LỜIMỞĐẦU Trong nền kinh tế thị trường và sự hoạt động của thị trường sức lao động, sức lao động là hàng hoá do vậy tiền lương là giá cả của sức lao dộng. Khi phân tích về nền kinh tế t
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường và sự hoạt động của thị trường sức laođộng, sức lao động là hàng hoá do vậy tiền lương là giá cả của sức lao dộng.Khi phân tích về nền kinh tế tư bản chủ nghĩa C.Mác viết "Tiền công khôngphải là giá trị hay giá cả của lao động mà chỉ là hình thái cải trang của giá trịhay giá cả của sức lao động.
Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế xã hội khác nhau Tiềnlương trước hết là số tiền mà người sử dụng lao động (người mua sức laođọng) trả cho người lao động (người bán sức lao động) Đó là quan hệ kinh tếcủa tiền lương, mặt khác do tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động màtiền lương không phải thuần tuý là vấn đề kinh tế mà còn là một vấn đề xã hộirất quan trọng liên quan đến đời sống trật tự xã hội Đó là quan hệ về xã hội.
Trong quá trình hoạt động nhất là hoạt động kinh doanh đối với các chủdoanh nghiệp, tiền lương là một phần của chi phí cấu thành chi phí sản xuấtkinh doanh Vì vậy tiền lương luôn được tính toán và quản lý chặt chẽ Đốivới người lao động tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ Phầnthu nhập chủ yếu đối với đại đa số lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến mứcsống của họ phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của mọi người laođộng Mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ khảnăng của mình Để thúc đẩy sản xuất phát triển thì doanh nghiệp cần cónhững chính sách chiến lược quan trọng đúng mức đến người lao động Cáckhoản về trích lập lương, trả lương phải phù hợp với định hướng phát triểncủa công ty cũng như không đi ngược với chính sách mà nhà nước đã banhành.
Trong sự hội nhập và phát triển kinh tế nhằm đưa đất nước thoát khỏiđói nghèo từng bước hội nhập kinh tế với thế và trong khu vực Việc Nam đã
Trang 2yêu cầu về công việc đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế Nhằm nâng cao năngsuất lao động, cải thiện được mức sống cho người lao đọng và đặc biệt quyềnlợi của người lao động được nâng lên.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế cùng với những quan điểm trên Trong quátrình thực tập và tìm hiểu công tác trả lương cho người lao động ở Công tyxây dựng công trìn
h 56 tôi nhận thấy việc quản lý lao động và trả lương trả thưởng chongười lao động cũng như thực trạng và các giải pháp trả lương là cần thiết đốivới mỗi người lao động và cả tập thể công ty Vì vậy tôi đã đi sâu tìm hiểu và
chọn đề tài: "Công tác trả lương ở Công ty xây dựng công trình 56: thực
trạng và giải pháp".
Trong quá trình thực tập tại Công ty xây dựng công trình 56 Tôi cũngnhư tất cả các sinh viên đến thực tập tại đây, điều được giám đốc cũng nhưtoàn thể cô chú cùng anh chị trong Công ty nhiệt tình giúp đỡ về mọi mặt.Đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Phạm Thị Huệ và Nguyễn Thị Hoacùng giáo viên hướng dẫn cô Đỗ Thị Tuyết đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thànhchuyên đề được đúng hạn Tuy nhiên với một đề tài khá phức tạp cùng vớithời gian thực tập có hạn, sự hiểu biết của bản thân chưa được sâu rộng, ítnhiều không thể tránh khỏi những thiếu sót cũng như sự sai sót về hình thứcvà nội dung kết cấu của chuyên đề.
Rất mong được sự bổ sung của các thầy cô, ban lãnh đạo và tập thể cánbộ công nhân viên Công ty xây dựng công trình 56 để chuyên đề này đượchoàn thiện hơn.
Bố cục chuyên đề này bao gồm: Mở đầu, nội dung, kết luận Trong đóphần nội dung bao gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận cơ bản về công tác trả lương trong doanh nghiệp.Chương II: Công tác trả lương ở Công ty xây dựng công trình 56 Thựctrạng và giải pháp.
Trang 3Chương III: Kiến nghị và giải pháp công tác trả lương ở Công ty Xâydựng công trình 56.
Trang 41.1.2 Bản chất của tiền lương 6
1.1.3 Vai trò của tiền lương 6
1.2 Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp 7
1.2.1 Hình thức trả lương theo thời gian 7
1.2.1.1 Khái niệm: 7
1.2.1.2 Các hình thức trả lương theo thời gian 7
1.2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm trong doanh nghiệp 8
1.2.2.1 Khái niệm: 8
1.2.2.2 Các hình thức trả lương theo sản phẩm 9
1.3 Sự cần thiết hoàn thiện công tác trả lương trong các doanh nghiệp 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG CÔNGTY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 56 16
2.1 Quá trình hình thành và các đặc điểm kinh tế có ảnh hưởng đến côngtác trả lương trong công ty XDCT 56 16
2.1.1 Quá trình hình thành 16
2.1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến công tác trả lương 192.1.2.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty 19
2.1.2.2 Đặc điểm máy móc thiết bị và quy trình của công ty 22
2.1.2.3 Đặc điểm về lao động của công ty 56 25
2.1.2.4 Đặc điểm về tài chính và kết quả sản xuất của công ty XDCT 56. 27
2.2 Thực trạng hình thức trả lương trong công ty XDCT 56 28
2.2.1 Nội dung quy chế trả lương của công ty XDCT 56 28
2.2.2 Các hình thức trả lương mà công ty đang áp dụng 30
2.2.2.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm: 30
2.2.2.2 Hình thức trả lương theo thời gian: 32
Trang 53.1 Các phương hướng phát triển của Công ty Xây dựng công trình 56trong thời gian tới 37
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Quản trị nhân lực2 Đề cương sơ bộ của trường
3 Tài liệu công ty XDCT 56 (Binh đoàn 11) trong 3 năm 2005, 2006, 2007
Trang 71.1.2 Bản chất của tiền lương
Là sự biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động Mặt khác tiền lươngcòn là đòn bảy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thíchvà tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ và lànhân tố thúc đẩy năng suất lao động.
1.1.3 Vai trò của tiền lương
Trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng một lực lượng laođộng nhất định tuỳ theo quy mô, yêu cầu sản xuất cụ thể chi phí về tiền lươnglà một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm dodoanh nghiệp sản xuất ra Vì vậy sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiếtkiệm lao động sống (lương), do đó góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăngdoanh lợi cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống vậtchất tinh thần cho công nhân viên, cho người lao động trong doanh nghiệp.
Tiền lương không phải là vấn đề chi phí trong nội bộ từng doanh nghiệpThu nhập đối với người lao động mà còn là một vấn đề kinh tế xã hội màchính phủ của mỗi quốc gia cần phải quan tâm.
Trang 81.2 Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp
1.2.1 Hình thức trả lương theo thời gian
1.2.1.1 Khái niệm:
Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức được áp dụng chủ yếuđối với nhân viên, cán bộ quản lý ngoài ra còn áp dụng trả lương cho nhữngngười công nhân trong trường hợp những người công nhân làm trên máy mócthiết bị mới nhập về các thông số kỹ thuật chưa ổn định hoặc những ngườicông nhân làm ra sản phẩm có chất lượng cao có độ tinh xảo.
1.2.1.2 Các hình thức trả lương theo thời gian
Tiền lương theo thời gian có thể tính theo các đơn vị thời gian như:tháng, tuần, ngày, giờ.
+ Tiền lương tháng là tiền lương trả lương cố định hàng tháng trên cơsở hợp đồng cố định lao động.
Tiền lương tháng = x
+ Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào mứclương tháng và số tuần thực tế trong tháng Lương tuần áp dụng trả cho cácđối tượng lao động có thời gian lao động không ổn định mang tính chất thờivụ.
Tiền lương tuần = Lương ngày x Ngày làm việc trong tháng
+ Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào mứclương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng Lương ngày thường ápdụng cho người lao động trực tiếp hưởng thời gian tính lương cho người laođộng trong những ngày hội họp học tập hoặc làm nghĩa vụ khác và làm căn cứđể tính trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hình thức này có ưu điểm đơn giảndễ tính toán phản ánh được trình độ kỹ thuật và điều kiện làm việc của ngườilao động.
Trang 9Tiền lương ngày =
+ Tiền lương giờ: là tiền lương tính dựa trên cơ sở mức lương ngày nóthường được áp dụng để trả cho lao động trực tiếp trong thời gian làm việckhông được hưởng lương theo sảnphẩm.
Tiền lương giờ =
Hình thức trả lương theo thời gian có những hạn chế nhất định (mangtính bình quân chưa thực sự gắn với kết quả sản xuất) nên để khắc phục phầnnào những hạn chế đó Việc trả lương theo thời gian có thể kết hợp chế độtiền thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc.
1.2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm trong doanh nghiệp
Tuy nhiên bên cạnh đó có những hạn chế: năng suất cao nhưng chấtlượng kém do làm ẩu vi phạm quy trình sử dụng quá năng lực của máy móc…đó là do quá coi trọng số lượng sản phẩm hoàn thành và một phần cũng docác định mức kỹ thuật xây dựng quá lỏng lẻo, không phù hợp với điều kiệnvà khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
Bởi vậy, trong việc trả lương theo sản phẩm vấn đề quan trọng là phảixây dựng đơn giá tiền lương đối với từng loại sản phẩm, từng công việc mộtcách hợp lý.
Trang 10Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp hình thức trảlương theo sản phẩm được vận dụng, theo các phương pháp cụ thể sau:
- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân- Trả lương theo sản phẩm gián tiếp
- Trả lương theo sản phẩm tập thể- Trả lương theo sản phẩm khoán- Trả lương theo sản phẩm có thưởng- Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến
1.2.2.2 Các hình thức trả lương theo sản phẩma Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
Chế độ trả lương này thường được áp dụng đối với những công nhânsản xuất chính mà công việc của họ mang tính chất độc lập tương đối có thểđịnh mức và kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt.Tuỳ vào điều kiện sản xuất và quan điểm khuyến khích lao động của doanhnghiệp, người lao động có thể được trả lương theo đơn giá cố định lũy tiếnhay luỹ thái.
TKi = ĐG.Q1ĐG = = TLCBCVi T
Trong đó: ĐG: Đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm hoặc đơn giáthời gian.
TLCBCVi: sản lượng định mức giao cho người lao động Q0: sản lượng định mức giao cho người lao động Q1: Sản lượng thực tế của người lao động làm được
T: Thời gian lao động cung ứng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
Trang 11Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân có ưu điểm: đơngiản dễ hiểu, quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, lương trả côngnhân viên càng cao khi sản xuất ra càng nhiều sản phẩm do đó khuyến khíchđược người công nhân nâng cao năng suất lao động đây là hình thức phổ biếnđược các doanh nghiệp sử dụng để tính lương trả cho lao động trực tiếp.
Tuy nhiên cách trả lương này cũng có nhược điểm: nâng cao lợi ích cánhân không khuyến khích người lao động quan tâm đến lợi ích chung của tậpthể.
b Trả lương theo sản phẩm gián tiếp:
Là hình thức trả lương theo công nhân phụ phục vụ công nhân chính vànhững người mới tham gia vào học nghề.
ĐG = TLi: ĐG.Q1Trong đó:
TLCBCVi: Tiền lương cấp bậc công việc của công nhân phụ phục vụQo: Định mức sản lượng của người công nhân chính
P: Mức phục vụ của người công nhân phụ
Q1: Sản lượng chính của người công nhân phụ đạt được
Hình thức trả lương này áp dụng để trả lương gián tiếp ở các bộ phậnsản xuất như công nghệ điều chỉnh máy, sửa chữa thiết bị, bảo dưỡng máymóc lao động làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu, thành phẩm.
Trả lương theo sản phẩm gián tiếp phối hợp với lao động trực tiếpkhuyến khích những người lao động trực tiếp để nâng cao năng suất lao động,cùng quan tâm tới kết quả chung Tuy nhiên hình thức này không đánh giáđược đúng kết quả lao động của người lao động gián tiếp.
Trang 12c Trả lương theo sản phẩm tập thể
Chế độ trả lương này thường được áp dụng với những công việc cầnmột nhóm công nhân, đòi hỏi sự phối hợp giữa các công nhân và năng suấtlao động chủ yếu phụ thuộc vào sự đóng góp.
Trong đó: Tqđ tổng số thời gian quy đổi
ni: Số công nhân của một nhóm công việc nào đó
hi: Thời gian lao động cung ứng của người công nhân ở bậc nào đó.ki: Là hệ số lương cấp bậc công việc người công nhân nào đó TH.Bước 2: Tình tiền lương của một giá quy đổi
Trong đó: TL1qqđ = thời gian của một giờ quy đổiBước 3: Tính tiền lương thực lĩnh của từng công nhânTLi = TL1qqđ.hi ki
Trong đó: TLi: Tiền lương thực lĩnh của một người công nhân nào đó- Dùng phương pháp hệ số điều chỉnh
Bước 1: Tính tiền công theo cấp bậc và thời gian làm việc của mỗi công
Bước 3: Tính tiền công của từng người
Hai phương pháp này đều đem kết quả giống nhau
Chế độ trả công theo sản phẩm tập thể có ưu điểm là khuyến khích côngnhân trong tổ nhóm nâng cao trách nhiệm trước tập thể quan tâm đến kết quả
Trang 13cuối cùng của tổ: nhược điểm: sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếpquyết định tiền công của họ, ít kích thích công nhân nâng cao năng suất laođộng cá nhân góp của cả nhóm như lắp ráp các thiết bị, sản xuất ở các bộphận làm việc theo dây chuyền, trông nom máy liên hợp.
TLCBCVix T
Trong đó:
m: số công việc trong tổ
TLCBCVi: Tiền lương cấp bậc công việc của một công nhân nào trong tổQ0: Sản lượng thực tế giao cho cả tổ
Q1: Sản lượng thực tế cả tổ làm đượcTLTT: Tiền lương thực lĩnh của cả tổ
Việc phân phối tiền lương theo sản phẩm tập thể được thực hiện theocác phương pháp sau:
Chia lương theo phương pháp hệ số điều chỉnh
Hđ/c =
i = 1n
TLCBCVi d /c
TLi: TLCBCVi đ/c x Hđ/c
Trong đó: Hđ/c: Hệ số điều chỉnh nó cho biết tiền lương của một côngnhân nào đó trong tổ cao hơn tiền lương của người công nhân khác bao nhiêulần.
TLCBCVi đ/c: tiền lương cấp bậc công việc của từng người công nhân saukhi đã điều chỉnh ra 1 đơn vị thống nhất.
Trang 14TLi: tiền lương thực lĩnh của từng người công nhân- Dùng phương pháp giờ hệ số
Bước 1: Tính thời gian quy đổi của cả tổ
Tqđ = ∑
i = 1m
ni hi ki
d Trả lương theo sản phẩm khoán
Theo hình thức này, công nhân được giao việc và tự chịu trách nhiệmvới công việc đó cho tới khi thoàn thành.
TLi = ĐGK.Q1
Trong đó: ĐGK: Đơn giá khoán
Q1: Sản lượng thực tế người lao động làm được
Chế độ trả lương này áp dụng chủ yếu trong xây dựng cơ bản và một sốcông việc trong nông nghệp, công nghiệp như sửa chữa, lắp ráp các sản phẩm,máy móc thiết bị…
Ưu điểm: trả lương theo cách này tạo cho người lao động có sự chủđộng trong việc sắp xếp tiến hành theo công việc của mình đối với người giaokhoán thì yên tâm về thời gian hoàn thành.
Nhược điểm: dễ gây ra hiện tượng làm bừa ẩu không đảm bảo chấtlượng do muốn đảm bảo thời gian hoàn thành.
e Trả lương theo sản phẩm có thưởng.
Khi áp dụng chế độ trả công này toàn bộ sản phẩm được áp dụng theođơn giá cố định còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào trình độ hoàn thành và hoànthành vượt mức các chỉ tiêu về chế độ tiền thưởng quy định.
TLi = ĐGcđ Q0 + ĐGth (Q1 - Q0)ĐGcđ: đơn giá cố định
Trang 15Q0: sản lượng định mứcĐGth: Đơn giá thưởngQ1: Sản lượng thực tế
Ưu điểm: Hình thức này đánh giá vào lợi ích của người lao động do đótạo cho người lao động có ý thức công việc, hăng say lao động Nhược điểmnhưng hình thức này nếu làm tuỳ tiện sẽ dẫn đến việc trả thưởng bừa bãi,không đúng người đúng việc gây tâm lý bất bình cho người lao động.
f Trả lương theo sản phẩm lũy tiễn
Theo hình thức này Ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp còn căncứ vào mức độ hoàn thành sản phẩm lũy tiến Mức luỹ tiến này còn có thểquy định bằng hoặc cao hơn định mức sản lượng Những sản phẩm dưới mứckhởi điểm luỹ tiến, được tính theo đơn giá tiền lương chung cố định, nhữngsản phẩm vượt mức ngày càng cao thì suất luỹ tiến càng lớn.
TLi = TLcđ+ TLcđ ()
Lương trả theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽ côngviệc tăng nhanh năng suất lao động nhưng thường dẫn đến tốc độ tăng tiềnlương cao hơn tăng năng suất lao động và làm tăng khoản chi phí nhân côngtrong giá htành sản phẩm của doanh nghiệp Vì vậy áp dụng hình thức nàyđược sử dụng như một giải pháp tạm thời như áp dụng trả lương ở nhữngkhâu quan trọng cần thiết để đẩy nhanh tốc độ sản xuất, đảm bảo cho sản xuấtcân đối đồng bộ hoặc có thể áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp phảithực hiện gấp một đơn đặt hàng nào đó Trường hợp không cần thiết thì doanhnghiệp không nên sử dụng hình thức này.
1.3 Sự cần thiết hoàn thiện công tác trả lương trong các doanhnghiệp.
Trang 16Ngày nay tiền lương và công tác trả lương cho người lao động đang làmột vấn đề thời sự nóng bỏng trong đời sống xã hội và sản xuất không chỉ ởnước ta mà cả ở tất cả các nước khác trên thế giới,
Để có thể đứng vững được trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốiliệt như hiện nay, đặc biệt để có thể tồn tại và phát triển khi Việt Nam ra nhậpWTO thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải coi chính sách tiền lương vàcông tác trả lương như là một công cụ để đạt được các mục tiêu đã đề ra Điềuđó có nghĩa là doanh nghiệp không thể không thường xuyên cải thiện công táctrả lương cho người lao động Sở dĩ nói như vậy là bởi vì:
Thứ nhất: tiền lương là một phạm trù có liên quan mật thiết đến kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh, đến sự phát triển của nền kinh tế, đến đờisống của từng người lao động Tiền lương hàm chứa nhiều mối quan hệ mâuthuẫn như quan hệ giữa sản xuất và phát triển, quan hệ giữa tích luỹ và tiêudùng, quan hệ giữa thu nhập của các thànhphần dân cư Nếu không thườngxuyên cải thiện công tác trả lương thì nền kinh tế đất nước nói chung và bảnthân từng doanh nghiệp nói riêng sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Thứ hai: Trong giai đoạn hiện nay khi mà giá cả tư liệu sinh hoạt và cácchi phí khác thường xuyên có sự biến động lớn, gây ảnh hưởng không nhỏ tớiđời sống của người lao động và gia đình của họ nếu doanh nghiệp khôngthường xuyên cải thiện công tác trả lương cho người lao động để tiền lươngtăng tương ứng với sự biến động đó thì người lao động sẽ không yên tâm làmviệc dẫn đến làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh chung của doanh nghiệp.
Cải thiện công tác trả lương trong doanh nghiệp sẽ kích thích người laođộng hăng say làm việc, tích cực học hỏi nâng cao trình độ tay nghề để nângcao năng suất lao động từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vàmang lại nhiều giá trị thặng dư hơn cho doanh nghiệp.
Trang 17CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 56
2.1 Quá trình hình thành và các đặc điểm kinh tế có ảnh hưởngđến công tác trả lương trong công ty XDCT 56.
b Địa chỉ liên lạc/ trụ sở chính công ty.
Số 326 Lê Trọng Tấn - Phường Khương Mai - Q Thanh Xuân - thànhphố Hà Nội.
- Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp: quyết định thành lập doanh nghiệpnn số 464/QĐ - QP ngày 17/04/1996 của Bộ quốc phòng.
Năm 2003 thành lập công ty XDCT 56 theo quyết định số 118 2003/QĐ- QP về việc sát nhập công ty xây lắp 524 vào công ty XDCT 56 thuộc Tổngcông ty Thành An (Binh đoàn 11).
Vốn pháp định: 24170379873 (có xác nhận của cục tài chính - BQPngày 16/11/2003).
Hình thức doanh nghiệp (là loại hình sở hữu) là doanh nghiệp nhà nướctrực thuộc Bộ Quốc Phòng.
c Chức năng nhiệm vụ.
Trang 18Công ty XDCT 56 - Tổng công ty Thành An (Binh đoàn 11) QBP làdoanh nghiệp hạng I chuyên xây dựng cơ bản của quân đội với nhiều nămkinh nghiệm và truyền thống của mình công ty đã thi công nhiều dự án, côngtrình lớn đạt chất lượng cao được chủ đầu tư và các cơ quan quản lý các cấpđánh giá tốt với hàng chục huy chương vàng và là đơn vị xây dựng các ngànhxây dựng Việt Nam.
Đối với nhiệm vụ kinh tế Công ty XDCT56 hoạt động sản xuất kinhdoanh trong lĩnh vực đăng ký với nhà nước thực hiện quyền tự chủ về tàichính có trách nhiệm bảo toàn và phát triển đồng vốn.
Đối với nhiệm vụ quốc phòng: công ty xây dựng công trình 56 là đơn vịquốc phòng sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng khinhà nước cấp trên yêu cầu.
d Quá trình hình thành công ty xây dựng công trình 56.
Sau đại thẳng mùa xuân năm 1975 cùng với toàn Đảng, toàn dân vàtoàn quân Các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã hoàn thành thắng lợinhiệm vụ giải phóng dân tộc thống nhất đất nước đưa cả nước tiến lên chủnghĩa xã hội Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới quân đội thựchiện nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ tổ quốc và xây dựng thành công CNXHtrên phạm vi cả nước.
Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng của quân đội tháng06/1982 Quân uỷ trung ương BQP quyết định chuyển việc chỉ đạo xây dựngcơ bản từ tổng cục hậu cần về BQP và thành lập Binh đoàn 11.
Quyết định trên của BQP phù hợp với yêu cầu mới của quân đội phùhợp với phát triển của ngành xây dựng cơ bản đồng thời đáp ứng đượcnguyện vọng chính đáng của cán bộ chiến sỹ công nhân viên Để đảm bảo cómô hình tổ chức phù hợp Bình đoàn tập hợp chuyển nhập một số đơn vị cùngchức năng nhiệm vụ tương đương thành lập các cơ sở Binhd doàn 11.
Trang 19Ngày 21/1/1983 đoàn cung ứng vật tư vận tải 56 - trực thuộc Binh đoàn11 Được thành lập theo quyết định số 14/QĐ-TM do thiếu tướng Đỗ Đức -phó tổng tham mưu trưởng ký.
Địa điểm đóng quân: Xã Yên Mĩ - huyện Hoài Đức - Hà Nội Từ ngàythành lập đến nay đoàn cung ứng vật tư vận tải 56 đã có tên gọi phù hợp vớiyêu cầu phát triển nhiệm vụ từng giai đoạn:
+ Đoàn cung ứng vật tư vận tải 56
+ Xí nghiệp vận tải và thi công cơ giới 86+ Công ty cầu đường vận tải 56
+ Công ty XDCT 56.
Đoàn cung ứng vật tư vận tải 56 ra đời các lực lượng các lực lượng lậpthành đoàn 56 là những đơn vị có kinh nghiệm và truyền thống trong ngànhvận tải xe quân sự sau đó được bổ sung 3 đơn vị (đoàn 22 - kho K22 - xínghiệp 897) như vậy biên chế đoàn 56 gồm.
Tiểu đoàn vận tải 56 thuộc cục kiến thiết cơ bản - TCHC
Tiểu đoàn vận tải 28 thuộc đoàn 386 - cục kiến thiết cơ bản - TCHCTiểu đoàn 744 thuộc đoàn 387 - Tổng cục kỹ thuật
Tiểu đoàn vận tải thuỷ 879 thuộc đoàn sản xuất vật liệu
Kho K22 trực thuộc binh đoàn 11 (nhập vào đoàn 56 tháng 3/1987).Xí nghiệp 22 (sát nhập vào đoàn 56 tháng 12/1987)
Xí nghiệp 897/ sát nhập công ty cầu đường vận tải 56 tháng 6/1996.Năm 1993 thành lập công ty 56 theo nghị định 338/HĐBT và quyếtđịnh 296 của Bộ quốc phòng.
Trang 20Năm 2003 thành lập công ty XDCT 56 theo quyết định số 118/2003/QĐ- BQP về việc sát nhập công ty xây lắp 524 vào công ty XDCT 56 thuộc Tổngcông ty Thành An (Binh đoàn 11)
* Địa chỉ trụ sở chính:
Số 326 Lê Trọng Tấn - Phường Khương Mai - Q Thanh Xuân - HàNội.
Số điện thoại: 04.5650830 - 045650606Số Fax: 0485333818
* Địa chỉ các đơn vị thành viên- Xí nghiệp XDCT 30
Trụ sở: Thịnh Liệt - Hoàng Mai - Hà NộiĐiện thoại: 046420741
Fax: 048641336- Xí nghiệp XDGT 32
Trụ sở: Thịnh Liệt - Hoàng Mai - Hà NộiĐiện thoại: 048641336
- Các chi nhánh đội, công trường trực thuộc
Trong những năm qua công ty không ngừng lớn mạnh và phát triểnvững vàng về mọi mặt Thường xuyên xây dựng và kiện toàn bộ máy tổ chứcnâng cao năng lực chỉ huy, điều hành quản lý đổi mới trang thiết bị áp dụng
Trang 21các tiến độ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quá trình sản xuất Mở rộngđịa bàn hoạt động đến hầu hết các vùng miền trong cả nước trước pháp luật vềhoạt động tài chính kinh tế của đơn vị.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến công tác trả lương
2.1.2.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty
Trang 22Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty XDCT 56 (Binh đoàn 11)