Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế: Thực trạng và các giải pháp tại Việt Nam

MỤC LỤC

Lý thuyết đối với vấn đề sinh sản và giáo dục của Perotti (1996)

Theo mô hình kinh tế chính trị, bất bình đẳng có hiệu ứng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua các biến dạng của các quyết định của hộ gia đình về giáo dục và sinh sản. Cha mẹ có phải tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực của các hộ gia đình thông qua sự cải tiến về chất lượng (giáo dục) hoặc số lượng (khả năng sinh sản) của con cái.

Lý thuyết so sánh xã hội của Knell (1998)

Kể từ khi giáo dục có chi phí bằng thu nhập đã được định trước tại trường học, các hộ gia đình nghèo không đầu tư vốn con người. Do đó một xã hội mà trong đó có sự bất bình đẳng cao sẽ có một số lượng tương đối lớn các hộ nghèo được đầu tư về số lượng hơn là giáo dục.

THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP Ở VIỆT NAM

Thực trạng tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam

    Khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển mạnh mẽ, đạt đỉnh điểm vào năm 1995 (9,54%).Sự tăng trưởng nhanh trong giai đoạn này là do tác động của nhiều cải cách lớn trong nước như đầu tư, tín dụng, ngân hàng … và do sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại và đầu tư nước ngoài từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,. Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu Á đã lắng xuống, cùng các chương trình cải cách hướng vào cải tổ cơ cấu kinh tế, khuyến khích kinh tế trang trại và cải cách phân phối sản phẩm đã đưa nền kinh tế trở lại đà tăng trưởng, từ 6,8% năm 2000 lên 8,5% năm 2007. Hiện nay, mức sống và chi tiêu của những nhóm dân cư có thu nhập cao ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng thị trường tiêu dùng, với sự gia tăng mạnh mẽ của lượng ô tô nhập khẩu, các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ, các dịch vụ giải trí cao cấp…, trong khi đó các hộ gia đình nghèo phải thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh lạm phát tăng cao làm xói mòn không ít thu nhập của họ.

    Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng bất bình đẳng này ở Việt Nam không phải là hiện tượng người giàu giàu lên, người nghèo nghèo đi mà là người giàu ngày càng giàu nhanh hơn người nghèo vì thực tế cho thấy ngay trong bối cảnh khoảng cách chênh lệch giàu nghèo doãng ra thì thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo đã tăng lên và tỷ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh trong thời gian qua. Như vậy, hệ số Gini của Việt Nam trong những năm vừa qua đã vượt qua giới hạn (0,2; 0,35) phản ánh tình trạng bất bình đẳng của Việt Nam đã gần qua ngưỡng tương đối bình đẳng và đáng báo động trong tương lai nếu nhà nước không có những chính sách ngăn chặn từ bây giờ. Cùng với quá trình phát triển, lợi ích của tăng trưởng kinh tế được phân bổ không đồng đều, do đó một số vùng đã bắt đầu gia tăng sự bất bình đẳng, nhất là tại những vùng tăng trưởng kinh tế nhanh như vùng Đông Nam Bộ nơi tập trung những trung tâm đô thị lớn và năng động của đất nước như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa– Vũng Tàu… Bất bình đẳng đã tăng tương đối ở các vùng như miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

    Đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam

      GDP bình quân đầu người thấp và tốc độ tăng chậm do dân số vẫn tăng cao, điều kiện để nâng cao mức sống của người nghèo, người có thu nhập thấp vượt qua ngưỡng một nước nghèo, đặc biệt đối với khu vực nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc còn khó khăn.Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp đã ảnh hưởng đến sự bất bình đẳng thu nhập. Những thành tựu về tăng trưởng kinh tế tác động đến phân phối thu nhập công bằng hơn đã phần nào xóa đói giảm nghèo cho người dân nhưng còn thiếu tính bền vững, chủ yếu mới xóa tình trạng đói (nghèo về lương thực, thực phẩm), đa số hộ mới thoát nghèo còn nằm sát chuẩn nghèo, những cá nhân và hộ gia đình này rất dễ bị tổn thương nếu những cú sốc kinh tế xảy ra do các yếu tố bên ngoài hoặc trong nước gây ra nên nguy cơ tái nghèo cao, tỷ lệ tái nghèo lớn (7-10% trong tổng số hộ mới thoát nghèo). Một là: Do chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, với các đặc điểm mới: kinh tế nhiều thành phần sở hữu, phân phối theo nguyên tắc thị trường… Nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, phát triển kinh tế nhiều thành phần và sản xuất hàng hóa thì sự phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng khách quan, có thể chấp nhận được vì cơ chế này tạo động lực cho mọi người làm việc, cống hiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

      Điều đó có nghĩa là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, để thực hiện nguyên tắc phân phối công bằng vẫn phải thừa nhận sự tồn tại như một tất yếu kinh tế của sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và mức sống, chấp nhận sự chênh lệch trong thu nhập do năng suất và hiệu quả lao động, chấp nhận sự phân hóa giàu nghèo trong giới hạn cho phép. Vùng có điều kiện kinh tế xã hội tự nhiên thuận lợi phát triển nhanh, năng suất lao động cao, hấp dẫn thu hút các nguồn vốn đầu tư thì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ dẫn đến kết quả thu nhập của dân cư cao hơn so với những vùng khó khăn, kém phát triển hơn; trong khi đó khả năng cạnh tranh của nền kinh tế giữa các vùng là không như nhau nên sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng càng lớn, các vùng chậm phát triển có nguy cơ tụt hậu. Nền kinh tế mở đã có nhiều tác động tích cực đến nền kinh tế, tạo ra những lợi thế và phát triển cho một số vùng, một số ngành và một bộ phận lớn dân cư, nhưng do nền kinh tế nước ta mở cửa ồ ạt, nguồn vốn nước ngoài đầu tư không đồng đều giữa các vùng, các ngành đã tạo ra sự chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, giữa lao động có kỹ năng và lao động có tay nghề thấp; từ đó tạo nên bất bình đẳng nghiêm trọng.

      GIẢI PHÁP KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP CÔNG BẰNG

      Quan điểm của Đảng và Nhà nước về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

        Tại Đại hội IX của Đảng, quan điểm về kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và cụng bằng xó hội được nờu rừ: "Đường lối kinh tế của Đảng ta là: đẩy mạnh cụng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp… tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội… ". Trên cơ sở khái quát những thành tựu và hạn chế của hơn 20 năm đổi mới, trong đó có thành tựu và hạn chế của việc xây dựng và phát triển các vấn đề xã hội, Đại hội X của Đảng khẳng định quan điểm “Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế…”. Thứ năm: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thông qua việc rà soát lại hệ thống các văn bản pháp quy để chỉnh sửa và bổ sung theo hướng tạo lập điều kiện thụng thoỏng, rừ ràng, minh bạch, tạo mụi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và thuận lợi cho sự phát triển các loại thị trường, hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh để các yếu tố sản xuất được sử dụng một cách hiệu quả nhất.

        Việt Nam cần phải cải cách chính sách phân phối tài sản, thu nhập trong nền kinh tế theo hướng phải đảm bảo công bằng, hướng đến người nghèo Nhà nước cần đưa ra và áp dụng các biện pháp để hạn chế tình trạng bất bình đẳng tài sản từ những hoạt động không phải từ sản xuất kinh doanh như: thực hiện bắt buộc về kê khai tài sản đối với cán bộ công chức; nghiên cứu và áp dụng các loại thuế thừa kế tài sản, thuế tài sản, thuế vốn… trong thời gian tới.