Về đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo cũng đã được quan tâm

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập thực trạng và giải pháp ở Việt Nam (Trang 27)

Tỉ lệ nhập học ròng đã tăng lên đối với tất cả các cấp. Đặc biệt là tỉ lệ nhập học ở cấp trung học phổ thông đã tăng mạnh, từ 7,2% năm 1993 lên đến 63% trong năm 2004, tức là tăng gần 9 lần. Tỉ lệ này đối với cấp trung học cơ sở cũng được cải thiện một cách đáng kể, tăng 3 lần trong khoảng thời gian 11 năm. Tỉ lệ nhập học ở cấp tiểu học cũng đã đạt được tỉ lệ cao trong năm 1993 và tiếp tục tăng lên qua các năm sau. Đến năm 2000, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học. Còn về xóa mù chữ, tỷ lệ biết chữ trong dân số từ 10 tuổi trở lên tăng từ 86,6% năm 1993 lên 93,1% năm 2006.

Hệ thống giáo dục công lập và ngoài công lập phát triển mạnh mẽ. Cả nước trong năm học 2007- 2008 có gần 40 ngàn cơ sở giáo dục công lập, tăng 6000 cơ sở so với năm học 2000- 2001, chiếm trên 90% cơ sở giáo dục cả nước. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục là rất lớn và tăng liên tục qua các năm. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2006 chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo là 37.332 tỷ đồng, chiếm khoảng12,12% tổng chi ngân sách nhà nước; năm 2007 tăng lên 53,774 tỷ đồng và năm 2008 là khoảng 58.162 tỷ đồng.

Thực hiện chương trình miễn giảm học phí, trợ cấp giáo dục và học bổng cho các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo và vùng khó khăn. Bên cạnh đó phát triển chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên nghèo ở bậc cao đẳng, đại học. Tính đến cuối năm 2007, Ngân hàng chính sách xã hội đã cho 165.554 học sinh, sinh viên nghèo vay vốn với tổng số dư nợ là 632,907 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập thực trạng và giải pháp ở Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w