Mục tiêu đề tài
Về phía sinh viên: Tìm hiểu thực tế làm marketing của doanh nghiệp, có cơ hội quan sát và thấy rõ hơn việc ứng dụng các lý thuyết đã được học vào trong thực tế như thế nào Hoàn tất bài nghiên cứu về việc sử dụng các Marketing Mix của doanh nghiệp để nhìn rõ hơn những gì được và chưa được của doanh nghiệp, từ đó đưa ra giải pháp và đề xuất để hoàn thiện hơn hoạt động Marketing của doanh nghiệp
Về phía doanh nghiệp: Thu được một bản báo cáo khái quát về việc sử dụng Marketing Mix của bản thân doanh nghiệp thông qua bảng khảo sát của công ty về hiệu quả của Marketing Mix Doanh nghiệp sẽ có cái nhìn khách quan hơn và thực tế hơn, từ đó công ty sẽ tìm ra các giải pháp để hoàn thiện Marketing Mix của mình.
Quy trình thực hiện, phương pháp nghiên cứu
Quy trình thực hiện
Bước 1: Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về Marketing Mix
Bước 2: Tìm hiểu về Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Phạm Nguyên với những thông tin như lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, các loại sản phẩm, vị thế cạnh tranh trên thị trường, tình hình kinh doanh trong 2 năm 2010 và 2011
Bước 3: Tìm hiểu về thực trạng Marketing Mix của Phạm Nguyên
Bước 4: Khảo sát ý kiến khách hàng về việc mua bánh kẹo của Phạm
Nguyên trong thời gian qua
Bước 5: Từ những kết quả phân tích có được thông qua việc xử lý số liệu đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện Marketing Mix cho Công ty Cổ phần Bánh kẹo Phạm Nguyên nhằm mục đích tăng doanh số bán và mang hình ảnh của Phạm Nguyên đến gần hơn với Người Tiêu Dùng
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 3
Phương pháp nghiên cứu
Các số liệu hoạt động kinh doanh của công ty trong khoảng 2 năm gần đây, các số liệu về doanh số bán của công ty nghiên cứu thị trường IMS, tài liệu về các hoạt động Marketing mix của doanh nghiệp, tham gia các hội thảo, các cuộc họp giới thiệu về kế hoạch kinh doanh trong năm của công ty để thu thập các thông tin về tình hình thực hiện hoạt động Marketing mix của doanh nghiệp
Sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi, đối tượng của phương pháp này là các giám đốc sản phẩm, các trưởng nhóm ngành hàng Để thu thập thông tin về việc sử dụng các công cụ Marketing của doanh nghiệp được tiến hành như thế nào, chủ yếu công ty sử dụng các công cụ nào…
Khảo sát bằng bảng câu hỏi
Khảo sát về hiệu quả sử dụng các công cụ Marketing Mix có tác động như thế nào đến người tiêu dùng
- Đối tượng được phỏng vấn:
Khu vực: Thành phố Hồ Chí Minh
Hạn chế của đề tài
Vì thời gian thực hiện đề tài không dài - khoảng gần 3 tháng nên khó dễ có thể hiểu thấu đáo về công ty, cũng như thu thập đủ thông tin cho bài báo cáo Do điều kiện không cho phép để đi đến các tỉnh thành khác nên bài báo cáo chỉ có thể viết về tình hình văn phòng và các chương trình xúc tiến diễn ra tại TP.HCM mà chưa thể nói hết về tất cả các hoạt động Marketing của các chi nhánh trên toàn quốc
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 4
Ngành bánh kẹo hiện nay có rất nhiều đối thủ vì vậy tính bảo mật của Công ty rất cao, việc có được số liệu của các chiến lược đã từng thực hiện rất khó khăn Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh rất lớn, việc có thể khảo sát tất cả rất tốn kém và không đủ thời gian.
Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận - Đưa ra các khái niệm cơ bản về Marketing Mix, các thành phần của Marketing Mix
Chương 2: Thực trạng Marketing mix tại công ty Phạm Nguyên
Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện Marketing Mix của Công ty
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN
KHÁI NIỆM MARKETING MIX
Marketing mix (hỗn hợp hay phối thức marketing) là một trong những khái niệm chủ yếu của marketing hiện đại
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 6
“Marketing mix là tập hợp những công cụ marketing mà công ty sử dụng để đạt các mục tiêu trong thị trường đã chọn Các công cụ marketing được pha trộn và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó với những khác biệt và thay đổi trên thị trường Có thể nói marketing mix là một giải pháp có tính tình thế của công ty”
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MARKETING MIX
Marketing mix không có khuôn mẫu chung nào cho mọi trường hợp mà nó thay đổi theo các yếu tố ảnh hưởng như:
1.2.1 Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường:
Nếu doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được thị phần cao thì lúc đó không cần tốn nhiều chi phí cho các hoạt động xúc tiến nhưng vẫn bán được hàng
Sản phẩm khác nhau phải có cách bán hàng, xúc tiến khác nhau Do đó, doanh nghiệp phải thiết kế hệ thống phân phối và sử dụng các công cụ xúc tiến khác nhau
Tuỳ thuộc vào khả năng mua hàng của từng thị trường mà doanh nghiệp phải có Marketing mix khác nhau Ví dụ: sức mua của thị trường thành thị cao hơn của vùng sâu vùng xa Vì vậy, Marketing mix cho sản phẩm ở các thị trường đó phải khác nhau
1.2.4 Các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm:
Mỗi giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm có đặc điểm khác nhau nên cần có Marketing mix khác nhau.
CÁC THÀNH PHẦN CỦA MARKETING MIX
Là thành phần cơ bản nhất trong marketing mix Đó có thể là sản phẩm hữu hình của công ty đưa ra thị trường, bao gồm chất lượng sản phẩm, hình dáng thiết kế, đặc tính, bao bì và nhãn hiệu Sản phẩm cũng bao gồm khía cạnh vô hình như các hình thức dịch vụ giao hàng, sửa chữa, huấn huyện…
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 7
Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa vào một thị trường để đạt được sự chú ý, sự chấp nhận, sử dụng hoặc tiêu thụ, có khả năng thoả mãn được một ước muốn hay một nhu cầu
Như vậy, sản phẩm có thể tồn tại dưới dạng vật chất hay phi vật chất, bao gồm hàng hoá, dịch vụ, con người, nơi chốn, tổ chức, hoạt động, tư tưởng hay sự hứa hẹn thoả mãn một hay nhiều nhu cầu của thị trường ở một thời điểm cụ thể
Một sản phẩm được cấu thành ở bốn mức độ, đó là sản phẩm cốt lõi, sản phẩm cụ thể, sản phẩm gia tăng và sản phẩm tiềm năng
Như vậy, một sản phẩm không chỉ là một tập hợp đơn sơ những thuộc tính cụ thể mà thực tế còn gồm nhiều dịch vụ kèm theo nữa Khi triển khai những sản phẩm, các nhà Marketing trước hết phải xác định nhu cầu cốt lõi của khách hàng mà sản phẩm sẽ thoả mãn, sau đó sẽ phải thiết kế sản phẩm cụ thể và tìm cách gia tăng sản phẩm để tạo ra nhiều lợi ích nhằm thoả mãn ước muốn của khách hàng một cách tốt nhất
1.3.1.2 Đặc tính của sản phẩm:
Mỗi sản phẩm có thể được mô tả theo những đặc tính khác nhau Đặc tính kỹ thuật, lý hoá: gồm công thức, thành phần vật liệu, kiểu dáng, màu sắc, cỡ khổ, vật liệu… Đặc tính sử dụng gồm thời gian sử dụng, tính đặc thù, độ bền, an toàn, hiệu năng Đặc tính tâm lý: gồm vẻ đẹp, vẻ trẻ trung, sự thoải mái, sự vững chắc Đặc tính kết hợp: gồm giá cả, nhãn hiệu, sự đóng gói, tên gọi, các dịch vụ…
Marketing quan tâm nhiều nhất đến mối quan hệ giữa các đặc tính này với các nhận thức, thái độ, tập quán tiêu dùng của người tiêu thụ Do vậy, người sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu sản phẩm, mỗi mẫu có đặc tính riêng để xem xét người tiêu thụ hướng mạnh nhất vào đặc trưng nào để từ đó định ra những đặc trưng chủ chốt của sản phẩm nhằm lôi kéo khách hàng
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 8
1.3.1.3 Chu kỳ sống của sản phẩm
Chu kỳ sống của sản phẩm là khoảng thời gian sản phẩm tồn tại trên thị trường trong đó các giai đoạn trong lịch sử thương mại của một sản phẩm được mô tả khác nhau Một chu kỳ sống điển hình của một sản phẩm được biểu thị bằng một đường biểu diễn có dạng hình chữ S và gồm có 4 giai đoạn: mở đầu (Introduction), tăng trưởng (growth), trưởng thành (maturity), suy thoái (decline)
1.3.1.4.1 Chiến lược tập hợp sản phẩm
Bốn tham số đặc trưng cho tập hợp sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định chiến lược tập hợp sản phẩm như sau:
Chiến lược mở rộng tập hợp sản phẩm
Chiến lược kéo dài các dòng sản phẩm trong một tập hợp
Chiến lược tăng chiều sâu của tập hợp sản phẩm
Chiến lược tăng giảm tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm
1.3.1.4.2 Chiến lược dòng sản phẩm:
Trong kinh doanh ít có doanh nghiệp nào chỉ có một sản phẩm duy nhất mà thường có cả một dòng sản phẩm, nhờ đó giúp doanh nghiệp phân bổ rủi ro tốt hơn
Vì thế, doanh nghiệp cần có một chiến lược về dòng sản phẩm bao gồm:
Chiến lược thiết lập các dòng sản phẩm
Chiến lược phát triển dòng sản phẩm
Chiến lược hạn chế dòng sản phẩm
Chiến lược biến cải dòng sản phẩm
Chiến lược hiện đại hoá dòng sản phẩm
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 9
1.3.1.4.3 Chiến lược cho từng sản phẩm cụ thể:
Chiến lược đổi mới sản phẩm
Chiến lược này nhằm tạo ra những sản phẩm mới để bán trên thị trường hiện có hoặc thị trường mới Đây là chiến lược khá mạo hiểm vì mức độ thành công của đổi mới thường không cao do đó nguy cơ rủi ro rất lớn
Chiến lược đổi mới phản ứng: Đây là chiến lược được thực hiện khi có sự thay đổi của thị trường Thực chất đây là chiến lược bắt chước nhanh của người thứ hai (Fast Second)
Chiến lược đổi mới chủ động: đây là chiến lược được thực hiện khi chưa có sự thay đổi của thị trường nhưng doanh nghiệp muốn tìm kiếm một mức phát triển cao hơn, đảm bảo sự thành công do nắm trong tay một bằng phát minh và sẵn sàng có nguồn vốn lớn nên họ đã mạnh dạn mạo hiểm đổi mới sản phẩm
Chiến lược bắt chước sản phẩm:
Chiến lược này được thực hiện khi doanh nghiệp không dám đổi mới vì sợ rủi ro nhưng lại không muốn để sản phẩm của mình bị già cỗi đi Tuy nhiên, chiến lược này cần được thực hiện tương đối nhanh chóng bởi lẽ nếu bắt chước chậm quá sẽ làm tăng thêm sự ứ đọng hàng hoá mà thôi
Chiến lược thích ứng sản phẩm:
Trong quá trình tồn tại sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá bán đáp ứng sự chờ đợi của khách hàng
Chiến lược tái định vị sản phẩm:
Mục đích của chiến lược này là nhằm trao một vị trí mới cho một sản phẩm hay cho một nhãn hiệu trên thị trường hiện có vào tâm trí của người tiêu dùng
Giá là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết mà khách hàng phải bỏ ra để có được một sản phẩm với một chất lượng nhất định, vào một thời điểm nhất định, ở một nơi nhất định
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 10
1.3.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá
Các quyết định về giá đều chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong cũng như yếu tố bên ngoài của chính bản thân doanh nghiệp
Hình 1.2 Các y ế u t ố ả nh h ưở ng đế n vi ệ c đị nh giá
1.3.2.3 Các phương pháp định giá:
THỰC TRẠNG MARKETING MIX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO PHẠM NGUYÊN
TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÀNH BÁNH KẸO
2.1.1 Quá trình phát triển và đặc điểm của ngành bánh kẹo Việt Nam
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam Tổng giá trị thị trường ước tính năm 2009 khoảng 7673 tỷ đồng1, tăng 5,43% so với năm 2008 – đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2005 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Tuy nhiên, sự hồi phục của nền kinh tế sau khủng hoảng đã tác động tích cực đến nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo, theo đó doanh số ngành bánh kẹo được dự tính tăng trưởng khoảng 6,12% và 10% trong năm 2010-2011 Theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ uống, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả chocolate) trong giai đoạn 2010-2014 ước đạt 8-10%
Ngành bánh kẹo Việt Nam có các đặc điểm sau:
Th ứ nh ấ t : Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo bao gồm bột mì, đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác Trong đó, nguyên vật liệu phải nhập khẩu là bột mì (gần như toàn bộ), và đường (nhập 1 phần), hương liệu và 1 số chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành Chính vì vậy sự biến động của giá bột mì, đường trên thị trường thế giới sẽ có những tác động nhất định đến giá thành của bánh kẹo
Th ứ hai : Thị trường bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét Sản lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên Đán với các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và mùa hè do khí hậu nắng nóng
Th ứ ba : Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp khá hiện đại và đồng đều, đều được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về sản xuất
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 21 bánh kẹo như công nghệ cho bánh phủ chocolate (Hàn quốc), công nghệ bánh quy (Đan mạch, Anh, Nhật)…
Th ứ t ư : Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao (10-12%) so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1- 1,5%) Nguyên nhân là do, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam hiện nay vẫn khá thấp (1,8 kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8kg/người/năm
Bi ể u đồ 2.1: T ă ng tr ưở ng v ề doanh s ố bán hàng ngành bánh k ẹ o
2.1.2 Môi trường kinh doanh ngành bánh kẹo Việt Nam
Hiện nay, với 86 triệu dân, Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ bánh kẹo khá tiềm năng không chỉ đối với doanh nghiệp trong nước mà cả các công ty nước ngoài Theo ước tính, hiện có khoảng 30 doanh nghiệp trong nước, hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài đang tham gia thị trường Các doanh nghiệp trong nước với một loạt các tên tuổi lớn như Kinh Đô (bao gồm cả Kinh Đô miền Nam và Kinh Đô miền Bắc), Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị, Orion Việt Nam ước tính chiếm tới 75-80% thị phần còn bánh kẹo ngoại nhập chỉ chiếm 20%-25% Các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm (cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau), chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam Trong khi đó, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang dần dần bị thu hẹp về quy mô sản xuất do vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 22
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY PHẠM NGUYÊN
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tên gọi Công ty: Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Phạm Nguyên
Tên giao dịch đối ngoại: PHAM NGUYEN CONFECTIONERY CORPORATION Địa chỉ: 613 Trần Đại Nghĩa, P.Tân Tạo A, Q.Bình Tân Điện thoại: (84.8) 38771293 - 38771361
Khởi đầu của Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Phạm Nguyên là một cơ sở sản xuất nhỏ được thành lập năm 1990 và cũng từ đây sản phẩm bánh kẹo Phạm Nguyên có mặt trên thị trường cả nước Để đáp ứng với quy mô ngày càng phát triển, tháng 7 năm 2000 cơ sở Phạm Nguyên chuyển đổi thành Công ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm và Bánh Kẹo Phạm Nguyên có vốn điều lệ là 2.5 tỷ đồng Năm 2003 đã tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng Đến tháng 7 năm 2007 đã chuyển đổi từ công ty TNHH chế biến thực phẩm & bánh kẹo Phạm Nguyên thành Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Phạm Nguyên, với vốn điều lệ tăng đến 21 tỷ VNĐ và đến ngày 23/12 năm 2009 vốn điều lệ công ty đã tăng lên 75 tỷ đồng Để quảng bá cho thương hiệu sản phẩm Công ty, Công ty đã tham gia nhiều hội chợ trong và ngoài nước, có những sản phẩm được tặng huy chương Đặc biệt năm 2003 các sản phẩm của Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Phạm Nguyên được người tiêu dùng bình chọn là “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” do báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức, năm 2005 được nhận “ Cúp Vàng thương hiệu Việt” do hội sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Ngoài ra, Công ty còn tham gia tài trợ các chương trình “ Vượt lên chính mình”, “ Ca nhạc”
Phương châm hoạt động của công ty là “ An toàn vệ sinh – Chất lượng – Giá cả phải chăng” trên mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất và kinh doanh cho nên phương hướng sắp tới của Công ty là đa dạng hoá về chủng loại và mẫu mã, nâng cao hơn về chất lượng sản phẩm Luôn sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng – vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 23 thoả mãn thị hiếu của người tiêu dùng
Về cơ sở vật chất hạ tầng:
Công ty Cổ phần Bánh kẹo Phạm Nguyên có 2 Nhà máy, trong đó Nhà máy và Văn phòng trụ sở toạ lạc tại địa chỉ 613 Trần Đại Nghĩa, P.Tân Tạo A, Q Bình Tân với tổng diện tích 12.000m 2 Nhà máy chi nhánh II Long An toạ lạc tại địa chỉ 126A ấp 2 , X Hữu Thạnh, H Đức Hoà, Tỉnh Long An với tổng diện tích 28.000 m 2 Hiện tại Công ty có 3 khối hoạt động sản xuất kinh doanh đó là: Khối kinh Doanh, Khối Sản Xuất, Khối Hỗ trợ và 17 phòng ban chi nhánh
2.2.2 Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi
“ Là một trong những Công ty bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Được biết đến với sự cải tiến liên tục, phát triển bền vững và chất lượng ổn định cùng tính nhân văn trong văn hoá doanh nghiệp.”
Cam kết luôn mang đến cho Khách Hàng, Người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Luôn cải tiến và phát triển công nghệ mới nhằm mang lại cho Người tiêu dùng những sản phẩm đạt chất lượng với mức giá phù hợp
Giữ gìn và bảo vệ môi trường làm việc cũng như môi trường sống Lấy công nghệ xanh – sạch làm tiêu chí phát triển
2.2.2.3 Giá trị cốt lõi của Phạm Nguyên
- Tính nhân văn trong văn hoá ứng xử
- Say mê trong nghiên cứu và sáng tạo
- Thấu hiểu và tìm giải pháp phục vụ khách hàng
- Uy tín là tiền đề vững chắc cho tất cả các giao dịch kinh doanh
- Luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, sức khoẻ con người và môi trường
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 24
2.2.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng từng phòng ban:
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Phạm Nguyên
(Nguồn: Phòng nhân sự của công ty)
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 25
2.2.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban Công ty
Hội đồng quản trị (HĐQT) là cấp thẩm quyền cao nhất của Công ty giữa hai kỳ Đại hội cổ đông (ĐHCĐ), có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ, hiện tại Hội đồng quản trị Công ty có 3 thành viên
Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và những kế hoạch đã được Hội đồng Quản trị và Đại Hội đồng cổ đông thông qua
2.2.3.2.3 Phòng Kinh doanh: Đóng vai trò chính yếu trong công ty về hiệu quả trong kinh doanh, về chiếnlược thương hiệu dài hạn, về phong cách phục vụ khách hàng tốt nhất Đề xuất và tham mưu cho Ban TGĐ những chiến lược dài hạn về thương hiệu, sản phẩm cùng những chiến thuật để hoàn thành các chỉ tiêu ngắn hạn và trung hạn
2.2.3.2.4 Phòng Marketing – Chiến lược thị trường
Nghiên cứu báo cáo nhu cầu thị trường, nghiên cứu và đề xuất các phân khúc của thị trường Điều tra tổng hợp, dự báo nhu cầu thị trường trên từng đối tượng khách hàng, khu vực; phân tích các đặc điểm nhu cầu và thị hiếu theo chủng loại sản phẩm; các yếu tố tác động đến thị hiếu sử dụng sản phẩm trên từng đại lý, khu vực
Phối hợp với Phòng Marketing lên layout về mẫu mã, bao bì của sản phẩm và thiết kế hình ảnh của nhãn hàng
Phối hợp với Agency và phòng Marketing trong việc xây dựng nhận diện thương thương hiệu của công ty
Thiết kế Poster, băng rôn cho các chương trình cũng như trong việc quảng bá một số hình ảnh của công ty tại các sự kiện lớn
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 26
2.2.3.2.6 Phòng Hành chính – Nhân sự
Nghiên cứu, tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác tổ chức bộ máy nhân sự và tuyển chọn, điều chuyển, bố trí nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty
Tham mưu, quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra các hoạt động liên quan chính sách và thủ tục về lao động, tiền lương cũng như các chế độ, chính sách đối với người lao động và người sử dụng lao động trong toàn Công ty
Quản lý, tổ chức, điều hành và kiểm tra các hoạt động hành chánh của Công ty; tham gia hướng dẫn soạn thảo các văn bản hành chánh, văn phòng và các dịch vụ văn phòng chung của Công ty
Xây dựng lịch công tác, lịch giao ban, hội họp, sinh hoạt định kỳ và bất thường của Công ty Sắp xếp, bố trí và lên lịch làm việc cho Tổng Giám đốc
Bảo đảm hiệu lệnh giờ giấc và theo dõi đôn đốc toàn Công ty thực hiện đúng thời gian lao động đã qui định
Thực hiện công tác phục vụ liên quan đến hoạt động nội bộ Công ty, hoạt động hàng ngày của Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc và các phòng nghiệp vụ
Quản lý việc sử dụng và thực hiện việc bảo trì, sửa chữa nhỏ các cơ sở nhà xưởng, các phương tiện xe, máy, trang thiết bị điện, nước, điện thoại
2.2.3.2.7 Phòng Tài chính Kế toán
Tổ chức công tác kế toán và hệ thống kế toán với các phần hành kế toán phù hợp với hoạt động kinh doanh của Công ty Phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả các kế toán viên của Công ty
Hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra, kiểm soát các đơn vị hạch toán báo sổ chấp hành các quy định về tài chính kế toán của Công ty
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 27
Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán của công ty
Việc chấp hành bảo vệ tài sản, tiền vốn trong Công ty
Việc chấp hành chế độ quản lý tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp và các chính sách, chế độ đối với người lao động
Việc thực hiện chế độ thanh toán tiền mặt các hợp đồng, đơn hàng
Việc giải quyết và xử lý các khoản thiếu hụt, các khoản nợ không đòi được và các khoản thiệt hại khác
ẢNH HƯỞNG TỪ MÔI TRƯỜNG ĐẾN PHẠM NGUYÊN
2.3.1 Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài
2.3.1.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh của Phạm Nguyên
2.3.1.1.1 Công ty cổ phần Bibica
Bibica tiền thân là Công ty bánh kẹo Biên Hoà, được thành lập năm 1998 từ việc cổ phần hoá 3 phân xưởng bánh, kẹo và nha thuộc Công Ty đường Biên Hoà Năm 2007, Công ty bánh kẹo Biên Hoà chính thức đổi tên thành Công ty Cổ Phần Bibica
Hiện nay, Bibica là thương hiệu lớn thứ 2, chỉ sau Kinh Đô, với khoảng 8% thị phần bánh kẹo trên cả nước Bibica đang chuyển dần hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ phục vụ phân khúc thị trường bình dân sang các loại bánh kẹo cao cấp và hướng tới xuất khẩu ra thị trường thế giới
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Bibica tập trung vào 5 nhóm sản phẩm chính bao gồm: bánh, kẹo, nha, chocolate, và nhóm sản phẩm dinh dưỡng Điểm nổi bật:
Với 14 năm liền đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, thương hiệu Bibica đã khẳng định được vị thế của mình trên phân khúc thị trường bánh kẹo Việt Nam, được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng Đối với nguồn nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là mặt hàng đường, BBC có lợi thế hơn các công ty khác trong cùng ngành vì có quan hệ mật thiết với công ty Đường Biên Hoà Chính vì vậy, Bibica nắm bắt khá kịp thời biến động ảnh hưởng tới giá đường, cũng như giảm thiểu đáng kể chi phí vận chuyển và lưu kho
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 29
Hệ thống phân phối của Bibica trải rộng khắp 64 tỉnh thành trên toàn quốc với trên 91 đại lý và trên 30.000 điểm bán lẻ
Do hầu hết hệ thống máy móc công nghệ của Bibica đều nhập khẩu từ nước ngoài, nên công ty đang phải gánh chịu rủi ro về tỷ giá khá lớn Việc tăng lên của tỷ giá như giai đoạn vừa qua đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí khấu hao, dẫn tới tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận của của Công ty
Hiện nay, các sản phẩm của Bibica đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm cùng loại và cán sản phẩm thay thế như trái cây, và nước uống trái cây
2.3.1.1.2 Công ty cổ phần Kinh đô
Kinh Đô là doanh nghiệp chuyên sản xuất bánh kẹo, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây Các sản phẩm mà Kinh Đô sản xuất gồm: bánh cookie, bánh trung thu, cracker, bánh mì công nghiệp, bánh bông lan công nghiệp, bánh quế, sô cô la
Hiện nay, Kinh Đô được biết đến là một doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường bánh kẹo Việt Nam với thị phần 28% và tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm ổn định trên 20%
Sản phẩm: Các sản phẩm của Kinh Đô có thể phân thành 4 nhóm: bánh trung thu, bánh quy, bánh cracker và bánh mì công nghiệp Nhiều năm qua, Công ty dẫn đầu thị trường Bánh Trung Thu với thị phần tuyệt đối 75% thị trường Thị phần của các dòng sản phẩm còn lại là: bánh quy chiếm 25%, bánh cracker chiếm 34% và bánh mỳ công nghiệp chiếm 29% Kinh Đô là công ty sản xuất bánh cracker đầu tiên và đây là lợi thế lớn của công ty trong việc giành được thị phần Về bánh mỳ công nghiệp, kể từ năm 2008, do chậm trễ trong việc tung ra sản phẩm bánh mì mặn đáp ứng nhu cầu mới của thị trường, Kinh Đô đã đánh mất thị phần vào tay Hữu Nghị Điểm nổi bật:
Kinh Đô được biết đến là một doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường bánh kẹo Việt Nam với thị phần 28% và tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm ổn định trên 20%
Công ty thường dẫn đầu thị trường về hầu hết các dòng sản phẩm, đặc biệt là dòng sản phẩm Bánh Trung Thu (chiếm đến 75% thị phần)
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 30
Kinh Đô có lợi thế về mặt thương hiệu với hệ thống phân phối rộng lớn, trải rộng khắp cả nước
Công ty có những dự án bất động sản tiềm năng và hứa hẹn đem lại nguồn thu lớn trong tương lai như Dự án Tân An Phước và Dự án SJC Tower
Một số dòng sản phẩm của Công ty có sự tăng trưởng chậm lại và dần đánh mất thị phần vào tay các đối thủ khác (ví dụ như bánh mỳ công nghiệp )
Công ty còn phải đối mặt với một số rủi ro như: sự biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào, rủi ro hàng giả, hàng kém chất lượng, rủi ro do dịch bệnh (cúm gia cầm )
Hoạt động đầu tư tài chính của Công ty khá lớn, do đó sự biến động của thị trường tài chính sẽ ảnh hưởng phần nào đến kết quả kinh doanh của Công ty
2.3.1.2 Kinh tế Đó là sự tác động của các yếu tố như: chu kỳ kinh tế, nạn thất nghiệp,thu nhập quốc dân và xu hướng thu nhập quốc dân, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ, thuế… Thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng tăng đòi hỏi nhu cầu về đời sống cũng phải được thay đổi Mức sống tăng đồng nghĩa với việc con người khắt khe hơn trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng Bên cạnh thỏa mãn tiêu dùng họ còn đòi hỏi về thẩm mỹ, chất lượng,… Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành nghề khác nhau và trong lĩnh vực kinh doanh bánh kẹo cũng không ngoại lệ Nằm trong nhóm ngành kinh doanh mặt hàng bánh kẹo, Phạm Nguyên cũng chiụ tác động của nền kinh tế toàn cầu vì vậy nếu không kịp thời cập nhập, thay đổi, làm mới cho ản phẩm của mình thì công ty sẽ bị tụt hậu và không cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp khác
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PHẠM NGUYÊN GIAI ĐOẠN TỪ 2009 – 2011
B ả ng 2.1 S ố li ệ u so sánh ho ạ t độ ng s ả n xu ấ t kinh doanh n ă m 2009 - 2011 Đơn vị: triệu đồng
Lợi nhuận từ hoạt động
Nguồn: Báo cáo doanh thu hàng năm của Phạm Nguyên
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 33
Năm 2011 tổng tài sản 31.06 % so với 2010 do các nguyên nhân sau:
Tài sản lưu động tăng 31.06 % chủ yếu do hàng tồn kho tăng 130% Do nhu cầu thị trường Tết tăng mạnh so với năm trước nên sản lượng của Công ty tăng mạnh dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ hàng tồn kho
2.4.2 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ:
So với năm 2010, doanh thu năm 2011 tăng 2,705,583,871 đồng tương đương 0.71 % Góp phần lớn vào sự tăng trưởng này là sự tăng trưởng của doanh thu của bánh Pie (tăng 114% so với 2010), bánh Cracker và Biscuit tăng 67% so với năm 2010 Những nhóm sản phẩm có sự sụt giảm về doanh thu bao gồm bánh Cookies (-25%) và kẹo Chocolate (-13%), Bánh mì công nghiệp (-25%)
Chi phí : Công ty thực hiện việc kiểm soát chi phí tốt từ năm 2011 do đó giá vốn hàng bán chỉ tăng 11.5%, đồng thời tỷ trọng giá vốn hàng bán/doanh thu giảm so với 2010 Tuy nhiên, chi phí bán hàng lại tăng lên 31.24% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đến 31.211% trong năm 2011 Ngoài ra, chi phí hoạt động Marketing cũng tăng lên 32.31% do trong năm 2011 Công ty tăng cường quảng bá thương hiệu để mở rộng thi phần, đồng thời chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí lương cho nhân viên đều tăng Chi phí hoạt động tài chính tăng đến 75.11% do trong năm 2011 số dư vay ngắn hạn và dài hạn đều tăng mạnh
Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế: giảm nghiêm trọng nguyên nhân là do trong năm 2011 các khu vực đều không đạt được doanh số đã đề ra.
THỰC TRẠNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO PHẠM NGUYÊN
Phạm Nguyên chia sản phẩm thành nhiều nhãn hàng khác nhau để dễ quản lý cụ thể là 5 nhóm sản phẩm: bánh Pie, bánh Cookies, bánh Crackers & Biscuit, bánh mì công nghiệp, kẹo chocolate
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 34
Bánh Pie có thành phần chủ yếu là bột, trứng, đường, được sản xuất theo công nghệ Hàn Quốc với công suất 40 tấn/ngày, sản phẩm ChocoPie của Phạm Nguyên chiếm tới 80% thị phần bánh Pie trong nước và cũng là phẩm truyền thống của Công ty Các chủng loại bánh Pie của Công ty khá đa dạng gồm 2 loại:
Bánh Solo hộp có 4 mùi vị (bơ sữa, dâu, nho, dứa) và 2 quy cách :
- Hộp lớn 240g (20gr x 12 cái x 12 hộp/thùng)
- Hộp nhỏ 120g (20g x 6 cái x 12 hộp/thùng)
Bánh Solo túi có 4 mùi vị (bơ sữa, dâu, nho, dứa)
Bánh Solo khay có 4 mùi vị (bơ sữa, dâu, nho, dứa)
Bánh Crackers là loại sản phẩm được chế biến từ bột lên men (bột ủ) Đây là sản phẩm có công suất tiêu thụ lớn của Công ty, với 3 dây chuyền sản xuất và tổng công suất lên tới 15 tấn/ngày Có ưu thế về công nghệ, hiện nay Phạm Nguyên là nhà sản xuất bánh crackers lớn thứ 3 ở Việt Nam Với thương hiệu chủ lực Limo và Oscar, bánh Cackers của Phạm Nguyên chiếm 32% thị phần bánh Crackers trong nước Sản phẩm Crackers của Phạm Nguyên đã được xuất khẩu đi nhiều nước: Nhật, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Lào, Campuchia Các loại Cracker mà Công ty hiện đang sản xuất gồm:
- Bánh mặn, bánh lạt original crackers: Limo mè đen, Limo mè dừa, Oscar,
- Bánh bọc đường : Bánh Bi 240gr
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 35
Cookies là loại bánh có thành phần chủ yếu bột, trứng, đường Với công suất 2tấn/ngày, sản phẩm bánh Cookies Phạm Nguyên chiếm tới 15% thì phần Cookies trong nước Bánh Cookies chủ yếu được sản xuất trong mùa vụ Tết Các chủng loại bánh Cookies của Công ty khá đa dạng gồm:
- Bánh Hộp thiếc 700gr : Jerry, Mango, Alura, Lorano, Orential
- Bánh quai xách 400gr: Aroma, Jubella, Poshy
- Bánh hộp thiếc 400gr: Bella, Wonder
Bánh mì Công nghiệp là loại bánh mì ngọt được đóng gói, đáp ứng nhu cầu về thức ăn nhanh ngày càng tăng của thị trường trong nước Sản phẩm bánh mì Công nghiệp được tiêu thụ rất mạnh do ưu thế về giá bán, chất lượng sản phẩm cũng như sự tiện lợi khi sử dụng Nhãn hiệu bánh mì quen thuộc với người tiêu dùng là: Otto…
Hiện nay, trên thị trường bánh kẹo Việt Nam, Kẹo Chocolate của Phạm Nguyên đang đứng vị trí dẫn đầu và không có đối thủ Nhãn hiệu kẹo của Phạm Nguyên gồm:
- Kẹo Chocolate 8gr (8gr x 30 gói x 12 túi)
- Kẹo Chocolate 18gr (18gr x 12 gói x 12 túi)
2.5.1.6 Bánh hộp cao cấp: Để mở rộng thị trường và nâng cao doanh số, cuối năm 2011 Phạm Nguyên tung ra sản phẩm bánh hộp mới với màu sắc sang trọng nhằm hướng vào phân khúc khách hàng cao cấp Bon Choco có thu nhập cao và mua hàng với mục đích biếu tặng
Bánh Bon Choco có 2 quy cách:
Bon Choco 156g (26g x 6 cái x 16 hộp) Bon Choco 260gr (26g x 10 cái x 8 hộp)
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 36
Phạm Nguyên sử dụng phương pháp định giá dựa vào chi phí Với phương pháp định giá này Phạm Nguyên hướng vào mục tiêu chi phí và lợi nhuận của Doanh nghiệp Thông thường Phạm Nguyên thường cộng thêm mức lời dự kiến vào chi phí của sản phẩm Do đó, mức giá của sản phẩm Phạm Nguyên đưa ra chưa thật sự mang lại lợi nhuận cao nhất cho mình
Phạm Nguyên chia ra hai loại giá: giá cho NPP và giá bán lẻ cho các điểm bán lẻ ngoài thị trường
Bảng giá này sẽ áp dụng cho 7 khu vực trên khắp cả nước, mỗi khu vực sẽ có một giá riêng cụ thể như sau: các tỉnh thuộc Miền Trung, Miền Nam, Miền Tây sẽ được tính theo giá cho từng khu vực khác nhau, riêng các tỉnh thuộc Miền Bắc sẽ được tính theo giá khu vực Miền Bắc 1, Miền Bắc 2, và Miền Bắc 3 và hệ thống siêu thị tính theo giá riêng, cao hơn các khu vực khác từ 20 – 25%
Phạm Nguyên áp dụng kênh phân phối truyền thống cấp độ 3:
Phạm Nguyên là nhà sản xuất ra bánh kẹo sau đó giao hàng cho NPP trên khắp cả nước, các NPP sẽ tiến hành phân phối hàng ra các điểm lẻ và từ điểm lẻ phân phối hàng đến tay người tiêu dùng
Giữa Phạm Nguyên và các NPP sẽ có đội ngũ nhân viên kinh doanh do Phạm Nguyên tuyển dụng, đào tạo sẽ giúp NPP đưa hàng về đến các điểm lẻ Mỗi NPP sẽ có khoảng 7 nhân viên Sale và một giám sát thương mại Họ có nhiệm vụ hối thúc NPP đặt hàng và đảm bảo doanh số hàng tháng cho NPP
Hình 2.1 S ơ đồ kênh phân ph ố i c ủ a Ph ạ m Nguyên
Nguồn: Phòng Marketing công ty Phạm Nguyên
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 37
Hiện nay, Phạm Nguyên có trên 200 NPP trên khắp cả nước và hơn 10.000 shop bán lẻ
Những NPP nào trong 6 tháng đầu không đạt chỉ tiêu về doanh số Phạm Nguyên đề ra, Phạm Nguyên sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng với NPP đó
Có vai trò quan trọng không chỉ đối với Phạm Nguyên mà còn đối với khách hàng Đối với Phạm Nguyên đó là công cụ cạnh tranh giúp Công ty xâm nhập thị trường mới, giữ thị phần Nó còn giúp cải thiện doanh số, điều chỉnh nhu cầu thị trường tìm khách hàng mới và giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp, hỗ trợ chiến lược định vị Xúc tiến còn tạo sự thuận tiện cho phân phối, xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp với nhóm công chúng, giải quyết những khủng hoảng tin tức xấu Đối với khách hàng của Phạm Nguyên, xúc tiến cung cấp thông tin giúp tiết kiệm thời gian, công sức khi lựa chọn giải pháp thích hợp cho doanh nghiệp mình Ngoài ra, còn giúp cho khách hàng có các kiến thức để nâng cao nhận thức về sản phẩm trên thị trường, đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp Hơn nữa, hoạt động xúc tiến của Phạm Nguyên nhằm tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ trên thương trường
Phạm Nguyên thực hiện các chương trình: quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng, chào hàng
Báo chí: Độ tiếp cận: Các trang báo tiêu dùng, Gia đình, ẩm thực, tuổi trẻ
Kênh báo: Tiếp thị gia đình, Tuổi trẻ Ấn phẩm: catalogue, brochure, leaflet
Phát tờ rơi tại khu công nghiệp:
Bên cạnh việc xây dựng các chương trình khuyến mãi cho điểm lẻ và cho người tiêu dùng Hiện nay, Phạm Nguyên chủ yếu tập trung phát triển vào việc thực
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 38 hiện các chương trình khuyến mãi mua hàng tặng hàng cho các điểm lẻ và cho NPP với tỷ lệ khuyến mãi lên đến 10%
Hiện nay, Phạm Nguyên đã xây dựng website www.phamnguyenfoods.com để đăng tải những thông tin về Công ty, về sản phẩm
Hình 2.2 Hình website c ủ a công ty Ph ạ m Nguyên
Trong năm 2009 – 2010 Phạm Nguyên đã tổ chức tài trợ cho chương trình “ Vượt lên chính mình” và “Siêu thị may mắn” Với cấp độ là nhà tài trợ phụ, ký kết hợp đồng phát sóng trong 1 năm, Phạm Nguyên đã mang lại hình ảnh của mình đến được với bà con Miền Tây và Miền Nam trong suốt 2 năm
Phạm Nguyên đã tiến hành tổ chức 5 chương trình khuyến mãi tuỳ theo từng thời điểm
Những tháng gần tết năm 2009 Phạm Nguyên đã tổ chức chương trình khuyến mãi: “ Xuân Tân Mão – Mau mau nhận Lộc” cho Cửa hàng bán lẻ nhằm mục đích khuyến khích Cửa hàng mua hàng và ủng hộ Phạm Nguyên trong thời gian tới
Giải Nhất: Chuyến du lịch Thái Lan dành cho 2 người trong 3 ngày 2 đêm
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 39
Giải Nhì: Cào thẻ trúng thưởng bao lì xì 2.000.000 vnđ và đội múa lân chúc mừng năm mới
Giải khuyến khích: Cào thẻ trúng thưởng bao lì xì 10.000 vnđ
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2012
Trong năm 2013, dự kiến doanh thu của Phạm Nguyên sẽ đạt 450 tỷ đồng Vẫn tập trung chủ yếu vào ngành Pie và Cracker & Biscuit Tuy nhiên, trong năm
2013 vẫn phải đổi mới thêm một số mặt hàng cũng như thay đổi giá bán của một số mặt hàng khác để nhằm thúc đẩy doanh số bán
Doanh thu hàng tháng có sẵn năm 2013 do khách hàng sáu thang đầu năm 2012 chuyển sang: 25 tỷ/tháng
Doanh thu sẵn có: 25 tỷ x 12 tháng = 300 tỷ
Doanh thu năm 2013: 300 tỷ x 150% = 450 tỷ ( phấn đấu doanh thu năm
Doanh thu cần đạt mới: 450 tỷ – 300 tỷ = 150 tỷ đồng ( doanh thu trong nước chiếm 30%, doanh thu quốc tế chiếm 70%)
Doanh thu năm 2013phấn đấu tăng 50% so với sáu tháng đầu năm 2012 vì những lý do sau:
Kế hoạch doanh thu do công ty đặt ra: Doanh thu năm sau tăng gấp đôi năm trước Và thực tế cũng đã chứng tỏ điều đó khi doanh thu của Phạm Nguyên năm 2011 gần như tăng gấp đôi so với 2010, 2009
Nội lực của công ty: Công ty Phạm Nguyên hiện có 2 chi nhánh sản xuất, có hơn 200 NPP trên khắp cả nước và hơn 300 nhân viên kinh doanh ngoải thị trường được trang bị đầy đủ những kỹ năng cũng như chuyên môn
Bên cạnh đó, trong năm 2013 Phạm Nguyên dự định sẽ tung thêm 3 sản phẩm mới thuộc 3 nhãn hàng chủ đạo của Công ty
Mang hình ảnh Phạm Nguyên đến gần hơn với Người tiêu dùng
Xây dựng lại hệ thống nhận diện thương hiệu của Phạm Nguyên một cách hiệu quả hơn
SVTH: Huỳnh Thị Trinh Trang 42 Đi sâu hơn về chiến lược 4P của công ty, khắc phục lại những thiếu sót và sai lầm của những năm trước Đẩy mạnh các hoạt động PR, truyền thông để giúp hình ảnh Phạm Nguyên đẹp hơn trong mắt của Người Tiêu Dùng
Phấn đấu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới để tăng doanh số
Tuyển chọn thêm nguồn nhân lực có kinh nghiệm và kỹ năng góp phần phát triển doanh nghiệp
Tổ chức đào tạo chuyên sau hơn về kỹ năng cho nhân viên
Thu hút nguồn nhân lực từ nước ngoài Ổn định nguồn vốn hiện tại và giảm các rủi ro kinh doanh
Tổ chức bộ máy kiểm toán để hoạch định lại nguồn vốn hiện có một cách chính xác
Hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thế mạnh về vốn để ổn định và cải tiến nguồn vốn