1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS LC tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

115 49 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS L/C tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Tác giả Bùi Minh Anh
Người hướng dẫn PGS, TS Nguyễn Văn Hồng
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Doanh Thương Mại
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,38 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THƯ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C ) VÀ HÌNH THỨC L/C TRẢ CHẬM CHO PHÉP TRẢ NGAY – UPAS L/C (12)
    • 1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế (18)
      • 1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế (18)
      • 1.1.2. Đặc điểm của thanh toán quốc tế (19)
      • 1.1.3. Vai trò của thanh toán quốc tế (19)
      • 1.1.4. Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng (21)
    • 1.2. Tổng quan về phương thức Thư tín dụng chứng từ (L/C) (24)
      • 1.2.1. Khái niệm phương thức Thư tín dụng chứng từ (24)
      • 1.2.2. Các loại hình của Thư tín dụng (26)
      • 1.2.3. Vai trò của phương thức Thư tín dụng chứng từ (29)
      • 1.2.4. Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức Thư tín dụng chứng từ (30)
    • 1.3. Hình thức L/C trả chậm cho phép trả ngay (32)
      • 1.3.1. Khái niệm về L/C trả chậm cho phép trả ngay (32)
      • 1.3.2. Đặc điểm của hình thức L/C trả chậm cho phép trả ngay (41)
      • 1.3.3. So sánh các hình thức thanh toán UPAS LC và các hình thức thanh toán L/C thông thường (43)
    • 1.4. Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả (46)
      • 1.4.1. Đối với Ngân hàng (46)
      • 1.4.2. Đối với doanh nghiệp (47)
      • 1.4.3. Đối với Nhà nước (47)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM L/C TRẢ CHẬM CHO PHÉP TRẢ NGAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (12)
    • 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (50)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (50)
      • 2.1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức (53)
      • 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh (0)
    • 2.2. Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCT Việt Nam (59)
      • 2.2.1. Doanh số thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại (59)
      • 2.2.2. Thị phần thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại (0)
      • 2.2.3. Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại (64)
      • 2.2.4. Kết quả thanh toán quốc tế theo sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay (66)
    • 2.3. Phân tích thực trạng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay (0)
      • 2.3.1. Thực trạng sử dụng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay tại (73)
      • 2.3.2. So sánh sản phẩm L/C UPAS của Ngân hàng TMCP Công thương Việt (0)
      • 2.3.3. Các chính sách đẩy mạnh sử dụng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay tại NHCT VN (79)
    • 2.4. Đánh giá thực trạng sử dụng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay tại (0)
      • 2.4.1. Kết quả đạt được (81)
      • 2.4.2. Hạn chế, tồn tại (84)
      • 2.4.2. Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế, tồn tại (89)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ ĐẨY MẠNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM L/C TRẢ CHẬM CHO PHÉP TRẢ NGAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2022- 2027 (13)
    • 3.1. Chiến lược phát triển của NHCT Việt Nam (93)
    • 3.2. Định hướng đẩy mạnh sử dụng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay (96)
    • 3.3. Các giải pháp đề xuất nhằm đẩy mạnh sử dụng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay tại NHCT VN giai đoạn 2022-2027 (99)
      • 3.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp (99)
      • 3.3.2. Các giải pháp đề xuất (100)
    • 3.4. Một số kiến nghị (104)
      • 3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ (104)
      • 3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước (107)
      • 3.4.3. Kiến nghị đối với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (108)
  • KẾT LUẬN (13)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS LC tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam .Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS LC tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam .Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS LC tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam .Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS LC tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam .Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS LC tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam .Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS LC tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam .Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS LC tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam .Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS LC tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam .Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS LC tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam .

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THƯ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C ) VÀ HÌNH THỨC L/C TRẢ CHẬM CHO PHÉP TRẢ NGAY – UPAS L/C

Tổng quan về thanh toán quốc tế

1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế

Quá trình giao thương trong các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau đã hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, trong đó ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan (Nguyễn Văn Tiến,

Thanh toán quốc tế là nghĩa vụ thanh toán và tiền phát sinh từ các hoạt động kinh tế, phi kinh tế, quan hệ ngân hàng giữa các tổ chức, cá nhân ở nước này, giữa tổ chức với cá nhân ở nước khác, giữa các nước với tổ chức quốc tế, nghĩa là thực hiện lợi nhuận Của các quốc gia có liên quan (Nguyễn Văn Tiến, 2011)

Như vậy thanh toán quốc tế phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt động là kinh tế và phi kinh tế Tuy nhiên, trong thực tế, giữa hai lĩnh vực hoạt động này thường giao thoa với nhau, không có một ranh giới rõ rệt, người ta thường phân hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực là: Thanh toán trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch) và Thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch)

Trong thương mại quốc tế, thông qua ngân hàng thương mại với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế - các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa bên mua và bên bán Ngày nay, hoạt động thương mại quốc tế luôn cần đến sự tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ và tài chính của ngân hàng Ngân hàng cung cấp các phương án lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, đảm bảo an toàn và quyền lợi của cả hai bên mua bán, thông qua đó thúc đẩy ngoại thương phát triển và mở rộng các quan hệ với các quốc gia trên thế giới

1.1.2 Đặc điểm của thanh toán quốc tế

- Thanh toán quốc tế khác với thanh toán trong nước là ở đây nó liên quan đến việc trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác Vì vậy khi ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương các bên phải thỏa thuận với nhau lấy đồng tiền của nước nào là tiền tệ tính toán và thanh toán trong hợp đồng, đồng thời phải tính toán thận trọng để lựa chọn các biện pháp phòng chống rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động

- Tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền mặt mà nó tồn tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán như thư điện chuyển tiền, hối phiếu, kỳ phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ

- Thanh toán giữa các nước đều được tiến hành thông qua ngân hàng và không dùng tiền mặt, nếu có thì chỉ trong những trường hợp riêng biệt Do vậy thanh toán quốc tế về bản chất chính là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế Chúng được hình thành và phát triển trên cơ sở các hợp đồng ngoại thương và các trao đổi tiền tệ quốc tế

- Thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật pháp của các quốc gia, bởi các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và chính sách ngoại hối của các quốc gia tham gia trong thanh toán

1.1.3 Vai trò của thanh toán quốc tế

Giao dịch thanh toán quốc tế giúp điều chỉnh mối quan hệ giữa tiền tệ và hàng hóa, tạo ra sự liên tục trong quá trình sản xuất, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa quốc tế Có thể nói đây là một khâu quan trọng trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các cá nhân và tổ chức ở các quốc gia khác nhau Đối với nền kinh tế

Hoạt động thanh toán quốc tế đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia Các quốc gia không thể phát triển khi chỉ dựa vào trao đổi trong nước và tích lũy, mà họ cần phát huy lợi thế bằng cách kết hợp thế mạnh trong nước với môi trường kinh doanh quốc tế Trong điều kiện hiện nay các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu và coi hoạt động kinh tế đối ngoại là một bộ phận cấu thành trong chiến lược phát triển kinh tế của một quốc gia

Trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các cá nhân và tổ chức ở các quốc gia khác nhau, thanh toán quốc tế là một khâu quan trọng Giao dịch thanh toán quốc tế tạo ra sự liên tục trong quá trình sản xuất, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa quốc tế từ đó giúp điều chỉnh mối quan hệ giữa tiền tệ và hàng hóa Khi các giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện một cách nhanh chóng và an toàn, thì mối quan hệ lưu chuyển tiền tệ giữa người mua và người bán trở nên thông suốt và hiệu quả hơn

Thanh toán quốc tế làm cho quá trình thanh toán an toàn hơn, thuận tiện hơn, đồng thời giảm chi phí cho người tham gia Với vai trò là trung gian thanh toán, các ngân hàng sẽ tư vấn cách giải quyết giao dịch để bảo vệ quyền lợi của bạn và tư vấn cho bạn, đồng thời giảm thiểu rủi ro thanh toán và đảm bảo an toàn Có thể nói, thanh toán quốc tế là một hoạt động thiết yếu đối với những nền kinh tế phát triển Đối với ngân hàng

Thanh toán quốc tế là một hoạt động bổ trợ và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện tốt sẽ mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng ngoại thương, tài trợ thương mại và kinh doanh ngân hàng quốc tế Hoạt động TTQT giúp các ngân hàng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính liên quan đến TTQT Dựa vào đó giúp ngân hàng tăng doanh số, nâng cao uy tín và tạo dựng lòng tin của khách hàng Điều này không chỉ giúp ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động mà còn có tác dụng tạo lợi thế cạnh tranh trong cơ chế thị trường Khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế với ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán

Hoạt động TTQT cho phép các ngân hàng nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế bằng cách phát triển mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, trên cơ sở đó, tìm được nguồn tài trợ từ phía các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn thị trường tài chính quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng

Tổng quan về phương thức Thư tín dụng chứng từ (L/C)

1.2.1 Khái niệm phương thức Thư tín dụng chứng từ

Phương thức Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) một ngân hàng (ngân hàng phát hành thư tín dụng) sẽ phát hành một bức thư gọi là L/C (Letter of credit), theo đó, ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu và thanh toán khi đến hạn cho một bên thứ 3 (người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C

Phương thức thư tín dụng chứng từ (L/C) độc lập với hợp đồng ngoại thương và các ngân hàng không bị ràng buộc với hợp đòng ngay cả khi L/C có dẫn chiếu đến các điều khoản có trong hợp đồng (theo Điều 4 UCP 600) Thêm vào đó, các ngân hàng làm việc với nhau trên cơ sở chứng từ chứ không quan tâm đến hàng hóa, dịch vụ (theo Điều 5 UCP600) Các bên khi sử dụng L/C muốn áp dụng UCP nào thì cầng ghi rõ trong thư tín dụng Người thụ hưởng sẽ đóng vai trò ký phát hối phiếu lập cùng bộ chứng từ để đòi tiền Ngân hàng phát hành Ngân hàng ngoài vai trò là người trung gian còn là người cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu, là người cam kết trả tiền cho người xuất khẩu a/ Các bên tham gia

- Người yêu cầu mở L/C (Applicant): Là bên mà L/C được yêu cầu mở và phát hành theo yêu cầu của họ

- Người hưởng lợi L/C (Beneficiary): Là bên thụ hưởng đối với L/C được phát hành, nghĩa là được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã được chấp nhận thanh toán theo L/C

- Ngân hàng phát hành (Issuing bank): Là ngân hàng phục vụ người yêu cầu mở L/C/ người nhập khẩu, thực hiện phát hành L/C theo yêu cầu của người mở, nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho người mở

- Ngân hàng thông báo (Advising bank): Là ngân hàng phục vụ người hưởng lợi L/C / người xuất khẩu, thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành có trụ sở ở nước người xuất khẩu

- Ngân hàng được chỉ định (Nominated bank): Là ngân hàng đại lý được ủy quyền, chỉ định thay mặt ngân hàng phát hành thực hiện các giao dịch theo thư tín dụng: kiểm tra và chiết khấu chứng từ với thư tín dụng trả ngay, kiểm tra và chấp nhận hối phiếu theo ủy quyền của ngân hàng phát hành hoặc kiểm tra và chuyển chứng từ đến ngân hàng phát hành để được chấp nhận theo thư tín dụng trả chậm

- Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình đối với L/C theo yêu cầu hoặc sự ủy quyền của ngân hàng phát hành, đảm bảo việc trả tiền cho người xuất khẩu trong tình huống ngân hàng phát hành không đủ khả năng thanh toán Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng do người xuất khẩu yêu cầu và thường là ngân hàng lớn có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế b/ Quy trình thanh toán

Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thị Hồng Hải, 2013 Giáo trình Thanh toán quốc tế và Tài trợ ngoại thương Nhà xuất bản Thống kê Trang 355

(1) Sau khi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu mua bán, người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở L/C cho người xuất khẩu hưởng

(2) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng phát hành mở L/C cho người xuất khẩu hưởng Chuyển bản chính cho người xuất khẩu thông qua ngàn hàng thông báo

(3) Ngân hàng thông báo thực hiện chỉ thị của ngân hàng phát hành, thông báo L/C bằng văn bản cho người xuất khẩu

(4) Căn cứ vào các nội dung, điều kiện và điều khoản của L/C, người xuất khẩu tiến hành giao hàng

(5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hoá, chứng từ thanh toán gửi về ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thông báo) để yêu cầu thanh toán

(6) Ngân hàng thông báo xác nhận kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được phù hợp theo đúng điều kiện và điều khoản đã ghi trong L/C và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C yêu cầu thanh toán

(7) Ngân hàng phát hành kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được nếu thấy phù hợp với các điều kiện và điều khoản ghi trong L/C thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu

(8) Ngân hàng phát hành đòi tiền người nhập khẩu và giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu đi nhận hàng

1.2.2 Các loại hình của Thư tín dụng

Căn cứ theo phương thức thanh toán của L/C, có thể chia thành các loại L/C như sau:

- L/C có điều khoản trả ngay (At sight L/C): Đây là một loại thư tín dụng không thể hủy ngang, người xuất khẩu sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình chứng từ phù hợp với điều khoản quy định trong thư tín dụng tại ngân hàng được chỉ định thanh toán Đối với trường hợp này, người xuất khẩu có thể ký phát (hoặc không ký phát) hối phiếu trả ngay để yêu cầu thanh toán Khi muốn sử dung L/C có điều khoản trả ngay, trên L/C phải thể hiện được ở trường 41D: AVAILABLE WITH (tên ngân hàng) BY PAYMENT đồng thời ở trường 42C sẽ ghi thêm DRAFT AT SIGHT hoặc có thể không thể hiện thông tin ở trường 42C trong trường hợp không yêu cầu hối phiếu

- L/C có điều khoản trả chậm (Defered L/C): Là hình thức thư tín dụng trong đó nêu rõ điều khoản quy định việc thanh toán thực hiện thành một lần hay làm nhiều lần cho người bán Việc trả tiền này sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định cụ thể có thể là từ ngày giao hàng (B/L date) hoặc ngày tiến hành xuất trình chứng từ (presentation date) Khi sử dụng L/C trả chậm, Người nhập khẩu chỉ chịu trách nhiệm thanh toán khi đến hạn do đó người nhập khẩu sẽ có thời gian sắp xếp để thu tiền hàng để trả cho nghĩa vụ trong L/C.

Căn cứ theo phương thức sử dụng L/C có thể chia L/C thành các loại chính như sau:

- Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C):là một loại thư tín dụng sau khi được mở thì ngân hàng mở tín dụng thư không thể hủy ngang phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu và tổ chức nhập khẩu sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của tín dụng thư không thể hủy ngang nếu không có sự đồng ý của người xuất khẩu

-Thư tín dụng trả chậm có điều khoản trả ngay (UPAS L/C)- Usance L/C Payable At Sight: Là phương thức thanh toán thư tín dụng trả chậm, nhưng người bán (người xuất khẩu hoặc người bán trong nước) có thể nhận tiền thanh toán ngay bằng vốn trả trước từ Ngân hàng Đại lý

Hình thức L/C trả chậm cho phép trả ngay

1.3.1 Khái niệm về L/C trả chậm cho phép trả ngay

L/C trả chậm cho phép trả ngay (Usance Paid At Sight Letter of Credit -UPAS L/C ) là thư tín dụng không hủy ngang có các trường và hình thức thể hiện giống như thư tín dụng thông thường, có điều khoản trả chậm nhưng Ngân hàng Phát hành chỉ thị cho Ngân hàng Đại lý hay còn gọi tên khác là Ngân hàng Tài trợ thanh toán trả ngay/ trả chậm vào trước ngày đáo hạn thanh toán L/C Sản phẩm này phát triển dựa theo nhu cầu của nhà nhập khẩu mong muốn trả chậm thời gian càng dài càng tốt còn nhà xuất khẩu lại có nhu cầu nhận tiền càng sớm càng tốt Đây chính là sản phẩm có thể dung hòa được lợi ích sử dụng của cả hai bên và không hạn chế thị trường nhập khẩu và mặt hàng nhập khẩu

Hiện nay, nhà nước chưa có khung pháp lý điều chỉnh UPAS L/C cụ thể, một số văn bản pháp luật liên quan được áp dụng với sản kế tophẩm UPAS L/C có thể kể đến như:

- Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18/03/2013;

- Công văn số 3333/NHNN-TCKT hướng dẫn hạch toán kế toán nghiệp vụ bồi hoàn thư tín dụng ngày 13/05/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/07/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối

Các loại hình UPAS L/C: Trong trường hợp Ngân hàng Tài trợ thanh toán trả ngay cho người hưởng L/C, hình thức này được gọi là Normal UPAS L/C Còn trong trường hợp Ngân hàng Tài trợ thanh toán trả chậm vào ngày trước ngày đáo hạn của UPAS L/C, hình thức này được gọi là Deferred UPAS L/C a/ UPAS L/C thông thường (Normal UPAS L/C)

Là thư tín dụng (L/C) có thời hạn trả chậm nhưng Ngân hàng phát hành chỉ thị cho Ngân hàng Tài trợ thanh toán trả ngay cho Người hưởng L/C khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ Người hưởng L/C được thanh toán trả ngay Ngân hàng Phát hành trong trường hợp này nhận nợ của Ngân hàng Tài trợ và trả gốc, lãi cho Ngân hàng Tài trợ từ ngày Ngân hàng Tài trợ thanh toán L/C cho đến ngày đáo hạn bộ chứng từ

Vào thời điểm Ngân hàng Tài trợ thanh toán trả ngay, khách hàng Nhập khẩu/ Bên mua chấp nhận thanh toán L/C Vào ngày đáo hạn UPAS L/C, khách hàng Nhập khẩu/ Bên mua thanh toán L/C, phí dịch vụ UPAS L/C và các phí liên quan khác cho Ngân hàng phát hành

Một số điều khoản thông thường cần quy định trong Normal Upas L/C có thể kể đến như sau:

- Field 41A: Available with ANY BANK BY NEGOTIATION

Trường 41A: có thể được thanh toán tại ngân hàng bất kỳ bằng hình thức chiết khấu

- Field 42 C: Drafts at X days after sight for 100 pct invoice value in duplicate

Trường 42C: Hối phiếu có thời hạn X ngày sau ngày nhận được bộ chứng từ cho 100

% giá trị hóa đơn thương mại được lập thành hai bản

Trường 42A:Người trả hối phiếu

Trường 53A: Ngân hàng Hoàn tiền/ Tài trợ

- Field 78: Instructions to the Paying/Accepting/Negotiating Bank

Trường 78: Hướng dẫn đối với Ngân hàng Trả tiền/ Chấp nhận/ Thương lượng

+ After our receipt of all required docs from negotiating bank in comply with all terms and conditions of the credit, we shall instruct the UPAS L/C financing bank to pay negotiating bank according to negotiating bank’s instruction at sight…

Sau khi nhận được bộ chứng từ từ Ngân hàng Thương lượng có các điều khoản phù hợp với yêu cầu của thư tín dụng, chúng tôi sẽ chỉ dẫn Ngân hàng Tài trợ cho UPAS L/C này thực hiện trả tiền ngay cho Ngân hàng Thương lượng theo chỉ dẫn thanh toán của Ngân hàng Thương lượng

+ Despite the tenor of the letter credits X days sight…(name of financing bank- BANK B) undertakes to pay the LC at sight hoặc Draft shall be negotiated on sight basis and should be forwarded to the drawee bank (BANK B)

Mặc dù thời hạn của thư tín dụng là X ngày…nhưng ( tên của Ngân hàng Tài trợ) sẽ thực hiện trả ngay hoặc Hối phiếu sẽ được thương lượng trả ngay và sẽ được gửi tới Ngân hàng Tài trợ/ Hoàn tiền để thực hiện thanh toán

Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện Normal UPAS L/C

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Bước 1: Nhà Xuất khẩu và nhà Nhập khẩu ký hợp đồng mua bán có điều khoản thanh toán trả ngay

Bước 2a: Nhà Nhập khẩu đề nghị Ngân hàng Phát hành phát hành L/C trả chậm với thời hạn thanh toán tối đa 1 năm có điều khoản cho phép thanh toán ngay

Bước 2b: Ngân hàng Phát hành gửi đề nghị tài trợ và thực hiện đàm phán về giá đến Ngân hàng Tài trợ

Bước 3: Ngân hàng Phát hành phát hành UPAS L/C trả chậm có điều khoản thanh toán ngay thông báo qua Ngân hàng Thông báo/ Thương lượng

Bước 4: Ngân hàng Thông báo/ Thương lượng thông báo UPAS L/C này cho Nhà Xuất khẩu

Bước 5: Nhà Xuất khẩu tiến hành giao hàng cho Nhà Nhập khẩu

Bước 6: Nhà Xuất khẩu thực hiện xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng Thông báo/ Thương lượng theo quy định L/C

Bước 7: Ngân hàng Thông báo/ Thương lượng chuyển bộ chứng từ và thư đòi tiền (covering letter) và yêu cầu thanh toán đến Ngân hàng Phát hành

Bước 8: Ngân hàng Phát hành thông báo bộ chứng từ đã đến cho Nhà Nhập khẩu

Bước 9a: Nhà Nhập khẩu gửi chấp nhận thanh toán đến Ngân hàng Phát hành Bước 9b: Ngân hàng Phát hành gửi chỉ thị thanh toán trả ngay và nhận nợ với Ngân hàng Tài trợ

Bước 10: Ngân hàng Thông báo/ Thương lượng sau khi nhận khoán thanh toán của Ngân hàng Tài trợ thì tiến hành trả ngay cho Nhà Xuất khẩu

Bước 11a: Vào ngày đến hạn thanh toán bộ chứng từ, Nhà Nhập khẩu thanh toán L/C và phí trả cho Ngân hàng Phát hành Ngân hàng đại lý sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu

Bước 11b: Ngân hàng Phát hành tiến hành thanh toán số tiền gốc và lãi cho Ngân hàng Tài trợ b/ UPAS L/C trả chậm (Deffered UPAS L/C)

Là thư tín dụng (L/C) có thời hạn trả chậm là X ngày mặc dù thời hạn thanh toán L/C quy định trong hợp đồng ngoại thương là trả chậm Y ngày, trong trường hợp này thì Y ngắn hơn X Khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ, Ngân hàng Phát hành

Y cho Người hưởng L/C khi nhận được bộ chứng từ xuất trình hợp lệ Người hưởng L/C được thanh toán trả chậm đúng hạn vào ngày thứ Y bởi Ngân hàng Tài trợ trong hợp đồng ngoại thương

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM L/C TRẢ CHẬM CHO PHÉP TRẢ NGAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade – gọi tắt là

“VietinBank”) được hình thành từ Vụ Tín dụng Công nghiệp và Vụ Tín dụng Thương nghiệp của Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập dưới tên gọi “Ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam” được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 402/HĐBT chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam”

Thực hiện chủ trưởng của Chính phủ về cổ phần hóa các NHTM Nhà nước, VietinBank bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần ngày 25 tháng 12 năm 2008 Vào ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập “Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”

Ngày 16/7/2009, NHCT VN chính thức niêm yết mã chứng khoán CTG và giao dịch cổ phiếu trên sàn HOSE Việc chuyển đổi mô hình sang hình thức đa sở hữu đã giúp Vietinbank đổi mới hình thức quản trị ngân hàng trên mọi hoạt động và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trên các nền tảng công nghệ hiện đại

NHCT VN trong hơn 30 năm xây dựng và phát triển đã trải qua nhiều giai đoạn nhưng luôn bám sát định hướng, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với thực tế của nền kinh tế đất nước

Giai đoạn I (từ tháng 7/1988 - 2000): Thực hiện việc xây dựng và chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Công Thương (Nay là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank) hình thành và đi vào hoạt động

Giai đoạn II (từ năm 2001 - 2008): Thực hiện thành công đề án tái cơ cấu Ngân hàng Công Thương về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh

Giai đoạn III (từ năm 2009 - 2013): Thực hiện thành công cổ phần hóa, đổi mới mạnh mẽ, phát triển đột phá các mặt hoạt động ngân hàng

Giai đoạn IV (từ năm 2014 đến nay): Tập trung xây dựng và thực thi quản trị theo chiến lược, đột phá về công nghệ, tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh gắn với bảo đảm hiệu quả, an toàn, bền vững Đến nay, NHCT VN đã thực sự lớn mạnh về mọi mặt, khẳng định là hệ thống ngân hàng thương mại của ngành ngân hàng, giữ vững vai trò chủ lực của nền kinh tế và là trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, triển khai có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, Chính phủ vào cuộc sống, thực tế đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

NHCT VN định hướng phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên cả nước với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 1 Hội sở chính, 1 Sở Giao dịch, 4 đơn vị sự nghiệp, 2 văn phòng đại diện trong nước, 1 văn phòng đại diện nước ngoài tại Myanmar, 155 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm NHCT VN hiện duy trì quan hệ đại lý với hơn 1.000 ngân hàng và tổ chức, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

Sau nhiều nỗ lực thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới kinh doanh ra nước ngoài, NHCTVN đã trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên có mặt tại Châu Âu Vào tháng 9 năm 2011, CBT đã mở chi nhánh tại trung tâm kinh tế của Châu Âu- thành phố Franfrurt thuộc Cộng hòa Liên bang Đức

Tháng 2/2012, NHCT VN khai trương Chi nhánh tại Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Đây là sự kiện quan trọng không chỉ của NHCT VN mà còn của toàn ngành Ngân hàng Việt Nam, làm tiền đề cho sự phát triển và ngày càng mở rộng mạng lưới của NHCT VN trên thị trường quốc tế, đồng thời mở ra nhiều cơ hội liên kết hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của NHCT VN trên thị trường toàn cầu

Năm 2017, Vietinbank chuyển đổi thành công hệ thống Core Banking (SunShine), đưa VietinBank trở thành ngân hàng sở hữu nền tảng công nghệ bậc nhất Ngành Ngân hàng Việt Nam

Năm 2021, Vietinbank tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức gắn với triển khai chủ động, đồng bộ các giải pháp về nguồn nhân lực, đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu triển khai các hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả Đồng thời, Vietinbank cũng đổi mới công tác quản trị điều hành, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, lan tỏa văn hóa khách hàng là trung tâm, hướng tới kinh doanh cùng với đó là phát triển hơn nữa công nghệ số, tiêu biểu trong việc chuyển đổi số toàn diện hoạt động kinh doanh và quản trị, nâng cao trải nghiệm khách hàng

Năm 2021, trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều biến chủng mới đã tác động lớn đến nhiều ngành, lĩnh vực, địa phương trên cả nước, bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Ngành Ngân hàng, VietinBank đã tập trung nguồn lực, chủ động, bám sát tình hình, kịp thời triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh, thích ứng, phục hồi trong trạng thái bình thường mới, thúc đẩy phát triển kinh tế

2.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCT 2021

Văn phòng HĐQT: Thực hiện công tác văn thư và công tác thư ký của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát, lập và quản lý sổ cổ đông Thực hiện các mối quan hệ với cổ đông; tiếp nhận, hướng dẫn và giải thích các mối quan tâm của cổ đông; tham mưu, đề xuất với Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quyết định, chủ trương, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị

Khối Khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện tiếp thị và phát triển sản phẩm cho các khách hàng doanh nghiệp, quản lý hoạt động kinh doanh trên toàn hệ thống, tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm, thu hút nguồn vốn và tín dụng quốc tế,…

Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCT Việt Nam

2.2.1 Doanh số thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại

Với mô hình xử lý tập trung nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại tại Trung tâm tài trợ thương mại từ năm 2008, chất lượng dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu ngày càng nâng cao, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và phòng ngừa rủi ro tác nghiệp hạn chế tối đa rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu của NHCT VN trong giai đoạn 2016 – 2021

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCT trong giai đoạn 2016 - 2021

Doanh số thanh toán TTQT & TTTM qua từng năm đều có sự tăng trưởng đều đặn và rõ rệt Tổng doanh số thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại của NHCT VN năm 2021 đạt khoảng 77.658 tỷ VNĐ tăng 33% so với cùng kỳ năm 2020 Năm 2021 tốc độ tăng trưởng ở mức 12,63% so với cùng kỳ năm 2020 và cao hơn so với tốc độ tăng kim ngạch của cả nước (tăng ở mức 12,45%) Sang đến năm 2020, do tác động mạnh mẽ của nền kinh tế trước tình hình dịch bệnh COVID-19, doanh số thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại có dấu hiệu suy giảm chỉ đạt khoảng 60.350 tỷ VNĐ Tuy giảm về mặt giá trị khoảng 2.100 tỷ VNĐ nhưng về giá trị lại tăng lên đến 5% về số lượng giao dịch so với cùng kỳ năm ngoái

Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình dịch bệnh khiến việc giao thương giữa các quốc gia trở nên khó khăn, từ đó việc mua bán nội địa trở nên gia tăng dẫn tới doanh số thanh toán L/C nhập khẩu giảm đáng kể bởi nhiều doanh nghiệp ngưng trệ sản xuất do không có đơn hàng Đi kèm với doanh thu TTQT & TTTM, phí dịch vụ thu theo các sản phẩm này cũng có số liệu tăng đáng kể trong giai đoạn từ 2016-2021 cụ thể:

Doanh số TTQT&TTTM (tỷ VNĐ)

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHCT giai đoạn 2016-2021

Kể từ 2017, phí thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại đã có tốc độ tăng đáng kể vào khoảng 22% so với cùng kỳ năm 2016 Sang đến 2018, số phí thu được tăng vượt bậc tăng đến gần 300 tỷ VNĐ so với cùng kỳ năm 2017, tiếp nối thành công đó, năm 2021 con số ghi nhận ở mức 1.300 tỷ

Năm 2022, kết quả kinh doanh của NHCT cũng để lại những con số vô cùng ấn tượng:

Biểu đồ 2.3: Doanh số thanh toán TTTM 4 tháng đầu năm 2022

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHCT 4 tháng đầu năm 2022

Phí TTQT & TTTM (tỷ VNĐ)

Doanh số thanh toán TTTM

4 Tháng đầu năm 2022 Tháng 4/2022 Đơn vị: Tỷ VNĐ ở mức 32% so với cùng kỳ năm 2021 Vào thời điểm tháng 4 năm 2022, doanh số đạt 43.710 tỷ VNĐ, tăng trên 13% so với tháng 3 năm 2022

Biểu đồ 2.4: Phí TTQT&TTTM 4 tháng đầu năm 2022

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHCT 4 tháng đầu năm 2022

Sau 4 tháng đầu năm 2022, phí TTTM thuần đạt 425 tỷ VNĐ, tăng tới 30% so vói cùng kỳ năm 2021 Riêng tháng 4 năm 2022, phí TTTM đạt tới 110 tỷ VNĐ, mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 11% so với tháng 3 năm 2021

Nhờ thường xuyên đổi mới không chỉ về chuyên môn hóa nghiệp vụ mà còn về nền tảng công nghệ thông tin, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, số phí TTQT & TTTM mà Vietinbank thu được qua từng thời kỳ ngày càng tăng trưởng, minh chứng cho thực tế các khách hàng ngày càng tin tưởng vào uy tín và sản phẩm mà Vietinbank cung cấp trong khoảng thời gian từ 2016-2021 Đây là một bước tiến quan trọng giúp Vietinbank ngày càng phát triển và cải tiến hơn nữa về mặt sản phẩm cũng như có những cải tiến tích cực về mặt chất lượng dịch vụ giúp khách hàng tin tưởng và thường xuyên sử dụng sản phẩm của Vietinbank, thúc đẩy việc kinh doanh của Vietinbank hơn nữa trong tương lai Những con số trên là những con số thể hiện kết quả vô cùng ấn tượng của Trung tâm Tài trợ Thương mại Vietinbank trong khoảng thời gian từ 2016-2022 dẫu đây là khoảng thời gian khó khan và bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19

4 tháng đầu năm 2022 Tháng 4/2022 Đơn vị: Tỷ VNĐ

Biểu đồ 2.5: Thị phần thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại của NHCT VN so với 1 số NHTM khác trong giai đoạn 2016 – 2021

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCT, VCB, BIDV trong giai đoạn 2016 - 2021

Biểu đồ trên cho thấy, thị phần thanh toán của các ngân hàng thương mại Nhà nước đều có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, vượt trội nhất là vào năm 2019 Ngay cả như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng đối ngoại đầu đàn của các NHTM tại Việt Nam, có uy tín lớn và luôn giữ vị trí hàng đầu trong thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước với doanh số thanh toán quốc tế không ngừng tăng qua các năm Trong những năm gần đây sau khi gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới), các ngân hàng nước ngoài đã nhanh chóng đẩy mạnh dịch vụ tại Việt Nam đặc biệt là mảng dịch vụ bán lẻ và dịch vụ thanh toán quốc tế

Chúng ta thấy nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng góp tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế Việt Nam và có nhiều quan hệ với các định chế tài chính nước ngoài Chính vì thế nếu như các ngân hàng thương mại trong nước không có các chính sách, giải pháp và bước đi phù hợp thì có thể thị phần sẽ bị

“cạnh tranh rất quyết liệt”

Với năng lực tài chính lớn mạnh, uy tín toàn cầu, chất lượng dịch vụ cao, cạnh tranh từ khối ngân hàng này càng là thách thức lớn với các ngân hàng thương mại trong nước Trước mắt, với kinh nghiệm hoạt động lâu năm tại thị trường nội địa, mạng lước rộng, các quan hệ đã gây dựng các ngân hàng thương mại sẽ vẫn có lợi thế, tuy vậy vẫn

NHNT VN NHCT VN NHĐT VN

Với bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp trong những năm qua, NHCT VN đã có sự phát triển bền vững, chỉ đứng sau Vietcombank (chiếm giữ khoảng 16% thị phần)

2.2.3 Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại

Với nỗ lực không ngừng cải tiến và nâng cáo chất lượng sản phẩm, dịch vụ; Vietinbank đã liên tục đổi mới, đưa ra các gói sản phẩm phát huy tính năng tối ưu nhằm đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ này tại Vietinbank Đối với các phương thức thanh toán quốc tế như: Nhờ thu, L/C, Chuyển tiền trong và ngoài nước… Vietinbank đều vô cùng sát sao và đưa ra biểu phí vô cùng hợp lý để khách hàng hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm Để thể hiện một cách rõ ràng nhất về tình hình sử dụng các sản phẩm TTQT &TTTM tại NHCT, cụ thể xem tại biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng các sản phẩm TTQT&TTTM giai đoạn 2016-2021

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHCT giai đoạn 2016-2021

Trong giai đoạn từ 2016-2021, phương thức thanh toán nhờ thu chiếm tỷ trọng ổn định qua các năm, rơi vào khoảng xấp xỉ 8%/ năm Phương thức thanh toán L/C vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo khi chiếm tới 85%-86% khi so sánh với các phương thức thanh

2016 2017 2018 2019 2020 2021 có dấu hiệu giảm qua các năm do đây là một phương pháp tương đối rủi ro, đòi hỏi phải có mối quan hệ hợp tác uy tín và lâu dài giữa người mua và ngưới bán khi giao thương với nhau

Có thể nói, đây vẫn là một phương thức được khách hàng trong nước và quốc tế ưa chuộng sử dụng khi tiến hành thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa ngay kể cả đối với những giao dịch mua bán trong nước Trong những năm gần đây, khi dịch bệnh COVID 19 hoành hành thì các hình thức mở L/C mua bán nội địa đã mở ra một thời kỳ mới, kích thích việc mua bán, sản xuất trong nước

Phân tích thực trạng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay

Giới thiệu về sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay tại NHCT VN với một số đặc điểm và hình thức sử dụng với các điều kiện cụ thể như sau: Đối tượng áp dụng

- Các khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu giao dịch, sử dụng sản phẩm UPAS L/C tại Vietinbank, thực hiện nhập khẩu các mặt hàng theo quy định của

Bộ Công thương thỏa mãn các điều kiện về mặt tín dụng đối với việc phát hành L/C

- Các khách hàng là doanh nghiệp nằm trong diện bị hạn chế vay ngoại tệ theo quy định do Ngân hàng Nhà nước ban hành

- Các khách hàng là doanh nghiệp được Người bán/ Nhà xuất khẩu cho phép thanh toán chả trậm nhưng chi phí vay hoặc trả chậm hiện tại cao hơn so với khi dùng sản phẩm UPAS L/C

Thời hạn trả của sản phẩm UPAS L/C tại Vietinbank có thể lên tới 360 ngày tương đương một năm

Biện pháp đảm bảo khi phát hành UPAS L/C

Biện pháp này chỉ được áp dụng hình thức ký quỹ đối với việc phát hành UPAS L/C (không áp dụng các hình thức đảm bảo khác như: Phong tỏa tín dụng, đảm bảo bằng tài sản, sổ tiết kiệm …) Tỷ lệ ký quỹ tối thiểu: 15% trị giá L/C đối với ngành hàng sắt thép và 10% trị giá L/C đối với ngành hàng khác

Biện pháp đảm bảo khi chấp nhận thanh toán bộ chứng từ

Ngoài phần đảm bảo khi phát hành L/C thì phần trị giá còn lại của bộ chứng từ phải được đảm bảo đầy đủ bằng tài sản phù hợp với quy định hiện hành của Vietinbank trước khi chấp nhận thanh toán Trong trường hợp khách hàng đã được cấp hạn mức tín dụng: khi chấp nhận thanh toán bộ chứng từ, số dư chấp nhận thanh toán (sau khi đã trừ phần ký quỹ tương ứng) sẽ được trừ vào hạn mức tín dụng khả dụng đã cấp cho khách hàng Trường hợp khách hàng được cấp hạn mức phát hành L/C trả chậm thì Đơn vị được sử dụng hạn mức này để phát hành L/C UPAS.

Hiện tại Vietinbank đang hợp tác với rất nhiều Ngân hàng sau để cung cấp dịch vụ UPAS L/C cho khách hàng: Wells Fargo, MUFG, BIDV, Vietcombank, JP Morgan Chase, ICBC…

- Phí phát hành thư tín dụng: từ 0,05-0,15% (tối thiểu: 50 USD)

- Phí phát hành sửa đổi tăng tiền: từ 0,05-0,15% (tối thiểu: 30 USD)

- Phí phát hành sửa đổi khác: 20 USD

- Điện phí và các phí khác (phí thanh toán, tra soát,…)

- Phí chấp nhận thanh toán L/C trả chậm của Vietinbank+ Tỷ lệ phí: 01/tháng/trị giá hối phiếu (tối thiểu: 30 USD)

Trong đó: “Thời hạn trả chậm” được tính từ ngày chấp nhận thanh toán Bộ chứng từ L/C UPAS đến ngày đáo hạn

- Phí thanh toán ngay và các phí khác do Ngân hàng đại lý thu: 1.8%-2.3%/năm (tùy theo thỏa thuận tại thời điểm phát hành của từng Ngân hàng đại lý)

(Lãi suất Libor3 được xác định theo thông báo của Phòng Kinh doanh vốn.)

- Với hình thức thanh toán này, Ngân hàng tài trợ sẽ thanh toán trước hạn cho bên bán và thu lại tiền gốc và phí liên quan từ khách hàng vào ngày đáo hạn của L/C

- Đồng tiền áp dụng hiện tại:

Vietinbank thực hiện sản phẩm UPAS L/C hiện tại theo yêu cầu của khách hàng chủ yếu với hai đồng tiền chính là đồng VNĐ và USD

Phí chấp nhận thanh toán L/C UPAS = tỉ lệ phí * trị giá Bộ chứng từ * thời hạn trả chậm (tính theo ngày)/360

MUFG ICBC Wells Fargo Bank

Nguồn: Biểu phí UPAS L/C Vietinban k

VietinBank trong suốt quá trình triển khai đã không ngừng phát triển, cải tiến sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu ngày một tăng cao của khách hàng VietinBank đã hoàn thiện sản phẩm như bổ sung loại hình Deffered UPAS L/C, UPAS L/C VND, cho phép khách hàng thanh toán trước hạn, đa dạng hóa các cấu trúc tài trợ với NH đại lý… Đặc biệt, năm 2017, với việc sửa đổi cấu trúc sản phẩm UPAS L/C, không yêu cầu khách hàng nhập khẩu nhận nợ VietinBank vào ngày ngân hàng tài trợ thanh toán cho người hưởng L/C, chuyển từ thu lãi sang thu phí dịch vụ UPAS L/C, sản phẩm đã thể hiện rõ những lợi ích ưu việt mang lại cho khách hàng doanh nghiệp, thu hút đông đảo hơn khách hàng sử dụng sản phẩm

Không dừng ở đó, năm 2019, VietinBank tiếp tục cải tiến sản phẩm UPAS L/C nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của từng nhóm khách hàng chuyên biệt cũng như nắm bắt các cơ hội từ thị trường thông qua một số sản phẩm hợp tác với các ngân hàng tài trợ hay cơ chế xử lý giao dịch đặc thù như: Tài trợ bằng đồng JPY cho các UPAS L/C phát hành bằng đồng USD, cố định phí dịch vụ UPAS L/C với khách hàng trên cơ sở lãi suất chào thả nổi của các ngân hàng tài trợ…

UPAS L/C và sự nỗ lực cao của các chi nhánh trong việc áp dụng sản phẩm mới, tới nay, UPAS LC đã quen thuộc với hơn 75 chi nhánh, hơn 300 khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm (chủ yếu thuộc hai phân khúc là khách hàng doanh nghiệp lớn và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ) với danh mục mặt hàng nhập khẩu đa dạng như sắt thép, nhựa, nông sản, hóa chất… Có thể kể đến một số khách hàng sử dụng sản phẩm UPAS L/C thường xuyên như Công ty cổ phần ôtô Trường Hải, Tập đoàn Hoa Sen, Tập đoàn SMC, Công ty cổ phần Tôn Đông Á…

Mạng lưới ngân hàng đại lý hợp tác về UPAS L/C cũng được VietinBank liên tục chú trọng phát triển Đến nay, VietinBank đã thiết lập thỏa thuận tài trợ UPAS L/C với trên 30 ngân hàng tài trợ trên khắp các châu lục, khu vực (Mỹ, châu Âu, châu Á, Trung Đông) Các ngân hàng tài trợ chiến lược của VietinBank đã và đang tích cực hỗ trợ ngân hàng đưa ra mức lãi suất tài trợ ưu đãi, cơ chế phối hợp thực hiện giao dịch linh hoạt, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm UPAS L/C VietinBank cung cấp tới các khách hàng

Khu vực Hồ Chí Minh, khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Hà Nội là những khu vực có hoạt động Thanh toán quốc tế mạnh nhất tại Vietinbank Nhưng theo kết quả kinh doanh tổng kể của Vietinbank trong thời gian vừa qua từ 2016-2022 theo các khu vực địa lý trên cả nước về tình hình sử dụng sản phẩm UPAS L/C thì chỉ có khu vực

Hà Nội thể hiện được lợi thế của mình với doanh số và phí thu được cao hơn hẳn so với các khu vực còn lại Điều này thể hiện tình hình sử dụng sản phẩm chưa đồng đều giữa các khu vực và các chi nhánh Các khu vực và chi nhánh tiềm năng vẫn chưa thể hiện được hết khả năng và hiệu quả của mình và các NHTM Việt Nam

Bảng 2.5: So sánh sản phẩm L/C UPAS Vietinbank và các NHTM Việt Nam

Doanh số (tỷ VNĐ) 4.094 8.947 18.860 32.545 52.394 71.300 Phí

Doanh số (tỷ VNĐ) 3.450 6.647 18.124 32.131 47.288 68.747 Phí

Doanh số (tỷ VNĐ) 3.795 7.176 18.929 32.200 49.450 70.426 Phí

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCT, VCB, BIDV trong giai đoạn 2016 – 2021

Trong thời gian triển khai sản phẩm L/C UPAS vừa qua, Vietinbank đã đạt được doanh số L/C và phí thu được tương đối tốt So với các ngân hàng bạn có cùng quy mô như Vietcombank và BIDV thì kết quả mà Vietinbank đạt được là ở mức khá tốt Tuy nhiền, vì còn một số hạn chế trong sản phẩm nên kết quả đạt được chưa đáp ứng được kỳ vọng của Ngân hàng.sư Trong thời gian tới, Vietinbank cần xem xét lại các điểm này để cải thiện sản phẩm tốt hơn nữa, đáp ứng được tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng đã, đang và sắp sử dụng dịch vụ tại Vietinbank

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCT, VCB, BIDV trong giai đoạn 2016 – 2021

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ ĐẨY MẠNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM L/C TRẢ CHẬM CHO PHÉP TRẢ NGAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2022- 2027

Chiến lược phát triển của NHCT Việt Nam

Để duy trì và mở rộng thị phần dịch vụ thanh toán quốc tế, các ngân hàng thương mại không chỉ cần cạnh tranh với nhau, mà còn với các đối thủ bên ngoài Do đó, các ngân hàng cần dành nguồn lực nhất định để đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xây dựng quan hệ đối tác, phát triển các sản phẩm nghiệp vụ liên quan, nâng cao năng lực hoạt động, năng lực quản trị rủi ro trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ, vận hành và quản lý

Trong thời gian tới, cụ thể là giai đoạn 2022 – 2027, Vietinbank chủ trương chiến lược phát triển mới, Ban lãnh đạo NHCT VN đã đưa ra các định hướng phát triển chủ chốt cho hoạt động TTQT&TTTM như sau: Đẩy mạnh huy động qua kênh TTTM

Trong thời gian tới, Trung tâm Tài trợ thương mại Vietinbank cần phối hợp sát sao với Chi nhánh và các Ngân hàng Tài trợ để xử lý giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu tăng đột biến của khách hàng trong bối cảnh hạn chế tăng trưởng tín dụng hiện nay

Bám sát nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn của khách hàng để tư vấn bảo lãnh vay vốn

Vietinbank luôn đồng hành cùng Chi nhánh rà soát, tư vấn vấn phát hành bảo lãnh, đặc biệt đàm phán các điều khoản nhằm hạn chế rủi ro cho NHCT và cho các khách hàng khi sử dụng dịch vụ này

Hoàn thiện và đổi mới công nghệ ngân hàng

Thực hiện dự án SWIFT ISO 2022, cải tiến các chức năng mới nhằm đảm bảo cho giao dịch được xử lý thuận tiện và trơn chu hơn Hỗ trợ cho hệ thống lưu trữ hồ sơ điện tử, số hóa việc luân chuyển hồ sơ từ Chi nhánh lên Trung tâm Tài trợ thương mại Vietinbank Một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng phát triển và ứng dụng các sản phẩm dịch vụ mới, quản lý tập trung hệ thống cơ sở dữ liệu cũng như triển khai đồng bộ các giải pháp công nghệ thông tin mới cho toàn hệ thống

Trade Finance (hệ thống xử lý các giao dịch Tài trợ thương mại) và hệ thống Scan – Image (hệ thống chuyển hồ sơ giao dịch trực tuyến từ Chi nhánh lên Sở Giao dịch và Khối Kiểm soát – phê duyệt tín dụng) để tăng tốc độ xử lý các giao dịch tài trợ thương mại, hệ thống LOT, CLIM (hệ thống quản lý tín dụng: cấp FAC, gắn và gỡ tài sản đảm bảo cho các giao dịch) để đảm bảo tiến độ, đảm bảo các cán bộ của Sở Giao dịch có đủ thời gian cần thiết để xử lý giao dịch theo đúng quy trình, đảm bảo chất lượng, hiệu quả công việc cũng như rút ngắn thời gian xử lý giao dịch cho Chi nhánh và khách hàng Để bắt kịp với xu thế công nghệ số 4.0, Vietinbank tiếp tục mang đến các giải pháp mới trên ứng dụng kênh giúp tăng tốc chuyển đổi số trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp Từ đó, Vietinbank muốn dần khẳng định vị trí trên các mảng dịch vụ thực hiện công nghệ số nhằm giúp khách hàng sử dụng dịch vụ thuận tiện và nhanh chóng Vietinbank đang tập trung phát triển các giải pháp tài chính trên các nền tảng công nghệ mới chẳng hạn như nền tảng giao dịch hợp đồng điện tử và chữ kí số từ xa Đối với khách hàng doanh nghiệp, VietinBank cũng không ngừng đưa ra các giải pháp hỗ trợ phù hợp và đáp ứng tối đa nhu cầu của các khách hàng Theo đó, VietinBank đã nghiên cứu và tiếp tục cải tiến sản phẩm "Chuyển tiền theo điện SWIFT MT 101" được tích hợp không chỉ trên nền tảng SWIFT mà còn trên nền tảng ngân hàng số Điều này sẽ giúp cho việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế trở nên trơn chu và tránh được những rủi ro tác nghiệp đến từ con người hơn

Hoàn thiện cơ chế vận hành hệ thống

Vietinbank thực hiện đẩy mạnh việc thắt chặt mối quan hệ giữa các Chi nhánh,

Sở Giao dịch và Khối Kiểm soát và phê duyệt tín dụng - Trụ sở chính, tạo ra chuỗi xử lý, cung ứng sản phẩm theo một quy trình khép kín một cách hiệu quả nhất để phục vụ khách hàng Cơ chế vận hành hệ thống là một mục rất quan trọng trong quá trình xử lý giao dịch Nếu cơ chế vận hành hợp lý và thông suốt thì giao dịch sẽ được xử lý thuận lợi quốc tế

Năm 2008, VietinBank thực hiện cổ phần hóa đồng thời thay đổi tên thương hiệu đăng ký quốc tế, trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được đăng ký bản quyền quốc tế Thương hiệu mới VietinBank đánh dấu một bước đi tất yếu trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của VietinBank để định vị uy tín thương hiệu trên thị trường tài chính thế giới trong giai đoạn tiếp theo

VietinBank là NHTM Nhà nước đầu tiên lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, qua đó cải thiện mạnh mẽ năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh; là ngân hàng Việt Nam đầu tiên có mặt tại châu Âu với việc khai trương chi nhánh tại Frankfurt, Cộng hòa Liên bang Đức VietinBank cũng là ngân hàng trong nước đầu tiên phát hành thành công trái phiếu ra thị trường quốc tế Đến nay, VietinBank là ngân hàng Việt Nam duy nhất 3 lần liên tiếp vào Top

300 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới (Brand Finance), 9 lần liên tiếp nằm trong Top 2.000 Forbes Global góp phần khẳng định, nâng cao thương hiệu, uy tín của ngân hàng Việt Nam Đối mặt với nhiều thách thức, song hoạt động Thanh toán Quốc tế và Tài trợ Thương mại (TTQT & TTTM) của VietinBank vẫn ghi nhận những kết quả nổi bật so với năm 2020, qua đó khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của Ban Lãnh đạo VietinBank; sự nỗ lực, vượt khó của tập thể cán bộ, nhân viên trên toàn hệ thống

Tìm kiếm cơ hội hợp tác với nhiều đối tác cung cấp giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp lớn, uy tín trên thị trường

Vietinbank đang đẩy mạnh hợp tác với nhiều nhà cung cấp lớn như: MISA, NC9, BRAVO, FAST, VACOM, 1C, CITECK… và các nhà cung cấp ERP lớn trên thế giới như: SAP, Oracle… trong việc phát triển sẵn sàng giải pháp kết nối đa phương thức phù hợp với nhu cầu quản trị điều hành và tác nghiệp của doanh nghiệp Đẩy mạnh phát triển một cách bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước

Với vị thế là NHTM hàng đầu Việt Nam, đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế, đồng hành phục vụ cho sự phát triển của đất nước, bên cạnh mục tiêu kinh doanh hiệu quả và xã hội của đất nước

Nhận thức được vai trò quan trọng và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường - xã hội đối với sự phát triển bền vững của ngân hàng, đồng thời thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, VietinBank đã chủ động xây dựng các chính sách, sản phẩm tạo cơ chế linh hoạt trong tài trợ các dự án xanh, đồng thời luôn ưu tiên nguồn lực để tài trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững Năm

2021, dư nợ tín dụng xanh của VietinBank tăng trưởng 80% so với năm 2020, tài trợ cho da dạng các lĩnh vực thân thiện với môi trường như: xử lý chất thải và phòng chống ô nhiễm, nông nghiệp xanh, năng lượng sạch

Sử dụng chiến lược “Khách hàng là trung tâm”

VietinBank đã triển khai các chủ điểm kinh doanhm thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại theo hướng cung cấp giải pháp dịch vụ tài chính ngân hàng toàn diện cho khách hàng, trở thành ngân hàng phục vụ chính và đáp ứng nhu cầu toàn bộ hệ sinh thái của khách hàng với các quy trình xử lý đơn giản, thời gian xử lý giao dịch nhanh

Định hướng đẩy mạnh sử dụng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay

Để duy trì và gia tăng thị phần trong mảng dịch vụ đối với sản phẩm UPAS L/C các NHTM ngoài việc cạnh tranh với nhau sẽ còn phải cạnh tranh với các đối thủ đến lực nhất định cho hệ thống hạ tầng công nghệ, phát triển quan hệ đối tác, phát triển các sản phẩm, nghiệp vụ liên quan cũng như nâng cao khả năng quản lý, điều hành, quản trị rủi ro trong mảng dịch vụ thanh toán quốc tế

Ban lãnh đạo NHCT VN đã đưa ra các định hướng phát triển chủ chốt đới với chiến lược đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS L/C trong hoạt động TTQT và tài trợ thương mại (TTTM) trong giai đoạn 2022 – 2027 như sau:

Về công nghệ, kỹ thuật Để phát triển nền tảng kết nối thanh toán hiện đại, VietinBank thực hiện nghiên cứu, cải tiến một số tính năng như: Phê duyệt điện chuyển tiền và điện tra soát ngoại tệ đi theo lô tại Trụ sở chính; Phát triển hệ thống hạch toán tự động cam kết ngoại bảng bộ chứng từ theo UPAS LC trên hệ thống Tài trợ thương mại; Cải tiến hệ thống phương án giảm thiểu tác nghiệp đối với các khoản bảo lãnh, L/C dành cho Khách hàng doanh nghiệp; Triển khai tính năng chuyển tiền ngoại tệ đồng USD, EUR trên kênh liên ngân hàng

NHCT VN hướng tới định hướng lâu dài tăng năng suất lao động, giảm thiểu rủi ro xử lý thủ công trong nghiệp vụ UPAS L/C

Về cơ chế vận hành hệ thống

Thắt chặt mối quan hệ giữa các Chi nhánh, Sở Giao dịch và Khối Kiểm soát và phê duyệt tín dụng - Trụ sở chính, tạo ra chuỗi xử lý, cung ứng sản phẩm khép kín một cách hiệu quả nhất để phục vụ khách hàng Trung tâm TTTM tiếp tục tích cực phối hợp, hỗ trợ Khối Khách hàng Doanh nghiệp và các chi nhánh VietinBank xây dựng, thúc đẩy chương trình thi đua tăng năng suất lao động nghiệp vụ TTQT, TTTM và kinh doanh ngoại tệ Trung tâm tổ chức thành công nhiều hội thảo về TTQT và TTTM, nhận được sự phản hồi tích cực từ các doanh nghiệp và chi nhánh tham gia Đồng thời tập trung nhận diện, khai thác triệt để cơ hội, tiềm năng thị trường trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, FDI và tiêu dùng, thương mại điện tử; Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số, các cơ chế, hệ thống và nền tảng được đầu tư phù hợp để triển khai nhanh, mạnh mẽ các sản phẩm số hóa, nắm bắt cơ hội để dẫn đầu thị trường, hoàn thành các mục tiêu chiến lược và Kế hoạch Kinh doanh trung hạn giai đoạn 2021 - 2023 đã đặt ra

- Nghiên cứu và triển khai các giải pháp tài trợ thương mại cho các ngành hàng xuất khẩu đặc thù như ngành dệt may, ngành gạo, ngành cà phê và cung cấp tốt hơn dịch vụ tài trợ cho hàng nhập khẩu đặc thù như xăng dầu, máy móc…

- Nghiên cứu và triển khai các gói sản phẩm tài trợ xuất khẩu hiện đại như: Tài trợ trước xuất khẩu, bao thanh toán, Trade Card, tài trợ chuỗi cung ứng, Trade Service Utility (TSU),… thay thế cho các phương thức tài trợ truyền thống

- Triển khai cung cấp các dịch vụ TTQT và TTTM cho các định chế tài chính có quy mô vừa và nhỏ (dịch vụ Insourcing)

- Tiếp tục nghiên cứu và triển khai thực hiện các sản phẩm tài trợ mới như: chia sẻ rủi ro, L/C trả chậm thanh toán trả ngay (UPAS L/C), phát hành L/C trả ngay và trả chậm theo chương trình hỗ trợ xuất khẩu nông sản của Mỹ (GSM-102 và Eximbank US)

- Cam kết sẽ tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm cung cấp những giải pháp tài chính phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cho cán bộ Chi nhánh, cán bộ Sở Giao dịch những kiến thức tổng quát, các sản phẩm TTQT và TTTM, kỹ năng bán sản phẩm,các quy chế và quy trình liên quan đến nghiệp vụ TTTM… nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ đạo đức tốt, tinh thông nghiệp vụ, có tâm huyết nghề nghiệp, đáp ứng sự phát triển của nghiệp vụ TTQT và TTTM trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Ngay từ khâu tuyển chọn, Ngân hàng cũng cần chú ý tuyển dụng những cán bộ giỏi về nghiệp vụ, khả năng tin học và ngoại ngữ và có khả năng đáp ứng tốt môi trường làm việc năng động hội nhập Không chỉ vậy, cần có chính sách giữ chân người tài và thu hút chất xám cả trong và ngoài nước thông qua chế độ đãi ngộ về tiền lương và môi trường làm việc để cập nhật kiến thức mới Theo đó, đợt thi sát hạch nghiệp vụ nên được tổ chức hằng năm cho tất cả các cán bộ nhân viên của NHCT Kết quả đợt thi là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ Định kỳ 6 tháng 1 lần, hội đồng liên tịch của Chi nhánh sẽ tiến hành đánh giá cán bộ để có sự luân chuyển, sắp xếp cán bộ, đưa vào hoặc loại ra khỏi danh sách quy hoạch để có chương trình đào tạo cho phù hợp

Về chất lượng dịch vụ

NHCT cần không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ TTQT và TTTM đối với sản phẩm UPAS L/C nói chung và toàn hàng nói riêng để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng Trên cơ sở các hoạt động sẵn có, NHCT Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu, phát triển các dịch vụ mà ngân hàng có lợi thế cũng như các dịch vụ ngân hàng hiện đại Thêm vài đó, NHCT cần đa dạng các dịch vụ TTQT và TTTM có liên quan đến UPAS L/C có chiều sâu để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước cũng như NHTM nước ngoài

Về mạng lưới Ngân hàng Đại lý

Vietinbank liên tục chú trọng phát triển mở rộng mạng lưới Ngân hàng Đại lý Đến nay, trên 30 ngân hàng tài trợ trên khắp các khu vực như châu Âu, Mỹ, châu Á, Trung Đông đã được Vietinbank thiếp lập thỏa thuận Thêm vào đó, Vietinbank cũng chú trọng vào cơ chế phối hợp thực hiện giao dịch một cách linh hoạt, góp phần nâng cao vị thế của Vietinbank khi cạnh tranh với sản phẩm UPAS L/C của các ngân hàng bạn khác.

Các giải pháp đề xuất nhằm đẩy mạnh sử dụng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay tại NHCT VN giai đoạn 2022-2027

3.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

Sau khi đánh giá thực trạng sử dụng sản phẩm UPAS L/C tại Vietinbank giai đoạn từ 2016-2021, dựa trên những tồn tại và hạn chế hiện có của sản phẩm này, chính vì vậy, cơ sở nhằm đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh sản phẩm UPAS L/C tại NHCT

VN giai đoạn 2022-2027 bao gồm các cơ sở đề xuất như sau như sau:

- Quy trình hướng dẫn và thực hiện sản phẩm UPAS L/C hiện nay của Vietinbank còn chung chung, mang tính chất tổng quát phần nhiều , chưa có bản hướng dẫn chi tiết, đọc, nắm bắt một cách chính xác và thực hiện một cách trơn chu và dễ dàng

- Sản phẩm L/C UPAS của Vietinbank hiện đang có mức phí tương đối cao và không có chương trình ưu đãi gì khác cũng như không kết hợp kèm theo ưu đãi đối với các sản phẩm khác hiện có của Vietinbank

- Biểu phí chấp nhận thanh toán hối phiếu của Vietinbank không phân biệt theo tỷ lệ ký quỹ như các ngân hàng bạn cũng như không được phân nhóm ngành và có cơ chế ưu đãi đặc biệt nào khác với các nhóm ngành nói chung

- Công tác marketing thu hút khách hàng chưa thực sự hiệu quả, trình độ nhân viên chưa đồng đều, các chi nhánh nhỏ nhân viên ít tham gia vào quy trình xử lý và tìm hiểu một cách sâu sắc về các điều kiện và điều khoản của sản phẩm; do đó, họ chưa có đủ kinh nghiệm để tư vấn giao dịch cũng như lôi kéo khách hàng

- Công nghệ chưa đủ để có thể xây dựng được hệ thống báo cáo cập nhật nhanh chóng, chính xác về các giai đoạn trong khâu thanh toán của sản phẩm và chưa có hệ thống đòi phí tự động khi UPAS L/C có điều khoản ở trường 71D về phí do Applicant ( do Người mở L/C) chịu thay vì do Beneficiary ( Người hưởng L/C) chịu như thường lệ

- Khâu xử lý UPAS L/C tại NHCT VN đối với các L/C nội địa còn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng tại Vietinbank Trong trường hợp, khách hàng có nhu cầu xử lý giao dịch nhanh và đảm bảo, cả Người mua- Applicant và Người bán – Beneficiary có thể lựa chọn giao dịch trong cùng hệ thống Vietinbank

3.3.2 Các giải pháp đề xuất

3.3.2.1 Cụ thể hóa quy trình hướng dẫn thực hiện sản phẩm UPAS L/C Đây là giải pháp cho hạn chế quy trình hướng dẫn thực hiện sản phẩm của Vietinbank còn chung chung, tổng quát, chưa có hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng bước. Để có thể xử lý giao dịch với sản phẩm đặc thù UPAS L/C có hiệu quả, Vietinbank cần đưa ra quy trình hướng dẫn một cách chi tiết, cần chia theo nhiều trường hợp xử lý

Ví dụ: Trường hợp L/C đi thị trường nước ngoài, trường hợp L/C nội địa; trường hợp ngưởi mở L/C và người thụ hưởng ở khác ngân hàng hay người mở L/C và người thụ vào? Bước nào nên rút ngắn để việc giao dịch được trơn chu hơn? Thêm vào đó, Vietinbank nên có quy trình phân chia theo các nhóm khách hàng doanh nghiệp: Có thể phân chia theo đặc thù của các nhóm ngành hàng: xăng dầu, dệt may, than đá…hay có thể phân chia theo nhóm khách hàng VIP, khách hàng vừa và nhỏ……

Việc phân chia như vậy sẽ giúp cho các cán bộ Chi nhánh và Hội sở có thể phối hợp tác nghiệp tốt hơn mà không cần mỗi lần xuất hiện một giao dịch mới lại phải hỏi lại các bước từ đầu với từng trường hợp như trên

3.3.2.2 Đàm phán chi phí UPAS L/C phải trả ở mức hợp lý Đây là giải pháp cho hạn chế về sản phẩm L/C UPAS của Vietinbank hiện đang có mức phí tương đối cao và không có chương trình ưu đãi gì khác

Trung tâm Tài trợ thương mại Vietinbank cần luôn tích cực theo sát các yêu cầu của khách hàng và Chi nhánh từ đó trao đổi, đàm phán kịp thời với các Ngân hàng Đại lý/ Tài trợ để đưa ra các lựa chọn phù hợp với mức lãi suất và chi phí tối ưu cho khách hàng khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ của Vietinbank

3.3.2.3 Thiết kế biểu phí linh hoạt Đây là giải pháp cho hạn chế về biểu phí chấp nhận thanh toán hối phiếu của Vietinbank không phân biệt theo tỷ lệ ký quỹ như các ngân hàng bạn

Trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn gay gắt như hiện nay thì muốn giữ chân khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới Ngân hàng cần phải xây dựng một chính sách giá cả phù hợp, áp dụng các chính sách giá linh hoạt thay vì chỉ áp dụng một biểu phí cứng nhắc

Theo đó, Ngân hàng nên thường xuyên đánh giá, phân loại khách hàng nhằm có những chính sách khuyến khích thích hợp Đối với từng nhóm khách hàng nên có những chính sách giá khác nhau như giảm phí dịch vụ, lãi suất vay, giảm tỷ lệ kí quỹ đối với những khách hàng lớn, uy tín, giao dịch thường xuyên nhằm thu hút khách hàng tiềm năng, giữ chân những khách hàng lớn cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng trên cùng địa bàn Đây là giải pháp cho hạn chế về Công tác marketing nhằm giới thiệu sản phẩm, thu hút khách hàng chưa thực sự hiệu quả, trình độ nhân viên chưa đồng đều, các chi nhánh nhỏ nhân viên ít xử lý, chưa có đủ kinh nghiệm để tư vấn cho khách hàng

Ngày đăng: 06/12/2022, 17:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.2. Mơ hình cơ cấu tổ chức - Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS LC tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
2.1.2. Mơ hình cơ cấu tổ chức (Trang 53)
Bảng 2.1: Các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHCTVN trong giai đoạn 2016 - 2021  - Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS LC tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Bảng 2.1 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHCTVN trong giai đoạn 2016 - 2021 (Trang 56)
Với mơ hình xử lý tập trung nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại tại Trung tâm tài trợ thương mại từ năm 2008, chất lượng dịch vụ thanh toán xuất nhập  khẩu ngày càng nâng cao, tăng cường cơng tác kiểm tra kiểm sốt và phòng ngừa rủi ro  tác  - Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS LC tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
i mơ hình xử lý tập trung nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại tại Trung tâm tài trợ thương mại từ năm 2008, chất lượng dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu ngày càng nâng cao, tăng cường cơng tác kiểm tra kiểm sốt và phòng ngừa rủi ro tác (Trang 59)
Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình dịch bệnh khiến việc giao thương giữa các quốc gia trở nên khó khăn, từ đó việc mua bán nội địa trở nên gia tăng dẫn tới doanh số  thanh toán L/C nhập khẩu giảm đáng kể bởi nhiều doanh nghiệp ngưng trệ sản xuất do  khôn - Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS LC tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
guy ên nhân chủ yếu là do tình hình dịch bệnh khiến việc giao thương giữa các quốc gia trở nên khó khăn, từ đó việc mua bán nội địa trở nên gia tăng dẫn tới doanh số thanh toán L/C nhập khẩu giảm đáng kể bởi nhiều doanh nghiệp ngưng trệ sản xuất do khôn (Trang 60)
- Năm 2022, tình hình dịch bệnh COVID có dấu hiệu suy giảm, các giao dịch xuất nhập khẩu có xu hướng tăng trở lại - Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS LC tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
m 2022, tình hình dịch bệnh COVID có dấu hiệu suy giảm, các giao dịch xuất nhập khẩu có xu hướng tăng trở lại (Trang 69)
Bảng 2.5: So sánh sản phẩm L/C UPAS Vietinbank và các NHTM Việt Nam - Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS LC tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Bảng 2.5 So sánh sản phẩm L/C UPAS Vietinbank và các NHTM Việt Nam (Trang 77)
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng  đối với sản phẩm UPAS L/C  - Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS LC tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Bảng 2.6 Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm UPAS L/C (Trang 86)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w