Mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.. Tuy nhiên, không thể coi tốc độ phát triển cao là mục tiêu tối thượngcủa chiến lược phát triển đất nước, mà
Trang 1Đề cương chi tiếtA.Đặt vấn đề :
B.Nội dung :
1 Quan diểm biện chứng về mâu thuẫn.
1.1 Mâu thuẫn là nguồn gốc , là động lực của phát triển
1.2 Tính khách quan , phổ biến của mâu thuẫn
2 Quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam.
2.1 Mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ
môi trường sinh thái
2.1.2 Phân tích sự mâu thuẫn và sự thống nhất giữa
hai mặt phát triển kinh tế và bảo vệ môi trườngsinh thái
2.1.2.1 Sự đối lập 2.1.2.2 Sự thống nhất
2.2 T ình trạng phát triển kinh tế và b ảo vệ môi trường sinhthái ở n ước ta trong thời gian qua
3 Một số giải pháp để kết hợp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta
C Kết luận :
D.Danh mục tài liệu tham khảo :
-Giáo trình triết học Mác_Lênin_NXB Chính trị quốc gia, các trang 247,248-240
-Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 231-năm 2003
Trang 2-“Bảo vệ môi trường sống”-Huy Văn, báo “Nhân dân”,số 18871 ngày15/4/2007,trang 1.
-Thông báo về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 của
Bộ Kế hoạch Đầu tư
-Thời báo kinh tế Việt Nam, số 63, ngày 19/4/04
-Sách Quản lý Nhà nước đối với tài nguyên và môi trường vì sự phát triểnbền vững dưới góc độ xã hội - nhân văn , tác giả PGS.TS Phạm NgọcTrâm(chủ biên), NXB Khoa học xã hội
-Sách Môi trường và phát triển, tác giả PGS.TS Nguyễn Thế Thôn và TS
Hà Văn Hành, NXB Xây dựng
ww.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105039/ns060420084723ww.monre.gov.vn/monrenet/default.aspx?tabid=209&ItemID=26725
ww.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=7255212&news_ID=5254625
Trang 3A Đặt vấn đề
Trong thời đại ngày nay, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tàinguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống là những vấn đề quan trọng
nằm trong Chiến lược phát triển bền vững của toàn nhân loại, cũng như của
tất cả các quốc gia, dân tộc Vấn đề này trở nên cấp thiết khi mà các nguồntài nguyên thiên nhiên trên toàn thế giới đang dần bị cạn kiệt, còn môitrường sống bị ô nhiễm nặng nề Thực trạng này đã ảnh hưởng rất tiêu cực
và nguy hiểm đến mọi mặt của đời sống xã hội Do đó, khai thác và sửdụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chính
là vấn đề về mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên - đã trở thànhmối quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế Và Việt Nam, cũng khôngnằm ngoài thực trạng chung của thế giới
Đặc thù con đường phát triển của Việt Nam là dựa trên nền tảng chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên trì định hướng XHCNtrong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế phải phát triển nhanh, đủ sức hộinhập vào quỹ đạo chung của thế giới hiện đại và khẳng định được vị thếxứng đáng của mình trong khu vực trong vài chục năm tới
Việt Nam đang bước vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, công ngiệphoá hiện đại hoá đất nước với tốc độ tương đối cao.Trong những năm qua,tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng bình quân hàng năm là trên 7%, côngnghiệp tăng bình quân hằng năm là 12,6%.Đó là mức tăng trưởng khá cao
so với các nước trên thế giới và trong khu vực Mục tiêu phấn đấu đã đượcĐảng và nhà nước ta xác định là : “Từ giờ đến năm 2020 ra sức phấn đấuđưa nước ta trở thành một nước công nghiệp” Theo định hướng mục tiêu
đó, dự kiến kế hoạch trong những năm tới, tăng trưởng kinh tế ở nước ta,mặc dù có những khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới
và khu vực, vẫn phải được duy trì ở mức cao, khoảng 6-8%/năm Một tốc
Trang 4độ tăng trưởng khá cao như vậy sẽ còn được tiếp tục duy trì trong một vàithập kỷ tới.
Tuy nhiên, không thể coi tốc độ phát triển cao là mục tiêu tối thượngcủa chiến lược phát triển đất nước, mà xét tổng thể, còn có các biến sốkhác, thậm chí căn bản hơn về dài hạn.Đó là mục tiêu hiện đại hoá (HĐH),bao gồm HĐH kinh tế, và phát triển bền vững với hai mục tiêu cụ thể là ổnđịnh – công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái Sự phát triển vàtăng trưởng là một điều cần thiết nhằm làm cho đất nước nhanh chóng pháttriển, hoà nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực Nhưng đồng thời cũngchính sự phát triển với nhịp độ cao như vậy cũng có nghĩa là một khốilượng tài nguyên ngày càng tăng được khai thác nhiều hơn để chế biến, mộtkhối lượng lớn chất thải từ sản xuất và tiêu dùng hằng ngày dược thải vào
tự nhiên Nhầt là trong vài năm gần đây, do nền kinh tế nước ta đang đi trêncon đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã dẫn đến tình trạng môi trườngsống ngày càng ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khuchế xuất, các đô thị thành phố lớn Sự kiện ngày 7 tháng 11 năm 2006 ViệtNam gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đưa nước ta đứngtrước những thời cơ và thách thức mới trong sự vận động phát triển củatoàn xã hội Cùng với sự giao lưu kinh tế được mở rộng, khối lượng hànghoá trao đổi giữa Việt Nam và các nước tăng nhanh Tuy nhiên một điềuthật trớ trêu là: quá trình tăng trưởng kinh tế cũng đồng thời tăng sử dụngtài nguyên thiên nhiên, ô nhiễn môi trường và suy giảm sinh thái Môitrường sinh thái được bảo vệ là điều kiện then chổt không chỉ nhằm đạtmục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững mà gay gắt hơn như thực tế đangdiễn ra cho thấy, là để bảo vệ sự sinh tồn của loài người và xã hội, là điềukiện quan trọng để con người có thể sống trong một môi trường trong sạch
và an toàn Do vậy, bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng được Đảng
và Nhà nước rất quan tâm trong chiến lược xây dựng kinh tế-xã hội tronggiai đoạn công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.Vì vậy cần có một chính
Trang 5sách đúng đắn, cụ thể về bảo vệ môi trường, thì kinh tế sẽ phát triển bềnvững và ổn định Như vậy trên quan điểm triết học duy vật biện chứng, ta
có thể nhận thấy giữa môi trường và kinh tế có mối quan hệ biện chứng,trong đó giữa các mặt có sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau một cách sâusắc và tương quan hỗ trợ nhau
Do tầm quan trọng của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển kinh
tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay nên em đã chọn đề
tài: "Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường sinh thái trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận triết học này , em dựa vào mâu thuẫn biệnchứng để phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với vấn đề bảo vệmôi trường sinh thái tại Việt Nam
Trang 6B.Nội dung1.Quan điểm biện chứng về mâu thuẫn.
- Mâu thuẫn biện chứng là mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa cácmặt đối lập của cùng một sự vật hay giữa sự vật này với sự vật khác trong
sự thống nhất , là nguồn gốc , động lực của sự phát triển
1.1.Mâu thuẫn là nguồn gốc , là động lực của sự phát triển.
- Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là hai xu hướng tácđộng khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn.Như vậy mâuthuẫn cũng bao hàm cả sự “thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đốilập Nó không thể tách rời nhau trong quá trình vận động , phát triển của sựvật Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im , với sự ổn định tạm thời của sựvật Song, đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn pháttriển khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập Sự đấu tranh gắn liền vớitính tuyệt đối của sự vận động và phát triển
- Trong sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặtđối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động vàlàm cho mâu thuẫn phát triển Khi mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là sự khácnhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau Khi hai mặt đốilập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâuthuẫn được giải quyết Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thểthống nhất mới, sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đới thay thế V.I.Lêninviết :”Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập “ Tuynhiên, không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranhgiữa chúng Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể táchrời nhau trong mâu thuẫn biện chứng Do đó mâu thuẫn là nguồn gốc, làđộng lực của sự phát triển
1.2.Tính khách quan , phổ biến của mâu thuẫn.
- Tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặttrái ngược nhau Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến
Trang 7trong tất cả các sự vật Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qualại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng Mâu thuẫn biện chứng tồn tạimột cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy Nó tồntại dưới nhiều hình thức khác nhau: mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bênngoài, mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu
và mâu thuẫn thứ yếu, mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đốikháng Các mâu thuẫn tồn tại phổ biến trong suốt quá trình phát triển củachúng Không có sự vật , hiện tượng nào lại không có mâu thuẫn và không
có giai đoạn trong sự phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng lại không tồn tạimâu thuẫn Mâu thuẫn hết sức phong phú và đa dạng.Tính phong phú, đadạng đó được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đốilập, bởi điều kiện tác động qua lại của chúng, bởi trình độ tổ chức của hệthống mà trong đó mâu thuẫn tồn tại Một khi mâu thũân này mất đi thì lại
có một mâu thuẫn khác được hình thành Ngay cả trong lĩnh vực tư duycũng vậy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn Chẳng hạn như mâuthuẫn giữa năng khiếu nhận thức vô tận ở bên trong của mỗi con người với
sự tồn tại thực tế của năng khiếu ấy trong những con người bị hạn chế bởihoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế trong những năng khiếu nhận thức, mâuthuẫn này được giai quyết trong sự nối tiếp của các thế hệ con người, thế hệnào cũng đều đạt được những tiến bộ nhất định trong sự vận động đi lên vôtận của tư duy
2.Quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa sự phát triển kinh tế với sự bảo
vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam.
2.1.Mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường 2.1.1.Các khái niện :
2.1.1.1 Phát triển kinh tế :
-Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơcấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo công bằng
xã hội
Trang 8-Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế Nhưngkhông phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế Pháttriển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện được ba nội dung cơ bản sau :
+Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân(GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người
+ Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theohướng tiến bộ, thể hiện ở các ngành dịch
vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ trọngnông nghiệp ngày càng giảm xuống
+ Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tănglên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế… mà mỗi người dânđược hưởng
Như vậy, phát triển kinh tế là mục tiêu và ước vọng của các dân tộctrong mọi thời đại
2.1.1.2 Môi trường sinh thái – kinh tế môi trường:
- Môi trường là một khái niệm tổng hợp, phức tạp, mang tính mở và pháttriển cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ nói riêng, của nềnkinh tế - xã hội và nhận thức của loài người nói chung
- Kinh tế môi trường là một ngành khoa học đa ngành và mới mẻ, lấy cácvấn đề môi trường làm đối tượng nghiên cứu chính của mình và tiếp cậnchủ yếu chúng dưới góc độ kinh tế
- Môi trường là toàn bộ các vùng địa - vật lí và sinh học, các điều kiện vềvật chất - tự nhiên, bao gồm sinh quyển (không khí, nước, đất, ánh sáng…)
và hệ sinh thái với tư cách là sản phẩm của tạo hoá, có trước con người,tương tác lẫn nhau, và cùng tác động đến sự hình thành và phát triển củacon người cùng các hoạt động xã hội của họ Bản thân các hoạt động sinhtồn của con người cũng đang ngày càng làm thay đổi môi trường một cáchmạnh mẽ
Trang 9mở rộng sản xuất, mà nguồn cung cấp đó lại được lấy từ tự nhiên và điềunày tất yếu đẫn đến việc ảnh hưởng tới môi trường sinh thái: khai thác quámức, tàn phá tài nguyên trên phạm vi rộng lớn không những làm suy thoáitài nguyên mà còn làm giảm chất lượng của môi trường sinh thái Đâychính là mâu thuẫn, kinh tế càng phát triển thì lại ngày càng làm cho môitrường xấu đi.
Cơ cấu ngành sản xuất sẽ dịch chuyển theo hướng tăng nhanh tỉ lệ công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
- Các phương án phát triển được đề xuất ở tầm vĩ mô (cả nước)
và tầm trung mô (ngành, địa phương) và vi mô (công ty, doanh nghiệp) đều
có nét chung nổi bật là tốc độ tăng sản xuất công nghiệp (thường được xácđịnh khoảng 4% - 6% / năm) Kết quả là tỉ trọng của sản xuất công nghiệp,xây dựng và dịch vụ trong GDP có xu hướng tăng lên nhanh chóng Sựtăng trưởng cao của các nhành công nghiệp, xây dựng nhất định sẽ dẫn đếncác vấn đề môi trường cần quan tâm đặc biệt Bởi lẽ đằng sau mức tăngtrưởng của sản xuất công nghiệp tiềm ẩn những nguy cơ gây ô nhiễm môitrường Kinh nghiệm quốc tế đã khái quát mối quan hệ giữa tăng trưởng
Trang 10công nghiệp, đô thị hoá và chất lượng môi trường ở các nước đang pháttriển.
- Chúng ta có thể thấy rằng nếu như không có các chính sách, chiếnlược phù hợp thì khi định hướng phát triển công nghiệp của Việt Namnhằm vào các ngành mà đất nước hiện đang có lợi thế so sánh như : côngnghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí, điện năng, chế biến nông,lâm, hải sản, dệt may, thì sẽ càng thấy rõ những nguy cơ tiềm ẩn lớn dần về
ô nhiễm môi trường Bởi lẽ các nhành công nghiệp nói trên đều thuộc loạidanh mục các nguồn lớn nhất gây ô nhiễm môi trường
-Một khía cạnh khác cũng cần phải tính đến trong hoạch định chínhsách kinh tế là cùng với nhịp độ tăng của các ngành kinh tế công nghiệp,nông nghiệp, dịch vụ tiêu dùng chất đốt cho năng lượng sẽ tăng lên đáng
kể Sự tăng lên về tiêu dùng năng lượng than, điên … chắc chắn sẽ thải cácchất thải ngày càng một nhiều hơn và ảnh hưởng tới chất lượng môi trường
Dự báo về nhu cầu than tới năm 2010 của Bộ Công Nghiệp cho thấy nhucầu tiêu dùng than mà nền kinh tế năm 2010 cần sẽ tăng gấp đôi so với nhucầu tiêu dùng của năm 1995, cụ thể là từ 6,89 triệu tấn (1995) lên 12,8 triệutấn (2010)
- Dựa trên cơ sở nhu cầu tiêu dùng nhiên liệu hoá thạch (than,dầu)của các năm, có thể dự báo các dạng khí độc (CO2, SO2 … ) ảnhhưởng tới chất lượng không khí Tài liệu dự báo của Bộ Nông Nghiệp chothấy tổng lượng chất thải khí CO2 vào năm 2010 từ sự tiêu dùng nănglượng sẽ tăng gấp 3 lần năm 1999 Vì vậy, ta có thể thấy từ thực tế ViệtNam những năm qua, chúng ta càng tập trung vào các ngành công nghiệp,xây dựng, nền kinh tế tăng trưởng càng cao thì môi trường sinh thái ngàycàng bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng Đây chính là một trong nhữngkhía cạnh chính của sự đối lập giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trườngsinh thái
Trang 11Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước nhằm mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài.
-Mục tiêu chiến lược mà các ngành, các địa phương đều hướng vào làlàm cho nền kinh tế tăng gấp đôi và hơn nữa GDP trong mỗi thập kỉ pháttriển Điều đó có nghĩa là phải duy trì tốc độ tăng trưởng trong một thờigian dài ngày của GDP ở mức độ cao khoảng 8 - 10% / năm Nếu như trình
độ công nghệ của sản xuất và cơ cấu sản xuất của nền kinh tế không đượccải thiện nhiều thì sự tăng trưởng GDP của đất nước cũng có nghĩa là tăngkhối lượng tài nguyên khai thác cho sản xuất và khối lượng chất thải vàomôi trường Kết quả là ô nhiễm môi trường chắc chắn sẽ tăng lên, nhất làkhi tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp cao (12 - 15% / năm).Hiện tại tốc độ đổi mới công nghệ trong nền kinh tế quốc dân mới vàokhoảng 7 - 10% / năm Định hướng chiến lược phát triển khoa hoc – côngnghệ của Việt Nam xác định tốc độ đổi mới công nghệ hàng năm khoảng
10 -15% / năm Điều đó có nghĩa là phải sau 7 – 10 năm nền kinh tế mớiđổi mới được công nghệ của mình Trong khoảng thời gian đó thì môitrường đã phải chịu những tác động hết sức nặng nề
Không chỉ trong công nghiệp và xây dựng, việc phát triển nông nghiệp ở nhiều nước trên thế giới nói chung và ở ngay Việt Nam nói riêng cũng đã
và đang gây ảnh hưởng xấu tớ môi trường sinh thái.
- Trong cơ cấu GDP của nước ta, giá trị của nông, lâm, ngư nghiệpcẫn còn chiếm giữ một tỉ trọng tương đối lớn (khoảng ¼) Ở phần lớn cáctỉnh và địa phương, tỉ lệ này còn có nơi chiếm tới 50 - 60% Sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỉ trọng của sản xuất nông nghiệp gắnliền với việc thâm canh ngày càng tăng trong sản xuất nhằm tăng năng suấtcây trồng và vật nuôi Qúa trình thâm canh hoá sản xuất nông nghiệp ở ViệtNam sẽ vẫn tiếp tục gắn liền với tăng cường sử dụng các loại phân vô cơ,thuốc trừ sâu, diệt cỏ Vào năm 1996, mức sử dụng phân bón hóa học cho
Trang 12một hécta sản xuất nông nghiệp ở nước ta trung bình vào khoảng 120 150kg Đến năm 2000, để đạt sản lượng 30 triệu tấn thóc thì phải tăng mứcphân bón hoá học nói trên 3 lần, tức là khoảng 200 - 450 kg cho 1 hécta.
Rõ ràng là nếu không có những chính sách và biện pháp bảo vệ thíchhợp và lâu dài thì với sự tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học,các chất vô cơ lâu phân huỷ và độc hại thì nguy cơ ô nhiễm môi trường ởtất cả các thành phần môi trường (đất, nước, không khí, đa dạng sinhhoc…) sẽ ngày càng tăng lên, đe doạ chính sự phát triển bền vững của sảnxuất nông nghiệp và sức khoẻ con người Đây chính là một khía cạnh đốilập rất rõ ràng trong mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa phát triểnkinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở nhiều nước trên thế giới và ngay
cả ở Việt Nam
Phát triển, đặc biệt là phát triển kinh tế là một yêu cầu tất yếu của cuộc sống con người, thế nhưng dù ở trình độ nào thì sự phát triển của con người dù ít hay nhiều đều ảnh hưởng tới môi trường sinh thái thông qua việc khai thác tự nhiên Một số nền kinh tế ở trình độ thấp lại chủ trương tăng trưởng quá nóng, thường thiếu các điều kiện vật chất, tài chính và dễ
bỏ qua các nguyên tắc, yêu cầu bảo vệ môi trường Thậm chí có nước đã chủ trương “hi sinh “ môi trường để đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng nhờ tiết kiệm các khoản chi phí ngân sách cho bảo vệ môi trường
2.1.2.2 Sự thống nhất
- Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển kinh tế là hai mặt đối lậptrong mâu thuẫn biện chứng giữa chứng Trong mối quan hệ này sự thốngnhất của các mặt đối lập với nhau và tác động lẫn nhau theo hai hướngchính
2.1.2.2.1 Chiều tiêu cực :
- Môi trường là xuất phát điểm quan trọng cho việc hình thành các chínhsách kinh tế vĩ mô của nhà nước, cũng như cho việc triển khai các hoạtđộng kinh tế trên thực tế, đồng thời bất cứ nền kinh tế nào vận hành trên
Trang 13các nguyên tắc và thể chế không được thiết kế nhằm khuyến khích và địnhhướng hành vi, thái độ ứng xử của cá nhân và tập thể người sản xuất cũngnhư người tiêu dùng, ở cả cấp vĩ mô và vi mô, cũng gây tác động xấu đếnmôi trường Hơn nữa, khi đó những lợi ích kinh tế ban đầu thu được từviệc khai thác và sử dụng bừa bãi thiên nhiên sẽ không bù lại được nhữngchi phí đắt đỏ và tổn thất to lớn mà con người phải hứng chịu về sau trongquá trình khôi phục môi trường, hay để thích hợp hơn trong một môitrường mới đã bị biến dạng, bị xuống cấp bởi chính bàn tay con người.
- Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì con người và sự pháttriển của con người đang bị đe doạ bởi những tác động trở lại của môitrường như sau :
+ Các vấn đề xã hội cấp bách là nạn nghèo đói đang lan tràn tạicác nước chậm phát triển, nạn thất nghiệp đang đe doạ nhiều nướctrên thế giới kể cả những nước phát triển nhất, sự cách biệt về thunhập vá mức sống giữa các quốc gia, cũng như giữa các nhómngười khác nhau trong cùng một nước suy giảm về trữ lượng vàchất lượng của tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa cơ bản đối vớicuộc sống của con người: đất, nước, rừng thuỷ sản , khoáng sản vàcác dạng tài nguyên năng lượng Điều này có khả năng dẫn tới tìnhtrạng thiếu thốn nghiêm trọng về lương thực cho nhân loại
+ Ô nhiễm môi trường sống của con người với tốc độ nhanh vàphạm vi lớn hơn trước
2.1.2.2.2.Chiều tích cực :
- Môi trường bị tàn phá một cách nặng nề và sự tác động trở lại của nó, môitrường là một khía cạnh đặc biệt quan trọng trong chính sách phát triển bềnvững Nhưng tác động và ảnh hưởng của môi trường trở lại phát triển kinh
tế không chỉ dừng lại ở đó.Còn có một mặt khác của vấn đề mà hiện nay ít được đề cập