1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch covid 19

111 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Tác giả Huỳnh Thị Mỹ Thọ
Người hướng dẫn ThS. Huỳnh Thị Hồng Nhiên
Trường học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hành chính - Nhà nước
Thể loại Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,64 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN (16)
    • 1.1. Khái niệm và đặc điểm nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân (16)
      • 1.1.1. Khái niệm nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân (16)
      • 1.1.2. Đặc điểm nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân (16)
    • 1.2. Nội dung cơ bản của nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân (16)
      • 1.2.1. Nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân (16)
      • 1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân (17)
    • 1.3. Vai trò và ý nghĩa của nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân (17)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (17)
    • 2.1. Một số thực trạng quy định của pháp luật về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 (17)
      • 2.1.1. Ưu điểm trong quy định của pháp luật về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Việt Nam (17)
      • 2.1.2. Hạn chế trong quy định của pháp luật về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Việt Nam (17)
    • 2.2. Một số thực trạng thực hiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 (17)
      • 2.2.1. Ưu điểm khi thực hiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân (17)
    • 2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về hoàn thiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Việt Nam (17)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN

Khái niệm và đặc điểm nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân

6 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Ý nghĩa khoa học: Khóa luận giải quyết một cách có hệ thống và cơ bản những vấn đề mang tính lý luận, pháp lý, thực tiễn về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Khóa luận sẽ làm rõ mối liên hệ liên quan giữa các quy định của pháp luật quốc tế với pháp luật Việt Nam về vấn đề này Trên cơ sở phân tích thực tiễn, từ đó xây dựng những kiến nghị có cơ sở khoa học góp phần nâng cao hiệu quả, bảo đảm thực hiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân

Giá trị ứng dụng: Khóa luận hoàn thành có thể được dùng để làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, học tập, phổ biến, nghiên cứu những quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về nội dung nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân Hơn hết bài khóa luận có tính thực tế vì nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân được áp dụng ngay trong bối cảnh COVID-19

7 Bố cục của Khoá luận Đề tài “Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19” có kết cấu gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Trong đó, phần nội dung của đề tài gồm 2 chương:

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC HẠN CHẾ QUYỀN CON

NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN 1.1 Khái niệm và đặc điểm nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân

1.1.1 Khái niệm nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân

1.1.2 Đặc điểm nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân

Nội dung cơ bản của nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân

1.2.1.Nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân

1.2.2.Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân

Vai trò và ý nghĩa của nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Một số thực trạng quy định của pháp luật về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19

2.1.1 Ưu điểm trong quy định của pháp luật về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Việt Nam

2.1.2 Hạn chế trong quy định của pháp luật về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Việt Nam

Một số thực trạng thực hiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19

công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19

2.2.1 Ưu điểm khi thực hiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Việt Nam

2.2.2 Hạn chế khi thực hiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Việt Nam

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về hoàn thiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Việt Nam

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC HẠN CHẾ QUYỀN CON

NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN 1.1 Khái niệm và đặc điểm nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân

1.1.1 Khái niệm nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân

Khái niệm quyền con người, quyền công dân

Trước khi đi vào nghiên cứu về khái niệm nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân, tác giả mong muốn tìm hiểu sự khác biệt về khái niệm quyền con người và quyền công dân

Trước hết là khái niệm quyền con người, hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về quyền con người nhưng chưa có một khái niệm thống nhất Theo kết luận của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền (United Nations High Commissioner for Human Rights – UNHCHR) có đưa ra định nghĩa quyền con người như sau: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ tất cả các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản của con người (fundamental freedoms)” 3 Một định nghĩa khác được nêu ra: “Quyền con người là những sự cho phép mà tất cả các thành viên của cộng đồng nhân loại không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội… đều có ngay khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người” 4 Ngoài ra quyền con người còn được khái quát như sau:

“Quyền con người là những quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thế sống như một con người” 5 Các nhà nghiên cứu tại Việt Nam cũng đưa ra rất nhiều cách diễn giải khác nhau về thuật ngữ này, theo đó, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn

3 Đại học Luật Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 41

4 Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2009), chú thích số 4, tr 41

5 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Hỏi đáp về quyền con người, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 21 có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế 6

Trên cơ sở những định nghĩa về quyền con người có thể rút ra kết luận chung: quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có, khách quan của con người, là những đặc quyền “bẩm sinh” mà trời phú cho, miễn là con người được sinh ra thì đương nhiên sẽ được hưởng các quyền này, không phân biệt chủng tộc, quốc gia, tôn giáo, giới tính hay bất kỳ hình thức nào và không ai có thể xem thường hay xâm phạm Do đó, Nhà nước không được quyền chối bỏ mà phải công nhận, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo quyền con người Không làm được điều này tức là Nhà nước đã không coi người dân quốc gia mình đang được hưởng tư cách là một con người

Tiếp đến là định nghĩa về quyền công dân, quyền công dân có thể hiểu là những quyền con người được Nhà nước thừa nhận và áp dụng cho những người có quốc tịch của nước mình 7 Cũng có một định nghĩa khác cho rằng, khác với quyền con người, các quyền thuộc nhóm quyền công dân chỉ được Nhà nước đặt ra đối với công dân mang quốc tịch của quốc gia mình, khi đó công dân được tự do thực hiện những hành vi mà pháp luật không cấm với ý chí của mình và Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện cho công dân được thụ hưởng quyền theo ý chí của họ 8 Theo đó, quyền công dân được xác định có mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với nhà nước cụ thể, Nhà nước là chủ thể có nghĩa vụ phải ghi nhận và đảm bảo thực hiện quyền công dân của mỗi cá nhân mang quốc tịch nước mình, song công dân cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng và tuân thủ pháp luật, cá nhân không thực hiện nghĩa vụ này thì phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước mình Như vậy, quyền công dân gắn liền với khái niệm quốc tịch, trong Điều 17 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 ghi nhận: “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch

Việt Nam” Nếu công dân mang quốc tịch Việt Nam thì được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật do Nhà nước Việt Nam quy định, và

6 Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 37

7 Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia

Hà Nội Trích theo Nguyễn Văn Hiển, Trương Hồng Quang (chủ biên) (2019), Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013, Nxb Tư Pháp, tr 12

8 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Hồng Đức, tr 146 ngược lại những người không mang quốc tịch Việt Nam thì sẽ có một số quyền và nghĩa vụ của họ bị hạn chế

Quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung cơ bản quan trọng trong Hiến pháp các quốc gia Tuy khái niệm giữa quyền con người, quyền công dân có phạm trù rất gần gũi nhau là đều ghi nhận quyền của cá nhân và được ghi nhận, bảo đảm thực hiện bằng các quy định của pháp luật Song, không thể đồng nhất hai quyền này khi xét đến hai phương diện về mặt chủ thể và nội dung của quyền, cụ thể là:

Thứ nhất, về chủ thể của quyền, chủ thể quyền con người ngoài những cá nhân được xác định là công dân gắn liền với nhà nước cụ thể, còn bao gồm những người không phải là công dân như người nước ngoài, người không quốc tịch, người bị pháp luật quốc gia tước quyền công dân,… Những người này tuy không được xác định là công dân nhưng vẫn có quyền tự nhiên vốn có của một con người như quyền sống, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, danh dự, nhân phẩm Như vậy, vì quyền con người không bị giới hạn bởi chế định quốc tịch, không bị bó hẹp trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước nên quyền con người vừa mang tính toàn cầu, vừa mang tính địa phương và nội dung quyền được áp dụng một cách bình đẳng với tất cả mọi người trong cộng đồng nhân loại thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, tư cách cá nhân hay môi trường sống của chủ thể quyền 9 Trong khi đó, chủ thể của quyền công dân phải là những người có mối liên hệ pháp lý với quốc gia, có tác động trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia được Nhà nước thừa nhận và áp dụng cho người có quốc tịch nước mình được hưởng, ví dụ như quyền bầu cử, ứng cử, quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước… Đồng thời các cơ chế bảo vệ, thúc đẩy việc thực hiện các quyền công dân sẽ được quy định trong pháp luật của mỗi quốc gia Vì vậy, về mặt chủ thể, quyền công dân có phạm vi tác động hẹp hơn so với quyền con người

Thứ hai, về nội dung của quyền, quyền công dân là những giá trị gắn liền với một nhà nước nhất định và được nhà nước đó bảo hộ bằng pháp luật quốc gia đối

9 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Hỏi đáp về quyền con người, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 30 với những người mang quốc tịch nước mình Tuy nhiên, không phải ai cũng được hưởng các quyền công dân của một quốc gia nhất định và không phải mọi hệ thống quyền công dân của mọi quốc gia đều giống hệt nhau, cũng như hoàn toàn tương thích với hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người 10 mà phụ thuộc vào tính đặc thù của mỗi quốc gia như trình độ lập pháp, đặc điểm, hoàn cảnh, tình hình kinh tế - xã hội – chính trị, văn hóa của mỗi quốc gia đó, thậm chí còn phụ thuộc vào ý chí, đặc điểm của giai cấp thống trị, còn “Quyền con người là một khái niệm rộng hơn, nó vừa ghi nhận trạng thái pháp lý về quyền cá nhân ở phạm vi quốc tế, vừa là quyền công dân ở trong phạm vi từng quốc gia nhất định” 11 Quyền con người bao hàm quyền công dân như một bộ phận, nội dung cơ bản của quyền con người nhưng không thể thay thế được khái niệm quyền công dân Ngược lại, quyền công dân là khái niệm hẹp hơn nhưng không thể bao quát hết tất cả các quyền tự nhiên vốn có của con người

Nói tóm lại, quyền con người và quyền công dân có mối quan hệ biện chứng mật thiết, có tác động lẫn nhau chứ không hề tách biệt hay độc lập nhau Nội hàm quyền công dân không thể nằm ngoài quyền con người và ngược lại không có quyền con người nào lại không bao hàm quyền công dân như một bộ phận, nội dung cơ bản cấu thành nên quyền con người Việc ghi nhận và đảm bảo quyền công dân trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia chính là việc ghi nhận và bảo đảm quyền con người Thừa nhận mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa quyền con người, quyền công dân trong hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế góp phần xác định các điều kiện cần thiết để bảo đảm quyền con người được thực hiện trên thực tế

Khái niệm nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân

“Nguyên tắc” là một thuật ngữ sử dụng khá phổ biến trong khoa học Luật

Hiến pháp “Nguyên tắc” hay còn gọi là “Principium” có nguồn gốc từ tiếng

Latinh mang ý nghĩa là luận điểm cơ bản, luận điểm gốc của học thuyết 12 Theo từ điển Tiếng Việt, nguyên tắc được hiểu là “điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân

10 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Hỏi đáp về quyền con người, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 40

11 Trần Ngọc Đường (2004), Bàn về quyền con người quyền công dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr

Ngày đăng: 05/12/2022, 23:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w