KHÁI QUÁT VỀ YÊU CẦU PHẢN TỐ
Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa yêu cầu phản tố
1.1.1 Khái niệm yêu cầu phản tố
Yêu cầu phản tố không phải là một thuật ngữ xa lạ đối với những nhà nghiên cứu luật Tuy nhiên, đây không phải là một thuật ngữ dễ hiểu và hiện tại cũng chưa có một định nghĩa rõ ràng Cụ thể, yêu cầu phản tố hiện tại không được định nghĩa trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 (sau đây viết tắt là BLTTDS 2015) Và trên thực tế, nhiều bị đơn đã bỏ qua quyền đưa ra yêu cầu phản tố của mình do không biết hoặc không hiểu rõ những quyền của mình trong tố tụng dân sự (sau đây viết tắt là TTDS)
Tuy đến thời điểm hiện nay, yêu cầu phản tố vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nhưng nhìn vào lịch sử phát triển, cải tiến lập pháp thì có thể nhận thấy quy định về yêu cầu phản tố lần đầu quy định từ Sắc lệnh 51 được Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành ngày 17 tháng 04 năm 1946 Cụ thể, Sắc lệnh 51 đã nêu lên rằng: “Khi nào ông Thẩm phán sơ cấp thụ lý một việc kiện, nếu chiếu theo giá ngạch trong đơn trình, có quyền chung thẩm, mà lúc xét xử, lại nhận được đơn phản tố hay đơn xin đối khẩu, thì tùy giá ngạch đơn này có quá số chung thẩm Ông thẩm sơ cấp đối với tất cả việc kiện cũng có quyền chung thẩm”
Tiếp nối Sắc lệnh này, Thông tư số 1-UB được TANDTC ban hành ngày 03/3/1969 về việc hướng dẫn viết bản án sơ thẩm và phúc thẩm hình sự và dân sự, khi quy định về nguyên tắc viết bản án phải xác định rõ ràng đối tượng của việc xét xử: “Về dân sự, bản án chỉ giải quyết đúng và đầy đủ những yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu của người thứ ba có liên quan nếu có (thường gọi là dự sự) Đó là những yêu cầu được đề ra trong đơn kiện hoặc đơn phản tố được đương sự xác nhận, sửa đổi hoặc bổ sung ở phiên tòa, trước khi nghị án”
Trên thực tế, có rất nhiều khái niệm liên quan đến cụm từ này
Theo Từ điển Tiếng Việt, “yêu cầu” có nghĩa là “nêu ra điều gì với người nào đó, tỏ ý muốn người ấy làm, biết rằng đó là việc thuộc nhiệm vụ, trách nhiệm hoặc quyền, khả năng của người ấy” 1
Từ điển Luật học cũng giải thích về thuật ngữ “yêu cầu của đương sự” là:
“Những điều mà đương sự đưa ra trong quá trình tố tụng, muốn Tòa án xem xét, giải
1 Viện ngôn ngữ học Việt Nam (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr1169
8 quyết Yêu cầu của đương sự là sự thể hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS Yêu cầu của đương sự bao gồm yêu cầu về nội dung (yêu cầu trả nợ, yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tài sản, yêu cầu chia thừa kế… ) và yêu cầu về tố tụng (yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, yêu cầu điều tra…) 2
“Phản tố” là một thuật ngữ pháp lý có gốc từ tiếng Hán nên thường gây khó hiểu cho người mới tiếp cận Trong các văn bản pháp luật TTDS của Việt Nam, thuật ngữ “phản tố” lần đầu xuất hiện trong BLTTDS năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm
2011 Theo điểm c khoản 1 Điều 60 BLTTDS năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011, bị đơn có quyền “đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu”
Theo từ điển Hán Việt thì “phản” có nghĩa là “trái, ngược”, “tố” có nghĩa là
“nói chống lại”, “phản tố” có nghĩa là “người bị kiện kiện ngược trở lại nguyên cáo” 3 Bên cạnh đó, theo Từ điển pháp luật Anh – Việt, “phản tố” (counterclaim) là “lời phản hồi do bị cáo trong vụ kiện dân sự đưa ra, nhằm xác nhận một quyền độc lập chứ không phải lời biện hộ cho lời tố cáo của nguyên đơn” Dictionary of Law định nghĩa “counterclaim” (phản tố) là: “1 n Bị đơn đưa ra yêu cầu tại Tòa án để chống lại người đã khởi kiện mình (Yêu cầu phản tố bao gồm thủ tục tương tự và tuyên bố như đơn khởi kiện) v Yêu cầu bồi thường thiệt hại được đưa ra để đáp lại yêu cầu khởi kiện trước đó: Jones yêu cầu bồi thường thiệt hại 25.000 bảng Anh đối với Smith và Smith đã đưa ra yêu cầu phản tố 50.000 bảng Anh cho việc mất văn phòng” 4 Theo
Black’s Law Dictionary thì khái niệm “counterclaim” hay phản tố được hiểu là: “Một yêu cầu đưa ra đối với bên có quyền lợi đối lập sau khi bên có quyền lợi đối lập đưa ra yêu cầu với mình; tiêu biểu là yêu cầu của bị đơn đưa ra đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn” 5
2 Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa và Nxb Tư pháp, tr.648
3 Bửu Kế (1999), Từ điển Hán Việt từ nguyên, Nxb Thuận Hóa, tr1370
4 P.H Collin (2000), Dictionary of Law (3 nd edition), Peter Collin Puhlishing, page 90-91: “(1) n Claim in the court by a defendant against the claimant who is bringing a claim against him (the counterclaim is included in the same proceeding and statement of case as the claim) V claim for damage made in reply to a previous claim: Jones claimed for $25,000 in damage against Smith and Smith entered a counterclaim of $50,000 for lost office”
5 Bryan A Garner (Edition in Chief) (2001), Black’s Dictionary second pocket edition, West group A Thomson company, page 153: “A claim for relief asserted against an opposing party after an original claim has been made; esp., a defendant’s claim in opposition to or as a set off against the plantiff’s claim-counter”
Có thể hiểu, “phản tố” là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự (sau đây viết tắt là VADS), thực chất việc phản tố của bị đơn là việc bị đơn khởi kiện ngược lại người đã kiện mình nhưng được xem xét, giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án vì việc giải quyết yêu cầu của hai bên có liên quan chặt chẽ với nhau Nếu yêu cầu của bị đơn là một việc hoàn toàn không liên quan đến đơn khởi kiện của nguyên đơn thì bị đơn phải khởi kiện thành một VADS mới
Theo định nghĩa Wikipedia thì: “yêu cầu của một bên là yêu cầu phản tố nếu một bên khẳng định yêu cầu của họ đáp lại yêu cầu của người khác Nói cách khác, nếu một nguyên đơn khởi kiện và một bị đơn trả lời vụ kiện bằng những yêu cầu của chính họ chống lại nguyên đơn, thì những yêu cầu của bị đơn là yêu cầu phản tố”
Qua những phân tích nêu trên, tác giả nhận thấy những định nghĩa trên cũng khá tương đồng, bổ sung ý cho nhau Do đó, có thể hiểu đơn giản: yêu cầu phản tố là việc bị đơn trong vụ án dân sự kiện ngược lại nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Và yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ phát sinh khi liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
1.1.2 Đặc điểm yêu cầu phản tố
Yêu cầu phản tố của bị đơn được quy định tại khoản 1 Điều 200 BLTTDS
2015 như sau: “Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập của Tòa án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn hoặc đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.” 6 Nghĩa là sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án hoặc sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu độc lập của Tòa án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn hoặc đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (sau đây viết tắt là NCQLNVLQ) có yêu cầu độc lập Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa yêu cầu phản tố của bị đơn với ý kiến của bị đơn dẫn đến trường hợp Tòa án không xem xét yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc chỉ là ý kiến của bị đơn nhưng Tòa án lại xem xét giải quyết như yêu cầu phản tố của bị đơn Những sai sót như vậy, dẫn đến
6 Khoản 1 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015
Quy định pháp luật về yêu cầu phản tố
1.2.1 Chủ thể thực hiện yêu cầu phản tố và chủ thể bị phản tố
Về chủ thể thực hiện quyền yêu cầu phản tố Theo quy định tại điểm c khoản
1 Điều 200 BLTTDS 2015, bị đơn được “đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị bù trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu” Theo quy định này thì yêu cầu phản tố được thực hiện khi bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn Trong trường người đại diện theo ủy quyền của bị đơn tham gia tố tụng trong vụ án có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn thì Tòa án giải quyết như thế nào Giả sử khi nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án, bị đơn được xác định có yêu cầu phản tố đã ủy quyền cho người khác theo đúng thủ tục để tham gia tố tụng tại Tòa án và có toàn quyền thay mặt bị đơn quyết định các vấn đề có liên quan trong vụ án Trong trường hợp này đã có rất nhiều Tòa án chấp nhận yêu cầu phản tố của người đại diện theo ủy quyền nhưng cũng có những Tòa án không chấp nhận vì cho rằng để thực hiện yêu cầu phản tố bị đơn phải là người trực tiếp yêu cầu Người đại diện theo ủy quyền không có quyền yêu cầu phản tố vì họ không phải là bị đơn mà chỉ là người đại diện theo ủy quyền của bị đơn
Theo quy định của pháp luật TTDS hiện hành, cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi TTDS không có quyền ủy quyền cho người khác khởi kiện thay mình 12 Do đó, có ý kiến cho rằng, tương tự, bị đơn cũng không có quyền ủy quyền cho chủ thể khác thực hiện quyền phản tố
Theo tác giả, ý kiến này không hợp lý Vì quyền phản tố là một trong các quyền tố tụng, việc thực hiện các quyền này cũng phải dựa trên các nguyên tắc chung của pháp luật TTDS BLTTDS cho phép đương sự được quyền ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng Do đó, nếu bị đơn ủy quyền cho chủ thể khác thực hiện quyền phản tố thay mình và việc ủy quyền này đúng quy định của pháp luật thì người đại diện theo ủy quyền của bị đơn được thực hiện quyền phản tố thay cho bị đơn
12 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015
Tác giả cho rằng, không thể đặt quy định tại Điều 200 BLTTDS 2015 độc lập mà phải đặt trong mối liên hệ với các quy định khác của BLTTDS 2015 và chế định ủy quyền được quy định trong Bộ luật Dân sự số 91/2015/ QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 (sau đây viết tắt là BLDS 2015)
Khi tham gia tố tụng, đương sự được quyền ủy quyền cho người khác đại diện thay mình Điều 86 BLTTDS 2015 xác định: “1 Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự mà mình là đại diện 2 Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự theo nội dung văn bản ủy quyền” 13 Như vậy, cần căn cứ vào văn bản ủy quyền để xác định quyền được thực hiện yêu cầu phản tố của chủ thể là người đại diện theo ủy quyền
Trên thế giới, một số quốc gia cũng thừa nhận quyền phản tố của bị đơn với chủ thể khác không phải nguyên đơn, chẳng hạn như pháp luật TTDS Vương quốc Anh 14
Ngoài ra, có thể tham khảo quy định pháp luật TTDS của một số quốc gia trên thế giới khác, chẳng hạn như Liên bang Nga BLTTDS Liên bang Nga quy định:
“Người đại diện có quyền nhân danh người được đại diện thực hiện mọi hành vi tố tụng Tuy nhiên, quyền ký đơn khởi kiện, quyền đưa đơn ra Tòa, quyền yêu cầu chuyển tranh chấp cho Tòa án có thẩm quyền, quyền phản tố, quyền rút một phần hoặc toàn bộ đơn khởi kiện, giảm mức yêu cầu, thừa nhận việc kiện, thay đổi căn cứ hoặc đối tượng tranh chấp, quyền hòa giải, ủy quyền lại cho người khác, quyền kháng cáo, đưa ra yêu cầu buộc thi hành án, nhận lại tài sản hoặc tiền bị xử phạt phải được ghi rõ trong văn bản ủy quyền” 15
Như vậy, BLTTDS Liên bang Nga cho phép ủy quyền phản tố với điều kiện việc ủy quyền này phải được ghi rõ trong văn bản ủy quyền
BLTTDS Nhật Bản cũng cho phép người đại diện theo ủy quyền được thực hiện phản tố thay cho bị đơn Cụ thể, Điều 55 BLTTDS Nhật Bản quy định, một luật
13 Điều 86 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015
14 BLTTDS Vương quốc Anh có quy định: Quyền phản tố được đưa ra bởi bên bị đơn chống lại nguyên đơn hoặc chống lại nguyên đơn và những người khác (Part 20.1 of the Civil Procedure Rules of England: “A counterclaim by a defendant against the claimant or against the claimant and some other person”) https://www.justice.gov.uk/courts/provedure-rules/civil/rules/part20, (truy cập ngày 6/6/2022)
15 Điều 54 BLTTDS Liên bang Nga (Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Văn Trung (2005), Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga, NXB Tư pháp)
17 sư có thể được ủy quyền để thực hiện các hành vi tố tụng liên quan đến yêu cầu phản tố, trong đó bao gồm cả việc nộp yêu cầu phản tố 16
Tác giả cho rằng, cần có sự hướng dẫn thống nhất của Tòa án về việc thừa nhận cho bị đơn quyền ủy quyền phản tố và cách thức ủy quyền để người đại diện theo ủy quyền có thể thực hiện quyền phản tố thay cho bị đơn Về vấn đề này, có thể học hỏi quy định của pháp luật TTDS Liên bang Nga, Nhật Bản để có cách áp dụng thống thất pháp luật trên thực tiễn áp dụng
1.2.2 Điều kiện thực hiện quyền đưa ra yêu cầu phản tố
Như tác giả đã phân tích ở trên, yêu cầu phản tố chỉ được chấp nhận khi thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 200 BLTTDS 2015:
“a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập; b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập; c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn” 17
Hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể hơn về điều khoản này, nhưng trước hết yêu cầu phản tố phải là yêu cầu không cùng với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Việc xác định thế nào là yêu cầu không cùng với yêu cầu của nguyên đơn thì thoạt nhiên nghe có vẻ trừu tượng nhưng ở đây tác giả đưa ra một ví dụ minh chứng để dễ hình dung hơn
Nếu nguyên đơn đưa ra yêu cầu về việc trả tiền theo hợp đồng mua bán, bị đơn đưa ra ý kiến là chỉ chi trả một phần hoặc không chấp nhận trả tiền phát sinh từ hợp đồng mua bán đó cho nguyên đơn thì đó không phải là yêu cầu phản tố mà chỉ được coi là ý kiến của bị đơn với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, bởi yêu cầu của
Phân biệt yêu cầu phản tố với ý kiến phản bác, yêu cầu độc lập
1.3.1 Phân biệt yêu cầu phản tố với ý kiến phản bác của bị đơn
Trong thực tiễn hiện nay vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa yêu cầu phản tố của bị đơn với ý kiến của bị đơn dẫn đến trường hợp Tòa án không xem xét yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc chỉ là ý kiến của bị đơn nhưng Tòa án lại xem xét giải quyết như yêu cầu phản tố của bị đơn Những sai sót như vậy, dẫn đến áp dụng pháp luật không đúng làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng Do đó, việc phân biệt yêu cầu phản tố với ý kiến phản bác của bị đơn TTDS là điều vô cùng quan trọng
Về ý kiến phản bác của bị đơn, theo quy định tại khoản 1 Điều 199 BLTTDS
2015 thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, bị đơn phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố (nếu có)
Theo hướng dẫn của TAND tối cao thì chỉ coi là ý kiến của bị đơn mà không phải là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn nếu bị đơn có yêu cầu cùng với yêu cầu của nguyên đơn (như yêu cầu Toà án không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn hoặc chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn)
Ví dụ: Nguyên đơn C có đơn khởi kiện yêu cầu Toà án công nhận quyền sở hữu đối với một xe ô tô và buộc bị đơn D trả lại cho mình xe ô tô đó Bị đơn D có yêu cầu Toà án không công nhận xe ô tô này thuộc sở hữu của C mà là của mình hoặc công nhận xe ô tô này thuộc sở hữu chung của C và D Trường hợp này, yêu cầu của bị đơn D không được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn C
Về yêu cầu phản tố của bị đơn, được quy định tại khoản 1 Điều 200 BLTTDS
2015 như sau: “Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập của Tòa án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn hoặc đối với người có quyền lợi,
32 nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập” 47 Nghĩa là sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án hoặc sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu độc lập của Tòa án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn hoặc đối với NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập
Trước đây, việc phân biệt yêu cầu phản tố và ý kiến của bị đơn được Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP Theo đó, được coi là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập nếu yêu cầu đó độc lập, không cùng với yêu cầu mà nguyên đơn, NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập yêu cầu Tòa án giải quyết
Chỉ coi là ý kiến của bị đơn mà không phải là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu bị đơn có yêu cầu cùng với yêu cầu của nguyên đơn, NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập (như yêu cầu Toà án không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Ví dụ, nguyên đơn C có đơn khởi kiện yêu cầu Toà án công nhận quyền sở hữu đối với một xe ô tô và buộc bị đơn D trả lại cho mình xe ô tô đó Bị đơn D có yêu cầu Toà án không công nhận xe ô tô này thuộc sở hữu của C mà là của mình hoặc công nhận xe ô tô này thuộc sở hữu chung của C và D Trường hợp này, yêu cầu của bị đơn D không được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn C
Trường hợp xác định ý kiến này là yêu cầu phản tố của bị đơn thì Tòa án phải yêu cầu bị đơn nộp tạm ứng án phí và thụ lý, giải quyết yêu cầu phản tố theo thủ tục như đối với yêu cầu của nguyên đơn Trường hợp xác định đây là ý kiến của bị đơn thì Tòa án chỉ cần lưu hồ sơ để xem xét trong quá trình giải quyết vụ án
1.3.2 Phân biệt yêu cầu phản tố với yêu cầu độc lập
Thứ nhất, về bản chất, yêu cầu phản tố có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của bị đơn đối với nguyên đơn, NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập trong vụ án đang được giải quyết và nhằm cho vụ án giải quyết chính xác, nhanh chóng hơn nếu bị đơn có quyền yêu cầu giải quyết trong cùng một vụ án Trong trường hợp này, nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện, NCQLNVLQ rút yêu cầu độc lập thì vụ án vẫn được tiếp tục Khi đó, Tòa án sẽ ban hành quyết định đình chỉ yêu cầu khởi kiện, yêu cầu độc
47 Khoản 1 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015
33 lập và ra thông báo thay đổi địa vị tố tụng cho đúng với tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án Còn đối với yêu cầu độc lập, nếu tách yêu cầu độc lập của NCQLNVLQ ra thành một vụ án riêng để giải quyết thì sẽ không bảo vệ kịp thời quyền lợi của NCQLNVLQ Do đó, yêu cầu này phải được giải quyết trong cùng vụ án Đồng thời, khi yêu cầu độc lập được giải quyết trong cùng vụ án thì vụ án được giải quyết nhanh hơn, tránh việc phải xác định vụ án giải quyết trước sau, kéo dài thời gian làm mâu thuẫn càng trở nên trầm trọng hơn
Thứ hai, về chủ thể, yêu cầu phản tố là một quyền đặc thù chỉ có ở bị đơn trong khi đó yêu cầu độc lập có thể được thực hiện bởi bị đơn hoặc NCQLNVLQ
Thứ ba, về phạm vi yêu cầu, yêu cầu phản tố liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc yêu cầu độc lập của NCQLNVLQ Về yêu cầu độc lập, theo điểm b khoản
1 Điều 73, khoản 1 Điều 201 BLTTDS 2015, NCQLNVLQ có thể yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc bị đơn Với quy định trên thì yêu cầu độc lập của NCQLNVLQ có thể đối với nguyên đơn hoặc đối với bị đơn
Thứ tư, về quyền và nghĩa vụ của đương sự khi đưa ra yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 BLTTDS 2015 Đối với yêu cầu độc lập, theo khoản 2 Điều 73 BLTTDS 2015, khi đưa ra yêu cầu độc lập thì NCQLNVLQ có các quyền trong các quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 BLTTDS 2015
BẤP CẬP TRONG THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT YÊU CẦU PHẢN TỐ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Xác định yêu cầu phản tố
Theo quy định tại khoản 1 Điều 200 của BLTTDS 2015: “Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.” Như vậy, quyền được đưa ra yêu cầu phản tố là của bị đơn và bị đơn chỉ đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập
Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết VADS, không phải bất cứ yêu cầu nào của bị đơn cũng là yêu cầu phản tố Chỉ những yêu cầu của bị đơn có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật TTDS thì Tòa án mới được xác định là yêu cầu phản tố và tiến hành thụ lý giải quyết Liên quan đến vấn đề xác định yêu cầu phản tố của bị đơn trong VADS, trên thực tế còn nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau Cụ thể, tác giả sẽ lấy ví dụ những trường hợp điển hình thể hiện quan điểm khác nhau của các đọc giả, các nhà nghiên cứu, luật gia dưới đây
Thứ nhất, việc xác định yêu cầu phản tố trong VADS về tranh chấp di sản thừa kế
Thông qua hoạt động kiểm sát giải quyết VADS “Tranh chấp chia di sản thừa kế”, giữa: nguyên đơn bà Vũ Thị Là, sinh năm 1955, cư trú tại thôn Phụng Viện, xã Vĩnh Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương và bị đơn ông Vũ Xuân Mùi, sinh năm 1949, cư trú tại tổ 40, Khu 4, phường Hà Khẩu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; Viện kiểm sát nhân dân huyện Bình Giang đã kịp thời phát hiện vi phạm của Tòa án trong xác định yêu cầu phản tố để thực hiện quyền kiến nghị của Viện kiểm sát Cụ thể là:
Cụ Vũ Đình Đang kết hôn với cụ Vũ Thị Sen sinh được 03 người con: Bà Vũ Thị Chung, ông Vũ Văn Kiểng, ông Vũ Đức Tiêu, gia đình sinh sống trên mảnh đất của tổ tiên để lại Năm 1948 cụ Sen chết, cụ Đang kết hôn với cụ Vũ Thị San sinh được 03 người con: Ông Vũ Xuân Mùi, bà Vũ Thị Là, bà Vũ Thị Na Cụ Đang, cụ San cùng các con tiếp tục sinh sống trên mảnh đất của tổ tiên để lại Đến năm 1982, khi đo đạc diện tích đất ở thì thửa đất của cụ Đang, cụ San là thửa số 316 diện tích 220m 2 (nay là thửa 92 diện tích 280m 2 ), còn thửa 101 diện tích 117m 2 là gò đất ao
36 nên không đưa vào bản đồ 299 Đến năm 1987 cụ Đang chết không để lại di chúc, cụ San và 03 con là ông Mùi, bà Là, bà Na sinh sống trên mảnh đất đó Năm 1990, ông Mùi cùng vợ con ra tỉnh Quảng Ninh sinh sống, cụ San tiếp tục quản lý, sử dụng diện tích đất trên Năm 1996, cụ San được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 02 thửa đất thuộc tờ bản đồ số 06, gồm: Thửa đất số 92 diện tích 280m2 và thửa đất số 101 diện tích 117m 2 Năm 2017 cụ San mất, bà Là làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế đối với thửa đất số 92 diện tích 280m 2 và thửa đất số 101 diện tích 117m 2 của cụ San để lại 48
Quá trình giải quyết vụ án, bị đơn ông Vũ Xuân Mùi giao nộp cho Tòa án 01 bản di chúc đứng tên cụ Vũ Thị San và trình bày: Khi còn sống cụ San đã lập di chúc cho ông thửa đất số 92 diện tích 280m 2 , do vậy ông yêu cầu Tòa án chia thừa kế theo di chúc Tòa án xác định yêu cầu của ông Mùi là yêu cầu phản tố và đã ra Thông báo thụ lý yêu cầu phản tố số 01/2019/TB-TLVA ngày 12/3/2019
Viện kiểm sát nhân dân huyện Bình Giang nhận thấy: Việc Tòa án xác định yêu cầu của ông Mùi là yêu cầu phản tố và tiến hành thụ lý để giải quyết là vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 200 BLTTDS 2015 và không đúng tinh thần hướng dẫn tại khoản 1, 2 Điều 12 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP, bởi lẽ:
“Trong vụ án này, bị đơn ông Vũ Xuân Mùi không có nghĩa vụ đối với nguyên đơn bà Vũ Thị Là nên yêu cầu của ông Mùi không phải đền bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của bà Là Bà Là yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế đối với thửa đất số 92 diện tích 280m 2 , ông Mùi cũng yêu cầu chia di sản thừa kế đối với thửa đất này Như vậy, yêu cầu của ông Mùi cũng chính là yêu cầu của bà Là (cùng yêu cầu chia thừa kế quyền sử dụng 280 m 2 đất) Yêu cầu của ông Mùi không độc lập với yêu cầu của bà
Là Do vậy, yêu cầu của ông Mùi không phải là yêu cầu phản tố, mà chỉ là ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn” 49
Thứ hai, yêu cầu phản tố trong vụ án ly hôn
48 Nguyễn Thị Hoa (2020), “Vi phạm trong xác định yêu cầu phản tố khi Tòa án giải quyết vụ án dân sự”,
Kiểm sát Online, [https://kiemsat.vn/vi-pham-trong-xac-dinh-yeu-cau-phan-to-khi-toa-an-giai-quyet-vu-an- dan-su-60538.html], (truy cập lần cuối ngày 20/6/2022)
49 Nguyễn Thị Hoa (2020), “Vi phạm trong xác định yêu cầu phản tố khi Tòa án giải quyết vụ án dân sự”, Kiểm sát Online, [https://kiemsat.vn/vi-pham-trong-xac-dinh-yeu-cau-phan-to-khi-toa-an-giai-quyet-vu-an-dan-su-60538.html], (truy cập lần cuối ngày 20/6/2022)
Vụ án ly hôn thường có ba quan hệ tranh chấp là quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi con chung, quan hệ chia tài sản Trong ba quan hệ này thì quan hệ hôn nhân giữ vai trò chi phối Không có ly hôn thì không có tranh chấp về nuôi con khi ly hôn, không có tranh chấp “chia tài sản khi ly hôn” hay tranh chấp “chia tài sản sau khi ly hôn” Do vụ án ly hôn có những điểm khác biệt so với VADS thông thường nên việc xác định phản tố cũng có những khác biệt
Trong vụ án ly hôn, giải quyết về việc nuôi con chung là bắt buộc nên nguyên đơn không nêu ra yêu cầu về nuôi con chung thì cũng phải coi như có yêu cầu giải quyết việc nuôi con chung Và do vậy, đơn xin ly hôn không nói gì đến việc nuôi con, bị đơn có yêu cầu Tòa án giải quyết việc nuôi con thì không phải là yêu cầu phản tố; bị đơn không phải làm các thủ tục, nghĩa vụ của người phản tố Tuy nhiên, đối với việc chia tài sản thì không bắt buộc phải giải quyết cùng với việc ly hôn nên việc xác định yêu cầu phản tố như các VADS thông thường khác 50
Các vụ án hôn nhân và gia đình có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng mà Tòa án giải quyết hiện nay, trên thực tế có quan điểm trái chiều nhau Cụ thể, nguyên đơn không yêu cầu chia tài sản của vợ chồng nhưng bị đơn có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng; nguyên đơn yêu cầu chia một số tài sản chung của vợ chồng và bị đơn có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng khác Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trong những trường hợp nêu trên hiện có hai luồng ý kiến Ý kiến thứ nhất cho rằng yêu cầu chia tài sản của bị đơn không phải là yêu cầu phản tố nhưng cũng có ý kiến cho rằng yêu cầu chia tài sản của bị đơn là yêu cầu phản tố Đối với quan điểm cho rằng yêu cầu chia tài sản của bị đơn là yêu cầu phản tố, họ lập luận thông qua ba lý do chính Thứ nhất, yêu cầu chia tài sản là yêu cầu của bị đơn buộc nguyên đơn phải thực hiện nghĩa vụ là chia một phần tài sản chung của vợ chồng cho bị đơn được hưởng Thứ hai, yêu cầu chia tài sản của bị đơn là có liên quan đến việc giải quyết vụ án Vì khi giải quyết vụ án ly hôn, nếu có đương sự đặt ra vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng thì Tòa án phải xem xét giải quyết và nếu Tòa án giải quyết yêu cầu chia tài sản trong cùng một vụ án ly hôn thì sẽ thuận tiện và nhanh hơn so với việc phải tách yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng để giải
50 Chu Xuân Minh (2019), “Phản tố trong vụ án ly hôn”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử,
[https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/phan-to-trong-vu-an-ly- hon#:~:text=Y%C3%AAu%20c%E1%BA%A7u%20ph%E1%BA%A3n%20t%E1%BB%91%20c%C5%A9 ng,%E2%80%9D%20(%C4%90i%E1%BB%81u%20201%20BLTTDS)], (truy cập lần cuối ngày 21/6/2022)
38 quyết trong vụ án khác Thứ ba, yêu cầu chia tài sản của bị đơn và yêu cầu ly hôn, yêu cầu chia tài sản của nguyên đơn là hoàn toàn độc lập nhau Do đó, yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng thỏa mãn điều kiện là yêu cầu phản tố như theo tinh thần hướng dẫn tại Nghị định số 05/2012/NQ-HĐTP như đã nêu trên 51
Thời điểm thực hiện, thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu phản tố
Theo quy định tại khoản 3 Điều 200 BLTTDS năm 2015 thì “Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải” Quy định bị đơn chỉ có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải là một quy định hoàn toàn mới của BLTTDS 2015 Bởi vì thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự nói chung trước đây theo BLTTDS 2004 thì nhiều trường hợp bị đơn không đưa ra yêu cầu phản tố ngay từ đầu mà có khi đưa ra yêu cầu phản tố trong thời gian chuẩn bị xét xử, có khi bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa làm cho thời gian giải quyết vụ án kéo dài và làm tăng tính phức tạp của vụ án Tuy nhiên, điểm hạn chế của BLTTDS năm 2015 là không quy định rõ bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải lần thứ mấy Vì một vụ án có thể mở nhiều phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải khác nhau Điều này dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật không nhất giữa các Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án, đôi khi là sự “lách luật” để có thể xem xét thụ lý yêu cầu phản tố của bị đơn trong trường hợp bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố sau thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải lần thứ nhất
Cũng chính từ sự không rõ ràng này mà đã có hai luồng quan điểm liên quan đến thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố
Quan điểm thứ nhất, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước phiên họp hoặc tại phiên họp hoặc sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Mặc dù khoản 3 Điều 200 BLTTDS 2015 quy định bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 210 BLTTDS 2015 quy định Thẩm
43 phán công bố tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây: “a) Yêu cầu về phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập, những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết” Do đó, có thể xác định thời điểm cuối cùng bị đơn được đưa ra yêu cầu phản tố là tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải 60 Nói cách khác, “quyền” đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải không mang tính bắt buộc
Quan điểm nêu trên tạo nên bất cập trong quá trình giải quyết vụ án Bởi lẽ, nếu bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên họp hoặc sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì Tòa án buộc phải tiến hành lại các thủ tục cần thiết như giao nộp chứng cứ, thu thập chứng cứ, công bố chứng cứ, hòa giải… dẫn đến vụ án sẽ bị kéo dài thời hạn giải quyết, gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng và không đảm bảo quyền lợi cho các đương sự khác 61
Pháp luật của một số nước trên thế giới cũng có những quy định về thời điểm bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố tương tự quan điểm này, cụ thể:
Luật TTDS Vương Quốc Anh quy định: Bị đơn có thể đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên – (a) mà không có sự cho phép của Tòa án nếu bị đơn nộp đơn bảo vệ; hoặc là (b) bất cứ lúc nào với sự cho phép của Tòa án 62
Luật TTDS Nhật Bản quy định: Bị đơn có thể nộp đơn phản tố lên Tòa án, nơi mà có yêu cầu chính đang chờ xử lý cho đến khi tranh luận bằng miệng có kết luận, nhưng chỉ khi đối tượng của yêu cầu phản tố liên quan đến yêu cầu chính hoặc liên quan đến bài biện hộ 63
60 Nga Phạm (2019), “Thời điểm cuối cùng đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, [https://tapchitoaan.vn/bai-viet/trao-doi-y-kien/thoi-diem-cuoi-cung-dua-ra-yeu-cau-phan-to-yeu-cau- doc-lap], (truy cập lần cuối ngày 23/6/2022)
61 Nguyễn Ngọc Sơn (2020), Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Tp Hồ Chí Minh, tr.27
62 Part 20.4 of The Civil Procedure Rules of England: “A defendant may make a counterclaim against a claimant – (a) without the court’s permission if he files it with his defence; or (b) at any other time with the court’s permission)”; [https://www.justice.gov.uk/courts/procedure-rules/civil/rules/part20] (truy cập ngày
63 Article 146 of Code of Civil Procedure of Japan: “(1) The defendant may file a counterclaim with the court where the principal action is pending up until such time as oral arguments have reached a conclusion, but only if the subject matter of the counterclaim is a claim with a bearing on the claim that is the subject matter of the
Luật TTDS Đài Loan quy định: Trước khi kết thúc phần tranh luận, bị đơn có thể đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và những người liên quan đến yêu cầu phản tố 64
Quan điểm thứ hai, bị đơn chỉ có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Cụ thể, bị đơn chỉ có quyền đưa ra yêu cầu phản tố từ thời điểm Tòa án thông báo thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải Nếu sau thời gian này, Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu phản tố
Thẩm quyền thụ lý yêu cầu phản tố
Thẩm quyền là một trong những quy định quan trọng, là tiền đề để Tòa án thực hiện việc thụ lý, giải quyết các yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân Căn cứ vào thẩm quyền Tòa án xác định được phạm vi giới hạn của mình trong việc áp dụng, giải quyết các yêu cầu 72 Do đặc thù về tổ chức hệ thống Tòa án Việt Nam nên khi nghiên cứu về thẩm quyền dân sự của Tòa án phải tiếp cận dưới 4 góc độ, đó là: thẩm quyền của Tòa án theo loại việc, thẩm quyền của Tòa án theo cấp xét xử, thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ và thẩm quyền xét xử theo sự lựa chọn của nguyên đơn hoặc người yêu cầu” 73
Thẩm quyền theo vụ việc là giới hạn mà pháp luật quy định trong việc thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự, xác định phạm vi những vụ việc mà Tòa án có trách
72 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam (Tài bản, có sửa đổi và bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.108
73 Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh (2021), Đặng Thanh Hoa (chủ biên), Tài liệu học tập Luật Tố tụng dân sự Việt Nam (Tái bản lần thứ 4), NXB Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, tr.62
51 nhiệm phải thụ lý giải quyết 74 BLTTDS 2015 khá rõ ràng, đầy đủ và chi tiết, đã phân chia những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án theo hướng liệt kê thành 4 nhóm phát sinh từ 4 quan hệ pháp luật, bao gồm: những tranh chấp, yêu cầu về dân sự; những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình; những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại; những tranh chấp, yêu cầu về lao động” 75
Thẩm quyền của Tòa án các cấp là bộ phận của thẩm quyền xét xử, xác định cấp Tòa án được tiến hành thụ lý, giải quyết các vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm Đây được xem là giới hạn do pháp luật đặt ra để Tòa án thực hiện chức năng giải quyết của mình 76 Theo quy định của BLTTDS 2015, thẩm quyền của Tòa án được chia theo tính chất vụ việc, bao gồm: thẩm quyền của TAND tối cao, thẩm quyền của TAND cấp cao, thẩm quyền của TAND cấp tỉnh và thẩm quyền của TAND cấp huyện
Thẩm quyền theo lãnh thổ là việc xác định cụ thể Tòa án nào có quyền giải quyết các vụ việc dân sự theo trình tự sơ thẩm 77 Nơi cư trú, nơi có tài sản tranh chấp, theo thỏa thuận giữa các bên hoặc nơi xảy ra sự kiện pháp lý là những yếu tố để xác định Tòa án nơi nào sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự
Việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà pháp luật TTDS đặt ra để đảm bảo sự thống nhất cho toàn hệ thống Tòa án, tránh trường hợp chồng chéo, vượt quyền giữa các cấp Tòa án
Pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành không tách riêng quy định về thẩm quyền thụ lý yêu cầu phản tố mà dẫn chiếu áp dụng tương tự như đối với thẩm quyền thụ lý yêu cầu khởi kiện Tuy nhiên, do thời điểm Tòa án nhận được yêu cầu phản tố của bị đơn luôn sau thời điểm Tòa án đã thụ lý vụ án, lúc nảy thẩm quyền của Tòa án đã được xác định nên việc áp dụng quy định về thẩm quyền thụ lý yêu cầu khởi kiện cho thẩm quyền thụ lý yêu cầu phản tố sẽ có những điểm không phù hợp Giả sử vụ án đã được xác định do Tòa án cấp huyện thụ lý, giải quyết nhưng yêu cầu phản tố của bị đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (do có liên quan đến tài sản ở nước ngoài), vậy trường hợp này Tòa án có thụ lý yêu cầu phản tố của
74 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam (Tài bản, có sửa đổi và bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.109
75 Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh (2021), Đặng Thanh Hoa (chủ biên), Tài liệu học tập Luật Tố tụng dân sự Việt Nam (Tái bản lần thứ 4), NXB Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, tr.63
76 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam (Tài bản, có sửa đổi và bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.143
77 Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh (2021), Đặng Thanh Hoa (chủ biên), Tài liệu học tập Luật Tố tụng dân sự Việt Nam (Tái bản lần thứ 4), NXB Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, tr.96
52 bị đơn không, nếu có thì Tòa án nào giải quyết Pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành dường như chưa làm rõ được câu hỏi này 78
Thẩm quyền thụ lý yêu cầu phản tố là một nội dung vô cùng quan trọng , đó là giới hạn mà pháp luật đặt ra để Tòa án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân bằng biện pháp tư pháp 79 Tuy nhiên, quy định về thẩm quyền thụ lý yêu cầu phản tố do bị đơn đưa ra vượt quá thẩm quyền của Tòa án đang thụ lý yêu cầu khởi kiện, thực tiễn xét xử theo hướng chuyển tất cả các yêu cầu lên Tòa án có thẩm quyền giải quyết
Bản án số 178/2018/DS-PT ngày 20/11/2018 của TAND cấp cao tại Đà Nẵng về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất”: Ông Lê Quang N và bà Nguyễn Thị L khởi kiện tại TAND huyện L1 yêu cầu ông Hoàng Văn H và Đỗ Thị S phải trả lại diện tích đất rừng bị lấn chiếm và bồi thường thiệt hại về kinh tế do lấn chiếm đất và khai thác nhựa thông tại 200 cây thông trên diện tích đất lấn chiếm Bị đơn ông Hoàng Văn H và bà Đỗ Thị S đã phản tố, yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AO 744591 ngày 30/7/2009 do Ủy ban nhân dân huyện L1, tỉnh Quảng Bình cấp cho ông Lê Quang N và bà Nguyễn Thị L Do yêu cầu phản tố mà bị đơn đưa ra không thuộc thẩm quyền của TAND huyện L1 nên TAND tỉnh Quảng Bình đã xét xử sơ thẩm vụ án nêu trên 80
Trình tự, thủ tục thực hiện yêu cầu phản tố
Theo quy định của Điều 202 BLTTDS 2015 thì thủ tục yêu cầu phản tố được thực hiện theo quy định của BLTTDS 2015 tương tự như thủ tục khởi kiện của nguyên đơn Theo đó, đơn yêu cầu phản tố phải được lập thành văn bản và thể hiện bằng tiếng Việt như yêu cầu về đơn khởi kiện 86 Tuy nhiên, yêu cầu phản tố của bị đơn được thể hiện chung trong văn bản ghi ý kiến của bị đơn hay phải thể hiện bằng một văn bản riêng biệt thì pháp luật TTDS không quy định rõ Đây cũng là thắc mắc của một số nhà nghiên cứu liên quan đến hình thức của đơn yêu cầu phản tố 87
Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành một số biểu mẫu trong TTDS cũng không quy định về biểu mẫu đơn yêu cầu phản tố
Thực tế, các Tòa án yêu cầu nếu bị đơn có yêu cầu phản tố thì phải làm đơn yêu cầu phản tố bằng văn bản độc lập gửi đến Tòa án có thẩm quyền
Ví dụ: Vụ án tranh chấp chia thừa kế được TAND tỉnh A thụ lý số 54/TB- TLVA ngày 01/4/2019 Theo đó, nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Kim N, ông Nguyễn Minh T và Nguyễn Thị Thanh T buộc bị đơn là ông Nguyễn Văn K giao trả diện tích đất 1.800 m 2 đất ruộng là phần đất được hưởng thừa kế của ông Nguyễn Thanh T còn thiếu và yêu cầu bị đơn công nhận quyền sở hữu diện tích 400m 2 đất ở và đất vườn là phần đất được hưởng thừa kế của ông Nguyễn Thanh T cho các đồng thừa kế ông
T Ngày 30/5/2019, bị đơn đã có đơn phản tố với các nội dung (có phụ lục): Không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn buộc giao trả toàn bộ đất diện tích 1.800m 2 đất ruộng và 400m 2 đất ở, đất vườn Bên cạnh đó, bị đơn yêu cầu chia thừa kế phần căn nhà gỗ và 800m 2 đất ở, đất vườn (bao gồm 400m 2 đất trong phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn) do cha mẹ chết để lại với giá trị khoảng 90.000.000 đồng Sau đó, Tòa án đã thông báo thụ lý đơn yêu cầu phản tố của bị đơn ngày 22/07/2019 88
Tác giả cho rằng, việc bị đơn thực hiện yêu cầu phản tố được làm thành một văn bản độc lập là hợp lý Bởi lẽ, đơn yêu cầu phản tố cũng như đơn khởi kiện, sau
86 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015
87 Khi có yêu cầu phản tố, bị đơn có phải làm đơn phản tố hay trong văn bản nộp Tòa án các ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có thể ghi ngay yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, NCQLNVLQ hoặc yêu cầu phản tố của bị đơn đưa ra trong bản tự khai, biên bản lấy lời khai, biên bản đối chất và thậm chí là biên bản hòa giải? – Theo Nguyễn Minh Hằng, Hà Văn Nâu (2010), “Yêu cầu phản tố và thời điểm thực hiện quyền yêu cầu phản tố như quy định của BLTDS”, Tạp chí Nghề luật, số 1, tr.43
88 Nguyễn Ngọc Sơn (2020), Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Tp Hồ Chí Minh, tr.47
58 khi xem xét Tòa án có thể trả lại đơn yêu cầu phản tố Do đó, để thuận tiện thì yêu cầu phản tố phải được lập thành một văn bản riêng, tránh trường hợp Tòa án trả lại đơn mà không ảnh hưởng đến những văn bản khác như văn bản ghi ý kiến, bản tự khai hoặc biên bản hòa giải Tuy nhiên, hiện tại các Tòa án cũng không có mẫu đơn yêu cầu phản tố, bị đơn có thể tự mình hoặc nhờ người khác viết đơn yêu cầu phản tố
Như đã trình bày ở trên, đơn yêu cầu phản tố cũng như đơn khởi kiện, do đó căn cứ khoản 2 Điều 189 BLTTDS 2015 thì bị đơn có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn yêu cầu phản tố
Tác giả cho rằng TANDTC cần có hướng dẫn cụ thể quy định này và ban hành mẫy đơn yêu cầu phản tố (tương tự như mẫu đơn khởi kiện) hoặc chỉ dẫn cụ thể trong trường hợp sử dụng mẫu đơn khởi kiện thay cho đơn yêu cầu phản tố để thuận tiện hơn trong việc thực hiện quyền yêu cầu phản tố của bị đơn cũng như thống nhất trong việc áp dụng pháp luật
Việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn phải tuân thủ hình thức như khởi kiện của một vụ việc, có nghĩa là bị đơn phải soạn đơn phản tố bằng văn bản và gửi tới Toà án, sau đó bị đơn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí như nguyên đơn Thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ được tính lại kể từ ngày bị đơn nộp tạm ứng án phí hoặc trong trường hợp bị đơn được miễn án phí thì tính từ ngày Toà án nhận được đơn phản tố 89
Theo quy định của BLTTDS 2015 thì thủ tục yêu cầu phản tố được thực hiện theo quy định của BLTTDS về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn Do đó, đơn yêu cầu phản tố về mặt nội dung cơ bản phải giống như nội dung của đơn khởi kiện được quy định tại khoản 4 Điều 189 BLTTDS 2015 90 Ví dụ như đơn phản tố phải có các nội dung chính: ngày tháng năm làm đơn phản tố; tên Tòa án nhận đơn; tên, nơi cư trú, làm việc của bị đơn phản tố;… Ngoài các nội dung trình bày nêu trên thì đơn phản tố phải tập trung thể hiện các nội dung phản tố mà bị đơn yêu cầu Tòa án giải quyết đối
89 Đoàn Thị Ngọc Hải (2018), “Quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, [https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/quyen-phan-to-cua-bi-don-trong-to-tung-dan-su], (truy cập lần cuối ngày 23/6/2022)
90 Nguyễn Ngọc Sơn (2020), Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Tp Hồ Chí Minh, tr.48
59 với nguyên đơn, NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập, các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu phản tố của mình đưa ra là có cơ sở
Thời hiệu đối với yêu cầu phản tố
Thực tế một số Toà án ở một số địa phương đã đưa ra những quan điểm khác nhau về việc có hay không có việc áp dụng thời hiệu khởi kiện cho yêu cầu phản tố Trên thực tế có hai luồng ý kiến khác nhau về việc có nên hay không nên áp dụng thời hiệu khởi kiện vào yêu cầu phản tố 91
Quan điểm thứ nhất, yêu cầu phản tố cũng được coi là yêu cầu khởi kiện nên cũng phải áp dụng thời hiệu khởi kiện giống như yêu cầu khởi kiện Theo khoản 4 Điều 72 BLTTDS 2015 “Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này” Như vậy, yêu cầu phản tố của bị đơn cũng được hiểu là chính là một yêu cầu khởi kiện, khi có phát sinh “yêu cầu phản tố” thì bị đơn cũng có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như nguyên đơn Nếu yêu cầu phản tố đã quá thời hiệu khởi kiện thì Toà án sẽ lấy đó làm căn cứ để không chấp nhận việc khởi kiện của bị đơn Khoản 1 Điều 146 BLTTDS 2015 cũng quy định: “nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường
91 Đoàn Thị Ngọc Hải (2018), “Quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, [https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/quyen-phan-to-cua-bi-don-trong-to-tung-dan-su], (truy cập lần cuối ngày 23/6/2022)
60 hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí” thì ở đây bị đơn cũng phải nộp tiền tạm ứng án phí đối với yêu cầu phản tố của mình Bên cạnh đó, Điều 202 BLTTDS 2015 cũng quy định “Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn” Như vậy, yêu cầu phản tố cũng chính là yêu cầu khởi kiện nên yêu cầu này cũng phải được tuân thủ quy định về thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 184 BLTTDS 2015
Quan điểm thứ hai, yêu cầu phản tố không phải là yêu cầu khởi kiện mà chỉ được áp dụng các thủ tục của yêu cầu khởi kiện do có tính chất tương tự nên không được áp dụng thời hiệu khởi kiện Khi vụ kiện được bắt đầu bằng việc khởi kiện của nguyên đơn, sau khi Toà án thụ lý, bị đơn phải tìm hiểu yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là gì để từ đó chấp nhận hay có yêu cầu phản tố Khoản 4 Điều 200 BLTTDS
2015 quy định: “Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại bất kỳ thời điểm nào trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải” Như vậy, thời hiệu khởi kiện chỉ áp dụng đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn chứ không áp dụng đối với yêu cầu phản tố của bị đơn, ở đây có nghĩa là
“đây là quyền không bị hạn chế về thời hiệu của bị đơn”
Thực tế, trong tất cả các vụ kiện dân sự thì bị đơn luôn ở thế bị động, phụ thuộc vào các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Nguyên đơn có đưa ra yêu cầu khởi kiện thì bị đơn mới biết mà có yêu cầu phản tố ngược trở lại với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Hay nói cách khác, yêu cầu phản tố luôn luôn có sau yêu cầu khởi kiện, khi nào có yêu cầu khởi kiện thì lúc ấy mới phát sinh yêu cầu phản tố, quyền yêu cầu phản tố của bị đơn là dạng quyền “phát sinh” từ quyền khởi kiện của nguyên đơn
Mặt khác, thời hiệu khởi kiện VADS là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện, có nghĩa đây là quy định dành cho nguyên đơn thực hiện quyền khởi kiện của mình trong một thời hạn nhất định Tại Điều 200 BLTTDS 2015 quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn, không có nội dung nào xác định bị đơn phải phản tố trong thời hiệu khởi kiện Như vậy, trong khoảng thời gian từ khi Toà án thụ lý vụ án đến trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố bất kỳ lúc nào
Từ những phân tích trên có thể thấy, việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn có tác động to lớn tới quá trình giải quyết vụ việc về mặt nội dung và hình thức Thực
61 tế, bị đơn thường bỏ lỡ việc sử dụng quyền này do không biết Cụ thể, về mặt nội dung với những người dân bình thường thì thường không biết cách trình bày yêu cầu của mình một cách rõ ràng mà chỉ lồng ghép cùng với các ý kiến về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Về mặt thủ tục, thì người dân cũng không biết trình tự thủ tục như thế nào nếu đưa ra yêu cầu phản tố, thực tế thì các cán bộ Toà án lại không hướng dẫn cụ thể Như vậy, pháp luật cần quy định cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu hơn về quyền này, cũng như trách nhiệm của cán bộ Toà án trong việc phổ biến quyền và nghĩa vụ của các bên, cũng như việc hướng dẫn các bên trong việc thực hiện quyền của mình để pháp luật đi vào cuộc sống và đảm bảo được chức năng bảo vệ công lý của mình
Khi một trong các đương sự yêu cầu áp dụng thời hiệu, vấn đề thời hiệu mới đặt ra, khi đó yêu cầu mà các bên đưa ra mới chịu sự ràng buộc của quy định này Tuy nhiên, như đã đề cập thì trong quá trình áp dụng giải quyết của Tòa án việc vận dụng các nội dung pháp luật về vấn đề thời hiệu còn sự khác nhau giữa lý luận và thực tiễn Áp dụng thời hiệu đối với yêu cầu phản tố hay không áp dụng vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm Nếu có một hoặc các bên đương sự yêu cầu áp dụng thời hiệu khi giải quyết vụ án thì hướng giải quyết của Tòa án trong thực tiễn đa phần đều theo hướng là áp dụng thời hiệu đối với yêu cầu phản tố
Trên thực tiễn xét xử, liên quan đến vấn đề áp dụng thời hiệu đối với yêu cầu phản tố thì đã có cơ sở pháp lý tại Án lệ số 44/2021/AL về xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 25/11/2021 và được công bố theo Quyết định số 594/QĐ-CA ngày 31/12/2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Tóm tắt nội dung án lệ như sau:
Ngày 29/01/2008, Công ty cổ phần H và Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P ký Hợp đồng tư vấn thiết kế số 01-2008/PLC-HDC, với nội dung: Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P (bên Tư vấn) có trách nhiệm thiết kế toàn bộ Dự án
“Trung tâm Thương mại - Khách sạn 4 sao HD - Hotel” trên khu đất diện tích 8.971m2 tại D7, phường X, quận T, thành phố Hà Nội, do Công ty cổ phần H là Chủ đầu tư Tổng giá trị Hợp đồng là 1.754.550 USD (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), được phân bổ theo 3 giai đoạn thực hiện: Giai đoạn 1 - Thiết kế xây dựng; Giai đoạn
2 - Thiết kế nội thất cảnh quan; Giai đoạn 3 - Giám sát tác giả
Quá trình thực hiện ở Giai đoạn 1 (Thiết kế xây dựng), Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P đã giao nộp cho Công ty cổ phần H các Hợp đồng bảo hiểm, Chứng