2009
Đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây 18884 tỷ đồng, khởi công
2009
jCao tốc Nội Bài - Lào Cai
19984 tỷ đồng, khởi công 2009 2009
Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
Xu hướng gần đây cho thấy Chính phủ ngày càng quan tâm đến những dự án, công trình với mức đầu tư hơn 1% GDP. Bên cạnh các dự án, công trình trọng điểm là những mục tiêu quốc gia. Cho đến năm 2011, chúng ta có 15 chương trình trọng điểm với chi phí đầu tư không lớn như các dự án, công trình trọng điểm nhưng khả năng kiểm soát hiệu quả đầu ra của chúng hoàn toàn bỏ ngõ:
1. Chương trình Việc làm 2. Chương trình Giảm nghèo
3. Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 4. Chương trình Y tế
5. Chương trình Dân số và kế hoạch hóa gia đình 6. Chương trình Vệ sinh an toàn thực phẩm 7. Chương trình Văn hóa
8. Chương trình Giáo dục và đào tạo 9. Chương trình Phòng, chống ma túy 10. Chương trình Phòng, chống tội phạm
11. Chương trình Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 12. Chương trình Ứng phó với biến đổi khí hậu
13 Chương trình Xây dựng nông thôn mới 14. Chương trình Phòng, chống HIV/AIDS
15. Chương trình Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo
Như ta thấy, tham vọng tài khóa của Chính phủ đã và đang rất cao. Điều này trực tiếp cản trở mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ trong giai đoạn sau này. Nếu
Chính phủ tiếp tục tham vọng vào các dự án đầu tư như hiện nay thì sớm hay muộn, lạm phát sẽ lại xuất hiện trầm trọng như bây giờ trong chục năm nữa. Chúng ta cần kiểm soát các tham vọng tài khóa bằng cách áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn (theo như PGS.TS Phạm Hồng Thắng, ĐH Kinh Tế TPHCM). Nhưng theo tôi, yếu tố quyết định vẫn là ở ý chí của Nhà nước và Chính phủ, đó là cần phải thay đổi tư duy kinh tế theo diễn biến trong nước và thế giới.
3.2.2.4 Tạo lòng tin của người dân và nhà đầu tư vào các chính sách của Chính Phủ. Phủ.
Niềm tin trên thị trường hiện nay là yếu tố quyết định đến sự phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam như hồi trướng khủng hoảng kinh tế - tài chính 2008 – 2009. Để lấy lại niềm tin nơi các nhà đầu tư cũng như của thị trường nói chung, Chính phủ cần phải tạo sức hấp dẫn cho các trái phiếu chinh phủ, từ đó thu hút các nhà đầu tư tin tưởng vào triển vọng kinh tế dài hạn của Việt Nam. Bên cạnh đó, cần minh bạch kịp thời thông báo các chính sách mới của Chính phủ; công bằng giữa khu vực tư và khu vực công. Tăng cường công tác quản lý giám sát hệ thống ngân hàng, công tác kiểm toán cần được chú trọng để tăng tính tin cậy cho các báo cáo tài chính. Tóm lại, khi niềm tin của thị trường được khôi phục thì các chính sách tiền tệ - tài khóa mới thực sự phát huy tác dụng.