Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
856,93 KB
Nội dung
TIỂU LUẬN
Xung độtchínhsáchtàikhóavà
chính sáchtiềntệtạiViệtNam
1
XUNG ĐỘTCHÍNHSÁCHTÀIKHÓAVÀ
CHÍNH SÁCHTIỀNTỆTẠIVIỆTNAM
Sinh viên thực hiện: Đồng Quang Nhật K09401
Nguyễn Thành Phúc K09401
Phạm Văn Được K09401
Phan Thanh Hồi K10401
Nguyễn Mạnh Tháp K08407B
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Chínhsáchtàikhóa
1.1.1 Mục tiêu
Chính sáchtàikhóa là việc chính phủ sử dụng thuế khóavà chi tiêu công cộng để
điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế.
Mục tiêu trong ngắn hạn, các chínhsách kinh tế đều có cùng mục tiêu là ổn định
nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ lạm phát
vừa phải.
1.1.2 Công cụ
- Thuế
- Chi tiêu ngân sách
1.1.3 Nguyên tắc thực hiện
2
Giả sử nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp. Các hãng tư
nhân không muốn đầu tư thêm, còn người tiêu dùng không muốn chi tiêu thêm cho
tiêu dùng. Tổng cầu ở mức rất thấp. Lúc này, để mở rộng tổng cầu, chính phủ phải
tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, nâng cao mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Trong một
mô hình số nhân đầy đủ, việc chính phủ tăng chi tiêuvà giảm thuế sẽ khiến sản lượng
tăng lên và mức việc làm đầy đủ có thể khôi phục.
Ngược lại, khi nền kinh tế đang trong tình trạng tăng trưởng nóng, lạm phát tăng
lên, chính phủ có thể giảm chi tiêuvà tăng thuế, nhờ đó mức chi tiêu chung giảm đi,
sản lượng giảm theo và lạm phát sẽ chững lại.
1.1.4 Hạn chế
Về lý thuyết, chínhsáchtàikhóa rất hiệu quả trong việc ổn định nền kinh tế.
Nhưng thực tế khi áp dụng, có những hạn chế làm giảm hiệu quả của chínhsáchtài
khóa như sau:
- Khó tính toán một cách chính xác liều lượng cần thiết của chính sách. Để tính
được liều lượng tăng, giảm chi tiêuvà thuế một cách chính xác, trước hết cần xác
định được các số nhân chi tiêuvà thuế trong thực tế. Đã có nhiều mô hình kinh tế
lượng hóa được đưa ra cho các kết quả rất khác nhau. Lý do ẩn nấp đằng sau
những bất đồng này là do: a) Có sự khác nhau về quan điểm, cách đánh giá và
nhìn nhận khác nhau trước các sự kiện kinh tế. b) Có sự không chắc chắn cố hữu
trong các quan hệ kinh tế.
- Áp dụng chínhsáchtàikhóa mở rộng thì dễ dàng (tăng chi tiêu ngân sách, giảm
thuế), nhưng áp dụng chínhsáchtàikhóa thu hẹp thì rất khó khăn, nhiều cản trở
(do tăng thuế).
- Có độ trễ về thời gian trong quá trình thực hiện và phát huy hiệu quả của chính
sách tài khóa.
3
1.2 Chínhsáchtiềntệ
1.2.1 Mục tiêu
(1) Ổn định giá trị đồng tiền :
NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền
của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên hai mặt: Sức mua đối nội của
đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của
đồng tiền nước mình so với ngoại tệ). Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền
không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát =0 vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được,để
có một tỷ lệ lạm phát giảm phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
(2) Tăng công ăn việc làm:
CSTT mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất
nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghịêp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm
phát tăng lên. Mặt khác, khi tăng trưởng kinh tế đạt được do kết quả của cuộc cải tiến kỹ
thuật thì việc làm có thể không tăng mà còn giảm. Theo nhà kinh tế học Arthur Okun thì
khi GNP thực tế giảm 2% so với GNP tiềm năng thì mức thất nghiệp tăng 1%.
Từ những điều trên cho thấy, vai trò của NHTW khi thực hiện mục tiêu này :tăng
cường đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh, chống suy thoái kinh tế theo chu kỳ, tăng
trưởng kinh tế ổn định, khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên.
(3) Tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định các
chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt
việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối
với Chính phủ.
Nhận xét: Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một
cách hài hoà.
Mối quan hệ giữa các mục tiêu: Có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời.
4
Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau
thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Vậy để đạt được các mục tiêu trên một cách hài hoà thì
NHTW trong khi thực hiện CSTT cần phải có sự phối hợp với các chínhsách kinh tế vĩ
mô khác.
Mặt khác để biết các mục tiêu cuối cùng trên có thực hiện được không, thì các
NHTW phải chờ thời gian dài (một năm –khi kết thúc nămtài chính).
1.2.2 Công cụ
a. Nghiệp vụ thị trường mở:
Khái niệm: Là những hoạt động mua bán chứng khoán do NHTW thực hiện trên
thị trường mở nhằm tác động tới cơ số tiềntệ qua đó đIều tiết lượng tiền cung ứng.
Cơ chế tác động: Khi NHTW mua (bán) chứng khoán thì sẽ làm cho cơ số tiềntệ
tăng lên (giảm đi) dẫn đến mức cung tiền tăng lên (giảm đi). Nếu thị trường mở chỉ gồm
NHTW và các NHTM thì hoạt động này sẽ làm thay đổi lượng tiền dự trữ của các NHTM
(R), nếu bao gồm cả công chúng thì nó sẽ làm thay đổi ngay lượng tiền mặt trong lưu
thông (C).
Đặc điểm: Do vận dụng tính linh hoạt của thị trường nên đây được coi là một công
cụ rất năng động, hiệu quả, chính xác của CSTT vì khối lượng chứng khoán mua (bán) tỷ
lệ với qui mô lượng tiền cung ứng cần điều chỉnh, ít tốn kém về chi phí, dễ đảo ngược
tình thế. Tuy vậy, vì được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi nên nó còn phụ thuộc vào
các chủ thể khác tham gia trên thị trường và mặt khác để công cụ này hiệu quả thì cần
phải có sự phát triển đồng bộ của thị trường tiền tệ, thị trường vốn.
b) Dự Trữ Bắt Buộc
Khái niệm: Số tiền dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NH phải giữ lại, do NHTW
quy định, gửi tại NHTW, không hưởng lãi, không được dùng để đầu tư, cho vay và thông
thường được tính theo một tỷ lệ nhất định trên tổng só tiền gửi của khách hàng để đảm
bảo khả năng thanh toán, sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
Cơ chế tác động: Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến số
nhân tiềntệ (m=1+s/s+ER+RR) trong cơ chế tạo tiền của các NHTM.Mặt khác khi tăng
5
(giảm) tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng), làm cho lãi
suất cho vay tăng (giảm), từ đó làm cho lượng cung ứng tiền giảm (tăng).
Đặc điểm: Đây là công cụ mang nặng tính quản lý Nhà nước nên giúp NHTW chủ
động trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng và tác động của nó cũng rất mạnh (chỉ
cần thay đổi một lượng nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là ảnh hưởng tới một lượng rất lớn mức
cung tiền). Song tính linh hoạt của nó không cao vì việc tổ chức thực hiện nó rất chậm ,
phức tạp, tốn kém và nó có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của các
NHTM.
c. Quản lý hạn mức tín dụng của các NHTM
Khái niệm: là việc NHTW quy định tổng mức dư nợ của các NHTM không được
vượt quá một lượng nào đó trong một thời gian nhất định (một năm) để thực hiện vai trò
kiểm soát mức cung tiền của mình.Việc định ra hạn mức tín dụng cho toàn nền kinh tế
dựa trên cơ sở là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô (tốc độ tăng trưởng, lạm phát, tiêu thụ…) sau
đó NHTW sẽ phân bổ cho các NHTM và NHTM không thể cho vay vượt quá hạn mức do
NHTW quy định .
Cơ chế tác động: Đây là một cộng cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đối với lượng
tiền cung ứng,việc quy định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng cho nền kinh tế có
quan hệ thuận chiều với qui mô lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của NHTM.
Đặc điểm: Giúp NHTW điều chỉnh, kiểm soát được lượng tiền cung ứng khi các
công cụ gián tiếp kém hiệu quả, đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rất cao trong những
giai đoạn phát triển quá nóng, tỷ lệ lạm phát quá cao của nền kinh tế. Song nhược điểm
của nó rất lớn: triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các NHTM, làm giảm hiệu quả phân bổ
vốn trong nến kinh tế, dễ phát sinh nhiều hình thức tín dụng ngoài sự kiểm soát của
NHTW và nó sẽ trở nên quá kìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế
tăng lên.
d. Quản lý lãi suất của các NHTM:
Khái niệm: NHTW đưa ra một khung lãi suất hay ấn dịnh một trần lãi suất cho vay
để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó, từ đó ảnh hưởng tới qui mô tín
6
dụng của nền kinh tếvà NHTW có thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình.
Cơ chế tác động: Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cung
ứng thay đổi theo.
Đặc điểm: Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu
của từng thời kỳ, điều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện để phát huy tác
dụng của các công cụ gián tiếp. Song, nó dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong
nền kinh tế vì thực chất lãi suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ
chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh tế. Mặt khác việc thay đổi quy định điều
chỉnh lãi suất dễ làm cho các NHTM bị động, tốn kém trong hoạt động kinh doanh của
mình.
e. Tỷ Giá Hối Đoái
Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là đại lượng biểu thị mối tương quan về mặt giá trị
giữa hai đồng tiền. Nói cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiềntệ nước
này được biểu hiện bằng một đơn vị tiền nước khác.
Cơ chế tác động: tác động đến hoạt động kinh tế, từ hoạt động xuất nhập khẩu đến
sản xuất kinh doanh vàtiêu dùng trong nước qua biến đổi của giá cả hàng hóa
Đặc điểm: NHTW có thể ấn định tỷ giá cố định hay thả nổi theo quan hệ cung cầu
ngoai tệ trên thị trường ngoại hối bện canh đó còn có tỷ gái cố định nhưng di động khi
cần thiết và tỷ giá thả nổi có quản lý. Khi vận dụng công cụ này không phải NHTW đẩy
tỷ giá lên cao hay kéo tỷ giá xuống thấp mà ổn định tỷ gái ở một mức độ hợp lí phù hợp
vói đặc điểm điều kiện thực tế của đất nước trong từng giai đoạn để tác động chung cuộc
của nó là tốt nhất.
1.3 Xungđột giữa 2 chínhsách
Từ đầu thế kỷ 20, chínhsáchtiềntệvàchínhsáchtàikhóa là hai công cụ quan
trọng để xây dựng sự ổn định kinh tế của một quốc gia. Với những ưu điểm riêng và tầm
ảnh hưởng sâu sắc của mỗi chínhsách mà tác động và hiệu quả của nó luôn là vấn đề
tranh luận gay gắt không chỉ ở ViệtNam trong giai đoạn gần đây mà đã xuất hiện từ rất
7
lâu trên thế giới. Từ hai chínhsách này đã hình thành nên hai trường phái nổi tiếng.
Trường phái trọng tiền, khởi xướng là Milton Friedman và trường phái trọng cầu khởi
xướng là Keynes.
Để phối hợp chínhsáchtiền tệ, chínhsáchtàikhóa hài hòa và thành công thì mỗi
chính sách cần phải xác định rõ ràng, cụ thể mục tiêu cần đạt được nhằm tạo cơ sở để
Ngân Hàng Trung Ương (NHTW) xác thực các công cụ và thực thi điều hành nghiêm
ngặt, Bộ TàiChính quản lí thu chi ngân sách hợp lí. Việc xác đinh rõ ràng mục tiêu của
mỗi chínhsách là quan trọng, cần thiết. Thực tế trên thế giới như Mỹ, Tây Âu cho thấy
hai chínhsách luôn có những mâu thuẫn vàxungđột nhất định, tuy nhiên không phải lúc
nào cũng đối lập. Qua thời gian, nhìn lại hai chínhsách này có những lúc đã hỗ trợ, phối
hợp nhau để vực dậy nền kinh tế, đó là thời điểm nền kinh tế rơi vào suy thoái, khủng
hoảng hoặc chínhsáchtàikhóavàchínhsáchtiềntệ cùng mở rộng hoặc cùng thu hẹp.
Khi đó cần phải có sự điều hòa, cân bằng, giới hạn trong thực hiện mục tiêu lẫn tác động
của hai chính sách.
Khi nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng, hai chínhsách này khó mà hài hòa
nhau. Vì sao vậy?
Đó là vì mục tiêu tối ưu nhất của hai chínhsách theo đuổi trong giai đoạn này là
luôn khác nhau, thậm chí hai mục tiêu của cùng một chínhsách cũng có mâu thuẫn. Bài
nghiên cứu của chúng tôi chỉ đề cập đến những xungđộtchính giữa hai chính sách.
Chínhsáchtiềntệvàtàikhóa ít khi song hành mà trái lại thường xuyên xungđôt
và nối tiếp kìm hãm nhau. Khi chínhsáchtiềntệ phát huy hiệu quả thì nó lại làm ảnh
hưởng đến mục tiêu của chínhsáchtàikhóavà ngược lại khi chínhsáchtàikhóa phát huy
hiệu quả thì chínhtiềntệ không đạt được một trong các mục tiêu đã đề ra. Sau đây là một
số xung đột, mâu thuẫn tương đối của hai chính sách:
Khi chínhsáchtàikhóa thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế (tăng sản lượng
hàng hóa, dịch vụ, thu nhập, nhiều việc làm, tăng tiết kiệm, đầu tư…) gây áp lực lên lạm
8
phát, giá cả gia tăng… Lúc này, chínhsáchtiềntệ ưu tiên thực hiện chínhsách ổn định
giá trị đồng tiền trong ngắn hạn cụ thể là kìm chế lạm phát bằng cách giảm lượng cung
tiền, tăng lãi suất… để giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Khi chínhsáchtiềntệ nới lỏng cung tiền, giảm lãi suất làm cho đầu tư tăng, kinh
tế phát triển nóng áp lực lên khủng hoảng. Khi đó Chính phủ thực hiện chínhsáchtài
khóa thu hẹp, giảm chi tiêu, tăng thuế. Điều này làm ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng
kinh tế của chínhsáchtài khóa, gây ra thất nghiệp, sản lượng thấp, thu nhập thấp.
Tình huống xấu hơn có thể xảy ra, trong cùng một lúc thì chínhsáchtiềntệ nới
lỏng còn chínhsáchtàikhóa lại thu hẹp. Hai chínhsách này trực tiếp xungđột nhau, hậu
quả là lạm phát và lãi suất đều tăng cao, nguy cơ của khủng hoảng kinh tế.
1.4 Các quan điểm, trường phái
Giữa những năm 50 của thế kỷ 19 chínhsáchtiềntệvàchínhsáchtàikhóaxung
đột gay gắt với những lập luận dẫn chứng thực tế của Keynes và Friedman. Với Friedman
in đậm lòng tin vào những chân lý kinh điển của các học thuyết kinh tế thị trường tự do.
Còn Keynes, lý thuyết của ông nói rằng không thể trông đợi vào thị trường tự do để cung
cấp đầy đủ việc làm, từ đó tạo ra cơ sở mới cho sự can thiệp sâu rộng hơn của chính phủ
vào nền kinh tế.
Keynes lập luận rằng trong điều kiện suy thoái, khi lãi suất rất thấp, thay đổi trong
lượng cung tiền có tác động rất nhỏ đến nền kinh tế. Logic của vấn đề như sau: Khi lãi
suất là 4 đến 5%, không ai muốn ngồi trên đống tiền mặt nhàn rỗi. Nhưng trong tình trạng
giống như năm 1935, khi lãi suất kỳ hạn 3 tháng của các loại trái phiếu của Bộ Tàichính
chỉ có 0.14%, có quá ít lợi ích để chấp nhận việc sử dụng đồng tiền rủi ro như thế. Ngân
hàng Trung ương có thể kích thích nền kinh tế bằng cách in thêm lượng lớn tiền, nhưng
nếu lãi suất đã rất thấp rồi thì tiền mặt có thêm vào có lẽ cũng sẽ héo úa trong nhà băng
hay trong chỗ cất giấu của người dân. Do vậy Keynes lập luận rằng chínhsáchtiềntệ -
dựa vào việc thay đổi lượng cung tiền để điều khiển nền kinh tế - sẽ không hiệu quả. Và
9
đó là lý do Keynes và những người tiếp bước ông tin rằng chínhsáchtàikhóa - đặc biệt,
một sự gia tăng trong chi tiêuchính phủ - là công cụ thiết yếu để kéo đất nước ra khỏi
cuộc Đại Suy thoái.
Với Friedman, chínhsáchtiềntệ là sự can thiệp có tính kỹ trị ở mức độ cao, gần
như phi chính trị của chính phủ vào nền kinh tế. Nếu Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED)
quyết định gia tăng lượng cung tiền, nó chỉ cần mua lại một số loại trái phiếu chính phủ
từ ngân hàng tư nhân, trả tiền mua trái phiếu bằng cách ghi thêm vào cột "có" trong các
tài khoản dự trữ của ngân hàng - thực tế, điều duy nhất FED phải làm là in thêm cơ số
tiền mặt. Ngược lại, chínhsáchtàikhóa đòi hỏi chính phủ phải can thiệp sâu hơn vào nền
kinh tế, thường theo các phương cách nặng tính toán đánh giá "chủ quan" (value-laden
way): nếu các nhà chính trị quyết định phát triển những công trình công cộng để tạo ra
việc làm, họ cần quyết định sẽ xây gì và ở đâu. Các nhà kinh tế ủng hộ khuynh hướng thị
trường tự do thì thiên về tin tưởng rằng chínhsáchtiềntệ là tất cả những gì cần đến; còn
những người mong muốn vai trò tích cực hơn của chính phủ thì có khuynh hướng tin
rằng chínhsáchtàikhóa là thiết yếu.
Nhìn chung, qua việc trình bày lí thuyết cũng như dẫn chứng cụ thể, ta thấy rằng
mỗi chínhsách có những ưu nhược điểm riêng. Mỗi chínhsách sẽ phù hợp trong những
thời kì khác nhau, chínhsách nào cũng có hiệu quả và tác động riêng. Trong xu thế ngày
nay, chínhsáchtiềntệ được áp dụng rông rãi, phổ biến và linh hoạt hơn. Tuy nhiên chính
sách tàikhóa vẫn giữ vai trò quan trọng, thiết yếu để ổn định kinh tế đất nước. Vì thế hai
chính sách trên đều rất cần thiết trong quản lí kinh tế, vấn đề đặt ra là sẽ kết hợp hai chính
sách này như thế nào, điều khiển mức độ tác động của mỗi chínhsách sao cho hợp lí để
đạt mục tiêu chung là cân bằng, ổn đinh nền kinh tế.
[...]... Các đề tài nghiên cứu 1 PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng, “Kiểm soát tham vọng tàikhóa , Hội thảo khoa học: Chínhsáchtàikhóa – tiềntệvà phát triển thị trường tàichínhViệtNam 2011 2 ThS Nguyễn Thị Diễm Hiền, “Dự báo các tác động của chínhsáchtiềntệ đến hoạt động của các Ngân Hàng tạiViệtNamnăm 2011”, Hội thảo khoa học: Chínhsáchtàikhóa – tiềntệvà phát triển thị trường tàichínhViệtNam 2011... hành chính sáchtiềntệvàchínhsáchtàikhóa cũng đã ảnh hưởng tới việc điều hành của chínhsáchsáchtiềntệ về ngắn hạn Điều hành chínhsáchtiềntệ đòi hỏi có hệ thống thông tin tàichính đầy đủ, cập nhật vàchính xác, thế nhưng trong một số trường hợp các thông tin, báo cáo về các vấn đề tàichính công, đặc biệt về chi tiêuvà đầu tư công lệch pha về thời gian với yêu cầu điều hành chínhsách tiền. .. Trần Việt, “Các nguyên lý tiềntệ ngân hàng và thị trường tàichính , (2009), NXB Thống Kê 27 5 Alan Greenspan, “Kỷ Nguyên Hỗn Loạn”, NXB Trẻ 6 TàiChínhViệtNam 2010 – Hướng tới ổn định và bền vững, Viện Chiến Lược vàChínhsáchtài chính, NXB TàiChính Luật 1 Luật Ngân Hàng Nhà Nước ViệtNam 2010 2 Luật các tổ chức tín dụng 2010 Internet 1 Ths Khuất Duy Tuấn, “Bàn về sự phối hợp giữa chínhsách tài. .. giữa chínhsáchtàikhóavàchínhsáchtiềntệ là trong nhiều thời điểm, trong khi chínhsáchtiềntệ đang vận hành theo hướng thắt chặt tiềntệ để ổn định giá cả, Chính phủ lại điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng như xăng dầu, giá điện Sự không nhất quán này đã phần nào làm giảm hiệu lực của chínhsáchtiềntệ trong việc kiểm soát lạm phát ở ViệtNam trong thời gian qua Ngay trong tháng 12 năm 2010, chính. .. tếViệtNamvà năng lực quản lý của Chính phủ không đủ sức để cùng lúc theo đuổi nhiều mục tiêu, và rằng phát triển bền vững, ưu tiên giải quyết lạm phát là ưu tiên quan trọng nhất cho bây giờ và sau này Chính sáchtàikhóavàchínhsáchtiềntệ hiện nay đang phối hợp rất ăn ý Về chínhsáchtài khóa, Chính phủ và các cơ quan ban ngành đã thực hiện cắt giảm đầu tư nhà nước, cắt giảm chi tiêu ngân sách, ... doanh nghiệp hồi phục và phát triển sau tác động của khủng hoảng kinh tếvàtàichính trên thế giới Có được kết quả trên, nhờ vào việc chỉ đạo quyết liệt, cùng với phương pháp điều hành chínhsách vĩ mô nhanh nhạy, linh hoạt và thận trọng của Chính phủ, trong đó chính sáchtiềntệvàchínhsáchtàikhóa - tàichính đóng vai trò quan trọng có quyết định tới ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng... mâu thuẫn tạo nên xungđột của chính sáchtàikhóavàchínhsáchtiềntệ nằm ở mức độ ưu tiên của từng chínhsách Vì vậy, chính phủ cần thống nhất mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong từng giai đoạn để hai chínhsách này có thể cùng chung chí hướng mà phối hợp được nhịp nhàng 3.2.2.2 Thay đổi tư duy kinh tế trong hệ thống chính trị: Đây là vấn đề cấp bách và nhạy cảm Các lãnh đạo chính phủ và Nhà nước cần... bế tắc trong niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư Chính phủ cần mạnh mẽ thực hiện quyết liệt và khẳng định rõ ràng các chínhsách của mình, tạo cho thị trường niềm tin vào các chínhsách của Chính phủ Niềm tin vào chínhsách của Chính phủ quan trọng hơn rất nhiều bản thân chínhsách đó 23 Nhìn chung các chínhsách điều chỉnh quyết liệt của Chính Phủ tại những thời điểm nền kinh tế lạm phát cao,... tiền tệ, lạm phát khó có thể được kiểm soát về dài hạn, đặc biệt đối với các nước lạm phát cơ cấu như của ViệtNam Vì vậy các nhà làm chínhsách đã tìm cách phối hợp chínhsáchtiềntệ với chínhsáchtàikhóa để thực hiện mục tiêu của mình 14 3 GIẢI PHÁP 3.1 Đánh giá giải pháp của ViệtNam hiện nay Biể ởng kinh tế thế giới, Mỹ, khu vực đồng Euro, Nhật Bản, các nước châu Á đang phát triển vàViệt Nam. .. đè nặng lên chính sáchtàikhóavàchínhsáchtiềntệ ở ViệtNam Với mô hình tăng trưởng chủ yếu nhờ vào tăng lượng đầu tư và lấy khu vực kinh tế nhà nước hiện tại hoạt động kém hiệu quả làm chủ đạo và nhờ vào việc bán tài nguyên, gia công trình độ thấp dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp Điều này được minh chứng qua số đơn vị cần thiết để tạo ra một điểm phần trăm tăng trưởng GDP (hệ số ICOR) vào khoảng .
TIỂU LUẬN
Xung đột chính sách tài khóa và
chính sách tiền tệ tại Việt Nam
1
XUNG ĐỘT CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM. pháp điều hành chính sách vĩ mô nhanh
nhạy, linh hoạt và thận trọng của Chính phủ, trong đó chính sách tiền tệ và chính sách tài
khóa - tài chính đóng vai