TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCMVIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Tiểu luận triết học MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỰC HIỆN TIẾN BỘ & CÔNG BẰNG XÃ HỘI Nhóm
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Tiểu luận triết học
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỰC HIỆN TIẾN BỘ & CÔNG BẰNG XÃ HỘI
Nhóm 13 Lớp Đ1 Khóa 24 thực hiện
Nhóm trưởng : Hoàng Thị Bích Ngọc Thành viên 1 : Lê Thị Ái Mỹ
Thành viên 2 : Nguyễn Thành Nhân
Giảng viên phụ trách: TS Bùi Văn Mưa
TP.Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2015
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
1 Cơ sở lý thuyết 4
1.1 Phép biện chứng 4
1.2 Tăng trưởng kinh tế 4
1.3 Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội 4
2 Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội 6
2.1 Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa 6
2.2 Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội 8
3 Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở VN 9
3.1 Sự hình thành và hoàn thiện tư duy lý luận của Đảng về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ xã hội và công bằng xã hội trong tiến trình đổi mới 9
3.2 Giải pháp xây dựng hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong thời gian tới 12
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
PHỤ LỤC 16
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Trên thế giới hiện nay, xu hướng tiến bộ là phát triển bền vững trên mọi lĩnh vực.Theo đó, quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế phải gắn liền với sự phát triển vănhóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội Ở Việt Nam, sau hơn 30 năm đổi mới
và phát triển, dù đã đạt được nhiều thành quả to lớn, bộ mặt đất nước đang thay đổitừng ngày nhưng chúng ta đang và sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề xã hội nhức nhốinhư: sự phân hóa giàu nghèo, sự phát triển chênh lệch giữa thành thị và nông thôn,
sự gia tăng các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, tham nhũng, Từ những thực tế trên thìviệc hiểu và làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng và thiếtthực cả về lý luận lẫn thực tiễn Chính vì vậy, nhóm chúng chọn đề tài “Mối quan
hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ &công bằng xã hội” làm đề tài cho bài tiểu luận môn Triết học
Bài tiểu luận của nhóm gồm 3 phần chính như sau:
Trang 41 Cơ sở lý thuyết
1.1 Phép biện chứng
Khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa,
sự vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong giới
tự nhiên, xã hội và tư duy
Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan Biệnchứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất – tự nhiên và xã hội Còn biệnchứng chủ quan là biện chứng của nhận thức, biện chứng của tư duy, tư biện biệnchứng
Phép biện chứng vừa là lý luận (học thuyết) nghiên cứu bản tính biện chứngcủa thế giới vừa là phương pháp luận (nguyên tắc hay quan điểm) xem xét sự vậttrong mối quan hệ , rang buộc lẫn nhau và trong trạng thái luôn vận động, pháttriển Do vậy, phép biện chứng vừa là hệ thồng các nguyên tắc phương pháp, quyluật, phạm trù phản ảnh đúng đắn bản tính biện chứng của vạn vật tồn tại trong thếgiới; vừa là hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận chỉ đạo hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn hiệu quả
1.2 Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm kinh tế học được dùng để chỉ sự giatăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, các chỉ tiêu
để đo tăng trưởng kinh tế thường được sử dụng là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội(GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), thu nhập bình quân đầu người và các chỉtiêu kinh tế tổng hợp khác Nội hàm tăng trưởng kinh tế là tăng lên về số lượngtrong một thời gian nhất định, khái niệm này chưa thể hiện đầy đủ chất lượng của sựtăng trưởng
1.3 Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Phát triển văn hóa: văn hoá ở đây cần phải được hiểu theo nghĩa rộng baogồm nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Nếu chúng ta chấp nhận một định nghĩa
Trang 5rộng về văn hoá rằng văn hoá được xem là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyềnthống và phong tục… tạo nên bản sắc và gắn kết các thành viên trong cộng đồngvới nhau Phát triển văn hóa là xây dựng và làm phong phú thêm nền văn hóa củamỗi quốc gia, dân tộc trên cơ sở tiếp thu những cái “chân, thiện, mỹ” của các nềnvăn hóa trên thế giới để bồi đắp cho văn hóa dân tộc mình Giữ gìn bản sắc văn hóatrên cơ sở vừa kế thừa vừa không ngừng tiếp thu tinh hoa của văn hóa nhân loại đểlàm sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần củng cố và làmphong phú thêm nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Và "tinh hoa" ở đâycũng phải hiểu trên cơ sở kế thừa chứ không phải là bất biến Song, chúng ta cũngphải hết sức thận trọng, bản lĩnh và tỉnh táo bởi trong quá trình toàn cầu hóa và hộinhập, việc giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các quốc gia, khu vực rất dễ bị ảnh hưởngbởi sự phát triển của công nghệ thông tin.
Tiến bộ xã hội là sự vận động của xã hội từ trình độ thấp đến trình độ cao, từlạc hậu đến văn minh hiện đại Tiến bộ xã hội trước hết phải xuất phát từ con người,
vì con người và hướng tới sự tiến bộ của con người Sự tiến bộ xã hội còn thể hiện ở
sự phát triển ngày càng cao hơn của cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng và ý thức
xã hội
Công bằng xã hội là sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân,công bằng trong phân phối thu nhập, cơ hội phát triển và điều kiện thực hiện cơ hội.Trong kinh tế học người ta chia công bằng xã hội thành hai dạng là công bằng theochiều dọc và công công bằng theo chiều ngang Công bằng theo chiều ngang cónghĩa là đối xử như nhau đối với những người có đóng góp như nhau và công bằngtheo chiều dọc là nghĩa là đối xử khác nhau đối với những người có khác biệt bẩmsinh hoặc có các điều kiện xã hội khác nhau Nếu như công bằng theo chiều ngangđược thực hiện bởi cơ chế thị trường thì công bằng theo chiều dọc cần có sự điềutiết của chính phủ Việc nhận định và kết hợp công bằng theo chiều dọc và theochiều ngang sẽ đảm bảo công bằng thực sự Như vậy, công bằng xã hội là khái niệmrất rộng, bao gồm cả yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, và văn hóa Xét một cách tổngthể công bằng xã hội gắn với phát triển toàn diện con người và là kết quả của sự
Trang 6phát triển đó Những thước đo chủ yếu về công bằng xã hội là: chỉ số phát triển conngười (HDI); đường cong Lorenz; hệ số GINI; mức độ nghèo khổ; mức độ thỏamãn nhu cầu cơ bản của con người.
2 Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
2.1 Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa
Adam Smith đã cho rừng kinh tế không thể vận hành nếu thiếu sự hiểu biết
về vai trò của “quan điểm đạo đức” Có thể nói, mối quan hệ giữa kinh tế và vănhóa đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại Đời sống của con ngườicũng như của xã hội bao gồm hai mặt vật chất và tinh thần Nếu kinh tế là nền tảngvật chất của xã hội, đáp ứng nhu cầu vật chất của con người và xã hội, thì văn hoá lànền tảng tinh thần của xã hội, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người và xã hội.Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa được thểhiện ở điểm tăng trưởng kinh tế là cơ sở và điều kiện quan trọng hàng đầu cho sựphát triển văn hóa, phát triển văn hóa chính là mục tiêu và động lực của tăng trưởngkinh tế Tăng trưởng kinh tế phải nhằm mục tiêu phát triển văn hóa, phát triển conngười Sức sản xuất càng phát triển, thì quan hệ giữa văn hoá và kinh tế càng mậtthiết Mọi hoạt động kinh tế từ thiết kế sản phẩm tới trao đổi và sử dụng sản phẩmđều thấm sâu yếu tố văn hoá, vì toàn bộ quá trình kinh tế đều là hoạt động củangười, và con người, thông qua các hoạt động của mình thiết lập, các quan hệ giữacon người với tự nhiên, giữa con người với con người Hiện nay, toàn cầu hoá kinh
tế và sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện đề kinh tế pháttriển nhanh chóng, và những thay đổi trong phát triển kinh tế có tác động rất lớn đếnvăn hóa Mặt khác, chỉ khi những quyết sách và chiến lược phát triển kinh tế manghàm lượng văn hóa cao, thì sự phát triển mới thật sự có giá trị
Văn hóa tác động đến sự tăng trưởng của kinh tế thông qua ba khía cạnh:
Thứ nhất, văn hoá ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế thông qua sự thúc đẩy các
giá trị được chia sẻ trong cộng đồng Các giá trị đó cũng quy định cách thức mà cácthành viên của cộng đồng thực hiện trong các quá trình sản xuất mang tính kinh tế
Trang 7Chẳng hạn như nếu các giá trị văn hoá này khiến việc ra quyết định trở nên có hiệuquả hơn, đưa đến những sự cải tiến đa dạng và nhanh chóng hơn và đưa đến nhữngứng xử đối với sự thay đổi một cách nhạy bén hơn thì năng suất kinh tế và tính năngđộng của cộng đồng cũng được phản ánh qua hiệu quả kinh tế cao hơn (trongtrường hợp của một doanh nghiệp) hay qua tỷ lệ tăng trưởng lớn hơn (trong trườnghợp của một nền kinh tế quốc gia).
Thứ hai, văn hoá có thể ảnh hưởng đến tính công bằng - chẳng hạn như bằng
việc ghi nhớ những nguyên tắc đạo đức như sự quan tâm đến mọi người hay sự thiếtlập các cơ chế để những khúc mắc có thể được bày tỏ Nhìn chung, ảnh hưởng củavăn hoá đến tính công bằng sẽ được xem xét trong các quyết định phân phối nguồnlực của cộng đồng đến việc đạt được thành quả cho tất cả các thành viên một cáchcông bằng
Thứ ba, văn hoá có thể được xem như là có ảnh hưởng hay thậm chí quyết
định đến mục tiêu kinh tế và xã hội của cộng đồng Ở cấp độ một cộng đồng nhỏnhư một công ty, văn hoá doanh nghiệp có thể là sự quan tâm đến người lao động
và điều kiện lao động của họ Những giá trị này có thể làm giảm lợi nhuận haynhững mục tiêu kinh tế khác trong mục tiêu chung của công ty Ở cấp độ toàn xãhội, giá trị văn hoá có thể hoàn toàn hài hoà với sự theo đuổi các thành tựu vật chất,tăng thành tựu kinh tế vĩ mô Mặt khác, văn hoá cũng có thể kiềm chế sự theo đuổicác thành tựu vật chất để ưu tiên cho các mục tiêu phi vật chất liên quan đến chấtlượng mọi mặt của cuộc sống, do đó ảnh hưởng đến tốc độ và chiều hướng của tăngtrưởng kinh tế
Hiện nay, tăng trưởng kinh tế gắn chặt chẽ với phát triển văn hoá còn vì bêncạnh yếu tố vốn, kỹ thuật, tài nguyên, thì lao động, nhất là năng lực sáng tạo củacon người ngày càng trở thành nguồn lực quan trọng hơn của sự giàu có và pháttriển Một chính sách phát triển đúng đắn phải là một chính sách làm cho các yếu tốvăn hóa thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực hoạt động sáng tạo của con người, nhân tốvăn hóa phải trở thành nội dung quan trọng của hệ thống chính sách, chiến lược, kếhoạch phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước
Trang 82.2 Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội.
Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội có mối quan hệ biện chứngvới nhau, vừa là tiền đề, vừa là điều kiện của nhau Tăng trưởng kinh tế là điều kiện
để thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là thước
đo của tiến bộ và công bằng xã hội; tiến bộ, công bằng xã hội là nhân tố động lực để
có tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; tiến bộ, công bằng xã hội là biểu hiện củatăng trưởng kinh tế Như vậy, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hộikhông phải là những yếu tố đối lập mà có quan hệ nhân quả với nhau
Tiến bộ và công bằng xã hội có quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế ởhai khía cạnh: vừa là động lực, vừa là thành quả của tăng trưởng kinh tế, thể hiện sựphân phối của thành quả kinh tế Tăng trưởng kinh tế tạo cơ sở và điều kiện vật chất
để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Còn tiến bộ, công bằng xã hội là động lực,mục tiêu của tăng trưởng kinh tế Nếu không đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội sẽ
là rào cản cho việc tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn tiếp theo.Trong lịch sử phát triển
xã hội trên thế giới đã trải qua những giai đoạn mà mối quan hệ giữa tăng trưởngkinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội được đánh giá ở nhiều mức độ khácnhau Có những mô hình tăng trưởng kinh tế tiêu cực như: tăng trưởng bất cần, tăngtrưởng không lương tâm, tăng trưởng không gốc rễ đã gây ra những hậu quả nghiêmtrọng do đã đánh giá thấp vai trò của thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội dẫn đếnnhững thành tựu do tăng trưởng kinh tế mang lại không thể bù đắp được những tổnthất cho sự phát triển của xã hội và môi trường Mặt khác, có những mô hình lại quácoi trọng vần đề phúc lợi xã hội trong khi tăng trưởng kinh tế chưa đử sức để gánhvác được những yêu cầu và trọng trách ấy Chính điều này đã gây ra những trở ngạicho sự tăng trưởng kinh tế và không tạo được động lực để phát triển bền vững
Qua những phân tích ở trên có thể thấy rằng, thực hiện được đồng thời tăngtrưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là khát vọng của tất cả các quốc gia và
Trang 9trong mọi thời đại Tuy nhiên, việc đạt được mong muốn kép này là hết sức khókhăn và trong thực tiễn đã có những ý kiến cho rằng có sự đối lập giữa tăng trưởngkinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội Giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và tiến bộ, công bằng xã hội luôn luôn là yêu cầu đặt ra trong suốt quá trình pháttriển kinh tế xã hội ở các nước Bài toán đặt ra hiện nay đối với các quốc gia là thựchiện tăng trưởng kinh tế trước, sau đó mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hộihay đặt tiến bộ và công bằng xã hội lên trước, sau đó mới chú trọng cho việc tăngtrưởng kinh tế hay giải quyết hài hòa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xãhội? Thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy không thể thực hiện tiến bộ hay công bằng
xã hội trước nếu như không bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao, liên tục theohướng phát triển bền vững Mặt khác, nếu sự tăng trưởng kinh tế không bảo đảmthực hiện hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội thì sự tăng trưởng này cũng không
có ý nghĩa Những chính sách chỉ nhằm tăng trưởng kinh tế có thể làm gia tăng tìnhtrạng bất bình đẳng Mặt khác, những chính sách dựa trên ưu tiên mục tiêu tiến bộ
và công bằng xã hội có thể dẫn đến triệt tiêu các động lực tăng trưởng kinh tế, kếtcục cả mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế đều không thực hiện được
3 Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở VN
3.1 Sự hình thành và hoàn thiện tư duy lý luận của Đảng về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ xã hội và công bằng xã hội trong tiến trình đổi mới.
3.1.1 Phát triển kinh tế hài hòa với phát triển văn hóa, gắn với tiến bộ và công bằng xã hội là yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Ngay tại Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, Đảng ta đã nhận định:
“văn hóa là một trong ba mặt trận mà người cộng sản phải quan tâm” Chủ tịch Hồ
Chí Minh, vị lãnh tụ - nhà văn hóa vĩ đại của dân tộc, cũng từng nhấn mạnh: “Vănhóa soi đường cho quốc dân đi” Đến Hội nghị Trung ương 5, Khóa VIII, Đảng ta
khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là động lực vừa là mục tiêu
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội” Hội nghị Trung ương 10, Khóa IX tiếp tục
phát triển: “Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây
Trang 10dựng, chỉnh đốn đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá - nền tảngtinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ cả ba lĩnh vực trên chính là điềukiện quyết định để bảo đảm cho sự phát triển toàn diện bền vững của đất nước”.Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,
phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”.
Như vậy, xuyên suốt các quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của văn hóa
trong sự nghiệp cách mạng có thể khái quát mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với
phát triển văn hóa là:
Văn hóa là động lực của phát triển Văn hóa với tư cách là sức mạnh mềm sức mạnh nội sinh, nền tảng tinh thần của một dân tộc, đóng vai trò to lớnthúc đẩy sự phát triển của cả dân tộc nói chung và của nền kinh tế nói riêng
Văn hóa là mục tiêu của phát triển kinh tế xã hội Đối với Việt Nam, mụcđích tối cao của phát triển kinh tế - xã hội là nhằm phục vụ công cuộc cáchmạng xã hội chủ nghĩa, công cuộc cách mạng giải phóng con người Mụctiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, xét cho cùng, chính là để giải phóngnhững giá trị văn hóa tích cực nhất cho loài người Mặt khác, phát triển kinh
tế đồng thời giúp cho con người có nhiều cơ hội, khả năng tiếp nhận các giátrị văn hóa Phát triển kinh tế nhằm mục tiêu văn hóa chính là “đặc sắc” củacách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Mục tiêu cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: xã hội dânchủ, công bằng, văn minh - những kết quả, giá trị to lớn nhất của văn hóa Cáchmạng để giải phóng con người, để con người có thể tồn tại trong một xã hội ngàycàng dân chủ, công bằng văn minh hơn Đối với cách mạng nước ta, các giá trị kinh
tế trước hết và tối cao nhất là để phục vụ cho con người đạt được các giá trị vănhóa, nhằm thực hiện tiến bộ và công bằng
Trang 11Mọi quan điểm của Đảng đều khẳng định phát triển kinh tế phải gắn liền vớitiến bộ và công bằng xã hội Đại hội X của Đảng đã nêu: “Thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởngkinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục , giải quyết tốt các vấn đề xãhội vì mục tiêu phát triển con người Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kếtquả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồnlực khác và thông qua phúc lợi xã hội” Đảng luôn khẳng định, giữa tăng trưởngkinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại,làm tiền đề cho nhau cùng phát triển: Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiền đề đểthực hiện công bằng xã hội thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là động lực, điềukiện quan trọng có tác dụng thúc đẩy, bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao, bền vững.
Sau 25 năm đổi mới, với những chứng minh trong thực tiễn về sự đúng đắncủa con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, chúng ta cũng đã tổngkết và làm rõ đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Trong đó, thành tố định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện rõ nét bởi đặc điểmlớn: phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội
3.1.2 Phát triển kinh tế hài hòa với phát triển văn hóa, gắn với tiến bộ và công bằng xã hội gắn với phát triển bền vững:
Thế giới ngày nay, sau sự sụp đổ của nhiều mô hình quản lý kinh tế vớinhững cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu, với hàng loạt sự trả giá của con người
do phát triển kinh tế không được đặt trong tổng thể gắn với văn hóa – môi trườngsống, đã đặt ra cho nhân loại một bài toán mới: phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững và quan điểm về phát triển bền vững đến naycòn có nhiều cách tiếp cận khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗiquốc gia, khu vực Hiểu một cách chung nhất thì phát triển bền vững là một kháiniệm nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn bảo đảm
sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa Phát triển bền vững phải bảo đảm có sựphát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ
Trang 12Đối với Việt Nam, phát triển bền vững hiểu khái quát là sự cân bằng giữa 3 vấn đề:tăng trưởng - bảo vệ môi trường - bảo đảm an sinh xã hội.
Văn kiện Đại hội XI đã nêu quan điểm của Đảng về phát triển bền vững là:
- Coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là yêu cầu ưu tiên hàngđầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức
- Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống
- Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môitrường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
Như vậy, trong quan điểm của Đảng, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội là những điều kiện quan trọng để có sự phát triển bền vững Pháttriển bền vững là một tiêu chí không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
3.2 Giải pháp xây dựng hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong thời gian tới
Quan điểm của Đảng ta và kết quả giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội
Văn kiện Đại hội VII của Đảng xác định: ''Kết hợp hài hòa giữa phát triểnkinh tế với phát triển văn hóa, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội '' Vănkiện Đại hội VIII của Đảng nêu rõ: ''Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, côngbằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinhthái'' Văn kiện Đại hội IX của Đảng khẳng định: ''Tăng trưởng kinh tế gắn liền vớibảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển'' Văn kiện Đại hội
X của Đảng nhấn mạnh: ''Phải gắn tăng trưởng kinh tế, với phát triển văn hoá, pháttriển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội'' Đại hội
XI của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán: ''Phải coi trọng, việc kết hợpchặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội'' Như
Trang 13vậy, tư tưởng tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hộiđược thể hiện rõ ngay trong từng bước hoàn thiện đường lối chiến lược và từngchính sách phát triển của Đảng.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng đề ra và triển khai thực hiện nhiều chính sáchgắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội Chính sách phát triển kinh
tế nhiều thành phần đã tạo động lực để huy động nguồn lực dạng của xã hội chophát triển
Trước quan điểm của Đảng và thực trạng như trên, có rất nhiều công trình nghiên cứu đưa ra các giải pháp để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội Trong đó, trọng tâm là các giải pháp sau:
Thứ nhất, để thúc đẩy và giải quyết tốt mối quan hệ trên phải lấy xây dựng
kinh tế làm trung tâm, nỗ lực phát triển sức sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởngtheo hướng tăng trưởng bền vững
Thứ hai, giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế thị
trường và xây dựng văn hoá
Về khoa học công nghệ cần có chiến lược phát triển đúng hướng, chú trọngtăng mạnh năng lực khoa học công nghệ, mở rộng và phát triển thị trường côngnghệ, tăng cường sự liên kết giữa các trường đại học và doanh nghiệp nhằm nângcao chất lượng đào tạo nhân lực Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động khoahọc công nghệ
Thứ ba, tăng cường hơn nữa việc hoàn thiện các chính sách xã hội: hệ thống
an sinh xã hội, công bằng phân phối, bình đẳng giới,…
Thứ tư, xây dựng chế độ chính trị dân chủ và chế độ pháp luật xã hội chủ nghĩa
Thứ năm, để thúc đẩy việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và phát triển văn hóa, cần đẩy mạnh việc giáo dục, tuyên truyền về mối quan hệnày vì đây là mối quan hệ liên quan đến toàn bộ đời sống xã, đến toàn dân
Trang 14KẾT LUẬN
Tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xãhội có mối quan hệ biện chứng gắn bó chặt chẽ với nhau Quá chú trọng tới tăngtrưởng, không quan tâm giải quyết vấn đề phát triển văn hóa, công bằng xã hội sẽ
để lại nhiều hậu quả về mặt xã hội, vấn đề đó tất yếu dẫn tới suy giảm tăng trưởngkinh tế Ngược lại, chỉ chú trọng tới việc giải quyết các vấn đề xã hội sẽ triệt tiêucác động lực phát triển kinh tế Không thể nói đến một xã hội văn minh, phát triển,
có bản sắc văn hóa khi giải quyết các vấn đề xã hội trên một nền kinh tế tăng trưởngkém Cũng không thể có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh bền vững trong một xãhội mà đa số dân chúng thấp kém về trí tuệ, ốm yếu về thể chất, thiếu thốn về mặttinh thần, thất nghiệp và nghèo đói Như vậy tăng trưởng kinh tế có thể tạo điềukiện vật chất để thực hiện phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội vàngược lại phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội cũng là động lựcthúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trong thời kỳ đổi mới, vấn đề này cũng được Đảng và Nhà nước quán triệtsâu sắc Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội trong từng bước đi và trong suốt quá trình phát triển là quanđiểm, định hướng cơ bản nhất quán xuyên suốt quá trình đổi mới
Trang 15TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bùi Đình Phong, Nguyễn Tuyết Hạnh – Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ở nước ta hiện nay – Tạp chí phát
triển nhân lực
2 Đoàn Thị Bích Hiền (2012) - Phát triển kinh tế hài hòa với phát triển văn hóa,
gắn với tiến bộ và công bằng xã hội - đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Tạp chí Cộng sản.
3 PGS, TS Vũ Văn Phúc (2012) - Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta: Quan niệm, thực trạng và giải pháp - Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
4 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), Nxb Chính trị quốc gia
5 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Nxb Chính trị quốc gia
6 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), Nxb Chính trị quốc gia –
Sự thật
7 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Nxb Chính trị quốc gia
8 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX(2001), Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội
Trang 16là ''xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúcthượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thànhmột nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc'' Cương lĩnh yêu cầu,trong quá trình thực hiện các phương hướng đó, phải chú trọng nắm vững và giảiquyết tốt các mối quan hệ cơ bản, trong đó có mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
l Về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội.
Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm kinh tế học, dùng để chỉ sự gia tăng về quy
mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Các chỉ tiêu thường được
sử dụng để đo mức tăng trưởng kinh tế là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP),tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác Tăng trưởngđơn thuần chỉ là sự thay đổi về lượng, chưa phản ánh mặt chất của một nền kinh tế
Văn hóa, phát triển văn hoá.
Theo nghĩa rộng, văn hoá là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngườisáng tạo ra, được tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người và
Trang 17nhằm phục vụ cho sự phát triển của con người Các giá trị này được cộng đồng chấpthuận, vận dụng trong đời sống xã hội và được truyền lại cho các thế hệ sau Vănhoá thể hiện trình độ phát triển và những đặc trưng riêng có của từng dân tộc Theonghĩa hẹp, văn hoá liên quan đến toàn bộ hoạt động tinh thần của xã hội Phát triểnvăn hoá chính là phát triển và củng cố nền tảng tinh thần của xã hội.
Tiến bộ và công bằng xã hội
Tiến bộ xã hội là khái niệm phản ánh sự vận động của xã hội từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, là sự vận động của xã hội loài người từ hình thái kinh tế - xã hộinày lên hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn, hoàn thiện hơn cả về cơ sở hạ tầng,
cả về kiến trúc thượng tầng
Tiến bộ xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta được thể hiệntrên bình diện chung của toàn xã hội, của từng lĩnh vực, của mỗi tổ chức, mỗi giađình và mỗi cá nhân Một xã hội vận động theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội phải
là một xã hội ngày càng giàu có hơn về của cải vật chất, phong phú hơn về đời sốngtinh thần; đem lại cho con người những giá trị cuộc sống nhân văn, cao đẹp, hạnhphúc Cái đích huớng tới của tiến bộ xã hội phải là con người, là sự phát triển toàndiện con người
Công bằng xã hội là một khái niệm có tính lịch sử và có nội hàm, trình độ khác
nhau ở các chế độ xã hội khác nhau Công bằng xã hội là phương thức đúng đắnnhất để thỏa mãn một cách hợp lý những nhu cầu của các tầng lớp xã hội, các nhóm
xã hội, các cá nhân xuất phát từ khả năng hiện thực của những điều kiện kinh tế -xãhội nhất định Trước đây, khi nói đến công bằng xã hội dưới chế độ xã hội chủnghĩa, chủ yếu nhấn mạnh công bằng trong chế độ phân phối theo lao động Cònviệc phân phối trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhất là trong điều kiệnphát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế,thì công bằng xã hội mang nhiều nội hàm mới