1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng thực hiện đấu thầu trong xây dựng công trình cơ bản ở Việt Nam hiện nay

47 1,6K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 178,49 KB

Nội dung

LỜIMỞĐẦU Trong quá trình thực tập ở công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 228, em đã lựa chọn được đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp . Đây làđề tài về thực trạng đấu t

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình thực tập ở công ty cổ phần xây dựng công trình giaothông 228, em đã lựa chọn được đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đây là đề tài về thực trạng đấu thầu trong xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiệnnay

Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đang chuyển từ nền kinh tế

kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhànước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong nền kinh tế thị trường xuấthiện nhiều thành phần kinh tế tham gia, lĩnh vực đầu tư xây dựng có nhiềuvấn đề mới nảy sinh cần được nghiên cứu giải quyết Theo cơ chế quản lý cũ,trong xây dựng cơ bản chủ yếu quản lý bằng phương pháp giao thầu, nhậnthầu theo kế hoạch nên khó tránh khỏi việc thất thoát hàng ngàn tỷ đồng vàchất lượng công trình cũng không được đảm bảo

Trong bối cảnh đó việc đổi mới phương thức quản lý đầu tư và xâydựng là điều rất cần thiết và đấu thầu xuất hiện là một tất yếu Đấu thầu làmột phương thức kinh doanh dựa vào tính chất cạnh tranh trên thị trường.Kinh nghiệm cho thấy đấu thầu nếu được thực hiện đúng, có thể tiết kiệmhay làm lợi đáng kể một số kinh phí so với các phương pháp đã thực hiệntrước đây

Đấu thầu có nhiều hình thức khác nhau nhưng trong đó đấu thầu rộngrãi là loại hoàn chỉnh nhất vì nó mang lại nhiều hiệu quả cho các công trìnhxây dựng Hình thức này đang rất phổ biến và Việt Nam đang áp dụng nótrong hầu hết các công trình xây dựng cơ bản Tuy nhiên việc thực hiện côngtác đấu thầu trong những năm qua là quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm

để hoàn thiện, nên còn bộc lộ nhiều hạn chế , vướng mắc và những bất cập.Qua quá trình thực tế ở công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông

228 và được sự giúp đỡ của phòng kế hoạch – kỹ thuật, cô Nguyễn Lệ Thúy

Trang 2

em đã quyết định chọn vấn đề : “Thực trạng thực hiện đấu thầu trong xây dựng công trình cơ bản ở Việt Nam hiện nay”.

Chuyên đề gồm 3 phần :

Phần I : Cơ sở lý luận và thực tiễn về đấu thầu.

Phần II : Thực trạng đấu thầu.

Phần III : Một số giải pháp và kiến nghị

Do hiểu biết của em còn nhiều hạn chế nên bài viết sẽ còn nhiều thiếuxót , em mong nhận được sự giúp đỡ của các thày cô cho đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Trang 3

1 Khái quát chung về đấu thầu.

1.1.Một số quan điểm về đấu thầu.

1.1.1 Quan điểm của chủ đầu tư.

“Đấu thầu là một phương thức cạnh tranh nhằm lựa chọn người nhậnthầu, đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật đặt ra cho dự án với chi phí tiết kiệmnhất” Như vậy đấu thầu là hình thức mở ra cho các nhà thầu cạnh tranh vớinhau nhằm lựa chọn được nhà thầu hợp lý dựa vào tính chất cạnh tranh côngkhai trên thị trường

Theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung mọi hoạt động kinh tế đềuthực hiện theo nhiệm vụ của nhà nước Sản phẩm sản xuất, thị trường tiêu thụđều theo chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên Khi chuyển sang nền kinh tế thịtrường, nơi mà quy luật cạnh tranh chi phối mọi hoạt động kinh doanh thì đấuthầu là một hình thức kinh doanh rất phổ biến nhất là các hoạt động kinhdoanh có số lượng vốn đầu tư lớn

Với quan niệm của chủ đầu tư thì đấu thầu chỉ tồn tại và phát triển trongnền kinh tế thị trường là nơi các quy luật diễn ra theo đúng bản chất của nónhư quy luật giá trị, quy luật cung cầu… giúp chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu cónăng lực đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật chất lượng đảm bảo tiến độ thi côngvới chi phí là thấp nhất, tạo đà cho sự cạnh trạnh và cơ sở cho công tác đấuthầu phát triển và hoàn thiện

1.1.2 Quan điểm của nhà thầu.

“Đấu thầu là một hình thức kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu dành

cơ hội có được hợp đồng thực hiện dự án”

Thực chất đấu thầu là “cuộc chơi” trên thương trường Nói đến “ cuộcchơi” thường gắn với vận “may”, “rủi” sau mỗi cuộc chơi bao giờ cũng cóngười thắng, người thua và cuộc chơi này tùy thuộc vào năng lực, kinhnghiệm của các nhà thầu Vì vậy không có điều gì ngạc nhiên khi vấn đề tham

dự thầu đã hấp dẫn việc điều tra nghiên cứu của chính các nhà thầu cũng như

Trang 4

nhiều học giả khác Những việc nghiên cứu, điều tra này chưa có đủ cơ sở đểloại bỏ tính không chắc chắn ra khỏi đấu thầu có nghĩa là cuộc chơi vẫn phảichấp nhận sự may rủi, được thua giữa các nhà thầu.

1.1.3 Quan điểm trong quản lý Nhà nước.

Đấu thầu là một phương thức quản lý việc lập và thực hiện dự án đầu tư

và thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của dự án trên

cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu

Theo Điều 53 Nghị định 52/CP của Chính phủ ngày 08/07/1999 có ghi

“Khuyến khích đấu thầu với tất cả các dự án đầu tư và xây dựng của các côngtrình sản xuất kinh doanh hoặc văn hóa xã hội, không phân biệt nguồn vốn”.Đây là nội dung quan trọng của giai đoạn thực hiện đầu tư, trong quá trìnhquản lý đầu tư và xây dựng nhằm mục tiêu sử dụng các nguồn vốn đầu tư doNhà nước quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống tham ô lãng phí

1.1.4 Quan điểm chung.

Đấu thầu là cuộc thi có cùng một điều kiện ở đó đầu bài thi chính là hồ sơmời thầu, bài thi là hồ sơ dự thầu và thang điểm là tiêu chuẩn đánh giá

Cuộc thi này có sự tham gia của 3 bộ phận :

 Bộ phận thứ nhất : Bên mời thầu là người ra đề thi

 Bộ phận thứ hai : Nhà thầu là người làm bài thi

 Bộ phận thứ ba : Là cơ quan quản lý Nhà nước bao gồm thanh tra, côngluận, nhà tài trợ (WB, ADB) hoặc chính phủ nước thứ ba

Đây là cuộc thi phức tạp có bảo lãnh và thực hiện theo quy định của Chínhphủ trên cơ sở đánh giá hồ sơ dự thầu ở cùng một mặt bằng qua hai bước :Đánh giá hồ sơ dự thầu và thẩm định cùng với quyết định của nhà tài trợ.Tiêu chí đánh giá thầu là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu và có giá rẻnhất

Trên cơ sở các quan điểm đã trình bày ở trên, ta thấy đấu thầu là một phạmtrù kinh tế, nó gắn liền với sự ra đời của sản xuất và trao đổi hàng hóa, không

có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì không có đấu thầu

Trang 5

Vậy đấu thầu được hiểu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầucủa bên mời thầu hoặc yêu cầu của chủ dự án với chi phí hợp lý nhất.

2.2.Đấu thầu trong nước.

Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầucủa bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước

2.3.Đấu thầu quốc tế.

Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu củabên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trongnước

2.4.Dự án.

`Là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằmđạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trênnguồn vốn xác định

Trang 6

Là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệmđược chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật

về đấu thầu

2.7.Nhà thầu chính.

Là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu,

ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được chọn ( Sau đây gọi là nhà thầu thamgia đấu thầu ) Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầuđộc lập Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầutrong một đơn dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh

2.8.Nhà thầu phụ.

Là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thỏathuận hoặc hợp đồng được ký với nhà thầu chính Nhà thầu phụ không phải lànhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu

2.9.Nhà thầu trong nước

Là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam

2.10 Nhà thầu nước ngoài

Là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước mà nhàthầu mang quốc tịch

2.11 Gói thầu.

Là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn

bộ dự án, gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộcnhiều dự án hoặc khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thườngxuyên

2.12 Hồ sơ mời thầu.

Là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chếbao gồm các yếu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn

bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọnnhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợpđồng

Trang 7

2.13 Hồ sơ dự thầu.

Là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu vàđược nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu

2.14 Giá gói thầu.

Là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tổngmức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành

3 Mục tiêu của đấu thầu.

Đảm bảo tính cạnh tranh : Qua tổ chức đấu thầu đòi hỏi các nhà thầu pháthuy hết khả năng của mình về trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ và tiềmnăng sẵn có, hoặc liên danh để cạnh tranh với các nhà thầu

Đảm bảo tính công bằng : Đấu thầu tạo ra được một cơ sở hợp lý để nhàthầu có điều kiện bình đẳng với nhau Các nhà thầu có đủ điều kiện theo yêucầu của hồ sơ mời thầu đều có thể tham gia, không phân biệt với các thànhphần kinh tế hoặc loại hình doanh nghiệp

Trang 8

Đảm bảo minh bạch : Đấu thầu được tiến hành công khai thể hiện trongsuốt quá trình từ mời thầu đến việc mở và xét chọn nhà thầu, ký kết hợp đồngđều được thực hiện có sự kiểm tra, đánh giá của cấp có thẩm quyền theo quyđịnh của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng Tránh được sự thiên vị, cảmtính, đặc quyền đặc lợi, móc ngoặc riêng với nhau.

Đảm bảo hiệu quả kinh tế : Đấu thầu tạo cơ hội cho các nhà đầu tư thựchiện được dự án của mình với giá thành hạ, đảm bảo được yêu cầu về kỹ thuật

và chất lượng

Với bốn mục tiêu trên thì đấu thầu trước mắt vào trong tương lai sẽ trởthành hình thức áp dụng rộng rãi ở hầu hết tất cả các ngành trong nền kinh tếquốc dân như : công nghiệp, xây dựng, giao thông, thủy lợi

4 Vai trò của đấu thầu.

4.1.Đối với nhà nước (chủ đầu tư):

Đấu thầu mang lại cho nhà nước những đầu tư mới về công nghệ, máymóc thiết bị hiện đại tạo điều kiện cho việc thúc đẩy quá trình công nghiệphóa và hiện đại hóa của đất nước

Là cơ sở để đánh giá đúng, chính xác năn lực thực sự của các đơn vị kinh

tế cơ sở, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực diễn ra, tránh được sự thiên vịcủa chủ đầu tư với các nhà thầu

Mặt tích cực nhất mà phía nhà nước thu được thông qua đấu thầu là tíchlũy và học hỏi được kinh nghiệm về biện pháp quản lý nhà nước đối với các

dự án đặc biệt là quản lý tài chính, tăng cường các lợi ích kinh tế xã hội khác

4.2.Đối với chủ đầu tư.

Chọn lựa được nhà thầu có năng lực đáp ứng được yêu cầu của mình về kỹthuật, chất lượng, đảm bảo tiến độ thi công đồng thời giá thành hợp lý Khắcphục tình trạng độc quyền về giá cả của các nhà thầu

Khắc phục tình trạng độc quyền về giá cả của các nhà thầu Mang lại hiệuquả của dự án đầu tư cao nhất

4.3.Đối với nhà thầu.

Trang 9

Đảm bảo tính công bằng đối với các thành phần kinh tế, không phân biệtđối xử giữa các nhà thầu.

Kích thích các nhà thầu nâng cao trình độ kỹ thuật, áp dụng công nghệ vàcác giải pháp thực hiện tốt nhất, tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn có củamình

Học hỏi nhiều kinh nghiệm qua thực tế, có cơ hội để nâng cao trình độ,năng lực về quản lý và khoa học công nghệ trình độ chuyên môn cho cán bộcông nhân viên

Nâng cao uy tín và vị trí của mình trên thương trường trong nước và quốctế

5 Các hình thức lựa chọn nhà thầu.

5.1.Đấu thầu rộng rãi.

Là hình thức không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia Bên mời thầuphải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phươngtiên thông tin đại chúng trước khi phát hành hồ sơ mời thầu Đấu thầu rộng rãi

là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu Hình thức đấu thầu này có

ưu điểm nổi bật là tính cạnh tranh trong đấu thầu cao, hạn chế tiêu cực trongđấu thầu, kích thích các nhà thầu phải thường xuyên nâng cao năng lực cạnhtranh, mang lại hiệu quả cao cho dự án

5.2.Đấu thầu hạn chế.

Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là5) có đủ năng lực tham dự Danh sách nhà thầu tham dự phải được người cóthẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận

Trang 10

khác nhau trên cơ sơ yêu cầu chào hàng của bên mời thầu Việc gửi chào hàng

có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng Fax, bằng đường bưu điệnhoặc bằng các phương tiện khác gói thầu áp dụng hình thức này thường cósản phẩm cụ thể, đơn vị trúng thầu thường là đơn vị đưa ra giá có giá trị thấpnhất, không thương thảo về giá

5.5.Mua sắm trực tiếp.

Được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong(dưới một năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư cónhu cầu tăng thêm số lượng hàng hóa hoặc khối lượng công việc mà trước đó

đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo không được vượt mức giáhoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó Trước khi ký hợp đồng, nhà thầuphải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để thực hiện góithầu

5.6.Tự thực hiện.

Hình thức này chỉ được áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư có đủnăng lực thực hiện trên cơ sơ tuân thủ quy định Quy chế quản lý đầu tư vàxây dựng

5.7.Mua sắm đặc biệt.

Hình thức này được áp dụng đối với các ngành hết sức đặc biệt mà nếukhông có những quy định riêng thì không thể đấu thầu được

6 Các phương thức đấu thầu.

6.1.Đấu thầu một túi hồ sơ.

Là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ.Phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa và xâylắp

6.2.Đấu thầu hai túi hồ sơ.

Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về giátrong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật

sẽ được xem xét trước để đánh giá Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70%

Trang 11

trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá Phương thức nàychỉ áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn.

6.3.Đấu thầu hai giai đoạn.

Phương thức này áp dụng cho những trường hợp sau :

Các gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp có giá từ 500 tỷ đồng trở lên.Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bịtoàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệtphức tạp

Dự án được thực hiện theo Hợp đồng chìa khóa trao tay

Hai giai đoạn đó như sau :

1 Giai đoạn sơ tuyển lựa chọn nhà thầu tùy theo quy mô, tính chất góithầu, chủ đầu tư thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đạichúng hoặc gửi thư mời thầu Chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp chocác nhà thầu tham dự hồ sơ mời dự thầu bao gồm các thông tin sơ bộ vềgói thầu và các nội dung chính của hồ sơ mời dự thầu Nhà thầu tham

dự sơ tuyển phải nộp hồ sơ dự thầu kèm theo bảo lãnh dự thầu nhằmbảo đảm nhà thầu đã qua giai đoạn sơ tuyển phải tham dự đấu thầu.Mức bảo lãnh dự thầu do chủ đầu tư tự quyết định nhưng không vượtquá 1 % giá gói thầu

Tiêu chuẩn đánh giá ở vòng sơ tuyển bao gồm :

Trang 12

Tiêu chuẩn đánh giá ở vòng đấu thầu bao gồm :

 Khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ

 Tiến độ thực hiện

 Giá dự thầu

 Các điều kiện khác của nhà thầu đề xuất nhằm đạt mục tiêu đầu

tư và hiệu quả cho dự án

Nhà thầu được lựa chọn là nhà thầu có giá dự thầu hợp lý và mang lại hiệuquả cao nhất cho dự án

6.4.Đấu thầu qua mạng.

Được thực hiện trực tuyến thông qua hệ thống mạng Việc đăng tải thôngbáo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, đánh giá hồ sơ dựthầu và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện trên hệ thốngmạng đấu thầu quốc gia do cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng

và thống nhất quản lý

Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng hình thức đấu thầu mạng

7 Trình tự thực hiện đấu thầu.

Từ các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước ta, có thể khái quát quátrình tổ chức đấu thầu xây dựng ở Việt Nam hiện nay được thực hiện theotrình tự sau :

Sơ tuyển nhà thầu (nếu có)

Lập hồ sơ mời thầu

Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu

Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu

Mở thầu

Đánh giá, xếp hạng nhà thầu

Trình duyệt kết quả đấu thầu

Thông báo kết quả trúng thầu, thương thảo hợp đồng

Trình duyệt nội dung hợp đồng

7.1.Sơ tuyển nhà thầu.

Trang 13

Sơ tuyển nhà thầu là việc đánh giá khả năng thực hiện công viêc xây dựng đốivới những công ty muốn tham gia đấu thầu các dự án xây dựng.

 Sự cần thiết của sơ tuyển nhà thầu:

Việc gia tăng các nhu cầu xây dựng và xây dựng kỹ thuật cao đòi hỏi cần cóphương pháp tìm ra nhà thầu xây dựng có đầy đủ năng lực về trình độ khoahọc kỹ thuật, công nghệ và uy tín

Việc mở rộng thị trường xây dựng đòi hỏi phải xây dựng một phương phápđánh giá năng lực các nhà thầu trong và ngoài nước

Để loại những nhà thầu không phù hợp ra khỏi quá trình đấu thầu để xác địnhnhững nhà thầu đạt sơ tuyển thì cần căn cứ vào năng lực chính, kỹ thuậtchuyên môn và khả năng quản lý của họ

 Mục đích của sơ tuyển các nhà thầu :

Nhằm cung cấp một hệ thống đánh giá để chọn các nhà thầu xây dựng có chấtlượng

Ngăn chặn những công trình xây dựng chất lượng kém

Nhằm khuyến khích các công ty xây dựng có năng lực cao thông qua việcđánh giá khả năng xây dựng của các công ty muốn tham gia đấu thầu đối vớicác dự án xây dựng

 Hiệu quả của việc sơ tuyển nhà thầu

Đối với chủ đầu tư : Giúp chủ đầu tư loại bỏ những công ty xây dựng kémchất lượng

Đối với nhà thầu : Giảm tối đa chi phí tham giá đấu thầu

7.2 Hồ sơ mời thầu.

Hồ sơ mời thầu do chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư lập

Trang 14

Là cơ sở để tổ chuyên gia, chủ đầu tư và cấp thẩm quyền xem xét quyết địnhtrúng thầu.

 Nội dung của hồ sơ mời thầu

Thư mời thầu; Mẫu đơn dự thầu; Chỉ dẫn đối với nhà thầu

Các điều kiện ưu đãi nếu có; các loại thuế theo quy định của pháp luật; hồ sơthiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật, tiến độ thi công.Tiêu chuần đánh giá; điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng

Mộu bảo lãnh dự thầu; mẫu thỏa thuận hợp đồng; mẫu bảo lãnh thực hiện hợpđồng

7.3.Thư hoặc thông báo mời thầu.

 Mục đích của thư hoặc thông báo mời thầu

Giúp tất cả các nhà thầu có nguyện vọng, cơ hội để tham gia cạnh tranh vớinhau

Thu hút được các nhà thầu nổi tiếng trong nước và trên thế giới

 Yêu cầu của thư hoặc thông báo mời thầu

Thông báo mời thầu phải được thông báo rộng rãi trên Báo, tạp chí, cácphương tiện thông tin đại chúng của chính phủ, báo và tạp chí chuyên ngành

và có thể được gửi tới các đoàn ngoại giao của các nước có liên quan đang cómặt ở Việt Nam

 Nội dung thư hoặc thông báo mời thầu

Tên và địa chỉ của bên mời thầu

Khái quát dự án, địa điểm, thời gian xây dựng và các nội dung khác

Các điều kiện đối với nhà thầu; thời gian, địa điểm nhận hồ sơ mời thầu

7.4.Hồ sơ dự thầu.

Hồ sơ dự thầu do nhà thầu lập được dựa trên cơ sở của hồ sơ mời thầu vàtrình độ kinh nghiệm năng lực, thực tế thăm hiện trường của nhà thầu

 Mục đích của hồ sơ dự thầu

Là cơ sở của chủ đầu tư và chuyên gia xem xét đánh giá, đề nghị cấp có thẩmquyền xem xét, quyết định trúng thầu

Trang 15

Là cơ sở pháp lý để nhà thầu có thể giải trình những yêu cầu của chủ đầu tư.

 Yêu cầu của hồ sơ dự thầu

Nhà thầu phải nộp hồ sơ dự thầu trước thời hạn quy định của hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu phái được dán kín gửi đến địa điểm bỏ thầu Người nhận phái

ký nhận để kiểm tra sơ bộ đối với hồ sơ dự thầu đã được nhận Những hồ sơ

dự thầu gửi đến sau thời hạn bỏ thầu đã quy định, người nhận không được bóc

ra và phải gửi trả lại nguyên trạng

Nhà thầu nếu muốn ra một phần công việc cho nhà thầu phụ thì phải nêu rõtrong hồ sơ dự thầu Sau khi trúng thầu phải ký hợp đồng vơi thầu phụ

 Nội dung hồ sơ dự thầu:

Các nội dung về hành chính, pháp lý :

 Đơn dự thầu hợp lệ (phải có chữ ký của người có thẩm quyền)

 Bản sao giấy đăng ký kinh doanh

 Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu kể cảnhà thầu phụ

 Văn bản thỏa thuận liên danh (trường hợp liên danh dự thầu)

 Bảo lãnh dự thầu

Các nội dung kỹ thuật :

 Biện phap và tổ chức thi công đối với gói thầu

 Tiến độ thực hiện hợp đồng

 Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng.Các nội dung về thương mại, tài chính :

 Giá dự thầu kèm theo bản dự toán

 Điều kiện tài chính, điều kiện thanh toán

7.5.Các chi tiêu xét thầu.

Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng :

Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó quyết định đến chất lượng và hiệu quả của quátrình đầu tư do đó chỉ tiêu nay đòi hỏi được xem xét đánh giá chặt chẽ trong

Trang 16

đó có tính đến việc áp dụng tiến bộ KHKT và công nghệ hiện đại được thểhiện trên các nội dung :

 Mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng vật

tư thiết bị nêu trong hồ sơ thiết kế

 Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp và tổchức thi công

 Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác nhưphòng cháy, an toàn lao động

 Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công về số lượng, chủng loại,chất lượng và tiến độ huy động

Yêu cầu về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu :

Chỉ tiêu này là yếu tố cơ bản để xem xét khả năng thực hiện dự án của cácnhà thầu nó được thể hiện như sau :

 Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùngđịa lý và hiện trường tương tự

 Số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện

dự án

Yêu cầu về tiến độ thi công :

 Mức độ bảo đảm tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu

 Tính hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục công trìnhliên quan

7.6 Đánh giá hồ sơ dự thầu.

Đây là bước quan trọng trong quá trình đấu thầu nhằm thực hiện tốt mục tiêucủa đấu thầu và lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu

Việc đánh giá các hồ sơ dự thầu được thực hiện theo trình tự sau :

Trang 17

Xem xét sự đáp ứng của hồ sơ dự thầu và làm rõ hồ sơ dự thầu.

 Đánh giá chi tiết :

Việc đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo phương pháp đánhgiá gồm 2 bước sau :

Bước 1 : Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn

Bước 2 : Đánh giá về mặt tài chính, thương mại

7.7 Kết quả mở và đánh giá các đơn thầu.

Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ, đáp ứng cơ bản các yêu cầu của hồ sơmời thầu, có giá đánh giá thấp nhất và có các đề nghị trúng thầu không vượtgiá gói thầu hoặc dự toán, tổng dự toán được duyệt sẽ được xem xét trúngthầu

Kết quả đấu thầu phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyềnxem xét phê duyệt

Bên mời thầu sẽ mời nhà thầu trúng thầu đến thương thảo hoàn thiện hợpđồng Nếu không thành công, bên mời thầu sẽ mời nhà thầu xếp hạng tiếptheo đến thương thảo nhưng phải được người có thẩm quyền hoặc cấp cóthẩm quyền chấp thuận

8 Quyền và nghĩa vụ các bên trong đấu thầu.

8.1.Trách nhiệm của người có thẩm quyền.

 Phê duyệt kế hoạch đấu thầu

 Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu

 Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

 Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu

 Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

 Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình

8.2.Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư.

 Quyết định nội dung liên quan đến công việc sơ tuyển nhà thầu

 Phê duyệt danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu

Trang 18

 Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu, lựa chọn một tổ chức tư vấn hoặcmột tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp.

 Phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và danh sáchxếp hạng nhà thầu

 Chịu trách nhiệm về việc đưa ra yêu cầu đối với gói thầu chỉ định thầu

 Chịu trách nhiệm về nội dung hợp đồng, ký kết hợp đồng với nhà thầuđược lựa chọn và thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký với nhàthầu

 Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình lựa chọn nhà thầu

 Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi củamình gây ra theo quy định của pháp luật

 Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện

tử về đấu thầu

 Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

 Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định

8.3.Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu.

 Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu

 Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ

 Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

 Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định

Trang 19

8.4.Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu.

 Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liêndanh

 Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời thầu

 Thực hiện các cam kết theo hợp đồng với chủ đầu tư và cam kết vớinhà thầu phụ (nếu có)

 Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu

 Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham gia đấu thầu, kiếnnghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu

 Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi củamình gây ra theo quy định của pháp luật

9 Quản lý nhà nước về đấu thầu.

9.1.Những đổi mới trong quản lý Nhà nước về đấu thầu.

Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trungsang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cả một quátrình thay đổi từ nhận thức đến hành động Do mỗi một quốc gia có nhữnghoàn cảnh và điều kiện riêng nên không thể áp dụng rập khuôn một cách máymóc theo bước đi của nước này hay nước khác Trong cơ chế thị trường vaitrò của các ngành nói chung và ngành giao thông vận tải đã thay đổi lớn, Bộđóng vai trò là hướng dẫn hơn là quản lý Ngoài ra một số cơ quan khác củachính phủ có ảnh hưởng trực tiếp tới ngành giao thông vận tải như : Quốc hội,

Bộ kế hoạch Đầu tư, Bộ xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng… nhưng các nhàchuyên môn của cơ quan này bị giới hạn về kinh nghiệm thực tế đối vớingành giao thông vận tải Trong xây dựng cơ bản việc chuyển từ phương thứcgiao nhận thầu xây dựng sang đấu thầu là một quá trình nghiên cứu, học hỏi,tiếp cận và thực tiễn

9.2.Phân cấp phê duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu.

Căn cứ theo giá gói thầu được duyệt đối với các dự án đã quy định, việc thẩmđịnh và phê duyệt kết quả đấu thầu được thực hiện như sau :

Trang 20

Phân cấp phê duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu.

Gói thầuthuộc ngành I

Gói thầuthuộc ngànhII

Gói thầuthuộc ngànhIII

và đầutư

Từ20trởlên

Từ100trởlên

Từ15trởlên

Từ75trởlên

Từ10trởlên

Từ50trởlên

Trang 21

cảcácgóithầudưới100

cảcácgóithầudưới15

cảcácgóithầudưới75

cảcácgóithầudưới10

cảcácgóithầudưới50

và đầutư

Tất cả các gói thầu thuộc dự án

và đầutư

Chủ tịch

UBNDquận , thị

xã, huyện,

thị trấn, xã

phường

Bộphậngiúpviệcliênquan

Tự quyết định và chịu trách nhiệm đối vớitất cả các gói thầu thuộc phạm vi dự án domình quyết định đầu tư theo quy định của

pháp luật

Ghi chú :

Trang 22

 Ngành I : Bao gồm các ngành công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, chếtạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản giaothông ( cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ).

 Ngành II : Bao gồm các ngành : công nghiệp nhẹ, thủy lợi, giao thông,cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng, khu đô thị mới, sản xuấtvật liệu, điện tử tin học, bưu chính viễn thông

 Ngành III : Bao gồm tất cả các ngành còn lại

9.3.Thời hạn đánh giá hồ sơ dự thầu và thẩm định kết quả đấu thầu.

Thời hạn đánh giá hồ sơ dự thầu được tính từ thời điểm mở thầu đến khi trìnhduyệt kết quả đấu thầu lên người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền tối

đa không quá 60 ngày đối với đấu thầu trong nước và 90 ngày đối với đấuthầu quốc tế Trong trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn,thời hạn đánh giá hồ sơ dự thầu được tính từ thời điểm mở thầu giai đoạn 2.Thời hạn thẩm định kết quả đầu thầu được quy định như sau :

Đối với các gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng chính phủ :không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối với các gói thầu khác :không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợplệ

9.4.Xử lý tình huống trong đấu thầu.

Trong trường hợp có lý do cần điều chỉnh giá gói thầu hoặc nội dung gói thầu,bên mời thầu phải tiến hành thủ tục điều chỉnh kế hoạch đấu thầu theo các quiđịnh hiện hành trước khi trình duyệt kết quả đấu thầu

Trong trường hợp có ít hơn 3 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu thì bên mời thầuphải báo cáo với người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền về quá trìnhchuẩn bị đấu thầu để quyết định cho phép kéo dài thời điểm đóng thầu nhằm

có thêm hồ sơ dự thầu hoặc cho phép mở gói thầu đầu tiên để tiến hành đánhgiá hồ sơ dự thầu đã nộp

Trong trường hợp giá dự thầu của tất cả các hồ sơ dự thầu đã sửa lỗi số học và

bổ sung hoặc điều chỉnh theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu đều vượt giá gói

Trang 23

thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt, thì bên mời thầu phải báo cáo người

có thẩm quyền xem xét, việc cho phép các nhà thầu được chào lại giá hoặccho phép đồng thời với việc chào lại giá xem xét lại giá gói thầu trong kếhoạch đấu thầu đã duyệt và nội dung hồ sơ mời thầu

Trong trường hợp gía đề nghị ký hợp đồng vượt giá trúng thầu thì bên mờithầu phải báo caó người có thẩm quyền (nếu giá đề nghị ký hợp đồng vượttổng giá gói thầu) hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền (nếu giá đề nghị ký hợpđồng thấp hơn giá gói thầu) để xem xét, quyết định

Hủy đấu thầu áp dụng đối với một trong các trường hợp sau :

 Thay đổi mục tiêu đã được nêu trong hồ sơ mời thầu vì những lý dokhách quan

 Tất cả các hồ sơ dự thầu về cơ bản không đáp ứng được yêu cầu của hồ

sơ mời thầu

 Có bằng chứng cho they các nhà thầu có sự thông đồng tiêu cực tạo nên

sự thiếu cạnh tranh trong đấu thầu

Căn cứ quyết định của người có thẩm quyền, bên mời thầu có trách nhiệmthông báo tới tất cả các nhà thầu về việc hủy đấu thầu hoặc tiến hành đấu thầulại

Trong trường hợp có hai túi hồ sơ dự thầu có kết quả đánh giá tốt ngang nhau

về số điểm hoặc giá đánh giá, sẽ xem xét trao thầu cho nhà thầu có giá dựthầu đã sửa lỗi số học và bổ sung hoặc điều chỉnh theo yêu cầu của hồ sơ mờithầu thấp hơn

 Việc loại bỏ hồ sơ dự thầu được áp dụng đối với một trong các trườnghợp khi hồ sơ dự thầu :

 Không đáp ứng các điều kiện tiên quyết nêu trong hồ sơ mời thầu

 Không đáp ứng yêu cầu cơ bản về kỹ thuật, tiến độ và các điều kiện tàichính thương mại

 Nhà thầu chấp nhận lỗi số học do bên mời thầu phát hiện và yêu cầusửa chữa hoặc có lỗi số học sai khác quá 15% giá dự thầu

Ngày đăng: 23/11/2012, 14:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w