1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luân văn thạc sĩ mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và văn hóa ở Khánh Hòa

125 446 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 5,55 MB

Nội dung

Hồ SĩQuý đồng chủ biên; …Thông qua các tác phẩm, các tác giả giúp cho ngườiđọc hiểu rõ hơn khái niệm về văn hóa, sự phát triển văn hóa; vai trò của vănhóa với phát triển kinh tế - xã hội

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-˜˜ -NGUYỄN THỊ KIM HOA

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN

VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Ở KHÁNH HÒA HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2012

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-˜˜ -NGUYỄN THỊ KIM HOA

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN

VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Ở KHÁNH HÒA HIỆN NAY

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC

Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS HỒ ANH DŨNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu của tôi Những kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được công

bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Hoa

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4

3.1 Mục đích của luận văn 4

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 5

3.3 Phạm vi nghiên cứu của luận văn 5

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 5

6 Kết cấu của luận văn 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH .7

1.1 Quan niệm về văn hóa, phát triển văn hóa và vai trò của văn hóa trong xã hội 7

1.1.1 Quan niệm về văn hóa 7

1.1.2 Các loại hình văn hóa 16

1.1.3 Quan niệm về phát triển văn hóa 18

1.1.4 Vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội 22

1.2 Quan niệm về du lịch và phát triển du lịch bền vững, những tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch bền vững 33

1.2.1 Quan niệm về du lịch và phát triển du lịch bền vững 33

1.2.2 Những tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch bền vững 39

1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển văn hóa và phát triển du lịch 42

1.3.1.Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển du lịch 42

1.3.2.Vai trò của du lịch đối với sự phát triển văn hóa 46

Kết luận chương 1 51

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KẾT HỢP GIỮA PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH KHÁNH HÒA HIỆN NAY 54

2.1 Khái quát điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa và phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hòa……… 54

2.1.1.Vị trí địa lý, tự nhiên tỉnh Khánh Hòa 54

2.1.2.Khái quát điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội tỉnh Khánh Hòa 55

2.2.Thực trạng kết hợp giữa phát triển văn hóa và phát triển du lịch ở Khánh Hòa hiện nay 62

2.2.1.Những thành tựu đạt được trong việc kết hợp giữa phát triển văn hóa và du lịch A 62

2.2.2.Những tồn tại và hạn chế trong việc kết hợp giữa phát triển văn hóa và du lịch 72

2.2.3.Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế 75

Trang 6

2.3.1.Phương hướng kết hợp phát triển văn hóa và phát triển du lịch ở Khánh

Hòa hiện nay 80

2.3.1.1 Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với việc phát huy và khai thác các giá trị văn hoá đặc trưng phục vụ cho việc phát triển du lịch 80

2.3.1.2 Luôn luôn kết hợp chặt chẽ giữa phát triển văn hóa với phát triển du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 81

2.3.1.3 Phát triển nhanh nhưng phải đảm bảo bền vững 82

2.3.1.4 Phát triển du lịch trên cơ sở phát huy tốt các giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa của địa phương, đồng thời đảm bảo duy trì và phát huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu được các giá trị văn hóa của các nước trong khu vực và trên thế giới 84

2.3.2.Một số giải pháp kết hợp phát triển văn hóa và phát triển du lịch một cách có hiệu quả ở Khánh Hòa hiện nay 84

2.3.2.1 Xây dựng môi trường văn hoá nhằm thúc đẩy phát triển du lịch 84

2.3.2.2 Đào tạo nhân lực cho hoạt động du lịch và văn hoá 85

2.3.2.3 Đẩy mạnh giao lưu, mở rộng, phát triển văn hóa thông qua hoạt động du lịch 89

2.3.2.4 Hình thành một số vùng trọng điểm về du lịch gắn với các di sản văn hoá, các hoạt động văn hóa 90

2.3.2.5 Đa dạng hoá các sản phẩm văn hóa và loại hình du lịch gắn với hoạt động văn hóa 92

2.3.2.6 Bảo vệ tôn tạo và phát huy các di sản văn hoá, các hoạt động văn hóa để thúc đẩy phát triển du lịch 94

2.3.2.7 Đẩy mạnh các hoạt động maketing, thông tin quảng bá và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và tăng cường đầu tư cho hoạt động văn hóa và du lịch 96

Kết luận chương 2 97

PHẦN KẾT LUẬN 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, dulịch Việt Nam trong những năm gần đây đã có bước tiến mạnh mẽ Hàng năm,

số lượng khách quốc tế đến nước ta không ngừng tăng, khách du lịch nội địacũng tăng nhanh Thực tế này đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ cho sự phát triểnvăn hoá và mối quan hệ biện chứng giữa phát triển văn hoá và phát triển du lịch

Giữa văn hoá và du lịch có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ Văn hoá và bảnsắc văn hoá dân tộc là nguồn lực cho hoạt động du lịch Du lịch là một hình thứccủa hoạt động giao lưu văn hoá đang ngày càng được đẩy mạnh hiện nay Dulịch là cầu nối giữa các bộ phận dân cư thuộc các nền văn hoá khác nhau trên thếgiới, đồng thời tạo lập mối quan hệ trong cuộc sống giữa quá khứ hiện tại vàtương lai của mỗi dân tộc

Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu du lịch của con người ngày càng đượcnâng cao Đồng thời, khoa học công nghệ phát mạnh mẽ, trình độ dân trí ngàycàng cao, nhu cầu du lịch của con người cũng phát triển cao hơn về chất Người

ta đi du lịch không dừng lại ở việc vui chơi giải trí, mà còn nâng cao hiểu biết vềvăn hóa, vì mục đích giao lưu, tìm hiểu, tiếp thu các giá trị văn hóa tốt đẹp củadân tộc mình và các dân tộc khác Tình hình đó tất yếu đặt ra yêu cầu kết hợpchặt chẽ giữa văn hóa và du lịch

Khánh Hòa là một tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch lớn, đồng thời làtỉnh có tính đa dạng về dân tộc và văn hóa Trong quá trình đổi mới và hội nhậpquốc tế, Đảng bộ và chính quyền của tỉnh đã quan tâm kết hợp giữa phát triểnvăn hóa và phát triển du lịch Tuy vậy những nỗ lực, cố gắng của tỉnh cũng chưatương xứng với tiềm năng và yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế -

xã hội Chọn, nghiên cứu đề tài: "Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển văn hoá và phát triển du lịch ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay", tôi muốn góp phần làm rõ

hơn về phương diện lý luận mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và du lịch, về

Trang 8

thực tiễn vấn đề phát triển du lịch dựa trên nền tảng kế thừa, phát huy di sản vàbản sắc văn hoá tại tỉnh Khánh Hòa - Xứ trầm hương

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề về mối quan hệ giữa phát triển văn hóa và phát triển du lịch là mộttrong những vấn đề luôn thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhàkhoa học, các học giả Có không ít những công trình nghiên cứu, những bài viết,những tác phẩm của các tác giả, các nhà khoa học bàn luận và nêu lên những quanđiểm của mình về vấn đề phát triển văn hóa và phát triển du lịch dưới nhiều góc độkhác nhau Có thể khái quát các hướng nghiên cứu chủ yếu như sau:

Hướng thứ nhất, nghiên cứu chuyên về văn hóa: chúng ta có thể kể đếncông trình nghiên cứu tiêu biểu về văn hóa Đó là những công trình và những

tác phẩm sau: “Bản sắc văn hóa Việt Nam”, Nxb Văn học, 2002 của PGS Phan Ngọc;“ Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc - vai trò của nghiên cứu và giáo dục” Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1999; “Văn hóa và con người” Nxb Văn hóa thông tin, 2006 của Nguyễn Trần Bạt; “Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” Nxb Từ điển bách khoa và Viện văn hóa, 2008 do PGS.TS.Nguyễn Duy Bắc (chủ biên); “Văn hóa, mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội”,

Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2006 do GS TS Nguyễn Văn Huyên (chủ

biên); “Văn hóa vì sự phát triển xã hội”, Viện Văn hóa, Nxb Văn hóa - Thông tin Hà Nội, 2002 của PGS TS Lê Như Hoa; “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị quốc gia

Hà Nội, 2001 do GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn, TS Phạm Văn Đức, TS Hồ SĩQuý (đồng chủ biên); …Thông qua các tác phẩm, các tác giả giúp cho ngườiđọc hiểu rõ hơn khái niệm về văn hóa, sự phát triển văn hóa; vai trò của vănhóa với phát triển kinh tế - xã hội, những giá trị văn hóa truyền thống của dântộc nhằm giúp mỗi người có nhận thức sâu sắc hơn về việc bảo tồn và phát huybản sắc văn hóa dân tộc ta, góp phần phát triển văn hóa nước nhà

Trang 9

Hướng thứ hai là những công trình nghiên cứu, những tác phẩm viết về du

lịch gồm những công trình và những tác phẩm sau:“Nhập môn khoa học du lịch”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000 của Trần Đức Thanh;“Du lịch và kinh doanh du lịch” Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1995 của Trần Nhạn ;

“Thị trường du lịch” Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998 của Nguyễn Văn Lưu; “Một số vấn đề về du lịch Việt Nam” Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 của Đinh Trung Kiên; “Du lịch bền vững”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

2001 của Nguyễn Đình Hòe; “Việt Nam cảnh đẹp và di tích”, Nxb Thành phố

Hồ Chí Minh, 1989 của Phạm Lê Hoàn;…Qua các tác phẩm, các tác giả giúpngười đọc hiểu rõ hơn khái niệm về du lịch, sự phát triển du lịch bền vững; vaitrò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; hiện trạng khai thác tàinguyên du lịch ở nước ta nói chung và ở các địa phương nói riêng từ đó đưa ranhững định hướng, giải pháp nhằm phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn mang lại hiệu quả kinh tế cao

Hướng thứ ba là những tác phẩm viết về mối quan hệ giữa văn hóa và dulịch, nói về vấn đề du lịch văn hóa, vai trò của văn hóa, cũng như giữ gìn bản

sắc văn hóa trong kinh doanh du lịch Chẳng hạn như “Văn hóa du lịch”, Nxb Văn hóa Thông Tin, 2010 của TS Trần Diễm Thúy; “Du lịch văn hóa ở Việt Nam”, Nxb.Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001 của Thu Trang, Công Nghĩa;

“Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong kinh doanh du lịch”, Nxb.Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2000 của Đặng Quang Thành; “Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2004 của TS.

Nguyễn Thị Chiến…

Đặc biệt, vấn đề phát triển văn hóa và phát triển du lịch được đề cập rất

nhiều qua các tạp chí như: “Quan hệ du lịch - văn hoá và triển vọng ngành du lịch Việt Nam” của Thạc sĩ Ngô Kim Anh, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Số 2/2000; “Về hiệu quả kinh tế - xã hội của văn hoá qua hoạt động du lịch” của Tiến sĩ Trần Nhoãn, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Số 4/2002…và đây cũng là

vấn đề được thông qua tại các cuộc hội thảo; được đăng trên báo, Internet,…

Trang 10

Riêng ở Khánh Hòa, vấn đề văn hóa, du lịch, mối quan hệ phát triểnvăn hóa và du lịch có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết của tập thể và

các tác giả như: “Địa chí Khánh Hòa”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội,

2003 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa; bộ Diện mạo văn hóa một vùng đất (3 tập), Nxb Văn hóa Thông tin Khánh Hòa, 2001 do tập thể tác giả;

“Diện mạo văn hóa Khánh Hòa” Nxb Chính trị Quốc gia, 2003 do Nguyễn văn Khánh (Chủ biên); “Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa Khánh Hòa ”, Nxb Văn hóa Thông tin Khánh Hòa, 2007 của Nguyễn Công Bằng; “Văn hóa dân gian Khánh Hòa”, Nxb.Văn hóa Thông tin, 2006; của Trần Việt Kỉnh; “Khánh Hòa địa chỉ văn hóa và danh thắng”, Nxb Văn hóa Thông tin Khánh Hòa, 2007; “Văn hóa phi vật thể Khánh Hòa”, Nxb Văn hóa dân tộc,

1999 của Nguyễn Văn Khánh; “Xứ Trầm Hương”, Nxb Hội văn học nghệ thuật Khánh Hòa, 2002 của Quách Tấn; “Du lịch Khánh Hòa từ cuối thế kỷ XIX đến nay”, Nxb Chính trị Quốc gia, 2006 của Nguyễn Thị Kim Hoa;

Thực trạng văn hóa tỉnh Khánh Hòa 1990 - 2002

Nhìn chung, vấn đề phát triển văn hóa và phát triển du lịch đã và đangđược nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu Mặc dù đã có một số lượng lớn cácbài viết trên về vấn đề này nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đi

sâu nghiên cứu vấn đề về “mối quan hệ biện chứng giữa phát triển văn hóa và phát triển du lịch ở Khánh Hòa hiện nay” Tuy nhiên, những công trình nghiên

cứu và những bài viết trên là nguồn tài liệu tham khảo vô cùng thiết thực và quíbáu giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích của luận văn

Mục đích của luận văn là nhằm làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa pháttriển văn hóa và phát triển du lịch về mặt lý luận, đồng thời làm rõ thực trạngviệc kết hợp giữa phát triển văn hóa và phát triển du lịch ở tỉnh Khánh Hòa;Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát triển văn hóa và dulịch của tỉnh Khánh Hòa hiện nay

Trang 11

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Trình bày, phân tích lý luận về văn hoá, du lịch, về mối quan hệ biệnchứng giữa phát triển văn hoá và phát triển du lịch

- Phân tích thực trạng việc kết hợp giữa phát triển văn hoá và phát triển dulịch trong thời kỳ đổi mới ở tỉnh Khánh Hòa

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết tốtmối quan hệ biện chứng giữa việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá dântộc với phát triển du lịch ở Khánh Hòa hiện nay

3.3 Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Luận văn tập trung làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn giải quyếtmối quan hệ biện chứng giữa phát triển văn hoá và sự phát triển du lịch ở tỉnhKhánh Hòa trong những năm gần đây, chủ yếu là từ năm 2000 đến nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn được tiến hành trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận củachủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hoá và du lịch

Luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu nhưphân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử, thống kê, so sánh, đối chiếu, đồng thời

có sử dụng kết quả điều tra của các công trình đã công bố

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Luận văn góp phần giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa phát triểnvăn hoá và phát triển du lịch trên bình diện lý luận và thực tiễn, qua đó đóng gópvào việc nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân tỉnh Khánh Hòa về tính tấtyếu và tầm quan trọng của việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển văn hóa với pháttriển du lịch

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và họcviên cao học các chuyên ngành triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học và vănhóa học

Trang 12

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 2 chương, 6 tiết

Trang 13

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN

HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1 Quan niệm về văn hóa, phát triển văn hóa và vai trò của văn hóa trong xã hội

1.1.1 Quan niệm về văn hóa

Trong lịch sử nhận thức của tất cả các dân tộc trên thế giới hiện nay, vănhóa là khái niệm có một nội hàm ngữ nghĩa khá phong phú và phức tạp đượchiểu theo nhiều cách khác nhau Người ta có thể hiểu văn hóa như một hoạtđộng sáng tạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn hóa như là lối sống,thái độ ứng xử, lại cũng có thể hiểu văn hóa như trình độ học vấn

Ở phương Tây, từ văn hóa xuất hiện sớm trong đời sống của con người.Dựa theo sự nghiên cứu của nhà ngôn ngữ học người Đức Wun (W.Wundt), thì

từ văn hóa bắt nguồn từ một động từ tiếng Latinh ‘Colere” sau chuyển thành

“cultura”, có nghĩa là cày cấy, vun trồng Từ nghĩa ban đầu này về sau dẫn đếnnghĩa rộng hơn là sự hoàn thiện, vun trồng tinh thần, trí tuệ Thế kỷ thứ nhấttrước công nguyên, Xi-xơ-ron (Ciceron), nhà hùng biện La Mã từng có câu nóinổi tiếng: Triết học là văn hóa (sự vun trồng) tinh thần, nghĩa là quá trình giáodục, bồi dưỡng về mặt tinh thần, trí tuệ cho con người Suốt trong thời kỳ PhụcHưng, từ văn hóa áp dụng vào nghệ thuật và văn chương trong các thành ngữ

“cultura banarum artium” và “cultura litteratum humanionum” (văn hóa nghệthuật và văn hóa văn chương nhân đạo)

Ở Trung Quốc, từ văn hóa đã có ngay từ thời Tây Hán (206TCN - 25SCN) Sách Thuyết Uyển Chỉ Vũ của Lưu Hướng thời Tây Hán có câu: Thánhnhân cai trị thiên hạ, trước hết dùng văn đức, sau mới dùng vũ lực Phàm khi đãthiên về dùng vũ lực, thì không khuất phục nổi, văn hóa không sửa đổi được,

Trang 14

cuối cùng sẽ bị suy kiệt Chữ văn hóa ở đây là chỉ sự “giáo hóa”, đặt đối trọngvới vũ lực.

Mặc dù có mặt sớm trong đời sống ngôn ngữ phương Tây, cũng như ởphương Đông, nhưng phải đến thế kỷ XVIII, từ văn hóa mới được đưa vào khoahọc, sử dụng như thuật ngữ khoa học Năm 1774, từ này mới được xuất hiệntrong thư tịch và ghi vào từ điển năm 1783 ở Đức Người đầu tiên sử dụng từvăn hóa trong khoa học là Pu-ten-đô (Pufendorf), người Đức Ông cho rằng vănhóa là toàn bộ những gì được tạo ra do hoạt động xã hội, nghĩa là văn hóa đốilập với trạng thái tự nhiên Sau ông, nhà triết học Hê-đê (Herder) (1744 - 1803)cho rằng: văn hóa là sự hình thành lần thứ hai của con người Theo ông, lần thứnhất, con người xuất hiện với tư cách là một thực thể sinh vật tự nhiên; lần thứhai con người hình thành như một thực thể xã hội, tức là một nhân cách văn hóa,theo nghĩa toàn vẹn của từ này

Đến giữa thế kỷ XIX, các nhà nhân loại học, dân tộc học phát triển mạnh

ở Châu Âu và trên cơ sở đó học thuyết văn hóa, khoa học văn hóa ra đời Nhànhân chủng học nước Anh Tây-Lơ (E.B.Taylor) là người đầu tiên xem văn hóa

là một đối tượng nghiên cứu khoa học Trong cuốn Văn hóa nguyên thủy

(Primitive Culture) xuất bản năm 1871 ở Luân Đôn, ông định nghĩa “văn hóa làmột phức thể bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tậpquán, mọi khả năng và thói quen mà con người, với tư cách là thành viên xã hội,đạt được” [130, 27] phát triển văn hóa phát triển con người Năm 1885, thuật

ngữ văn hóa được đề cập trong công trình Khoa học chung về văn hóa (2 tập)

của Klemn người Đức Ông trình bày sự phát sinh, phát triển toàn diện của loàingười như một lịch sử văn hóa thì văn hóa mới trở thành một khoa học riêngbiệt Năm 1949, thuật ngữ Văn hóa học (Kulturkunder tiếng Đức, Culturologytiếng Anh) xuất hiện khá phổ biến sau công trình nghiên cứu khoa học về văn

hóa (The Science of Culture) ở Mỹ

Vào nửa đầu thế kỷ XX, các nhà văn hóa học người Mỹ đã có nhiều cốnghiến trong việc mở rộng đối tượng và quy mô của văn hóa học Năm 1952, hai nhà

Trang 15

dân tộc học người Mỹ Kro-ê-bê (A.L.Kroeber) và KLuc-hon (C.L.Kluckhohn) đãdẫn ra và phân tích 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa mà các tác giả củanhiều nước đã từng nêu ra trong một cuốn sách chuyên bàn về định nghĩa văn

hóa nhan đề: Văn hóa - tổng luận phê phán các quan niệm và định nghĩa

(Culture: a critical review of concepts and definitions) Trong lần xuất bản lầnthứ hai của cuốn sách này, số định nghĩa đã tăng lên đến trên 200 Năm 1958,

Clevis - Strauss thông qua cuốn Anthropologie Structural xuất bản tại Paris đã

vận dụng phương pháp cấu trúc trong ngôn ngữ học vào việc nghiên cứu vănhóa Đến năm 1967, nhà văn hóa người Pháp là Môlesơ đưa ra 250 định nghĩakhác nhau về văn hóa Từ năm 1970 trở đi, cách hiểu phổ biến nhất về văn hóa

là tất cả những gì làm cho một dân tộc này khác với một dân tộc kia như tínngưỡng, lối sống, hoạt động sản xuất và hoạt động tinh thần Hiện nay thì sốlượng định nghĩa văn hóa khó biết chính xác: có người cho là 400, có người nói

là 500, có người cho rằng chúng lên con số nghìn… [131, 2] Văn hóa là mộtthuật ngữ đa nghĩa nên phải được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau Dưới góc

độ triết học, văn hóa là đặc trưng của loài người, là cái phân định ranh giới giữacon người với các loài động vật khác, “là thiên nhiên thứ hai” (M.Gorki) của conngười Về phương diện xã hội học, văn hóa là phương thức sống chung của conngười trong một xã hội nào đó Fit-tơ (J.Fichter) viết: “Văn hóa là hình thái toàndiện của hệ thống thể chế (kinh tế, chính trị, gia đình, giáo dục, tín ngưỡng vàgiải trí) mà con người cùng có chung trong xã hội” [62, 162] Nhà triết họcngười Nga L.N Kôgan và P.Visnhexki dùng phạm trù “hoạt động” để địnhnghĩa văn hóa: “văn hóa - là hoạt động sáng tạo của con người nhằm tìm hiểuthế giới Nó chịu sự quy định của phương thức sản xuất vật chất” [70, 23]

Trong lĩnh vực tâm lý học, L White đã xem “văn hóa là cơ chế của cáchiện tượng, sự vật, hành động, tư tưởng, cảm xúc Cơ chế này được tạo ra nhờviệc sử dụng các biểu trưng hoặc phụ thuộc vào các biểu trưng đó” [88, 29]

Trong Từ điển triết học, Rôdentan quan niệm, văn hóa là toàn bộ những

giá trị về vật chất và tinh thần mà loài người đã và đang sáng tạo ra trong quá

Trang 16

trình hoạt động thực tiễn xã hội - lịch sử, những giá trị ấy xác định mức độ đạtđược về mặt lịch sử của sự phát triển xã hội [98, 198]. Trong Bách khoa toàn thư của Pháp, văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn

ngữ, tư tưởng, thị hiếu thẩm mỹ, những hiểu biết kinh tế, kể cả tổ chức conngười Đây chính là văn hóa vật chất, bao gồm công cụ, nhà ở, sản phẩm côngnghiệp Văn hóa dùng để điều tiết những quan hệ giữa con người với nhau vàxác định thái độ ứng xử của con người với tự nhiên

Thấy được vai trò quan trọng của văn hóa nên năm 1982, tại MêhicôUNESCO đã tổ chức Hội nghị quốc tế về văn hóa với sự tham dự của hơn 100nước và trên 1.000 đại biểu và đưa ra tuyên bố về chính sách văn hóa, lấy thập

kỷ 90 là thập kỷ phát triển văn hóa, đưa ra khái niệm về văn hóa đó là: “văn hóa

là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyếtđịnh tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa baogồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của conngười, những hệ thống giá trị suy xét về bản thân Chính văn hóa làm cho chúng

ta trở thành sinh vật đặc biệt, nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thânmột cách có đạo lý Chính nhờ văn hóa mà chúng ta xét đoán được những giá trị

và thực thi những lựa chọn Chính nhờ có văn hóa mà con người tự thể hiện, tự

ý thức được bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạonên những công trình vượt trội bản thân mình” [121, 5-6] Trong dịp phát độngThập kỷ quốc tế phát triển văn hóa (tại Paris ngày 21/1/1988), Tổng giám đốcUNESCO, Federco Mayor đã phát biểu: “Văn hóa là tổng thể sống động cáchoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt độngsáng tạo ấy hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu

- những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” [121, 5 - 6]

Ở Việt Nam, khái niệm văn hóa được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu.Năm 1938, lần đầu tiên, học giả Đào Duy Anh đã định nghĩa “văn hóa là văn vật

và giáo hóa, văn hóa là giáo hóa con người trở nên đẹp đẽ” [2, 13]

Trang 17

Văn hóa là một phạm trù rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực đa dạng, phongphú Không nên coi văn hóa là một hoạt động riêng biệt có tính ngành nghề, phảixem văn hóa là hoạt động tạo ra những giá trị, những chuẩn mực xã hội - là môitrường thứ hai, cái nôi nuôi dưỡng sự hình thành nhân cách con người Cố Thủtướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùngphong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà cóliên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình conngười làm nên lịch sử… cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa baoquát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm,đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từbên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng

và sức chiến đấu để bảo vệ mình không ngừng lớn mạnh” [41, 16]

Năm 1994, GS Phan Ngọc trong công trình nghiên cứu Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới đã đưa ra tư liệu cho rằng một nhà dân tộc học người

Mỹ đã thống kê được gần 400 định nghĩa về văn hóa GS Phan Ngọc cho rằng:

“Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay mộttộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này

mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng Điều biểu hiện rõ nhấtchứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiệnthành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựachọn của các cá nhân hay các tộc người khác”[90, 19 - 20] GS Trần QuốcVượng cho rằng: cái văn hóa là sự biến đổi cái tự nhiên của từng cộng đồngngười nhất định Văn hóa là sự phản ứng, sự chế ngự, sự trả lời của một cộngđồng người trước những thách đố của mọi cái gì tự nhiên (kể cả môi trường tựnhiên lẫn cái được gọi là bản năng tự nhiên của con người) Văn hóa là lối sống(way of life) của một cộng đồng người, là thế ứng xử tập thể (hay công thể)(comportment collectif) của một cộng đồng người, của một xã hội, là tổng sốnhững đồng nhất thể (identités) của các thành viên về các phương diện nhậnthức, quan niệm, chuẩn mực, biểu tượng và hệ thống các giá trị… Văn hóa, hiểu

Trang 18

như vậy thì vừa có mặt bao la (toàn bộ các thành tựu của con người) vừa có mặtchặt chẽ (phản ứng tập thể của từng cộng đồng người, do đó có nhiều loại hìnhvăn hóa khác nhau) [132, 151 - 159] Cụ thể hơn về tính đa dạng của văn hóa,

GS Trần Văn Giàu quan niệm văn hóa không chỉ bao gồm kiến thức cơ bản,kiến thức chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ, năng lực sử dụng thiết bịtin học,… mà phải bao gồm cả đạo đức, tâm lý, triết học, nếp sống, sức khỏe,…

rộng, “văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do conngười sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tácgiữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [131, 25]. Từ điển Bách khoa Việt Nam, đã rút ra khái niệm văn hóa như sau: “văn hóa gồm những

gì làm cho dân tộc này khác dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đạinhất đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động” [58, 798]

Hiện nay có không ít người nhầm lẫn giữa khái niệm văn hóa và vănminh, văn vật và văn hiến Do vậy, chúng ta cũng cần phân biệt và hiểu rõ cáckhái niệm này Văn minh là biểu hiện đỉnh cao của văn hóa nhân loại trong mộtgiai đoạn lịch sử nhất định Thời cổ đại, tất cả các quốc gia đều có nền văn hóa,nhưng nổi lên các nền văn minh: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa, HyLạp Văn minh về bản chất là văn hóa nhưng là văn hóa ở đỉnh cao của nhân loạitrong một giai đoạn lịch sử Ngày nay, nhân loại đang bước vào nền văn minh trítuệ, văn minh tin học chính là đang tiến đến trình độ cao của nền văn hóa đươngđại Một số nhà nghiên cứu phân biệt văn minh với văn hóa ở chỗ: văn minh chủyếu là những giá trị sáng tạo của con người về mặt kỹ thuật; còn văn hóa là giátrị sáng tạo của con người trên tất cả các lĩnh vực

Bên cạnh sự khác nhau giữa hai khái niệm văn hóa và văn minh thì khái

niệm văn hóa cũng có sự khác biệt cơ bản giữa hai khái niệm văn vật và văn hiến Nếu văn vật là những truyền thống văn hóa vật chất, biểu hiện ở nhiều

nhân tài và di tích lịch sử, hiện vật; thì văn hiến là những truyền thống văn hóatinh thần lâu đời của quốc gia, dân tộc Tuy nhiên, cả văn hiến và văn vật đều là

Trang 19

một bộ phận của văn hóa và có bề dày lịch sử của quốc gia, dân tộc Như vậy,văn hóa, văn vật và văn hiến là ba khái niệm giống nhau về nguồn gốc, tính lịch

sử và tính dân tộc, nhưng khác nhau về tính giá trị Khái niệm văn hóa rộng hơn,bao hàm khái niệm văn vật và văn hiến, vì văn hóa gồm toàn bộ những giá trịvật chất và tinh thần còn văn vật chỉ thiên về những giá trị vật chất và văn hiếnthiên về những giá trị tinh thần

Xuất phát từ những quan niệm khác nhau về văn hóa trong lịch sử tưtưởng nhân loại, các nhà triết học mác - xít, những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác

cũng đưa ra những nhận định về văn hóa Cách đây hơn 150 năm, trong Bản thảo kinh tế - Triết học năm 1884, C Mác viết: “Việc tạo một cách thực tiễn ra

thế giới vật thể, việc cải tạo giới tự nhiên vô cơ là sự tự khẳng định của conngười với tư cách là một sinh vật có tính loài, có ý thức, nghĩa là sinh vật đối xửvới loài như với bản chất của chính mình, hoặc đối xử với bản thân mình nhưvới một sinh vật có tính loài… Sự sản xuất đó là đời sống có tính loài tích cựccủa con người Nhờ sự sản xuất đó, giới tự nhiên biểu hiện ra là tác phẩm của nó(con người) và thực tại của nó” [22, 136 - 137]. Với tư cách là “giới tự nhiên thứ hai” của con người, văn hóa đã được C Mác đồng nhất với phương thức

hoạt động sống đặc thù, riêng có của con người - phương thức mà con ngườithường sử dụng lao động sáng tạo, hoạt động sản xuất vật chất của mình để biến

đổi và cải tạo giới tự nhiên, cải tạo và “xây dựng” hiện thực khách quan (“thực tại”) cho mình, “tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”cho mình “theo quy luật của cái đẹp ” [23, 137].

Như vậy, C.Mác đã xem văn hóa là cái phản ánh tính đặc thù của hoạtđộng con người Văn hóa chỉ xuất hiện khi con người có ý thức rõ ràng về đờisống xã hội, về hoạt động lao động sáng tạo, sản xuất vật chất để cải tạo và biếnđổi tự nhiên vì sự tồn tại và phát triển của mình Văn hóa phản ánh việc conngười tự ý thức về vai trò độc lập, về khả năng và năng lực sáng tạo của mìnhtrong việc cải tạo và biến đổi tự nhiên Tiếp bước quan điểm của C.Mác,Ph.Ăngghen cho rằng muốn tìm hiểu cội nguồn của văn hóa thì phải đặt nó trong

Trang 20

quá trình hình thành loài người Quan điểm của Ph.Ăngghen về nguồn gốc loàingười, so sánh quá trình lao động sáng tạo của con người và phương thức kiếm

sống của loài vượn được trình bày trong bài Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người, một phần trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên: “Đàn vượn chỉ biết ăn hết sạch lương thực sẵn có trong khu vực

mà điều kiện địa lý hoặc là sự kháng cự của các đàn vượn bên cạnh hạn định chochúng” [20, 647] Ph.Ăngghen gọi phương thức kiếm ăn của loài vượn là “kinh

tế cướp đoạt” Chính lao động sáng tạo là quá trình chuyển biến từ vượn thànhngười và đó cũng là cội nguồn của văn hóa, là bản chất của văn hóa

Như vậy, dù C.Mác và Ph.Ăngghen không dành riêng một tác phẩm nàotrình bày hệ thống các quan điểm của mình về văn hóa, nhưng toàn bộ tư tưởngcủa các ông về vấn đề này được thể hiện rất sâu sắc thông qua hệ thống các quanđiểm duy vật biện chứng về con người và xã hội

Kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác về văn hóa và vai tròcủa văn hóa trong công cuộc xây dựng xã hội mới, từ thực tiễn công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga, V.I.Lênin đã bổ sung, phát triển và hình

thành hệ thống lý luận nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Theo V.I.Lênin, ngay sau

khi giành chính quyền cần tập trung xây dựng nền kinh tế mới và xây dựng mộtnền văn hóa mới song song bằng cách chủ động, tích cực tiến hành công việcgiáo dục, không ngừng nâng cao trình độ học vấn, trình độ văn hóa, văn minh

cho quần chúng lao động Khi “Chính sách Cộng sản thời chiến” được thay bằng “Chính sách kinh tế mới” (NEP) và trong bối cảnh “buộc phải thừa nhận

là toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã thay đổi về căn bản”, V.I.Lênin chỉ rõ: “Sự thay đổi căn bản đó là ở chỗ: Trước đây chúng ta đã đặt

và không thể không đặt trọng tâm công tác của chúng ta vào đấu tranh chính trị, vào cách mạng, vào việc giành lấy chính quyền… Ngày nay, trọng tâm ấy đã chuyển sang công tác hòa bình tổ chức “văn hóa ” [22, 428]. Nhìn chung, vănhóa theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là phương thức bộc lộ, phát huy

Trang 21

những năng lực bản chất con người gắn với những hoạt động sống của họ, làmcho con người trở nên hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn

Lý giải định nghĩa văn hóa, Hồ Chí Minh viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhưmục đích của cuộc sống, loài người ở sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữviết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụcho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộnhững sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọiphương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ranhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [79, 431] Hồ

Chí Minh xem văn hóa là lối sống, là “phương thức” sống của nhân loại được biểu hiện ở mỗi cộng đồng nhằm “thích ứng” với “yêu cầu đời sống”, yêu cầu

sinh tồn của con người; văn hóa là kết quả sáng tạo của quần chúng nhân dân,

“dứt khoát quần chúng là người sáng tạo văn hóa” Văn hóa là lĩnh vực của cácgiá trị nhân văn, là trình độ phát triển nhân cách ở con người Quan điểm trên của

Hồ Chí Minh rất phù hợp với quan niệm của UNESCO về văn hóa, là hoàn thiện

và tôn vinh con người, giúp con người vươn tới cái chân - thiện - mỹ

Kế thừa và tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, đặc biệt là nhữngquan điểm về văn hóa của chủ nghĩa Mác và phương pháp xây dựng nền văn hóa

xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, năm 1943, trong

“Đề cương văn hóa”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: nền văn hóa

nước ta mang tính dân tộc, khoa học và đại chúng - đó là nền văn hóa vừa kếthừa, phát huy bản sắc dân tộc, vừa làm giàu cho mình bằng những tinh hoa vănhóa của nhân loại Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiệnnay, Đảng ta xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mụctiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” [35, 110 - 111] Vìthế, chúng ta cần tập trung mọi nguồn lực để “xây dựng và phát triển nền vănhóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tưtưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lànhmạnh cho sự phát triển xã hội” [35, 112] Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

Trang 22

X, Đảng ta nhấn mạnh: “Phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội” [38,

người, hoàn thiện giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyềnthống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề khángchống văn hóa đồi trụy, độc hại Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt độngkinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân…”[38, 212 - 213]

Nhìn chung, khái niệm văn hóa được rất nhiều học giả quan tâm nghiên

cứu dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau Theo tôi, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần bao gồm trình độ sản xuất, khoa học, văn hóa nghệ thuật, đạo đức, phong tục tập quán mà con người sáng tạo ra nhằm phục vụ nhu cầu của mình trong lịch sử Văn hóa là những thành quả lao động sáng tạo của con người, thể hiện năng lực và trí tuệ của con người, thể hiện được bản sắc của dân tộc và sự tiến bộ của xã hội

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, nền văn hóa đangdần có nguy cơ xuống cấp, suy thoái, những giá trị văn hóa tốt đẹp đang dần dầnsuy giảm Vì thế, chúng ta cần phải không ngừng phát triển văn hóa nhằm xâydựng một nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

1.1.2 Các loại hình văn hóa

Trong đời sống xã hội, văn hóa tích lũy vào mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng,thấm sâu vào các dạng hoạt động xã hội Vì vậy, người ta nói đến: văn hóa sảnxuất, văn hóa lao động, văn hóa lối sống, văn hóa quản lý…Trong mỗi lĩnh vựchoạt động thực tiễn của xã hội, văn hóa biểu thị trình độ phát triển sức sáng tạocủa con người trong một dạng hoạt động xã hội nào đó Toàn bộ hoạt động sảnxuất xã hội có thể phân chia thành hai dạng: sản xuất vật chất và sản xuất tinhthần, tương ứng với hai nhu cầu cơ bản của con người là nhu cầu vật chất và nhucầu tinh thần Phù hợp với sự phân chia trên, người ta chấp nhận sự phân xuấtvăn hóa ra hai lĩnh vực: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần

Gắn với văn hóa vật chất là toàn bộ những gì do con người sản xuất ranhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất như: ăn, mặc, ở, sinh hoạt, đi lại, công cụ

Trang 23

sản xuất, phương tiện chiến đấu…, những vật thể ấy nói lên mức độ biểu hiện vàtrình độ phát triển các lực lượng bản chất của con người trong lĩnh vực sản xuất

và đời sống vật chất

Bên cạnh đó, những thành tựu về khoa học, các giá trị đạo đức, thẩm mỹ,các tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội; phong tục, ngôn ngữ…được quy vào văn hóatinh thần, bởi chúng nói lên mức độ biểu hiện và trình độ phát triển các lựclượng bản chất người trong sản xuất tinh thần

Nếu văn hóa vật chất, trong tính cụ thể của nó, thể hiện trình độ chiếm lĩnh

và khai thác những vật thể trong tự nhiên, thì văn hóa tinh thần nói lên sự phongphú bên trong của ý thức, là trình độ phát triển của bản thân con người

Tuy nhiên, sự phân chia văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần chỉ mang tínhchất quy ước, bởi trong đời sống thực tiễn không có cái gì là thuần túy vật chấthoặc thuần túy tinh thần Một vật thể không thể được ghi nhận vào thực tiễnnhân loại, nếu như trong đó không chứa đựng các phẩm chất tinh thần như củacon người như: tri thức, kỹ năng, kỹ xảo Mặt khác, các hiện tượng văn hóa tinhthần như: tư tưởng, lý luận, khoa học…chỉ có thể tồn tại và được phổ biến thôngqua hình thái vật thể của chúng Sự củng cố và truyền đạt tin tức cũng cần phảivật chất hóa những thông báo dưới dạng sách, vở, tranh, tượng, phim, ảnh…Trong văn hóa, vật chất biểu hiện dưới dạng đã được cải tạo, còn những tài năngcũng như các lực lượng bản chất người thì đã được vật thể hóa

Mối quan hệ giữa các mặt vật chất và tinh thần trong văn hóa khôngphải là tĩnh trạng, là xếp cạnh nhau, mà chúng được biểu hiện, chuyển hóa từ cái

nọ thông qua cái kia trong hoạt động sống của con người

Sự khác biệt giữa văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần dù chỉ là quyước tương đối, song nó vẫn là sự thật, cho phép xem xét mỗi lĩnh vực như một

hệ thống tương đối độc lập

Văn hóa không chỉ là vật thể - kết quả lao động sáng tạo của con người,

mà còn bao hàm cả bản thân hoạt động ấy Như vậy, văn hóa vật chất không chỉđơn giản là phương tiện sản xuất và tiêu dùng, mà còn là những hoạt động thực

Trang 24

tiễn sáng tạo ra và sử dụng các phương tiện ấy Trong quá trình hoạt động, trithức, thói quen, kinh nghiệm, nghề nghiệp, và những thuộc tính cá nhân khácđược vật thể hóa, trở thành những vật thể của văn hóa vật chất Hoạt động này

do nhiều người có quan hệ qua lại với nhau thực hiện, giữa họ đã xác lập nênnhững quan hệ sản xuất khách quan Các quan hệ sản xuất này cũng là bộ phận

sở thuộc vào văn hóa vật chất

Trong hoạt động thực tiễn - xã hội, con người không chỉ sản xuất ra nhữngđiều kiện vật chất và phương tiện sinh hoạt, mà còn sản xuất ra ý thức dướinhiều thể loại khác nhau như: ý thức tôn giáo, ý thức khoa học, ý thức nghệthuật, ý thức đạo đức, ý thức pháp luật…

Ý thức xã hội bao gồm toàn bộ những khái niệm, tư tưởng, lý luận, học thuyếtkhác nhau, hợp thành tài sản tinh thần của xã hội - hình thái vật thể của văn hóatinh thần Trong hình thái này, văn hóa tinh thần tồn tại dưới dạng những sảnphẩm tinh thần đã tạo thành như: tri thức khoa học, tác phẩm nghệ thuật, cácchuẩn mực đạo đức và pháp luật Nhờ khả năng con người biết biến đổi kết quảhoạt động tinh thần thành những vật thể, tức là quá trình vật thể hóa những sảnphẩm lao động trí óc của mình, mà vốn kinh nghiệm tinh thần được tích lũy, bảoquản và truyền đạt từ thế hệ này qua thế hệ khác

Cũng giống như văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần không chỉ biểu hiệnbằng toàn bộ sản phẩm của hoạt động tinh thần, mà còn bằng nội dung sáng tạo,cùng với các mối quan hệ người, được xác lập trong quá trình hoạt động ấy

1.1.3 Quan niệm về phát triển văn hóa

Văn hóa luôn đi cùng với sự tiến hóa của loài người và nó là sản phẩmcủa con người Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dầndần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để buộc tự nhiên phải phục

vụ cho chính mình Đến lúc này, bản tính con người không còn mang tính bảnnăng mà ngày càng có văn hóa Khả năng sáng tạo của con người trong việc cảitạo thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người mới cóvăn hóa và dựa vào văn hóa để không ngừng nâng cao đời sống của mình Con

Trang 25

người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xãhội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ nàysang thế hệ khác Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm ngườihay xã hội mà các cá thể là thành viên.

Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển đã thúc đẩy văn hóa phát triểntheo Các sản phẩm văn hóa ngày càng đa dạng và đạt đến độ tinh xảo cao nhằmđáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thực tại cuộc sống Tuy nhiên, vănhóa thường mang đậm dấu ấn của một dân tộc, một cộng đồng người Do vậyĐảng Cộng Sản Việt Nam đề ra đường lối: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Như vậy văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và pháttriển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lạitham gia vào việc cải tạo con người, trở thành nền tảng cho sự phát triển bềnvững của xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông quaquá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hoạtđộng và tương tác xã hội của con người Văn hóa biểu hiện trình độ phát triểncủa con người và của xã hội, được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chứcđời sống và hoạt động của con người, cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần

do con người tạo ra

Nếu nói văn hoá là một hệ điều tiết phát triển, thì cái "màng lọc" của hệ

điều tiết đó chính là hệ giá trị của văn hoá Điều đó hàm chứa ý nghĩa rằng: hệ

giá trị không thể tồn tại và phát huy tác dụng nếu nó không tồn tại trong một nềnvăn hoá cụ thể hay ngược lại, hệ giá trị bao giờ cũng thuộc về một nền văn hoánào đó Nói cách khác, văn hoá, bản sắc văn hoá bao giờ cũng thông qua hệ giátrị để điều tiết sự biến đổi của xã hội

Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hoá trong môi trường tự nhiên và hoàn cảnhlịch sử - xã hội cụ thể bao giờ cũng tạo nên một hệ giá trị cho riêng mình Dovậy, nó là kết tinh của mỗi nền văn hoá, thường được biểu hiện, tiềm ẩn trong

Trang 26

các biểu tượng và tới lượt nó, hệ giá trị và biểu tượng ấy định hướng, chi phốihoạt động của con người trong mỗi cộng đồng

Trong văn hoá truyền thống Việt Nam, tinh thần cởi mở trong học hỏi,tiếp biến các giá trị văn hoá từ bên ngoài du nhập vào là một đặc trưng cơ bản,khiến văn hoá dân tộc Việt Nam có sức sống trường tồn, vượt qua nhiều thửthách khắc nghiệt của lịch sử Đặc trưng này đã và đang là sức mạnh giúp chúng

ta học tập, đi tắt, đón đầu các trào lưu tiến bộ của nhân loại trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa

Quy luật quan trọng nhất là: Quy luật kế thừa trong sự phát triển văn hóa

“Kế thừa là thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy Kế thừa những di sản vănhóa dân tộc” Kế thừa văn hóa là một quy luật cơ bản của sự phát triển và tiến bộ

xã hội Nó thể hiện mối liên hệ tất yếu của cái cũ và cái mới, xét theo thời điểm

ra đời giữa giai đoạn trước và giai đoạn sau trong quá trình phát triển văn hóacủa một cộng đồng, của một dân tộc và của nhân loại

Bản chất của kế thừa văn hóa: là sự chuyển hoá cái cũ tích cực thành các

nhân tố của cái mới, thể hiện mối liên hệ giữa các giai đoạn của sự phát triển;giai đoạn sau không cắt đứt, không đoạn tuyệt với giai đoạn trước và cũngkhông lặp lại hoàn toàn như giai đoạn trước, cho phép giai đoạn sau chỉ giữnhững yếu tố tích cực, còn phù hợp của giai đoạn trước, trên cơ sở đó tiếp tụcbiến đổi và sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới Qua một nghìn năm Bắcthuộc, dân tộc ta không bị đồng hoá mà lại lại lớn lên, Việt hoá các yếu tố củavăn hóa Hán Điều đó chứng tỏ chúng ta có một nền văn hóa riêng với nội lựcmạnh Ông cha chúng ta phải dùng chữ Hán, nhưng việt hoá chữ Hán, đọc chữHán theo tiếng của người Việt, sau phát triển thành chữ Nôm

Đặc điểm của kế thừa văn hóa và nghệ thuật: kế thừa văn hóa; chỉ kế thừayếu tố không kế thừa cấu trúc, cấu trúc cũ được giải thể Giai đoạn sau sẽ xâydựng cấu trúc mới, lựa chọn những yếu tố của cấu trúc cũ để kế thừa Khoa học

tự nhiên nói riêng, tất cả các khoa học nói chung đều là thành tố quan trọng củavăn hóa Phát minh sau cũng không phủ định hoàn toàn ( không bác bỏ) các phát

Trang 27

minh trước, mà có sự kế thừa Ví dụ: Đại số không bác bỏ số học, cơ học lượng

tử và cơ học tương đối không bác bỏ cơ học cổ điển của Niu Tơn Trong nghệthuật, tác phẩm ra sau không thể phủ định tác phẩm ra trước, thậm chí còn đượctôn trọng những tác phẩm lâu đời Rất nhiều tác phẩm càng để lâu càng có giátrị: Tranh cổ điển, âm nhạc cổ điển… Các tác phẩm nghệ thuật kiến trúc xâydựng cách đây vài nghìn năm vẫn còn nguyên giá trị: Kim tự tháp ai cập, vạn lýtrường thành, các lăng mộ vua chúa…

Một số hình thức và kiểu loại kế thừa: kế thừa là quy luật phát triển và

tiến bộ, nhưng tại sao có những yếu tố lạc hậu vẫn tồn tại nên cho đến ngày hômnay, trong đó có cả những yếu tố phản giá trị? Sở dĩ như vậy là vì việc kế thừavăn hóa được thực hiện bởi con người cụ thể Những lực lượng xã hội tiến bộ kếthừa các giá trị tốt đẹp, còn những lực lượng xã hội phản động thường bảo lưunhững yếu tố lạc hậu, phản giá trị trong văn hóa Để phát triển văn hóa thì cầnphải biết kế thừa một cách có phê phán, có chọn lọc những di sản quá khứ

Quy luật quan trọng thứ hai là: Quy luật giao lưu, tiếp biến văn hóa Giao

lưu văn hóa là sự trao đổi qua lại hai chiều những giá trị văn hóa giữa các cộng

đồng dân tộc quốc gia với nhau, là sự giao thoa, học tập lẫn nhau, ảnh hưởng lẫnnhau, bổ sung cho nhau để làm phong phú cho văn hóa của mỗi dân tộc Trongcuộc sống hàng ngày cũng vậy, con người có thể ảnh hưởng lẫn nhau, có ảnhhưởng chủ động và ảnh hưởng thụ động Tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận cácyếu tố văn hóa từ bên ngoài và biến đổi cho phù hợp với các yếu tố văn hóa bên

trong để làm giàu cho văn hóa của mình Trong lịch sử nhân loại, đã từng có sự cưỡng bức văn hóa Cưỡng bức văn hóa: là sự áp đặt nền văn hóa của kẻ mạnh

đối với kẻ yếu, áp đặt văn hóa dân tộc lớn cho dân tộc nhỏ, nhưng cũng có khi nó

bị văn hóa của nước nhỏ chinh phục lại

Như vậy; giao lưu văn hóa là sự vận động thường xuyên gắn với sự pháttriển của văn hóa xã hội Trong đời sống xã hội, giao lưu càng mạnh mẽ, thì mọisáng tạo văn hóa được phổ biến và chuyển tải càng rộng rãi, sẽ góp phần nângcao đời sống văn hóa của cộng đồng Ngược lại, đời sống cộng đồng càng được

Trang 28

nâng cao càng có điều kiện mở rộng giao lưu văn hóa Đó là phép biện chứngcủa sự phát triển văn hóa trong cộng đồng xã hội.

Việt Nam có nền văn hóa khởi thủy là một nền văn hóa nông nghiệp lúanước, tiếp đó có quá trình giao lưu văn hóa với phương Bắc Từ thời kỳ Đại Việtvẫn duy trì giao lưu văn hóa với các nước láng giềng, phía bắc với văn hóa TrungHoa, phía nam với văn hóa Chiêm thành, Chân lạp Trong một trăm năm Phápthuộc chúng ta có giai đoạn giao lưu với văn hóa Pháp, tuy bị cưỡng bức văn hóa,nhưng do văn hóa của Việt Nam có truyền thống lâu đời nên đã không bị Pháphoá Những năm đấu tranh giải phóng Miền Nam và xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội

ở miền Bắc, chúng ta có một giai đoạn ảnh hưởng văn hóa của các nước như Liên

Xô, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu Ở miền Nam có giai đoạn chịu ảnhhưởng văn hóa Mỹ Từ 1986 đến nay, với đường lối mở cửa “đa phương hoá, đadạng hoá” trong quan hệ đối ngoại, đất nước ta có điều kiện giao lưu văn hóa vớirất nhiều nước trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực châu Á Để vừa

kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống, vừa tiếp nhận được những thành tựucủa loài người, trong các Nghị quyết của Đảng ta đều chỉ rõ: Giữ gìn bản sắc vănhóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới

1.1.4 Vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội

*Vai trò của văn hóa đối với kinh tế: Vai trò điều tiết của văn hoá thông

qua hệ giá trị là một tất yếu khách quan Các giá trị văn hóa là sản phẩm của quátrình lịch sử mỗi dân tộc; song chúng không phải là cái bất biến Con người, với

tư cách là chủ thể xã hội và văn hoá, một khi đã nhận thức được nó, hoàn toàn cóthể thúc đẩy, khai thác các mặt, các giá trị tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực,phản giá trị nhằm thúc đẩy sự phát triển xã hội, do đó cũng thúc đẩy văn hóa pháttriển Văn hóa trong quá trình phát triển luôn tuân theo những quy luật kháchquan Trước đây, có những quan niệm cho rằng: Văn hoá như là một lĩnh vựcđứng ngoài kinh tế, do kinh tế trợ cấp, chỉ khi kinh tế phát triển thì mới có điềukiện mở mang các hoạt động văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần của con người.Với quan niệm hạn hẹp đó, văn hoá được coi như là một hoạt động có tính giải trí,

Trang 29

khi kinh tế còn khó khăn thì ít người quan tâm đến văn hoá Trong điều kiện đóngười ta không thể nhận thấy vai trò của văn hoá đối với phát triển kinh tế.

Hiện nay, khi nghiên cứu những dấu ấn và đặc trưng văn hoá trong pháttriển của các quốc gia, các nhà lý luận đã thừa nhận sự tác động của các yếu tốvăn hoá vào quá trình phát triển kinh tế, từ đó đi sâu xem xét vai trò của vănhoá, cũng như tầm quan trọng của việc đưa các yếu tố văn hoá vào hoạt độngsản xuất, kinh doanh Văn hoá và kinh tế có sự gắn bó tác động biện chứng vớinhau Kinh tế đảm bảo các điều kiện vật chất cho đời sống của con người với tưcách là chủ thể sáng tạo văn hóa, đồng thời đảm bảo điều kiện cho văn hoá pháttriển Kinh tế quyết định văn hóa, nhưng nó không thể phát triển nếu không cómột nền tảng văn hoá Đồng thời, văn hoá không chỉ phản ánh kinh tế, mà còn lànhân tố tác động đến phát triển kinh tế Sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộcchỉ có thể năng động, hiệu quả, bền vững chừng nào quốc gia đó kết hợp hài hoàgiữa kinh tế với văn hoá

Phát triển kinh tế đòi hỏi phải bảo vệ và phát triển văn hóa, hai quá trình

đó phải gắn bó chặt chẽ với nhau Kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếunền tảng văn hóa, văn hóa không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế Pháttriển trên cơ sở kết hợp hài hòa kinh tế và văn hóa là sự phát triển năng động,hiệu quả và bền vững Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong đời sống, do vậy,góp phần đắc lực hạn chế tác động của các nhân tố tiêu cực trong nền kinh tế thịtrường, định hướng con đường phát triển của đất nước phù hợp với đặc điểm củadân tộc và xu hướng phát triển của thời đại Sẽ không có phát triển bền vững nếu

sự phát triển đó không nhằm duy trì và làm nở rộ nền văn hóa dân tộc cùng vớitinh hoa văn hóa nhân loại Chính vì thế, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BanChấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã khẳng định: “chăm lo văn hóa lànhằm xây dựng củng cố nền tảng tinh thần của xã hội Thiếu nền tảng tinh thầntiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triểnkinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không có sự phát triển kinh tế - xã

Trang 30

hội bền vững Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xãhội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện” …”[36,47]

Quá trình toàn cầu hóa về kinh tế cũng là toàn cầu hóa về văn hóa Cầngắn chặt phát triển kinh tế với quá trình phát triển văn hóa Kinh tế sẽ khôngphát triển bền vững nếu không đặt rõ vấn đề văn hóa trong mỗi hoạt động kinh

tế Các quá trình chuyển giao khoa học - kỹ thuật và công nghệ chỉ thành côngkhi phù hợp với những đặc điểm của con người, phong tục, tập quán, lối sống,tức là phù hợp với văn hóa của dân tộc đó Kinh tế tương lai có tỷ lệ chất xámlớn cũng có nghĩa là tỷ trọng văn hóa giữ vai trò quyết định Các sản phẩm côngnghiệp, dịch vụ sẽ xuất phát đầy đủ hơn từ nhu cầu, tập quán, nghề nghiệp, lứatuổi của người sử dụng, thậm chí được sản xuất theo từng cá thể đặt hàng theothị hiếu, khí hậu từng quốc gia, dân tộc Nếu thiếu sắc thái văn hóa trong các sảnphẩm, dịch vụ thì khó có thể cạnh tranh trên thị trường

Các khoa học về tiếp thị và quảng cáo, các lực lượng nghệ thuật (đồ họa,

mỹ thuật công nghiệp, kiến trúc, thời trang, nghệ thuật nghe nhìn, nghệ thuậtdân gian…) đang tham gia ngày càng sâu vào đời sống kinh tế, làm đậm nétnhân tố văn hóa trong quá trình gắn liền văn hóa với phát triển

Nhân lực có trình độ, có phẩm chất nhân văn trở thành nguồn tài nguyênhàng đầu của mỗi quốc gia Nền kinh tế vô hình mà trong đó ý chí, tri thức, kinhnghiệm, khả năng xử lý thống nhất, sức nhạy cảm của các chủ thể kinh tế đangchiếm vị trí quan trọng trong hệ thống kinh tế thế giới Ngược lại, lao động giảnđơn, lao động nặng nhọc giảm đi Công nhân áo trắng ngày càng nhiều hơn côngnhân áo xanh Tri thức văn hóa, kỹ thuật trong lao động tăng lên Trí tuệ nhântạo cài đặt trong máy móc xử lý một phần quan trọng các thao tác tính toán,thống kê Nhờ đó, con người có nhiều thời gian quan tâm hơn đến đời sống vănhóa, tinh thần và làm giàu tri thức, tình cảm của mình

Gắn văn hóa với kinh tế là chiến lược của nhiều nước Đầu tư cho văn hóađược coi là đầu tư phát triển, không phải là đầu tư nghiệp vụ, hành chính thôngthường Các quốc gia thi đua tăng nguồn đầu tư cho phát triển văn hóa

Trang 31

UNESCO kêu gọi các chính phủ dành 3% GDP cho phát triển văn hóa Ngoài

ra, các chính phủ đều có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, cácnhà hảo tâm đóng góp cho văn hóa Phần lớn các đoàn nghệ thuật, bảo tàng, khuvui chơi giải trí, thư viện, các chương trình nghệ thuật trên phát thanh, truyềnhình…ở Mỹ và Châu Âu đều hoạt động nhờ có sự tài trợ của các “mạnh thườngquân” Ngược lại, thông qua tài trợ văn hóa uy tín các doanh nghiệp cũng tănglên trong giới tiêu thụ vốn là người được hưởng thụ các đóng góp văn hóa đó.Khát vọng phát triển kinh tế và khát vọng phát triển văn hóa là hai nguyện vọnglâu đời của các quốc gia, dân tộc, ngày nay đang được kết hợp làm một để tạonên những bước tiến thần kỳ của lịch sử

Thế kỷ XXI sẽ đánh dấu sự phát triển ồ ạt của công nghiệp văn hóa Ngàynay, người ta nói nhiều đến công nghiệp điện ảnh, công nghiệp phát thanh,truyền hình, công nghiệp xuất bản, công nghiệp bảo tàng, công nghiệp vui chơigiải trí, công nghiệp nghe nhìn, v.v Cứ 10 tỷ phú đứng đầu thế giới thì trên mộtnửa là hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến văn hóa: truyền thông, xuất bản,điện ảnh…

Sản phẩm văn hóa được coi là hàng hóa đặc biệt, trong điều kiện kinh tếthị trường và giao lưu mở cửa, sản xuất các sản phẩm văn hóa đang trở thànhmột ngành kinh tế có doanh số lớn, thu hút lực lượng xã hội đông đảo Ở ViệtNam cũng đã xuất hiện một số nhóm người có doanh thu lớn như một số ca sĩ,họa sĩ, nhà thiết kế thời trang, báo chí, kiến trúc…Cơ chế thị trường đã kíchthích một số ngành sản xuất kinh doanh trong địa hạt văn hóa xuất hiện, mở rakhả năng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập

Tuy nhiên, hoạt động của các lực lượng tham gia sản xuất, lưu thông cácsản phẩm văn hóa trong nhiều trường hợp không được quản lý chặt chẽ đã dẫnđến những hiện tượng tiêu cực: truyền bá sách báo đồi trụy, mê tín dị đoan, viphạm bản quyền tác giả, làm hàng giả, hàng lậu, kích thích lối sống ăn chơi, sađọa Đó là những vấn đề cần giải quyết, đảm bảo sự phát triển lành mạnh củavăn hóa Mặc dù vậy, xu hướng sản xuất, tiêu dùng văn hóa theo phương pháp

Trang 32

công nghiệp vẫn là xu hướng khách quan của xã hội hiện đại, đòi hỏi mỗi quốcgia đều phải có chính sách phù hợp để phát triển công nghiệp văn hóa, nhằmphát huy những giá trị văn hóa của mình và tránh sự hòa tan về văn hóa, lệ thuộc

về kinh tế của các nước khác

* Vai trò của văn hóa đối với chính trị: Văn hóa là sản phẩm riêng có củaloài người, là dấu ấn phân biệt hoạt động sáng tạo của con người với hành độngsống theo bản năng tự nhiên của loài vật Để sinh tồn và phát triển, con người cómột nhu cầu thiết yếu là thường xuyên nhận thức để cải tạo hiện thực nhằm nângcao đời sống vật chất và tinh thần Chính nhu cầu đó thúc đẩy sự tích lũy sâurộng tri thức, tư tưởng, đạo đức, niềm tin, lối sống, …để hình thành các đỉnh caovăn hóa nhân loại Những sáng tạo và phát minh đó, dù thô sơ hay hiện đại, sớmhay muộn đều trở thành phương tiện, sức mạnh của con người trong quá trìnhcải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và bản thân, tức là động lực phát triển của xãhội.Vì vậy, hoạt động chính trị với đặc trưng quyền lực muốn thực sự đạt tớitính nhân văn mà nhà triết học I Cantow gọi là chính trị lương thiện thì phảivươn tới tầm văn hóa chính trị Xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội vì phục vụcuộc sống con người phải thấm nhuần văn hóa, nhờ đó môi trường sống tự nhiên

- xã hội của con người mới đảm bảo được độ an toàn và tính triển vọng của cuộcsống Tuy nhiên, cho đến nay, sự phát triển của xã hội loài người diễn ra trongmâu thuẫn đối kháng giai cấp Thành tựu văn hóa của loài người bị giai cấp bóclột thống trị sử dụng để khai thác lợi ích kinh tế và hưởng thụ đời sống tinh thầnbất chấp những hậu quả phản nhân văn đối với nhân dân lao động C.Mác đã cónhận xét về mâu thuẫn trong phát triển chủ nghĩa tư bản như sau: “Những thắnglợi của kỹ thuật dường như đã được mua bằng cái giá của sự suy đồi về mặt tinhthần Dường như loài người càng chinh phục được thiên nhiên hơn, thì conngười lại càng trở thành nô lệ của những người khác hoặc nô lệ cho sự đê tiệncủa chính mình” …” [19,10] Mâu thuẫn này chỉ có thể được giải quyết triệt đểtrong môi trường xã hội mà văn hóa trở thành mục tiêu chủ yếu trong hoạt độngsáng tạo và thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ của toàn dân, khi những thành tựu văn

Trang 33

hóa nhanh chóng biến thành động lực to lớn để thường xuyên tăng tốc cho sựphát triển toàn diện phục vụ đời sống.

Đối với từng dân tộc văn hóa có trở thành mục tiêu và động lực phát triển

xã hội hay không còn tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử Ở đây, chỉ xin nêu vàiđiều kiện cơ bản chứng minh vai trò của văn hóa đối với chính trị như sau:

Một là, dân tộc đó phải có sức mạnh tự cường, có bề dày văn hóa thể hiệnbản sắc của mình và ý thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy bảnsắc đó Phải vượt qua được những thử thách, đấu tranh chống sự sâu xé nội bộ và

đề kháng có hiệu quả với sự đồng hóa của các lực lượng thống trị ngoại xâm Vănhóa dân tộc bị tàn lụi thì đâu còn động lực để dân tộc tồn tại và phát triển

Hai là, sự nhạy cảm tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại

để tăng cường sức mạnh văn hóa dân tộc Đó là quá trình phát huy những điểmmạnh của bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời loại bỏ dần những yếu tố lạc hậutrong văn hóa truyền thống làm cho văn hóa dân tộc đuổi kịp thời đại, tức là trởthành tiên tiến Trong giao lưu văn hóa phải chống lại hai xu hướng cực đoan:hoặc bảo thủ, tự mãn với bản sắc dân tộc, dẫn đến tụt hậu; hoặc sùng ngoại, tự tidân tộc, bị nọc độc văn hóa ngoại lai làm tàn lụi dân tộc

Ba là, tác động của chính sách và sự quản lý của nhà nước đóng vai tròđặc biệt quan trọng: một mặt, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phảinâng cao trình độ văn hóa để đáp ứng sự phát triển đó; mặt khác, chính sách ưutiên đầu tư trực tiếp cho văn hóa để tạo động lực phát triển xã hội trong tươnglai Ngược lại, nếu nhà nước thực hiện chính sách phản văn hóa như đã từngthấy trên thế giới: đốt sách và thư viện, phá các di tích lịch sử - văn hóa, lùa tríthức về lao động sinh sống ở nông thôn, cấm phụ nữ đi học, cấm sử dụng cácphương tiện thông tin hiện đại như tivi, video, …thì hậu quả tai hại khó lường

Có lẽ đó là những điều kiện tối thiểu để mỗi dân tộc phát huy được sức mạnhvăn hóa của mình

Xu hướng phát triển hiện đại đòi hỏi phải nhân bản hóa khoa học - kỹthuật - công nghệ, đồng thời nhân đạo hóa hoàn cảnh môi trường, cần phải tăng

Trang 34

hàm lượng văn hóa trong mọi lĩnh vực hoạt động, trong cuộc sống của conngười, trong quan hệ con người giữa cá nhân và cộng đồng Do đó, đồng thờiphải gia tăng sự chú ý, sự quan tâm tới văn hóa ở mọi lĩnh vực, mọi cung bậc vàmọi cấp độ của quản lý Nhà lãnh đạo, quản lý phải có nhãn quan văn hóa, tưduy văn hóa, thái độ ứng xử, hành xử có văn hóa Triết lý ấy phải được thể hiệntrong mô hình phát triển và quản lý

* Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển con người và nguồn nhân lực:

Văn hóa và con người là hai khái niệm không tách rời nhau Con người là chủ thểsáng tạo ra văn hóa, đồng thời chính con người cũng là sản phẩm của văn hóa.Văn hóa là toàn bộ những thành tựu được tạo ra nhờ hoạt động lao động, sáng tạocủa con người Con người tạo ra nền văn hóa của mình, sống trong nền văn hóa

đó và làm cho nền văn hóa đó ngày một phát triển và hoàn thiện vì một cuộc sốngngày càng cao đẹp và một xã hội nhân văn, dân chủ, công bằng, văn minh

Do đó, phát triển văn hóa và phát triển con người cũng có mối quan hệgắn bó hữu cơ với nhau Phát triển văn hóa là nhằm phát triển con người, khôngngừng hoàn thiện con người và chính con người lại tạo ra sự phát triển cao hơncủa văn hóa Không thể nói đến văn hóa mà không có con người, cũng nhưkhông thể nói đến con người mà tách rời văn hóa Nói đến văn hóa là nói đếncon người cụ thể với tất cả sự phong phú và tính phức tạp của nó

Muốn phát triển văn hóa và con người, cần phải có chiến lược đúng đắn,trong đó trung tâm của chiến lược văn hóa chính là vấn đề con người và chiếnlược con người phải gắn bó với chiến lược văn hóa Đối với Việt Nam, nhiệm vụtrung tâm của sự nghiệp văn hóa là bồi dưỡng con người Việt Nam thành nhữngcon người có trí tuệ cao, bản lĩnh vững vàng, đạo đức tốt, tâm hồn cao đẹp, tìnhcảm trong sáng, lối sống lành mạnh, hướng con người đi tới những giá trị Chân -Thiện - Mỹ Do đó, mọi chính sách văn hóa cũng đều hướng vào việc xây dựng

và phát triển con người Việt Nam có tinh thần yêu nước, yêu dân tộc, có tráchnhiệm cao trong lao động, có lương tâm nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp,phát triển toàn diện về Nhân, Trí, Dũng, những phẩm chất mà Chủ tịch Hồ Chí

Trang 35

Minh thường xuyên chăm lo giáo dục cho nhân dân Đây cũng chính là nhữngchức năng quan trọng của văn hóa, thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp Tư tưởng và

tình cảm là thành tố chủ yếu nhất trong đời sống tinh thần con người Văn hóa

có chức năng bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn, tình cảm cao đẹp cho nhân dân vàloại bỏ những tư tưởng sai lầm, thấp hèn có thể có trong mỗi con người

Thứ hai, chức năng của văn hóa còn là nâng cao dân trí Đó là trình độ

hiểu biết của mỗi người dân Trình độ đó phải từ chỗ biết chữ đến chỗ hiểu biếtcác lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn…cầnthiết cho hoạt động của con người

Thứ ba, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những lối sống lành mạnh,

chí hướng vươn lên, hướng cho con người vươn tới Chân - Thiện - Mỹ để khôngngừng hoàn thiện mình Văn hóa giúp con người phân biệt cái tốt, cái đẹp vớicái ác, cái xấu; cái tiến bộ thúc đẩy sự phát triển của xã hội với cái lạc hậu cảntrở con người và dân tộc tiến lên phía trước Việt Nam xây dựng nền văn hóatiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chính là nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vìhạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người Đại hộilần thứ IX của Đảng (2001) đã nêu một nhiệm vụ quan trọng: “Mọi hoạt độngvăn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tưtưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòngnhân ái, khoan dung, tôn trọng tình nghĩa, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòatrong gia đình, cộng đồng và xã hội Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy conngười tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc,phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổquốc” [39,114]

* Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển xã hội: Không thể phủ nhận

vai trò quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển và phát triển bền vững củamỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Vai trò này càng được nhấn mạnh trong giai đoạn hiện nay, trước sự phát triển

Trang 36

như vũ bão của khoa học - công nghệ, xu thế toàn cầu hóa làm nẩy sinh nhữngmâu thuẫn trong vấn đề tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, hòa nhập và

hòa tan…Việc Liên hợp quốc tổ chức và thực hiện cuộc vận động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1987 - 1997) với bốn mục tiêu lớn đã nói lên vai trò

quan trọng của văn hóa Cụ thể như sau:

Một là, thừa nhận vị trí của văn hóa trong phát triển, tìm mọi phương thức

có thể có cho sự phù hợp giữa sản xuất và sáng tạo, để kinh tế có thể bắt rễ trongvăn hóa Không phấn đấu vì tăng trưởng kinh tế một cách đơn thuần, mù quáng.Tuyệt đối không bao giờ hy sinh văn hóa để đổi lấy kinh tế Khẩu hiệu là: vănhóa vì phát triển

Hai là, tôn trọng tất cả các nền văn hóa của các dân tộc Ở đây, phải tuânthủ nguyên tắc bình đẳng, không có thứ bậc, không có văn hóa dân tộc này tiếntriển hơn văn hóa dân tộc kia Khuyến khích các dân tộc tự khẳng định và làmphong phú bản sắc văn hóa của dân tộc mình Nhân loại có nền văn hóa, vănminh đa dạng nhưng thống nhất trong tinh hoa chung của loài người và ngàycàng văn minh hơn

Ba là, mở rộng sự tham gia vào đời sống văn hóa, huy động mọi lựclượng và đảm bảo tự do sáng tạo của cá nhân và cộng đồng, làm cho ngày càng

có nhiều người được bình đẳng trước cơ hội hưởng thụ văn hóa, cũng như cóđóng góp bằng sản phẩm lao động, công trình, tác phẩm của mình vào sự pháttriển văn hóa của bản thân, gia đình, làng xã, thôn bản, phố phường, trườnghọc…

Bốn là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về văn hóa: ngày nay là thời đại củagiao lưu văn hóa trong khu vực và trên thế giới, thời đại mở cửa, hội nhập, các

nền văn hóa gặp nhau Khi phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1987

- 1997), UNESCO đã đưa ra luận điểm quan trọng: “Nhận thức về vị trí và vaitrò của văn hóa trong phát triển, chúng ta cần vượt lên cách tiếp cận kinh tế họcthuần túy và tìm ra hàng trăm phương thức có thể được để cho tính công nghiệp

và tính sáng tạo có thể gắn bó, móc nối với nhau và để cho kinh tế có thể bắt rễ

Trang 37

văn hóa” [47,34]. Tổng kết Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1987 - 1997),

Ủy ban thế giới về văn hóa và phát triển đã đưa ra một bản báo cáo lấy tên là:

Sự đa dạng sáng tạo của chúng ta (1996) với mong muốn có một sự liên kết hài

hòa giữa các giá trị chung của văn hóa nhân loại, “của đạo lý toàn cầu” như tínhngười, tình người, lòng bao dung độ lượng, tinh thần hòa bình, hợp tác, hữu nghịvới các giá trị văn hóa của các dân tộc Văn hóa phải phục phát triển vì conngười, vì một xã hội tiến bộ, dân chủ, công bằng, văn minh

Đối với Việt Nam, vai trò quan trọng của văn hóa luôn được khẳng định.Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi trọng vai trò của vănhóa, xác định công tác văn hóa là một bộ phận quan trọng của cách mạng ViệtNam Khi bàn về vai trò của văn hóa, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng địnhrằng: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” Đặc biệt là trong thời kỳ đổimới, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến văn hóa, qua đó càng thấy rõ vai tròcủa văn hóa đối với sự phát triển

Với sự nhận thức lại vai trò của văn hóa, từ chỗ đặt không đúng vị trí củavăn hóa chuyển sang đánh giá cao vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển,Đảng và Nhà nước ta đã coi văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu thúc đẩy

sự phát triển Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóaVII (1993) đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một độnglực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủnghĩa xã hội” [39,123] Tại Đại hội lần thứ VIII (1996), Đảng ta tiếp tục nhấnmạnh: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là độnglực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” [35, 64] Đây chính là bước tiến lớntrong quá trình đổi mới tư duy, lý luận của Đảng về vấn đề văn hóa và pháttriển, khẳng định văn hóa là động lực và mục tiêu của phát triển xã hội, giữa vănhóa và phát triển xã hội có mối quan hệ hữu cơ, tạo tiền đề cho một triết lý đúngđắn về phát triển xã hội

Vì văn hóa là mục tiêu của phát triển nên phải xây dựng một nền văn hóatiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để tạo dựng một nền tảng tinh thần của xã hội,

Trang 38

hướng sự phát triển kinh tế thực sự phục vụ cho con người, vì con người Mụctiêu của phát triển không phải chỉ là sự gia tăng của tổng sản phẩm xã hội bìnhquân đầu người, mà còn phải nâng cao chất lượng sống của con người trong sựkết hợp hài hòa giữa điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần; giữa mức sốngcao và lối sống đẹp; giữa tăng trưởng và phát triển bền vững; không chỉ để chomột số ít người, mà cho tất cả mọi người; không chỉ để cho hôm nay, mà cho cảmai sau Văn hóa trở thành mục tiêu phát triển của xã hội Bởi vì, sẽ không cóphát triển kinh tế bền lâu, không có tiến bộ xã hội, không có hòa bình vữngchắc, nếu sự phát triển đó không nhằm duy trì và làm nở rộ những giá trị vănhóa tốt đẹp, được coi là nền tảng tinh thần của xã hội.

Văn hóa không những là mục tiêu, mà còn là động lực của sự phát triển xãhội, vì văn hóa giải phóng và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con ngườitrong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Văn hóa có nhiệm vụ hướng con ngườivào những nhu cầu và lợi ích chính đáng để tạo thành động lực mạnh mẽ trongphát triển xã hội

Văn hóa là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển, đồng thời còn là

hệ điều tiết cho sự phát triển Trước hết, văn hóa phải giữ vai trò hình thành,định hướng con đường phát triển cho quốc gia, dân tộc phù hợp với đặc điểmcủa dân tộc và xu thế phát triển của thời đại Là hệ điều tiết của phát triển, vănhóa phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách quan vàchủ quan, các điều kiện bên trong và bên ngoài, bảo đảm cho sự phát triển đượchài hòa, cân đối và bền vững Văn hóa định hướng cho sự lựa chọn phát triểntheo con đường tiến đến mục tiêu không chỉ dân giàu, nước mạnh, mà còn xãhội dân chủ, công bằng, văn minh

Chính vì văn hóa có vai trò vừa là mục tiêu, vừa là động lực và là hệ điềutiết trong sự phát triển, nên chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến văn hóa trongquá trình phấn đấu thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,công bằng, văn minh Phát triển xã hội trên cơ sở coi văn hóa vừa là mục tiêu,vừa là động lực, là hệ điều tiết - đó là con đường phát triển bền vững

Trang 39

1.2 Quan niệm về du lịch và phát triển du lịch bền vững, những tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch bền vững

1.2.1 Quan niệm về du lịch và phát triển du lịch bền vững

* Quan niệm về du lịch.

Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sởthích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay du lịch đã trởthành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội của cácnước Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quantrọng của nhiều nước công nghiệp phát triển Du lịch được coi là một ngànhcông nghiệp không có ống khói - công nghiệp du lịch - và hiện nay ngành “côngnghiệp” này chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí và ô tô Đối với các nước đangphát triển, trong đó có Việt Nam, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nềnkinh tế Mặc dù vậy, cho đến nay ở nước ta nhận thức về nội dung khái niệm dulịch vẫn chưa có sự thống nhất

Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với

ý nghĩa là đi một vòng Thuật ngữ này được Latinh hóa thành tornus và sau đóthành tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh)…Người Trung Quốc gọi tourism

là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức

Trong tiếng Việt, du lịch là một từ đã có từ lâu gắn liền với các chuyến đi:kinh lý, tham quan, vãn cảnh, thăm viếng… của các nho sỹ, các tầng lớp vua chúa,quan lại…

Trong Từ điển tiếng Việt, du lịch được giải thích là “đi chơi cho biết xứngười" [122, 333]

Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiêncứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu khác nhau về du lịch Trong sốnhững học giả đưa ra định nghĩa ngắn gọn nhất (tuy không phải là đơn giảnnhất) phải kể đến Ô-sơ (Ausher) và Nguyễn Khắc Viện Theo Ausher thì du lịch

là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân, còn Nguyễn Khắc Viện cho rằng: “Du lịch

là sự mở rộng không gian văn hoá của con người” [127, 27] Glus-man

Trang 40

(Glusman) lưu ý rằng: du lịch là sự khắc phục về mặt không gian của con ngườihướng tới một điểm nhất định nhưng không phải là nơi ở thường xuyên của họ.Dưới con mắt của Gu-ê-Fro-Lê (Guer Freuler) du lịch với ý nghĩa hiện đại của

từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhucầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sựphát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp của thiên nhiên

Cùng chia sẻ quan niệm này với Gu-ê-Fro-Lê (Guer Freule), nhiều họcgiả, nhiều nhà nghiên cứu đã thay từ hiện tượng bằng cụm từ “quá trình hoạtđộng” như chúng ta thấy trong quan niệm của nhà nghiên cứu Trần Nhạn: “Dulịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khácvới mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặcsắc, độc đáo khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lợi được tínhbằng đồng tiền” [105,30] Trong định nghĩa này tác giả đã sáng tạo ra một từkhá mới lạ là: thẩm nhận để mong muốn lột tả bản chất của vấn đề

A - za (Azar) nhận thấy du lịch là một trong những hình thức di chuyểntạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nướckhác nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc

Cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải làtất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó nên Kat-pa (Kaspar) đưa rađịnh nghĩa: Du lịch là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng xảy ra trong quátrình di chuyển và lưu trú của con người tại nơi không phải là nơi ở thườngxuyên hoặc nơi làm việc của họ Dưới con mắt của các nhà kinh tế, du lịchkhông phải là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạtđộng kinh tế Tuy nhiên mỗi học giả có những nhận định khác nhau, Kun(Kuns), học giả người Thụy Sĩ xác nhận: “Du lịch là hiện tượng những ngườichỗ khác đi đến nơi không phải thường xuyên cư trú của họ bằng phương tiệnvận tải và dùng các dịch vụ du lịch” [127,29] Theo Nguyễn Cao Thường và TôĐăng Hải thì : du lịch chỉ là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ có nhiệm vụ phục

Ngày đăng: 18/03/2016, 20:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2011- 2012, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.44. Phạm Duy Đức (chủ biên) (2008), Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.44. Phạm Duy Đức (chủ biên) (2008)
Tác giả: 2012, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.44. Phạm Duy Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2008
(1995), Văn hóa xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.55. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Khoa Văn hóa xã hội chủ nghĩa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa xã hội chủ nghĩa
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
100. Đặng Đức Siêu (2002), Hành trình văn hóa Việt Nam (Giản yếu), Nxb. Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình văn hóa Việt Nam (Giản yếu)
Tác giả: Đặng Đức Siêu
Nhà XB: Nxb. Lao động
Năm: 2002
101. Nguyễn Hồng Sơn (2004), Văn hóa và phát triển - Sự nhận thức và vận dụng trong thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và phát triển - Sự nhận thức và vận dụng trong thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Hồng Sơn
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2004
102. Hồ Bá Thâm (2003), Bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc văn hóa dân tộc
Tác giả: Hồ Bá Thâm
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin
Năm: 2003
103. Quách Tấn (2002), Xứ trầm hương, Nxb. Hội văn học nghệ thuật Khánh Hòa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xứ trầm hương
Tác giả: Quách Tấn
Nhà XB: Nxb. Hội văn học nghệ thuật Khánh Hòa
Năm: 2002
104. Võ Thị Thắng (1999), "Ngành du lịch Việt Nam với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành du lịch Việt Nam với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tác giả: Võ Thị Thắng
Năm: 1999
105. Trần Đức Thanh (2000), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn khoa học du lịch
Tác giả: Trần Đức Thanh
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
106. Đặng Quang Thành (2000), Phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong kinh doanh du lịch, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong kinh doanh du lịch
Tác giả: Đặng Quang Thành
Nhà XB: Nxb. Trẻ
Năm: 2000
107. Trần Ngọc Thêm (2002), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2002
108. Trần Ngọc Thêm (2005), Lý luận văn hóa học, tập bài giảng, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Bộ môn Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn hóa học, tập bài giảng
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Năm: 2005
109. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: Nxb. Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh
Năm: 2006
110. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2010): Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập
Tác giả: Ngô Đức Thịnh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 2010
111. Nguyễn Cao Thường, Tô Đăng Hải (1990), Thống kê du lịch, Nxb. Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê du lịch
Tác giả: Nguyễn Cao Thường, Tô Đăng Hải
Nhà XB: Nxb. Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp
Năm: 1990
112. Trần Diễm Thúy (2010), Văn hóa du lịch, Nxb. Văn hóa Thông Tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa du lịch
Tác giả: Trần Diễm Thúy
Nhà XB: Nxb. Văn hóa Thông Tin
Năm: 2010
113. Đỗ Thị Minh Thúy (chủ biên) (2004), Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc - Thành tựu và kinh nghiệm (quán triệt tinh thần Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII), Viện văn hóa - Nxb. Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc - Thành tựu và kinh nghiệm (quán triệt tinh thần Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII)
Tác giả: Đỗ Thị Minh Thúy (chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin
Năm: 2004
114. Lê Ngọc Tòng (2004), Một số nghiên cứu bước đầu về kinh tế học văn hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nghiên cứu bước đầu về kinh tế học văn hóa
Tác giả: Lê Ngọc Tòng
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2004
115. Thu Trang, Công Nghĩa (2001), Du lịch văn hoá ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch văn hoá ở Việt Nam
Tác giả: Thu Trang, Công Nghĩa
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2001
116. Hoàng Trinh (1996), Mấy vấn đề văn hoá và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề văn hoá và phát triển
Tác giả: Hoàng Trinh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
117. Hoàng Trinh (1996), Vấn đề văn hóa và phát triển, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề văn hóa và phát triển
Tác giả: Hoàng Trinh
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 1996

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w