Phân theo ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh - Khánh Hòa (Trang 32 - 34)

1. Nông, Lâm, Thủy sản 2. Công nghiệp – xây dựng 3. Dịch vụ 13182 1092 2818 13456 1129 2863 13586 1169 2920 13630 1228 3074

(Nguồn: Phòng LĐ – TB&XH huyện Khánh Vĩnh)

Theo số liệu cho thấy huyện Khánh Vĩnh trong những năm gần đây khu vực kinh tế Nhà nuớc hầu như không tạo đuợc lưọng việc làm đáng kể, có sự tăng về số lao động hoạt động trong linh vực này nhưng rất hạn chế. Từ 2007 – 2009 chỉ tăng 137 lao động như vậy là quá thấp so với tốc độ phát triển kinh tế của Huyện hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình cải cách và cổ phần hoá Doanh nghiệp diễn ra khá mạnh vì thế đã làm mới trong thành phần kinh tế này không nhiều. Đối với khu vực kinh tế cá thể tuy số lưọng lao động làm việc chiếm số lưọng lớn (14881 lao động so với tổng số lao động tham gia trong ngành công nghiệp – xây dựng là 17932 năm 2010) như vậy khu vực kinh tế này đã giải quyết một lưọng lớn công việc cho ngưòi lao động địa phưong nhưng việc tạo việc làm mới ở khu vực này cũng còn hạn chế chưa thực sự phát triển so với nhu cầu việc làm ngày càng cao như hiện nay. Hiện nay số lưọng lao động cá thể và lao động Nhà nuớc ở Khánh Vĩnh có số lượng khá lớn chứng tỏ vai trò của khu vực này trong sự phát triển kinh tế và tạo việc làm cho lao động thời kỳ đổi mới. Điều này cũng dễ hiểu vì Khánh Vĩnh chưa thật sự thu hút được sự đầu tư của các Doanh nghiệp trong và ngoài nước vì thế việc tạo việc làm cho lao động trong khu vực này còn hạn chế.

Bên cạnh đó hoạt động khai thác phát triển ở trình độ thấp nên yêu cầu về sử dụng thời gian lao động khá lớn nhưng yêu cầu về trình độ cao, chủ yếu là lao động phổ thông đang làm việc tại các cơ sở công nghiệp chế biến sản xuất trong vùng, cả trong khu vực Nhà nước. Đây chính là một tồn tại lớn trong quá trình quản lý, khai thác và phát triển kinh tế công nghiệp của

Các ngành thương mại – dịch vụ

Đê nắm rõ tình hình hoạt động và số lao động tham gia trong ngành thương mại và dịch vụ chúng ta quan sát bảng thống kê sau:

Bảng 6: Số lao động kinh doanh thương mại – dịch vụ trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu

Năm

2007 2008 2009 2010

Tổng số 1796 1860 1925 2010

1. Phân theo thành phần kinh tế

- Nhà nước - Tư nhân - Cá thể 775 22 999 812 24 1024 836 24 1065 841 30 1139

2. Phân theo ngành kinh doanh

- Thương mại dịch vụ - Nhà hàng, khách sạn 1643 153 1665 195 1678 247 1695 315

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Khánh Vĩnh)

Tình hình sử dụng lao động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ tại địa bàn huyện Khánh Vĩnh thông qua bảng trên cho thấy số lao động tham gia trong thành phần kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo nhưng số lượng lao động trong những năm gần đây tăng không đáng kể. Bên cạnh đó khu vực kinh tế khác cũng tăng chưa nhanh vì thế việc làm được tạo ra chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của người lao động. Bên cạnh đó do trình độ lao động của người lao động chưa cao và phần lớn lao động chưa tốt nghiệp phổ thông trung học.

Tồn tại chính của việc sử dụng lao động là việc tay nghề và chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của công việc và chưa theo kịp sự phát triển của các hoạt động du lịch trong huyện, trong khi đó kinh tế Nhà nước chưa thúc đẩy được ngành du lịch phát triển. Hoạt động thương mại mang tính chất nhỏ lẻ nên cũng chưa tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

Các ngành y tế - giáo dục

Tình hình về số lao động trong ngành y tế, giáo dục. Thực tế cho thấy , y tế và giáo dục là lĩnh vực công, hầu hết lao động trong ngành y tế và giáo dục đều có trình độ tối thiểu là trung cấp, được tuyển qua các đợt thi công chức. Vì vậy, lao động nông thôn muốn làm việc trong ngành này đều phải đạt được những trình độ tối thiểu theo quy định. Lao động làm việc trong khu vực này đòi hỏi sự khắt khe về thời gian lao động, mặc dù hiệu suất lao động không cao.

Trong khi hầu hết lao động nông thôn không đủ điều kiện để nâng cao trình độ, thì cơ hội được làm việc trong khu vực công này là rất nhỏ. Như vậy, lao động nông thôn chỉ có thể tăng cường sử dụng thời gian lao động trong hộ.

2.2.2. Tình hình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh Vĩnh

2.2.2.1. thu hút lao động trong các ngành nghề kinh tế a. Quy mô lao động trong các ngành công nghiệp

Bảng 7: Quy mô lao động bình quân trong cơ sở sản xuất công nghiệp

Đơn vị tính: Lao đông/Cơ sở

Chỉ tiêu Năm

2007 2008 2009 2010

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh - Khánh Hòa (Trang 32 - 34)