10 Đề tài liên quan đến bất bình đẳng được quan tâm tại Việt Nam

Thực trạng và giải pháp về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tại Việt Nam 

Bất bình đẳng ở Việt Nam luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bao gồm trong lĩnh vực giới tính, giáo dục, thu nhập, kinh tế… Mỗi một vấn đề, vùng miền sẽ có những nguyên nhân và thực trạng khác nhau.

Dưới đây là top 10 đề tài liên quan đến bất bình đẳng được quan tâm nhất tại Việt Nam. Bạn đọc có thể tham khảo để hiểu rõ hơn và hoàn thành tốt bài luận văn, nghiên cứu của mình. 

I. 10 Mẫu đề tài liên quan đến bất bình đẳng 

1. Bất bình đẳng giới ở nông thôn 

Khi xã hội đã phát triển, vấn đề bất bình đẳng đã được cải thiện khá nhiều. Tuy nhiên, bất bình đẳng giới luôn tồn tại, đặc biệt là ở những vùng nông thôn. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này ví dụ như tập quá xã hội, các luật lệ, các chuẩn mực… Đề tài thảo luận về các quan điểm bất bình đẳng được sinh viên thực hiện và tóm gọn sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề này. 

Download tài liệu

2. Luận văn thạc sĩ: thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ tại Tân Lập – Sông Lô – Vĩnh Phúc 

Nội dung bài luận văn thạc sĩ bao gồm: 

  • Các cơ sở lý thuyết liên quan đến khái niệm về giới, bất bình đẳng giới, định kiến giới… 
  • Đưa ra những quan điểm về vai trò của người phụ nữ trong gia đình. 
  • Thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình nông thôn tại thôn Tân Lập, Sông Lô, Vĩnh Phúc. 

Phân tích và đưa ra những biện pháp, bổ sung kiến thức nhằm thực hiện công cuộc bình đẳng giới trong gia đình. 

Luận văn thạc sĩ về thực trạng không bình đẳng giới 
Luận văn thạc sĩ về thực trạng không bình đẳng giới

Download tài liệu

3. Bất bình đẳng thu nhập của người lao động Việt Nam 

Một trong những loại bất bình đẳng ở Việt Nam phải kể đến đó là bất bình đẳng thu nhập. Dẫu biết rằng tùy theo năng lực của từng người mà thu nhập sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, cần phải có những nghiên cứu, hiểu biết nhất định để cải thiện vấn đề này. 

Đề tài luận văn thạc sĩ tiến hành nghiên cứu và phân tích nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề bất bình đẳng thu nhập của người lao động Việt Nam. 

Bất bình đẳng thu nhập của người lao động ở Việt Nam 
Bất bình đẳng thu nhập của người lao động ở Việt Nam

Download tài liệu

4. Luận văn thạc sĩ kinh tế: Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 

Bất bình đẳng thu nhập sẽ có những tác động đến sự phát triển, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Trong luận văn tiến sĩ này, tác giả nêu những nội dung: 

  • Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế: đưa ra các khái niệm, đo lường và những kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế. 
  • Thực trạng mối quan hệ tại Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân của bất bình đẳng ở Việt Nam, cách đối phó 
  • Đề xuất những cách giải quyết hợp lý 

 

Luận văn thạc sĩ kinh tế: Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Download tài liệu

5. Vai trò của bất bình đẳng kinh tế, ghen tụ và thiếu thốn tương đối trong phát triển bền vững tại Việt Nam 

Đề tài phân tích bất bình đẳng trong kinh tế thiếu thốn tương đối cho phát triển bền vững Việt Nam bằng cách sử dụng những phương pháp: nghiên cứu, phân tích… 

Qua những phân tích để phát hiện và kết luận mức độ thiếu thốn tương đối hay ghen tị. 

Thảo luận về vấn đề bất bình đẳng kinh tế 
Thảo luận về vấn đề bất bình đẳng kinh tế

Download tài liệu

6. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập

Đề tài được nghiên cứu trên cả lý thuyết lẫn thực tiễn tại Việt Nam với mục đích nêu ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập. Từ đó áp dụng giúp các nhà quản lý đưa ra những chính sách phù hợp nhằm đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của nền kinh tế Việt Nam. 

Nội dung của bài báo cáo thực hiện gồm 3 chương chính: 

  • Những lý thuyết liên quan đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập
  • Thực trạng tại Việt Nam 
  • Và cuối cùng là đưa ra những giải pháp kết hợp nhằm tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập công bằng. 
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập

Download tài liệu

7. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp 

Đề tài nghiên cứu thực trạng đồng thời đề ra những giải pháp thiết thực. Những giải pháp mà sinh viên đưa ra hoàn toàn hợp lý và trong khả năng thực hiện. Ví dụ như tạo việc làm với mục tiêu thực hiện xóa đói giảm nghèo. 

Thực trạng và giải pháp về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tại Việt Nam 
Thực trạng và giải pháp về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tại Việt Nam

Download tài liệu

8. Thực trạng về bất bình đẳng giới trong giáo dục 

Ngay cả bất bình đẳng trong giáo dục vẫn tồn tại do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nghiên cứu bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục là việc cần thiết nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao bình đẳng giới trong giáo dục, hạn chế tình trạng bất bình đẳng xã hội. 

Trong những bài luận văn thực hiện, sinh viên nêu rõ lý thuyết, cơ sở lý thuyết. Từ đó nêu ra những thực trạng trong giáo dục hiện nay, đề xuất những phương án phù hợp để nâng cao bình đẳng giới. 

Thực trạng về bất đẳng giới trong giáo dục hiện nay 
Thực trạng về bất đẳng giới trong giáo dục hiện nay

Download tài liệu

9. So sánh bất bình đẳng giới trong giáo dục phổ thông ở vùng miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên 

Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục tại Việt Nam. Để thực hiện phát triển toàn diện, Chính sách đề ra để đảm bảo cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái ở những vùng miền núi, khó khăn được tiếp cận và hoàn thiện giáo dục. 

Đề tài này thực hiện nhằm so sánh, thấy rõ vấn đề và thực hiện cải thiện tốt nhất. 

So sánh bất bình đẳng giáo trong giáo dục 
So sánh bất bình đẳng giáo trong giáo dục

Download tài liệu

10. Nguyên nhân của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nay 

Bất bình đẳng ở Việt Nam trong phân phối thu nhập tác động khá lớn đến sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân và đồng đều các vùng miền khác nhau. Chính vì vậy, việc tìm ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó đóng vai trò rất quan trọng để có những biện pháp điều chỉnh phù hợp. 

Từ những cơ sở lý thuyết nghiên cứu và tìm hiểu, sinh viên tiến hành phân tích nguyên nhân của vấn đề. Những biện pháp đưa ra thiết thục, bám sát với vấn đề thực tiễn. 

Nguyên nhân của bất bình đẳng ở Việt Nam trong phân phối thu nhập 
Nguyên nhân của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nay 

Download tài liệu

100+ Bài đề tài bất bình đẳng đặc sắc

Đọc thêm:

Tham khảo 10 mẫu báo cáo thực tập quản lý môi trường hay nhất

10+ Báo cáo thực tập quản trị văn phòng không thể bỏ qua

II. Bất bình đẳng và những điều cần biết 

1. Bất bình đẳng xã hội là gì? 

Bất bình đẳng xã hội là thể hiện sự không ngang bằng về cơ hội, tiếng nó, lợi ích đối với các cá nhân, các nhóm trong xã hội. 

Trong xã hội, con người có khác biệt về giới tính, sức khỏe, sắc đẹp, sự thông minh, quyền lực… Tuy nhiên, những yếu tố này không phải là khác biệt về mặt xã hội. 

Bất bình đẳng xã hội là cụm từ khá rộng chỉ nhiều khái niệm bất công bằng khác nhau, ví dụ như trong giáo dục, trong  gia đình… 

2. Biểu hiện của bất bình đẳng

Bất bình đẳng thể hiện rất rõ, chúng ta có thể thấy được và cảm nhận được. Ở bất kỳ vùng miền, nghề nghiệp nào cũng tồn tại vấn đề này. 

Biểu hiện để bạn có thể nhận ra như: 

  • Sự không công bằng trong cơ hội, đối xử, quyền lợi hay lợi ích nào đó giữa những con người giống nhau
  • Sự ưu tiên của tổ chức với cá thể hay nhóm người nào đó. 

Hệ quả của bất bình đẳng phụ thuộc vào vấn đề, ví dụ như kinh tế, giáo dục, không bình đẳng giới trong gia đình… 

Đọc thêm:

Top 10 luận văn thạc sĩ giáo dục học không thể bỏ qua

10+ Báo cáo thực tập cây trồng hay không thể bỏ qua

III. Hướng dẫn cách thực hiện đề tài về bất bình đẳng 

Khi thực hiện các đề tài liên quan đến vấn đề không bình đẳng, người viết cần phải lưu ý những vấn đề sau đây. 

1. Lựa chọn đề tài phù hợp 

Các vấn đề đưa ra có thể đã được khai thác trước đó. Chính vì vậy, cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định nên lựa chọn đề tài, mảng nào, phạm vi như thế nào… 

Không khai thác lại những đề tài đã được thực hiện trong 2 năm gần nhất. Ngoài ra, để đánh giá được đề tài có phù hợp để thực hiện hay không, bạn dựa vào yếu tố: tính khả thi, sự cấp thiết của đề tài như thế nào, vấn đề khai thác có được nhiều người quan tâm hay không… 

Bạn nên tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn về đề tài để khi báo cáo, bảo vệ được suôn sẻ nhất. 

2. Lên đề cương cho báo cáo

Để làm được đề cương tốt nhất, bạn nên thực hiện những công việc như sau: 

  • Tìm hiểu về những nội dung, đề tài có liên quan trước đó để có cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn rõ ràng 
  • Khoanh vùng đối tượng, phạm vi thực hiện (nội dung chì nghiên cứu những gì, trong năm nào…): cần phải ghi rõ vấn đề này để khi bảo vệ luận án không bị bắt bẻ những lỗi như: không nghiên cứu hết, không nghiên cứu sâu… 
  • Hoàn chỉnh đề cương trước khi thực hiện chi tiết: cần phải thông qua kiểm duyệt của người hướng dẫn trước khi đi vào triển khai 

3. Chú ý về nội dung 

Khi thực hiện, bạn cần lưu ý: 

Về thực trạng:

  • Những số liệu, thông tin đưa ra đều phải có nguồn, có bằng chứng cụ thể. 
  • Nếu bạn lấy số liệu từ những tài liệu có sẵn cần đảm bảo: tài liệu chính xác, đã được kiểm duyệt (phải ghi rõ nguồn tài liệu ở phía dưới) 
  • Nếu số liệu lấy từ những khảo sát, nghiên cứu thực tiễn: cần phải nêu rõ đối tượng khảo sát, đối tượng đó phải là đại diện, mẫu đối tượng khách quan. 

Về đề xuất biện pháp: 

  • Các biện pháp đưa ra cần phải sát với thực tế
  • Giải quyết được những vấn đề mà địa phương đó đang gặp phải 
  • Đặc biệt là giải pháp cần phải khả thi, có khả năng thực hiện được. 

Đọc thêm:

10+ Báo cáo thực tập kế toán tiền lương MỚI NHẤT 2020

10+ mẫu báo cáo thực tập du lịch lữ hành đáng tham khảo

Hy vọng, với những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi về kiến thức cũng như các mẫu đề tài bất bình đẳng, bạn đọc đã hiểu rõ được vấn đề này. Từ đó hoàn thiện tốt bài nghiên cứu của mình.