Luận Văn: Mối quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh tế và Chính sách xã hội trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
Trang 1Đề tài: “Mối quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh tế và Chính sách xã hội trong
công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay”.
Đề cương chi tiết:
A Đặt vấn đề:B Nội dung:
1 Cơ sở lý luận mối quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh tế và Chính sách xãhội.
Chính sách kinh tế và cơ sở hạ tầng
Chính sách xã hội và kiến trúc thượng tầng
Mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội
- Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng- Mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội
2 Cơ sở thực tiễn về mỗi quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh tế và Chính sáchxã hội trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
2.1 Thực trạng chính sách kinh tế và chính sách xã hội Việt Nam hiện nay
2.2 Sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội trong các thời kỳ đổi mới3 Giải pháp
C.Kết luận
D Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 2A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại hội IX của Đảng đã đề ra mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế
-xã hội thời kỳ 2001 - 2010 là "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõrệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại " Để thực hiện mục
tiêu trên, việc đổi mới, cải cách chính sách kinh tế, chính sách xã hội một cách đồng bộ,phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn là hết sức cần thiết Sự phối hợp chặt chẽ giữacác chính sách kinh tế và chính sách xã hội sẽ tạo điều kiện phát huy nội lực, gắn kết toàndân, tạo động lực và nguồn sức mạnh để phát triển đất nước nhanh, hiệu quả và bền vững.Chính sách xã hội không thể thoát ly khỏi chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô Song đivào những chính sách xã hội cụ thể lại thường phát sinh những mâu thuẫn, đặc biệt làtrong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành cơ chế thịtrường ở nước ta, và việc nước ta gia nhập tổ chức quốc tế WTO ngày 07/11/2006 vừaqua
Bởi vậy, nhiệm vụ của chúng ta là phải xác định cho được điểm tới hạn, ở đó sựkết hợp giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội là tối ưu nhất, có tác động tích cựcthúc đây sự phát triển và tiến bộ xã hội Vấn đề đặt ra là phải xác định rõ mỗi quan hệgiữa chính sách phát triển kinh tế và chính sách xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Đây cũng chính là lí do tôi lựa chọn đề tài: “Mối quan hệ biện chứng giữa Chính sáchkinh tế và Chính sách xã hội trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay” làm tiểu
luận triết học.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: nghiên cứu những mối quan hệ biện chứng giữachính sách kinh tế và chính sách xã hội, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để phát huytrong công cuộc đổi mới hiên nay Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng mối quan hệgiữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội của Việt Nam để đánh giá tìm ra nhữnghướng để vận dụng nó nó.
Kết cấu của tiểu luận bao gồm:
A Đặt vấn đề:B Nội dung:C.Kết luận
C Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 3Chính sách kinh tế của một quốc gia được biểu hiện thông qua cơ sở hạ tầng củaquốc gia đó Cơ sở hạ tầng được hiểu theo quan niệm triết học như sau:
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế củamột xã hội nhất định Cơ sở hạ tầng của một xã hội bao gồm những quan hệ sản xuấtthống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của mộtxã hội tương lai Quan hệ sản xuất thống trị giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sảnxuất khác Nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế xã hội Qua đó cho thấy cơsở hạ tầng của một xã hội cụ thể được đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trị trong xãhội đó.
1.2 Chính sách xã hội và kiến trúc thượng tầng
Chính sách xã hội là bộ phận cấu thành chính sách chung của Nhà nước trongviệc quản lý và giải quyết các vấn đề xã hội Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt cuộcsống của các thành viên trong xã hội, từ điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và vănhóa đến quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp và quan hệ xã hội
Chính sách xã hội của một quốc gia được biểu hiện thông qua hệ thống kiến trúcthượng tầng của quốc gia đó Kiến trúc thượng tầng được hiểu theo quan niệm triết họcnhư sau:
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học,đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước,đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội…được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật vận động phát triểnriêng, nhưng chúng có liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều hình thành trên
Trang 4cơ sở hạ tầng Có những yếu tố quan hệ trực tiếp đến cơ sở hạ tầng như chính trị, phápluật Có những yếu tố như triết học, tôn giáo, nghệ thuật chỉ quan hệ gián tiếp với cơ sởhạ tầng Trong xã hội có giai cấp thì kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp Đó là cuộcđấu tranh về mặt chính trị, tư tưởng của các giai cấp đối kháng, đặc trưng là sự thống trịvề mặt chính trị, tư tưởng của giai cấp thống trị.
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cấu thành của hình thái kinh tế xã hội, chúng thống nhất biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó, cơ sởhạ tấng quyết định kiến trúc thượng tầng, song kiến trúc thượng tầng cũng có tác độngcủa tích cực trở lại cơ sở hạ tầng Như vậy, thông qua mối quan hệ biện chứng giữa cơ sởhạ tầng và kiến trúc thượng tầng thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh tếvà chính sách xã hội.
-1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh tế và chính sách xã hội:
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt của đời sống xã hội, chúng thốngnhất biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúcthượng tầng Điều này thể hiện ở những điểm sau:
- Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó.Tính chất của kiến trúc thượng tầng do tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định Trong xãhội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặtchính trị và đời sống tinh thần của xã hội Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng nhưnhà nước, pháp quyền, triết học, tôn giáo… đều phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạtầng quyết định.
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng phải phùhợp với cơ sở hạ tầng nhưng không phải là sự phù hợp giản đơn Toàn bộ kiến trúcthượng tầng đều có tính độc lập tương đối trong quá trình vận động phát triển và tác độngmột cách mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng
Nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quanthì nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển Nếu kiến trúc thượng tầng tác động ngượclại, nó sẽ kìm hãm phát triển kinh tế, kìm hãm phát triển xã hội.
Chính sách kinh tế, chính sách xã hội có bản chất là cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng nên cũng có mối quan hệ biện chứng với nhau Do đó, đây là hai phạm trùriêng rẽ nhưng không tách rời nhau, có mối quan hệ tương hỗ và thống nhất Sự đồngbộ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội là điều kiện cần và đủ để bình ổn và
Trang 5phát triển của mỗi quốc gia Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thựchiện chính sách xã hội và ngược lại, sự ổn định, công bằng và tiến bộ của xã hội đạtđược thông qua các chính sách xã hội lại tạo ra những động lực mạnh mẽ để thực hiệncác mục tiêu kinh tế, nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội còn giúpchúng ta có cơ sở để tìm ra giới hạn giữa hai loại chính sách này Song đây là vấn đề hếtsức phức tạp, khó khăn Điều quan trọng là phân tích để đánh giá đúng những tác độngtích cực hoặc hậu quả tiêu cực của các chính sách, từ đó có thể đề ra các biện pháp kiểmsoát, khống chế hoặc thúc đẩy
Chính sách kinh tế và chính sách xã hội là một thể thống nhất biện chứng, nươngtựa vào nhau, ràng buộc lẫn nhau Sự kết hợp tối ưu giữa chính sách kinh tế và chính sáchxã hội có tác động thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội Nguyên tắcchung cho sự kết hợp đó là: chính sách kinh tế phải tạo được động lực trong xã hội, bảođảm cho xã hội ổn định; đến lượt nó, chính sách xã hội phải thúc đẩy nền kinh tế pháttriển vừa phải phù hợp với điều kiện kinh tế cho phép, vừa đặt ra những thách thức mới,hướng tới sự phát triển bền vững.
2 Cơ sở thực tiễn về mối quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh tế và Chính sáchxã hội trong công cuộc đổi mới ở nước ta hôm nay.
2.1 Thực trạng chính sách kinh tế và chính sách xã hội Việt Nam hiện nay:
Ở Việt Nam, chính sách kinh tế của Nhà nước là xây dựng nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần, vận động, phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước, nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có với cơ cấu công nghiệp - nôngnghiệp - dịch vụ hợp lý, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế và phát triển nền kinh tế theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chính sách kinh tế và chính sách xã hội là những công cụ điều tiết và quản lý vĩmô của Nhà nước, có tác động đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.Thông qua các chính sách kinh tế, chính sách xã hội Nhà nước có thể thực hiện đượccác chức năng chủ yếu của mình như:
- Nâng cao hiệu quả của nền kinh tế- Bảo đảm công bằng xã hội
- Giữ ổn định kinh tế - xã hội
Trang 6Kinh nghiệm từ nhiều nước cho thấy, sự phát triển kinh tế cũng đồng thời kéotheo một loạt các vấn đề về xã hội, như nạn thất nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo, mấtcân bằng sinh thái, các chứng bệnh nan y và cả sự thay đổi về các giá trị đạo đức, giá trịtinh thần Theo quan điểm hiện đại, mục tiêu phát triển bền vững không chỉ dựa trênnhững thành quả của phát triển kinh tế mà còn bao hàm cả các chỉ tiêu về phát triển giáodục, y tế, xóa đói giảm nghèo, các chỉ tiêu về phát triển con người, phát triển khoa học,công nghệ và chỉ tiêu về bảo vệ môi trường Chính vì vậy, bên cạnh các chính sách kinhtế, chính sách xã hội đóng vai trò như một cán cân điều tiết, đem lại đời sống tốt đẹp, sựcông bằng, dân chủ cho mỗi thành viên trong xã hội.
Thực tiễn ở Việt Nam từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay cho thấy, thôngqua đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc thực hiệncác chính sách kinh tế, chính sách xã hội đã đạt nhiều thành tựu tích cực Nền kinh tế đãcó bước phát triển mới về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và hội nhập kinh tế quốctế; tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dânđược cải thiện rõ rệt, văn hóa - xã hội không ngừng tiến bộ, khả năng độc lập, tự chủtăng lên, tạo thêm điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tuy nhiên, bêncạnh những tiến bộ đã đạt được, còn tồn tại nhiều bất cập, điển hình là:
- Nền kinh tế kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu Tích lũy nội bộ và sức muatrong nước còn thấp Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa, cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý Đầu tư của Nhà nước còn thất thoát vàlãng phí Nhịp độ thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài thiếu ổn định, quan hệ sảnxuất có mặt chưa phù hợp, hạn chế việc giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất
- Giáo dục, đào tạo còn yếu về chất lượng, cơ cấu đào tạo chưa phù hợp, có nhiềubất hợp lý trong dạy, học và thi cử Khoa học và công nghệ chưa thật sự trở thànhđộng lực phát triển kinh tế - xã hội Cơ sở vật chất của các ngành y tế, giáo dục, khoahọc, văn hóa, thông tin, thể thao còn hạn chế Việc đổi mới cơ chế quản lý và thực hiệnxã hội hóa trong các lĩnh vực này triển khai chậm.
- Đời sống của đại bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng núi,vùng sâu và vùng thường xuyên bị thiên tai Số lao động chưa có việc làm và không cóviệc làm còn lớn Nhiều tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi, nạn ma túy, mại dâm, lâynhiễm HIV/AIDS có chiều hướng lan rộng Tai nạn giao thông ngày càng tăng Môitrường sống bị ô nhiễm nhiều.
Trang 7Những yếu kém, bất cập nói trên có phần do điều kiện khách quan, nhưng chủyếu là do những khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, mà trước hếtlà sự thiếu ăn khớp, thiếu hài hòa, đồng bộ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hộitrong hệ thống công cụ quản lý thống nhất của Nhà nước
Để hướng tới việc tạo lập một nước Việt Nam thịnh vượng, công bằng, dân chủ,văn minh, Đại hội IX của Đảng đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho thời kỳ2001 - 2010 bằng việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hộichủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước Việt Nam cơ bản trở thành mộtnước công nghiệp theo hướng hiện đại Những mục tiêu kinh tế - xã hội của cả thời kỳnày là: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ,đưa nước Việt Nam trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sảnxuất, đồng thời xây dựng và thực hiện quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủnghĩa; phát huy cao độ nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinhtế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền vớiphát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinhtế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh.
Rõ ràng, khi nghiên cứu để đưa ra chính sách kinh tế- xã hội hợp lý, chúng ta phảixem xét tính chất độc lập tương đối, những đặc trưng khác biệt của nó để tập trung chúý, giải quyết thoả đáng các yêu cầu của thực tế trong hoạch định chính sách Mặt khácphải khai thác tính thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội để đạt đượcmục tiêu phát triển chung.
2.2 Sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội trong các thời kỳ đổimới
Qua gần 20 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của nhân dân trong việc hiện thực hoá đường lối đó, chúng ta đã đạtđược những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử Nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa đang từng bước được xây dựng Nền dân chủ XHCN với Nhà nước phápquyền của dân, do dân, vì dân đã được thiết định trên những đường nét cơ bản Nền vănhoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, sự thống nhất trong đa dạng đã hình thành Khốiđại đoàn kết toàn dân tộc mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
Trang 8nông dân và đội ngũ trí thức ngày càng được củng cố, thực sự trở thành một động lựcquan trọng của đổi mới đất nước.
Nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân với lực lượng vũ trang nhân dâncách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại ngày càng đủ mạnh để bảo vệ Tổquốc và cuộc sống yên lành của nhân dân Nền ngoại giao độc lập, tự chủ, rộng mở, đaphương hoá, đa dạng hoá với tinh thần Việt Nam sắn sàng là bạn, là đối tác tin cậy củacác nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển, khôngngừng mở rộng các quan hệ đối ngoại, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trườngquốc tế đã phát huy vai trò to lớn của mình trong đổi mới đất nước Công cuộc xâydựng, chỉnh đốn Đảng đã góp phần làm cho Đảng ta ngày càng vững mạnh, đủ sức gánhvác được sứ mệnh lịch sử mà dân tộc ta giao phó Những thành tựu đó đã làm cho sứcmạnh tổng hợp của đất nước được tăng lên nhiều, vị thế nước ta trên trường quốc tếkhông ngừng được nâng cao.
Những bài học được rút ra từ 20 năm đổi mới giúp chúng ta hoàn thiện hơn nữađường lối, chủ trương, chính sách và cách thức triển khai trong tổ chức thực tiễn sẽ gópphần đẩy mạnh hơn sự phát triển của đất nước Đặc biệt, việc tham gia WTO là bướchội nhập kinh tế quốc tế ở tầm cao nhất về cấp đối tác sẽ mang lại nhiều thuận lợi chosự phát triển Đó là những yếu tố quan trọng để chúng ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diệnsự nghiệp đổi mới nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Song, bên cạnh những thành tựu, tiến bộ đã đạt được sau gần 20 năm đổi mới, vẫncòn những yếu kém, khuyết điểm làm gay gắt những mâu thuẫn của quá trình phát triển.Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp Khókhăn này sẽ tăng lên rất lớn, đặc biệt là đối với doanh nghiệp, khi AFTA có hiệu lựcđầy đủ đối với nước ta và nước ta chính thức gia nhập WTO Nhiều nguồn lực và tiềmnăng trong nước để phát triển kinh tế chưa được huy động và sử dụng tốt Thất thoát,lãng phí trong quản lý kinh tế, đặc biệt trong quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản,quản lý doanh nghiệp Nhà nước còn rất nghiêm trọng Cuộc vận động xây dựng, chỉnhđốn Đảng và cải cách hành chính trong hệ thống chính quyền chưa đạt yêu cầu đề ra.Nhiều nơi còn vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, việc thực hiện luật pháp, kỷ cươngkhông nghiêm Nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm hoặc chưa giải quyết tốt Điều đó đòi
Trang 9hỏi phải có sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội để đạt được mụctiêu đề ra.
Sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội được biểu hiện ở mộtsố điểm cơ bản sau đây:
- Chính sách kinh tế và chính sách xã hội đều hướng vào mục tiêu trung tâm làphát triển con người, phát huy nhân tố con người, đảm bảo công bằng về quyền lợi vànghĩa vụ công dân Mục tiêu phát triển là tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng lại phải đảmbảo công bằng xã hội
- Mối quan hệ hữu cơ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội ở đây biểu hiện:nếu có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn sẽ tạo điều kiện, tiền để vật chất để giảiquyết các vấn đề xã hội, ngược lại giải quyết tốt các vấn đề xã hội, ngược lại giải quyếttốt các vấn đề xã hội bằng những chính sách phù hợp sẽ tạo ra cái nền ổn định xã hội đểphát triển kinh tế Như vậy, mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hộitrong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thịtrường, để không chệch hướng xã hội chủ nghĩa, bao giờ cũng phải xác lập quan hệ hợplý giữa chúng.
- Việc nghiên cứu sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội giúpchúng ta có cơ sở để tìm ra quan hệ hợp lý giữa chúng Chúng ta chủ yếu xem xét, phântích những dấu hiệu, những yếu tố tác động tích cực của các chính sách đó, để từ đó nhànước áp dụng các biện pháp kiểm soát, khống chế chúng về mặt tính chất, quy mô vàcường độ, không cho nó vượt quá điểm “tới hạn”, trở thành những “điểm nóng”, gây nênnhững hậu quả xấu hoặc nguy hiểm về mặt xã hội
Như vậy, ở đây có hai vấn đề đặt ra:
Một là, khi hoạch định chính sách kinh tế phải tính đến hậu quả về mặt xã hội Hai là, một số chính sách xã hội được xây dựng không tính đến khả năng củanền kinh tế không quan tâm đến lợi ích kinh tế thì sẽ trở thành yếu tố cản trở tăngtrưởng kinh tế
3 Giải pháp
Các chính sách kinh tế tập trung vào những nhiệm vụ trọng yếu:
- Tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và công dân đầu tưvà phát triển sản xuấ t kinh doanh.
Trang 10- Tập trung sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật, đổi mới công tác chỉđạo thực hiện để bảo đảm các thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển lâudài, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh, thực sự là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tiếp tục chính sách mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển,tích cực chuẩn bị các điều kiện về kinh tế, thể chế, cán bộ để thực hiện thành công quátrình hội nhập trên cơ sở phát huy nội lực, bảo đảm độc lập, tự chủ, bình đẳng và cùng cólợi.
Các chính sách xã hội cần được thực hiện đồng thời và tập trung vào nhữngnhiệm vụ: đổi mới chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tônvinh nhân tài; chú trọng sử dụng và phát huy tiềm năng tri thức của người Việt Nam ởnước ngoài; đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với giáo dục và đào tạo, thu hút cácnguồn lực trong nước và nước ngoài; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư pháttriển giáo dục ở tất cả các bậc học; có các chính sách thích hợp tạo công bằng về cơ hộivà bình đẳng về trách nhiệm cho mọi công dân, mọi doanh nghiệp và nhà đầu tư tronghoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên các chính sách kinh tế và các chính sách xã hội không giải quyết mộtcách riêng rẽ mà chúng phải được thực hiện đồng thời và song song cùng nhau như:
- Kết hợp ngay trong mục tiêu và phương hướng chiến lược phát triển kinh tế- xãhội của đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội;
- Kết hợp trong quy hoạch tổng thể, trong kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế- xãhội năm năm.
- Kết hợp trong việc xây dựng và thể chế hoá luật pháp hoá các chính sách xã hội.- Kết hợp trong kế hoạch và cân đối ngân sách hàng năm Trong đó, xác định rõ tỷlệ và quy mô đầu tư cho chính sách xã hội, có lựa chọng các vấn đề ưu tiên.
- Kết hợp trong việc lồng ghép các chương trình dự ấn kinh tế với các chươngtrình, dự án xã hội Chẳng hạn chương trình phát triển và khai thác các vùng, chươngtrình phát triển và khai thác các vùng, chương trình kinh tế- xã hội miền núi, chương trìnhphát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn…
Mục tiêu phát triển hiệu quả và bền vững đã trở thành kim chỉ nam cho việchoạch định, điều chỉnh và tổ chức thực thi các chính sách kinh tế, chính sách xã hội