Đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài: “Vận dụng kĩ thuật Webquest trong tổ chức hoạt động tự học cho HS chương “sóng ánh sáng” vật lí 12 THPT” đã thu được một số kết quả sau: Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đã bước đầu xây dựng được cơ sở lí luận về Webquest. Trong đó: phân biệt rõ các chức năng hỗ trợ của Webquest, hình thức triển khai và vận dụng Webquest vào dạy học. Góp phần khẳng định cơ sở khoa học của việc vận dụng Webquest vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học vật lý ở trường phổ thông. Vận dụng những cơ sở lí luận về Webquest kết hợp với việc sử dụng template có sẵn, chúng tôi đã thiết kế một số Webquest được trình bày trong chương II. Qua việc tổ chức theo dõi và phân tích diễn biến, hiệu quả của tiến trình dạy và học bằng Webquest, chúng tôi thấy rằng sử dụng Webquest trong dạy học có nhiều ưu điểm trong việc khai thác thông tin trên Internet, khả năng làm việc nhóm, khả năng trình chiếu, thuyết trình,... tạo nên hứng thú học tập cho HS. Thời gian HS tham gia vào bài học tăng, thời gian GV lên lớp rút ngắn lại. Như vậy, Webquest đã phát huy được tính tích cực, tự giác trong học tập của HS. Từ kết quả thực nghiệm sư phạm, ta thấy rằng sử dụng Webquest trong tổ chức tự học đã đáp ứng những yêu cầu cơ bản của quá trình dạy học. Với Webquest các em được tiếp cận với nhiều hình ảnh, đoạn phim, rèn luyện kỹ năng khai thác thông tin trên mạng, giúp cho việc tự học của HS, Nhờ đó mà các em nhanh chóng nắm bắt được kiến thức cần thiết phải có qua suy luận nên các bài tập của nhóm đã có kết quả cao hơn. Đối với GV, dạy học bằng Webquest đã giúp tiết kiệm thời gian trên lớp, giúp quá trình hướng dẫn HS lĩnh hội tri thức được dễ dàng hơn, dành nhiều thời gian cho hoạt động của HS, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động nhận thức của HS. Qua phương pháp so sánh hai điểm trung bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm, ta thấy rằng kết quả học tập của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Như vậy, so với cách dạy truyền thống thì Webquest đã góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS. Vậy, có thể thấy rằng sử dụng Webquest chính là sử dụng các biện pháp nâng cao kĩ năng tự học cho học sinh. Sử dụng Webquest để tổ chức dạy học chính là đổi mới phương pháp dạy cách học tích cực, chủ động trong đổi mới phương pháp dạy học. Biết, hiểu và vận dụng Webquest vào tổ chức hoạt động dạy học cho HS là sự chuẩn bị tốt để trở thành một giáo viên giỏi. Do hạn chế về mặt thời gian nên việc thiết kế và vận dụng Webquest vào dạy học chỉ dừng lại trong một chương, nguồn tài nguyên sưu tầm hoặc biên soạn còn khiêm tốn. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng tìm kiếm nguồn tài nguyên, tổ chức, sắp xếp thành kho dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế và sử dụng Webquest trong vật lý. Trên đây là một số kết quả đạt được khi thiết kế và vận dụng Webquest vào dạy chương “sóng ánh sáng” lớp 12 cơ bản THPT. Với những kết quả này, đề tài nghiên cứu đã đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra.
Lịch sử nghiên cứu đề tài
Năm 1995, giáo sư, tiến sỉ Bernie Dodge ở trường đại học San Diego State (Mỹ) đã xây dựng Webquest trong dạy học Ông muốn cung cấp cho học viên của mình một dạng bài học trực tuyến để họ sử dụng tốt nhất quỹ thời gian của mình cho việc trau dồi, bồi dưỡng khả năng tư duy Ngay sau đó, Tom March phát triển đầy đủ Webquest như là một phần của mạng lưới kiến thức PacBell Sau đó, các nhà giáo ở các trường có sử dụng các trang Webquest như là một nguồn tài liệu để đào tạo theo ý tưởng riêng của mình Trang Webquest lớn, phát triển liên kết đến các Webquest được tạo ra bởi tất cả các nước trên thế giới nói tiếng Anh. Ý tưởng của họ là đưa ra cho HS một tình huống thực tiễn có tính thời sự hoặc lịch sử, dựa trên cơ sở những dữ liệu tìm được HS cần xác định quan điểm của mình về chủ đề đó trên cơ sở lập luận HS tìm được những thông tin, dữ liệu cần thiết thông qua những trang kết nối Internet đã được GV lựa chọn từ trước [35]. Ở Việt Nam, Webquest đang từng bước được nghiên cứu và vận dụng ở một số trường đại học và trường phổ thông Tuy nhiên, việc thiết kế và sử dụngWebquest trong tổ chức dạy học vật lí thì chưa thấy có công trình nào thực hiện.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kỹ thuật Webquest
- Thiết kế và vận dụng được kĩ thuật Webquest trong dạy chương “Sóng ánh sáng” Vật lý 12 cơ bản THPT”.
Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế và sử dụng được Webquest trong dạy học chương “Sóng ánh sáng” thì sẽ phát huy được tính tích cực, độc lập và chủ động trong hoạt động nhận thức của HS, từ đó sẽ nâng cao chất lượng của quá trình dạy học chương “Sóng ánh sáng” Vật lý 12 cơ bản THPT.
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được những yêu cầu trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của kỹ thuật Webquest và việc ứng dụng Webquest trong dạy học vật lý.
- Thiết kế Webquest để dạy chương “Sóng ánh sáng” Vật lý 12 cơ bản THPT.
- Sử dụng Webquest để dạy học chương “Sóng ánh sáng” Vật lý 12 cơ bản THPT.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu về tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong dạy học vật lý ở trường phổ thông.
Nghiên cứu SGK và các tài liệu về phương pháp giảng dạy vật lý cần cho việc xây dựng tiến trình dạy học.
Tham khảo các tài liệu về ngôn ngữ và các công cụ đơn giản hỗ trợ cho việc thiết kế Webquest.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các ngôn ngữ và công cụ hỗ trợ đơn giản để thiết kế Webquest dạy học vật lý được cụ thể hóa trong dạy học phần từ trường.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm đối chứng ở trường phổ thông để đánh giá hiệu quả của tiến trình dạy học và các giải pháp sư phạm đã đề ra. Ứng dụng toán học thống kê để xử lý số liệu và trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm.
Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn gồm ba chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc vận dụng kĩ thuật Webquest vào dạy học vật lư Chương 2: Thiết kế và sử dụng Webquest vào dạy học chương “sóng ánh sáng” vật lí 12 THPT (ban cơ bản).
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG KĨ THUẬT WEBQUEST VÀO DẠY HỌC VẬT LÝ
Webquest và ứng dụng của Webquest trong dạy học
Tác động của Internet và World Wide Web về văn hoá phổ không phải là khó đánh giá Điểm qua các thuật ngữ hiện hữu hàng ngày: Net lướt, siêu xa lộ thông tin, trang Web, phòng chat, mạng, trình duyệt, trực tuyến, trang chủ, HTML và @ thì đủ hiểu các trang Web được công chúng rộng lớn nhận thức, tất nhiên nó cũng xâm nhập vào xu hướng các HS, sinh viên Vì vậy, thậm chí khi Web mang không có giá trị giáo dục thì người GV sẽ cần phải đến với nó để hiểu về thế giới của sinh viên và tham khảo Hơn thế, Web không chỉ hữu ích cho giáo dục mà còn, nó có thể cách mạng hóa việc học tập của HS nếu sử dụng hiệu quả.
Web không phải là một bách khoa toàn thư lớn nhất thế giới Cả hai rất cung cấp nhiều thông tin về nhiều chủ đề, nhưng bách khoa toàn thư được tổ chức và tham chiếu qua trong khi Web là vô định hình và hỗn loạn Nội dung của bách khoa toàn thư được nghiên cứu, trình bày cẩn thận, Web lại được đăng tải thoải mái. Bách khoa toàn thư được viết bởi các chuyên gia còn bất cứ ai có thể viết một trang Web Do đó, nếu HS, sinh viên không được định hướng mà sử dụng Web chẳng khác nào mời cả thế giới vào lớp học.
Web giống như một siêu xa lộ thông tin khi xem nó là một nguồn dữ liệu, sự kiện, và con số Hơn thế, Web là về con người, ý tưởng, và chia sẻ, Web đưa thông tin và hành động với chính nó Với sự ra đời của giao diện thân thiện với người sử dụng của Web, cả thế giới đều tham gia Từ các lớp tiểu học đến các ban nhạc rock, các công ty đều có thể kết nối với cộng đồng của họ để sẽ chia, trao đổi ý tưởng.
Do sự to lớn mà Web chứa đầy rác vô dụng Tuy nhiên, không gian mạng cũng chứa các viên đá quý Với công cụ tìm kiếm mạnh hơn và dễ sử dụng hơn, các trang Web được lọc thông qua hàng triệu các trang Web và liên kết với những thứ có giá trị trong một cộng đồng cụ thể Nhiều GV, sinh viên, HS đang trực tuyến hàng ngày sẽ giúp định hình Web và gửi các trang mà chúng ta đang cần tìm kiếm. Quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm thì không gì tốt hơn là cung cấp cho các em nguồn tài nguyên Với Web, nguồn tài nguyên được trình bày hỗn loạn, ý kiến nhiều hơn sự thật, đá quý lẫn lộn với rác, HS phải chịu trách nhiệm việc học của mình và xem xét kỹ lưỡng tất cả mọi thứ Webquest tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ các em cho sự thay đổi điều này và cung cấp các kỹ năng cần thiết để điều hướng hơn là lướt Web [39].
Ngày nay Webquest được sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong giáo dục phổ thông cũng như đại học Webquest được định nghĩa với nguyên tác là một bài học có yêu cầu- định hướng, trong đó hầu hết hoặc tất cả các thông tin mà người học làm việc xuất phát từ Web Nó có thể được tạo ra bằng cách dùng các chương trình khác nhau, bao gồm một tài liệu cần xử lý được liên kết đến các trang Web Như vậy, Webquest là một trang Web trợ giúp học tập, trong đó các nội dung học tập được đưa ra dưới dạng câu hỏi đồng thời cung cấp nguồn tài liệu tham khảo để HS có thể sử dụng trả lời các câu hỏi đó [36].
Theo nghĩa hẹp, Webquest được hiểu như một phương pháp dạy học (Webquest - Method); theo nghĩa rộng, Webquest được hiểu như một mô hình, một quan điểm về dạy học có sử dụng mạng internet [36].
Webquest cũng là bản thân đơn vị nội dung dạy học được xây dựng để sử dụng phương pháp này và là trang Webquest được đưa lên mạng Khi gọi Webquest là một phương pháp dạy học, cần hiểu đó là một phương pháp phức hợp, trong đó có thể sử dụng những phương pháp cụ thể khác nhau Với tư cách là một phương pháp dạy học, có thể định nghĩa Webquest như sau:
Webquest là một phương pháp dạy học mới, được xây dựng trên cơ sở phương tiện dạy học mới là công nghệ thông tin và internet Trong tiếng Việt chưa có cách dịch hoặc dùng thuật ngữ thống nhất cho khái niệm này Trong tiếng Anh, Web ở đây nghĩa là mạng, Quest nghĩa là tìm kiếm, khám phá Dựa trên thuật ngữ và bản chất của khái niệm có thể gọi Webquest là phương pháp “khám phá trên mạng”. Webquest là một dạng đặc biệt của dạy học sử dụng truy cập mạng Internet.
Từ những phân tích trên, theo chúng tôi, Webquest là một phương pháp dạy học, trong đó HS tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn Những thông tin cơ bản về chủ đề được truy cập từ những trang liên kết (Internet links) do GV chọn lọc từ trước Việc học tập theo định hướng nghiên cứu và khám phá, kết quả học tập được HS trình bày và đánh giá. 1.1.2 Phân loại Webquest
Webquest có thể chia thành các Webquest lớn và các Webquest nhỏ [36]. Webquest lớn: xử lý một vần đề phức tạp trong một thời gian dài (ví dụ cho đến một tháng), có thể coi như một dự án dạy học
Webquest nhỏ: trong một vài tiết học (ví dụ 2 đến 4 tiết), HS xử lý một đề tài chuyên môn bằng cách tìm kiếm thông tin và xử lý chúng cho bài trình bày, tức là các thông tin chưa được sắp xếp sẽ được lập cấu trúc theo các tiêu chí và kết hợp vào kiến thức đã có trước của các em.
Việc tạo ra một Webquest có thể rất đơn giản, miễn là có thể tạo một tài nguyên với những liên kết, ta có thể tạo ra một Webquest Điều đó có nghĩa là Webquest có thể được tạo ra trong Word, Powerpoint, Excel,… Một Webquest hội tụ các thuộc tính quan trọng:
- Được xoay quanh một nhiệm vụ thú vị và có thể làm được, lý tưởng nhất là một nhiệm vụ mà người lớn làm.
- Yêu cầu tư duy cấp độ cao hơn, không chỉ đơn giản là tóm tắt Điều này bao gồm tổng hợp, phân tích, giải quyết vấn đề, sáng tạo và đánh giá.
- Sử dụng tốt của các trang Web Một Webquest mà không dựa vào nguồn tài nguyên thực sự từ trang Web là có thể chỉ là một bài học truyền thống được ngụy trang.
- Không phải là một báo cáo nghiên cứu hay thủ thuật toán học
- Không chỉ là một loạt các lịch duyệt dựa trên Web Sau khi học viên đi lướt
Web và biến chúng thành kênh hình không đòi hỏi kỹ năng tư duy bậc cao hơn[36]
1.1.4 Ứng dụng của Webquest trong dạy học
1.1.4.1 Các dạng ứng dụng của Webquest
- Loại ngắn hạn: được thiết kế để người học hoàn thành trong một thời gian ngắn (dưới một tuần) nhằm thu lượm kiến thức, tích hợp với kiến thức cũ và ứng dụng Người học làm việc với một lượng các thông tin đáng kể và rút ra được ý nghĩa của nó.
Cấu trúc của một Webquest
Cấu trúc của một Webquest thường gồm các phần: giới thiệu (Introduction), nhiệm vụ (Task), tiến trình (Process), đánh giá (Evaluation), kết luận (Conclusion).
Phần này cung cấp thông tin cơ bản và các tình huống có vấn đề như đặt cho người học đóng một vai trò: “ Bạn là một nhà khoa học nghiên cứu dưới nước”, “ bạn là một phi hành gia lập kế hoạch một chuyến đi đến mặt trăng” Phần này cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan về mục tiêu học tập cho HS.
Mục tiêu của phần này là gây hứng thú, niềm vui cho HS Khi một bài học có liên quan đến quyền lợi, ý tưởng của HS, kinh nghiệm trong quá khứ hay mục tiêu trong tương lai các em sẽ lý thú hơn.
Trong phần này, nên đưa ra một vấn đề chủ đạo, gợi ý, hướng dẫn Về sau toàn bộ Webquest xoay quanh vấn đề này.
Mô tả ngắn gọn, rõ ràng các kết quả mà HS phải đạt được:
- Vấn đề đưa ra phải được giải quyết.
- Sản phẩm phải được thiết kế hoàn tất.
- Các nhiệm vụ phức tạp phải nghiên cứu.
- Các ý kiến, nhận xét của cá nhân HS.
- Các kết quả mang tính sáng tạo.
- Các nhiệm vụ yêu cầu HS phải biết xử lý và diễn đạt lại thông tin.
- Liệt kê tên các phần mềm sử dụng (nếu bắt buộc), không liệt kê các bước thực hiện (sẽ nêu ở trong phần tiến trình).
Có nhiều dạng nhiệm vụ trong Webquest Dodge phân biệt những loại nhiệm vụ sau:
Dạng nhiệm vụ Giải thích
HS tìm kiếm những thông tin, và xử lý để trả lời các câu hỏi riêng rẽ và chứng tỏ rằng họ hiểu những thông tin đó Kết quả tìm kiếm thông tin sẽ được trình bày theo cách đa phương tiện (ví dụ bằng chương trình PowerPoint) hoặc thông qua các áp phích, các bài viết ngắn, Nếu chỉ là “cắt dán thông tin” không xử lý các thông tin đã tìm được như tóm tắt, hệ thống hóa thì không phải Webquest
HS có nhiệm vụ lấy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và liên kết, tổng hợp chúng trong một sản phẩm chung Kết quả có thể được công bố trong internet, nhưng cũng có thể là một sản phẩm không phải thuộc dạng kỹ thuật số Các thông tin được tập hợp phải được xử lý
Việc đưa vào một điều bí ẩn có thể là phương pháp thích hợp làm cho người học quan tâm đến đề tài Trong khi đó vấn đề sẽ là thiết kế một bí ẩn mà người ta không thể tìm thấy lời giải của nó trên internet, để giải nó sẽ phải thu thập thông tin từ những nguồn khác nhau, lập ra các mối liên kết và rút ra các kết luận.
HS được giao nhiệm vụ, với tư cách nhà báo tiến hành lập báo cáo về những hiện tượng hoặc những cuộc tranh luận hiện tại cùng với những bối cảnh nền và tác động của chúng Để thực hiện nhiệm vụ này họ phải thu thập thông tin và xử lý chúng thành một bản tin, một bài phóng sự, một bài bình luận hoặc một dạng bài viết báo kiểu khác
Lập kế hoạch và thiết kế (nhiệm vụ thiết kế)
HS phải tạo ra một sản phẩm hoặc phác thảo kế hoạch cho một dự định Những mục đích và hướng dẫn chỉ đạo sẽ được miêu tả trong đề bài
Lập ra các sản phẩm sáng tạo
Nhiệm vụ của người học là chuyển đổi những thông tin đã xử lý thành một sản phẩm sáng tạo, ví dụ một bức tranh, một tiết mục kịch, một tác phẩm châm biếm, một tấm áp phích, một trò chơi, một nhật ký mô phỏng hoặc một bài hát.
Những đề tài nhất định sẽ được thảo luận theo cách tranh luận.
Nêu các bước cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ ở trên.
Phần này viết dành cho HS đọc Tuy nhiên nên viết rõ ràng, chi tiết phần này để GV khác có thể đọc, theo dõi được tiến trình của bài học và vận dụng vào bài giảng của mình.
Ví dụ: 1 Trước tiên, các em chia thành từng nhóm 3 người
2 Sau đó, mỗi em chọn lấy một phần của mình
Các liên kết đến trang Web nên liệt kê ở đây theo trình tự thực hiện để HS truy cập (không nên tách thành một danh sách riêng).
Nếu chia nhóm thì các liên kết được liệt kê theo tiến trình của từng nhóm. Ở phần này, chúng ta hướng dẫn cách tổ chức, sắp xếp lại các thông tin do các em tìm được: bảng tổng kết, đồ thị
Hoặc nếu cần, đưa ra danh sách các câu hỏi hướng dẫn các em phân tích thông tin, hoặc viết thu hoạch cho bài học.
Việc đánh giá Webquest để rút ra kinh nghiệm và sửa chữa cần có sự tham gia của HS, đặc biệt là những thông tin phản hồi của HS về việc trình bày cũng như quá trình thực hiện Webquest Có thể hỏi HS những câu hỏi sau:
Các em đã học được những gì ?
Các em thích và không thích những gì ?
Có những vấn đề kỹ thuật nào trong Webquest ?
Viết tóm tắt vài câu về những gì HS sẽ đạt được sau khi hoàn thành bài học này. Nếu cần, đưa ra các câu hỏi, bài tập mở rộng.
Nên có lời cám ơn đến tác giả các trang Web hoặc những nguồn tài liệu liên quan khác như sách, băng, tranh ảnh mà chúng ta sử dụng trong bài giảng của mình.
Có thể tóm tắt cấu trúc của một Webquest theo bảng sau:
GV giới thiệu về chủ đề Thông thường, một Webquest bắt đầu với việc đặt ra tình huống có vấn đề thực sự đối với người học, tạo động cơ cho người học sao cho họ tự muốn quan tâm đến đề tài và muốn tìm ra một giải pháp cho vấn đề.
HS được giao các nhiệm vụ cụ thể Cần có sự thảo luận với HS để HS hiểu nhiệm vụ, xác định được mục tiêu riêng, cũng như có những bổ sung, điều chỉnh cần thiết Tính phức tạp của nhiệm vụ phụ thuộc vào đề tài và trước tiên là vào nhóm đối tượng Thông thường, các nhiệm vụ sẽ được xử lý trong các nhóm.
Hướng dẫn nguồn thông tin
Quy trình thiết kế Webquest
Webquest được thiết kế theo các bước chọn và giới thiệu chủ đề, tìm nguồn tài liệu học tập, xác định mục đích, xác định nhiệm vụ, thiết kế tiến trình, trình bày
Chọn và giới thiệu chủ đề
Tìm nguồn tài liệu học tập
Thực hiện Webquest Đánh giá, sửa chữa. trang Web, thực hiện Webquest, đánh giá, sửa chữa [35].
1.4.1 Chọn và giới thiệu chủ đề
Chủ đề cần phải có mối liên kết rõ ràng với những nội dung được xác định trong chương trình dạy học Chủ đề có thể là một vấn đề quan trọng trong xã hội, đòi hỏi HS phải tỏ rõ quan điểm Quan điểm đó không thể được thể hiện bằng những câu trả lời như “đúng” hoặc “sai” một cách đơn giản mà cần phải lập luận quan điểm trên cơ sở hiểu biết về chủ đề Những câu hỏi sau đây cần trả lời khi quyết định chủ đề:
- Chủ đề có phù hợp với chương trình đào tạo không?
- HS có hứng thú với chủ đề không?
- Chủ đề có gắn với tình huống, vấn đề thực tiễn không?
- Chủ đề có đủ lớn để tìm được tài liệu trên Internet không?
- Sau khi quyết định chọn chủ đề, cần mô tả chủ đề để giới thiệu với HS.
- Đề tài cần được giới thiệu ngắn gọn, dễ hiểu để HS có thể làm quen với một đề tài khó.
1.4.2 Tìm nguồn tài liệu học tập
GV tìm các trang Web có liên quan đến chủ đề, lựa chọn những trang thích hợp để đưa vào liên kết trong Webquest Đối với từng nhóm bài tập riêng rẽ cần phải tìm hiểu, đánh giá và hệ thống hóa các nguồn đã lựa chọn thành dạng các địa chỉ Internet (URL) Giai đoạn này thường đòi hỏi nhiều công sức Bằng cách đó, người học sẽ được cung cấp các nguồn trực tuyến để áp dụng vào việc xử lý và giải quyết vấn đề Những nguồn thông tin này được kết hợp trong tài liệu Webquest hoặc có sẵn ở dạng các siêu liên kết tới các trang Web bên ngoài.
Ngoài các trang Web, các nguồn thông tin tiếp theo có thể là các thông tin chuyên môn được cung cấp qua Email, CD hoặc các ngân hàng dữ liệu kỹ thuật số (ví dụ từ điển trực tuyến trong dạy học ngoại ngữ) Điều quan trọng là phải nêu rõ nguồn tin đối với từng nội dung công việc và trước đó các nguồn tin này phải được
GV kiểm tra về chất lượng để đảm bảo tài liệu đó là đáng tin cậy.
Cần xác định một cách rõ ràng những mục tiêu, yêu cầu đạt được trong việc thực hiện Webquest.
Các yêu cầu cần phù hợp với HS và có thể đạt được.
1.4.4 Xác định nhiệm vụ Để đạt được mục đích của hoạt động học tập, HS cần phải giải quyết một nhiệm vụ hoặc một vấn đề có ý nghĩa và vừa sức Vấn đề hoặc nhiệm vụ phải cụ thể hóa đề tài đã được giới thiệu Nhiệm vụ học tập cho các nhóm là thành phần trung tâm của Webquest Nhiệm vụ định hướng cho hoạt động của HS, cần tránh những nhiệm vụ theo kiểu ôn tập, tái hiện thuần túy.
Như vậy, xuất phát từ một vấn đề chung cần phải phát biểu những nhiệm vụ riêng một cách ngắn gọn và rõ ràng Nhiệm vụ cần phong phú về yêu cầu, về phương tiện có thể áp dụng, các dạng làm bài Thông thường, chủ đề được chia thành các tiểu chủ đề nhỏ hơn để từ đó xác định nhiệm vụ cho các nhóm khác nhau Các nhóm cũng có thể có nhiệm vụ giải quyết vấn đề từ những góc độ tiếp cận khác nhau.
Sau khi đã xác định nhiệm vụ của các nhóm HS, cần thiết kế tiến trình thực hiện Webquest Trong đó đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ cho quá trình làm việc của
HS Tiến trình thực hiện Webquest gồm các giai đoạn chính là: nhập đề, xác định nhiệm vụ, hướng dẫn nguồn thông tin, thực hiện, trình bày, đánh giá.
Các nội dung đã được chuẩn bị trên đây, bây giờ cần sử dụng để trình bày Webquest Để lập ra trang Webquest, không đòi hỏi những kiến thức về lập trình và cũng không cần các công cụ phức tạp để thiết lập các trang HTML Về cơ bản chỉ cần lập luận Webquest, ví dụ trong chương trình Word và nhớ trong thư mục HTML, không phải như thư mục DOC Có thể sử dụng các chương trình điều hành Web, ví dụ như FrontPage, tham khảo các mẫu Webquest trên Internet hiện có. Trang Webquest được đưa lên mạng nội bộ để sử dụng.
Sau khi đã đưa Webquest lên mạng nội bộ, tiến hành thử với HS để đánh giá và sửa chữa.
Việc đánh giá Webquest để rút ra kinh nghiệm và sửa chữa cần có sự tham gia của HS, đặc biệt là những thông tin phản hồi của HS về việc trình bày cũng như quá trình thực hiện Webquest Có thể hỏi HS những câu hỏi sau:
- Các em đã học được những gì?
- Các em thích và không thích những gì?
- Có những vấn đề kỹ thuật nào trong Webquest?
1.5 Thực trạng việc dạy học chương “sóng ánh sáng” ở trường phổ thông
Trong những năm qua, ngành giáo dục được Đảng và các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm thể hiện qua Nghi quyết đại hội Đảng toàn quốc lần IX, X; Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 của chính phủ; Luật giáo dục sửa đổi (2005) và ngân sách dành cho giáo dục Tuy nhiên, chất lượng giáo dục nhìn chung còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội, yêu cầu hội nhập đòi hỏi chất lượng giáo dục phải tương ứng để đào tạo ra con người lao động “hòa nhập” được với thế giới và khu vực Quan niệm học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để chung sống với cộng đồng đang gặp phải vật cản lớn bởi cơ sở vật chất không đảm bảo nhất là thiết bị dạy học vừa thiếu, vừa kém chất lượng.
Chương “sóng ánh sáng” trong chương trình Vật lý 12 có nội dung hấp dẫn, lý thú, lại gần gũi, cần thiết cho cuộc sóng hiện đại Dạy học chương này đòi hỏi thiết bị dạy học để làm thí nghiệm, tranh, video, để hổ trợ cho kênh chữ Kiến thức trong chương vận dụng vào thực tiễn rộng rãi Tuy nhiên, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học không đáp ứng được, dụng cụ thí nghiệm vừa thiếu, chất lượng không tốt nên mau hỏng, kết quả làm thí nghiệm không chính xác Nhiều kiến thức của chương được sách giáo khoa trình bày theo kiểu thông báo làm cho HS tiếp thu bị động Con người lao động trong tương lai được đào tạo theo cách này thì không thể đáp ứng yêu cầu xã hội.
Kết luận chương I
Kết thúc chương I, có thể khái quát những vấn đề đã được nghiên cứu như sau:
- Làm rõ được Webquest là một bài học được yêu cầu định hướng trong đó hầu hết hoặc tất cả thông tin được lấy từ các trang liên kết được GV chọn lọc, biên soạn Một Webquest bao gồm: giới thiệu tình hình, liệt kê một số nguồn thông tin, cung cấp một nhiệm vụ yêu cầu người học vật lộn với thông tin, đặt ra các bước để làm với thông tin và sau đó rút ra kết luận.
- Việc tạo Webquest không đòi hỏi cao ở kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tin học nhưng phải thỏa mãn các thuộc tính của một Webquest như xoay quanh một nhiệm vụ thú vị, yêu cầu cao về tư duy, sử dụng tốt các trang Web
- Việc thiết kế được Webquest đáp ứng được các yêu cầu: đa dạng, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho cả HS và GV thì việc kết hợp được các yếu tố khoa học, sư phạm là vấn đề quan trọng Do đó, người thiết kế Webquest cần quen thuộc với nguồn tài liệu trong chuyên môn mình để lấy tổ chức, sắp xếp phù hợp với bài dạy.
- Làm rõ được các khái niệm tự học, năng lực tự học, kĩ năng tự học Tự học không có nghĩa là học riêng một mình, cách tự học tốt nhất là học với nhóm Khi người học đã tự tiếp nhận kiến thức thì vai trò người thầy (hướng dẫn, tác động ) là không thể thiếu Bản chất của tự học là tự làm việc với chính mình trước, nghiên cứu tài liệu, trao đổi với bạn bè theo cách học với nhóm và được thầy khơi gợi, hướng dẫn Để tự học đạt hiệu quả cần phải có tài liệu đầy đủ, rõ ràng và có sự hướng dẫn của GV lưu ý HS vào các nội dung trọng điểm, cơ bản của tài liệu Tự học là hoạt động hoạt động nhận thức mang tính tích cực, chủ động, tự giác, phát huy cao độ vai trò của người học với sự hợp tác của thầy cô, bạn bè và các điều kiện học tập.
- Làm rõ Webquest đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của quá trình tự học Nó tạo môi trường tự học thuận lợi Nó tạo động cơ, hứng thú kích thích tính tự giác, đam mê học tập của HS.
- Hiện nay, việc dạy học thông qua Webquest phát triển lớn mạnh trên toàn thế giới nhưng ở nước ta chỉ mới ở giai đoạn manh nha Do đó, ta phải dành nhiều thời gian việc tạo nguồn tài nguyên cũng như tìm kiếm ý tưởng ý tưởng để thiết kếWebquest.
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG WEBQUEST VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG “SÓNG ÁNH SÁNG” VẬT LÝ 12 CƠ BẢN THPT
Đặc điểm của chương “sóng ánh sáng”
Theo quan điểm hiện đại ánh sáng có lưỡng tính sóng-hạt Tính chất này thể hiện khi có sự tương tác ánh sáng với chất Tuy nhiên chương này, chúng ta chỉ nghiên cứu các hiện tượng đặc trưng của sóng ánh sáng và phổ của nó.
Hiện tượng tán sắc ánh sáng được hiểu theo nghĩa rộng là hiện tượng phân giải một chùm ánh sáng nhiều thành phần thành một phổ gồm nhiều thành phần đơn sắc khác nhau Hiện tượng tán sắc có thể do khúc xạ, do giao thoa, do nhiễu xạ Theo nghĩa hẹp, hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng phụ thuộc của chiết suất tuyệt đối n của môi trường trong suốt vào tần số Vì vậy, sách giáo khoa không đưa ra định nghĩa về hiện tượng tán sắc ánh sáng mà chỉ đưa ra một khái niệm sơ lược về hiện tượng này thông qua sự phân tích chùm ánh sáng trắng thành các chùm sáng đơn sắc nhờ lăng kính.
Hiện tượng nhiễu xạ cũng thể hiện bản chất sóng của ánh sáng Nhiễu xạ là hiện tượng ánh sáng bị lệch khỏi phương truyền thẳng khi đi gần các vật cản Nhiễu xạ gây bởi lỗ tròn, khe hẹp hoặc mạng tinh thể Hiện tượng nhiễu xạ cũng nêu ra giới hạn của định luật truyền thẳng ánh sáng
Giao thoa ánh sáng là hiện tượng chứng tỏ trực tiếp bản chất sóng của ánh sáng Sách giáo khoa vật lý lớp 12 chỉ nghiên cứu hiện tượng giao thoa ánh sáng bằng thí nghiệm Iâng Nó nêu ra giới hạn của định luật về tính độc lập của các chùm tia sáng Khi nghiên cứu một bức xạ nào mà phát hiện được hiện tượng giao thoa của bức xạ đó, ta có thể kết luận ngay bức xạ có tính chất sóng
Phổ của bức xạ là một trong những đặc trưng cơ bản của bức xạ Người ta nghiên cứu quang phổ bằng máy quang phổ lăng kính hay cách tử nhiễu xạ Máy quang phổ có lăng kính bằng thủy tinh chỉ dùng được cho ánh sáng vùng khả kiến với bước sóng từ 360nm đến 800nm Ngoài miền đó, các bức xạ bị thủy tinh hấp thụ mạnh Để khảo sát miền tử ngoại có bước sóng từ 220nm đến 500nm, người ta dùng thạch anh để làm lăng kính và thấu kính Để khảo sát miền hồng ngoại, người ta dùng lăng kính bằng tinh thể muối kiềm như NaCl, KBr Trong máy quang phổ lăng kính, có khi buồng ảnh được thay bằng ống ngắm Có hai loại quang phổ là quang phổ vạch và quang phổ hấp thụ Quang phổ vạch gồm quang phổ liên tục và quang phổ vạch phát xạ Quang phổ vạch phát xạ và quang phổ hấp thụ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau Quang phổ liên tục của các nguyên tố khác nhau thì giống nhau nếu chúng ở cùng một nhiệt độ Những vạch tối của quang phổ hấp thụ nằm đúng vị trí của những vạch màu của quang phổ vạch phát xạ của nguyên tố đó Hiểu biết về quang phổ vạch là cần thiết để nghiên cứu sự hấp thụ và bức xạ ánh sáng bởi nguyên tử Cách tử nhiễu xạ là một hệ thống gồm nhiều khe hẹp giống nhau, song song cách đều nằm trong cùng một mặt phẳng Khoảng cách giữa hai khe hẹp liên tiếp gọi là chu kì cách tử Có hai loại cách tử là cách tử truyền qua và cách tử phản xạ Phần phổ của ánh sáng được kết thúc bằng thang sóng điện từ, sau khi trình bày sự thống nhất giữa sóng điện từ và sóng ánh sáng Sóng điện từ và sóng ánh sáng đều là sóng ngang, truyền đi trong môi trường đàn hồi của trường điện từ với tốc độ như nhau Sóng điện từ bao gồm: sóng vô tuyến, tia hồng ngoại ,tia tử ngoại, tìm hiểu tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia X và tia gamma Sự khác nhau về tần số (hay bước sóng) của các loại sóng điện từ dẫn đến sự khác nhau về tính chất và công dụng của chúng.
Nguyên tắc thiết kế Webquest
Từ cách hiểu về Webquest ta thấy rằng để thiết kế được một Webquest theo đúng nghĩa thì ta cần phải biết những nội dung, yêu cầu khi thiết kế một trang Web thông thường.
Theo Dodge, phân tích chi tiết các hoạt động Webquest phát triển đến nay đã cho thấy có năm điểm quan trọng có thể giúp các GV trong việc thiết kế các Webquest mới của họ Năm nguyên tắc hướng dẫn có thể được hội tụ trong từ viết tắt FOCUS[34]:
F (Find great sites- Tìm trang Web tuyệt vời)
O (Orchestrate your learners and resources- Bố trí người học và tài liệu)
C (Challenge your learners to think – Thách thức người học của bạn suy nghĩ)
U (Use the medium – Sử dụng môi trường truyền thông)
S (Scaffold high expectations – Dàn bài chi tiết)
2.2.1 Tìm trang Web phù hợp Để có một Webquest tốt điều quan trọng là chất lượng của các trang Web được sử dụng Thế nào là một trang Web chất lượng? Câu trả lời thay đổi liên quan đến tuổi của HS, chủ đề của Webquest, và nội dung học tập dự kiến Trang Web tốt phải gây thú vị cho HS, nội dung đảm bảo chính xác và cập nhật.
2.2.2 Bố trí người học và tài liệu
GV có kinh nghiệm nắm vững cách tổ chức, sắp xếp sinh viên, HS học và nguồn tài liệu Thực tế là sẽ không đủ máy tính cho tất cả các HS Dưới đây là một số khả năng:
Một máy tính có thể được sử dụng để hướng dẫn cả lớp thảo luận và trao đổi với GV.
Một máy tính có thể được sử dụng như các trạm học tập cho HS để luân phiên nhau làm việc.
Nếu tất cả máy tính không có quyền truy cập Internet, HS có thể truy cập Web lưu trữ tạo ra trên một máy tính khác và lưu trên ổ đĩa cứng của họ
Tổ chức HS: Việc tổ chức HS hoạt động theo nhóm là rất phổ biến và quan trọng trong Webquest Các thuộc tính quan trọng của một môi trường học tập nhóm thành công bao gồm:
Tích cực phụ thuộc lẫn nhau: HS nhận thấy rằng họ không thể thành công mà không có nhau.
Xúc tiến tương tác: HS giúp đỡ nhau giảng dạy và hỗ trợ nhau khi họ vật lộn với công việc đích thực.
Trách nhiệm cá nhân và nhóm: Nhóm chịu trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ, và mỗi cá nhân được phân công chịu trách nhiệm về phần mình trong quá trình này.
Kỉ năng cá nhân và nhóm nhỏ: Hầu hết trẻ em (và nhiều người lớn) cần phải được dạy làm thế nào để làm việc cùng nhau.
2.2.3 Thách thức người học của bạn suy nghĩ
Xung quanh chúng ta tất cả mọi thứ cho thấy rằng mọi người sẽ cần phải phân tích và tổng hợp thông tin để thành công trong hầu hết các ngành nghề Trong các lớp học hiện tại, gần đây đã kết nối với mạng Tuy nhiên, nhiều GV đang yêu cầu
HS sử dụng nó như một phần mở rộng hoặc yêu cầu HS làm bài báo cáo Ngay cả khi các báo cáo được thực hiện bằng phương tiện của một bài thuyết trình đa phương tiện, khả năng điển hình trong một hoạt động của loại này chỉ đơn giản là tóm tắt Việc vận dụng các chức năng tiên tiến nhất trong não bị lãng phí.
Làm thế nào chúng ta có thể cải thiện tình trạng này? Trong một Webquest tốt yếu tố cơ bản để xây dựng một công việc tốt Điều quan trọng là những gì chúng ta hỏi HS phải làm gì với thông tin Các nhiệm vụ được đặt ra cho HS phải có tính chất thúc đẩy năng lực nhận thức cao, giải quyết vấn đề có tính sáng tạo.
2.2.4 Sử dụng phương tiện truyền thông
Các cấu trúc Webquest sư phạm không giới hạn đến việc sử dụng của Web. Một Webquest hoàn toàn phù hợp với mô hình mà không thể dễ dàng định hình trong giấy Trong mô hình này, chúng ta có thể trình bày các vấn đề hoặc các câu hỏi một cách thuyết phục
Trong mô hình Web, ngoài việc lựa chọn các trang Web thú vị và phù hợp HS có thể tương tác với nhiều người như các chuyên gia nghiên cứu, các HS ở các lớp khác thông qua các diễn đàn Web đang trở thành môi trường đa phương tiện khi được tận dụng lợi thế của âm thanh, video, và hình ảnh trên trang Web.
Webquest cho phép chúng ta chỉ dẫn HS đến với các nguồn tài liệu mà trước đó HS chưa có Một hệ thống câu hỏi định hướng cung cấp hướng dẫn HS trong việc học từ một nguồn tài liệu và giữ lại những gì đã học Ví dụ: các hướng dẫn quan sát, lời khuyên về việc làm thế nào để tiến hành phỏng vấn và bảng chú giải thuật ngữ và từ điển trực tuyến.
Webquest yêu cầu HS biến đổi những gì đã đọc được thành một số hình thức mới Thông qua quá trình tự tìm kiếm, so sánh, tương phản, phân tích, tổng hợp và ra quyết định
Webquest yêu cầu HS tạo ra những điều họ không bao giờ tạo ra trước đó.Bằng cách thực hiện một phần công việc cho HS, chúng ta cho phép HS đi xa hơn những gì họ có thể làm một mình.
Giới thiệu Webquest chương sóng ánh sáng
Sử dụng tiện ích của Site.google, cho phép chúng ta có thể tạo những Website một cách nhanh chóng, hiệu quả
Sau đây là một số Webquest đã được tác giả luận văn thiết kế để dạy học chương “sóng ánh sáng” trong chương trình vật lý 12 ban cơ bản Địa chỉ của trang Web: https://sites.google.com/site/nguyenthinhu20102012/
CÁC WEBQUEST DẠY HỌC VẬT LÝ 12 CƠ BẢN
Bài 1 Tán sắc ánh sángBài 2 Giao thoa ánh sángBài 3 Các loại quang phổBài 4 Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X
Webquest bài tán sắc ánh sáng
TÁN SẮC ÁNH SÁNG Giáo viên thiết kế webquest: Nguyễn Thị Như
GIỚI THIỆU Đi vào một khu vườn hoa chúng ta thấy rất nhiều màu sắc của hoa rực rỡ dưới ánh sáng Mặt Trời Chìa khóa để mở “bí mật về màu sắc” nằm ở đâu ?
Vì sao ta thấy cầu vồng có màu sắc sặc sỡ ?
Các em tìm hiểu về hai thí nghiệm nổi tiếng của Niu Tơn về ánh sáng: thí nghiệm tán sắc ánh sáng và thí nghiệm ánh sáng đơn sắc Vận dụng chúng để giải thích hiện tượng cầu vòng
Trong Webquest này các em hãy xem các video clip và đọc các bài viết liên quan để trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra Sau đó, các nhóm hãy làm bài báo cáo bằng Power Point để báo cáo
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thí nghiệm tán sắc ánh sáng của Niu tơn (1672)
1 Giới thiệu về Newton và những đóng góp của ông trong quang học
Newton và đóng góp trong quang học
Bài giảng về thí nghiệm tán sắc ánh sáng
2 Mô tả thí nghiệm của NiuTơn.
3 Nêu các màu quan sát được trong dãi màu ?
4 Ánh sáng nào bị lệch nhiều nhất, ánh sáng nào bị lệch ít nhất ?
5 Theo công thức tính góc lệch của tia sáng khi đi qua lăng kính trong trường hợp góc tới i và góc chiết quang A nhỏ: D = (n-1)A So sánh chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ, tia tím ?
6 Quang phổ ánh sáng Mặt Trời là gì ?
7.Tác dụng của lăng kính đối với ánh sáng trắng phát ra từ đèn là gì ?
Hoạt động 2: Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Newton
8 Ánh sáng vàng qua lăng kính vẫn giữ nguyên màu vàng, điều đó chứng tỏ lăng kính có nhuộm màu ánh sáng hay không ?
9 Thế nào là ánh sáng đơn sắc?
10 Ánh sáng trắng có phải là ánh sáng đơn sắc không ? Vì sao ? Ánh sáng đơn sắc
Hoạt động 3: Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng
11 Ánh sáng trắng là gì ? Ánh sáng trắng
12 Hãy giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng ? Độ tắn sắc ánh sáng
13 Chiết suất của lăng kính lớn nhất với màu nào ?
14 Chiết suất của lăng kính bé nhất với màu nào ?
Hoạt động 4: Ứng dụng của hiện tượng tán sắc ánh sáng
Hiện tượng tán sắc ánh sáng giúp ta giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, ví dụ như: cầu vồng bảy sắc, và được ứng dụng trong máy quang phổ
15 Trong hiện tượng cầu vòng, vật nào đóng vai trò tán sắc ánh sáng ?
16 Hãy giải thích hiện tượng cầu vồng ?
Giải thích cầu vòng ĐÁNH GIÁ
Các em tự đánh giá bằng cách khoanh tròn vào số mà anh/chị cho là đúng nhất với các nhận định dưới đây theo quy ước: 1: không được; 2:được ; 3: rất được
3 Tự học trên lớp có thầy hướng dẫn 1 2 3
4 Mô tả thí nghiệm tán sắc ánh sáng của NiuTơn 1 2 3
5 Mô tả thí nghiệm ánh sáng đơn sắc của NiuTơn 1 2 3
6 Định nghĩa ánh sáng đơn sắc 1 2 3
7 Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng 1 2 3
8 Giải thích hiện tượng cầu vòng 1 2 3
9 Giải thích bí mật của màu sắc 1 2 3
Xin chúc mừng các em! Qua webquest trên các em đã hiểu:
- Ánh sắng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc, có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
- Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không bị tán sắc khi qua lăng kính.
- Sự tán sắc là sự phân tách một chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc.
- Chiết suất của lăng kính biến đổi theo màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ đỏ đến tím.
Webquest bài giao thoa ánh sáng
GIAO THOA ÁNH SÁNGThiết kế bởi giáo viên: Nguyễn Thị Như
Những màu sắc sặc sỡ của bong bóng xà phòng, váng dầu, là do hiện tượng giao thoa của ánh sáng mặt trời gây ra Vậy hiện tượng giao thoa ánh sáng là gì?
Tìm hiểu về hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, hiện tượng giao thoa ánh sáng để thấy được tính chất sóng của ánh sáng Tìm hiểu điều kiện để có giao thoa ánh sáng, công thức xác định vị trí vân sáng, vân tối và khoảng vân Đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa.
Trong Webquest này các em hãy xem các video clip và đọc các bài viết liên quan để trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra Sau đó, các nhóm hãy làm bài báo cáo bằng Power Point để báo cáo.
Hoạt động 1: Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng
1 Khi ánh sáng truyền qua khe hẹp, ánh sáng có tuân theo định luật truyền thẳng ánh sáng không ?
2 Hiện tượng nhiễu xạ là gì ?
3 Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là gì ?
Hoạt động 2: Hiện tượng giao thoa ánh sáng
7 Chứng minh rằng: Hai nguồn sáng F, F’ là hai nguồn kết hợp ?
8 Mô tả hình ảnh xuất hiện trên màn quan sát ?
9 Vạch nào ứng với hai sóng tăng cường nhau, vạch nào ứng với hai sóng triệt tiêu nhau ?
10 Mô tả hình ảnh giao thoa trên màn quan sát đối với nguồn ánh sáng trắng ?
11 Giải thích hiện tượng giao thoa như thế nào?.
Giải thích hiện tượng giao thoa
12 Xác định vị trí vân sáng, vân tối ?.
Vị trí các vân giao thoa
13 Tại vị trí trung tâm O là vân sáng hay vân tối ứng với giá trị k bằng bao nhiêu ?
14 Tính khoảng cách giữa vân sáng bậc k và vân sáng bậc k+1 ?
15 Khoảng vân là gì? Công thức tính khoảng vân?
16 Xác định công thức tính bước sóng từ khoảng vân ?
17 Đề xuất phương án xác định bước sóng ánh sáng ?
18 Bước sóng của ánh sáng nhìn thấy là bao nhiêu ?
19 Giải thích sự tạo thành hai nguồn kết hợp trong bong bóng xà phòng ?
20 Nêu các ứng dụng của hiện tượng giao thoa? http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/dien-quang/335-su-giao-thoa-anh-sang
Hoạt động 3: Bước sóng và màu sắc ánh sáng
21 Đại lượng vật lý đặc trưng cho ánh sáng đơn sắc là gì ?
22 Trong vật lý, ánh sáng vàng và ánh sáng đỏ được phân biệt nhờ đại lượng nào ?
23 Ánh sáng nhìn thấy có bước sóng bao nhiêu ?
24 Ánh sáng đơn sắc có bước sóng λV0nm có màu gì ? ĐÁNH GIÁ
Các em tự đánh giá bằng cách khoanh tròn vào số mà anh/chị cho là đúng nhất với các nhận định dưới đây theo quy ước: 1: không được; 2:được ; 3: rất được
3 Tự học trên lớp có thầy hướng dẫn 1 2 3
4 Hiểu hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng 1 2 3
5 Mô tả thí nghiệm giao thoa ánh sáng của I-Âng 1 2 3
6 Hiểu hai nguồn kết hợp 1 2 3
7 Xác định vị trí vân trên màn 1 2 3
8 Xác định bước sóng ánh sáng dựa vào giao thoa 1 2 3
9 Xác định mối quan hệ giữa màu sắc và bước sóng 1 2 3
10 Xác định miền ánh sáng nhìn thấy 1 2 3
- Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng truyền sai lệch so với đường thẳng khi ánh sáng gặp vật cản.
- Mỗi ánh sáng đơn sắc có bước sóng hoặc tần số trong chân không hoàn toàn xác định.
- Thí nghiệm Y-âng chứng tỏ hai chùm sáng kết hợp gặp nhau gây ra hiện tượng giao thoa, nghĩa là ánh sáng có tính chất sóng.
- Hai nguồn sáng kết hợp là hai nguồn phát ra hai sóng ánh sáng có cùng bước sóng và hiệu số pha dao động giữa hai nguồn không thay đổi theo thời gian
- Công thức xác định vị trí vân sáng: x k =kλDD a ( k = 0, ± 1, ± 2 ,… )
- Công thức tính khoảng vân i: i= λDD a
(λ : bước sóng; a=F1F2 là khoảng cách giữa hai nguồn kết hợp, D =OI là khoảng cách từ hai nguồn kết hợp đến màn quan sát).
Webquest bài các loại quang phổ
CÁC LOẠI QUANG PHỔ Giáo viên thiết kế: Nguyễn Thị Như
Nhờ nghiên cứu quang phổ mà người ta biết được thành phần cấu tạo của Mặt Trời, của các vì sao xa xôi, của một mẻ thép đang nấu trong lò, của dầu khí Vậy quang phổ là gì?
Qua Webquest này chúng ta sẽ tìm hiểu máy quang phổ, phân biệt các loại quang phổ.
Tìm hiểu về ứng dụng của việc phân tích quang phổ.
Học sinh phải đọc các tài liệu được cung cấp và quan sát các hình ảnh và video để trả lời các câu hỏi Sau đó, mỗi nhóm sẽ chọn một chủ đề để báo cáo bởi PowerPoint trước lớp.
Hoạt động 1: Máy quang phổ lăng kính
1 Máy quang phổ là gì? https://sites.google.com/site/cacloaiquangpho/process/may-quang-pho
2 Nêu nguyên tắc cấu tạo của máy quang phổ lăng kính?
3 Nêu tác dụng của từng bộ phận của máy quang phổ? https://sites.google.com/site/cacloaiquangpho/process/may-quang-pho
Hoạt động 2: Quang phổ liên tục
Tham khảo trang web sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:: https://sites.google.com/site/quangpholientuc/
4 Quang phổ phát xạ là gi? Có mấy loại quang phổ phát xạ?
5 Quang phổ liên tục là gì?
6 Nguồn phát quang phổ liên tục là gì ?
7 Nêu ba nguồn phát ra quang phổ liên tục ?
8 Đặc điểm của quang phổ liên tục là gì?
9 Khí hiđrô ở điều kiện thường có phát ra quang phổ liên tục không ?
10 Cục gạch đang nung ở nhiệt độ 600 0 C có màu đỏ, hỏi ngọn lửa khi cháy ở 600 0 C có màu gì ?
11 Nêu các ứng dụng của quang phổ liên tục?
Hoạt động 3: Quang phổ vạch
Tham khảo website sau và trả lời các câu hỏi sau https://sites.google.com/site/quangphovachphatxa/
12 Quang phổ vạch là gì ?
13 Nguồn phát quang phổ vạch là gì ?
14 Đặc điểm của quang phổ vạch là gì?
15 Quang phổ vạch của khí hiđrô, khí nitơ và khí heli khác nhau như thế nào ?
16 Nêu ứng dụng của quang phổ vạch?
Hoạt động 4: Quang phổ hấp thụ
Tham khảo website sau và trả lời các câu hỏi: https://sites.google.com/site/quangphohapthu/
17 Quang phổ hấp thụ là gì ?
18 Nguồn phát quang phổ hấp thụ là gì ?
19 Đặc điểm của quang phổ hấp thụ ?
20 Ứng dụng của quang phổ hấp thụ ?
21 Quang phổ của ánh sáng mặt trời thu được trên mặt đất là quang phổ nào ?
22 Để biết được thành phần cấu tạo của Mặt trời, của các vì sao xa xôi ta dựa vào quang phổ nào ?
23 Để biết nhiệt độ của mẻ gang trong lò nung ta dựa vào quang phổ nào ? ĐÁNH GIÁ
Các em tự đánh giá bằng cách khoanh tròn vào số mà anh/chị cho là đúng nhất với các nhận định dưới đây theo quy ước: 1: không được; 2:được ; 3: rất được
3 Tự học trên lớp có thầy hướng dẫn 1 2 3
4 Xác định vai trò của máy quang phổ 1 2 3
5 Mô tả bộ phận cấu tạo và chức năng của các bộ phận 1 2 3
6 Phân biệt quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ, quang phổ hấp thụ
(định nghĩa, nguồn phát, đặc điểm) 1 2 3
7 Xác định ứng dụng của quang phổ liên tục 1 2 3
8 Xác định ứng dụng của quang phổ vạch phát xạ 1 2 3
9 Xác định ứng dụng của quang phổ vạch hấp thụ 1 2 3
Xin chúc mừng các em Qua webquest này các em đã biết:
- Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích một chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc.
Sử dụng Webquest trong tổ chức hoạt động tự học chương sóng ánh sáng
Với các thuộc tính quan trọng của Webquest, và với đặc điểm của chương sóng ánh sáng, chúng tôi tổ chức hoạt động học cho HS theo các giai đoạn của quá trình tự học.
2.4.1 Sử dụng Webquest trong tổ chức hoạt động tự học ở giai đoạn tự tìm tòi, tự khám phá
Mỗi Webquest được bắt đầu bằng việc giới thiệu thường là một tình huống có vấn đề, phần này giúp các em tự gieo mầm cho việc tiếp thu, thẩm thấu của mình. Việc sử dụng Webquest trong giai đoạn này thể hiện trong phần giới thiệu Phần này trình bày ngắn gọn, chứa đựng tình hình thực tế, tình huống thực tiến và nhiệm vụ cần giải quyết Hình thức truyền tải thông tin phần này rất hấp dẫn đối với HS, có thể đặt HS vào một trạng thái tập trung cao độ, chuẩn bị tốt cho các giai đoạn tiếp theo của tiết học
Ví dụ: Khi giới thiệu bài tán sắc ánh sáng ta đưa ra hiện tượng cầu vòng Khi giới thiệu bài giao thoa ánh sáng ta đưa ra hiện tượng bong bóng xà phòng hay máng dầu mỡ có nhiều màu sắc rực rỡ, … Thông qua các tình huống này, lôi cuốn các em ngay từ đầu, kích thích các em nhu cầu tìm hiểu, giải thích vấn đề, từ đó hướng cho các em vào việc tiếp thu những kiến thức mới.
Webquest tác động mạnh mẽ đến đôi mắt và đôi tai khi HS được xem tranh ảnh, video và các tài liệu một cách chân thực, sinh động HS vừa được nghe vừa được nhìn nên nhớ lâu hơn (nhớ được 30%) Các nguồn tài nguyên trong Webquest hỗ trợ tốt cho quá trình quan sát, mô tả dẫn đến việc hình thành quan niệm mới về vấn đề đang nghiên cứu.
Ví dụ, khi nghiên cứu quang phổ vạch, HS được xem video về sự tạo thành quang phổ của hiđro, heli và khí nitơ Khi giải thích hiện tượng cầu vòng, HS được xem cách con người tạo ra cầu vòng và xem qua thí nghiệm mô phỏng
Qua hệ thống câu hỏi định hướng và những trang liên kết được GV chọn lọc, nội dung kiến thức được chia nhỏ làm nhiều phần nên người học dễ dàng tự làm việc với mình Tự nghiên cứu tài liệu và trả lời các câu hỏi bám sát, giúp các em tự kiểm tra khả năng hiểu tài liệu đó của mình.
Ví dụ, khi tìm hiểu cách phát hiện ra tia hồng ngoại và tia tử ngoại, các em được hướng dẫn đọc Website http://vatly12.Webng.com/vatly12thidiem/CHUONG/CHUONG6/BAI38/ndung38.htm#I
Và trả lời các câu hỏi:
- Ánh sáng ngoài miền đỏ có tác dụng gì?
- Ánh sáng ngoài miền tím có tác dụng gì?
- Trong ba miền ngoài miền đỏ, miền nhìn thấy, ngoài miền tím tác dụng nhiệt của miền nào lớn nhất?
Khi tìm hiểu thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc của NiuTơn, các em được hướng dẫn xem video và đọc Website http://vatly12.Webng.com/vatly12thidiem/CHUONG/CHUONG6/BAI35/ndung35. htm#I rồi trả lời các câu hỏi:
- Ánh sáng vàng qua lăng kính vẫn giữ nguyên màu vàng, điều đó chứng tỏ lăng kính có nhuộm màu ánh sáng hay không?
- Thế nào là ánh sáng đơn sắc?
- Ánh sáng trắng có phải là ánh sáng đơn sắc không? Vì sao?
Khi trả lời được các câu hỏi, các em phải thực hiện các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá và các phương pháp suy luận như qui nạp, diễn dịch Từ đó, HS tiếp thu kiến thức và phát triển tư duy
2.4.2 Sử dụng Webquest trong tổ chức hoạt động tự học ở giai đoạn tự thể hiện
Sau khi tự học ở nhà, HS chuyển sang giai đoạn trao đổi với bạn bè theo hình thức học nhóm Tại đây, mỗi thành viên trong nhóm trình bày sản phẩm nghiên cứu ban đầu của mình và cùng nhau thảo luận, giải quyết vấn đề Qua quá trình tự học theo hình thức học nhóm các vấn đề sẽ gợi mở hơn, HS sẽ nâng cao trách nhiệm hơn.Các HS nhận ra rằng, công việc của mình tác động trực tiếp đến sản phẩm cuối cùng của nhóm tạo ra HS thảo luận nhóm cũng nhớ bài tốt hơn( nhớ được 50%) Việc tự học theo hình thức học nhóm được hoàn thành với bài báo cáo viết bằng word hoặc excel Viết lại (nhớ được 75%) là cách tiếp thu tốt bởi muốn viết được mạch lạc thì phải nắm vững mới viết được Lên lớp, HS báo cáo truyền đạt lại cho người khác.Khi HS giảng giải cho các bạn trong lớp hiểu điều mình muốn nói, HS nhớ bài tốt nhất (nhớ được 90%) Khi lên lớp HS được thầy cô hướng dẫn trực tiếp những chổ còn khúc mắc, vì vậy việc tiếp thu bài của HS được trọn vẹn, hoàn chỉnh.
2.4.3 Sử dụng Webquest trong tổ chức hoạt động tự học ở giai đoạn tự kiểm tra, đánh giá
Một thuộc tính quan trọng của Webquest là tính thực tế của nhiệm vụ học tập HS phải giải quyết nhiệm vụ không chỉ có giá trị dừng lại trong lớp học mà còn có giá trị trong cuộc sống Vì vậy, việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn trong Webquest là nhiệm vụ hiển nhiên HS hình thành kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá qua việc thực hiện từng bước của nhiệm vụ để giải quyết một nhiệm vụ chính của bài Ví dụ, sau khi nghiên cứu xong các loại quang phổ, HS nhận ra rằng: để biết được thành phần cấu tạo của mặt trời, của các vì sao xa xôi người ta dựa vào quang phổ hấp thụ hoặc quang phổ vạch phát xạ, để biết được nhiệt độ của mẻ gang trong lò nung ta dựa vào quang phổ liên tục Các vật có nhiệt độ cao đều phát ra ánh sáng trắng,…
Phần đánh giá trong mỗi Webquest cũng giúp các em tự kiểm tra, đánh giá khả năng tự học của mình Phiếu tự đánh giá do mỗi HS tự thực hiện để kiểm tra lại khả năng hiểu bài của mình Phần kết luận của mỗi Webquest để củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản cho HS Phần này cũng hỗ trợ các em tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh việc tự học riêng của bản thân và tự học theo nhóm Ví dụ, phần kết luận trong bài tán sắc ánh sáng là:
- Ánh sắng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc, có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
- Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không bị tán sắc khi qua lăng kính.
- Sự tán sắc là sự phân tách một chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc.
- Chiết suất của lăng kính biến đổi theo màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ đỏ đến tím.
Sau khi tự thể hiện mình qua thảo luận nhóm, thảo luận ở lớp có sự hướng dẫn, điều chỉnh của thầy cô giáo, các em tự so sánh, đánh giá sản phẩm ban đầu của mình và tự sửa sai, tự điều chỉnh.
Như vậy, trong bất kì giai đoạn nào của quá trình tự học thì Webquest cũng tạo điều kiện thuận lợi Webquest là một trong những sự lựa chọn để tổ chức hoạt động tự học có hiệu quả.
Kết luận chương II
Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế Webquest theo tinh thần tự học cho HS chúng tôi đã nghiên cứu đặc điểm của chương “sóng ánh sáng”và thiết kế các bài trong chương này Ngoài kiến thức chuyên môn, chúng tôi khai thác tiềm năng của google sites kết hợp với việc sử dụng nguồn tài liệu từ internet Sử dụng Webquest được thiết kế để tổ chức hoạt động tự học cho HS Trong đề tài này có những đặc điểm sau:
- Tuy chỉ thiết kế Webquest trong một chương, nhưng đó là cấu trúc chung cho các chương còn lại của chương trình lớp 10, 11, 12.
- Trong các Webquest đã thiết kế, chú trọng đến việc tạo tình huống thú vị, hấp dẫn, đặt câu hỏi phù hợp với nguồn tài liệu, xoay quanh nội dung trọng tâm của bài học tạo môi trường thuận lợi cho HS tự học và ưa thích học
- Qua mỗi Webquest HS được rèn luyện nhiều kĩ năng tự học, tăng động cơ nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của HS.
- Webquest được sử dụng để tổ chức tự học cho HS ở các giai đoạn khác nhau của quá trình tự học Trong giai đoan tự tìm tòi, Webquest tạo động cơ, hứng thú tích cực cho HS, tạo điều kiện cho HS làm việc với tài liệu, hướng dẫn tự học với tài liệu, … Trong giai đoạn tự thể hiện, Webquest tạo môi trường thuận lợi để người học trao đổi với bạn bè, thầy cô Webquest cũng hỗ trợ HS trong giai đoạn tự kiểm tra, đánh giá để hoàn thiện việc tiếp thu, phát triển tư duy.
Với các đặc điểm thiết kế như vậy, sử dụng Webquest là biện pháp tốt để nâng cao chất lượng tự học cho HS.
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
3.1.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm
Mục đích của thực nghiệm sư phạm là nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra, kiểm tra hiệu quả của việc vận dụng kĩ thuật Webquest vào dạy - tự học chương “sóng ánh sáng” Vật lí 12 cơ bản THPT.
Kết quả thực nghiệm sư phạm phải trả lời các câu hỏi sau:
- Việc vận dụng kĩ thuật Webquest có góp phần nâng cao hứng thú học tập và tăng cường các hoạt động học tập của HS hay không?
- Chất lượng học tập của HS trong quá trình học tập vận dụng kĩ thuật Webquest so với học tập bằng phương pháp dạy học truyền thống như thế nào?
- Quá trình sử dụng Webquest trong dạy học chương “sóng ánh sáng” Vật lí
12 cơ bản THPT có phù hợp với thực tế giảng dạy ở trường phổ thông hay chưa? Việc thực nghiệm sẽ giúp trả lời những câu hỏi trên và tìm ra những thiếu sót của đề tài để kịp thời chỉnh lí, bổ sung cho hoàn thiện Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí theo phương pháp dạy học mới ở trường phổ thông.
3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
Trong quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức hoạt động tự học các bài trong chương “sóng ánh sáng” Vật lí 12 cơ bản THPT cho các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Các lớp thực nghiệm: Sử dụng Webquest
Các lớp đối chứng: Sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống.
- So sánh, đối chiếu kết quả học tập và xử lý kết quả thu được của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng.
3.2 Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm
3.2.1 Đối tượng của thực nghiệm sư phạm
Các bài dạy học trong chương “sóng ánh sáng” Vật lí 12 cơ bản THPT có vận dụng kĩ thuật Webquest.
3.2.2 Nội dung của thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong học kì II năm học 2011-2012 đối với HS lớp 12 của trường THPT Đông Hà - Quảng Trị và trường THPT Lê Lợi- Quảng Trị. Ở lớp TNg, GV thực tập sử dụng Webquest dạy các bài lí thuyết thuộc chương “sóng ánh sáng” Vật lí 12 cơ bản. Đối với lớp ĐC, GV sử dụng phương pháp thông thường không vận dụng kĩ thuật Webquest dạy các bài lí thuyết thuộc chương “sóng ánh sáng” Vật lí
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Mẫu thực nghiệm được chọn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực nghiệm sư phạm Ở đây, chúng tôi đã sử dụng cách chọn nguyên khối (chọn cả lớp) Các lớp được chọn phải thỏa mãn ba tiêu chí:
Có sĩ số xấp xỉ nhau.
Có điều kiện tổ chức dạy học tương đương nhau.
Có trình độ và chất lượng học tập tương đương nhau. Để đánh giá kết quả TNSP, chúng tôi đã tiến hành cho HS các lớp TNg và ĐC làm hai bài kiểm tra, một bài 15 phút và một bài 1 tiết cùng lúc
Tổng số HS được khảo sát trong quá trình thực nghiệm sư phạm bao gồm 288, trong đó có 3 lớp thuộc nhóm thực nghiệm và 3 lớp thuộc nhóm đối chứng Đối tượng được chọn là HS thuộc thành phố Đông Hà- Quảng Trị Cụ thể là:
Trường Nhóm TNg Nhóm ÐC
Trường THPT Ðông Hà 12B1 (48 HS)
12B2 (48 HS) 12B4(48 HS) Trường THPT Lê Lợi 12B2 (48 HS) 12B1(48 HS)
Giờ học thực nghiệm được quan sát về các hoạt động của GV và HS trong quá trình diễn ra bài dạy theo các tiêu chí:
Webquest của GV soạn, cách tổ chức và điều khiển lớp học.
Tính tích cực của HS thông qua bài báo cáo, qua không khí lớp học.
Mức độ đạt được các mục tiêu của bài dạy thông qua các báo cáo, thảo luận của HS.
Sau khi thực nghiệm sư phạm, HS ở cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm được đánh giá bằng một bài kiểm tra tổng hợp nhằm: Đánh giá định tính về mức độ nhớ các thí nghiệm, hiểu bản chất của hiện tượng, khả năng vận dụng kiến thức của bài dạy Đánh giá định lượng mức độ nhớ các thí nghiệm, hiểu bản chất của hiện tượng, khả năng vận dụng kiến thức của bài dạy.
Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.1 Nhận xét tiến trình dạy học
Qua kết quả quan sát của GV và các giáo sinh thực tập dự giờ, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau: Đối với các lớp đối chứng, tổ chức dạy học truyền thống có thí nghiệm trực quan GV sử dụng phương pháp thuyết trình và phương pháp mô hình HS có trả lời câu hỏi GV đặt ra nhưng chưa thể hiện rõ sự hứng thú và tự giác cao. Đối với các lớp thực nghiệm, các hoạt động của GV và HS diễn ra trong giờ học thật sự chủ động và tích cực Giờ học diễn ra, thoái mái, cởi mở HS làm báo cáo nghiêm túc Bằng lập luận và phân tích các em đã rút ra được kiến thức cho bản thân mình Sự thảo luận sôi nổi, bám sát vào nội dung bài học chứng tỏ các em đã chịu khó nghiên cứu tài liệu Khả năng phân tích và trình bày ý kiến của các em bước đầu được cải thiện Các câu trả lời của HS có chất lượng cao hơn hẳn so với lớp đối chứng Đối với các lớp đối chứng, các câu trả lời của HS thường lấy nguyên từ của sách giáo khoa Vì sự chuẩn bị của HS ít, nên để đảm bảo thời gian GV thuyết trình còn nhiều.
Như vậy, giờ dạy ở các lớp thực nghiệm với Webquest đã phát huy được tính tích cực, chủ động trong hoạt động tự học của HS, đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học.
3.4.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.4.2.1 Các tham số đặc trưng Để có cơ sở so sánh, đánh giá mức độ tiếp thu và vận dụng kiến thức của HS ở các lớp TNg và ĐC, chúng tôi đánh giá định lượng thông số qua xử lí, phân tích bài kiểm tra bằng phương pháp thống kê kiểm định bao gồm tính toán các tham số sau:
- Giá trị trung bình cộng: k i i i=1 f X
Với: Xi là điểm số; fi là số HS đạt điểm Xi ; n là số HS dự kiểm tra.
Độ lệch chuẩn S cho biết mức độ phân tán quanh giá trị X, S càng bé chứng tỏ số liệu càng ít phân tán
V S cho phép so sánh mức độ phân tán của các số liệu
3.4.2.2 Kết quả của các bài kiểm tra và kết quả xử lí số liệu thực nghiệm
Bảng 3.1 Bảng thống kê điểm số (Xi) của các bài kiểm tra
Bảng 3.2 Bảng phân phối tần suất
Số % HS ðạt mức ðiểm (X i )
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ phân phối tần suất bài kiểm tra 1
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ phân phối tần suất bài kiểm tra 2 Đồ thị 3.1 Đồ thị phân phối tần suất bài kiểm tra 1 Đồ thị 3.2 Đồ thị phân phối tần suất bài kiểm tra 2 Bảng 3.3 Bảng phân phối tần suất lũy tích
Bài Nhóm Số % HS đạt mức điểm X i trở xuống
2 TNg 0 0 1.4 5.6 18.8 36.1 61.1 81.3 95.1 100 ÐC 0 2.1 6.9 16.7 34.7 59.0 79.2 92.4 98.6 100 Biểu đồ 3.3 Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích bài kiểm tra 1
Biểu đồ 3.4 Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích bài kiểm tra 2
Biểu đồ 3.4 Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích bài kiểm tra 2 Đồ thị 3.3 Đồ thị phân phối tần suất lũy tích bài kiểm tra 1 Đồ thị 3.4 Đồ thị phân phối tần suất lũy tích bài kiểm tra 2 Áp dụng các công thức trên ta tính được giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của 2 bài kiểm tra như sau:
Bài kiểm tra số 1 (15 phút)
Bài kiểm tra số 2 (45 phút)
Bảng 3.4 Bảng tổng hợp các tham số thống kê
Dựa vào bảng tổng hợp các tham số thống kê (bảng 3.5), đồ thị phân phối tần suất (đồ thị 3.1, đồ thị 3.2), đồ thị phân phối tần suất lũy tích (đồ thị 3.3, đồ thị 3.4), chúng tôi có một số nhận xét:
- Điểm trung bình các bài kiểm tra của HS ở lớp TNg cao hơn so với HS ở lớp ĐC Độ lệch chuẩn S có giá trị tương đối nhỏ nên số liệu thu được ít phân tán, do đó trị trung bình có độ tin cậy cao VTNg < VĐC chứng tỏ độ phân tán ở nhóm TNg giảm so với nhóm ĐC.
- Đường lũy tích ứng với lớp TNg nằm phía dưới và về phía bên phải đường lũy tích ứng với lớp ĐC.
3.4.2.3 Kiểm định giả thiết thống kê Để kết luận kết quả học tập của nhóm TNg cao hơn nhóm ĐC là do ngẫu nhiên hay do việc áp dụng PPDH đã được đề cập đã mang lại, chúng tôi tiếp tục phân tích số liệu bằng phương pháp kiểm định giả thiết thống kê.
- Các giả thiết thống kê:
Giả thiết H0: “Sự khác nhau giữa giá trị trung bình của điểm số của nhóm ĐC và nhóm TNg là không có ý nghĩa”.
Giả thiết H1: “Điểm trung bình của nhóm TNg lớn hơn điểm trung bình của nhóm ĐC một cách có ý nghĩa”.
- Để kiểm định các giả thiết trên ta cần tính đại lượng kiểm định t theo công thức:
TNg ĐC ĐC TNg p ĐC
Sau khi tính được t, chúng ta tiến hành so sánh nó với giá trị tới hạn t được tra trong bảng Student ứng với mức ý nghĩa và bậc tự do f = nTNg + nĐC - 2 để rút ra kết luận:
- Nếu t t thì sự khác nhau giữa X TNg và X ĐC là có ý nghĩa.
- Nếu t t thì sự khác nhau giữa X TN và X ĐC là không có ý nghĩa.
Sử dụng công thức (1), (2) tính được SP1 =1.65; t1 =4.01; SP2 =1.64; t2 =4.71 Tra bảng phân phối Student với mức ý nghĩa = 0.05 và bậc tự do f với: f = nTNg + nĐC – 2 >120, ta có t = 1.96.
Qua tính toán kết quả TNg, ta thấy các giá trị t1, t2 đều lớn hơn t , có nghĩa là giả thiết Ho bị bác bỏ, tức là sự khác nhau giữa X TNg và X ĐC là có ý nghĩa, với mức ý nghĩa = 0.05
Từ những kết quả trên cho thấy: điểm trung bình của các bài kiểm tra ở nhómTNg cao hơn so với điểm trung bình của các bài kiểm tra ở nhóm ĐC Điều đó có nghĩa là tiến trình dạy học theo phương pháp TNg mang lại hiệu quả cao hơn tiến trình dạy học thông thường.