Giải pháp kết hợp tăng trưởng kinh tế và đảm bảo thu nhập phân phối bình đẳng

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập thực trạng và giải pháp ở Việt Nam (Trang 37 - 38)

GIẢI PHÁP KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP CÔNG BẰNG

3.2. Giải pháp kết hợp tăng trưởng kinh tế và đảm bảo thu nhập phân phối bình đẳng

phân phối bình đẳng

3.2.1.Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Việt Nam hiện nay đang ở giữa thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp. Để đảm bảo một tốc độ tăng trưởng nhất định và bền vững thì cần nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Do đó nước ta cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, Chuyển đổi quá trình tăng trưởng từ chỗ chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư mà phần lớn là ngân sách nhà nước và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sang quá trình tăng trưởng dựa trên cơ sở tăng mạnh vốn đầu tư của khu vực dân doanh để khai thác tiềm năng của đất nước.

Thứ hai, Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì đặc biệt chú trọng đến việc tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến

trong cơ cấu công nghiệp và xây dựng; chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn; xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn: tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn. Tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội ở nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa.

Thứ ba: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là nhân tố quyết định tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực chất chính là tăng cường đầu tư cho giáo dục- đào tạo. Đào tạo phải gắn với nhu cầu của thực tiễn. Tiếp tục chuẩn hóa và đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, giáo trình của các cơ sở đào tạo để tăng khả năng thực hành cho người học, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và thế giới.

Thứ tư: Tăng cường đầu tư cho khoa học, công nghệ nhằm nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn. Cần đầu tư có trọng tâm để tạo sự bứt phá của một số công nghệ cao có tác động tích cực đến sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

Thứ năm: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thông qua việc rà soát lại hệ thống các văn bản pháp quy để chỉnh sửa và bổ sung theo hướng tạo lập điều kiện thông thoáng, rõ ràng, minh bạch, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và thuận lợi cho sự phát triển các loại thị trường, hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh để các yếu tố sản xuất được sử dụng một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập thực trạng và giải pháp ở Việt Nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w