Luận Văn: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập thực trạng và giải pháp ở Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Một xã hội phát triển toàn diện đòi hỏi không chỉ tăng trưởng kinh tế đơnthuần mà còn cần tới sự phân phối công bằng hơn Tăng trưởng kinh tế và côngbằng xã hội là những vấn đề lớn mà bất cứ xã hội nào cũng đều phải quan tâm đến.Tăng trưởng nhanh và thực hiện phân phối công bằng là những mục tiêu mà nhiềuquốc gia đều mong muốn đạt được Giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập
có sự liên quan mật thiết với nhau Tuy nhiên, cũng tồn tại nhiều cách nhìn nhậnkhác nhau đối với mối liên hệ này Do đó, cho đến nay chưa có một quốc gia nàoxây dựng được một mô hình giải quyết hoàn hảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
sự mất ổn định Và Việt Nam cũng không bị loại trừ khỏi quy luật đó, cùng với quátrình tăng trưởng kinh tế, nhiều vấn đề của xã hội ngày càng trở nên bức xúc:khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn, phân hoá giàu nghèongày càng gay gắt… Chính vì vậy, yêu cầu của sự phát triển kinh tế Việt Nam hiệnnay vẫn đòi hỏi bức thiết trong việc thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, đặc biệt
là công bằng trong phân phối thu nhập Do đó việc nghiên cứu lý luận tăng trưởngkinh tế, phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường và vận dụng vào Việt Nam
là hết sức cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi quyết định chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập: thực trạng và giải pháp ở Việt Nam.”
Với đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu những lý thuyết về tăng trưởng,bất bình đẳng và những tác động của tăng trưởng kinh tế đối với phân phối thunhập, từ đó liên hệ thực tiễn Việt Nam Tôi hi vọng khi nắm vững được những cơ sở
Trang 2lý thuyết này, có thể áp dụng vào nền kinh tế Việt Nam giúp các nhà quản lý đưa racác chính sách thích hợp để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tếViệt Nam.
Đề tài gồm có 3 mục tiêu sau:
1. Hệ thống hóa lý thuyết về tác động của phân phối thu nhập đến tăng trưởngkinh tế
2. Phân tích thực trạng kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằngtrong phân phối thu nhập ở Việt Nam trong thời gian qua
3. Đề xuất các chính sách cần thực hiện nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởngnhanh và bền vững đi đôi với việc thực hiện công bằng xã hội
Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu mà đề tài sử dụng là các phương phápnghiên cứu chung và đặc thù như phân tích tổng hợp, lôgíc và lịch sử
Trang 3
PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP
1.1 Những vấn đề lý luận về tăng trưởng kinh tế
1.1.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà mọi quốc gia trên thế giới đềutheo đuổi là duy trì mức tăng trưởng kinh tế thích hợp Nhận thức đúng đắn về tăngtrưởng kinh tế và sử dụng có hiệu quả những kinh nghiệm về nghiên cứu, hoạchđịnh chính sách tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng Các nhà khoa học đều thốngnhất cho rằng, tăng trưởng kinh tế trước hết là một vấn đề kinh tế, song nó cònmang tính chính trị, xã hội sâu sắc
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về sản lượng hay thu nhập thực tế được tínhcho toàn bộ nền kinh tế (của một quốc gia, một vùng hay một ngành) trong mộtkhoảng thời gian nhất định (thường là một năm) Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thịbằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng) Trongphân tích kinh tế, để phản ánh mức độ mở rộng quy mô của nền kinh tế, khái niệmtốc độ tăng trưởng kinh tế thường được dùng Đó là tỷ lệ phần trăm giữa sản lượngtăng thêm của thời kỳ nghiên cứu so với mức sản lượng của thời kỳ trước đó hoặcthời kỳ gốc
1.1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế
Bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nềnkinh tế Do đó nhìn chung, tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổicủa mức sản lượng quốc dân
Y 100%
Y Y
GDP là thước đo được chấp nhận rộng rãi về mức sản lượng của một nền kinh
tế Ngoài ra tăng trưởng kinh tế còn được tính bằng phần trăm thay đổi của GDPthực tế bình quân đầu người của thời kỳ nghiên cứu so với thời kỳ trước - thôngthường tính cho một năm
Trang 4y 100%
y y
1 t t t
trong đó:
gpct là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ t
y là GDP thực tế bình quân đầu người
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
1.1.3.1 Nhân tố kinh tế
Nhân tố kinh tế là những nhân tố tác động trực tiếp đến các biến đầu vào vàđầu ra của nền kinh tế Các nhân tố kinh tế bao gồm 4 yếu tố chủ yếu: vốn, laođộng, tài nguyên thiên nhiên, tiến bộ công nghệ
Vốn: là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăngtrưởng kinh tế Ở các nước đang phát triển sự đóng góp của vốn sản xuất vào tăngtrưởng kinh tế thường chiếm tỷ trọng cao nhất
Lao động: là yếu tố đầu vào không thể thiếu của sản xuất Trước đây chỉquan niệm lao động là yếu tố vật chất đầu vào, được xác định bằng số lượng dân sốnguồn lao động mỗi quốc gia Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây
đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực, đó là cáclao động có kỹ năng sản xuất, có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt độngkinh tế… Hiện nay tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển được đóng gópbởi quy mô (số lượng) lao động, còn yếu tố vốn con người có vị trí chưa cao dotrình độ và chất lượng nguồn nhân lực của các nước này còn thấp
Tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, được đưavào sử dụng để tạo ra sản phẩm cho xã hội càng nhiều càng tốt nhưng phải đảm bảochúng được sử dụng có hiệu quả, không lãng phí Việc sử dụng tài nguyên là vấn đề
có tính chiến lược, lựa chọn công nghệ để có thể sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tàinguyên quốc gia là vấn đề sống còn của phát triển Tài nguyên thiên nhiên có vai tròquan trọng để phát triển kinh tế Nó tạo điều kiện thuận lợi cho các nước được thiênnhiên ưu đãi có được những lợi thế so sánh Từ đó phát triển các mặt hàng là thếmạnh của nước mình
Tiến bộ công nghệ là nhân tố tác động này càng mạnh đến tăng trưởng ở cácnền kinh tế ngày nay Yếu tố công nghệ cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng: thứnhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiêncứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm và cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệhay thiết bị kỹ thuật; thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử
Trang 5nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất Côngnghệ sản xuất cho phép quá trình sản xuất có hiệu quả hơn Công nghệ phát triểnngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, côngnghệ vật liệu mới có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả củasản xuất.
1.1.3.2 Nhân tố phi kinh tế
Khác với các yếu tố kinh tế, các nhân tố phi kinh tế có tính chất và nội dungtác động khác Ảnh hưởng của chúng là gián tiếp và không thể lượng hoá cụ thểđược mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế Các nhân tố phi kinh tếkhông tác động một cách riêng rẽ mà mang tính tổng hợp, đan xen, tất cả lồng vàonhau tạo nên tính chất đồng thuận hay không đồng thuận trong quá trình tăngtrưởng và phát triển kinh tế Có rất nhiều nhân tố phi kinh tế tác động đến tăngtrưởng kinh tế như:
Đặc điểm văn hoá xã hội: đây là nhân tố quan trọng có tác động nhiều đếnquá trình phát triển Nhân tố văn hóa- xã hội bao trùm nhiều mặt, từ tri thức phổthông đến những tích lũy tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học, công nghệ,văn học, lối sống, phong tục, tập quán,… Trình độ văn hoá mỗi dân tộc là một nhân
tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng lao động, của kỹ thuật, của trình độquản lý kinh tế- xã hội
Nhân tố thể chế chính trị- xã hội: Các nhân tố thể chế chính trị- xã hội đượcthừa nhận tác động đến quá trình phát triển đất nước theo khía cạnh tạo dựng hànhlang pháp lý và môi trường xã hội cho các nhà đầu tư Một thể chế chính trị- xã hội
ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện để đổi mới liên tục cơ cấu và công nghệ sảnxuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng và phát triểnnhanh chóng Ngược lại, một thể chế không phù hợp sẽ gây ra cản trở, mất ổn định,thậm chí đi đến chỗ phá vỡ những quan hệ cơ bản làm cho nền kinh tế rơi vào tìnhtrạng suy thoái hoặc gây ra xung đột xã hội
Vai trò của Nhà nước: Việc mở rộng kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự canthiệp của Nhà nước Bằng những công cụ chính sách của mình, Chính phủ đưa ranhững định hướng cơ bản về phát triển kinh tế và những hướng ưu tiên cần thiết chotừng thời kỳ như có những chính sách duy trì công ăn, việc làm; thực hiện phânphối lại thu nhập thông qua các loại thuế; thực hiện các hoạt động phúc lợi côngcộng, bảo trợ xã hội nhằm phát triển kinh tế một cách bền vững
Trang 6Ngoài ra còn có một số nhân tố như cơ cấu dân tộc, tôn giáo, sự tham gia củacộng đồng… cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế tuỳ thuộc vào chính sách củachính phủ Nói chung, một đất nước càng đa dạng về thành phần tôn giáo và sắc tộcthì đất nước càng tiềm ẩn bất ổn về chính trị và xung đột, bạo lực trong nước, thậmchí là các cuộc nội chiến, dẫn tới tình trạng lãng phí các nguồn lực quý giá đáng raphải sử dụng để thúc đẩy các mục tiêu phát triển khác
1 2 Những vấn đề lý luận về bất bình đẳng thu nhập
1 2.1 Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập
Bất bình đẳng xã hội là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích
đối với những cá nhân khác nhau trong nhóm hoặc nhiều nhóm xã hội Từ đó ta cóthể hiểu bất bình đẳng thu nhập là sự không ngang bằng nhau về thu nhập, của cảicủa những cá nhân khác nhau trong xã hội Bất bình đẳng về thu nhập tức là ngườigiàu sẽ giàu hơn còn người nghèo sẽ lại nghèo thêm Sự phân phối thu nhập chongười giàu nhiều hơn người nghèo Người nghèo sẽ ít được hưởng lợi từ sự pháttriển của xã hội và việc tiếp cận về giáo dục và y tế đối với người nghèo sẽ ngàycàng khó khăn
1.2.2 Nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng thu nhập
1 2.2.1 Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản
Trong nền kinh tế thị trường, một bộ phận thu nhập của các cá nhân đượcphân phối theo sở hữu các nguồn lực Tuỳ theo các yếu tố sản xuất mà mỗi người cóđược cũng như việc định giá các yếu tố đó trên thị trường cạnh tranh mà chúng cóảnh hưởng đến mức thu nhập của mỗi cá nhân Cách phân phối như vậy gọi là phânphối theo sở hữu các nguồn lực hay còn gọi là phân phối thu nhập từ tài sản Tài sảncủa mỗi cá nhân có được là do nhiều nguồn hình thành khác nhau
Thứ nhất, bất bình đẳng thu nhập do được thừa kế tài sản Nhiều cá nhân sinh ra
đã là người giàu vì họ được thừa kế một tài sản lớn Sự bất công về thu nhập do củacải thừa kế tập trung vào tay một số ít người đã gây nhiều sự phản đối và một cáchđược Chính phủ áp dụng để hạn chế sự bất bình đẳng này là đánh thuế cao vào tàisản thừa kế và quà tặng
Thứ hai, bất bình đẳng thu nhập do hành vi tiêu dùng và tiết kiệm khác nhau củacác cá nhân ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau về của cải tích luỹ được Có nhữngngười tiết kiệm nhiều để tích lũy một lượng của cải khi về hưu, tức là thu nhập của
họ sẽ tăng trong tương lai so với những người sẵn sàng tiêu dùng hết trong hiện tại
Trang 7Thứ ba, bất bình đẳng thu nhập do kết quả kinh doanh Thực tế cho thấy nhiềungười giàu có vốn lớn, họ giám chấp nhận rủi ro, mạnh dạn đầu tư kinh doanh vàonhững lĩnh vực lợi nhuận cao đồng thời rủi ro cũng cao như đầu tư chứng khoán,bất động sản, … thì họ càng giàu hơn và tạo ra sự bất bình đẳng thu nhập với nhữngngười nghèo không có vốn làm ăn
1.2.2.2 Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động
Lao động là điều kiện cơ bản tạo ra thu nhập Tuy nhiên với kỹ năng lao động,điều kiện lao động và tính chất nghề nghiệp khác nhau sẽ dẫn đến thu nhập khácnhau Một số nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập từ lao động như:
Khác nhau về khả năng và kỹ năng lao động dẫn đến khác nhau về thu nhập: Xuhướng chung là những người có thể lực khỏe mạnh, có trình độ học vấn cao và có
kỹ năng lao động giỏi thì nhận được mức thu nhập cao hơn, những người nghèo lànhững người có trình độ học vấn thấp nên ít cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định.Học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến đầu tư, kinh doanh,giáo dục, sinh đẻ…; điều đó không những ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà cả thế
hệ tương lai Do đó, Nhà nước cần có những chính sách đầu tư vào các lĩnh vực y
tế, giáo dục
Khác nhau về cường độ làm việc: Ngay cả khi cơ hội làm việc của các cá nhân
là như nhau nhưng cường độ làm việc của họ khác nhau thì cũng sẽ dẫn đến mứcthu nhập không bằng nhau
Khác nhau về nghề nghiệp và tính chất công việc: Đây là yếu tố quan trọngquyết định sự khác biệt về tiền lương Những công việc phổ thông đòi hỏi ít kỹnăng thường được trả lương thấp; còn những công việc chuyên môn, có hàm lượngchất xám nhiều sẽ được hưởng mức lương cao hơn
Ngoài ra bất bình đẳng thu nhập từ lao động còn có những nguyên nhân khácnhư sự phân biệt đối xử trong xã hội, xuất phát điểm của các cá nhân hay sự khônghoàn hảo của thị trường lao động, ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác đều cóliên quan đến sự khác biệt về tiền lương của các cá nhân, gây nên tình trạng chênhlệch thu nhập
1.2.3 Đo lường bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
Các thước đo bất bình đẳng phụ thuộc vào mức thu nhập/tiêu dùng trung bìnhtrong một nước và sự phân phối thu nhập/tiêu dùng trung bình đó Một số thước đobất bình đẳng thu nhập điển hình:
Trang 8Đường Lorenz và hệ số Gini là thước đo bất bình đẳng được sử dụng phổ biếnnhất Đường Lorenz phản ánh tỷ lệ phần trăm của tổng thu nhập quốc dân cộng dồnđược phân phối tương ứng với tỷ lệ phần trăm cộng dồn của các nhóm dân số đãbiết Còn hệ số Gini (g) được xác định bằng cách lấy diện tích hình A (hình 1), đượcxác định bởi đường Lorenz và đường chéo 0A, chia cho diện tích nửa hình vuông cóchứa đường Lorenz đó (A+B).
vuông, đó là trường hợp bất bình đẳng tuyệt đối, ứng với g= 0 Trên thực tế, hệ số
Gini cho các nước có phân phối thu nhập chênh lệch lớn nằm giữa 0,5 và 0,7 cònnhững nước có phân phối tương đối công bằng thì hệ số Gini nằm trong phạm vi 0,2đến 0,35
1.2.3.3 Tiêu chuẩn “40” World Bank
World Bank (2002) đề xuất chỉ tiêu đánh giá tình trạng bất bình đẳng: tỷ lệ
thu nhập chiếm trong tổng thu nhập dân cư của 40% dân số có mức thu nhập thấp
% dân số
% thu nhập
A A
B
Trang 9nhất trong xã hội Theo chỉ tiêu này có 3 mức độ bất bình đẳng cụ thể sau: Khi thunhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội chiếm tỷ lệ lớn hơn17% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng cao; từ 12% đến 17% của tổngthu nhập thì tình trạng bất bình đẳng tương đối và nếu tỷ lệ nhỏ hơn 12% của tổngthu nhập thì tình trạng bình đẳng thấp.
1.2.3.4 Hệ số giãn cách thu nhập: Chỉ tiêu này được xác định bởi mức
chênh lệch thu nhập của 20% dân số có thu nhập cao nhất và 20% dân số có thunhập thấp nhất Hệ số giãn cách (chênh lệch) càng lớn, tình trạng bất bình đẳngcàng cao
Ngoài ra, để đánh giá tình trạng phân phối thu nhập, người ta còn dùng tỉ lệnghèo đói Đó là là phần trăm dân số có thu nhập thấp hơn một giá trị tuyệt đối nào
đó được gọi là ngưỡng nghèo đói, mức thu nhập tối thiểu cần thiết để đảm bảonhững nhu cầu vật chất cơ bản như lương thực, quần áo và nhà ở để đảm bảo chongười ta có thể tiếp tục tồn tại
1.3 Các lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập
Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập luôn là một chủ đề gây nhiều tranhcãi của các nhà nghiên cứu ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển.Trong sự phát triển kinh tế xã hội, giữa tăng tưởng kinh tế và phân phối thu nhập cómối quan hệ tương tác với nhau Tăng trưởng kinh tế tạo ra của cải cho xã hội chính
là điều kiện thực hiện công bằng xã hội Tăng trưởng càng cao, kinh tế càng pháttriển, càng có điều kiện để thực thi các chính sách công bằng xã hội Ngược lại,phân phối thu nhập công bằng sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Nókích thích tính tích cực, sáng tạo của mọi người nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
và tạo ra một xã hội hài hoà giữa lợi ích cá nhân và công cộng Như vậy, phân phốithu nhập công bằng vừa là tiền đề để tạo ra ổn định xã hội, vừa là động lực lớn chotăng trưởng kinh tế bền vững
Trên thế giới có rất nhiều lý thuyết xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và bất bình đẳng
1.3.1 Lý thuyết chữ “U ngược” của Simon Kuznets (1955)
Lý thuyết bàn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng, nghĩa là
“mức độ bất bình đẳng về thu nhập có hướng gia tăng trong các giai đoạn đầu củaphát triển kinh tế, sau đó sẽ giảm bớt đi khi nền kinh tế đã đạt tới một trình độ phát
Trang 10triển cao hơn” Bigsten và Levin, 2001 đã nghiên cứu lý thuyết này và cho rằng nếubất bình đẳng có thể làm động lực cho tăng trưởng tốt hơn, rồi từ đó tạo ra cơ hội vàđiều kiện để xoá đói giảm nghèo nhanh hơn thì bất bình đẳng là điều kiện chấp nhậnđược Với quan điểm này, trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế của các nước kémphát triển, tình trạng bất bình đẳng sẽ gia tăng mạnh Nhà nghiên cứu Ahlwalia(1976) đã sử dụng số liệu phân phối thu nhập của hơn 60 quốc gia, đã đi đến mộtkết luận tương tự một cách cụ thể hơn và kết quả điều tra bằng các số liệu đã chothấy bất bình đẳng đã gia tăng mạnh ở giai đoạn phát triển ban đầu rồi sau đó bị đảongược lại ở giai đoạn phát triển cao hơn Nguyên nhân của tình trạng đảo ngược này
là do sự chuyển dịch cơ cấu ngành trong sản xuất, tăng cường giáo dục, đào tạo taynghề và sự biến đổi về dân số Dù só sự gia tăng bất bình đẳng ở giai đoạn đầu pháttriển, nhưng đã không làm trầm trọng hơn tình trạng nghèo khó tuyệt đối trong xãhội nói chung
1.3.2 Lý thuyết phân tích kinh tế chính trị của Alesina và Rodrik (1994);
Persson và Tabellini (1994); Bertola (1993); Perotti (1992):
Mô hình này cố gắng để xây dựng một cầu nối giữa lý thuyết tăng trưởng nộisinh của nền kinh tế và lý thuyết chính trị nội sinh Trong xã hội dân chủ, mức thuếđược quyết định bởi các cử tri trung bình Thuế được giả định là tỉ lệ thuận với thunhập và chi tiêu công như các khoản thu thuế lũy tiến được phân phối lại cho tất cảmọi người dân Do đó, lợi ích người nghèo nhận được thì lớn hơn lợi ích của ngườigiàu Vì vậy, người nghèo sẽ muốn có một mức thuế cao- tái phân phối Trong các
xã hội bất bình đẳng, thu nhập của các cử tri trung bình là thấp hơn so với thu nhậptrung bình, khi đó một lượng lớn người ưa thích mức phân bổ lại thu nhập sẽ làmhạn chế đầu tư do lợi nhuận ròng thu được thấp hơn và làm giảm tăng trưởng Tácđộng tiêu cực của bất bình đẳng sẽ tăng cao nếu chênh lệch trong phân phối của cảikhông hướng vào người nghèo Hàm ý của lý thuyết này là một xã hội càng rời xa
mô hình nguyên mẫu dân chủ "một người đàn ông, một phiếu bầu" thì càng có ít cơhội giảm mức độ bất bình đẳng thông qua việc phân phối lại
1.3.3 Lý thuyết thị trường vốn không hoàn hảo của Chiou (1998); Aghion
và Bolton (1997); Galor và Zeira (1993); Saint Paul và Verdier (1993):
Đây là mô hình dựa trên vai trò của những nhược điểm tại các thị trường vốn
Cụ thể, trong các xã hội nơi mà các chủ thể không thể tiếp cận tự do với các nguồnvốn vay, tình trạng bất bình đẳng chỉ ra rằng một phần khá lớn dân số sẽ nằm dưới
Trang 11ngưỡng chi phí chuẩn của giáo dục Vì vậy, đầu tư vào nguồn vốn nhân lực là thấp.
Và nếu tăng trưởng dựa vào đầu tư vào nguồn vốn nhân lực thì sự tăng trưởng cũng
sẽ rất thấp Phân phối lại làm tăng tổng sản lượng và dẫn đến tăng trưởng bởi vì nócho phép người nghèo đầu tư vào nguồn vốn nhân lực Nếu thị trường vốn có xuhướng cải thiện như là một nền kinh tế phát triển, thì các hiệu ứng liên quan đến thịtrường vốn- không hoàn hảo trong những nền kinh tế còn nghèo sẽ quan trọng hơntrong những nền kinh tế giàu có Vì vậy, dự báo các tác động của bất bình đẳng đếntăng trưởng kinh tế trong những nền kinh tế còn yếu kém sẽ lớn hơn nhiều so vớinhững nền kinh tế giàu có Lưu ý rằng thị trường tín dụng đối số hoàn hảo thực sựphù hợp hơn để giải thích mối quan hệ giữa cộng đồng cũng như tỷ lệ đói nghèo vàtăng trưởng kinh tế Trong khi sự bất bình đẳng cao không phải luôn luôn hàm ýrằng một phần lớn dân số là quá nghèo để được tiếp cận đến tín dụng, tỷ lệ đóinghèo cao đồng nghĩa với việc có nhiều người hơn bị hạn chế tín dụng Ví dụ, tìnhtrạng bất bình đẳng trong một nền kinh tế có thể rất cao, cho dù tất cả mọi ngườitrong nền kinh tế tương đối thỏa mãn đi chăng nữa Vì vậy, chúng ta nên mong đợimột mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ lệ đói nghèo và tăng trưởng kinh tế
1.3.4 Lý thuyết liên kết của Benabou (1996)
Mô hình này cung cấp một khuôn khổ tích hợp trong đó các tác động của việctái phân phối đến sự tăng trưởng không nhất thiết là tuyến tính Có tác động haichiều: Tái phân phối là tốt nếu công khai chi tiêu cho tài chính giáo dục trong mộtthế giới với thị trường vốn không hoàn hảo, và sẽ là xấu nếu như nó chỉ chuyểnkhoản thu nhập từ người giàu sang người nghèo vì nó làm giảm lợi nhuận ròng đểđầu tư của những người giàu Do đó, tốc độ tăng trưởng là hình chữ “U ngược’ đốivới tái phân phối và phân phối là hình chữ U đối với bất bình đẳng
1.3.5 Lý thuyết bất ổn định về chính trị xã hội của Alesina (1996);
Benhabib và Rustichini (1996); Grossman và Kim (1996); Fay (1993)
Mô hình này nhấn mạnh những hệ quả của sự bất bình đẳng đến sự bất ổn địnhchính trị và tình trạng bất ổn định xã hội Theo mô hình bất ổn kinh tế chính trị, bấtbình đẳng là một yếu tố quan trọng quyết định sự bất ổn của chính trị- xã hội Vàđiều này đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng thấp hơn dự kiến thông qua đầu tư trởlại Cụ thể, mâu thuẫn bất bình đẳng xã hội trầm trọng thêm và lần lượt làm choquyền sở hữu trở nên ít an toàn hơn và làm giảm tăng trưởng Hơn nữa, sự tham giacủa người nghèo trong công tác chống tội phạm và các hành động chống lại xã hội
Trang 12đã cho thấy sự lãng phí trực tiếp các nguồn lực Vì thời gian và năng lượng của bọntội phạm này không dành cho những nỗ lực sản xuất Nỗ lực phòng ngự của nhữngnạn nhân tiềm năng cũng là một đại diện thêm nữa cho sự mất mát của các nguồntài nguyên
1.3.6 Lý thuyết đối với vấn đề sinh sản và giáo dục của Perotti (1996)
Theo mô hình kinh tế chính trị, bất bình đẳng có hiệu ứng tiêu cực đến tăngtrưởng kinh tế thông qua các biến dạng của các quyết định của hộ gia đình về giáodục và sinh sản Cha mẹ có phải tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực của các hộgia đình thông qua sự cải tiến về chất lượng (giáo dục) hoặc số lượng (khả năngsinh sản) của con cái Kể từ khi giáo dục có chi phí bằng thu nhập đã được địnhtrước tại trường học, các hộ gia đình nghèo không đầu tư vốn con người Do đó một
xã hội mà trong đó có sự bất bình đẳng cao sẽ có một số lượng tương đối lớn các hộnghèo được đầu tư về số lượng hơn là giáo dục Tỷ lệ sinh cao của xã hội này cũngdẫn đến sự tăng trưởng thấp
1.3.7 Lý thuyết so sánh xã hội của Knell (1998)
Mô hình này được xây dựng dựa trên mô hình Benabou (1996), trong đó so
sánh các cá nhân làm nên xã hội Mô hình này được dựa trên giả định rằng hành vitối đa hóa lợi ích cá nhân không phụ thuộc hoàn toàn vào tiêu dùng riêng mà còntrên mức tiêu thụ trung bình của một số nhóm tham khảo Trong một xã hội bất bìnhđẳng, hộ nghèo bị lôi cuốn để phù hợp với các định mức và để đáp ứng các nhu cầu
xã hội, mong đợi về các hoạt động tiêu dùng cao hơn và do giảm đầu tư vào nguồnnhân lực để giảm khoảng cách với các hộ gia đình giàu có Tối đa hóa các hoạtđộng phúc lợi hiện nay nhưng dẫn đến tổn hại về phúc lợi xã hội và tăng trưởngtrong tương lai
Theo quan điểm hiện nay, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, đặc biệt là
hướng tới phân phối thu nhập bình đẳng hơn có thể mâu thuẫn với mục tiêu đảmbảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn để có tăng trưởng nhanh hơn Lý do cơbản là để lấy thu nhập của người giàu chuyển cho người nghèo, Chính phủ phảithực hiện các chính sách tái phân phối thu nhập, ví dụ như thông qua hệ thống thuếthu nhập luỹ tiến và các chương trình phúc lợi
Trang 13
PHẦN II THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam
2.1.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế
2.1.1.1 Thành tựu tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng Một trong những thành quả nổi bật của nềnkinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đến nay chính là tốc độ tăng trưởng kinh tếcao khá ổn định So với các nước trên thế giới, Việt Nam là một trong những nước
có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất, chỉ sau Trung Quốc Tốc độ tăng trưởngkinh tế bình quân giai đoạn 1991- 2009 là 7,45%/ năm
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm
6.5
3.4 4.6 2.7
5.1 6
8.6 8.1 8.8
9.5 9.4 8.8
5.8 4.8 6.7 6.8 7 7.3
7.8 8.4 8.2 8.5
6.25 5.3
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam từ 1985 đến 2009
Trong giai đoạn 1986-1990 nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến mạnh mẽ.GDP tăng bình quân 3,9% năm chủ yếu dựa vào sự tăng trưởng của nông nghiệp vàdịch vụ Năm 1990, nguồn việc trợ nước ngoài giảm đột ngột đã làm cho ngànhcông nghiệp đình đốn Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp giảmxuống chỉ còn 1,5%, khu vực dịch vụ đã tăng tốc do được bung ra sau nhiều năm bịdồn nén và trói buộc bởi cơ chế kế hoạch hoá tập trung Kinh tế tư nhân đã đáp ứnghầu hết các loại dịch vụ này Kết quả là đà tăng trưởng chỉ giảm nhẹ xuống 3,9%
Trang 14Giai đoạn 1991-1996 thể hiện những bước chuyển đầu tiên của nền kinh tế sang
cơ chế thị trường Khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển mạnh mẽ, đạt đỉnhđiểm vào năm 1995 (9,54%).Sự tăng trưởng nhanh trong giai đoạn này là do tácđộng của nhiều cải cách lớn trong nước như đầu tư, tín dụng, ngân hàng … và do sựgia tăng mạnh mẽ của thương mại và đầu tư nước ngoài từ quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế, đặc biệt Việt Nam còn gia nhập ASEAN năm 1994 và AFTA năm 1995
do đó có các nguồn vốn ODA giúp Việt Nam thực hiện những điều chỉnh cơ cấuquan trọng bước đầu
Giai đoạn 1997- 1999 là khoảng thời gian tốc độ tăng trưởng kinh tế có chiều đixuống, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu Á gây ra sự giảmsút đột ngột về thương mại và đầu tư Nền kinh tế Việt Nam tuy không chịu ảnhhưởng trực tiếp nhưng nguồn vốn FDI suy giảm và sự cạnh tranh ngày càng khốcliệt trên các thị trường xuất khẩu thực sự tác động tiêu cực đến nền kinh tế Tốc độtăng trưởng kinh tế giảm đáng kể trong giai đoạn này, từ 8,2% năm 1997 xuống4,8% năm 1999 Bình quân cả giai đoạn, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7%
Giai đoạn 2000- 2007 nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng trở lại Sau khi cuộckhủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu Á đã lắng xuống, cùng các chương trình cảicách hướng vào cải tổ cơ cấu kinh tế, khuyến khích kinh tế trang trại và cải cáchphân phối sản phẩm đã đưa nền kinh tế trở lại đà tăng trưởng, từ 6,8% năm 2000 lên8,5% năm 2007
Từ năm 2008 đến nay nền kinh tế lại suy giảm do những bất ổn kinh tế vĩ môtrong nước và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới Năm 2008, tốc độ tăngtrưởng kinh tế chỉ đạt được 6,5%; đến năm 2009 giảm xuống còn 5,3%
Bên cạnh những thành tựu về tăng trưởng kinh tế chung, các ngành kinh tế củanước ta trong những năm qua đã đạt được tăng trưởng cao, liên tục Giá trị sản xuấtnông, lâm, ngư nghiệp của Việt Nam tăng liên tục trong cả giai đoạn 1991-2005,bình quân 4,5%/năm trong giai đoạn 1991-1995; 5,7%/năm trong thời kì 1996-
2000 Giai đoạn 2001-2008, mặc dù nông nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, dịchbệnh… nhưng nhờ thủy sản vẫn tăng khá, giá trị sản xuất của nhóm ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản vẫn đạt bình quân trên 5,4%/năm Công nghiệp luôn có nhịptăng cao hơn trong giai đoạn 1992-1995 so với xu hướng tăng trưởng của cả giaiđoạn Giai đoạn 1996-2000, khu vực công nghiệp trải qua một thời kì biến độngmạnh, đạt đỉnh điểm về tốc độ tăng trưởng ở năm 1996 và mức thấp nhất so với
Trang 15năm 1999 với sự sụt giảm mạnh nhất trong năm 1998 Sự hồi phục trở lại bắt đầu từnăm 2001- 2005 nhưng không có sự bứt phá trở lại về tốc độ tăng trưởng của ngànhcông nghiệp.Dịch vụ: Thành công trong ổn định môi trường kinh tế vĩ mô cùng vớitác động của các chính sách tự do hóa giá cả, tự do hóa thương mại nội địa và cácbiện pháp cải cách khác định hướng thị trường, ngành dịch vụ đã có giai đoạn tăngtrưởng cao từ 1991- 1995, nhịp tăng cao nhất vào 1995 và cao hơn mức tăng GDP;
từ 1996-2000 là giai đoạn tăng trưởng giảm sút nhanh, nhất là giai đoạn 1996- 1999giảm tới 7,8 điểm phần trăm Sự hồi phục tăng trưởng bắt đầu từ năm 2000 và năm
2003 tăng trưởng ở khu vực dịch vụ luôn cao hơn xu hướng tăng trưởng trung hạn Chuyển dịch cơ cấu ngành trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực
Tỷ trọng của nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP Việt Nam giảm dầntheo thời gian; từ 38,74% năm 1990 xuống còn 24,53% năm 2000; 20,97% năm
2005 và đến năm 2008 còn khoảng 20,6%; trong khi nhóm ngành công nghiệp vàxây dựng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, từ 22,67% năm 1990tăng lên 36,73% năm 2000; 41,02% năm 2005 và đến năm 2008 tăng đến khoảng 41,6%. Khu vực dịch vụ đã có bước phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng, chiếm
tỷ trọng cao nhất trong ba khối ngành; tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP saukhi tăng tương đối mạnh trong thời kỳ 1990- 1995 (năm 1995 đạt 44,06%) đã liêntục bị giảm; năm 1996 còn 42,51%; năm 1997 còn 42,15% ; năm 1999 còn 40,08%
và năm 2005 còn 38,01% nhưng đã có sự phục hồi nhanh chóng trong các năm tiếptheo, đến năm 2008 khoảng 38,8% Điều này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơcấu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng tăng trưởng
và phát triển kinh tế đất nước; làm tăng tiềm lực đất nước, đặc biệt là tiềm lực côngnghiệp và kết cấu hạ tầng
Cơ cấu kinh tế theo hình thức sở hữu cũng có những chuyển biến tích cựcthể hiện sự tham gia ngày càng sâu rộng của khu vực ngoài quốc doanh, đặc biệt làkhu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế Tỷ trọng của khu vựcnhà nước có xu hướng giảm, từ 38,52% năm 2000 xuống còn 38,40% năm 2005 vàđến năm 2008 còn 34,35% Tỷ trọng của khu vực ngoài nhà nước có những chuyểnbiến không ổn định qua các năm, năm 2000 là 48,20%; năm 2005 là 45,61% và đếnnăm 2008 tăng lên khoảng 46,97% Còn tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nướcngoài ngày càng tăng lên nhanh chóng, năm 2000 là 13,28% lên 15,99% năm 2005
và đến năm 2008 tăng lên khoảng 18,68% Tuy nhiên, do sự phát triển của khoa học
Trang 16công nghệ còn hạn chế nên tăng trưởng kinh tế ở nước ta vẫn chủ yếu dựa vào tăngtrưởng theo chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên do đó sự tăng trưởng này chưathực sự vững chắc.
2.1.1.2 Hạn chế tăng trưởng kinh tế
Bên cạnh những thành tựu về tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng, nhìn chungchất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua vẫn còn nhiềuhạn chế Cụ thể:
Tăng trưởng kinh tế chủ yếu mới dựa vào tăng vốn, lao động và khai thác các nguồn lực tự nhiên, tức là tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng.
Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế tuy
có tăng từ 22,58% giai đoạn 1998- 2002 lên 28,20% giai đoạn 2003- 2008 nhưngvẫn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với các nhân tố khác
Đóng góp của các yếu tố vào GDP (%)
Giai đoạn (năm) 1993- 1997 1998- 2002 2003- 2008
sử dụng ở Việt Nam thấp tương đối so với các nước trong khu vực
Hiệu quả sử dụng vốn thấp và còn nhiều bất cập
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nước ta trong giai đoạn đầu mở cửa khá caonhưng đang có chiều hướng giảm thấp đến mức báo động trong những năm gầnđây, với chỉ số ICOR có xu hướng tăng lên và cao hơn nhiều so với các nước kháctrong khu vực và trên thế giới, năm 2005 là 4,6; năm 2006 là 5,01; năm 2007 là5,20; năm 2008 là 6,66 Nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm,trọng điểm; chi phí giải phóng mặt bằng lớn, thi công chậm; tình trạng thất thoát,lãng phí trong sử dụng vốn nhà nước vẫn còn xảy ra; công tác cải cách hành chínhđược thúc đẩy nhưng còn nhiều bất cập
Trang 17Hệ số ICOR của một số nước
Nước và vùng lãnh thổ Đầu tư/ GDP
(%)
Tăng trưởngGDP (%)
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Năng suất lao động thấp
Năng suất lao động thấp do cơ cấu lao động theo ngành kinh tế chuyển dịchchậm và chất lượng lao động còn thấp Lực lượng lao động tuy đông về số lượngnhưng chủ yếu là lao động phổ thong, ít qua đào tạo Hiện tỷ lệ lao động qua đàotạo nghề mới chỉ chiếm khoảng gần 30% Cơ cấu lao động mất cân đối, nhiều laođộng trẻ được đào tạo có trình độ kỹ thuật, có sức khỏe vẫn bị thất nghiệp Chươngtrình đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, cơ cấu đào tạothừa thầy thiếu thợ Học sinh học lý thuyết nhiều nhưng khả năng vận dụng thựctiễn rất yếu
Mô hình tăng trưởng kinh tế nước ta trong thời gian qua dựa nhiều tăng vốn đầu tư mà phần lớn là từ ngân sách nhà nước và các tập đoàn, tổng công
Hiệu quả vốn đầu tư theo thành phần kinh tế
Trang 18Kinh tế có FDI 3,6 4,3 3,7 3,3 1,6
Nguồn: Niên giám thống kê
Cơ cấu kinh tế so với từng giai đoạn đã có sự chuyển dịch tích cực nhưng
so với thế giới thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và lạc hậu
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào một số ngành vàsản phẩm truyền thống, có công nghệ không cao như dệt may, thủy sản, nông sảnchưa qua chế biến… Tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến trong GDP còn thấp.Công nghiệp khai thác vẫn chiếm một tỷ trọng khá ổn định trong GDP
Năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp thấp, khoảng cách tụt hậu
so với các nước trong khu vực có xu hướng tăng
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) trong Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu
2008- 2009 đã xếp năng lực cạnh tranh của Việt Nam thứ 70/134 quốc gia; 74/125năm 2005 và 77/125 năm 2006; còn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ViệtNam xếp ở vị trí 50/102 (năm 2003), 79/103 (năm 2005) và 80/116 (năm 2006).Năng lực cạnh tranh thấp cho thấy Việt Nam đang đứng trước rất nhiều nguy cơ cóthể bị tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới
2.1.2 Thực trạng bất bình đẳng thu nhập
2.1.2.1 Bất bình đẳng chung
Thành quả tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam đã đem đến chongười dân sự cải thiện về chất lượng cuộc sống nhưng đồng thời phân hóa giàunghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi vàmiền núi lại đang tăng lên Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hệ số chênh lệch
về thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất trong tổng dân số
cả nước ngày càng có xu hướng tăng cao, đã tăng từ 7,6 lần năm 1999 lên 8,1 lần
năm 2000 và 8,4 lần năm 2006
Hệ số chênh lệch giữa nhóm 20% dân số có thu nhập cao nhất và nhóm 20%
dân số có thu nhập thấp nhất
Trang 19là 18,7%, năm 2002 là 17,98% và năm 2004 là 17,4% Như vậy, sự bất bình đẳng
về thu nhập ở nước ta tuy có tăng nhưng ở mức độ rất thấp và phân bố thu nhậptrong các nhóm dân cư hiện nay ở nước ta là tương đối bình đẳng
Cùng với sự gia tăng thu nhập thì chi tiêu của các nhóm dân cư trong xã hộicũng tăng lên và cũng phản ánh phần nào tình trạng trên Trong khi các nhóm trungbình và gần giàu nhất không có sự thay đổi lớn về tỷ lệ tổng chi tiêu thì nhóm giàunhất đang có mức chi tiêu ngày càng nhiều hơn về tỷ trọng còn nhóm nghèo nhất lạiđang có xu hướng giảm bớt tỷ trọng chi tiêu Tỷ trọng chi tiêu của nhóm người giàunhất tăng từ 41,8% năm 1993 lên 43,3% năm 2006, trong khi đó tỷ trọng này củanhóm người nghèo nhất lại giảm từ 8,4% xuống còn 7,2% trong cùng thời kỳ Điềunày cho thấy một thực tế là sự chênh lệch về thu nhập tuyệt đối ở Việt Nam đangtăng lên nhanh Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 1993 chi cho tiêu dùngbình quân đầu người của gia đình giàu nhất cao gấp 5 lần so với gia đình giàu nhất,thì năm 2004 tỷ lệ tăng lên thành 6,3 lần Do vậy tỷ lệ chi tiêu bình quân đầu ngườicủa nhóm giàu nhất trong tổng chi tiêu dùng xã hội tăng từ 41,8% lên 44,7%, trongkhi nhóm nghèo nhất lại giảm từ 8,4% xuống còn 7,1% trong cùng thời kỳ Năm
2004, chi không phải ăn uống của nhóm hộ giàu nhất gấp 7,1 lần so với nhóm hộnghèo nhất; trong đó chi về nhà ở, điện nước, vệ sinh gấp 9,3 lần; chi thiết bị và đồdùng gia đình gấp 6,6 lần; chi y tế và chăm sóc sức khỏe gấp 4,6 lần; chi đi lại vàbưu điện gấp 12,7 lần … Hiện nay, mức sống và chi tiêu của những nhóm dân cư
có thu nhập cao ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng thị trường tiêudùng, với sự gia tăng mạnh mẽ của lượng ô tô nhập khẩu, các mặt hàng tiêu dùng xa
xỉ, các dịch vụ giải trí cao cấp…, trong khi đó các hộ gia đình nghèo phải thắt chặt
Trang 20chi tiêu trong bối cảnh lạm phát tăng cao làm xói mòn không ít thu nhập của họ.Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng bất bình đẳng này ở Việt Nam không phải
là hiện tượng người giàu giàu lên, người nghèo nghèo đi mà là người giàu ngàycàng giàu nhanh hơn người nghèo vì thực tế cho thấy ngay trong bối cảnh khoảngcách chênh lệch giàu nghèo doãng ra thì thu nhập bình quân đầu người của hộnghèo đã tăng lên và tỷ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh trong thời gian qua
Tỷ trọng chi tiêu của các nhóm 20% ở Việt Nam
giàu nhất
Phần nămgần giàunhất
Phần nămtrung bình
Phần nămgần nghèonhất
Phần nămnghèo nhất
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Điều tra mức sống dân cư từ 1993 đến 2006
Chúng ta cũng có thể xem xét thực trạng bất bình đẳng thu nhập qua hệ số Gini
Hệ số Gini theo chi tiêu: Theo tính toán của Tổng cục Thống kê Việt Nam, hệ
số Gini chung của nước ta tăng từ 0,34 năm 1993 lên 0,35 năm 1998 và 0,37 năm2002; 0,37 năm 2004 và 0,36 năm 2006 phản ánh sự chênh lệch giàu nghèo ngàycàng doãng ra nhưng sự gia tăng giữa các năm không quá lớn và trong những nămgần đây dần dần đã đi vào ổn định Xét hệ số Gini theo thu nhập có xu hướng nàycàng tăng nhanh hơn: tăng từ 0,34 năm 1993 lên 0,39 năm 1998 và 0,43 năm 2006.Như vậy, hệ số Gini của Việt Nam trong những năm vừa qua đã vượt qua giới hạn(0,2; 0,35) phản ánh tình trạng bất bình đẳng của Việt Nam đã gần qua ngưỡngtương đối bình đẳng và đáng báo động trong tương lai nếu nhà nước không cónhững chính sách ngăn chặn từ bây giờ
2.1.2.2 Bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn
Tăng trưởng kinh tế đã kéo theo tình trạng bất bình đẳng giữa khu vực thànhthị và nông thôn ngày càng tăng và sự gia tăng bất bình đẳng theo cả thu nhập vàchi tiêu ở khu vực thành thị đều cao hơn so với khu vực nông thôn Điều này có thểgiải thích bởi một thực tế là ở mức xuất phát điểm thấp, khoảng cách về giàu nghèothường nhỏ hơn so với những vùng có mức xuất phát điểm cao hơn Tuy nhiên điềuđáng quan tâm ở đây là tốc độ gia tăng bất bình đẳng ở khu vực nông thôn lại cao
Trang 21hơn so với khu vực thành thị Có thể lý giải điều này một phần do vấn đề người dânkhông có đất và mất đất đồng nghĩa với việc họ mất đi nguồn thu nhập chính từ hoạtđộng sản xuất nông nghiệp và hiện tượng di cư tìm việc làm từ nông thôn ra thànhthị Điều này đã góp phần làm tăng thu nhập và chi tiêu của những hộ nông thôn cóngười di cư ra thành thị so với những hộ không có người di cư Theo số liệu khảosát mức sống dân cư của Tổn cục Thống kê, từ năm 2002 đến 2006, trong khi thunhập bình quân đầu người một tháng của dân cư khu vực thành thị tăng bình quân14% /năm thì khu vực nông thôn tăng 16,8%/năm Vì vậy khoảng cách giàu nghèogiữa khu vực thành thị và nông thôn năn 2002 là 2,26 lần, năm 2004 giảm xuốngcòn 2,16 lần và đến năm 2006 chỉ cong 2,09 lần.
Bất bình đẳng theo khu vực ở Việt Nam
Hệ số Gini theo thu nhập
0,390,410,34
0,420,410,36
0,4230,410,37
Hệ số Gini theo chi tiêu
0,350,340,27
0,370,350,28
0,370,330,30
37,49,245,5
28,96,635,6
19,53,625,0Chênh lệch tỷ lệ nghèo giữa nông thôn và
Trang 22Chi tiêu bình quân của hộ gia đình khu vực nông thôn và thành thị
(1.000 đồng, giá năm 1993)
Nguồn: Viện khoa học xã hội Việt Nam (2007)
Xem xét bất bình đẳng về tỷ lệ nghèo ở Việt Nam theo khu vực thành thị- nôngthôn cho thấy khoảng cách giàu nghèo ở khu vực thành thị cao hơn và tăng lên, cònkhu vực nông thôn thì thấp hơn và gần đây đã giảm nhẹ Chênh lệch thu nhập giữanhóm giàu và nghèo ở thành thị năm 2007 là 8,2 lần và ở nông thôn là 6,5 lần Cácvùng nông thôn là nơi có nhiều người nghèo sinh sống, mặc dù trong những nămgần đây tỷ lệ nghèo ở nông thôn có sự giảm xuống mạnh mẽ nhưng tỷ lệ nghèo ởnông thôn nước ta vẫn cao hơn nhiều so với thành thị Năm 1993 tỷ lệ nghèo ởthành thị là 25,1% đến năm 2006 giảm xuống còn 3,9%, trong khi đó nông thônnăm 1993 là 66,4% và năm 2006 là 20,4%
Tỷ lệ nghèo chung phân theo thành thị, nông thôn (%)
Tỷ lệ nghèo chung cả nước 37.4 28.9 19.5 16.0
Phân theo thành thị, nông thôn
1114
1472 1649
1945 2124
Trang 23Dương, Bà Rịa– Vũng Tàu… Bất bình đẳng đã tăng tương đối ở các vùng như miềnnúi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên Các vùng NamTrung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long không có sự thay đổi lớn về bất bình đẳngtrong thời gian qua.
0,350,260,320,290,330,310,360,30
0,370,340,360,300,330,360,380,30
0,370,340,360,310,340,360,380,31
Nguồn: Tổng cục Thống kê
2.1.2.4 Bất bình đẳng theo dân tộc
Tình trạng bất bình đẳng theo dân tộc cũng có sự gia tăng ở Việt Nam Chênhlệch chi tiêu bình quân đầu người giữa nhóm dân tộc Kinh/Hoa và nhóm dân tộcthiểu số ngày càng doãng ra Năm 1993, chi tiêu bình quân đầu người của ngườiKinh/Hoa chỉ gấp 1,72 lần của người dân tộc thiểu số thì đến năm 2004 đã tăng lên2,15 lần Và tốc độ tăng chi tiêu bình quân đầu người của nhóm dân tộc Kinh/Hoa
và của nhóm dân tộc thiểu số cũng có sự khác nhau và ngày càng tăng Trong thời
kỳ 1993-2004, chi tiêu bình quân đầu người của nhóm dân tộc Kinh/Hoa tăng 98%thì đối với nhóm dân tộc thiểu số tốc độ tăng của thấp hơn nhiều, chỉ đạt 58%
Chi tiêu bình quân đầu người theo dân tộc
(1.000 đồng, giá năm 1993)