Bình chỉ đạo chung và phụ trách mảng tệ nạn xã hội, Nhà tìnhthương.

Phó trưởng phòng: Văn Tấn Việt chỉ đạo công tác chuyên môn mảng Chính sách, ngườicó công, Xoá đói giảm nghèo, dạy nghề.

Phạm Thị Bình: phụ trách công tác Kế toánHàng Bảo Long: phụ trách công tác Dạy nghề

Nguyễn Thị Thu: phụ trách công tác Xoá đói giảm nghèo, tệ nạn xã hội

Bùi Thị Minh Hiển: phụ trách công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bảo trợ xã hội, thi đuakhen thưởng, thủ quỹ.

Văn Kỳ Nam: phụ trách công tác Văn thư, báo cáo, tổng hợpPhan Viết Châu: Giám đốc Nhà tình thương chỉ đạo chungĐinh Thị Tưởng: Mẹ, dì nấu ăn, chăm sóc các cháu

Nguyễn Thị Thiện: Mẹ, dì nấu ăn, chăm sóc các cháuNguyễn Văn Cảnh: Bảo vệ Nhà tình thương

Giới: Nam 06; nữ 05Tuổi đời: Từ 27 đến 57

Tuổi nghề: Từ 3 năm trở lên đến 20 năm

Trình độ chuyên môn: 02 đại học; 03 trung cấp ; 02 Cao đẳng

Trang 20

 Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ được coi trọng, trình độ của cán bộ, đảng viên vềcác mặt được nâng lên, từng bước tiếp cận về tiêu chuẩn quy định của các chức danh, trong đóđặc biệt chú ý đến cán bộ là nữ và người dân tộc thiểu số

 Phòng Lao động – TB&XH có cán bộ là đại học nhưng chuyên môn thì chưa phùhợp.

2.1.1.4.Cơ sở vật chất kỹ thuật của Phòng Lao động – TB&XH

Điều kiện làm việc: Về phòng ốc:+ 01 Nhà cấp 3.

Như vậy, với số liệu và trang thiết bị, điều kiện nêu cụ thể trên cũng đã tạo điều thuận

lợi cho đội ngũ Cán bộ, Công chức, người lao động tại Phòng LĐ – TB&XH làm việc và phụcvụ công tác tốt

2.1.1.5.Các chính sách chế độ đãi ngộ CB CC, người lao động ở Phòng LĐ – TB&XHhuyện Khánh Vĩnh

Thực hiện chế độ nghỉ sinh, nghỉ bệnh, nghỉ dưỡng….Theo đúng quy định về chế độbảo hiểm xã hội và Bộ Luật lao động quy định.

Thực hiện đúng chế độ nghỉ phép hàng năm cho CB CC, người lao động của Phòng.

Trang 21

Phòng tạo mọi điều kiện cho CB CC, người lao động đi học các lớp nhằm nâng caotrình độ nghiệp vụ, chuyên môn cũng như các lớp ngoại ngữ, tin học để phục vụ công tác tốthơn.

Thực hiện tốt chế độ bảo vệ tài sản của công.

CBCC và người lao động được trả lương và các chế độ khác theo quy định của Nhànước.

Ngoài lương CBCC còn được trả phụ cấp làm việc ngoài giờ.

Ưu tiên và tạo điều kiện cho con em CB,CC vào làm việc trong ngành nếu được đào tạophù hợp với ngành Lao động – TB&XH.

2.1.1.6.Các cơ quan đơn vị tài trợ, trong quá trình thực hiện An sinh xã hội và Công tácxã hội

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là một cơ quan trực thuộc của Nhà nướcđược cấp trên giao chỉ tiêu và phân bổ ngân sách theo từng năm nên không có cơ quan đơn vịnào tài trợ.

2.1.1.7. Những thuận lợi và khó khăna Thuận lợi

Phòng Lao động - TBXH có con dấu và sử dụng tài khoản riêng nên thường chủđộng rút các khoản tiền ở kho bạc Nhà nước về để chi trả cho các đối tượng đúng thờigia quy định.

b Khó khăn

Khánh Vĩnh là huyện miền núi, đa số cán bộ cấp xã chưa đủ chuẩn về trình độnên việc Phòng Lao động – TB&XH triển khai các Văn bản, Nghị định của cấp trên đưaxuống tuyến xã cán bộ cấp xã triển khai còn chậm làm ảnh hưởng đến các quyền lợi củangười dân

Mức lương của cán bộ Phòng Lao động – TB&XH hơi thấp nên không thu hútđược sự nhiệt tình của cán bộ.

Hiện tại số lượng công việc của Phòng Lao động – TB&XH rất nhiều hơn so vớicác Phòng ban khác, nhưng cán bộ biên chế thiếu (3 biên chế, 7 hợp đồng).

Trang 22

Giám đốc Nhà tình thương huyện là cán bộ hợp đồng, không có chuyên môn đểquản lý và điều hành, hiện tại Nhà tình thương chưa có cán bộ y tế để chăm sóc sứckhoẻ cho các cháu, các mẹ, dì chưa tận tâm trong việc chăm sóc các cháu.

2.1.1.8 Kiến nghị

Đề nghị cấp trên thường xuyên mở các lớp đào tạo chuyên môn về ngành Côngtác Xã hội.

Đề nghị cấp huyện, cấp xã luôn quan tâm đến cán bộ tạo điều kiện để họ tham gia

vào các khoá học chuyên môn, phục vụ công tác tốt hơn

Đề nghị tăng mức lương cho cán bộ Phòng Lao động – TB&XH để đảm bảo cuộcsống và nhiệt tình trong công tác.

2.1.2 Đặc điểm địa bàn huyện Khánh Vĩnh

2.1.2.1.Điều kiện tự nhiêna Đặc điểm địa hình

Khánh Vĩnh là huyện miền núi thuộc tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm thành phố NhaTrang 25km về phía Tây nam Huyện Khánh Vĩnh có 13 xã và một thị trấn, tổng diện tích đấttự nhiên toàn huyện là 1.165km2 Huyện Khánh Vĩnh tiếp giáp với các đơn vị hành chính như:

+ Phía bắc giáp huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.+ Phía đông Giáp huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.+ Phía nam giáp huyện Khánh sơn, tỉnh Khánh Hòa.+ Phía tây giáp tỉnh Đăklăk và tỉnh Lâm Đồng.

Khánh Vĩnh huyện có địa hình hiểm trở nên đã trở thành căn cứ địa quan trọng trongthời kỳ kháng chiến chông Pháp và Mỹ Là căn cứ địa cách mạng của dân quân Khánh Hòa vớicác địa danh hào hùng như sân bay dã chiến Hòn Xã, Hòn Nhạn, Son Mít, Hòn Dù, buôn GiaLê, Hòn Bà và căn cứ lịch sử Hòn Dữ Ngày nay, tuy hệ thống giao thông chưa thật sự thuậntiện cho việc giao thương với các vùng lân cận, song huyện giữ một vai trò khá quan trọng đólà cửa ngõ giao thương với các tỉnh như Đắklăk, Lâm Đồng.

Huyện Khánh Vĩnh có địa hình đa dạng và phức tạp, đặc thù của vùng chuyển tiếp giữatrung du và miền núi, với ¾ diện tích đất tự nhiên là rừng núi Địa hình này đã tạo cho núi

Trang 23

sông của Khánh Vĩnh rất hùng vĩ với các kỳ quan thiên nhiên phát triển du lịch sinh thái, khaithác thủy điện.

b Khí hậu và thủy văn

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa tập trụng từtháng 9 dến tháng 12 hàng năm, mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8 hàng năm Nhiệt độ trungbình trong năm từ 25oC, nhiệt độ cao nhất là 35oC, nhiệt độ thấp nhất là 22oC Độ ẩm trungbình hàng năm là 80% Lượng mưa hàng năm 1.600 mm – 2.000 mm.

Khánh Vĩnh là một trong hai huyện miền nũi của tỉnh Khánh Hòa có một mạng lướithủy văn đa dạng, hệ thống sông ngòi dày đặc và phân bố không đồng đều trên địa bàn, với 1con sông lớn là sông Cái chảy từ địa phận 6 xã của huyện Hệ thống sông ngòi có mức chảy ổnđịnh nhưng mùa mưa, nước tại các con sông suối dâng cao đã tạo không ít khó khăn cho cáchoạt động kinh tế của huyện, hệ thống công trình cầu cống chưa đảm bảo nên vẫn xảy ra hiệntrạng các vùng bị chia cắt trong mùa mưa hàng năm.

c Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản tại huyện Khánh Vĩnh được nhận định là nguồn tài nguyên quan trọng chosự phát triển công nghiệp khai thác và chế biến Khoáng sản gồm các loại như: Thiếc, caolanh… song nói đến Khánh Vĩnh thì phải nói đến các loại gỗ quý hiếm, tổng trữ lượng rừngcủa huyện lên đến 10 triệu m3, trong đó có 9 triệu m3 tập trung ở rừng rậm và rừng trung bình.

2.1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hộia Đất đai

Từ xưa tới nay đất luôn là nguồn lực quan trọng trong việc hát triển kinh tê – xã hội củamỗi quốc gia Qua thống kê đo đạc địa chính, huyện Khánh Vĩnh có tổng diện tích đất tự nhiênlà 116714,37ha (01/01/2009), trong đó đất lâm nghiệp chiếm 57937,12ha; đất nông nghiệp là36700,55ha Sau đây là bảng tình hình đất đai huyện Khánh Vĩnh:

Trang 24

- Đất cỏ hang năm

- Đất trồng cây hang năm khác2 Đất trồng cây lâu năm3 Đất nuôi trồng thủy sản4 Đất nông nghiệp khác

II Đất lâm nghiệp

1 Đất rừng sản xuất2 Đất rừng phòng hộ3 Đất rừng đặc chủng

IV Đất chưa sử dụng

1 Đất bằng chưa sử dụng2 Đất đồi núi chưa sử dụng

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Khánh Vĩnh)

Theo bảng thống kê trên cho thấy đất đai đã được sử dụng vào các hoạt động kinh tếmột cách hiệu quả hơn và diện tích đất chưa sử dụng giảm đáng kể (năm 2007 là 35678,72hanhưng đến năm 2009 chỉ còn 16931,72ha).

Đất nông nghiệp chỉ chiếm một phần diện tích đất tự nhiên ( năm 2009 là 36700,55ha sovới diện tích đất tự nhiên là 116714,37ha), trong đó diện tích cây trồng lâu năm tăng khá nhanhso cới đất trồng cây hang năm và chiếm 28686,07ha năm 2009 Tuy nhiên trong đất trồng câyhang năm chủ yếu là lúa nhưng đến 2009 diện tích lúa nước đã giảm đáng kể từ 3150,25hanăm 2007 xuống còn 1186,00ha năm 2009 Đối với các loại đất trồng cây nông nghiệp khác lạichiếm diện tích rất nhỏ cho thấy địa bàn huyện thích hợp đối với việc trồng cây lâu năm hơn.

Trang 25

Quá trình đô thị hóa diễn ra ngày một nahn và mạnh mè đã làm quy mô đất ở và đấtchuyên dung tăng lên Trong những năm gần đây việc trồng rừng phần nào đã thay thế đượcdiện tích bị phá, từ đó làm cho đất lâm nghiệp đã tăng lên trong tổng diện tích đất tự nhiên.

Như vậy, huyện Khánh Vĩnh có tổng diện tích đất tự nhiên là 116714,37ha và bình quânđầu người có diện tích là 3,35ha/người Có đến 72,2% là diện tích đất lâm nghiệp và đang cóxu hướng tăng nhanh Trong khi đó đo thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra đã làm dieenjt íchđất nông nghiệp tăng nhưng chậm và có xu hướng giảm xuống Hiệu quả kinh tế của cây trồngthúc đẩy diện tích cây lâu năm tăng lên, đất hoạt động nuôi trồng cũng tăng nhẹ Đây là xuhướng phát triển tất yếu, xong để nền kinh tế - xã hội của huyện phát triển bền vững cần gắnliền sự phát triển kinh tế - xã hội với phát huy thế mạnh mà huyện hiện có.

b Dân số và lao động

Dân số là cơ sở để phát triển lao động, chất lượng lao động lại là điều kiện quan trọngđể phát triển kinh tế - xã hội Thông qua bảng sau chúng ta sẽ biết được tình hình dân số và laođộng tại địa bàn huyện Khánh Vĩnh hiện nay:

Bảng 2: Tình hình dân số và lao động huyện Khánh Vĩnh

IV Một số chỉ tiêu

Trang 26

3 Lao động Nông nghiệp/Hộ nông nghiệp

4 Đất nông nghiệp/Lao động nông nghiệp

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Khánh Vĩnh)

Trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh trên địa bàn huyện có biến động theo chiều giảmdần, nhưng vân không đáng kể và ở mức cao 22,47% (năm 2009), tỷ lệ tử là 5,04% (năm2009) Do đó, tốc độ phát triển dân số của huyện Khánh Vĩnh không giảm, bình quân hangnăm dân số có tỷ lệ tăng tự nhiên là 17,96% (năm 2009) Như vậy, dân số của huyện KhánhVĩnh có chiều hướng tăng nhẹ trong thời gian tới, điều này đảm bảo cho việc cung cấp đầy đủnguồn lao động cho địa bàn huyện thúc đẩy việc phát triển kinh tế.

Những nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng dân số trên địa bàn huyện có một phần lợinhuận mang lại từ các hoạt động khai thác chế biến gỗ thu hút các lao đồng vùng ngoài vàolàm việc và sinh sống Dân số tăng nhanh trong đó tồn tại hai mặt, thứ nhất là có thê tạo nguồnlao động trẻ cho tương lai, một mặt nếu gia tăng dân số nhanh sẽ làm tăng mật độ dân số từ đấygây nên tình trạng bất ổn về vấn dề sản xuất lương thực thực phẩm và kéo dài them đó là xuấthiện tình trạng thiếu việc làm từ đó tệ nạn xã hội cũng tăng theo.

Xét về trình độ văn hóa của lao động trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh thì trình độ vănhóa còn thấp Số lao động không biết chữ và chưa học hết tiểu học còn nhiều chiếm 1/3 dân sốtoàn huyện chủ yếu tập trung vào các dân tộc thiểu số ít người Lao động được đào tạo nghềchỉ chiếm 16% Hiện nay toàn huyện chỉ có một trung tâm dạy nghề tại xã Sông cầu và chỉ cómột trường PTTH tại thị trấn Khánh Vĩnh từ đó cho thấy chất lượng giáo dục của huyện chưathật sự cao và có thể đáp ứng được nhu cầu của người học do vị trí của trường khá xa so vớicác xã miền núi nơi tập trung các đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó ta có thể thấy tỷ lệ bỏ họccủa học sinh trong địa bàn huyện khá cao.

Qua số liệu cho thấy diện tích đât nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nên kéo theo tìnhtrạng đó là diện tích đất nông nghiệp trên đầu người cũng giảm Vì vậy, nếu người nông dân ởvùng nông thôn không chủ động huyển đổi nghề nghiệp mà cứ bám mãi vào hoạt động sảnxuất nông nghiệp như hiện nay thì xảy ra tình trạng đói nghèo là điều tất yếu sẽ xảy ra Do đó,

Trang 27

yêu cầu đặt ra là phải giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân vùng nông thôn ngàycàng trở nên cấp thiết.

c Cơ sở hạ tầng

Cơ sở vật chất là điều kiện cơ bản để thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển Nhìnchung tình hình cơ sở vật chất của huyện vẫn chưa được đảm bảo được sự phát triển ngày càngcao về mặt văn hóa – tinh thần cho người dân về cả số lượng lẫn chất lượng Tuy nhiên khôngchỉ dừng lại ở đó mà huyện ngày càng có các hạng mục công trình và cố gắng tạo điều kiện cảithiện hệ thống sơ sở vật chất cho các xã và thị trấn trong địa bàn huyện.

Hệ thống giao thông

+ Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện ngày càng đượccải thiện, xây dựng mới nhiều tuyến đường liên tỉnh, huyện và liên thôn, việc này đã đáp ứngsự phát triển của kinh tế xã hội của huyện, thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa giữa cácvùng, việc đi lại của người dân trên địa bàn cũng thuận lợi hơn.

+ Toàn địa bàn huyện hiện nay đã có các tuyến đường liên huyện xã cũng như liêntỉnh Huyện có tuyến đường nối với huyện Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng, bằng hệ thốngđường Khánh Lê – Lâm Đồng được hoàn thành từ năm 2006 Tỉnh lộ 8 nối liền huyện KhánhVĩnh với huyện Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa được hoàn thành năm 2002.

+ Huyện đã tập trung đầu tư hệ thống giao thông nông thôn, cầu treo, cầu tràn kiên cốqua các sông lớn, đường vào các khu sản xuất,nâng cấp hệ thống giao thông cấp huyện cũngnhư cấp xã, xây dựng hệ thống đường liên thôn, nội đồng Tuy nhiên, do Khánh Vĩnh là mộthuyện miền núi, hệ thống thủy văn đa dạng, lượng mưa hàng năm lớn làm mặt đường xói lở,bào mòn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của nhân dân trong địa bàn huyện cũngnhư thông qua các huyện lân cận.

Hệ thống thủy lợi

+ Hệ thống thủy lợi của huyện đến 2010 tương đối đã được hoàn thiện, hiện nay toànhuyện có 232 công trình thủy lợi kiên cố, trong đó có 10 đập dâng, 5 trạm bơm… Ngoài ra còn

Trang 28

thức sử dụng và bảo quản chưa cao của cán bộ quản lý cũng như người sử dụng nên một sốcông trình đã xuống cấp và chưa phát huy hết công suất của các công trình.

+ Nhưng với hệ thống thủy lợi như hiện tại đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sảnxuất của người dân trong địa bàn huyện về việc sản xuất nông nghiệp Ý thức trách nhiệmngười dân được nâng cao phần nào các công trình cũng được quan tâm và được nâng cấp kịpthời.

Hệ thống phúc lợi

+ Hệ thống phúc lợi của huyện ngày càng được nâng cấp phục vụ nhu cầu của sự pháttriển nền kinh tế xã hội hiện nay cũng như việc phát triển giáo dục, y tế, quốc phòng Tất cảcác công trình được xây dựng đã được sử dụng và kiên cố.

+ Đối với giáo dục huyện đã có nhưng công trình như: 65 trường mẫu giáo, 14 trườngtiểu học, 04 trường trung học cơ sở, 01 trường phổ thông trung học và 01 trung tâm giáo dụcthường xuyên, cùng một trung tâm dạy nghề.

+ Về y tế thì có 01 bệnh viện đa khoa, 14 trạm y tế xã, thị trấn và 2 phòng khám tại xãLiên Sang và xã Khánh Bình đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân vằ đặc biệthuyện Khánh Vĩnh là điểm đỏ của bệnh sốt rét nên đã thành lập một viên nghiên cứu riêng biệttại xã Khánh Phú để phòng chống sốt rét.

+ Cùng với hệ thống giáo dục y tế, công tác tuyên truyền nâng cao dân trí cũng đượchuyện chú trọng thông qua hệ thống phát thanh với 14 trạm truyền thanh và 01 đài cấp huyện1kw, nâng tỷ lệ dân số được phủ sóng phát thanh lên hơn 90% Toàn huyện hiện có một trạmtruyền hình tại thị trấn Khánh Vĩnh Tuy công suất nhỏ nhưng đã đáp ứng được phần nào nhucầu của người dân trong địa bàn huyện Khánh Vĩnh.

+ Những năm trước đây, tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch chỉ đạt dưới 30% Đến nay, nhờlàm tốt công tác đầu tư chương trình nước sạch bằng Nhà máy nước Thị trấn, các hệ thốngnước tự chảy, giếng đào, giếng khoan nên đã nâng tỉ lệ này lên 75%.

+ Hiện nay đã có 13/13 xã – thị trấn đã được đầu tư xây dựng trụ sở làm việc kiên cố,nhà sinh hoạt cộng đồng ở thôn, xây dựng nhà công vụ cho cán bộ y tế và giáo viên, xây dựng02 Trung tâm cụm xã ở cánh Tây và cánh Bắc của huyện.

Hệ thống điện

Trang 29

+ Hoàn thành chương trình phủ điện nông thôn vào năm 1999 và tiếp tục đầu tư phủđiện vùng sâu, hỗ trợ đường dây, Công tơ điện cho hộ đồng bào dân tộc, tỉ lệ hộ dùng điện hiệnnay đạt 98%, một số hộ bà con dân tộc đã biết sử dụng điện vào sản xuất.

d Văn hóa – xã hội

Ngoài những tiềm năng về tài nguyen khoáng sản, huyện Khánh Vĩnh còn có tiềm năngto lớn về phát triển du lịch lịch sử văn hóa, như: Kgu di tích lịch sử Hòn Dù tại xã KhánhTrung, Khu di tích Hòn Dữ tại xã Khánh Đông…

Bên cạnh những tiềm năng về tài nguyên, một số địa danh được thiên nhiên ưu đãi trênđịa bàn huyện Khánh Vĩnh có khả năng phát triển du lịch thác và khu du lịch sinh thái, như:Thác YangBay tại xã Khánh Phú, Khu du lịch sinh thái Nhân Tâm tại xã Khánh Đông, SuốiKhoáng nóng Nhân Tâm tại xã Khánh Hiệp,…phát huy thế mạnh này huyện Khánh Vĩnh đãtiến hành lập đề án phát triển du lịch – dịch vụ đến năm 2020.

Huyện Khánh Vĩnh hiện nay đang có 15 dân tộc anh em sinh sống và làm việc trong đódân tộc Kinh chiếm 26,62%, các dân tộc khác chiếm 73.82% đó là: Raglai, Ede, T’Rin,Mường, Tày, Nùng, Dao, Khơ Me, Chăm, Hoa, Thái, H’Rê, Thổ, M’Nông Sự đa dạng về dântộc làm cho Khánh Vĩnh có nét độc đáo về phong tục tập quán Nếu khai thác những tiềm năngnày Khánh Vĩnh có thể đưa ngành du lịch văn hóa phát triển, tạo việc làm tại chỗ cho lao độngnông thôn tại địa bàn huyện Khánh Vĩnh, đặc biệt là dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địabàn.

2.1.2.3.Tình hình p hát triển kinh tế của huyện Khánh Vĩnh

Kinh tế của huyện Khánh Vinh hiện nay tăng trưởng khá nhanh; cơ cấu kinh tế chuyểndịch theo hướng tích cực; năng lực sản xuất cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển sảnxuất và đời sống, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất bước đầu đã được coi trọng, cácthành phần kinh tế phát triển ngày càng đa dạng; khai thác tốt hơn các nguồn lực địa hươnghiện có.

Tổng sản hẩm nội địa (GDP) tăng bình quân tăng 8,79%/ năm giai đoạn 2006 – 2010.Trong đó ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,49%; ngành công nghiệp xây dựngtăng 14,84% và ngành dịch vụ tăng 9,71% GDP bình quân đầu người đạt 8,6 triệu đồng/năm.

Tỷ trọng ngành nông nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm, ngành công nghiệp và dịch

Trang 30

2010, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 34,14%; công nghiệp – xây dựng chiếm 23,31% và dịch vụchiếm 42,55%.

Bảng 3: Tình hình tăng trưởng GDP các ngành kinh tế của huyện Khánh Vĩnh

(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh)

Ngành nông nghiệp tăng trưởng khá so với mức bình quân chung của toàn tỉnh KhánhHòa Lựa chọn cây trồng, vật nuôi gắn liền với yếu tố thị trường Năng suất cây trồng, vật nuôi,sản lượng lương thực và sản lượng thóc tăng đáng kể Đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiềuthay đổi trong tậ quán canh tác, đã dần tiếp cận với kỹ thuật sản xuất nông nghiệp mới, gópphần tích cực ổn định định canh định cư Công tác trồng rừng cho hàng trăm hộ đồng bào dântộc thiểu số, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Sản xuất công nghiệp – xây dựng có mức tăng trưởng cao Cơ cấu ngành nghề ngàycàng đa dạng, gắn liền với thế mạnh của vùng nguyên liệu và nhu cầu của thị trường, chấtlượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, có sức cạnh tranh cao Công nghiệp phát triển đãphần nào giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao thu nhậ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệ vàdịch vụ.

Thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định Hệ thống chợ, cửa hàngtiế tục được đầu tư nâng cấp và mở rộng Một số ngành dịch vụ mới được hình thành và pháttriển như dịch vụ sản xuất nông nghiệp, xăng dầu, vận tải, điện tử Dịch vụ tín dụng ngân hàngtăng, huy động vốn và cho vay vốn đạt kế hoạch hàng năm, tỉ lệ nợ xấu giảm Dịch vụ bưuchính – viên thông phát triển khá, tái cơ cấu về mặt tổ chức để nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh Mạng lưới thông tin lien lạc thông suốt ở hầu hết các khu vực trên địa bàn huyệnKhánh Vĩnh.

Các thành phần kinh tế , đặc biệt là kinh tế ngoài Nhà nước phát triển mạnh, bao gồmkinh tế tu nhân, kinh tế hộ gia đình, kinh tế cá thể, tiểu chủ… Toàn huyện Khánh Vĩnh hiện có8 Doanh nghiệp Nhà nước, 36 doanh nghiệ tư nhân và trang trại, 5940 hộ sản xuất nông nghiệ

Trang 31

và 1208 hộ kinh doanh công nghiệ, dịch vụ Kinh tế hộ gia đình được coi trọng đầu tư, là bướcđi cần thiết để chuyển nền kinh tế từ tự cung tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa.

2.2 Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tạihuyện Khánh Vĩnh

2.2.1 Tình hình sử dụng lao động nông thôn trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh

2.2.1.1 Phân bố lao động và cơ cấu lao động trong các ngành tại huyện Khánh Vĩnha Phân bố lao động trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh

Tình hình sử dụng lao động trong nông thôn ở huyện Khánh Vĩnh trước hết là được thểhiện qua sự phân bổ lao động trong các ngành nghề kinh tế.

Bảng 4: Tình hình phân bố lao động nông thôn theo ngành tại huyện Khánh Vĩnh

Đơn vị tính: Người

- Lao động nông nghiệp- Lao động CN – TTCN- Lao động Thương mại – dịch vụ

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Khánh Vĩnh)

Thông qua bảng trên cho thấy số lao động nông nghiệp nông thôn có xu hướng ngàycàng tăng nhưng ở mức độ nhẹ (13456 lao động năm 2008 đến năm 2010 tăng lên là 13630).Điều này cho thấy nông nghiệp là khu vự có sự thu hút khá nhiều lao động tham gia Bên canhđó lao động trong ngành thương mại – dịch vụ tăng cũng khá nhanh từ 2963 năm 2008 lên3203 năm 2010.

Phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn chong của toàn huyệnđang chuyển dịch theo hướng tăng dần lao động trong lĩnh vực CN – TTCN và dịch vụ Trongkhi giảm dần số lao động trong ngành nông nghiệp Tuy nhiên sự chuyển biến cũng chưa thậtsự ro rệt.

Như vậy, với đặc trưng và lợi thế phát triển như hiện nay sẽ tạo ra sự phân bổ lao động

Ngày đăng: 10/12/2012, 09:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG TỔNG HỢP CÁN BỘ CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG – TB&XH HUYỆN KHÁNH VĨNH - Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh - Khánh Hòa
amp ;XH HUYỆN KHÁNH VĨNH (Trang 18)
Theo bảng thống kê trên cho thấy đất đai đã được sử dụng vào các hoạt động kinh tế một cách hiệu quả hơn và diện tích đất chưa sử dụng giảm đáng kể (năm 2007 là 35678,72ha nhưng  đến năm 2009 chỉ còn 16931,72ha). - Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh - Khánh Hòa
heo bảng thống kê trên cho thấy đất đai đã được sử dụng vào các hoạt động kinh tế một cách hiệu quả hơn và diện tích đất chưa sử dụng giảm đáng kể (năm 2007 là 35678,72ha nhưng đến năm 2009 chỉ còn 16931,72ha) (Trang 24)
Bảng 2: Tình hình dân số và lao động huyện Khánh Vĩnh - Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh - Khánh Hòa
Bảng 2 Tình hình dân số và lao động huyện Khánh Vĩnh (Trang 25)
2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Khánh Vĩnh - Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh - Khánh Hòa
2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Khánh Vĩnh (Trang 29)
Bảng 4: Tình hình phân bố lao động nông thôn theo ngành tại huyện Khánh Vĩnh - Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh - Khánh Hòa
Bảng 4 Tình hình phân bố lao động nông thôn theo ngành tại huyện Khánh Vĩnh (Trang 31)
Tình hình sử dụng lao động trong nông thôn ở huyện Khánh Vĩnh trước hết là được thể hiện qua sự phân bổ lao động trong các ngành nghề kinh tế. - Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh - Khánh Hòa
nh hình sử dụng lao động trong nông thôn ở huyện Khánh Vĩnh trước hết là được thể hiện qua sự phân bổ lao động trong các ngành nghề kinh tế (Trang 31)
Đê nắm rõ tình hình hoạt động và số lao động tham gia trong ngành thương mại và dịch vụ chúng ta quan sát bảng thống kê sau: - Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh - Khánh Hòa
n ắm rõ tình hình hoạt động và số lao động tham gia trong ngành thương mại và dịch vụ chúng ta quan sát bảng thống kê sau: (Trang 33)
Tình hình về số lao động trong ngàn hy tế, giáo dục. Thực tế cho thấy ,y tế và giáo dục là lĩnh vực công, hầu hết lao động trong ngành y tế và giáo dục đều có trình độ tối thiểu là trung  cấp, được tuyển qua các đợt thi công chức - Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh - Khánh Hòa
nh hình về số lao động trong ngàn hy tế, giáo dục. Thực tế cho thấy ,y tế và giáo dục là lĩnh vực công, hầu hết lao động trong ngành y tế và giáo dục đều có trình độ tối thiểu là trung cấp, được tuyển qua các đợt thi công chức (Trang 34)
Bảng 9: Quy mô lao động trong ngành thuong mại – dịch vụ - Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh - Khánh Hòa
Bảng 9 Quy mô lao động trong ngành thuong mại – dịch vụ (Trang 35)
Theo tình hình thực tế ở huyện Khánh Vĩnh cho thấy tuy Khánh Vĩnh có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái nhưng hoạt động này chưa thật sự được khai thác một cách hiệu quả để thu hút  một nguồn lao động khá lớn - Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh - Khánh Hòa
heo tình hình thực tế ở huyện Khánh Vĩnh cho thấy tuy Khánh Vĩnh có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái nhưng hoạt động này chưa thật sự được khai thác một cách hiệu quả để thu hút một nguồn lao động khá lớn (Trang 36)
Bảng 10: Diện tích gieo trồng của huyện Khánh Vĩnh - Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh - Khánh Hòa
Bảng 10 Diện tích gieo trồng của huyện Khánh Vĩnh (Trang 43)
Bảng 11: Diện tích cây trồng chính của huyện Khánh Vĩnh - Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh - Khánh Hòa
Bảng 11 Diện tích cây trồng chính của huyện Khánh Vĩnh (Trang 44)
Bảng 12: Một số sản phẩm chủ yếu của công nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh - Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh - Khánh Hòa
Bảng 12 Một số sản phẩm chủ yếu của công nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w